Tài liệu giới thiệu về thơ haiku nhật bản và so sánh thơ hai ku với ca dao việt nam Thơ Haiku và ca dao được xem là tinh túy thơ ca của Nhật Bản và Việt Nam. Cả hia đều phản ánh thế giới quan nhân sinh, đời sống tâm hồn, tình cảm của quần chúng nhân dân. Do vậy, đây đều là những một kho chất liệu phong phú vềđời sốngtinh thần của nhân dân lao động. Có thể nhận thấy rằng giữa hai thể thơ có sự gặp gỡ về cách nhìn nhận thế giới quan nhân sinh và hình thức biểu đạt song bên cạnh đó cũng thấy rõ những điểm riêng biệt. Sự đối chiếu từ góc độ văn hóa trong hai thể thơ này để thấy sự giống và khác nhausẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp thơ ca của hai đất nước này và có thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần cao quý của nhân loại. Từ đó tìm ra những đặc trưng văn hóa dân tộc, cái độc đáo mang “dấu ấn quốc gia” và đặc trưng cũng như cái chung của văn hóa phương Đông.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
LÊ PHƯƠNG THANH
THƠ HAIKU CỦA NHẬT BẢN VÀ CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
HÀ NỘI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
LÊ PHƯƠNG THANH
THƠ HAIKU CỦA NHẬT BẢN VÀ CA DAO VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học
PGS TS PHÙNG GIA THẾ
HÀ NỘI - 2018
Trang 3Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lê Phương Thanh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trungthực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việcthực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Lê Phương Thanh
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do lựa chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục 4
NỘI DUNG 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAIKU VÀ CA DAO 5
1.1 Những nét khái quát về thơ Haiku 5
1.1.1 Nguồn gốc hình thành thơ Haiku 5
1.1.2 Đặc điểm thơ Haiku 6
1.2 Khái quát về ca dao 8
1.2.1 Khái niệm ca dao 8
1.2.2 Thể thơ 9
1.2.2.1 Thể lục bát 9
1.2.2.2 Thể song thất lục bát 10
1.2.2.3 Thể song thất: 11
1.2.2.4 Thể vãn 11
1.2.2.5 Thể hỗn hợp 13
1.2.3 Cấu trúc ngữ nghĩa 13
Chương 2: CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG HAIKU VÀ CA DAO 15
2.1 Điểm tương đồng 15
2.2 Những cảm thức riêng 18
2.2.1 Trong ca dao 18
2.2.1.1 Những trường hợp xuất hiện thiên nhiên 18
2.2.1.2 Cảm thức thẩm mỹ về thiên nhiên 19
2.2.2 Trong thơ Haiku 21
Trang 62.2.2.1 Thiên nhiên biến đổi theo vòng luân hồi của vũ trụ 21
2.2.2.2 Thiên nhiên chứa đựng bí ẩn siêu phàm 22
2.2.2.3 Thiên nhiên và con người có một mối tương giao hòa hợp 22
2.3 Quan niệm về Phật giáo trong thơ Haiku và ca dao 24
2.3.1 Trong thơ Haiku 24
2.3.1.2 Trạng thái cảm xúc trong Thiền 26
2.3.2 Ca dao 33
2.3.2.1 Thuyết nhân quả 33
2.3.2.2 Quan niệm về hạnh phúc và khổ đau trong kiếp sống nhân sinh 33
2.3.2.3 Tinh thần từ bi của nhà Phật 34
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA 37
3.1 Sự tương đồng 37
3.1.1 Tính hàm súc 37
3.1.1.1 Nhan đề 37
3.1.1.2 Thể thơ 37
3.1.1.3 Hình ảnh, biểu tượng 38
3.1.2 Trọng tâm của câu 43
3.1.3 Đặc điểm loại hình thuận lợi cho sáng tác 45
3.2 Sự khác nhau 45
3.2.1 Nhân vật trữ tình 45
3.2.1.1 Trong thơ Haiku 45
3.2.1.2 Trong ca dao 46
3.2.2 Lẻ và chẵn, duy nhất và lặp lại, nhịp điệu 47
3.2.2.1 Trong thơ Haiku 47
3.2.2.2 Trong ca dao 47
KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 71 Lí do lựa chọn đề tài
MỞ ĐẦU
1.1 Văn hoá có một sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với các nhà nghiên cứu
mà còn đối với toàn thể cộng đồng bởi nó kết tinh và thể hiện đậm nét tính cách vàtâm lí của con người Sự kì lạ xen lẫn với những bất ngờ, thú vị luôn làm cho những
ai lần đầu tiếp xúc với nền văn hoá một nền văn hóa mới đều bị lôi cuốn Sự phongphú về loại hình, sự đa dạng về hình thức thể hiện đã giúp cho văn hoá trở thànhnguồn đề tài bất tận cho các công trình nghiên cứu Văn học là gương mặt của vănhoá dân tộc, vì vậy nó không thể đứng ngoài luồng tác động của văn hóa Văn học
đã sớm trở thành một phương tiện lưu trữ và truyền tải văn hoá không chỉ trongphạm vi lãnh thổ mà còn tiến xa ra bên ngoài thế giới
1.2 Thơ Haiku và ca dao được xem là tinh túy thơ ca của Nhật Bản và ViệtNam Cả hia đều phản ánh thế giới quan nhân sinh, đời sống tâm hồn, tình cảm củaquần chúng nhân dân Do vậy, đây đều là những một kho chất liệu phong phú vềđờisốngtinh thần của nhân dân lao động Có thể nhận thấy rằng giữa hai thể thơ có sựgặp gỡ về cách nhìn nhận thế giới quan nhân sinh và hình thức biểu đạt song bêncạnh đó cũng thấy rõ những điểm riêng biệt Sự đối chiếu từ góc độ văn hóa tronghai thể thơ này để thấy sự giống và khác nhausẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹpthơ ca của hai đất nước này và có thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần cao quýcủa nhân loại Từ đó tìm ra những đặc trưng văn hóa dân tộc, cái độc đáo mang
“dấu ấn quốc gia” và đặc trưng cũng như cái chung của văn hóa phương Đông.1.3 Hiện nay trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT và nhất là bậc đạihọc Thơ Haiku của Nhật Bản và Ca dao Việt Nam được đưa vào giảng dạy và họctập với số lượng đáng kể Các nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khichú ý đến hai thể loại này Trước tình hình ấy việc lựa chon đề tài nghiên cứu củanày có thêm ý nghĩa thực tiễn Tác giả khóa luận mong muốn rằng đề tài này sẽ gópphần thiết thực nhất định cho việc tìm hiều, học tập thơ haiku và ca dao ở các bậchọc trong nhà trường phổ thông
