1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ ngon việt nam

181 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán Nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Khoá luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 53,11 MB

Nội dung

Các dẫn chứng của tác giả chưa có nguồn rõ ràng, cũng như chưa có chứngtừ gốc cụ thể.Theo nghiên cứu của sinh viên Lê Thị Thanh Nga 2022,“Hoàn thiện công táckế toán nguyên vật liệu,

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

1.Tính cấp thiết của đề tài 5

2.Tổng quan các công trình nghiên cứu 6

3.Mục tiêu nghiên cứu 8

4.Câu hỏi nghiên cứu 9

5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

6.Phương pháp nghiên cứu 9

7.Bố cục khoá luận 11

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 12

1.1 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp 12

1.1.1 Khái niệm NVL, CCDC 12

1.1.2 Đặc điểm NVL, CCDC 12

1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL, CCDC trong doanh nghiệp 13

1.2 Phân loại NVL, CCDC 15

1.2.1 Phân loại NVL 15

1.2.2 Phân loại CCDC 16

1.3 Tính giá NVL, CCDC 16

1.3.1 Tính giá NVL, CCDC nhập kho 17

1.3.2 Tính giá NVL, CCDC xuất kho 17

1.4 Nhiệm vụ của kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp 20

1.4.1 Nhiệm vụ kế toán NVL 20

1.4.2 Nhiệm vụ kế toán CCDC 20

1.5 Kế toán chi tiết NVL, CCDC trong doanh nghiệp 20

1.5.1 Phương pháp thẻ song song 21

1.5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 21

1.5.3 Phương pháp sổ số dư 22

Trang 2

1.6 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 23

1.6.1 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 23

1.6.2 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ 28

1.7 Chứng từ sử dụng 29

1.8 Các hình thức ghi sổ kế toán NVL, CCDC 29

1.8.1 Hình thức nhật ký chung 29

1.8.2 Hình thức chứng từ ghi sổ 31

1.8.3 Hình thức nhật ký – sổ cái 32

1.8.4 Hình thức kế toán máy 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGON VIỆT NAM 36

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 36

2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 36

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 44

2.1.3 Những vấn đề chung về công tác kế toán của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 47

2.1.4 Chế độ kế toán áp dụng 52

2.1.5 Đánh giá khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam trong 3 năm gần nhất (2021, 2022, 2023) .57

2.2 Thực trạng Kế toán NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 59

2.2.1 Danh mục các loại vật liệu, CCDC chính của đơn vị 59

2.2.2 Đặc điểm của NVL, CCDC tại đơn vị 59

2.2.3 Phân loại NVL, CCDC tại đơn vị 61

2.2.4 Tính giá NVL, CCDC của đơn vị 61

2.2.5 Kế toán chi tiết NVL, CCDC tại đơn vị 64

2.2.6 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 73

Trang 3

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 76

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGON VIỆT NAM 77

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 77

3.1.1 Ưu điểm 77

3.1.2 Nhược điểm 78

3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán NVL, CCDC 79

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán NVL, CCDC 79

3.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán NVL, CCDC 80

3.3 Khuyến nghị và hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam 81

3.3.1 Công tác quản lý NVL, CCDC 81

3.3.2 Công tác kế toán NVL, CCDC 84

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

Trang 4

DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

VIETDELI Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

KQKD Kết quả kinh doanh

NSNN Ngân sách nhà nước

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

TNCT Thu nhập chịu thuế

Trang 5

STT Số thứ tự

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán NVL, CCDC đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính ViệtNam nói riêng và nền kinh tế nói chung Luận về kinh tế học, hai khái niệm luônxuất hiện và được coi là trụ cột chính của nền kinh tế là “cung” và “cầu” Trong đó,

“cung” có nghĩa là mức độ cung cấp sản phẩm và “cầu” nghĩa là mức độ mà ngườitiêu dùng muốn và sẵn lòng bỏ ra để mua chúng Để kích thích “Cung” hay “Cầu”,thì nguyên tắc đầu tiên đó là sản phẩm phải chất lượng và phù hợp với thị hiếu củangười tiêu dùng Và theo quy chuẩn chung về chất lượng sản phẩm ISO 9001, cóbốn yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, gồm: nguyên vật liệu (Material),Công nghệ - máy móc (Machines), Con người (Men) và Phương pháp (Methods).Như vậy, để đáp ứng được nhu cầu về nguồn cung chất lượng, các nhà quản trị cầnbiết quản lý và kiểm soát NVL, CCDC một cách hiệu quả Điều này đã đặt ra nhữngyêu cầu cấp thiết cho công tác kế toán NVL, CCDC trong các doanh nghiệp Bởi,chỉ khi công tác này hoạt động hiệu quả, mới góp phần tạo ra nhiều sản phẩm chấtlượng hơn, giảm giá thành, gia tăng nhu cầu trao đổi, mua bán của người tiêu dùng,

từ đó, kích thích cung và cầu, góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ, nhằm thúc đẩytăng trưởng của nền kinh tế

Và trong chiến lược 4P (Product, Price, Place và Promotion) của Chuyên giaphát triển sản phẩm người Mỹ - Nei Borden, thì sản phẩm (Product) chính là nhân

tố đầu tiên và quan trọng nhất của doanh nghiệp Điều này đã cho thấy mối tươngquan giữa doanh nghiệp, sản phẩm, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ Nếu sảnphẩm tạo nên thương hiệu, thì nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chính là hai trong

số bốn yếu tố đầu vào quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Một sản phẩm chất lượng nhất định phải sử dụng nguyên vật liệu chấtlượng, và tối ưu hoá được các công năng của công cụ dụng cụ Để làm được điều

Trang 6

này thì công tác kế toán NVL, CCDC đóng vai trò quan trọng hơn cả, giúp cung cấpnguồn thông tin chính xác về tình hình xuất nhập, tồn kho; hoạt động mua vào, bán

ra của đơn vị Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tính giá thành sản phẩm chính xác, giúpcác nhà quản trị đưa ra được những quyết định kinh tế hợp lý về giá bán và chiếnlược kinh doanh, từ đó giảm thiểu thất thoát, tiết kiệm chi phí, và gia tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp

Tuy nhiên, kế toán NVL, CCDC trong các doanh nghiệp nói chung, và trongcác doanh nghiệp Thương mại, dịch vụ và nhà hàng nói riêng, cũng gặp một số hạnchế nhất định Đặc trưng rõ nét nhất đó là việc quản lý NVL, CCDC còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố như ý thức con người, công nghệ, quy trình, v.v., tiềm ẩn nguy cơthất thoát, lãng phí Giống với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, doanhnghiệp thương mại, dịch vụ, nhà hàng cũng thường có nhiều và đa dạng các mặthàng, chủng loại NVL, CCDC, nhưng mỗi chủng loại lại có yêu cầu riêng về côngtác bảo quản, quản lý, cả về chất lượng và số lượng Điều này đã gây ra rất nhiềukhó khăn cho công tác kế toán và kiểm kê NVL, CCDC định kỳ Đồng thời, do hoạtđộng xuất nhập kho NVL, CCDC diễn ra hằng ngày, nên đòi hỏi quy trình luânchuyển chứng từ và xuất nhập kho phải chặt chẽ và minh bạch

Như vậy, kế toán NVL, CCDC đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nóichung và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng Nghiên cứu về

đề tài kế toán NVL, CCDC, cụ thể là trong doanh nghiệp thương mại dịch vụ, nhàhàng sẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống

lý thuyết và phương pháp kế toán NVL, CCDC, để phù hợp với đặc thù của từng

mô hình doanh nghiệp Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toánNVL, CCDC, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực cạnhtranh cho các doanh nghiệp và cung cấp tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy,nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kế toán Do vậy, nghiên cứu đề tài này là hoàntoàn cấp thiết, có giá trị khoa học và thực tiễn cao

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán NVL, CCDC, em xin được lựa

chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam”.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Trang 7

