Bắt đầu từ một công ty nhỏ, người lậpnghiệp là người chủ điều hành công ty.➔ Sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp:➔ Ý tưởng: Khởi nghiệp thường gắn liền với các ý tưởng mới, sáng
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÀI TẬP LỚN
Môn: Nguyên lý kế toán
Giảng viên : Phạm Hoài Nam
Hoàng Thị Thu Huyền : 25A4030640
Trang 2BẢNG THÀNH VIÊN
giá
1 Vũ Thị Khánh An 25A4010965 Nội dung: I-3-a, I-3-b, II-7 14,32%
2 Nguyễn Việt Dương 25A4011348 Nội dung: I-2-c, I-2-d, II-4 14,28%
3 Hoàng Bình Minh 25A4010086 Nội dung: I-2-e, I-2-f, II-3 14,28%
4 Tạ Quang Minh 25A4010090 Nội dung: I-1, I-2-a, I-2-b,
5 Hoàng Thị Thu Huyền 25A4030640 Nội dung: I-3-c, I-3-d, II-6 14,28%
6 Phan Thị Ánh Hảo 25A4050041 Nội dung: I-2-g, I-2-h, II-5 14,28%
7 Lê Minh Quân 25A4010423 Nội dung: I-3-e, I-3-f, II-2 14,28%
Trang 3MỤC LỤC
b Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup ecosystem) 3
c Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (Startup Coach/Mentor) 3
a Khởi nghiệp kinh doanh cá thể: Sống là để hưởng thụ 7
b Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình 7
c Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng: Tham vọng ông lớn 7
d Khởi nghiệp hướng chuyển nhượng: Từ túi này sang túi khác 8
e Khởi nghiệp trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất 8
f Khởi nghiệp hướng xã hội: Tạo nên sự khác biệt 8
5 Những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để có thể phát triển nghề nghiệp 12
Trang 4MỞ ĐẦU
Sự phát triển của nền kinh tế đã làm các ngành nghề trở nên đa dạng hơn Tuy vậy, ngành Ngân hàng vẫn được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vài trò then chốt trong việc ổn định kinh tế vĩ mô Qua tìm hiểu về ngành Ngân hàng, ngành mà chúng tôi đang theo học, thì chúng tôi nhận thấy đây là một ngành rộng, bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến kinh doanh và giao dịch tiền tệ thông qua ngân hàng Ngành học cung cấp cho chúng tôi những kiến thức về môi trường kinh tế xung quanh Ngành cũng mang lại cho chúng tôi nhiều cơ hội nghề nghiệp Để hiểu sâu hơn về ngành Ngân hàng
và định hướng nghề nghiệp cho bản thân khi tốt nghiệp, chúng tôi lập ra kế hoạch phát triển nghề nghiệp với nghề nghiệp đã lựa chọn là giao dịch viên ngân hàng Với những tìm hiểu của nhóm, chúng tôi mong muốn được sẻ chia thêm những hiểu biết về ngành Ngân hàng và nghề giao dịch viên ngân hàng tới mọi người Để qua đó, mọi người sẽ có cái nhìn toàn diện về ngành Ngân hàng và nghề giao dịch viên
I CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN KHỞI NGHIỆP?
1 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp là một thuật ngữ tiếng Anh, được dịch sang tiếng Việt là "start-up" Khởi nghiệp là quá trình tạo ra một doanh nghiệp mới, từ ý tưởng, phát triển, đến khi đi vào hoạt động và phát triển Khởi nghiệp thường gắn liền với các yếu tố như đổi mới, sáng tạo, và chấp nhận rủi ro
2 Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp
a Lập nghiệp (Entrepreneur)
Lập nghiệp là một thuật ngữ tiếng Việt, được dịch sang tiếng Anh là
"entrepreneurship" Lập nghiệp là quá trình một người lên kế hoạch và tiến hành khởi tạo, vận hành một doanh nghiệp của riêng họ Bắt đầu từ một công ty nhỏ, người lập nghiệp là người chủ điều hành công ty
➔ Sự khác biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp:
➔ Ý tưởng: Khởi nghiệp thường gắn liền với các ý tưởng mới, sáng tạo, mang
tính đột phá Lập nghiệp không nhất thiết phải là ý tưởng mới, sáng tạo, mà có thể là những ý tưởng đã có sẵn trên thị trường
Trang 5➔ Mục tiêu: Khởi nghiệp thường hướng tới mục tiêu tăng trưởng nhanh chóng,
trở thành doanh nghiệp lớn Lập nghiệp thường hướng tới mục tiêu tạo ra lợi nhuận ổn định, lâu dài
➔ Rủi ro: Khởi nghiệp thường đi kèm với rủi ro cao hơn so với lập nghiệp
b Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup ecosystem)