Trang 82 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nền văn học Nhật Bản, Việt Nam nói chung, thể thơ Haiku và ca dao nóiriêng cũng từ khá lâu và được giới nghiên cứu khá quan tâm Trong giới hạn và điềukiện của mình, chúng tôi đã tìm hiểu và tiếp thu một số công trình của các tác giảnhư: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thái Bá Tân, Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, HữuNgọc, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật…
Có tính nghiên cứu chuyên sâu về thơ Haiku phải kể đến hai công trình
nghiên cứu là tác phẩm Ba nghìn thế giới thơm của Nhật Chiêu (Nxb Văn nghệ,
2007) đã tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông từng công bố liênquan đến thơ Haiku và thơ Nhật Bản Tiếp theo là cuốn “Haiku, Hoa thời gian” của
Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung (nxb Giáo dục, 2007) cuốn sách được chia làm baphần với ba nội dung chính: Tiếp cận thơ Haiku trong chương trình THPT, Hươngsắc Haiku- những nẻo đường góp nhặt và Dạo bước vườn thơm.Đđây là tài liệu quýbáu dành cho giáo viên, học sinh
Ngoài hai công trình kể trên, nội dung nghiên cứu thơ Haiku còn được đề cậpđến trong các giáo trình về văn học Nhật Bản, các cuốn sách giới thiệu văn hóa, vănhọc Nhật Bản của Nhật Chiêu như: “Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868,NXB Giáo dục, 2003, “Nhật Bản trong chiếc gương soi”, NXB Giáo dục HCMnăm 1997, “Câu chuyện văn chương phương Đông”, NXB Giáo dục, 2002:hay“Xuôi dòng văn học Nhật Bản”, Nguyễn Thị Mai Liên, NXB Đại học Sư phạm,
2003, “Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: tuyệt cú, haiku vàlục bát” của Nguyễn Thị Bích Hải …
Đối với lịch sử nghiên cứu những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấythập kỉ qua là vô cùng phong phú và đa dạng với số lượng tương đối nhiều Bao
gồm cả công trình nghiên cứu mang tính sưu tầm vẫn chiếm phần lớn: Kho tàng ca
dao người Việt (tập 1,2,3) do tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật (chủ
biên), và những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng ca dao, có thể kể đến
một số ông trình nghiên cứu như: Nguyễn Xuân Kính trong Bình giảng ca dao, Mai
Ngọc Chừ nghiên cứu về ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam
Trang 9Nhìn chung, những vấn đề trong thơ Haiku và ca dao được đề cập trongkhông ít bài viết, công trình nghiên cứu Tuy vậy, qua một số tài liệu kể trên, có thểnhận thấy rằng văn hóa trong thơ Haiku và ca dao đều được tác giả này hoặc tác giảkhác nói tới nhưng chỉ là cái nhìn khác quát, chưa có sự khám phá sâu sắc và nhất làchưa có sự so sánh giữa hai thể loại thơ ca này.
Tuy vậy, đó vẫn chỉ là những bài viết lẻ, hoặc chỉ là một vài tiểu mục nào đótrong luận văn, luận án về một thể loại, nghĩa là vẫn chưa có công trình nào khảo sátmột cách tổng hợp, so sánh hai thể loại Chính vì vậy, qua việc tiếp thu các côngtrình nghiên cứu của các tác giả này, cộng với sự tìm tòi nghiên cứu phát hiệnnhững điểm giống và khác nhau về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trên cơ sở sosánh văn hóa trong thơ Haiku của Nhật Bản và ca dao của Việt Nam Điều này càngkích thích tôi mạnh dạn đi vào đề tài này
3 Mục đích nghiên cứu
3.1 Cập nhật, bổ sung kiến thức về hai thể thơ đặc sắc của hai dân tộc NhậtBản và Việt Nam Đồng thời nâng cao nhận thức, giải mã những đặc điểm để từ đónhìn thấy mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
3.2 Nhận diện nét đặc thù riêng của văn hóa Nhật Bản và Việt Nam cũng nhưcái phổ quát của văn hóa phương Đông
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là so sánh thơ Haiku và ca dao từ góc nhìn văn hóa4.2 Phạm vi nghiên cứu
Một số văn bản thơ haiku Nhật Bản và ca dao Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 106 Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận vđược chia làm
ba chương:
Chương 1: Khái quát về Haiku và ca dao
Chương 2: Cảm thức thẩm mỹ thể hiện trong thơ Haiku và ca dao
Chương 3: Nghệ thuật biểu đạt nhìn từ góc độ văn hoá
Trang 11NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAIKU VÀ CA
DAO1.1 Những nét khái quát về thơ Haiku
1.1.1 Nguồn gốc hình thành thơ Haiku
Thể thơ Haiku được ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời Edo(1603 - 1864) khi đã mất dần đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng của thiềntông Haiku là thể thơ nổi tiếng của Nhật Bản, bài có 17 âm tiết, có thể xếp thành 3câu (5-7-5) Các bài thơ Haiku chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc giả vậndụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến sự vật, hiện tượng khác Nó chứa đựngmột khoảng chân không để từ đó người đọc thả vào đó những suy nghĩ Thơ Haiku
là thể thơ phái sinh từ Tanka Tanka là thể thơ khởi đầu của dân tộc Nhật Bản Bàithơ theo thể Tanka có 21 âm tiết, chia thành 5 dòng: dòng một 5 âm tiết, dòng hai 7
âm tiết, dòng ba 5 âm tiết, hai dòng cuối mỗi dòng 7 âm tiết (5-7-5-7-7)
Từ thế kỉ XIV- XV khi thơ Tanka có dấu hiệu thoái trào trên thi đàn vănchương Nhật xuất hiện thể thơ Renga cũng có nhịp 5-7-5-7-7 như Tanka nhưng táchthành hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt, số lượng câu không hạn chế Thực chấtRenga là trò chơi nối câu thơ của thơ Tanka Giới quý tộc Heian rất thích lối sángtác như thế Sau này trong bài Renga liên hoàn đoạn thơ khởi xướng phần thượng