Song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế, kế toán NVL, CCDC đãđược đề cập đến trong nhiều giáo trình của các trường đại học, là đề tài nghiên cứucủa nhiều nhà khoa học, luận văn thạc sĩ, khoá luận của học viên và sinh viên nhiềutrường đại học Các đề tài này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc mô tả khái quát quytrình kế toán NVL, CCDC tại đơn vị nghiên cứu mà chưa đi sâu vào những thủ tục,quy trình của một số nghiệp vụ điển hình trong doanh nghiệp Một số công trìnhnghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu “Kế toán nguyên vật liệu và công cụdụng cụ” là:

Theo nghiên cứu của sinh viên Phạm Thị Bình (2022), “Hoàn thiện công tác

kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Công ty TNHH MTV Công nghiệp Nhựa Kim Sơn”, trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh,

nghiên cứu đã chỉ ra ưu nhược điểm của tổ chức công tác kế toán NVL, CCDC củacông ty Từ ưu điểm cho thấy bộ máy kế toán của công ty bao gồm những cá nhân

có chuyên môn và tâm huyết nghề nghiệp, công tác kế toán của công ty cũng kháhoàn thiện Từ quy trình hạch toán xuất nhập và quản lý NVL, CCDC đều theođúng quy tắc kế toán Bên cạnh đó tác giả cũng đã chỉ ra một số nhược điểm của tổchức kế toán NVL, CCDC Sau khi nêu ra những nhược điểm tác giả cũng đưa racác biện pháp phương hướng để khắc phục các nhược điểm đó

Nhược điểm: Bài làm còn có một vài phần nội dung chưa chi tiết, cụ thể Chưanêu rõ ràng được một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC củacông ty Các dẫn chứng của tác giả chưa có nguồn rõ ràng, cũng như chưa có chứng

từ gốc cụ thể

Theo nghiên cứu của sinh viên Lê Thị Thanh Nga (2022),“Hoàn thiện công tác

kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH bao bì AP Hà Nội”, trường Đại học Ngoại Thương, trong phần phương pháp tính giá NVL, CCDC nhập

kho, tác giả nêu chi tiết từng trường hợp tính giá nhập kho, phương pháp tính thuế.Tác giả đã nêu rõ được kế toán chi tiết NVL, CCDC với các phương pháp cụ thể, cóđưa ra được sơ đồ hạch toán kèm theo Đưa ra được các hình thức ghi sổ rõ ràng.Tác giả chỉ rõ được ưu nhược điểm của công ty về chế độ kế toán phù hợp theo quyđịnh của BTC

Dù vậy, lời mở đầu của tác giả còn chung chung, không nêu được lí do chọ đềtài, tổng quan nghiên cứu Các chứng từ liệt kê không phải chứng từ gốc, ưu nhược

Trang 8

điểm được tác giả nhận xét khá sơ sài Tác giả chưa nêu được lí do, nội dung, yêucầu của việc hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC ở chương 3.

Theo nghiên cứu của sinh viên Trần Mỹ Thuận (2023), “Hoàn thiện công tác

kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Dương Bảo Minh”, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An, tác giả đã được đầy đủ

cơ sở lý luận kế toán NVL, CCDC và đầy đủ chứng từ, sổ sách kế toán liên quanđền nghiệp vụ minh hoạ Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được những đánh giá kháchquan về công tác kế toán của doanh nghiệp và đưa ra những khuyến nghị cho doanhnghiệp

Mặc dù vậy, tác giả vẫn chưa phân biệt và chỉ ra chi tiết được đầy đủ nhiệm vụcủa kế toán NVL và kế toán CCDC, chưa nhận xét được về công tác quản lý NVL,CCDC của đơn vị kế toán và đưa ra những đề xuất hoàn thiện cho công tác quản lýNVL, CCDC

Theo nghiên cứu của sinh viên Lưu Thị Mai Anh (2023), “Hoàn thiện công tác

kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty Than Hòn Gai - TKV”, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã chỉ ra được sự cần thiết

phải tổ chức công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và phân loại nguyênvật liệu, công cụ dụng cụ theo chủng loại, chức năng Tác giả đã đánh giá đượcnhững ưu điểm cũng như hạn chế của bộ máy kế toán nói chung và công tác NVL,CCDC nói riêng Các dẫn chứng, sổ sách trong bài có nguồn dẫn rõ ràng và đảmbảo được sự chính xác, trung thực, hợp lý

Tuy nhiên, tác giải vẫn chưa chỉ rõ được phương pháp hạch toán kế toán chitiết NVL và CCDC, chưa đi sâu phân tích các phương pháp hạch toán cũng như quytrình hạch toán Lời mở đầu của tác giả còn chung chung, không nêu được lí do chọ

đề tài, tổng quan nghiên cứu,

Theo nghiên cứu sinh viên của sinh viên Mai Lan Anh (2023), “Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ của doanh nghiệp sản xuất ở công ty TNHH Kỹ thuật Phùng Hưng”, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả đã hệ thống hóa được cơ sở lý

luận về kế toán NVL, CCDC đồng thời nêu được rất rõ và chi tiết các ưu điểm,nhược điểm sau đó đư ra các biện pháp phương hướng để khắc phục các nhượcđiểm Dẫn chứng, nguồn tài liệu được lấy một cách khoa học, hợp lý, có độ tin cậycao

Trang 9

Dù vậy, tác giả vẫn chưa chỉ rõ được phương pháp hạch toán kế toán chi tiếtNVL và CCDC, chưa đi sâu phân tích các phương pháp hạch toán cũng như quytrình hạch toán Lời mở đầu của tác giả còn chung chung, không nêu được lí dochọn đề tài, tổng quan nghiên cứu,…

Như vậy, cho đến nay, mặc dù có rất nhiều đề tài về NVL, CCDC, nhưng có

khá ít đề tài nghiên cứu về kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp Thương mại,Dịch vụ, nhà hàng, và chưa có đề tài nào phân tích về công tác kế toán NVL, CCDCtại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam Đây là một khoảngtrống nghiên cứu để em hoàn thành khoá luận này Khoá luận sẽ phân tích và đi sâuvào tất cả vấn đề xoay quanh kế toán NVL, CCDC, bao gồm cả những vấn đề đang

bị thiếu sót, bỏ ngỏ trong các khoá luận trước đây

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Câu hỏi nghiên cứu

 Cơ sở lý luận kế toán nguyên vật liệu, CCDC tại doanh nghiệp nói chung

 Thực trạng kế toán NVL, CCDC tại công ty mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam

 Giải pháp nào để hoàn thiện kế toán NVL, CCDC tại công ty

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Kế toán NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Thương mại

và Dịch vụ Ngon Việt Nam theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Phạm vi nghiên cứu:

 Nội dung: Kế toán NVL, CCDC theo Luật, Chuẩn mực và Chế độ kế toán ViệtNam, dưới góc độ kế toán tài chính, tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch

Trang 10

vụ Ngon Việt Nam.

