1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG

260 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Đặng Khắc Ánh 2 TS Vũ Thanh Xuân

HÀ NỘI - NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực, khách quan Mọi thông tin thứ cấp được trình bày trong luận án đều có trích dẫn nguồn đầy đủ, cụ thể Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phát hiện ra những sai phạm về liêm chính khoa học trong luận án

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Huỳnh Phúc Minh

Trang 4

Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; Lãnh đạo, viên chức Ban Quản lý đào tạo; Khoa QLNN về xã hội; Lãnh đạo UBND các tỉnh/thành phố khu vực miền Trung; Công chức, viên chức Sở Y tế, các tổ chức/đơn vị trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã giúp đỡ tận tình, tham gia ý kiến đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tác giả thực hiện nghiên cứu

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất giúp tác giả vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu

Mặc dù đã có những nỗ lực, cố gắng trong nghiên cứu, song NCS ý thức được rằng kết quả nghiên cứu còn những hạn chế, vướng mắc chưa thể tháo gỡ Vì vậy, NCS kính mong nhận được những nhận xét, đánh giá, phản hồi của học giới để có thể hoàn thiện hơn luận án và kỹ năng nghiên cứu khoa học của mình

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Huỳnh Phúc Minh

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATTP : An toàn thực phẩm BHYT : Bảo hiểm y tế CBCC : Cán bộ, công chức CCHN : Chứng chỉ hành nghề

CS&BVSKND : Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân CSSK : Chăm sóc sức khỏe

ĐKKD : Đăng ký kinh doanh ĐTBD : Đào tạo, bồi dưỡng DVYT : Dịch vụ y tế

GDPL : Giáo dục pháp luật GPHĐ : Giấy phép hoạt động HCNN : Hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân

YTTN : Y tế tư nhân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1 Thông tin về tổ chức hành chính của các tỉnh miền Trung 80 Bảng 3.2 Chỉ số về Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo nguồn thu và phân theo địa phương các tỉnh miền Trung 81 Bảng 3.3 Thống kê số lượng bệnh viện tại các tỉnh miền Trung (2013 – 2021) 86 Bảng 3.4 Tổng hợp Bệnh viện ngoài công lập ở các tỉnh miền Trung tính đến tháng 12/2023 89 Bảng 3.5 Thống kê trình độ đội ngũ nhân viên y tế trong các BVNCL tại các tỉnh miền Trung (tính đến tháng 12/2023) 90 Bảng 3.6 Công tác thể chế hóa các quy định pháp luật về QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung (2013 - 2023) 97 Bảng 3.7 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về y tế tư nhân, về các quyền và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia khám chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn các tỉnh miền Trung (2013 - 2023) 108 Bảng 3.8 Số lượng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung (2013 - 2023) 130 Bảng 3.9 Số lượng thanh tra, kiểm tra đối với BVNCL tại một số tỉnh khu vực miền trung từ 2013 - 2023 132 Bảng 3.10 Kết quả hoạt động thanh, kiểm tra các BVNCL 2013-2023 138 Bảng 3.11 Tổng hợp số vụ khiếu nại, tố cáo về tổ chức và hoạt động của các BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung từ năm 2013 – 2023 139 Bảng 3.12 Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm hành chính về Dược trong các BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung (2013 – 2023) 141 Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm hành chính về KCB trong các BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung (2013 – 2023) 142 Bảng 3.14 Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm hành chính về hành nghề y tư nhân trong các BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung (2013 – 2023) 143

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ở các tỉnh miền Trung giai đoạn 2016 - 2023 83 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin tại các tỉnh miền Trung giai đoạn 2013 - 2023 84 Biểu đồ 3.3 Thống kê số lượng bệnh viện tại các tỉnh miền Trung (2013 - 2023) 87 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ đánh giá việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách về QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung 102 Biểu đồ 3.5 Mức độ nhận thức của quản lý, nhân viên y tế BVNCL về các văn bản QLNN liên quan trên địa bàn các tỉnh miền Trung 109 Biểu đồ 3.6 Đội ngũ cán bộ công chức tham gia QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung 120

Trang 8

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài 8

6 Những đóng góp mới của luận án 9

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 10

8 Cấu trúc của luận án 10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến y tế ngoài công lập và Bệnh viện ngoài công lập 12

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 12

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 14

1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 19

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới 19

1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 22

1.3 Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 27 1.4 Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu 29

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

Trang 9

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP 33

2.1 Bệnh viện ngoài công lập 33

2.1.1 Khái niệm bệnh viện và bệnh viện ngoài công lập 33

2.1.2 Phân loại bệnh viện và bệnh viện ngoài công lập 39

2.1.3 Vai trò của bệnh viện ngoài công lập 40

2.1.4 Đặc điểm của Bệnh viện ngoài công lập 42

2.2 Quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 43

2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 43 2.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 46

2.2.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập47 2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 50

2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 56

2.3.1 Xây dựng và thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 57

2.3.2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về y tế tư nhân, về các quyền và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia khám chữa bệnh ngoài công lập 60

2.3.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 60

2.3.4 Huy động các nguồn lực để phát triển bệnh viện ngoài công lập và tổ chức quản lý hoạt động của bệnh viện ngoài công lập 65

2.3.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với bệnh viện ngoài công lập 67

2.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập ở một số quốc gia trên thế giới, một số địa phương ở Việt Nam và giá trị tham khảo đối với các tỉnh miền Trung 71

Trang 10

2.4.1 Một số mô hình quản lý nhà nước đối với y tế tư nhân trên thế giới 71 2.4.2 Kinh nghiệm Quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập của một số địa phương ở Việt Nam 74 2.4.3 Giá trị tham khảo đối với các tỉnh miền Trung từ kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương của Việt Nam 77

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG 80

3.1 Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khu vực miền Trung tác động đến quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 80 3.2 Khái quát về bệnh viện ngoài công lập tại khu vực miền Trung 84 3.3 Thực trạng QLNN đối với bệnh viện ngoài công lập tại các tỉnh khu vực miền Trung 94 3.3.1 Xây dựng và thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 94 3.3.2 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về y tế tư nhân, về các quyền và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia khám chữa bệnh ngoài công lập 104 3.3.3 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập 111 3.3.4 Huy động các nguồn lực để phát triển bệnh viện ngoài công lập và tổ chức quản lý hoạt động của bệnh viện ngoài công lập 123 3.3.5 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật đối với bệnh viện ngoài công lập 128 3.4 Đánh giá chung quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập tại các tỉnh khu vực miền Trung 144 3.4.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân 144

Trang 11

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 147

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN NGOÀI CÔNG LẬP TẠI KHU VỰC MIỀN TRUNG 154

4.1 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn các tỉnh miền Trung 154 4.1.1 Tăng cường quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập gắn với việc thực hiện quyền con người trong chăm sóc sức khỏe 154 4.1.2 Quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập đảm bảo duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực y tế 155 4.1.3 Quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập phải gắn với việc thúc đẩy quá trình xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh 157 4.1.4 Tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các Bệnh viện ngoài công lập để nâng cao trách nhiệm, năng lực hành nghề y tư nhân 158 4.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập trên địa bàn các tỉnh miền Trung 159

KẾT LUẬN 183 DANH MỤC BÀI VIẾT VÀ CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ 185 PHỤ LỤC 198

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Sức khỏe là tài sản của con người, chăm sóc sức khỏe (CSSK) vì thế là một hoạt động tất yếu, có ý nghĩa đến sống còn của con người, của xã hội và của nhân loại Trên cơ sở tính chất và vai trò đó đã hình thành dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) nhằm cung ứng các dịch vụ CSSK cho người dân

