1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mô tả sk của uyên, thảo 2023 2024

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sáng kiến Một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi tâm thế sẵn sàng vào học lớp một, đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường mầm non Hoa Hồng.

Trang 1

Các tác giả:

1 Phan Thị Như Uyên; Hiệu trưởng 2 Phạm Thị Linh Thảo; Phó hiệu trưởng Điện thoại liên lạc: 09311788858; 0979572406

Email: uyen261080@gmail.com; linhthao1981@gmail.com

La Gi, tháng 5 năm 2024

Trang 2

I THÔNG TIN CHUNG

1 Tên sáng kiến: Một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi tâm thế sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường mầm non Hoa Hồng

2 Nhóm tác giả: Phan Thị Như Uyên - Phạm Thị Linh Thảo

STT Họ và tên

Ngày tháng năm

sinh

Nơi làm việc

Chức danh

Trình độ chuyên

môn

Tỉ lệ % đóng góp

vào việc tạo ra

sáng kiến

01 Phan Thị Như Uyên 26.10.1980

Trường MN Hoa

Hồng

Hiệu trưởng

Đại học

SPMN 100%

02 Phạm Thị Linh Thảo 28.9.1981

Trường MN Hoa

Hồng

Phó hiệu trưởng

d Ngày tháng năm và nơi sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 01 tháng 9 năm 2023

đ Nơi áp dụng sáng kiến: Tại trường Mầm non Hoa Hồng

II MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1 Về nội dung của sáng kiến

1.1 Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:

Vào lớp một là một bước ngoặt khá lớn trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ Nếu không chuẩn bị tốt sẽ là một thiếu sót rất lớn, tạo một lỗ hỏng lớn khó lấp và gây nhiều khó khăn, lúng túng khi trẻ bước vào lớp một điều đó là do sự khác nhau giữa 2 hoạt động chủ đạo ở trường Mầm non và trưởng Tiểu học:

Ở trường Mầm non hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề là một hoạt động mang tính chất thoải mái, hồn nhiên, vô tư, không bắt buộc, động cơ chơi nằm ở quá trình chơi chứ không phải kết quả

Trang 3

Hình ảnh: hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non

Ở trường Tiểu học hoạt động học tập là một hoạt động mang tính bắt buộc, có tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch và đòi hỏi mỗi học sinh phải cố gắng, chủ động, tự giác, có tinh thần trách nhiệm học tập mới có thể đạt được kết quả tốt

Hình ảnh: Hoạt động học tập của trẻ ở trường Tiểu học

Ngoài ra sự thay đổi mối quan hệ của trẻ với giáo viên khi vào học lớp

một cũng phải thay đổi Vào lớp một trẻ phải hoà nhập vào mối quan hệ mới với giáo viên và với những người xung quanh Quan hệ giữa giáo viên với trẻ lúc này mang tính chất thầy - trò, khác với mối quan hệ giữa giáo viên mầm non với trẻ mang tính chất mẹ - con Trẻ phải tuân theo các yêu cầu và quy tắc của sinh hoạt nhà trường

Với cha mẹ trẻ thì chỉ quan tâm lo lắng việc con chưa biết viết, biết đọc, chưa biết làm toán khi vào lớp một Hầu như phụ huynh chỉ nghĩ rằng ở trường

Trang 4

mầm non các con chỉ vui chơi, học hát, học múa, mà không nghĩ rằng chương trình giáo dục mầm non (GDMN) và giáo viên đã đem đến cho các con tất cả những kỹ năng, năng lực, trí tuệ, tâm lý để các con có một tâm thế vững vàng khi bước vào trường phổ thông Chính vì vậy mà việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một cần được đặt ra một cách nghiêm túc và khoa học Đồng thời góp phần thực hiện chương trình GDMN, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục mầm non ở nhà trường Đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của cha mẹ trẻ, tạo cơ hội để trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình giáo dục phổ thông (GDPT 2018)

1.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại trường Thuận lợi

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho cô và trẻ phát huy được khả năng, năng lực của bản thân, có đủ cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu dạy và học