cú được gọi là hokku (phát cú) và viết với hình thức 17 âm tiết (5-7-5) Đến thế kỉXVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên Renga trở nên phổbiến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài renga được làm với mục đích hài hước,thậm chí là châm chọc là haikai no renga, gọi tắt là haikai Thể haikai do tầng lớpthị dân sáng tác với mục đích đùa cợt, phóng túng nên dễ sa vào sự dung tục, chắpnối, gượng ép
Sau này Basho đã đưa thơ Haiku thoát khỏi sự tầm thường bằng cách dunghợp cả cái vô tâm lẫn hữu tâm, sự trào lộng đời thường của haikai hiện đại với sựtao nhã, tâm linh của renga cổ điển vào trong 17 âm tiết của bài hokku Từ đấyhokku không phụ thuộc vào renga nữa, nó trở thành thể thơ độc lập và có tên làhaiku hay hài cú lúc đầu có tên là haikai đến thế kỉ XIX mới có tên là haiku Phần
Trang 12đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku, như vật thơ haiku có nguồn gốc
từ tanka và renga
1.1.2 Đặc điểm thơ Haiku
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, thông thường mỗi bài có 17 âm tiết trong
ba câu 5-7-5 Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng nhà thơ đã dẫn dắtchúng vào lối tư duy vô cùng, rộng mở mà người đọc cần huy động vốn kiến thứccủa bản thân và phải có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú Haiku cổ điển cóniêm luật chặt chẽ Thơ Haiku khi dịch ra thường được xếp thành 3 dòng, còn trongchữ Nhật thì một bài Haiku thường nằm vỏn vẹn trên một dòng Đây là nét riêngbiệt của thơ Haiku không thể lẫn bất kì với một bài thơ nào khác
Thơ Haiku không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại những sự việc xảy ra trướcmắt Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường diễn tả một sự kiệnxảy ra ngay lúc đó, ở hiện tại Sự kiện này có thể liên kết hai ý tưởng khác nhau mà
ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc
“Ôi những hạt sương (sự kiện hiện tại)trân châu từng hạt (ý nghĩa thứ nhất)hiện hình cố hương” (ý nghĩa thứ hai)
(Issa)Một bài thơ Haiku luôn tuân thủ hai nguyên lí tối thiểu, đó là mùa và tínhtương quan hai hình ảnh Trong thơ bắt buộc phải diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ)tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường) và có “Kigo” (quý ngữ) nghĩa là từmiêu tả được bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông hoặc các hình ảnh hoạt động đặc trưngcủa mùa:
tiếp:
“Trên cảnh khôcánh quạ đậuchiều thu”
(M.Basho)Hoặc thể hiện qua các đặc trưng của mùa thay vì gọi tên mùa một cách trực
Trang 13“NaraHoa cúc thơmTượng Phật cổ”
(Basho)Hoa cúc gợi đến mùa thu Nhật Bản, đây cũng chính là quý ngữ của bàithơ.Việc dùng quý ngữ để thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người dân Nhật Bản vớithiên nhiên Người Nhật Bản rất nhạy cảm với bốn mùa có cảm quan tinh tế với thờitiết Sự luân chuyển của "mùa" thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đờisống con người và đó là sự vận động của thời gian Mỗi bài thơ là hương sắc củabốn mùa rực rỡ với những nét tươi đẹp, hồn nhiên, trữ tình nồng thắm
Đọc thơ Haiku, ta cảm nhận được vị trí ở ngoài sự kiện của tác giả Tác giảdường như chỉ chia sẻ với người đọc một dự kiện đã quan sát được:
“Cỏ hoang trong đồng ruộngdẫy xong bỏ tại chỗphân bón”
(M.Basho)Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảmnhẹ nhàng, bàng bạc trong thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũngnêu ra điểm thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnhhằng của thiên nhiên
Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng Thông thường trongthơ đưa ra hình ảnh; một hình ảnh trừu tượng, sống động và linh hoạt, một hình ảnh
cụ thể ghi dấu ấn thời gian và nơi chốn
“Trăng soi (hình ảnh trừu tượng) mộtbầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể) khócthan đáy nồi” ( nơi chốn cụ thể)
(Issa)Nhà thơ không giải thích hay bàn luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉdiễn tả bản chất tự nhiên của nó Người làm thơ phải đặt mình như đứa trẻ lúc nào
Trang 14cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới Một bàithơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn giấy trong kí ức và đưa ra nhữngcảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và ước mơ của người đọc
để người đọc tự suy diễn, cảm nhận
Thơ như một bài kệ, sàng lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốtsao nói đến chính cái đang là “đương hại túc thi” Nắm bắt ngay thực tại ngay tronggiây phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn trongthời điểm đó, tiểu thế giới và địa thế giới hoà nhập vào nhau Một diễn tiến trướcmắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinhnghiệm sống của riêng mình Kĩ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩatrong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc
Thơ Haiku là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nướcPhù Tang Mỗi bài thơ như một chiếc gương soi rọi thiên nhiên của bốn mùa và tâmhồn của nghìn đời
1.2 Khái quát về ca dao
1.2.1 Khái niệm ca dao
Đã có không ít những tài liệu đề cập đến khái niệm ca dao như (ca: bài hátthành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc) là những câu háttheo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm,nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân Ca dao còn được gọi là phong dao ("phong"