Gian đoạn ban đầu, các cơ sở KCB chủ yếu do nhà nước thành lập và vận hành nhằm đảm bảo tính không vụ lợi và khắc phục tình trạng bất bình đẳng thông tin trong cung ứng dịch vụ y tế Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, vấn đề bùng nổ dân số cũng đã dẫn tới nhu cầu được CSSK và CSSK chất lượng cao ngày càng tăng, khả năng đáp ứng dịch vụ KCB của nhà nước không đủ, từ đó dẫn đến xu hướng xã hội hóa (XHH) dịch vụ y tế và ra đời các cơ sở CSSK tư nhân

Trải qua gần 40 năm đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề chăm lo sức khỏe nhân dân; các nguồn lực cho y tế ngày càng được đẩy mạnh, chỉ số sức khỏe nhân dân không ngừng cải thiện, vị thế của nền y học Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới nêu rõ: “Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là đầu tư cho phát triển Nhà nước ưu tiên đầu tư ngân sách và có cơ chế, chính sách huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân; tổ chức cung cấp dịch vụ công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, đồng thời khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu” [3]

Trên cơ sở chỉ đạo, định hướng đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy XHH y tế, tạo ra hệ thống

Trang 13

chính sách và văn bản pháp lý điều chỉnh về tổ chức, hoạt động của các cơ sở CSSK nói chung và các cơ sở CSSK tư nhân nói riêng.ạo hành lang pháp lý cho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào các hoạt động CSSK nói chung, hoạt động khám chữa bệnh (KCB) nói riêng Từ những hành lang pháp lý và chính sách đó, cơ sở CSSK tư nhân được cho phép ra đời và phát triển không ngừng cho đến ngày nay Qua đó góp phần chia sẻ các áp lực cung ứng dịch vụ y tế ngày càng cao với cơ sở CSSK công lập và gia tăng tính cạnh tranh, góp phần phát triển lĩnh vực y tế của quốc gia Các cơ sở KCB tư nhân được tổ chức và hoạt động với đa dạng các hình thức khác nhau, trong đó quy mô lớn và quan trọng nhất là các bệnh viện tư nhân (còn gọi là bệnh viện ngoài công lập)

Trên địa bàn các tỉnh miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận), bên cạnh các Bệnh viện công lập gồm các bệnh viện Trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và các Trung tâm Y tế, Trạm Y tế do Nhà nước tổ chức và hoạt động; hệ thống cơ sở KCB ngoài công lập (NCL) phát triển mạnh mẽ gồm hệ thống Bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền với hàng ngàn cơ sở Trong đó, tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có 59 bệnh viện NCL hiện đang hoạt động Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước (QLNN) đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung đã đạt được nhiều kết quả; việc thực hiện các quy định của PL về tổ chức, hoạt động của các BVNCL được thực hiện nghiêm túc; dịch vụ KCB của các BVNCL ngày càng được cải thiện, góp phần tích cực vào nhiệm vụ CSSK nhân dân, giảm gánh nặng cho bệnh viện công lập Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế như tính thường xuyên, liên tục trong quản lý, điều hành; hạn chế trong việc ban hành chính sách và triển khai thực hiện chính sách, kiểm tra, giám sát; công tác quy hoạch, huy động sự tham gia của các nguồn lực trong đầu tư trang

Trang 14

thiết bị, đội ngũ nhân lực y tế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, chất lượng KCB chưa cao; sự lỏng lẻo trong quản lý nhà nước khi cho phép cán bộ y tế vừa làm việc tại cơ sở y tế công lập đồng thời cũng tham gia tại các BVNCL đã dẫn đến nhiều tác động tiêu cực; một số BVNCL cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh hoạt động trái phép, không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, bác sĩ thiếu năng lực chuyên môn cũng như điều kiện hành nghề , thậm chí, tình trạng thuê người có đủ tiêu chuẩn hành nghề khám chữa bệnh đứng tên nhưng điều hành BVNCL lại là người khác cũng diễn ra khá phổ biến….Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên, trong đó có nguyên nhân về khả năng điều tiết toàn diện cũng như hiệu quả áp dụng của hệ thống quy phạm pháp luật trong việc điều tiết hành vi cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh tại các BVNCL chưa đáp ứng yêu cầu, chưa phù hợp với bản chất của hoạt động cung ứng dịch vụ có tính đặc thù này Cơ quan QLNN trên địa bàn miền Trung nhìn chung chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí kiểm định chất lượng KCB đối với BVNCL một cách toàn diện, tiến tới quản lý chất lượng bệnh viện theo chuẩn định, trong đó chất lượng điều trị và sự hài lòng của người bệnh được đặt lên hàng đầu Các chế tài xử lý của pháp luật hiện nay đối với các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm điều kiện về đăng ký hành nghề khám chữa bệnh tại các BVNCL còn lỏng lẻo, thiếu tính răn đe

Sự quản lý của nhà nước là hết sức cấp thiết đối với các bệnh viện ngoài công lập, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ y tế Cụ thể là Đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế vì các bệnh viện ngoài công lập cần được quản lý chặt chẽ về chất lượng dịch vụ, trang thiết bị y tế, đội ngũ nhân lực, giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi người bệnh; thứ hai là kiểm soát giá dịch vụ tức là Quản lý giá dịch vụ y tế, không để các bệnh viện lợi dụng nâng giá quá cao, gây khó khăn cho người dân; thứ ba là kiểm soát tình trạng lạm dụng công nghệ y tế để kiểm soát việc sử dụng

Trang 15

hiểm; thứ tư là xây dựng cơ chế giám sát - Cần có cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của các bệnh viện tư nhân, xử lý các vi phạm nếu có; thứ năm, đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế vì Quản lý để người dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế công bằng, không phân biệt đối xử

Với những lý do trên, việc nghiên cứu nhằm đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN đối với BVNCL ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh miền Trung hiện nay là cần thiết, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân Đây cũng chính là lý do để tác giả lựa

chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công lập tại khu vực miền Trung” làm đề tài nghiên cứu Luận án Tiến sĩ Quản lý công

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận án là đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu gồm:

Một là, thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

liên quan đến y tế ngoài công lập nói chung, bệnh viện NCL nói chung cũng như việc QLNN đối với y tế tư nhân và bệnh viện NCL Trên cơ sở phân tích, đánh giá các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố, luận án chỉ ra các vấn đề, luận điểm cần tiếp tục triển khai làm rõ trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài luận án

Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN đối với

BVNCL, khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với y tế tư nhân nói chung và bệnh viện NCL nói riêng của một số quốc gia trên thế giới và ở một số địa phương,

Trang 16

một số vùng ở Việt Nam để rút ra những giá trị tham khảo cho các tỉnh miền Trung

Ba là, phân tích, đánh giá việc thực hiện các nội dung QLNN đối với

BVNCL trên địa bàn miền Trung trong thời gian qua chỉ ra các vấn đề bất cập, hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, qua đó xác định căn cứ thực tiễn cho việc đề xuất và hoàn thiện QLNN về vấn đề này

Bốn là, đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối

với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động và kết quả hoạt động QLNN đối với các BVNCL trên địa bàn 14 tỉnh miền Trung

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu các thực hiện hoạt động và

kết quả hoạt động QLNN đối với BVNCL

Về không gian: Luận án nghiên cứu thực trạng QLNN đối với các

BVNCL tại các tỉnh miền Trung Trong đó, việc thu thập và xử lý thông tin để nghiên cứu thực trạng QLNN đối với BVNCL được tiến hành tại một số tỉnh có tổ chức và hoạt động của BVNCL; phương hướng và giải pháp được đề xuất cho các tỉnh tại khu vực miền Trung gồm 14 tỉnh, từ Thanh Hóa đến Bình Thuận