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup ecosystem) là một tập hợp các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bao gồm các thành phần chính sau: Các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST
Các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp
Các cơ quan nhà nước
Các tổ chức tài chính
Các doanh nghiệp lớn
Các trường đại học, viện nghiên cứu
c Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (Startup Coach/Mentor)
Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp (startup coach) là một người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về khởi nghiệp hoặc ngành công nghiệp cụ thể, được thuê hoặc mời tham gia vào một công ty khởi nghiệp nhằm cung cấp sự hỗ trợ, tư vấn, và hướng dẫn cho doanh nghiệp đang mới thành lập
Cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp thường không tham gia vào công ty với vai trò cố định, mà thường được trả lương hoặc nhận cổ phần (equity) của công ty dưới dạng phần thưởng cho sự đóng góp của họ Vai trò của họ là giúp khởi nghiệp vượt qua các khó khăn ban đầu và phát triển một cách bền vững
Vai trò của cố vấn dẫn dắt khởi nghiệp rất đa dạng và có thể bao gồm:
Tư vấn chiến lược
Mạng lưới kết nối
Tư vấn về sản phẩm và công nghệ
Tài chính và quản lý
Tư vấn về tiếp thị và phân phối
Trang 6d Nhà đầu tư (Investor)
Nhà đầu tư ( Investor) có thể là một công ty, một tổ chức hoặc một cá nhân đơn
lẻ nắm trong tay một lượng tiền nhất định Những người này sẽ đầu tư vào những dự án, sản phẩm khởi nghiệp khác nhau và mong muốn thu lại lợi nhuận khi dự án đó thành công trong tương lai
Đầu tư thiên thần (Angel Investor)
Đầu tư thiên thần – Angel Investor là những nhà đầu tư với số vốn nhỏ, thường xuất phát từ tài sản cá nhân và dành cho những doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tiên, phát triển ý tưởng thành sản phẩm cụ thể Các dự án đầu tư thiên thần thường có giá trị nhỏ, tính rủi ro cao, đòi hỏi thời gian chờ đợi dài (có thể tới 8 năm), và lợi nhuận chủ yếu chỉ đến sau khi doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, được định giá cao khi bán lại hoặc đưa lên sàn chứng khoán
Đầu tư mạo hiểm (Venture capitalist)
Đầu tư mạo hiểm – Venture capitalist là nhà đầu tư với số vốn lớn hơn nhiều so với đầu tư thiên thần Những nhà đầu tư này thường rót vốn cho những doanh nghiệp đã
có khách hàng và doanh thu, muốn mở rộng thị trường và quy mô doanh nghiệp Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào những doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực tốt, có khả năng phát triển sản phẩm chất lượng và có tính cạnh tranh cao trên thị trường Điều này
sẽ làm tăng khả năng thành công cũng như giảm thiểu tỷ lệ rủi ro cho nhà đầu tư
e Tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp
Vườn ươm doanh nghiệp (Incubator)
Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng để các doanh nghiệp phát triển
Quan trọng nhất trong vườn ươm khởi nghiệp không phải là vị trí điều hành mà
là vị trí quản lý cộng đồng Đây là người đóng vai trò kết nối và nắm được tình hình của các dự án đang được ươm tạo
Thước đo sự hiệu quả của vườn ươm khởi nghiệp đó là số vốn đã gây dựng được, điều này nói lên sự hứng khởi của thị trường đối với mô hình vườn ươm của bạn, những
gì bạn cung cấp
Trang 7Tăng tốc doanh nghiệp (Accelerator)
Tăng tốc doanh nghiệp là một mô hình được thiết kế để giúp các công ty khởi nghiệp đã thành lập mở rộng quy mô một cách nhanh chóng và thường cung cấp vốn để đổi lấy vốn sở hữu trong doanh nghiệp
Các chương trình tăng tốc thường yêu cầu các công ty khởi nghiệp phải có sản phẩm khả thi tối thiểu hoặc một nhóm cố định trước khi họ có thể đăng ký Sau khi được thừa nhận, các công ty khởi nghiệp sẽ trải qua một giai đoạn tăng trưởng và phát triển mãnh liệt, thường kéo dài từ ba đến sáu tháng
f Gọi vốn (Funding)
Seed funding