là phong tục) Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấucủa một xứ, một vùng
Theo Vũ Ngọc Phan, thuật ngữ "ca dao" vốn là tên gọi Hán Việt, được các nhànghiên cứu văn nghệ dân gian Trung Hoa gọi cho hai loại dân ca khác nhau
Như vậy ca dao lời ca dân gian Lời ca là lời của làn điệu dân ca và các sángtác ngâm vịnh của các nhà Nho hoà vào dòng chảy dân gian Khái niệm ca dao đượcxem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền thống Ca dao là tiếng nói của tìnhcảm
Đặc trưng của thi pháp ca dao
Trang 151.2.2 Thể thơ
1.2.2.1 Thể lục bát
Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát Theo thống kê của Nguyễn XuânKính trong cuốn "Ca dao Việt Nam", có 973 lời được sáng tác theo thể thơ lục bát, chiếm 95% Theo thống kê trong cuốn "Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam" thì
có 5337/5600 lời sáng tác bằng thể thơ lục bát, chiếm 95,3%
Thể thơ lục bát còn gọi là thể thơ sáu-tám bởi kết cấu của thể thơ dòng trênsáu tiếng và dòng dưới tám tiếng Một bài lục bát có số dòng không hạn định, vầnbằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câubát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát
Ví dụ:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”…
Nhịp điệu cơ bản của thể thơ lục bát cơ bản là nhịp 2/2/3, 2/4/2, 4/4, khi diễn
ra những tình cảm yêu thương buồn đau mất mát thì thể thơ lục bát sử dụng cáchgieo vần bằng và nhịp phổ biến là 2/2/2 đã thể hiện được điều đó:
“Người ơi/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ người thương/ lạnh lùng”
Thế nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, độtngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5,3/5…đây là một dạng của lục bát biến thể:
“Chồng gì anh/ vợ gì tôiChẳng qua là cái nợ đời chi đây”
Ngoài ra còn có lục bát biến thể, đã được phân chia thành một số loại:
Loại 1: Dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên:
“Tưởng giếng sâu nối sợi dây dàiHay đâu giếng cạn tiếc hoài sợ dây”
Trang 16“Chàng trẩy đi nước mắt thiếp tôi chảy quanhChân đi thất thểu lời anh dặn dò”
(9/8)Loại 2: Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi
“Chúng ta có thể hiểu chimNhưng làm sao chim hiểu được máu tim con người”
(6/10 tiếng)
“Cuối cùng kết thúc tiêu taoThái Bình Dương chiến trận dạt dào đạn bom”
(6/9)Loại 3: Cả hai dòng đều thay đổi
Yêu nhau ba bốn núi cũng trèoNăm sáu sông cũng lội, bảy tám đèo cũng qua
(7/10)
“Anh xa em ra vì thiên hạ hay vì thúc bá tới xui
Đó băn khoăn đó nhớ, đây bùi ngùi đây thương”
(13/10)
1.2.2.2 Thể song thất lục bát
Trong thơ ca dao, số lời được sáng tác thể song thất lục bát chiếm khoảng 2%
Ở thơ trữ tình bác học, được viết theo thể này cũng có một số bài Theo Phan Ngọc,cấu trúc từng khổ 7+7+6+8 tiếng cho phép thể thơ này nói lên sự đi về của cảm xúcnhư những đợt sóng lên cao xuống thấp rồi lại dàn ra đón lấy những đợt sóng khác(Phan Ngọc (1984), “Suy nghĩ về thể loại song thất lục bát”, Bđd, tr 75)
Làm theo thể này, mỗi lời ca chỉ gồm một khổ (bốn dòng thơ); cực kì hiếm hoinếu không muốn nói rằng không có lời nào dài từ hai khổ trở lên:
“Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏTrên bầu trời rạng rỡ mây xanh
Trang 17Từ ngày chia rẽ em anhNước trời còn đó ai đành phụ nhau”
Ngoài ra trong ca dao còn có hiện tượng song thất lục bát biến thể:
“Nước chay xuôi, con cá bơi lội ngượcNước chảy ngược, con ca vược lội ngangThuyền em xuống bến Thuận An Thuyềnanh lại trẩy lên ngàn, anh ơi!”
1.2.2.3 Thể song thất:
“Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng
Ai đó lên giòn, làm ruộng tôi thươngBiết rằng dạ có vấn vương
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi”
Đây là thể loại đặc biệt ở ca dao Theo Nguyễn Xuân Kính thì trong thơ báchọc, không có tác phẩm nào chỉ có hai câu thất Ở trong ca dao, hiện tượng nàykhông phổ biến nhưng không phải là không có:
“Áo vá vai/ vợ anh không biết
Áo vá quàng/ chí quyết vợ anh”
Hai cặp song thất càng tăng lên sự khẳng định, sự kết luận chắc chắn
“Trầu không vôi/ ắt là trầu mìnhCau không hạt/ ắt là cau giàMình không lấy ta/ ắt là thiệt
Ta không lấy mình/ ta biết lấy ai”
Trang 18Nhất ngôn nói hẳn lờiĐừng bốn chốn ba nơiĐừng trăng gió chào mờiTrăng nhiều trăng rạng rỡTrăng nhiều đèn rạng rỡ”
Thể vãn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, cókhả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm
“Nào khi mô em nói với anhSông cạn mà tình không cạnVàng mòn mà nghĩa không mònNay chừ nước lại xa nonĐêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm”
Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thế vững chắc, là điểm nhấn kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn
“Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay, đi dạmĐược một quan tiền
Ra chợ Kẻ GiêngMua con gà mái về nuôi
Nó đẻ ra mười trứngMột trứng: ung Haitrứng: ung
Ba trứng: ungBốn trứng ung…
…Chớ than phận khó ai ơiCòn da lông mọc, còn chồi lên cây”
Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thể vững chắc, là điểm nhấn
Trang 19kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn Có nhiều lúc phải kể lể sự tình,phải bộc bạch nỗi ấm ức trong lòng, câu thơ lục bát xuất hiện sẽ làm hạn chế chứcnăng của nó, vì thế thể lục bát kết hợp với thể vãn để bài ca có giọng kể lể dẫn dắt.