Về thời gian: Luận án nghiên cứu QLNN đối với cơ sở BVNCL tại các

tỉnh miền Trung từ năm 2013 đến 2023, thời điểm Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đã có hiệu lực Đồng thời, đây cũng là giai đoạn mà hoạt động QLNN đối với Bệnh viện nói chung, đối với BVNCL nói riêng bị điều chỉnh bởi một số văn bản QPPL như: Luật giá số 11/2012/QH13 có hiệu lực thi

Trang 17

hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015…

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án được triển khai thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế, quản lý nhà nước về y tế; các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về y tế, chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh ngoài công lập, quản lý nhà nước đối với BVNCL; các văn bản pháp luật của nhà nước về y tế, dịch vụ y tế ngoài công lập, quản lý nhà nước đối với BVNCL

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu, trong đó tiêu biểu sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: phương pháp này được sửu

dụng trong nghiên cứu luận án thông qua việc thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các công trình khoa học, các báo cáo thực tiễn, các văn bản quy phạm pháp luật thực định liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án nhằm xây dựng nguồn thông tin, dữ liệu thứ cấp cho luận án

- Phương pháp so sánh: được sử dụng để chỉ ra những điểm tương đồng

và khác biệt giữa QLNN đối với BVNCL tại miền Trung với việc QLNN đối với BVNCL ở các quốc gia khác trên thế giới, ở các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam về những vấn đề liên quan đến đề tài

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: trên cơ sở các tài liệu thu thập được

sẽ phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với BVNCL, đồng thời tổng hợp các số liệu mang tính định lượng và những vấn đề định tính nhằm đưa ra các nhận định khách quan, toàn diện, khoa học về thực trạng

Trang 18

QLNN đối với BVNCL tại các tỉnh miền Trung Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với BVNCL tại miền Trung

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp: nhằm thu thập, xử lý các

thông tin sơ cấp do tác giả thực hiện để có thêm căn cứ thực tiễn nhằm phân tích định lượng những vấn đề liên quan đến thực trạng QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung Cụ thể:

- Phương pháp quan sát, mô tả: Thu thập các thông tin, số liệu về

QLNN đối với BVNCL tại các tỉnh miền Trung qua quan sát thực tế tại các BVNCL trên địa bàn, sau đó phác họa nội dung liên quan đến hoạt động QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn để đề ra các giải pháp góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với BVNCL trên địa bàn nghiên cứu

+ Phương pháp điều tra XHH: thu thập các thông tin liên quan đến nội

dung đề tài thông qua việc phát bảng hỏi và bảng phỏng vấn đối với người dân, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện QLNN đối với Bệnh viện NCL tại khu vực miền Trung

+ Điều tra XHH bằng bảng hỏi: Đối tượng điều tra là người dân đến khám

chữa bệnh tại các BVNCL nhằm đánh giá mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh tại các BVNCL, về thực trạng QLNN đối với BVNCL tại khu vực miền trung Bảng hỏi được xây dựng gồm 22 câu hỏi, có thể xem cụ thể nội dung bảng hỏi tại mẫu khảo sát số 1 - phần phụ lục Số phiếu phát ra là 520 phiếu, số phiếu thu về là 520 phiếu

Đối tượng điều tra là đội ngũ CB, CC thực hiện QLNN đối với BVNCL và các nhà quản lý tại các BVNCL khu vực miền trung Bảng hỏi khảo sát gồm 22 câu hỏi, nội dung câu hỏi là hỏi ý kiến đánh giá, góp ý của CB, CC và nhà quản lý về tình hình thực hiện các nội dung chính của QLNN đối với BVNCL tại khu

Trang 19

vực miền trung; tìm ra giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với BVNCL khu vực miền trung Bảng hỏi cho đối tượng này thuộc mẫu khảo sát số 2 – phần phụ lục Số phiếu phát ra là 100 phiếu, thu về là 100 phiếu

Cách thức tiến hành: NCS phát bảng hỏi trực tiếp, và gián tiếp qua internet với số phiếu là 620 phiếu (520 cho người dân, 100 phiếu cho CB, CC và nhà quản lý) Kết quả điều tra được NCS tổng hợp, xử lý dựa trên các phương pháp thống kê, xử lý số liệu toán học

+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với CB, CC và

nhà quản lý thực hiện QLNN đối với BVNCL; số lượng người phỏng vấn là 32 người Bảng câu hỏi phỏng vấn gồm 5 câu hỏi chính gắn với các nội dung của QLNN đối với BVNCL và gắn với hướng nghiên cứu của Luận án Bảng câu hỏi phỏng vấn – là mẫu số 3 ở phần phụ lục

- Phương pháp thống kê toán học: các thông tin thu thập được sẽ sử lý

theo phương thức thống kê toán học, bằng phần mềm máy tính excel

5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của đề tài

5.1 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài luận án giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu chính sau đây:

Thứ nhất, nội hàm của khái niệm QLNN đối với BVNCL được hiểu như

thế nào? bao gồm những nội dung gì?

Thứ hai, tại sao phải QLNN đối với BVNCL và những yếu tố tác động

đến hoạt động này là gì?

Thứ ba, hoạt động QLNN đối với BVNCL ở trên thế giới và Việt Nam

hiện nay như thế nào và có thể rút ra gợi ý tham khảo gì cho QLNN đối với BVNCL ở các tỉnh miền Trung?

Thứ tư, thực trạng QLNN đối với BVNCL trên địa bàn các tỉnh miền

Trung từ khi áp dụng Luật khám bệnh, chữa bệnh đến nay được thực hiện như thế nào? Những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân?

Trang 20

Thứ năm, các quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối

với BVNCL ở Việt Nam nói chung, ở các tỉnh miền Trung nói riêng hiện nay là gì?

5.2 Giả thuyết khoa học

Từ các câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận án là:

Thứ nhất, nội hàm khái niệm QLNN đối BVNCL chưa được làm rõ,

chưa phân định với QLNN đối bệnh viện nói chung; Nội dung QLNN đối BVNCL chưa được phân tích, tổng hợp, chưa có tính hệ thống, chưa cập nhật theo các quy định pháp luật hiện hành

Thứ hai, hoạt động QLNN đối với BVNCL ở các tỉnh miền Trung còn

những hạn chế, bất cập; chưa có các phương tiện hoàn chỉnh để thực hiện QLNN; hoạt động QLNN chưa nâng cao được việc đáp ứng được nhu cầu KCB của nhân dân

Thứ ba, cần phải có giải pháp mới và thay đổi cách thực hiện QLNN đối

với BVNCL phù hợp với các quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng cao của nhân dân và xu thế hội nhập quốc tế

6 Những đóng góp mới của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án có những đóng góp mới như sau:

- Thứ nhất, Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách

toàn diện về QLNN đối với BVNCL tại khu vực miền trung ở phương diện lý luận, trong đó nghiên cứu sinh đã làm rõ các khái niệm, nội dung và các yếu tố liên quan tác động đến QLNN đối với BVNCL; chỉ ra các mô hình, phương pháp quản lý chất lượng các nước tiến tiến đang áp dụng, kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam để rút ra những giá trị tham khảo có thể áp dụng cho các tỉnh miền Trung

Trang 21

- Thứ hai, Luận án đánh giá một cách toàn diện về thực trạng QLNN đối với

BVNCL tại khu vực miền trung, nghiên cứu sinh đã chỉ ra được những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập

- Thứ ba, Luận án đề xuất các giải pháp mới góp phần hoàn thiện QLNN

đối với BVNCL tại các tỉnh miền Trung phù hợp với quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và hội nhập quốc tế Những quan điểm và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với BVNCL tại các tỉnh miền Trung được đề xuất trong luận án có khả năng ứng dụng ngay nhằm đảm bảo tính thống nhất trong điều chỉnh các hoạt động cung ứng dịch vụ KCB của các BVNCL ở miền Trung trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