Được các cấp lãnh đạo, phòng Giáo dục và Đào tạo La Gi, các trường Tiểu học trên địa bàn thị xã quan tâm, phối hợp tốt trong công tác chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một Cụ thể qua các chuyến tham quan, trải nghiệm của các cháu 5 tuổi tại trường tiểu học Tân An 2

Sự quan tâm của phụ huynh về cách giáo dục trẻ và luôn hỗ trợ cho các hoạt động của trẻ trong năm 100 % phụ huynh tham gia vào các group lớp thuận tiện cho việc trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình

Trẻ có nền nếp, tích cực tham gia vào hoạt động 100% trẻ được học tập theo thực hành trải nghiệm; tiếp cận với ứng dụng phương pháp tiên tiến STEAM và học tập hình thức thiết kế kỹ thuật EDP

Hình ảnh: CBQL, giáo viên tham gia học tập chuyên môn

Trang 5

Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) trường mầm non Hoa Hồng luôn không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức, kỹ năng, tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học, thường xuyên phối hợp với giáo viên chủ nhiệm khối một trường tiểu học để trao đổi một số phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả dạy và học đáp ứng nhu cầu liên thông với bậc Tiểu học

Một số giáo viên chúng ta còn ngại sai chưa dám bứt phá linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức các hoạt động các phương pháp dạy cho trẻ đặc biệt là các phương pháp tiên tiến

CBQL và giáo viên chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu chuyên môn, chương trình lớp 1 và đặc biệt là chương trình giáo dục phổ thông 2018 Việc trao đổi với giáo viên lớp 1 chưa thật sự cụ thể, chưa sâu

Số trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khá nhiều do trẻ xem quá nhiều tivi, điện thoại, xem các bộ phim hoạt hình bằng các ngôn ngữ thoại thuyết minh khác nhau do đó ngôn ngữ của trẻ bị ảnh hưởng nhiều

Trẻ mầm non (MN) đã quen với mọi thứ đều có sự giúp đỡ của ba mẹ và cô giáo, trẻ quen với việc học qua chơi - chơi mà học, được các cô chăm sóc, dỗ dành lúc ăn, lúc ngủ được ba mẹ, cô giáo chuẩn bị cho từng cái quần, cái áo thậm chí có nhiều trẻ đã lên lớp một nhưng không biết kéo khóa quần, cài nút áo,…

Trang 6

Để khắc phục những thực trạng trên, trường Mầm non Hoa Hồng đề ra các biện pháp sau:

Mô tả nội dung sáng kiến

Có thể nói “Sự chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một là một quá trình” Chính vì vậy lý do cần chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình GDPT 2018 là cần phải hình thành và phát triển những tiền đề cần thiết cho sự sẵn sàng đến trường của trẻ ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ chứ không phải đến lúc trẻ bước vào lớp một mới chuẩn bị

Khi con trẻ chuyển giao từ trường mẫu giáo - nơi hoạt động chủ đạo là chơi (mà học) sang trường cấp 1- nơi hoạt động chủ đạo là học Chẳng hạn, chỉ riêng việc phải ngồi trật tự, ngay ngắn mấy tiếng đồng hồ trên ghế trong lớp cũng là một thử thách cho trẻ lớp một vì khi ở mẫu giáo, trẻ có thể ngồi trên đất, quanh cô, trẻ nào không thích tham gia các hoạt động chung thì giáo viên cũng không ép, có thể cho bé lựa chọn hoạt động ở các góc

Giai đoạn trẻ chuyển từ mầm non sang lớp một là một bước chuyển lớn Vì đang quen được chăm sóc, tự do vui chơi, phải chuyển sang môi trường học tập có kỷ luật, khiến không ít trẻ rơi vào trạng thái lo âu, hoảng sợ ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả học tập Để giúp cho trẻ thích đến trường, thích đi học; phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ; chuẩn bị vốn biểu tượng về thế giới xung quanh cho trẻ Là những việc quan trọng nhằm giúp trẻ tự tin vào lớp một

Trang 7

Hình ảnh: Bé đã sẵn sàng vào lớp một

Ở trường Tiểu học, học là hoạt động chủ đạo và bắt buộc, không thích cũng phải học, học phải tạo ra sản phẩm (phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm bài tập, trả lời câu hỏi theo tiến độ của cả lớp) Vì vậy cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học lớp một cho trẻ để giúp trẻ thành công ngay từ những ngày đầu, tuần đầu của lớp một, để trẻ tự tin và thích được đi học lớp một