1.2.2.5 Thể hỗn hợp
Đây là thể kết hợp với nhiều thể khác nhau trong một lời ca chiếm hơn 1% Sựhỗn hợp này khá đa dạng chẳng hạn lời ca sau đây kết hợp giữa các câu chữ khácnhau 6+4+4+4+4+6/8:
“Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm Aithương ai cảm Ainhớ ai trôngThuyền ai thấp thoáng bên sông nay kháNghe câu mái đầy chạng lòng nước”
Hay sự kết hợp 5+5+6+8
“Đường không đi sao biếtChuông không đánh sao kêuNghe lời anh nói bao nhiêuKhiến lòng thắc thẻo tram chiều sót đau”
1.2.3 Cấu trúc ngữ nghĩa
- Cấu trúc lời đơn: Đây là dạng cấu trúc chỉ có một vế đơn
“Yêu nhau cau sáu bổ baGhét nhau cau sáu bổ ba làm mười”
- Cấu trúc đối giải: Đây là cấu trúc đối đáp để giãi bày tâm sự:
“Bây giờ mận mới hỏi đàoVườn hồng đã có ai vào hay chưaMận hỏi thì đào xin thưaVườn đào mở lối nhưng chưa ai vào”
Vài nét cơ bản chắc chắn khó có thể bao quát được sự thay đổi đầy biến động
Trang 20cũng như những đặc trưng của cả hai thể loại Tuy vậy, nhìn chung thơ Haiku và cadao đều thể hiện được tiếng nói tâm hồn của con người, nền văn hóa đất nước bởichúng ra đời từ sớm và được trưởng thành từ trong cuộc sống sinh hoạt con người.Trải qua một quá trình dài, cả Haiku và ca dao đều phải oằn mình biến đổi trong cảnội dung và thể loại để phù hợp với sự thay đổi của sự vật con người qua thời gian.Những sự thay đổi trong thể loại này đã tạo nên sự đa dạng các hình thức thể hiện
và có khả năng truyền tải phong phú về nội dung
Ngày nay, bên cạnh sự sáng tạo các thể loại khác nhau và sự du nhập nhữngthể loại văn chương thì những thể loại văn chương ra đời sớm như thơ Haiku và cadao vẫn giữ được vị trí cao trong lòng độc giả ngày nay Có lẽ bởi vậy mà đâu đótrong những cuộc trò chuyện vẫn thưởng thấy xuất hiện những cụm từ, câu vănmang dáng dấp của hai thể loại này
Trang 21Chương 2: CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG HAIKU VÀ CA DAO2.1 Điểm tương đồng
Thiên nhiên chính là khoảng không gian bên ngoài, là nơi con người luôn tìm
về mỗi khi muốn tìm thấy chính mình, đứng trước thiên nhiên mỗi cá nhân thường
có những cảm nhận riêng bởi họ có những trải nghiệm, hiểu biết khác nhau và trênhết mỗi khung cảnh lại mở ra cho con người một cái nhìn Bất kể dân tộc nào cũngđều sở hữu trong mình những khung cảnh thiên nhiên khác chính vì vậy nó trởthành một đặc trưng cho nền văn hoá đó Chúng ta đi tìm hiểu thiên nhiên cũngchính là tìm hiểu văn hóa của dân tộc hay nói khác đó là tìm hiểu cách giao cảm,cách nhìn của con người với chính thiên nhiên đó Nhờ đó phát hiện những quanniệm khác nhau về thiên nhiên Tuy vậy điều thú vị là những đất nước khác nhau,con người khác nhau, cách nhau xa về không gian đại lí nhưng vẫn phát hiện ranhững điểm tương đồng trong cảm quan thẩm mỹ Điều này được thấy ở qua hìnhthức nghệ thuật văn chương thơ Haiku Nhật Bản và ca dao
Tình yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phongcảnh là nột nét tính cách nổi bật ở cả người Nhật và người Việt Điều đó được minhchứng một cách rõ ràng hơn qua hai loại hình nghệ thuật gắn liền với hai quốc gia
đó là thơ Haiku của Nhật Bản và ca dao trữ tình Việt Nam, người đọc thấy hiện lên
đó cảnh núi sông, sơn thuỷ hài hoà, cảnh vật luân chuyển, tươi tắn, hữu tình Đứngtrước khung cảnh thiên nhiên con người dễ bị rung động trước trước nó, bởi vậythiên đã trở thành một trong những đề tài kinh điển trong thẩm mỹ của con người.Tìm hiểu những rung động ấy qua hai thể thơ truyền thống là một cách tiếp cận vănhoá mà mỗi dân tộc tồn tại đều có diện mạo riêng của mình Diện mạo ấy thườngbộc lộ rõ nét qua văn hoá, tức là trong phong cách sinh hoạt, cách ứng cử của conngười trong mối quan hệ với chính mình, với tự nhiên và xã hội "Văn hoá là hệthống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong những hoạt động sinhtồn và phát triển của mình" (Hà Văn Tấn) Trong diện mạo ấy có những nét nổi bật
để tạo nên diện mạo văn hoá của dân tộc, nhưng cũng có nét giống hoặc gần gũi vớidân tộc khác để hiện lên chân dung văn hoá chung
Trang 22- Trước hết, trong thơ Haiku hay ca dao thiên nhiên hiện đều là những hình ảnhthật bình dị, nguyên sơ và hùng vĩ Trong đó hình ảnh thiên nhiên thường gắnvới các hình tượng: trăng, mây, núi sông, sơn thuỷ, nước non Có nhiều cáchgiải thích khác nhau nhưng có một điểm trong lối tư duy phương Đông là sự hàihoà âm và dương, những cặp hài hoà mang tính cân đối, đối xứng Ca dao vàhaiku đều thể hiện nét tư duy ấy:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Nonxanh nước biếc như tranh hoạ đồ”
“Bên đồi đêm nay
sương về nằm mộngtrăng vung vãi đầy”
(Thiền sư Huyền Tri)Những hình tượng thiên nhiên mây, trăng, núi, hoa, tuyết… xuất hiện trongcâu thơ ngắn gọn nhưng mở ra một không gian rộng lớn, trong đó là sự kết hợp hàihòa giữa thiên – địa, âm – dương điển hình cho lối tư duy phương Đông Ngoài ra,còn phải nhắc đến yếu tố địa hình, ở cả Việt Nam cũng như Nhật Bản thì sơn thủy,mây núi, gió trăng đều gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, mọi công việc làm
ăn, đói no, mọi sinh hoạt buồn vui gắn liền, rất gần gũi thân thiết với con người.Chính vì vậy, nó đã trở thành nguồn cảm xúc đầy thi vị đối với con người xứ sở
- Thiên nhiên xuất hiện trong hai thể thơ này không chỉ dừng lại ở những sự vậtmang giá trị lớn lao, kì vĩ mà đó còn là các sự vật nhỏ bé, bình thường khác nhưcác loài hoa dại, bùn, cỏ , các loài chim đỗ quyên, chim sẻ còn có cả chấy,ruồi, muỗi, rận những cảnh vật hình dị, những vật nhỏ bé, bình thường, dễ bịlãng quên được đưa vào trong thi phẩm, đó là sự cố gắng đi tìm cái đẹp từtrong những cái hình thường ấy Thể hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưnglại với những giá trị mà đời người hằng theo đuổi Vì vậy thiên nhiên hiện lênthật hồn nhiên trong cái trong trẻo và nguyên sơ của nó
Thiên nhiên trong đó còn là những hình ảnh quen thuộc quanh ta, nó hiệndiện thật hồn nhiên, khiêm tốn, bé bỏng dễ thương:
Trang 23“Một nhành bìm bìm hoa tíaQuấn quanh chiếc gàu
Ta sang nhà hàng xóm xin nước thôi!”