7.1 Về mặt lý luận

Luận án góp phần bổ sung và làm phong phú thêm lý luận QLNN đối với cơ sở KCBNCL, đặc biệt là đối với BVNCL; góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với BVNCL, đồng thời chỉ rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với BVNCL nói chung, quản lý chất lượng khám, chữa bệnh của BVNCL nói riêng

7.2 Về mặt thực tiễn

Nếu được sự đồng thuận của các nhà quản lý thực tiễn, các nhà giáo dục, luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy trong việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về QLNN đối với BVNCL và được sử dụng như tài liệu phục vụ giảng dạy các học phần, chuyên đề liên quan đến QLNN nói chung và QLNN về lĩnh vực y tế nói riêng

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được bố cục như sau:

Trang 22

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn Quản lý nhà nước đối với Bệnh viện

ngoài công lập

Chương 3: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với Bệnh viện ngoài công

lập tại khu vực miền Trung

Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với

Bệnh viện ngoài công lập tại khu vực miền Trung

Trang 23

1.1 Các nghiên cứu liên quan đến y tế ngoài công lập và Bệnh viện ngoài công lập

1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới

Xã hội hóa trong hoạt động y tế và cung ứng dịch vụ y tế là xu hướng phổ biển ở nhiều quốc gia, nhất là trong thập niên đầu thế kỷ XXI đến nay Các nghiên cứu đã triển khai tiếp cận, phân tích và kết luận nhiều khía cạnh liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án, cụ thể:

Nhóm tác giả Sima Berendes, Peter Heywood, Sandy Oliver, and Paul Garner [103] trong nghiên cứu Quality of Private and Public Ambulatory Health Care in Low and Middle Income Countries: Systematic Review of Comparative Studies - Chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú tư nhân và công cộng ở các nước thu nhập thấp và trung bình: Đánh giá hệ

Trang 24

thống các nghiên cứu so sánh, Published online 2011Apr 12 đã tiến hành

nghiên cứu về vai trò của hoạt động y tế NCL trong cung ứng dịch vụ KCB Để có cơ sở đánh giá, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhu cầu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại một số nước có thu nhập thấp và trung bình ở khu vực Nam Á, Châu Phi Kết quả khảo sát, phân tích cho thấy, y tế NCL là một trong những nhà cung cấp các DVYT chủ yếu cho người nghèo ở Nam Á với tỷ lệ 65%, trẻ em bị bệnh từ nhóm thu nhập nghèo nhất trên khắp 26 quốc gia Châu Phi là 45% Cũng từ nghiên cứu này, nhóm tác giả đã cho thấy, ngoại trừ yếu tố về giá cả là khá đắt đỏ của dịch vụ y tế NCL thì y tế NCL có nhiều lợi thế như thủ tục hành chính đơn giản và sự phục vụ được nhanh

chóng và chu đáo

Nhóm tác giả Sanjay Basu, Jason Andrews, Sandeep Kishore, Rajesh

Panjabi, David Stuckler trong nghiên cứu Comparative Performance of Private and Public Healthcare Systems in Low- and Middle-Income Countries: A Systematic Review - So sánh hiệu quả hoạt động của hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân và công cộng ở các nước thu nhập thấp và trung bình: Một đánh giá hệ thống, Published online 2012 June 19 [100] đã sử dụng

phương pháp thu thập dữ liệu để phân tích, so sánh hai hệ thống y tế công lập và y tế NCL ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở một số quốc gia khu vực Châu Phi và Đông Nam Á Theo đó, nghiên cứu cho thấy các dịch vụ KCB của khu vực y tế NCL ở các nước thu nhập thấp và trung bình được đánh giá hiệu quả hơn, có trách nhiệm hơn so với khu vực y tế công lập Ngược lại, các khu vực công thường được đánh giá công bằng hơn trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe so với y tế NCL Từ những phân tích đó, nhóm tác giả đã đưa ra giải pháp nhằm phát huy tốt cả hai loại hình y tế công và tư trong chăm sóc sức khỏa nhân dân là tăng cường đẩy mạnh đối tác công - tư, phối kết hợp hoạt động giữa y tế công và tư để mang đến cho

người bệnh những dịch vụ KCB có chất lượng và thuận tiện nhất

Trang 25

Tác giả S Bennett trong nghiên cứu Promoting the private sector: a review of developing country trend - Thúc đẩy khu vực tư nhân: Một đánh giá xu hướng của các nước đang phát triển, Health policy and planning [101]

cũng đã đề cập đến việc thúc đẩy khu vực tư nhân trong chính sách và kế hoạch y tế thông qua đánh giá xu hướng của các nước đang phát triển Tác giả đã phân tích nguyên nhân sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cơ sở y tế NCL ở nhóm nước này và khẳng định, y tế NCL là một tồn tại tất yếu đối với các quốc gia đang phát triển do hạn chế về nguồn lực, vốn, ngân sách của khối y tế công Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra những đe dọa nghiêm trọng của phương thức tài chính y tế này tới tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc

sức khỏe nhân dân [101, tr 97]

Tác giả David M Cutler, Jill Horwitz trong nghiên cứu Converting Hospitals from No t-for- Profit to For-Profit Status Why and What Effects?- Chuyển đổi bệnh viện từ phi lợi nhuận sang lợi nhuận: Tại sao và những ảnh hưởng gì?, University of Chicago Press [109] đã tiến hành đánh giá về hiệu

quả của mô hình bệnh viện hoạt động vì lợi nhuận so với các bệnh viện phi lợi nhuận trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm tài hai bệnh viện của Mỹ là: Wesley Medical Center in Wichita và Colombia/HealthOne Symtem in Denver, Colorado Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không tìm thấy bằng chứng về việc các bệnh viện hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận giảm chất lượng và giảm bớt cơ hội tiếp cận DVYT của người nghèo, mặc dù thước đo tính hiệu quả vẫn chưa hoàn thiện [109, tr 45-90] Theo đó, tác giả chỉ mới đề cập đến những tác động tích cực của việc mua bán sáp nhập và chuyển đổi mô hình bệnh viện từ hoạt động phi lợi nhuận sang mục tiêu lợi nhuận mà chưa đề cập đến những tác động tiêu cực của các vụ sáp nhập bệnh viện cũng như

hạn chế của mô hình hoạt động vì lợi nhuận của các bệnh viện trên thực tế

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Trang 26

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 1998, Sự phát triển của bệnh viện tư nhân ở Việt Nam, Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ y tế trên cơ

sở phân loại các cơ sở y tế NCL theo loại hình cung cấp dịch vụ, xác định các yếu tố ảnh hưởng đối với dịch vụ của bệnh viện NCL đã khẳng định rằng: các bệnh viện tư nhân ở nước ta mặc dù được luật cho phép hoạt động nhưng đến nay vẫn không phát triển vì thiếu cơ chế bảo vệ về pháp lý cho các hoạt động của bệnh viện tư; tỷ lệ đóng thuế cao, không có chính sách khuyến khích đầu tư đối với các dịch vụ y tế tư; thiếu chính sách khuyến khích vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp cho việc đầu tư các dịch vụ y tế; xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh giữa y tế công và y tế NCL thông qua việc quảng cáo không đúng với chất lượng thực tế Từ đó, đề tài cũng đưa ra khuyến nghị cụ thể về việc cần thiết phải xác định vai trò và vị trí của bệnh viện NCL; bảo vệ về mặt pháp lý các hoạt động nghề nghiệp của khu vực y tế NCL; khuyến khích sự tham gia của các Hiệp hội chuyên môn trong việc đánh giá hoạt động của y tế NCL; niêm yết giá của các dịch vụ y tế NCL; xác định vai trò của y tế công trong việc thúc đấy sự phát triển y tế NCL; phát triển kỹ thuật y học và việc sử dụng hợp lý các loại hình dịch vụ [8]