Từ những cơ sở trên chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi tâm thế sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại trường mầm non Hoa Hồng”

2 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Để phát huy những thuận lợi cũng như khắc phục khó khăn nhằm thực hiện hiệu quả việc cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình GDPT 2018 Chúng tôi là cán bộ quản lý của trường Mầm non Hoa Hồng đã rất quan tâm đến việc tổ chức thực hiện chương trình cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình GDPT 2018 cho trẻ mẫu giáo tại trường, phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo các yêu cầu cơ bản cần chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông chương trình GDPT 2018 trong Chương trình GDMN với biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Không dạy trước chương trình lớp một trong trường mầm non

Để làm tốt điều đó giáo viên cần phải hiểu và rất cần sự hợp tác của phụ huynh mà trước hết là sự nhận thức đúng đắn về chương trình GDMN từ phía phụ huynh, hiểu được rằng “tại sao không dạy trước chương trình lớp một ?” để

Trang 8

giải đáp điều đó Trường mầm non Hoa Hồng đã tuyên truyền cho phụ huynh biết về những ảnh hưởng không tốt cho trẻ nếu dạy – học trước chương trình lớp một qua các buổi họp phụ huynh, qua bảng tuyên truyền của lớp, của trường; xây dựng bảng tin đưa lên trang facebook, youtube, Zalo nhóm lớp,…

Qua đó để phụ huynh được biết rằng: không dạy trước chương trình lớp

một là vì chương trình lớp một chưa phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, dễ

dẫn đến tình trạng trẻ bị mệt mỏi về thể lực, trí óc, trẻ dễ bị mất đi hứng thú học tập hoặc sợ học; trẻ dễ chủ quan, không tập trung chú ý và chểnh mảng khi vào học lớp một, tạo những thói quen xấu trong hoạt động trí tuệ, ảnh hưởng không tốt cho việc học tập, có hại cho sự phát triển nhân cách của trẻ và việc học trước chương trình lớp một không đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Theo luật Giáo dục năm 2019 (Điều 23) đã nêu rõ về mục tiêu giáo dục mầm non: Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một, và Điều 25 cũng đã nêu rõ: Chương trình Giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu “thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non”

Tuy không dạy trước chương trình lớp một những chương trình GDMN vẫn đáp ứng chương trình liên thông ( Lớp một) GDPT 2018 Vì

theo Luật Giáo dục 2019 (Điều 10 Liên thông trong giáo dục) cho thấy:

“1 Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả giáo dục đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo,…”

Như vậy, liên thông giữa giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học (lớp một) là việc giáo dục tiểu học sử dụng kết quả giáo dục đã có ở mầm non để trẻ tiếp tục học ở cấp tiểu học

“2 Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kĩ năng… ”

Trang 9

Trường mầm non Hoa Hồng chủ động phối hợp với trường tiểu học trên địa bàn tổ chức cho trẻ tham quan, trải nghiệm với môi trường và một số hoạt động ở trường tiểu học Tân An 2

Hình ảnh: Các cháu MG 5 - 6 tuổi tham quan trường tiểu học

Trò chuyện, trao đổi giữa phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục và giáo viên dạy lớp 5 tuổi với giáo viên dạy lớp một để cùng trao đổi, nắm bắt tâm lý, nhận thức của trẻ và phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học ở mỗi cấp để mỗi giáo viên tự điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục, dạy học phù hợp giúp trẻ bớt bỡ ngỡ khi mới bước vào lớp 1

Hình ảnh: giáo viên lớp một đang giới thiệu về sách vở của học sinh lớp một

Giáo viên mầm non liên hệ thư viện trường tiểu học Tân An 2 để mượn sách lớp một, trao đổi về chương trình học, cách gọi tên nét, tên chữ cái để có sự đồng bộ, thống nhất liên thông giữa 2 cấp học

Trang 10

Biện pháp 2: Chuẩn bị toàn diện cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một

Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một là chuẩn bị cho trẻ sẵn

sàng thích ứng với đời sống xã hội,với trường tiểu học và sẵn sàng thích ứng với hoạt động học tập ở trường tiểu học Thông qua kết quả mong đợi của các lĩnh vực giáo dục, bằng cách thiết kế những hoạt động, nội dung theo chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội, tâm thế sẵn sàng đi học lớp một cho trẻ

Chính vì vậy chúng tôi là CBQL đã xây dựng và tổ chức chương trình giáo dục chuẩn bị toàn diện cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một với chương trình liên thông, đồng tâm chương trình từ nhóm nhà trẻ (NT) 25 - 36 tháng cho đến lớp mẫu giáo (MG) 5 - 6 tuổi như sau:

* Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động cho trẻ NT 25 - 36 tháng: Nề nếp ăn, ngủ, học, thể dục đúng giờ, biết cách sử dụng đồ dùng ăn - uống - đồ dùng học tập - đồ dùng vệ sinh; Biết nói với cô khi có nhu cầu vệ sinh, uống nước, đau, đói, Bước đầu có kỹ năng cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc; đọc vẹt các chữ số, chữ cái theo cô; nhận biết màu sắc, luyện phát âm qua các bài vè, đồng dao,…

* Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động cho trẻ MG 3 - 4 tuổi: Hình thành cho trẻ những hành vi văn hóa - vệ sinh, biết tự phục vụ trong

sinh hoạt hàng ngày; biết tự cầm muỗng xúc ăn, tự thay quần áo; biết tự mang giày dép; biết nói với cô khi bản thân hoặc bạn bị nóng sốt, lạnh, bị đau chảy máu,… có kỹ năng cầm bút vẽ, di màu, viết nguệch ngoạc và tập tô đồ các nét đơn giản; nhận biết và gọi được tên hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật, phân biệt tay trái - tay phải, biết đếm và đọc các chữ số, chữ cái theo cô; luyện phát âm qua các bài vè, đồng dao,…

*Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động cho trẻ MG 4 - 5 tuổi:

Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ lòng ham thích đến trường, thích được đi học lớp một

Trẻ biết diễn đạt cho người khác hiểu và phải hiểu được người khác nói về vấn đề gì Trẻ có biểu hiện “đọc chữ theo tranh” tức là khi người lớn đọc truyện tranh cho trẻ vài lần, sau đó trẻ có thể giở lại từng trang và đọc đúng hàng chữ ở dưới tranh giống như trẻ biết chữ thật

Vốn biểu tượng về thế giới xung quanh; cho trẻ hiểu được các khái niệm: trên dưới, trong ngoài, trước sau, xa gần, cao thấp, phải trái, to nhỏ Cũng như công dụng của các đồ vật xung quanh: ghế để ngồi, không ngồi lên bàn học, sách để đọc, vở để viết

Có kỹ năng cầm bút vẽ, di màu, tập tô đồ các nét chữ; nhận biết gọi tên một số chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, biết đếm và nhận biết các chữ số từ 1 - 5; luyện phát âm qua các bài vè, đồng dao,…

Trẻ có kỹ năng tự phục vụ: biết tự cài, cởi cúc, xếp quần áo gòn gàng

Trang 11

Tập cho trẻ khả năng chú ý trong một thời gian nhất định cũng như một số phẩm chất ý chí cần thiết như tự tin, tự lập, giao tiếp, kỷ luật, …và tham gia các hoạt động (HĐ) tập thể, HĐ thực hành trải nghiệm, các hội thi nhằm củng cố một số kỹ năng mà trẻ đã học giúp trẻ tự tin, sẵn sàng khi trẻ đi học lớp một

* Chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động cho trẻ MG 5 - 6 tuổi

Chuẩn bị cho trẻ vốn từ ngữ nhất định, rèn luyện kĩ năng sử dụng linh hoạt từ ngữ trong giao tiếp giúp trẻ trình bày rõ ràng suy nghĩ, nhận định hoặc bày tỏ tình cảm của bản thân Đối với trẻ 5 tuổi để giúp ích cho việc học tốt môn tiếng Việt ở lớp một, giáo viên đã tổ chức các hoạt động thơ - truyện, làm quen chữ cái giúp trẻ nghe - nói, cho trẻ phát âm các chữ cái, nghe và hiểu nghĩa của từ, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp Bên cạnh đó, chuẩn bị cho việc đọc - viết bằng cách cho trẻ tiếp xúc với chữ viết trong môi trường xung quanh, nhận dạng và phát âm các chữ cái, tô chữ cái, từ; xem và nghe đọc các loại sách