 Thời gian: Thông tin được trích dẫn trong năm 2021, 2022, 2023 và Tháng 1năm 2024

 Không gian: tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam, chinhánh Sajang, có địa chỉ tại Số 23B, nhà A2 Tập thể Quân Đội, 25A PhanĐình Phùng, Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, ViệtNam

6 Phương pháp nghiên cứu

a) Dữ liệu nghiên cứu

 Dữ liệu sơ cấp: Là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu, do chínhngười nghiên cứu thu thập Trong thực tế, khi dữ liệu thứ cấp không đáp ứngđược yêu cầu nghiên cứu, hoặc không tìm được dữ liệu thứ cấp phù hợp thìcác nhà nghiên cứu sẽ phải tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp Trong khoá luậnnày, dữ liệu sơ cấp là các nội dung cần phỏng vấn kế toán và các nhân sự tạiphòng marketing

 Dữ liệu thứ cấp: là dữ liệu đã có sẵn, không phải do mình thu thập, đã công bốnên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loạitài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu tiếp thị cũng như các ngành khoa học

xã hội khác Trong bài viết này, dữ liệu thứ cấp là các đề tài khoá luận của cácnăm trước, các giáo trình, chứng từ, sổ sách và các bài viết, thông tư kế toánliên quan đến kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

b) Phương pháp thu thập:

Dữ liệu sơ cấp:

 Phương pháp phỏng vấn: là một phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp gồm 2nhóm người: nhóm 1 là người phỏng vấn và nhóm 2 là người được phỏng vấn,Các câu hỏi và câu trả lời trong cuộc phỏng vấn có thể bằng lời nói hoặc giấyviết tuỳ từng trường hợp Trong khoá luận này, cuộc phỏng vấn được thu thập

từ kế toán trưởng của công ty và nhân viên các bộ phận marketing, bộ phậnbếp, kho,…

 Phương pháp quan sát: là việc thu thập dữ liệu ngẫu hiên thông qua việc sửdụng các giác quan Trong bài luận này, em đã quan sát quy trình kinh doanh

Trang 11

và hạch toán để nhận biết các vấn đề kế toán NVL, CCDC cũng như là các vấn

đề phát sinh trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp

 Thảo luận nhóm: Nhóm tập trung là nguồn dữ liệu sơ cấp vì dữ liệu được thuthập trực tiếp từ người tham gia Một nhóm thường có 2 người trở nên Mụcđích của nhóm là tìm kiếm những suy nghĩ và những đóng góp cởi mở Trongbài luận này, em đã cùng các thực tập sinh khác, ở các vị trí, phòng ban khácnhau trao đổi thông tin và đánh giá vấn đề của công ty Từ đó, lấy thêm thôngtin để hoàn thiện đề tài này

Dữ liệu thứ cấp:

 Nghiên cứu tài liệu: Đề tài này được tổng hợp từ những kiến thức đã có vànhững kiến tức chưa có, thông qua các giáo trình, tài liệu pháp luật, các bàibáo, bài viết chuyên ngành Từ đó, cung cấp thông tin và đưa vào bài

 Phân tích tổng hợp: Bài viết có sự tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau Từ đóphân tích sâu, tổng hợp vấn đề, để kiểm tra tính chính xác, chặt chẽ của nộidung trước khi đưa vào bài

 So sánh: Khoá luận có sự so sánh giữa nhiều đề tài khác nhau, để từ đó tìm rakhoảng trống nghiên cứu, sau đó rút kinh nghiệm để trình bày tốt hơn Đồngthời, bài viết cũng có sự so sánh giữa các thông tư, tài liệu, để xác định chínhxác cơ sở lý luận cho đề tài này

7 Bố cục khoá luận

Ngoài lời mở đầu, khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1 Lý luận về kế toán NVL, CCDC trong doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng kế toán NVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Thương mạivà Dịch vụ Ngon Việt Nam

Chương 3 Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toánNVL, CCDC tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ

DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU QUẢN LÝ NGUYÊN

VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Khái niệm NVL, CCDC

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 24, Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), “Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), “Công

cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với TSCĐ Vì vậy công cụ, dụng cụ được quản lý và hạch toán như nguyên liệu, vật liệu.”

Như vậy, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều là những tài sản vật chất quan

trọng trong doanh nghiệp, đóng vai trò là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinhdoanh

1.1.2 Đặc điểm NVL, CCDC

1.1.2.1 Đặc điểm của NVL

Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng laođộng NVL là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như:sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo; sợi trong doanh nghiệp dệt; cá, rong

Trang 13

biển trong doanh nghiệp nhà hàng; vải trong doanh nghiệp may mặc;…

Khác với tư liệu lao động, NVL chỉ tham gia vào 1 chu kỳ sản xuất nhất địnhvà khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêuhao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất củasản phẩm Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng cho công tác tổ chức

kế toán NVL, từ khâu tính giá, kế toán tổng hợp đến kế toán chi tiết (Khái niệm, đặc điểm, phân loại và đánh giá vật liệu, công cụ dụng cụ, 2022).

1.1.2.2 Đặc điểm CCDC

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), CCDC là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ Mặc dù CCDC được xếp vào loại hàng tồn kho, được quản lý và kế toán giống như NVL, nhưng thực tế CCDC lại có đặc điểm giống với TSCĐ, đó là:

 CCDC thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất - kinh doanh, trong quátrình sử dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu

 Về mặt giá trị, CCDC cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng, bởi vậy,khi phân bố giá trị của CCDC vào chi phí sản xuất - kinh doanh, kế toàn phải

sử dụng phương pháp phân bổ thích hợp sao cho vừa đơn giản cho công tác kếtoán, vừa bảo đảm được tính chính xác của thông tin kế toán ở mức có thể tincậy được

Theo Điều 25, Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), những tư liệu lao động sauđây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ:

 Các đà giáo, ván khuôn, công cụ, dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuấtxây lắp

 Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quátrình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tínhgiá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì

 Những dụng cụ, đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ

 Phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng

 Quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc,

1.1.3 Yêu cầu quản lý NVL, CCDC trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Yêu cầu quản lý NVL trong doanh nghiệp

Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh

Trang 14

doanh ở các doanh nghiệp Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm 1 tỷ trọng lớntrong tổng chi phí sản xuất kinh doanh Vì vậy, quản lý tốt khâu thu mua, dự trữ và

sử dụng nguyên vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệmchi phí giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Để tránh nhầm lẫn trong công tác quản lý và kế toán nguyên vật liệu, trước hết,các doanh nghiệp phải xây dựng được hệ thống danh điểm, đánh số danh điểm chonguyên vật liệu Hệ thống danh điểm và số danh điểm của nguyên vật liệu phải rõràng, chính xác, tương ứng với quy cách, chủng loại của từng loại nguyên vật liệu

Để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và sử dụng vốn tiết kiệm, thì doanhnghiệp phải dự trữ nguyên vật liệu ở một mức độ hợp lý Do vậy, các doanh nghiệpphải xây dựng định mức tồn kho tối đa và tối thiểu cho từng danh điểm nguyên vậtliệu tránh việc dự trữ quá nhiều hoặc quá ít một loại nguyên vật liệu nào đó Địnhmức tồn kho của nguyên vật liệu còn là cơ sở để xây dựng kế hoạch thu muanguyên vật liệu và kế hoạch tài chính của doanh nghiệp

Để bảo quản tốt nguyên vật liệu dự trữ giảm tiêu giảm thiểu hư hao mất mátcác doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi đủ tiêu chuẩn kỹ thuật,

bố trí nhân viên thủ kho có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn để quản

lý nguyên vật liệu tồn kho và thực hiện các nghiệp vụ nhập, xuất kho, tránh việc bố trí kiêm nhiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.

1.1.3.2 Yêu cầu quản lý CCDC trong doanh nghiệp

Công cụ dụng cụ có chủng loại, mẫu mã khác nhau được lưu trữ tại kho bãihoặc đang dùng ở các bộ phận, nếu không theo dõi quản lý chặt chẽ CCDC sẽ gâythất thoát, lãng phí Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh, cho thuê,…phải được theo dõi cả về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo đối tượng sửdụng

Để tổ chức tốt việc quản lý CCDC cần phải có kho tàng để bảo quản, quản lývà lưu trữ các công cụ dụng cụ cần thiết, giúp cho việc cân, đo, đong, đếm đượcchính xác Đồng thời, việc cũng cần xây dựng mức dự trữ tối đa và tối thiểu chotừng loại CCDC cũng vô cùng quan trọng, giúp quá trình sản xuất và cung ứng sảnphẩm của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, tránh tình trạng thừa khi kinh doanh,sản xuất cũng như trong các khâu thu mua, dự trữ và sử dụng

Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), yêu cầu

Trang 15

quản lý và hạch toán của CCDC tương tự như NVL, xong trong thực tế, vẫn có 1 sốđiểm khác biệt về công tác quản lý CCDC trong doanh nghiệp.