Đây là vòng mà các startup rất cần nguồn vốn để phát triển ý tưởng kinh doanh Đứng sau các vòng gọi vốn này thường là nhà đầu tư thiên thần, quỹ cố định hoặc các vườn ươm, chương trình tăng tốc khởi nghiệp Số tiền đầu tư ở vòng này dao động 10.000-100.000 USD Nguồn vốn sử dụng để nghiên cứu sâu hơn, thử nghiệm mức độ phù hợp của sản phẩm với thị trường, tuyển dụng các vị trí chủ chốt và phát triển sản phẩm Các nhà đầu tư ở vòng này thường chấp nhận rủi ro và thậm chí rất nhiều khoản đầu tư không thành công Tuy nhiên, một nhóm đầu tư mạo hiểm được quản lý tốt hay bản danh mục các dự án từng đầu tư vẫn tạo ra nhiều lợi ích với các nhà đầu tư ở vòng này
Series A
Ở vòng này, các nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào những dữ liệu thực tế để xem xét những gì startup thực hiện với số tiền được đầu tư trước đó Các nhà đầu tư có thể không quan tâm đến doanh thu, họ muốn biết những số liệu quan trọng nào đang được cải thiện và có thể xử lý về mặt tiềm năng để dự án có thể trở thành một cỗ máy kiếm tiền có giá trị hay không Vốn ở vòng series A thường được dùng để tối ưu hóa những gì
đã thực hiện nhằm phát triển mô hình trở thành một cái gì đó có thể nhanh chóng mở rộng sau này Các nhà đầu tư trước đó cũng có thể tiếp tục tham gia dù lúc này startup sẽ bắt đầu yêu cầu sự hợp tác của các nhà đầu tư – những người có thể giúp đưa liên doanh lên một tầm cao mới Vòng series A thường là sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture capital) và nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) Nếu đã có mặt trước đó, nhà đầu tư sẽ xem xét nguồn vốn họ bỏ ra đã được sử dụng như thế nào và liệu lần đầu tư
Trang 8này có tốt cho nguồn quỹ của họ Một số nhà đầu tư khác cũng tham gia vòng này là các công ty tư nhân, công ty gia đình, quỹ phòng hộ hay các liên doanh
Series B
Ở vòng series B, startup tìm kiếm sự tham gia của các quỹ đầu tư mạo hiểm Số tiền trong giai đoạn này dùng để xây dựng công ty dựa trên những thành công hiện có, với việc mở rộng đội ngũ, không gian địa lý để khám phá các thị trường mới và nhìn chung là mở rộng về mặt quy mô Số tiền huy động được ở vòng này có thể lên đến hàng chục triệu USD Các nhà đầu tư thường chọn lựa kỹ lưỡng để tạo bước nhảy vọt cho startup Các quyết định mua lại có thể bắt đầu được đặt trong tầm ngắm tiềm năng với các nhà đầu tư
Series C
Công ty có thể bước vào một cuộc chạy nước rút, gia tăng thị phần và vị trí trên thị trường Cũng có khả năng lớn là công ty của bạn sẽ nhận được những lời đề nghị mua lại mang tính chiến lược Việc này có thể đến từ chiêu mộ tài năng, loại bỏ cạnh tranh về người dùng và vị trí địa lý hoặc kết hợp nhiều công ty lại với nhau Lúc này, startup sẽ làm việc với các hãng đầu tư lớn nhất hoặc thậm chí là các nhà đầu tư của các tập đoàn Tuy nhiên, đây cũng có thể là vòng gọi vốn khó khăn nhất với các nhà sáng lập bởi nhà đầu tư sẽ đòi hỏi nhiều hơn và trông đợi một quy trình thẩm định tích cực hơn
g Bootstrapping
Phương pháp tự thân vận động (Bootstrapping) nói đến việc một nhà khởi sự kinh doanh bắt đầu mở một công ty với rất ít vốn Một cá nhân được cho là đang bootstrapping khi họ cố gắng thành lập và xây dựng một công ty từ tài chính cá nhân của mình hoặc doanh thu từ hoạt động của công ty mới
h Exiting
Mua bán và sáp nhập (Merger and Acquisition)
Khởi nghiệp bán công ty và thu về một số lượng tiền mặt đủ lớn Việc mua bán
có thể là toàn bộ doanh nghiệp hoặc từng phần, từ sản phẩm, sỡ hữu trí tuệ, hay nhân sự…
Đưa công ty lên sàn chứng khoán (IPO)
Trang 9Lúc này tất cả mọi người đều có thể trở thành nhà đầu tư cho doanh nghiệp bằng cách mua cổ phiếu mà công ty bán ra Lúc này, công ty tư nhân sẽ trở thành công ty đại chúng, và không còn được coi là startup nữa
3 Các loại hình khởi nghiệp
a Khởi nghiệp kinh doanh cá thể: Sống là để hưởng thụ