Luận án Tiến sĩ Xã hội học của Trịnh Minh Hoan về đề tài Vai trò y tế tư nhân qua nghiên cứu các trường hợp tại thành phố Đà Nẵng, bảo vệ năm

2004 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh [38] đã phân tích thực trạng vai trò YTTN trong chăm sóc sức khoẻ hiện nay dưới góc nhìn xã hội học Bên cạnh đó, tác giải đã đánh giá những tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động của YTTN và dự báo xu hướng biến đổi của YTTN theo định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Nghiên cứu của Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hoài về Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt nam do NXB Thống kê, Hà Nội xuất bản năm 2005 [2,

tr.56-70] mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về dịch vụ KCB của y tế NCL

Trang 27

nhưng nhóm tác giả đã chỉ ra tính tất yếu phải đổi mới dịch vụ công, trong đó có dịch vụ y tế - với tính chất là dịch vụ công, kiến nghị một số giải pháp, trong đó có việc đẩy mạnh sự tham gia của khu vực phi nhà nước trong cung ứng dịch vụ y tế, ngoài các cơ sở y tế công lập thì cần phát triển y tế NCL như là cách thức tạo ra sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng y tế tại các cơ sở công và thỏa mãn nhu cầu của người dân

Tác giả Nguyễn Hoài Nam trong nghiên cứu Phải xã hội hóa nền kinh tế mới phát triển, trang web http://vietbao.vn ngày 22/05/2008 đã đề cập đến vai

trò bước đầu của y tế NCL trong xã hội, chỉ ra bằng chứng về hiệu quả mà y tế NCL mang lại ở các nước phát triển, khi số lượng bệnh viện công chỉ chiếm 1/5 trong tổng số bệnh viện quốc gia, còn lại là các bệnh viện NCL Các bệnh viện NCL này thực sự hoạt động hiệu quả dưới sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ với đội ngũ thầy thuốc giỏi, được đào tạo bài bản, với hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ người bệnh và người thầy thuốc Khu vực y tế NCL phát triển được dựa trên cơ sở y tế dịch vụ và y tế phục vụ [125]

Năm 2010, tổ chức Actionaid VietNam đã nghiên cứu và công bố báo

cáo vấn đề Tiếp cận của người nghèo đến dịch vụ y tế và giáo dục trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động y tế và giáo dục tại Việt Nam [1] Dưới góc độ của

một báo cáo nghiên cứu thực tế, tổ chức Actionaid VietNam đã đưa ra một số đánh giá và cho rằng, khu vực y tế NCL đã có những đóng góp tích cực cho hoạt động chăm sóc sức khỏe người bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân, góp phần giảm thiểu quá tải bệnh viện cho các bệnh viện công…Tuy nhiên, bên canh những đóng góp nêu trên, y tế NCL còn những hạn chế liên quan tới vấn đề công bằng xã hội và chất lượng KCB tại các cơ sở y tế NCL Theo đó, vì mục tiêu lợi nhuận nên nhiều cơ sở y tế NCL chỉ chú trọng cung cấp các loại hình dịch vụ ít rủi ro, lợi nhuận cao (như sản phụ khoa, răng hàm mặt, xét nghiệm cận lâm sang ); chủ yếu phục vụ bệnh nhân có khả năng chi

Trang 28

trả cho dịch vụ KCB với mức phí cao hơn tại các cơ sở công Báo cáo nghiên cứu cũng cho rằng, các cơ sở y tế NCL được đánh giá tốt hơn các cơ sở y tế công ở thái độ phục vụ và các dịch vụ hỗ trợ, nhưng chưa đảm bảo chất lượng điều trị với các ca bệnh phức tạp Điều này dẫn tới sự mất công bằng trong xã hội, giảm khả năng tiếp cận loại hình DVYT của người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp, trong khi chưa chứng minh được chất lượng dịch vụ y tế NCL tốt hơn khu vực công lập Từ những phân tích đó, báo cáo nghiên cứu cũng khẳng định, việc phát triển khu vực y tế NCL là cần thiết đối với Việt Nam hiện nay; Chính vì thế, để khu vực này hoạt động có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội cũng như đảm bảo chất lượng KCB cần có sự quản lý chặt chẽ và định hướng quản lý phù hợp của Nhà nước

Tác giả Phạm Mạnh Hùng với bài viết Vài suy nghĩ về đổi mới y tế ở Việt Nam, do Nxb Y học, Hà Nội phát hành (.http://tonghoiyhoc.vn/vai-suy-nghi-

ve-doi-moi-quan-ly-y-te-tu-hien- nay.htm (Vài suy nghĩ về đổi mới quản lý y tế tư hiện nay ở Việt Nam - GS TSKH Phạm Mạnh Hùng) [126] đã nêu vai trò của y tế NCL trong hệ thống nền y tế quốc dân; thực trạng quá trình phát triển y tế NCL Việt Nam từ thời bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường

Dự án thành phần chính sách y tế đã công bố nghiên cứu Thực trạng, vai trò và tiềm năng của y tế tư nhân, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam – Thụy

Điển do Nxb Y học xuất bản năm 2007 [11] đã sử dụng hàng loạt các phương pháp nghiên cứu khá quy mô nhằm đánh giá thực trạng của khu vực y tế NCL về quy mô, loại hình hoạt động, phân bố, xu hướng phát triển cũng như các chính sách ảnh hưởng đến hoạt động của YTTN của một số quốc gia đang phát triển trên thế giới và ở Việt Nam Thông qua việc kết hợp nghiên cứu trên bàn giấy và nghiên cứu thực địa như xây dựng bản đồ cơ sở y tế, thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu người hành nghề YTTN, cơ sở YTTN, người sử dụng dịch vụ YTTN, xây dựng bản đồ phân bố các loại hình cơ sở YTTN và

Trang 29

các cơ sở y tế Nhà nước tại hai địa điểm là huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), nghiên cứu đã xác định những vấn đề ưu tiên cần giải quyết của khu vực YTTN, trong đó có dịch vụ KCB do YTTN cung ứng Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp để phát huy vai trò và tiềm lực của YTTN trong cung ứng DVYT có chất lượng dưới khía cạnh quản lý nhà nước, đào tạo nhân lực y tế, thu thập thông tin y tế [11, tr.53-57] Có thể nói đây là nghiên cứu đầu tiên toàn diện, có sử dụng các điều tra y tế khoa học về hoạt động của YTTN, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và chất lượng cung ứng của YTTN

Luận án Tiến sĩ kinh tế của Đặng Thị Lệ Xuân với đề tài Xã hội hóa y tế ở Việt Nam: Lý luận - thực tiễn và giải pháp, bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân [97] đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách XHH y tế ở Việt Nam hiện nay, trong đó có giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống y tế NCL, bao gồm: hoàn thiện hệ thống văn bản về giá, các quy định về điều kiện hành nghề, quy mô tổ chức, mô hình hoạt động của y tế NCL, kiến nghị Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi đặc biệt đối với hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân vào lĩnh vực KCB Tuy nhiên, nghiên cứu mới đề cập đến việc hoàn thiện chính sách pháp luật về phát triển YTTN ở góc độ kinh tế học mà chưa phân tích và nghiên cứu dưới góc độ quản lý nhà nước đối với dịch vụ KCB của các cơ sở y tế NCL Đây cũng là mảng trống cần tiếp tục nghiên cứu để thực hiện tốt chủ trương XHH y tế của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Tác giả Nguyễn Thị Thắng trong nghiên cứu Sự phát triển và vai trò của y tế tư nhân trong chăm sóc sức khỏe ở Việt nam đăng trên Tạp chí Chính

sách y tế số 10 năm 2012 [68] đã bước đầu đề cập đến các chính sách của nhà nước ta hiện nay đối với sự phát triển của y tế NCL trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2010 Trên có sở đó, tác giải đưa ra nhận định, để khu vực y tế