Theo Giáo trình kế toán tài chính (2023), Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân,

“Ngoài việc đảm bảo các tiêu chuẩn về kho bãi, dự trữ, hệ thống danh điểm như kế toán NVL, kế toán CCDC còn cần phải theo dõi công cụ dụng cụ về nguyên giá, giá trị phân bổ, giá trị còn lại, nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử dụng, ngày hỏng, ngày giảm…Đồng thời, trong quá trình quản lý, kế toán, thủ kho cần theo dõi các thay đổi về công cụ dụng cụ như: điều chỉnh tăng giảm giá trị CCDC, giảm CCDC, CCDC bị hỏng Từ đó, có thể điều chỉnh giá trị đã phân bổ trong tháng sau khi đã tính phân bổ Cuối kì, kế toán cần tạo bút toán hạch toán phân bổ CCDC, có thể xóa tất giá trị đã tính phân bổ của CCDC trong kỳ, hay chỉ xóa những CCDC chưa sửa giá trị phân bổ Theo dõi giá trị phân bổ của từng CCDC sau khi đã tính phân bổ, đã hết phân bổ còn sử dụng, điều chuyển giữa các bộ phận”.

Phân hệ kế toán công cụ dụng cụ có quan hệ chủ yếu với phân hệ kế toán tổnghợp, tạo ra bút toán phân bổ dựa trên khai báo tài khoản và chuyển sang kế toántổng hợp để lên sổ kế toán có liên quan

Việc quản lý NVL, CCDC là một trong những khâu quan trọng nhất của toànbộ công tác kế toán trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, xâylắp và thương mại dịch vụ Quản lý tốt NVL, CCDC sẽ giúp cho hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả hơn

1.2 PHÂN LOẠI NVL, CCDC

1.2.1 Phân loại NVL

Nguyên vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại nhiều thứ có vaitrò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong điều kiện đó,đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại nguyên vật liệu thì mới tổ chức tốt việcquản lý và kế toán nguyên vật liệu Trong thực tế của công tác quản lý và kế toán ởcác doanh nghiệp, và theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), đặc trưng dùng đểphân loại nguyên vật liệu thông dụng nhất là vai trò và tác dụng của nguyên vật liệutrong quá trình sản xuất kinh doanh Theo đặc trưng này nguyên vật liệu ở cácdoanh nghiệp được phân ra các loại sau đây:

 Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia

Trang 16

vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sảnphẩm Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanhnghiệp sản xuất cụ thể Trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịchvụ không đặt ra khái niệm vật liệu chính, vật liệu phụ Nguyên liệu, vật liệuchính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quátrình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.

 Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, khôngcấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chínhlàm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài, tăng thêm chất lượng của sảnphẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bìnhthường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói;phục vụ cho quá trình lao động

 Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sảnxuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bìnhthường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí

 Vật tư thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất

 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sửdụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm

cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặtvào công trình xây dựng cơ bản

Kế toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quát

về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL Để đảm bảo thuận tiện tránh nhầm lẫn chocông tác quản lý và hạch toán về số lượng và giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ

sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, các doanh nghiệp phải tiếp tục chitiết và hình thành nên “Sổ danh điểm vật liệu” hay “Danh mục nguyên vật liệu” Sổnày xác định thống nhất: Tên gọi, ký mã hiệu, quy cách, phẩm chất, số hiệu, đơn vịtính, giá hạch toán của từng doanh nghiệp nguyên vật liệu theo mẫu sau:

Mẫu sổ danh điểm nguyên vật liệu trình bày tại phụ lục 1.1

1.2.2 Phân loại CCDC

Theo Giáo trình Kế toán tài chính (2023), trường Đại học Kinh tế Quốc dân,xét về phương thức sử dụng CCDC được chia làm 3 loại:

Trang 17

 CCDC sử dụng thường xuyên cho quá trình sản xuất kinh doanh tại doanhnghiệp (gọi tắt là CCDC).

 Bao bị luân chuyển: là bao bì sử dụng được nhiều lần để bao gói NVL muavào hoặc sản phẩm, hàng hoá bán ra Sau mỗi lần sử dụng bao bị luân chuyển

sẽ được thu hồi lại

 Đồ dùng cho thuê: là những CCDC chỉ sử dụng cho hoạt động cho thuê

1.3 TÍNH GIÁ NVL, CCDC

Tính giá NVL, CCDC là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toánNVL, CCDC Tính giá NVL, CCDC là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL,CCDC Kế toán nhập, xuất, tồn kho công cụ, dụng cụ trên Tài khoản 153 được thựchiện theo giá gốc Nguyên tắc xác định giá gốc nhập kho công cụ, dụng cụ đượcthực hiện như quy định đối với nguyên liệu, vật liệu (xem giải thích ở TK 152)

Việc tính giá NVL, CCDC phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồnkho và Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016) Theo đó, NVL, CCDC luân chuyểntrong các doanh nghiệp phải tính theo giá thực tế (giá gốc)

Giá thực tế của NVL, CCDC là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng

từ hợp lệ chứng minh các khoản chi phí hợp pháp của doanh nghiệp, để tạo ra NVL

1.3.1 Tính giá NVL, CCDC nhập kho

Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập

 Đối với NVL, CCDC mua ngoài thì các yếu tố để hình thành nên giá thực tế là:

 Giá hóa đơn kể cả thuế nhập khẩu (Nếu có)

 Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấutrừ thì thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của NVL, CCDC

 Đối với những doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trựctiếp thì thuế GTGT được tính vào giá thực tế của NVL, CCDC

 Chi phí thu mua gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức,…(cũng được xác định trên cơ sở phương pháp tính thuế GTGT mà doanhnghiệp lựa chọn)

 Đối với NVL, CCDC gia công chế biến xong nhập kho: giá thực tế bao gồm giáxuất và chi phí gia công chế biến chi phí vận chuyển, bốc dỡ

 Đối với NVL, CCDC nhận góp vốn liên doanh, liên kết hoặc cổ phần thì giáthực tế của NVL, CCDC là giá trị NVL, CCDC được các bên tham gia góp vốn

Trang 18

1.3.2 Tính giá NVL, CCDC xuất kho

Theo Đề cương bài giảng Kế toán tài chính Phần 1&2 (2022), Trường Đại họcCông Nghiệp Hà Nội, có 3 phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp nhập trướcxuất trước, thực tế đích danh và phương pháp bình quân gia quyền

1.3.2.1 Phương pháp nhập trước xuất trước

Phương pháp nhập trước xuất trước, hay phương pháp FIFO (First-In,

First-Out) là một phương pháp tính giá xuất kho dựa trên giả định rằng hàng hóađược bán ra từ kho theo thứ tự của việc nhập kho Điều này có nghĩa là hàng hóađược nhập vào trước tiên sẽ được bán ra trước tiên và giá xuất kho sẽ được tính dựatrên giá trị của đợt nhập hàng gần nhất

Khi sử dụng phương pháp FIFO, giá xuất kho được xác định bằng giá trị của lôhàng đầu tiên được nhập vào kho Điều này đồng nghĩa với việc giá xuất kho sẽphản ánh giá nhập kho của hàng hóa từ đợt nhập hàng gần đây nhất Để tính giáxuất kho bằng phương pháp FIFO, ta sẽ áp dụng các bước sau:

 Ghi nhận số lượng hàng hóa được bán ra từ kho

 Xác định giá trị của đợt hàng hóa đầu tiên nhập vào kho

 Tính giá xuất kho bằng cách nhân số lượng hàng hóa bán ra với giá trị củađợt hàng đầu tiên nhập vào kho

Phương pháp FIFO phù hợp trong những tình huống mà thứ tự nhập và xuấthàng có ý nghĩa quan trọng, chẳng hạn như trong ngành hàng hóa dễ hư hỏng hoặcngành công nghiệp thực phẩm Nó cũng thường được coi là phương pháp có tínhcông bằng cao, vì nó giả định rằng hàng hóa được bán ra trước cũng là hàng hóađược nhập vào trước

1.3.2.2 Phương pháp thực tế đích danh

Phương pháp đích danh (Specific Identification Method) là một phương pháp

tính giá xuất kho trong quản lý tài chính Điều đặc biệt về phương pháp này là nó

Trang 19

cho phép doanh nghiệp xác định giá trị chính xác của từng đơn vị hàng hóa cụ thểtrong kho để tính toán giá xuất kho.