Chiyo - (Thanh Châu dịch)Chỉ sau một giấc ngủ mà điều thú vị đã hiện ra trước mắt nhà thơ Một nhànhdây leo hoa tím tự trong vườn đã bò ra quấn quýt quanh gàu nước Và nhà thơ, vớitâm hồn nhạy cảm, đã nâng niu mối giao hoà gắn bó giữa hai sự vật giản dị ấy.Không nỡ cắt chia tình thân giữa chúng, thi sĩ đành sang nhà hàng xóm xin nước đểuống
Cũng trong ca dao, hình ảnh dây hoa bìm bìm nhỏ bé, bình dị xuất hiện:
“Khi xưa ước những chân mây Bâygiờ rớt xuống giữa dây bìm bìm” (Ca
dao)Hay đơn gian là hình ảnh chú chuồn chuồn kiên trì vượt qua gian nan để tồntại mà cố bám víu cho được trên ngọn cỏ rung rinh theo gió
“Con chuồn chuồn đậumãi mà không được trênngọn cỏ gió rung”
Trong ca dao, hình ảnh chuồn chuồn lại hiện lên cái nhìn đầy tinh tế của conngười trong mối tương quan của con vật nhỏ bé này với sự thay đổi của thiên nhiên:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưaBay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Hay:
“Chuồn chuồn bay thấpMưa ngập bờ aoChuồn chuồn bay lượn lên caoTrời mưa mày thấy thế nào được ta!”
Những hình ảnh bình dị ta bắt gặp trong cuộc sống Ta thấy nó luôn đượcxuất hiện trong hai loại hình nghệ thuật này Nó được đưa vào trong thơ bởicảm
Trang 24thức thẩm mỹ truyền thống về cái đơn sơ, bình dị, mộc mạc của tự nhiên Hìnhảnh thiên nhiên ta gặp trong thơ Haiku với vai trò là "quý ngữ" nhưng nó chứa đựng
vẻ đẹp đơn sơ, dung dị, nguyên thuỷ trong từng câu chữ Nó chứa đựng bao tìnhcảm với thiên nhiên của nhà thơ Haiku là thơ ca của thiên nhiên và của vạn vật
Lí giải vì sao thiên nhiên có vị trí đặc biệt trong sáng tác ca dao trữ tình cóthể nhận thấy thiên nhiên xuất hiện nhiều và đa dạng như vậy trong hai loại hìnhnghệ thuật phản ánh sự gắn bó người của hai quốc gia với môi trường thiên nhiênvốn cũng là môi trường lao động, môi trường sinh sống của họ Cảm hứng thiênnhiên phản ánh của những tâm hồn khoáng đạt Thiên nhiên còn là hoàn cảnh sángtác và hình thành thi hứng, hoàn cảnh cấu tứ của hai loại hình nghệ thuật này
2.2 Những cảm thức riêng
2.2.1 Trong ca dao
2.2.1.1 Những trường hợp xuất hiện thiên nhiên
Thứ nhất là trong những câu kể chuyện tâm tình, ở đó cảnh là môi trườnggặp gỡ, là nơi tình tự, chờ đợi, nhớ nhung, nơi diễn ra câu chuyện yêu đương:
“Hà Nội ba mươi sáu phố phườngHàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh
Từ ngày ta phải lòng mìnhBác mẹ đi rình đã mấy mươi phen”
“Cần Thơ là tỉnh,Cao Lãnh là quê,Anh đi lục tỉnh bốn bề,Mải đi buôn bán chẳng về thăm em”
Thứ hai, trong những câu ca giới thiệu về quê hương xứ sở:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanhĐường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng”
“Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về.”