Trang 30

NCL phát triển bền vững và đúng định hướng công bằng và hiệu quả thì các công cụ chính sách cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung phù hợp

Báo Diễn đàn Doanh nghiệp kết hợp với Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt

Nam tổ chức buổi Tọa đàm với chủ đề Kiến tạo môi trường cho y tế tư nhân phát triển, nhìn từ chính sách ngày 30/11/2017 Nội dung của Tọa đàm đã phân

tích các nội dung, yêu cầu để đảm bảo kiến tạo một môi trường cho phát triển của y tế tư nhân như: cơ sở pháp lý; các chính sách hỗ trợ; chế tài xử lý vi phạm; sự giám sát của người dân và các vấn đề liên quan đến thanh toán bảo hiểm y tế Kết quả tọa đàm đã đem đến nhiều gợi ý, khuyến nghị về hoàn thiện chính sách, pháp luật và các giải pháp QLNN về BVNCL

1.2 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với bệnh viện ngoài công lập

1.2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Tác giả R Roemer với nghiên cứu: Health legislation as a tool for public health and health policy (Pháp luật y tế - công cụ của chính sách y tế và y tế công cộng), cuốn sách được phát hành năm 2000 Health legislation at the dawn of XXI st Century [115] (Pháp luật y tế, phác họa trong thế kỷ 21) Hai

kết quả nghiên cứu này đã làm rõ những vấn đề về pháp luật và chính sách y tế nói chung và BVNCL nói riêng Theo đó, tác giả đã khái lược, thống kê, phân tích và đánh giá vấn đề chính sách pháp luật về y tế trong đó bao gồm cả y tế tư nhân Kết quả nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở phạm vi các quốc gia châu Âu và tập trung vào diễn trình của 10 năm cuối cùng của thế kỷ 21 Đây là một trong những nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển y tế công cộng nói chung có phạm vi không gian nghiên cứu lớn, bao trùm nhất

Tác giả Meng - Kin Lim với nghiên cứu Shifting the burden of health care finance: a case stydy of public – private parnership in Singapore - Chuyển gánh nặng tài chính chăm sóc sức khỏe: Một nghiên cứu điển hình về

Trang 31

hợp tác công - tư ở Singapore, National University of Singapore [113] đã

phân tích những kinh nghiệm thành công của Singapore khi áp dụng quy định chuyển một phần gánh nặng chi phí y tế từ khu vực công sang khu vực tư nhân trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Trong giai đoạn này, Singapore đã có nhiều chính sách để thực hiện việc kết hợp sử dụng nguồn lực tư nhân và nhà nước để phục vụ cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mà vẫn đảm bảo cho hệ thống y tế đạt mục tiêu hiệu quả và công bằng, có nhiều điểm phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay khi ngân sách nhà nước còn quá eo hẹp, cần phải huy động nguồn lực từ khu vực y tế NCL Qua nghiên cứu thực nghiêm, tác giả cho rằng các khoản chi cho y tế của Singapore từ chỗ phụ thuộc vào nguồn thuế của Chính phủ đã chuyển sang huy động sự đóng góp của cả hai khu vực y tế công và tư nhân bằng việc thiết lập ba mạng lưới,

gồm: Thứ nhất là tài khoản tiết kiệm y tế (medisave) cho cá nhân và bắt buộc

thu từ 6- 8% theo lương, đây là một phần mở rộng của quỹ tiết kiệm Trung ương (CPF) Tài khoản này là một quỹ dự phòng cá nhân được trích lập từ lương nhằm giúp người dân có thể chủ động hơn trong vấn đề ứng phó với rủi

ro tài chính do bệnh tật mang lại; Thứ hai, Bảo hiểm y 22 tế (medishield)

Đây là loại bảo hiểm có sự tương đồng về tính chất và ý nghĩa với bảo hiểm y tế ở Việt Nam Nó có tính bặt buộc với người làm công ăn lương và khuyến khích với lao động tự do Loại bảo hiểm này không loại trừ, nhưng không hồi hoàn hay bảo toàn chi phí trả trước và có ý nghĩa rất quan trọng trong san sẻ

chi phí CSSK theo một tỉ lệ nhất định; Thứ ba, Bảo hiểm y tế cho người

nghèo (medifund) Đây là loại bảo hiểm được sử dụng cho người thu nhập thấp đáp ứng mức tiêu chuẩn xác định là người nghèo của quốc gia Bảo hiểm này do ngân sách hoặc các quỹ nhân đạo chi trả nhằm đảm bảo phòng ngừa rủi ro tài chính do CSSK cho những người không có khả năng chi trả Như vậy, nghiên cứu đã cung cấp một cách tổng quát và có những đánh giá chuyên

Trang 32

sâu về vấn đề bảo hiểm cho lĩnh vực y tế và cũng đã đề cập đến vấn đề chi trả bảo hiểm trong thụ hưởng dịch vụ CSSK tư nhân

Tác giả Audrey Chapman trong nghiên cứu The Impact of Reliance on Private Sector Health Services on the Right to Health -Tác động của việc phụ thuộc vào các dịch vụ y tế tư nhân đối với quyền được chăm sóc sức khỏe, Health

and Human Rights 16/1 đã tiếp cận quyền con người dưới khía cạnh được thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Nghiên cứu cho thấy vì yếu tố lợi nhuận nên nhiều dịch vụ do y tế NCL cung cấp trên thực tế không tương thích với các nội dung nhân quyền mà họ đã cam kết So sánh hệ thống quản lý của Nhà nước đối với khu vực y tế NCL trong các quốc gia phát triển có sự khác biệt với các quốc gia đang/kém phát triển Theo đó, đối với các quốc gia phát triển, hệ thống quản lý nhà nước về y tế rất hiệu quả, điều tiết được giá cả, chất lượng dịch vụ do y tế NCL cung cấp trên thị trường, đảm bảo quyền con người Tính hiệu quả đó được thể hiện qua các chính sách về bảo hiểm, cơ chế khuyến khích sự cạnh tranh trong hai khu vực y tế công và tư về pháp luật, thuế và ưu đãi xã hội [108, tr122-123] Đây là những kinh nghiệm quý cho các quốc gia trong việc quản lý và điều

tiết hệ thống y tế công cộng và tư nhân, trong đó có Việt Nam

Cuốn sách Guidebook on Public–Private Partnership in Hospital Management - Sổ tay hướng dẫn về Hợp tác công tư trong quản lý bệnh viện

của Asian Development Bank – ADB công bố năm 2013 [99] đã đề cập đến vấn đề thể chế pháp luật về đối tác công - tư (PPP) Kết quả nghiên cứu là những hướng dẫn cần thiết của ADB về thiết lập cơ chế hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế tư nhân Các viện dẫn được thể hiện trong nghiên cứu là những bài học thực tiễn đã được ứng dụng trên thực tế và mang lại những hiệu quả lớn Bên cạnh đó, những thách thức và cơ hội của quan hệ PPP cũng được đề cập

Trang 33

1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Tác giả Trịnh Hòa Bình và các cộng sự với nghiên cứu Bài toán công bằng và hiệu quả trong các Bệnh viện tư ở Việt Nam hiện nay, được công bố

tại Khóa họp lần thứ tư Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt - Pháp, TP Hồ Chí Minh năm 2003 [5] đã có đánh giá khẳng định: mặc dù y tế NCL có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ nhưng chưa được hưởng những ưu đãi cần thiết, đặc biệt về tài chính, điều này làm tăng tính bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe giữa các y tế công và tư Trên cơ sở đó, nhóm tác giả kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các bệnh viện tư như ưu đãi về tài chính, chính sách giá, đất đai ở Việt Nam nhằm phát huy ưu thế của khu vực tư trong lĩnh vực y tế, tằng cường phục vụ công tác KCB, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Tác giả Trần Văn Tiến với bài Y tế tư nhân và kỳ vọng về khả năng đáp ứng của y tế tư nhân cho mục tiêu hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