Khi sử dụng phương pháp đích danh, mỗi đơn vị hàng hóa trong kho sẽ đượcgán một mã định danh duy nhất, cho phép theo dõi và xác định giá trị của nó Khihàng hóa được bán ra, giá xuất kho sẽ dựa trên giá trị của đơn vị hàng hóa cụ thể đó.Phương pháp đích danh đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng theo dõi vàquản lý từng đơn vị hàng hóa riêng lẻ Điều này thường áp dụng cho các mặt hàng

có giá trị cao, độc đáo hoặc đặc biệt, chẳng hạn như các tác phẩm nghệ thuật, đồtrang sức, hoặc ô tô cao cấp

Phương pháp đích danh cho phép doanh nghiệp tính toán chính xác giá xuấtkho dựa trên giá trị thực tế của từng đơn vị hàng hóa Tuy nhiên, việc áp dụngphương pháp này có thể đòi hỏi quản lý chi tiết và công phu trong việc theo dõi vàđánh giá giá trị của từng đơn vị hàng hóa trong kho

1.3.2.3 Phương pháp bình quân gia quyền

Bao gồm: Bình quân cả kỳ dự trữ, và bình quân sau mỗi lần nhập, bình quâncuối kỳ trước

 Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ:

Giá đơn vị bình

quân cả kỳ dự trữ =

Giá thực tế vật liệu tồn đầu và và nhập trong kỳ

Số lượng vật liệu tồn đầu và và nhập trong kỳPhương pháp bình quân cả kỳ dự trữ tuy đơn giản dễ làm nhưng độ chính xáckhông cao Hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng, gây ảnh hưởng đếncông tác quyết toán nói chung

b) Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập

Giá đơn vị bình quân = Tổng giá trị tồn kho ngay trước xuất kho lần i

Số lượng tồn khotrước khi nhập và nhập liền kề

Trang 20

sau mỗi lần nhập

c) Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước

Giá đơn vị bình quân

Giá thực tế vật liệu tồn đầu và cuối kỳ trước

Số lượng vật liệu tồn đầu hoặc cuối kỳ trướcPhương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động củanguyên liệu, hàng hóa Tuy nhiên không chính xác vì không tính đến sự biến độngcủa giá cả

Việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL, CCDC xuất kho phải căn cứ vào đặcđiểm của từng doanh nghiệp về: Số lượng danh điểm, số lần nhập xuất NVL,CCDC, trình độ của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho bãi của doanhnghiệp Đồng thời, việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL, CCDC xuất kho phảituân thủ nguyên tắc nhất quán, tức là phải ổn định phương pháp tính giá NVL,CCDC xuất khẩu ít nhất trong một niên độ kế toán

1.4 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN NVL, CCDC TRONG DOANH

NGHIỆP

1.4.1 Nhiệm vụ kế toán NVL

Theo Giáo trình Kế toán tài chính (2023), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,để cung cấp đầy đủ kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý nguyên vậtliệu trong các doanh nghiệp kế toán nguyên vật liệu phải thực hiện được các nhiệm

 Kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL

 Phân bổ hợp lý giá trị NVL sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí

 Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL tồn kho

 Phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp cóbiện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra

1.4.2 Nhiệm vụ kế toán CCDC

 Theo dõi, ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn kho công cụ, dụng cụ về số

Trang 21

lượng, và giá trị Thực hiện việc đánh giá, phân loại công cụ, dụng cụ phù hợpvới các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quảntrị của doanh nghiệp.

 Tính toán và phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ cho từng bộ phận có liên quan

Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kếtoán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp Cung cấp số liệu kịp thời đểtập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, và lập báo cáo tài chính

 Quản lý chặt chẽ tình hình sử dụng, thực hiện kế hoạch mua thanh toán và sửdụng công cụ, dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh Kiểm kê công cụdụng cụ thường xuyên hoặc theo định kỳ để rà soát việc thừa thiếu, từ đó cóbiện pháp xử lý, tránh thất thoát CCDC

1.5 KẾ TOÁN CHI TIẾT NVL, CCDC TRONG DOANH NGHIỆP

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC (2016), kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu

Kế toán chi tiết công cụ, dụng cụ phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, từng thứ công cụ, dụng cụ Công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê phải được theo dõi về hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết theo nơi sử dụng, theo đối tượng thuê và người chịu trách nhiệm vật chất Đối với công cụ, dụng cụ có giá trị lớn, quý hiếm phải có thể thức bảo quản đặc biệt

Theo Giáo trình kế toán tài chính (2023), trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, có

3 phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC trong doanh nghiệp, gồm: Phươngpháp thẻ song song, sổ đối chiếu luân chuyển và phương pháp sổ số dư

1.5.1 Phương pháp thẻ song song

Theo phương pháp này thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất NVL,CCDC để ghi "Thẻ kho" (mở theo từng danh điểm trong từng kho) Kế toán NVL,CCDC cũng dựa trên chứng từ nhập, xuất NVL, CCDC để ghi số lượng và tínhthành tiền NVL, CCDC nhập, xuất vào "Thẻ kế toán chi tiết vật liệu, công cụ dụngcụ" (mở tương ứng với thẻ kho) Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên

"Thẻ kế toán chi tiết vật liệu, CCDC" với "Thẻ kho" tương ứng do thủ kho chuyểnđến, đồng thời từ "Sổ kế toán chi tiết vật liệu, CCDC", kế toán lấy số liệu để ghi vào

"Bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn vật liệu, CCDC" theo từng danh điểm, từng loạiNVL, CCDC để đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu

Trang 22

Phương pháp này rất đơn giản trong khâu ghi chép, đối chiếu số liệu và pháthiện sai sót, đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểmNVL, CCDC kịp thời, chính xác Tuy nhiên, phương pháp này chỉ sử dụng được khidoanh nghiệp có ít danh điểm NVL, CCDC

Mẫu sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song trình bày tại phụ lục 1.2

Sơ đồ kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp thẻ song song trình bày tại phụ lục 1.3

1.5.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển

Đối với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL, CCDC và số lượngchứng từ nhập, xuất NVL, CCDC không nhiều thì phương pháp thích hợp để kếtoán chi tiết NVL là phương pháp đối chiếu luân chuyển

Theo phương pháp này, kế toán chỉ mở "Sổ đối chiếu luân chuyển NVL,CCDC" theo từng kho, cuối kỳ trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từngdanh điểm NVL, CCDC và theo từng kho, kế toán lập "Bảng kê nhập vật liệu",

"Bảng kê xuất vật liệu" và dựa vào các bảng kê này để ghi vào "Sổ luận chuyểnNVL, CCDC" Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng lượng nhập,xuất của từng thẻ kho với "Sổ luân chuyển NVL, CCDC", đồng thời từ "Sổ đốichiếu luân chuyển NVL, CCDC" đối chiếu với số liệu kế toán tổng hợp vật liệu.Như vậy, phương pháp này giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép của kế toán,nhưng vì dồn công việc ghi sổ, kiểm tra đối chiếu vào cuối kỳ, nên trong trường hợp

số lượng chứng từ nhập xuất của từng danh điểm NVL, CCDC khá nhiều thì côngviệc kiểm tra, đối chiếu sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện cáckhâu kế toán khác

Mẫu sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp đối chiếu luân chuyển chứng từ trình bày tại phụ lục 1.4

Sơ đồ kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp đối chiếu luân chuyển trình bày tại phụ lục 1.5

1.5.3 Phương pháp sổ số dư

Với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm NVL, CCDC và đồng thời sốlượng chứng từ nhập xuất của mỗi loại khá nhiều thì phương pháp kế toán chi tiếtNVL, CCDC thích hợp nhất là phương pháp số dư