Cho trẻ làm quen với cách đọc, hướng đọc (đọc từ phải sang trái, từ dòng trên xuống dòng dưới) thông qua “đọc” truyện qua các tranh vẽ, nghe cô giáo đọc diễn cảm… Lựa chọn những sách có hình ảnh sinh động ngoài bìa nhằm gây hứng thú cho trẻ đối với sách Trẻ nhận ra các từ mới trong truyện, mong muốn được đọc truyện Thông qua việc đọc sách, trẻ khám phá các ký hiệu và mẫu chữ khác nhau, kích thích sự tò mò tìm hiểu từ và chữ

Thông qua các hoạt động giáo dục (HĐGD) khám phá, trải nghiệm như:

tham quan “ Dinh thầy Thím”; tham quan Tiểu đoàn huấn luyện cơ động, bộ đội biên phòng; trải nghiệm làm bác Nông dân; tham quan phòng làm việc của thầy cô phòng Giáo dục; tham quan trường Tiểu học Tân An 2,…trang bị các kiến thức cơ bản, hiểu biết về bản thân, gia đình, môi trường xung quanh, định hướng về không gian, thời gian, các hiện tượng tự nhiên, tinh thần yêu quê hương, đất nước ; có các kĩ năng thực hiện hoạt động trí óc như biết: so sánh, phân tích, tổng hợp, ghi nhớ

Trang 12

Tổ chức các hoạt động “ thay lời muốn nói” nhân ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 8/3, ngày hội chia tay trẻ 5 tuổi ra trường Qua các hoạt động trẻ biết sao chép từ, chữ cái vào những trái tim yêu thương để gửi tặng cô và mẹ

Chơi các trò chơi luyện ngón tay nhằm rèn luyện vận động của các cơ nhỏ và sự khéo léo của các ngón tay, sự phối hợp tay, mắt như chơi buộc dây, cài cúc, xếp hột hạt, chơi lăn bóng, chuyền bóng, ném trúng đích,…

Tổ chức các hoạt động chơi ở các góc, góc chợ nhỏ quê em để cho trẻ luyện tập các kỷ năng cân, đo, đông, đếm

Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, chơi ngoài trời để dạy các kỷ năng định hướng trong không gian, xác định vị trí trên - dưới, trước - sau, phải - trái, trong - ngoài; xác định thời gian hôm nay - hôm qua - ngày mai; sáng - trưa -chiều - tối; các thứ trong tuần, ngày trên lốc lịch, giờ trên đồng hồ

Thông qua các hoạt động tạo hình, hoạt động thiết kế trẻ biết tưởng tượng, vẽ sơ đồ, thiết kế,…và từ đó trẻ rèn luyện kỹ năng cầm bút, vẽ, tô màu, cắt, xé dán, nặn, đan tết, xâu, buộc dây,

Thông qua các hoạt động bữa ăn hạnh phúc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng sử dụng đũa, muỗng, cầm chén; kỹ năng hợp tác, chia sẻ, phân công nhiệm vụ, tình yêu thương bạn bè,…

Thông qua hoạt động dạy trẻ cách mặc quần áo: hình thành cho trẻ kỹ năng tự lập, biết cách cài cởi nút áo, kéo khóa quần vì thường trẻ lên lớp một sẽ có những trẻ ở lại bán trú tại trường trẻ phải tự thay quần áo, tự đi vệ sinh lúc này không có ba mẹ hay cô giáo ở bên cạnh để giúp đỡ trẻ Kỹ năng này thường bị ba mẹ và nhà trường tưởng chừng như đơn giản không cần thiết nhưng nó rất cần và rất cần cho trẻ

Ngoài ra cần trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết thông qua các

HĐGD, những bài học thực tế, trò chơi phù hợp với nhận thức của trẻ, giáo viên hình thành và tổ chức cho trẻ rèn luyện các kĩ năng để trẻ chủ động làm quen với