đăng trên Tạp chí Chính sách y tế số 5, năm 2010 [76, tr.39-44] Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình ra đời và phát triển của y tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010 Qua đó, nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong chính sách gây ra những cản trở cho phát triển y tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu này như: việc thanh toán bảo hiểm YTTN thủ tục rườm rà, tình trạng nợ bảo hiểm từ nhà nước khiến cho các doanh nghiệp YTTN phải gánh chịu những khoản nợ lớn, mức độ rủi ro tài chính ngày càng cao; việc minh bạch hóa thông tin về giá cả dịch vụ của YTTN còn hạn chế khiến cho niềm tin của người dân vào lực lượng YTTN chưa cao; hiệu quả hoạt động QLNN về YTTN còn chưa cao dẫn tới nhiều sai phạm trong tổ chức và hoạt động của các cơ sở YTTN; các chính sách, pháp luật về YTTN chưa có chiến lược nhất quán, cụ thể, rõ ràng nên chưa đảm bảo được sự yên tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế…

Trang 34

Các tác giả Quý Long - Kim Thư trong cuốn sách Chiến lược phát triển nghành y dược hệ thống văn bản quy định về chất lượng thuốc và công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực y tế năm 2010 do Nxb Y học, Hà Nội xuất bản năm

2010 [48] đã khái lược và phân tích nội dung chiến lược phát triển ngành y dược ở Việt Nam năm 2010 Nghiên cứu đã cho thấy, trên thực tế chiến lược phát triển ngành y dược ở Việt Nam chưa được hoàn thiện và đồng bộ Điều này dẫn tới định hướng phát triển ngành, đặc biệt là phát triển lĩnh vực YTTN còn nhiều hạn chế Qua đó, nghiên cứu kết luận rằng, chiến lược phát triển ngành y tế cũng như phát triển các ngành, nghề khác đều phải là vấn đề cần được hoàn thiện và tiên phòng nhằm làm tiền đề cho sự ra đời của các chính sách, văn bản pháp luật về YTTN Từ đó thiết lập được hành lang chính sách, pháp luật cho phát triển ngành y dược nói chung và lĩnh vực YTTN nói riêng

Đề tài nghiên cứu cấp Bộ công bố năm 2011 do Viện Chiến lược và Chính sách y tế và Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ y tế) phối hợp thực hiện về

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phối hợp công tư trong lĩnh vực y tế [12] đã phân tích các hình thức phối hợp PPP trong lĩnh vực

KCB và dự phòng từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới Nghiên cứu này cũng đã tiến hành phân tích, rà soát khung pháp lý liên quan đến hoạt động của y tế NCL và phối hợp PPP trong lĩnh vực y tế của Việt Nam hiện nay Nghiên cứu đã tổng kết được 05 hfinh thức phối hợp PPP trong đầu tư tài chính bằng hình thức hợp tác công – tư Đặc biệt, các hình thức này xoay quanh vấn đề mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư thuốc men y tế Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hợp tác PPP trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài từ năm 2011, hiện nay mặt trái của cơ chế thị trường đã bộc lộ rõ trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế NCL nên những nghiên cứu và đề xuất đưa ra chưa tổng quát hết thực trạng dịch vụ KCB của y tế NCL hiện nay

Trang 35

Luận án Tiến sĩ y học của Trần Quang Trung với đề tài Nghiên cứu thực trạng hoạt động của các cơ sở hành nghề y tư nhân tại Hà nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số giải pháp can thiệp được bảo vệ năm 2011 tại Học

viện Quân y [77] đã phân tích thực trạng hoạt động hành nghề y tư nhân tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh với các số liệu điều tra khá cụ thể, từ cơ cấu lĩnh vực hành nghề, cơ sở hạ tầng, thiết bị nhân lực… đến thực trạng vi phạm các quy định về chuyên môn, kỹ thuật trong hành nghề y tư nhân Qua đó, luận án cũng đề xuất một số giải pháp can thiệp có hiệu quả trong quản lý hành nghề y tư nhân ở nước ta hiện nay Mặc dù không phải là luận án về Quản lý hành chính công hoặc Luật học nhưng các số liệu và đánh giá điều tra rất công phu của tác giả là nguồn tài liệu hữu ích cho nghiên cứu sinh tham khảo để sử dụng phân tích, đánh giá cơ cấu, phạm vi hoạt động của các cơ sở YTTN khi nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở KCB ngoài công lập nói chung, quản lý nhà nước đối với bệnh viện NCL nói riêng

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Nghiên cứu về y tế ngoài công lập, do Viện Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ y tế hợp tác với ĐH

Melbourne, Australia công bố năm 2011 [13] được nghiên cứu thực tế tại 3 nước là Indonesia, Papua New Guinea và Việt Nam Kết quả nghiên cứu công bố cho thấy sự phát triển của y tế NCL từ năm 2004 đến năm 2008 ở các địa bàn nghiên cứu, số lượng bệnh viện tư tăng gấp đôi Song số lượng bệnh viện tư nhân mới chỉ chiếm gần 7% tổng số các bệnh viện và số giường bệnh từ các bệnh viện tư nhân mới chỉ đóng góp tỷ lệ 4,4% tổng số giường bệnh Đối với Việt Nam, mặc dù Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 khuyến khích các cơ sở y tế NCL hoạt động không vì lợi nhuận nhưng thực tế hầu như không thực hiện được Vấn đề đặt ra đối với y tế NCL là còn thiếu những

Trang 36

chính sách về nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất cũng như quản lý chất lượng dịch vụ phù hợp cho các bệnh viện NCL

Cuốn sách Những bài viết về quản lý bệnh viện do Nhà xuất bản Y học,

Hà Nội xuất bản năm 2012 [53] gồm 55 bài viết liên quan đến quản lý các bệnh viện hiện nay như: vấn đề xã hội hóa bệnh viện, xây dựng các chỉ số đánh giá bệnh viện, quản lý tài chính trong bệnh viện…Từ những phân tích trên, nhóm tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm quản lý các bệnh viện có hiệu quả như: về tổ chức bộ máy, về kinh phí, đội ngũ y, bác sĩ, về xã hội hóa y tế, vấn đề thanh tra, kiểm tra Tuy nhiên, các giải pháp về QLNN đối với các bệnh viện NCL thì chưa được các tác giả đề cập đến trong công trình

Cuốn sách Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam, của Bộ

Y tế, do Nxb Y học, Hà Nội xuất bản năm 2014 (phiên bản 1.0) [21] đã nêu 83 tiêu chí với trên 1500 tiểu mục trong đánh giá chất lượng bệnh viện Theo đó, mỗi tiêu chí có các nội dung cụ thể đánh giá từ mức 1 đến mức 5 Bộ tiêu chí đóng vai trò quan trọng trong xác lập các khía cạnh, thanh đo và cách thức thực hiện đánh giá chất lượng bệnh viện ở Việt Nam Các tiêu chí này được xây dựng mang tính đặc thù trên cơ sở phân tích sự khác biệt giữa YTTN và y tế công lập Qua đó, đảm bảo sự đánh giá là phù hơp, khách quan và có tính đặc thù riêng cho từng phạm vi

Tác giả Đinh Thị Thanh Thủy trong bài nghiên cứu Quản lý dịch vụ y tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay do Tạp chí Dân chủ và Pháp

luật, số 3/2014 đăng tải đã đề cập đến sự cần thiết QLNN về các dịch vụ y tế tư khi các dịch vụ này chạy theo lợi nhuận nhiều Nghiên cứu đánh giá vai trò, vị trí của YTTN trong sự tồn tại và phát triển của ngành y tế chung của quốc gia trong giai đoạn từ 2000 đến năm 2013 Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém và những vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của