Trang 23

Theo phương pháp này, thủ kho ngoài việc ghi "Thẻ kho" như các phươngpháp trên thì cuối kỳ còn phải ghi lượng NVL, CCDC tồn kho từ "Thẻ kho" vào "Sổ

số dư"

Kế toán dựa vào số lượng nhập, xuất của từng danh điểm NVL, CCDC đượctổng hợp từ các chứng từ nhập, xuất mà kế toán nhận được khi kiểm tra các khotheo định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày một lần (kèm theo "Phiếu giao nhận chứng từ") vàgiá hạch toán để trị giá thành tiền NVL, CCDC nhập xuất theo từng danh điểm, từ

đó ghi vào “Bảng luỹ kế nhập, xuất tồn" (bảng này được mở theo từng kho) Cuối

kỳ tiến hành tính tiền trên "Sổ số dư" do thủ kho chuyển đến và đối chiếu tồn khotừng danh điểm NVL, CCDC trên "Sổ số dư" với tồn kho trên "Bảng luỹ kế nhập,xuất, tồn" Từ "Bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn" kế toán đối chiếu với sổ kế toán tổnghợp về vật liệu

Phương pháp này tránh được việc ghi chép trùng lắp và dàn đều công việc ghi

sổ trong kỳ, nên không bị dồn việc vào cuối kỳ, nhưng việc kiểm tra, đối chiếu vàphát hiện sai sót gặp nhiều khó khăn, vì vậy, phương pháp này đòi hỏi nhân viên kếtoán và thủ kho phải có trình độ chuyên môn cao

Mẫu sổ kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp số dư trình bày tại phụ lục 1.6

Sơ đồ kế toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp sổ số dư trình bày tại phụ lục 1.7

1.6 KẾ TOÁN TỔNG HỢP NVL, CCDC

1.6.1 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.6.1.1 Đặc điểm phương pháp kê khai thường xuyên

Theo Giáo trình kế toán tài chính (2023), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

phương pháp KKTX là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có

hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán.

Trong trường hợp áp dụng phương pháp KKTX thì các tài khoản hàng tồn khonói chung và tài khoản NVL, CCDC nói riêng được dùng để phản ánh số hiện có,tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá Vì vậy, giá trị vật tư, hàng hoátrên sổ kế toán có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế NVL, CCDC, hàng hoá tồn

Trang 24

kho, so sánh đối chiếu với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số lượng NVL,CCDC thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời.

Phương pháp KKTX áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và cácđơn vị thương nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn

Trang 25

1.6.1.2 Tài khoản sử dụng

 Nguyên vật liệu (TK 152)

+ Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật

liệu nhập kho do mua ngoài, chế biến,

nhận góp vốn hoặc từ nguồn khác

+ Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện

khi kiểm kê

+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên

vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp

doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo

phương pháp kiểm kê định kỳ)

+ Trị giá thực tế của nguyên vật liệu xuấtdùng cho sản xuất, kinh doanh, bán, thuêngoài gia công chế biến hoặc đưa đi gópvốn

+ Trị giá nguyên vật liệu trả lại người bánhoặc được giảm giá hàng mua

+ Trị giá nguyên vật liệu hao hụt, mấtmát phát hiện khi kiểm kê

+ Chiết khấu thương mại được hưởng khimua nguyên vật liệu

+ Kết chuyển trị giá thực tế của nguyênvật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợpdoanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theophương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của NVL

tồn kho cuối kỳ

TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại,nhóm thứ vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, thông thườngcác doanh nghiệp chi tiết TK này theo vai trò và công dụng của NVL như:

 TK 1521: Nguyên vật liệu chính

 TK 1522: Vật liệu phụ

 TK 1523: Nhiên liệu

Không phản ánh vào tài khoản này đối với nguyên vật liệu không thuộc quyền

sở hữu của doanh nghiệp như nguyên vật liệu nhận giữ hộ, nguyên vật liệu nhận để

Trang 26

gia công, nguyên vật liệu nhận từ bên giao ủy thác xuất nhập khẩu

 TK này được chi tiết thành 3 TK cấp 2:

 TK 1531: CCDC - Phản ánh giá trị CCDC dự trữ để sử dụng trong doanhnghiệp

 TK 1532: Bao bì luân chuyển

 TK 1533: Đồ dùng cho thuê

 TK 151 " Hàng mua đang đi trên đường"

Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi đường Giá trị hàng hoá, vật tư đang đi đường

đã về nhập kho hoặc chuyển giao chocác đối tượng sử dụng hay khách hàng

Số dư bên Nợ: Giá trị hàng đi đường

chưa về nhập kho

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà doanhnghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập khodoanh nghiệp và tình hình hàng về

1.6.1.3 Phương pháp hạch toán NVL, CCDC

a) Phương pháp hạch toán NVL

Trang 27

Sơ đồ hạch toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên được trình bày tại Phụ lục 1.8

 Các trường hợp tăng nguyên vật liệu

 Tăng do mua ngoài

 Tăng do gia công chế biến

 Giảm do xuất bán

 Giảm do đem góp vốn liên doanh

 Các trường hợp tăng CCDC gồm:

 Tăng do mua ngoài

 Tăng do nhận lại CCDC cho thuê

 Tăng do nhận góp vốn liên doanh

 …

 Các trường hợp giảm CCDC gồm:

 Giảm do xuất dùng

 Giảm do cho thuê

 Giảm do đem góp vốn liên doanh

 Giảm do thiếu, mất

 …

 Cuối tháng, khác với kế toán NVL, kế toán CCDC cần thực hiện bút toán phân

bổ các CCDC vào chi phí sản xuất kinh doanh

Trang 28

1.6.1.4 Phương pháp phân bổ CCDC

Khi xuất CCDC, khác với NVL, kế toán CCDC cũng cần quan tâm đến thời gian

sử dụng CCDC để phân bổ giá trị CCDC hợp lý

 Đối với các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ:

Khi xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh phải ghi nhận toàn bộ một lần vào chiphí sản xuất, kinh doanh Phương pháp này chỉ nên sử dụng trong trường hợp giá trịCCDC xuất dùng nhỏ hoặc thời gian sử dụng của CCDC ngắn

 Trường hợp công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê xuất dùnghoặc cho thuê liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhiều kỳ kếtoán:

Khi xuất dùng thì được ghi nhận vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước” vàphân bổ dần vào giá vốn hàng bán hoặc chi phí sản xuất kinh doanh theo từng bộphận sử dụng

 Phương pháp phân bổ 50%: Theo phương pháp này, khi xuất dùng CCDC, kếtoán tiến hành phân bổ 50% giá trị CCDC vào chi phí của kì xuất dùng Khicác bộ phận sử dụng báo hỏng CCDC, kế toán tiến hành phân bổ phần giá trịcòn lại của CCDC bị hỏng vào chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ báo hỏng

Phương pháp phân bổ dần (nhiều lần): Theo phương pháp này, căn cứ vào giátrị của CCDC và thời gian sử dụng hoặc số lần sử dụng dự kiến để kế toán tính

ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc 1 lần sử dụng (Loan, 2013) Căn cứ vào mứcphân bổ nói trên, định kỳ kế toán phân bổ giá trị của CCDC vào chi phí sảnxuất – kinh doanh

Mức phân bổ giá trị CCDC

trong một kỳ (1 lần sử dụng) =

Giá trị CCDC xuất dùng

Số kỳ hoặc số lần sử dụng

Trang 29

1.6.2 Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ

1.6.2.1 Đặc điểm phương pháp kiểm kê định kỳ

Theo Giáo trình kế toán tài chính (2023), trường Đại học Kinh kế Quốc dân, phương pháp KKĐK là phương pháp kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế và

từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất trong kỳ, theo công thức:

+

Trị giá vật tư,hàng hoá tồnđầu kỳ

-Trị giá vật tư,hàng hoá tồncuối kỳTheo phương pháp KKĐK, mọi biến động vật tư, hàng hoá không theo dõi,phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho Giá trị vật tư, hàng hoá mua và nhập khođược phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản “Mua hàng")