Thứ ba, cảnh như đối tượng của sự thưởng thức thẩm mỹ:
Trang 25“Chiều chiều ra đứng gốc câyTrong chim bay liệng, trông mây ngang trời
Trông xa xa tít xa vờiNhững non cùng nước, những đồi cùng cây”
hay:
“Ai đi qua phố khoa TrườngDừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanhDòng sông uốn khúc chảy quanhTrên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi”
Trong trường hợp thứ ba này, thiên nhiên và cảnh vật hiện ra không phải nhưnhững đối tượng ám chỉ hay đưa đẩy, mà là đối tượng của sự chiêm ngưỡng thuầntúy Điều chứng tỏ ca dao truyền thống không chỉ chứa đựng tâm tư và kinh nghiệmsống của người dân quê mà còn thể hiện những rung động thẩm mỹ, tình yêu của họvới cái đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xung quanh Đối tượng gây nên cảm xúcthẩm mỹ không chỉ là thiên nhiên mà nhiều khi còn là những cảnh vật do con ngườitạo nên, gắn bó với đời sống của họ:
“Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làngBên bờ vải nhãn hai hàng,Dưới sông cá lội từng đàn tung tăngThanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh”
Thiên nhiên xuất hiện trong ca dao như một lẽ dĩ nhiên bởi cuộc sống củangười Việt vốn gắn chặt với thiên nhiên, vì vậy vẻ đẹp của thiên nhiên cũng gắnchặt với sinh hoạt của con người Cái đẹp của phong cảnh có khi là vẻ đẹp của núi,sông, suối khe thuần túy, nhưng nhiều khi là cánh đồng, là bến sông, là con đườngngười qua lại đông vui
2.2.1.2 Cảm thức thẩm mỹ về thiên nhiên
Trong ý thức của người Việt, cảm xúc thẩm mỹ không phải lúc nào cũng tồn
Trang 26tại độc lập mà thường pha trộn, xen lẫn với những cảm xúc khác, nhất là cảm xúc vềcái có ích Điều này phản ánh rất rõ trong những câu ca dao có chữ “hữu tình” liênquan đến phong cảnh:
“Ở đây sơn thủy hữu tình
“Hữu tình” không phải chỉ gắn với tình yêu mà còn gắn với hạnh phúc, no
ấm, với độ phì nhiêu của đất đai, với cuộc sống tấp nập và với chính sự hiện diệnđẹp đẽ của con người Rõ ràng thẩm mỹ của dân gian rất nhất quán: cái đẹp luôngắn với cái có ích Tuy nhiên ở đây cũng cho thấy một nét tính cách nữa của ngườiViệt, đó là coi trọng chữ tình Chữ tình này là một đặc điểm nổi bật trong tính cáchngười Việt, thể hiện cả trong thị hiếu thẩm mỹ, trong tình yêu, trong cuộc sống và
do đó cả trong văn học, trong ca dao:
“Yêu nhau căn dặn đủ điều Càng say về nết, càng yêu vì tình”
“Sống mà chẳng có chữ tìnhThì em cũng quyết liều mình cho xong”
Vẻ đẹp của thiên nhiên tràn ngập trong ca dao, hiện lên trên phong cảnh, trênhình dáng và khuôn mặt con người Thái độ đối với cái đẹp của thiên nhiên ấy vừaphản ánh thế giới quan thô sơ của người dân quê coi con người và thiên nhiên như
là một, vừa nói lên tình yêu của họ đối với thiên nhiên, một tình yêu vừa có ý nghĩa
mỹ học sâu sắc, vừa chứa đựng trong nó một nhãn quan về môi trường rất nhân văn
và hiện đại Tìm hiểu dấu ấn thiên nhiên và phong cảnh trong ca dao phần nào hiểucách con người cảm nhận vẻ đẹp của thế giới xung quanh, tìm hiểu đặc điểm củanhững rung động thẩm mỹ đã để lại dấu vết trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh,trong cách đề cao, khen ngợi những cảnh vật được ưa thích
Trang 27Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất quan hệ thẩm mỹ của con người với hiệnthực, nhưng cái đẹp không chỉ có trong nghệ thuật Cái đẹp có cả trong thiên nhiêntrong phong cảnh Rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên là một bộ phận trongkinh nghiệm thẩm mỹ của con người Tìm hiểu những rung động thẩm mỹ thể hiệnqua các loại hình nghệ thuật truyền thống khác nhau cũng là một cách tiếp cận bảnsắc văn hóa của mỗi dân tộc và tìm hiểu cái đẹp của nghệ thuật “Mỹ học tự nhiên
sẽ cho chúng ta những cơ sở cần thiết để xây dựng triết học nghệ thuật”
2.2.2 Trong thơ Haiku
Người Việt xem thiên nhiên như đối tượng gắn kết với con người gửi gắmtâm tư một cách trực tiếp và gián tiếp Còn dân tộc Nhật thiên nhiên lại mang ýnghĩa huyền bí sâu xa Do vậy người Nhật có cảm thức riêng về thiên nhiên của dântộc mình Họ tìm thấy từ thiên nhiên mọi cái đẹp tình yêu và thơ ca Thiên nhiên lànơi để con người gửi hồn vào tha hồ ngụp lặn cảm nhận được mọi vẻ đẹp nảy sinhbao tình cảm và là linh hồn của thơ ca Cảm thức thiên nhiên của người Nhật dựatrên hai yếu tố sau:
2.2.2.1 Thiên nhiên biến đổi theo vòng luân hồi của vũ trụ
Thiên nhiên trong cảm nhận của người Nhật giống như trong Kinh Dịch:
"Nam nữ cấu tinh vạn vật hóa sinh" Thiên nhiên không đứng yên một chỗ mà dichuyển theo vòng xoay vô tận của các mùa để "biến đổi hóa sinh" ra đi rồi lại trởvề
cội
“Đã rơi năm nàotuyết mà ta ngắmbây giờ lại rơi ?”
(Basho)Hay trong một bài haiku khác của Bashô trình bày một cuộc chơi: hoa rụng về
Xuống đất ưcánh hoa về cội rễdường như giã từ
Trang 28Bài thơ thuộc mùa xuân cho dù nói về giã từ và cái chết Vì hoa lại tan mìnhvào đất, một lúc nào đó lại tái sinh thành hoa mới trên cây Cây đã nhập hoa trở lạivào thân mình Vòng luân hồi của sinh thái là thế Trong thiên nhiên biến đổi ấy conngười cỏ cây muông thú không ngừng sản sinh Đó là yếu tố thứ nhất trong cảmthức thiên nhiên của người Nhật.