Trang 13

môi trường mới như: kỹ năng tự lập, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thể hiện bản thân; kỹ năng bảo vệ bản thân; tính kỷ luật

Để trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, có độ dẻo dai và có khả năng chống lại sự mệt mỏi của mắt, thần kinh; đôi bàn tay có một sự khéo léo; các giác quan có độ nhạy cảm nhất định, giáo viên các lớp, đặc biệt là giáo viên dạy lớp 5 tuổi phải thực hiện đúng lịch sinh hoạt được quy định trong Chương trình GDMN; đảm bảo cho trẻ có một chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ; dạy trẻ rèn luyện một cách khoa học và hợp lý cả về thời gian lẫn phù hợp với đặc điểm phát triển riêng của từng trẻ Phối hợp tốt với Trạm y tế xã, phường tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cân nặng, đo chiều cao, lập biểu đồ tăng trưởng để có sự tư vấn kịp thời với phụ huynh và điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp

Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp một là chuẩn bị cho trẻ sẵn

sàng thích ứng với đời sống xã hội, trường Tiểu học và sẵn sàng thích ứng với hoạt động học tập ở trường Tiểu học Thông qua kết quả mong đợi của các lĩnh vực giáo dục, bằng cách thiết kế những hoạt động, nội dung theo chương trình giáo dục mầm non nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội , tâm thế sẵn sàng đi học lớp một cho trẻ

Biện pháp 3: Phương pháp và hình thức chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi sẵn sàng vào lớp một đáp ứng yêu cầu liên thông GDPT 2018

Phương pháp: Linh hoạt các phương pháp giáo dục khác nhau Chú trọng các hình thức thực hành, trải nghiệm và quan điểm giáo dục tích hợp, lấy trẻ làm

trung tâm

- Trẻ được phát triển toàn diện quan tâm đến cá nhân trẻ - Phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ - Tạo cơ hội học cho trẻ qua chơi, trải nghiệm, khám phá - Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo

- Tổ chức hoạt động dựa trên kinh nghiệm của trẻ, những gì trẻ biết và có thể làm

Trang 14

- Trẻ được theo dõi và đánh giá thường xuyên

Hình thức: Đa dạng các hình thức chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ vào học lớp

một

Trong trường Mầm non Hoa Hồng chúng tôi luôn quan tâm nhắc nhở giáo viên đa dạng các hình thức tổ chức như: tiếp cận nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân; Thông qua các hoạt động giáo dục và trong các HĐGD trong chế độ sinh hoạt hàng ngày; phối hợp với cha mẹ của trẻ

+ Sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục khác nhau; Trong hoạt động học tập cần tăng cường sử dụng câu hỏi, thủ thuật so sánh với từng trẻ, nhằm kích thích tư duy lôgich và khả năng tri giác, chú ý có chủ định

+ Chú trọng thực hành, trải nghiệm thông qua hoạt động “chơi” là chủ đạo theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi” Đề cao vai trò tham gia hoạt động của cá nhân trẻ, tạo điều kiện, cơ hội cho mỗi cá nhân trẻ được thực hành, thực nghiệm, hoàn thành nhiệm vụ được giao để giúp trẻ nâng cao năng lực tự giác, chủ động, có ý thức trách nhiệm, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ được giao

+ Trong cơ sở giáo dục mầm non, nhóm/lớp: Thông qua việc tổ chức các hoạt động trong cơ sở giáo dục mầm non, theo kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của nhóm/lớp

+ Tiếp cận nhóm lớn, nhóm nhỏ, cá nhân: Tăng cường tạo nhóm, tổ chức các hoạt động cho trẻ theo nhóm lớn, nhóm nhỏ, và đưa ra các yêu cầu theo nhóm, tuỳ từng nội dung hoạt động để có các hình thức làm việc nhóm cụ thể, nhằm hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, theo cặp cho trẻ và các kĩ năng xã hội của người học sinh

+ Thông qua việc phối hợp với cha mẹ của trẻ: Nhà trường kết hợp cùng gia đình tạo môi trường học tập cho trẻ…

Thông qua các hoạt động giáo dục và hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày: Hoạt động vui chơi; Hoạt động học tập; Hoạt động lao động; Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân

Ngày đăng: 28/06/2024, 14:59

Xem thêm:

w