Những nhà kinh doanh thuộc kiểu này hướng tới mục tiêu cân bằng giữa công việc và cuộc sống Họ kinh doanh nhằm hướng tới việc đáp ứng nhu cầu về "thu nhập" song song với niềm "đam mê" và "sở thích" Họ lấy niềm đam mê làm trung tâm, họ sống vì đam mê Họ làm việc vì chính họ, vừa làm vừa hưởng
b Khởi nghiệp kinh doanh nhỏ: Lao động để nuôi sống gia đình
Nhà sáng lập cũng đồng thời là nhân công Những nhà kinh doanh dạng này thường làm việc chăm chỉ, ưa chuộng thuê nhân công tại địa phương hoặc trong gia đình, và đa số là không có lãi hoặc lãi rất ít Hình thức kinh doanh này được tạo dựng nhằm vào mục tiêu chính của chủ sở hữu đó là “nuôi sống bản thân và gia đình” Nguồn vốn duy nhất của họ là khoản tiết kiệm tự thân, tiền gửi ngân hàng, các khoản vay kinh doanh nhỏ và số tiền mượn được tự người thân, họ hàng Những nhà kinh doanh thuộc nhóm này thường không trở thành tỷ phú hay xuất hiện trên các tạp chí người giàu
c Khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng: Tham vọng ông lớn
Từ giây phút đầu tiên, nhà sáng lập đã tin tưởng rằng mình sở hữu tầm nhìn có thể thay đổi thế giới Mục tiêu của họ ngoại trừ việc hưởng lợi nhuận còn có chú tâm vào tạo ra tính công bình bên trong tổ chức, tạo ra một công ty có giá trị liên thành, có chỗ đứng vững mạnh Những dự án hởi nghiệp dạng này rất cần đến những nhà đầu tư mạo hiểm hỗ trợ hòng tìm ra những mô hình kinh doanh mới mẻ Họ chỉ làm việc với những người giỏi nhất Một khi đã tìm ra một sản phẩm và một mô hình kinh doanh phù hợp, họ lại càng tập trung hơn vào hướng mở rộng và càng ra sức kêu gọi vốn đầu tư để thúc đẩy tiến độ lên mức nhanh nhất
d Khởi nghiệp hướng chuyển nhượng: Từ túi này sang túi khác
Trong vòng 5 năm trở lại đây, ứng dụng web và di động đã vươn lên mạnh mẽ và việc chuyển nhượng các khởi nghiệp dạng này đã trở nên hết sức phổ biến, tiêu biểu là việc Facebook mua lại Instagram mới đây Chi phí khởi nghiệp cho các dự án đồng dạng
ít hơn nhiều so với dạng truyền thống, yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đầu tư bên ngoài;
Trang 10lợi thế bên cạnh đó là giảm bớt thời gian cần thiết để đưa được sản phẩm ra thị trường
và có bệ đỡ sẵn Mục tiêu chính không phải là tạo lập các tập đoàn tỷ đô, mà là nuôi lớn
ý tưởng rồi bán lại cho các bên kinh doanh lớn hơn
e Khởi nghiệp trong công ty lớn: Đổi mới hoặc biến mất
Đây là một mô hình hoạt động trong công ty lớn mà công ty khuyến khích và hỗ trợ các nhân viên tự đề xuất ý tưởng, phát triển dự án mới và thậm chí tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới bên trong tổ chức
Các yếu tố quan trọng của khởi nghiệp trong công ty lớn bao gồm:
Sáng tạo
Quản lý rủi ro
Tài trợ và hỗ trợ
Tự quản lý và tính tự động
Khởi nghiệp trong công ty lớn có thể tạo ra các cơ hội mới, giúp công ty mở rộng sản phẩm và dịch vụ, gia tăng sự cạnh tranh, và thu hút và giữ chân nhân tài sáng tạo.Tuy nhiên, cũng có khả năng thất bại, và không phải mọi dự án khởi nghiệp trong công ty lớn đều thành công Khởi nghiệp trong công ty lớn có thể thúc đẩy sự phát triển
và đổi mới trong các doanh nghiệp lớn, giúp họ duy trì tính cạnh tranh và thích nghi với môi trường kinh doanh thay đổi liên tục
f Khởi nghiệp hướng xã hội: Tạo nên sự khác biệt
Khởi nghiệp hướng xã hội là một loại hoạt động kinh doanh mà mục tiêu chính của nó không chỉ là tạo lợi nhuận tài chính mà còn là tạo ra giá trị xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường Khởi nghiệp hướng xã hội chú trọng vào việc sử dụng kinh doanh và khả năng sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội, như cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nghèo đói, bảo vệ môi trường, cải thiện sức khỏe, và nâng cao chất lượng giáo dục
Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng của Khởi nghiệp hướng xã hội: Mục tiêu xã hội chính
Giải pháp cải tiến
Đo lường tác động
Mô hình kinh doanh bền vững
Quan hệ đối tác