2.2.2.2 Thiên nhiên chứa đựng bí ẩn siêu phàm
Tính thần linh là yếu tố thứ hai trong cảm thức thiên nhiên của người Nhật.Người Nhật luôn tự hào là con cháu của Nữ thần mặt trời Đất nước của họ là vươngquốc Mặt trời mọc Với họ cỏ cây sông núi đều có bóng dáng của thần linh hay ẩnchứa một cái gì đấy siêu phàm Thiên nhiên của họ được coi là có tính thần linh Họsùng bái tôn thờ thiên nhiên biểu hiện cho niềm tin ấy Vì vậy họ có "Thần đạo".Trong cảm nhận của người Nhật thiên nhiên còn có sự hòa hợp trật tự mà biểu trưng
là bộ ba vật "đế biểu" (thanh kiếm - chiếc gương - vòng ngọc)
Do đó họ tìm thấy cái thần và vẻ đẹp của thiên nhiên Khi ngắm hoa đào hayngồi dưới bóng hoa người Nhật không chỉ thưởng thức vẻ đẹp của hoa mà cònmuốn giao cảm với linh thần của cây Hay khi ngắm núi Fuji (Phú Sĩ) cũng thế tức
có một linh thần của núi trong tư tưởng họ
(Bassho)
2.2.2.3 Thiên nhiên và con người có một mối tương giao hòa hợp
Người Nhật luôn tinh tưởng rằng con người được sống được bao bọc chở chetrong lòng thiên nhiên Thiên nhiên hiện hữu bình đẳng với con người Cả hai quan
hệ gắn bó kết giao tình thân thiết Thiên nhiên không phải là cái để con người chinh
Trang 29phục và đối lập với con người Vì thiên nhiên và con người là những biểu hiện vòngluân hồi của vũ trụ nên con người hòa đồng vào thiên nhiên bằng sự giao cảm từtâm hồn trong trạng thái "chân không" của Thiền tông Thế giới chân không là nơisâu thẳm của sự an lạc Đó là một chân không đầy ắp thiên nhiên là nơi con ngườitìm lại mình từ trong lòng thiên nhiên.
Nàng nữ sĩ – ni cô Chiyo vào một sớm mai, thức dậy ra giếng múc nước đểchuẩn bị pha trà sáng nhận thấy:
“Một nhành bìm bìm hoa tíaQuấn quanh chiếc gàu
Ta sang nhà hàng xóm xin nước thôi !”
Chiyo - (Thanh Châu dịch)Chỉ sau một giấc ngủ mà điều thú vị đã hiện ra trước mắt nhà thơ Một nhànhdây leo hoa tím tự trong vườn đã bò ra quấn quýt quanh gàu nước Và nhà thơ, vớitâm hồn nhạy cảm, đã nâng niu mối giao hoà gắn bó giữa hai sự vật giản dị ấy.Không nỡ cắt chia tình thân giữa chúng, thi sĩ đành sang nhà hàng xóm xin nước đểuống
Gakoku lại thể hiện triết lí tương giao, hoà hợp của Thiền bằng một hình ảnhthật nên thơ :
“Đôi khiTrên mặt hồ mờ sương Nổi lên một cánh buồm”
Gakoku - (Thanh Châu dịch)Bài thơ mở ra một không gian mênh mông, mờ ảo: trên mặt hồ mờ sương ẩnhiện một cánh buồm Tuyệt nhiên trong đó không có bóng dáng của những toà nhàchọc trời như pháo đài cố thủ, tường rào phân chia ngăn cách Qua con mắt thinhân, chỉ có một thiên nhiên thuần hậu, êm đềm, dung chứa, hoà hợp Màn sương
mờ bao bọc, nâng niu cánh buồm thoắt ẩn thoắt hiện Cánh buồm trở thành mộtphần của thiên nhiên như cá trong nước, như chim trên trời Cánh buồm phảichăng là biểu tượng cho vạn vật trong vũ trụ này, chợt đến từ cõi mù sương rồi lại
Trang 30chợt đi vào khoảng sương mù huyền diệu, nhưng là một phần của thế giới, góp phầntạo nên dòng biến dịch âm thầm không cùng của vũ trụ?
Sự hòa hợp giao cảm của con người và thiên nhiên được thể hiện qua bài thơHaiku sau đây của Basho
“Tôi vỗ bàn taydưới trăng mùa hạtiếng dội về ban mai !”
Con người và thiên nhiên trong bài thơ hòa vào nhau để đổi trao tâm sự đồngcảm với nhau Vào một đêm trăng bên dòng sông Sumida Basho đứng trước Ba tiêu
am ngắm trăng Ông vỗ bàn tay thoát ra một âm vang Âm vang đó là "Tiếng dội vềban mai!" Vũ trụ đã trả lời với nhà thơ bằng ánh ban mai đã mọc Nhưng thật raánh ban mai đó có sẵn trong lòng nhà thơ từ bao giờ và trả lời cho nhà thơ Chẳngqua đó là sự giao cảm của nhà thơ với thiên nhiên
Về đặc điểm này, thơ haiku rất gần với thơ tượng trưng phương Tây Bởi cácnhà thơ tượng trưng cũng đã từng cảm thấy: “Những mùi hương, những màu sắc,những âm thanh tương giao với nhau” (Bôđơle)
2.3 Quan niệm về Phật giáo trong thơ Haiku và ca dao
Cả thơ Haiku và ca dao đều mang âm hưởng tư tưởng Phật giáo, chỉ có điềumỗi thể loại lại phản ánh tư tưởng này dưới một góc độ khác Nếu trong ca dao tưtưởng phật giáo là nhân quả, thì trong Haiku tập trung ở thiền tông một tông giáophật giáo
2.3.1 Trong thơ Haiku
2.3.1.1 Thiền và thi ca Thiền trong quan niệm người Nhật
Thiền là một tông phái của Phật giáo đại thừa để lại ảnh hưởng sâu sắc tớinghệ thuật và văn hoá truyền thống của Nhật Thiền tông được phát triển ở TrungHoa trong thế kỉ thứ VI và được truyền bá tới Nhật vào thế kỉ thứ XIII Thiền khôngphải là một hệ thống tư tưởng, hay một nhận thức tâm lí Đừng rơi vào cạm bẫy tìmhiểu thiền qua những giảng giải đầy chữ nghĩa Trong Thiền có câu “Dù nói mãi về
đồ ăn cũng không làm ta no bụng”