Trang 37

các cơ sở YTTN và đề xuất các giải pháp hoàn thiện, khắc phục những vấn đề tồn tại đó

Luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị của Trương Bảo Thanh với đề tài Chính sách cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam, bảo vệ năm 2015 tại

Đại học Quốc gia Hà Nội [67] đã nghiên cứu dưới khía cạnh chính sách cạnh tranh giữa các cơ sở y tế công và y tế NCL Kết quả nghiên cứu phản ánh thực trạng cạnh tranh giữa lĩnh vực YTTN và y tế công lập Thông qua việc phân tích thực tiễn đó, tác giả đã chỉ ra được những hạn chế trong sự cạnh tranh giữa hai phạm vi hoạt động này của ngành y tế ở Việt Nam thông qua các tiêu chí về thiết lập cơ chế cạnh tranh, giám sát cạnh tranh và xử lý các tranh chấp trong cạnh tranh

Tác giả Quý Lâm (tuyển chọn) trong cuốn sách Hướng dẫn công tác quản lý chất lượng tại các bệnh viện Nhà nước và tư nhân do Nxb Y học, Hà

Nội xuất bản năm 2016 [47] Nghiên cứu đã phân tích và hướng dẫn công tác quản lý chất lượng tại các bệnh viện, bao gồm cả phạm vi công lập và NCL Các hướng dẫn này dựa trên Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế,phiên bản 2.0 Theo đó, có 83 tiêu chí chất lượng, được áp dụng để đánh giá, chứng nhận và cải tiến chất lượng cho toàn bộ các bệnh viện Nhà nước và tư nhân Đây là một nghiên cứu dưới dạng sổ tay hướng dẫn thực hiện quy trình, nghiệp vụ do đó hoàn toàn dựa trên các quy định của luật thực định kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn thực hiện các quy định đó của tác giả

Bên cạnh những nghiên cứu kể trên, liên quan đến vấn đề QLNN về BVNCL còn có nhiều công trình là các bài viết khoa học, luận văn, luận án, các báo cáo tổng kết, đánh giá thực tiễn… do các chủ thể là các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa

Trang 38

phương ban hành đã góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án

1.3 Nhận xét, đánh giá về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Qua tiếp cận, tham khảo các công trình trong nước và trên thế giới liên

quan đến đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh rút ra một số nhận xét, đánh giá sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu về hệ thống y tế NCL trong cung ứng các

DVYT, trong đó có dịch vụ KCB đều cho rằng, y tế NCL là một bộ phận quan trọng trong hệ thống y tế công lập của các quốc gia, tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe người dân, giảm gánh nặng về tài chính cho ngân sách quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển Các nghiên cứu cũng khẳng định, trong bối cảnh kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, trong đó khuyến khích sự phát triển của y tế NCL trong cung ứng dịch vụ KCB là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của cơ sở y tế NCL, trên thực tế còn những bất cập liên quan tới vấn đề công bằng xã hội và chất lượng KCB tại các cơ sở y tế NCL, bởi phần lớn mục đích hoạt động của cơ sở y tế NCL là kinh doanh vì lợi nhuận hơn hơn là thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội Do đó, để khu vực y tế NCL phát triển bền vững, đúng định hướng công bằng và hiệu quả thì các công cụ chính sách của Nhà nước cần được tiếp tục nghiên cứu bổ sung phù hợp

Thứ hai, đa số các công trình nghiên cứu đã nêu được các khái niệm có

liên quan đến luận án như: QLNN; hành nghề tư nhân; bệnh viên công, bệnh viện NCL; thể chế y tế; …đề cập đến nội dung QLNN trong lĩnh vực y tế nói chung như việc đề xuất hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư kinh phí, mua sắm trang thiết bị, thanh tra, kiểm tra và đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với từng lĩnh vực Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã nêu cũng đã đã đề cập đến tổ chức và quản lý các

Trang 39

bệnh viện NCL như nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ; vấn đề cấp phát và sử dụng thuốc trong các bệnh viện; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Y, bác sĩ trong bệnh viện Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chưa đề cấp toàn diện và đầy đủ về QLNN đối với bệnh viện NCL từ góc độ quản lý hành chính nhà nước

Thứ ba, các công trình cũng đã đề cập đến thực trạng QLNN trong lĩnh

vực y tế, quản lý đối với các nghiệp vụ chuyên môn y tế; phân tích thực trạng và đánh giá QLNN trong lĩnh vực y tế… chủ yếu dưới góc độ pháp luật là phương tiện quản lý như: khái niệm, đặc điểm, vai trò QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCB ngoài công lập; nội dung QLNN bằng pháp luật đối với các cơ sở KCB ngoài công lập gồm xây dựng và ban hành pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật để quản lý các cơ sở KCB ngoài công lập; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ sở KCB ngoài công lập; xử lý đối với các vi phạm pháp luật về dịch vụ y tế tư nhân… Tuy nhiên, các yếu tố tác động đến QLNN đối với cơ sở KCB NCL nói chung, đối với Bệnh viện NCL nói riêng cũng như việc thực hiện nội hàm QLNN đối với bệnh viện NCL chưa được đề cập đến và nghiên cứu một cách bài bản

Thứ tư, từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy ở Việt Nam vấn đề

QLNN về y tế nói chung, y tế NCL, trong đó có bệnh viện NCL nói riêng đã và đang được quan tâm hơn trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn Các công trình đã có những tư tưởng, đề xuất giải pháp tăng cường QLNN nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện NCL trên một số địa bàn, nhưng nhìn chung các quan điểm, đề xuất đó được rút ra từ việc xem xét đánh giá hiện có, nhiều nội dung vẫn còn có sự khác biệt chưa có sự thống nhất Mặt khác, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu QLNN đối với bệnh viện NCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung của Việt Nam

Trang 40

Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với bệnh viện NCL ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn các tỉnh miền Trung nói riêng hiện nay là hết sức cần thiết Những kết quả nghiên cứu đã được công bố là cơ sở, tiền đề quan trọng cho việc nghiên cứu hoàn thiện đề tài quản lý nhà nước đối với bệnh viện NCL trên địa bàn các tỉnh miền Trung

1.4 Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù các nghiên cứu khoa học đã công bố có đề cập đến một số nội dung liên quan đến QLNN đối với y tế NCL nói chung, đối với bệnh viện NCL nói riêng, nhưng vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước đối với bệnh viện NCL ở khu vực miền Trung vẫn còn là khoảng trống cần tiếp tục hoàn thiện Theo đó, những vấn đề được đặ ra đối với luận án gồm:

Thứ nhất, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ là nhu cầu thiết yếu của

mỗi người dân và của cả cộng đồng Đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành y tế, mà còn là trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, của các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã hội Mặt khác, trong thời gian qua, các cơ sở KCB NCL nói chung, bệnh viện NCL nói riêng hoạt động còn kém hiệu quả, hiện tượng không tuân thủ quy định, chạy theo lợi nhuận vẫn còn khá phổ biến Vì vậy, việc tăng cường QLNN đối với các cơ sở KCB NCL nói chung, đối với bệnh viện NCL nói riêng hiện nay là rất cần thiết

Thứ hai, chủ trương của Đảng và nhà nước trong công tác xã hội hoá

chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người vừa động viên, vừa tham gia tích cực, chủ động của mọi người với tư cách cộng đồng và tư cách cá nhân, trên cả hai mặt hoạt động và đóng góp; việc tăng cường sự phối hợp liên ngành và củng cố vai trò nòng cốt của ngành y tế Theo đó, xã hội hoá cần chú trọng việc đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ (Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân ), trong đó y tế nhà nước có vai trò chủ đạo Cho phép

Ngày đăng: 28/06/2024, 11:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w