Công tác kiểm kê vật tư, hàng hoá được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xácđịnh giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trên cơ sở đó kế toán phản ánh vào cáctài khoản hàng tồn kho Như vậy, khi áp dụng phương pháp KKĐK, các tài khoảnhàng tồn kho chỉ sử dụng đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kếtoán (để kết chuyển số dư cuối kỳ)

Phương pháp KKĐK thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiềuchủng loại vật tư, hàng hoá với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và đượcxuất thường xuyên

Phương pháp KKĐK hàng tồn kho có ưu điểm là giảm nhẹ khối lượng côngviệc kế toán, nhưng độ chính xác về vật tư, hàng hoá xuất dùng cho các mục đíchkhác nhau phụ thuộc vào chất lượng công tác quản lý tại kho, quẩy, bến, bãi đểphản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp

1.6.2.2 Tài khoản sử dụng

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phương pháp KKĐK để kế toán tổng hợp NVL,CCDC, kế toán phải sử dụng TK 611 "Mua hàng" TK này dùng để phản ánh giá

Trang 30

thực tế của số vật tư, hàng hoá mua vào, xuất trong kỳ Kết cấu của TK như sau:

Trang 31

Bên Nợ Bên Có

+ Trị giá thực tế hàng hoá, NVL,

CCDC tồn kho đầu kỳ

+ Trị giá thực tế hàng hoá, NVL,

CCDC mua vào trong kỳ, hàng hoá đã

 TK 611 không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết theo từng loại NVL, CCDC

 TK 152, 153 chỉ dùng để phản ánh giá trị vật liệu, CCDC tồn đầu kỳ và cuối kỳ

 Ngoài ra, trong quá trình hạch toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan như:

Kế toán chi tiết NVL, CCDC

Trang 32

Nhật ký chung, theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó.Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi sổ Cái theo từng nghiệp vụ phátsinh

 Hình thức Nhật ký chung bao gồm: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, sổcái, các sổ và thẻ kế toán chi tiết

ký chung, kế toán sẽ ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan các nghiệp vụ phátsinh Nếu đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt, kế toán ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổNhật ký đặc biệt liên quan căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ.Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, kếtoán tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợptrên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thờivào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, kế toán tiến hành cộng số liệu trên Sổ Cái, lậpBảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, kế toán sửdụng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kếtoán chi tiết) để lập các Báo cáo tài chính Đặc biệt, kế toán cần lưu ý theo nguyêntắc:

Tổng số phát sinh Nợ

và tổng số phát sinh

Có trên bảng cân đối

số phát sinh

=

Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên

sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổNhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên

các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

c) Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng

 Ưu điểm: Mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao độngkế toán, có nhiều thuận lợi khi sử dụng máy tính trong xử lý số liệu kế toán

 Nhược điểm: ghi trùng lặp nhiều

Trang 33

 Điều kiện áp dụng: Thích hợp với mọi đơn vị hạch toán, nếu đơn vị đã sử dụngmáy tính trong xử lý thông tin kế toán, chỉ thích hợp với đơn vị có quy mô vừavà nhỏ nếu đơn vị chưa xử dụng máy tính vào xử lý thông tin kế toán

1.8.2 Hình thức chứng từ ghi sổ

a) Đặc trưng cơ bản

 Đối với các doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, kế toáncăn cứ trực tiếp vào “Chứng từ ghi sổ” để ghi sổ kế toán tổng hợp Việc ghi sổkế toán tổng hợp bao gồm:

 Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

 Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

 Kế toán lập chứng từ ghi sổ trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Ngoài ra, kế toán cầnlưu ý đánh số hiệu liên tục cho chứng từ ghi sổ trong từng tháng hoặc cả năm(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đínhkèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán

 Các loại sổ mà doanh nghiệp cần có khi áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ tại Phụ lục 1.12

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợpchứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ để lậpChứng từ ghi sổ Sau đó, kế toán ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, cũng như SổCái căn cứ vào Chứng từ ghi sổ Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lậpChứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, kế toán phải khoá sổ, tính toán Tổng số tiền của các nghiệp vụkinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ và Tổng sốphát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái

Kế toán căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh Sau khi đối chiếu

Trang 34

khớp đúng, kế toán lập Báo cáo tài chính căn cứ vào số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) Quá trình lập Báo cáo tàichính cần đảm bảo:

Tổng số phát sinh Nợ của của tất cả

các tài khoản trên Bảng Cân đối số

của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số

phát sinh

= Tổng số tiền phát sinh trên

sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ

Tổng số dư Nợ của các tài khoản trên

Bảng Cân đối số phát sinh =

Tổng số dư Có của các tài khoảntrên Bảng Cân đối số phát sinh

Số dư của từng tài khoản trên Bảng

Số dư của từng tài khoản tương ứngtrên Bảng tổng hợp chi tiết

c) Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng

 Ưu điểm: Kết cấu đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện cho công tác kế toán, thuận tiệncho các phương tiện kỹ thuật tính toán hiện đại

 Nhược điểm: Việc ghi chép bị trùng lặp nhiều, nên việc lập báo cáo bị chậm trễ,nhất là trong điều kiện tính toán thủ công

 Điều kiện áp dụng: Phù hợp với mọi loại hình đơn vị có quy mô khác nhau, đặcbiệt là những đơn vị làm kế toán

1.8.3 Hình thức nhật ký – sổ cái

a) Đặc trưng cơ bản

 Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Đối với các doanhnghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế, tàichính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duynhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái Kế toán doanh nghiệp căn cứ vào các chứng từ kếtoán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại để ghi vào sổ Nhật ký – SổCái

 Các loại sổ mà doanh nghiệp cần có khi áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Sổ

Trang 35

từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ Cái để ghi vào Sổ, Thẻ kế toánchi tiết có liên quan.

c) Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng

 Ưu điểm: Đơn giản, dễ ghi chép, dễ đối chiếu số liệu và dễ kiểm tra (do sổ kếtoán tập trung trên cùng 1 trang sổ của Nhật ký – sổ cái, vừa phản ánh theo trình

tự thời gian, vừa theo hệ thống (phân loại theo tài khoản)

 Nhược điểm: Khó khăn trong công tác bảo quản do rấ cả các công việc kế toántổng hợp đều tập trung ở 1 sổ nhật ký – sổ cái và tất cả các tài khoản tổng hợpđều được liệt kê trên một trang nên sổ cồng kềnh

 Điều kiện áp dụng: áp dụng ở đơn vị có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài khoản kếtoán tổng hợp: đơn vị hành chính sự nghiệp, Hợp tác xã

1.8.4 Hình thức kế toán máy

a) Đặc trưng cơ bản

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Kế toán sẽ thực hiệncông việc của mình theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán sẽ có những đặc điểm như sau:

 Được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kếthợp các hình thức kế toán đã nhắc để ở trên

 Không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ

sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định

Trang 36

 Được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kếtoán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

b) Trình tự ghi sổ

Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy trình bày tại Phụ lục 1.14

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từkế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoảnghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu đượcthiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, cácthông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- SổCái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Cuối tháng hoặc bất kì thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện các thao táckhóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính Thông thường các phần mềm tiên tiếnthông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS sẽ tự động đốichiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết nên luôn đảm bảo chính xác, trungthực theo thông tin đã được nhập trong kỳ

Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chínhsau khi đã in ra giấy Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiếtđược in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định

c) Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng

 Ưu điểm: Giúp cho công việc kế toán được thực hiện 1 cách nhanh chóng, hiệuquả và khoa học Kế toán có thể xuất thông tin dữ liệu khi cần thiết, tra cứungay lập tức và có thể gửi đi cho nhiều người cùng lúc

 Nhược điểm: chỉ đáp ứng về mặt sổ sách thông thường, khó đáp ứng được cácphân tích thống kê mang tính quản trị, chỉ làm được 1 người trên 1 file tại 1 thờiđiểm, chi phí vận hành tương đối lớn

 Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng tại bất kì doanh nghiệp nào, đặc biệt hữu íchcho những đơn vị có quy mô lớn, thao tác thủ công sẽ phải chịu nhiều áp lựcnhững như dễ sai sót

Trang 37

 Phân loại và tính giá NVL, CCDC

 Các phương pháp chi tiết và tổng hợp NVL, CCDC

 Tài khoản sử dụng để hạch toán kế toán NVL, CCDC

 Các hình thức ghi sổ kế toán phổ biến trong doanh nghiệp hiện nay

Đề hiểu rõ hơn lý luận chung và biết các vận dụng kiến thức đã học được ởtrường vào thực tế, hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của kế toán NVL, CCDC trongcông tác kế toán, cũng như trong công tác quản lý NVL, CCDC của doanh nghiệp,hiểu được quy trình và các phương pháp kế toán sử dụng, em xin đi sâu hơn nữathực trạng kế toán NVL, CCDC tại đơn vị mà em thực tập: Công ty Cổ phầnThương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam tại chương 2 của khoá luận này

Trang 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL, CCDC TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGON VIỆT NAM

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGON VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam

2.1.1.1 Giới thiệu chung

 Viet Deli có tên đầy đủ là “Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ NgonViệt Nam” (viết tắt là Viet Deli) và có tên giao dịch là VIETDELI JSC, có trụ

sở chính tại Số 23B, nhà A2 Tập thể Quân Đội, 25A Phan Đình Phùng,Phường Quán Thánh, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

 Công ty có nền tảng công ty mẹ là Công ty Cổ phần Năm Sao Quốc Tế TuầnChâu Ban Giám đốc Công ty ban đầu gồm có: Ông Đào Trọng Tuyên, ôngĐào Minh Siêng, bà Đào Thị Đoan Trang, ông Nguyễn Cao Sơn, ông NguyễnHồng Nhật, bà Nguyễn Thị Hồng Vân Trong đó, đại diện chủ đầu tư của VietDeli là:

 Tổng giám đốc Viet Deli – Ông Nguyễn Hồng Nhật

 Phó Giám đốc - bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Park Sang Kyung

 Khối văn phòng: 46 người

 Khối nhà hàng: 54 người

 Thời gian thành lập: 14/04/2015

Giấy đăng kí doanh nghiệp trình bày tại Phụ lục 2.1 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trang 39

a) Các giai đoạn phát triển chủ yếu

Sơ đồ các giai đoạn phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ

Ngon Việt Nam trình bày tại phụ lục 2.2

Bắt đầu với thương hiệu Home tại Hà Nội Trong suốt hơn 8 năm, dù khôngtránh khỏi hơn 2 năm đại dịch Covid 19, Viet Deli vẫn tự tin theo đuổi đam mê pháttriển bền vững văn hoá ẩm thực Việt với việc mở rộng mạnh mẽ 18 thương hiệu nhàhàng tại các thành phố lớn của Việt Nam, trong đó, có 8 nhà hàng lớn, trải dài khắp

3 miền, gồm:

Năm 2015: Tại Ba Đình, Hà Nội, Viet Deli đã chính thức thành lập nhà hàngđầu tiên - Home Hà Nội (Home Vietnamese Restaurant) Đây cũng là lần đầu tiênViet Deli ra mắt thị trường F&B cao cấp Việt Nam, với niềm tự hào mang hình ảnhcon người, văn hoá ẩm thực và dịch vụ hiếu khách đích thực của Việt Nam ra thếgiới Sức chứa tiêu biểu tại nhà hàng khoảng 120 chỗ ngồi

Năm 2019: VietDeli mở 2 nhà hàng liên tiếp tại Hà Nội mang tên Ngon Villatại số 10 Tống Duy Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội và Ngon Gallery Nha Trang tại 2F, 62Trần Phú, Nha Trang (sức chứa 200 khách), đánh dấu sự hiện diện của hệ thống nhàhàng trên 6 thành phố lớn trải dài khắp cả nước

Cũng trong năm này, Viet Deli đã có những bước chuyển mình, nhận được sựcông nhận của giới ẩm thực trong nước và quốc tế, thông qua chuỗi sự kiện “Hảitrình tụ hội những tinh hoa – Haute Cuisine On The High Sea” vô cùng thành côngtrên du thuyền Paradise Vietnam tại Hạ Long Tại đây, siêu đầu bếp Michellin, ngôisao truyền hình nổi tiếng tại Pháp - Ông John Burton Race, siêu đầu bếp Michellin,top 11 Top Chef tại Pháp – ông David Galliene và tổng bếp trưởng của nhà hàng –ông Nguyễn Gia Thiện cùng các cộng sự đã tạo nên 4 món ăn đẳng cấp “GàH’Mông ủ khói trà xanh”; “Bánh chuối hấp sữa hạt Macca”; “Bánh phở chiên thăngừng” và “ Thăn cá mú miến ủ tương” Đặc biệt, từng thực đơn đều được chuyêngia rượu vang Sommelier thẩm định, để chọn ra những chai vang phù hợp và chấtlượng nhất đến từ các nhà rượu thủ công nổi tiếng E Guigal của Pháp, Concha Y

Toro của Chile, và Banfi Le Rime của Ý (Chuyến du hành sáng tạo vào thế giới ẩm thực, 2019).

Qua chuỗi sự kiện, Viet Deli không chỉ khẳng định được chất lượng sản phẩmmà còn nâng tầm vị thế của thương hiệu Viet Deli trên thị trường F&B Việt Nam

Trang 40

nói riêng và thị trường nhà hàng cao cấp tại thế giới nói chung

Tháng 8/2020: Viet Deli mở nhà hàng thứ 8 mang tên Sajang BBQ

Tháng 10/2021: Viet Deli mở rộng thương hiệu tại Hà Nội với nhà hàngFullboat Buffet Hải sản

Tháng 5/2022: Viet Deli mở nhà hàng mới nhất mang tên Saju Sushi & BBQtại 106 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt nam

Năm 2023: Viet Deli mở liên tiếp 2 nhà hàng là Du Gouverneur 1988 – 1945tại 74 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội và Gia Thiện Cơm nhà tại 56 Nguyễn Phúc Tần,Hội An, Quảng Nam, Việt Nam

b) Các thành tựu, kết quả chủ yếu đã đạt được từ khi thành lập đến nay

 Là một trong những tập đoàn tiên phong và phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vựcvận hành chuỗi nhà hàng cao cấp (F&B) tại Việt Nam

Hình ảnh thành tựu đã đạt được của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam trình bày tại phụ lục 2.3

Thành lập từ tháng 5/2015, với nhà hàng HOME Hà Nội đầu tiên nằm tại trungtâm phố cổ Hà Nội, Viet Deli là tập đoàn tiên phong trong lĩnh vực vận hành chuỗinhà hàng cao cấp tại Việt Nam

Sau 8 năm hình thành, Tập đoàn hiện có danh mục đa dạng các thương hiệu ẩmthực, với 18 thương hiệu, trải dài khắp 3 miền Bắc – Trung - Nam, tại các thành phốlớn của Việt Nam, phục vụ hơn 2 triệu khách hàng mỗi năm

Hình ảnh Bản đồ & Bộ sưu tập thương hiệu VietDeli 2023 trình bày tại phụ lục 2.4

 Giành giải “TripAdvisor Certificate of Excellence for 3 consecutive years”

-Nhà HÀNG HOME HANOI RESTAURANT) (Hanoi restaurants win 2021 tripadvisors awards, 2021)

 Giành giải “Premium Vietnamese restaurant with spectacular architecture anddesign” – Nhà hàng NGON VILLA HANOIRESTAURANT”

Hình ảnh Giải thưởng Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ngon Việt Nam trình bày tại phụ lục 2.5

 Liên tục ghi danh trong Top những nhà hàng được du khách yêu thích nhất

 TOP 10 Những quán nướng ngon ở Sapa, thực đơn phong phú được du khách

khen hết lời (Những quán nướng ngon ở Sapa thực đơn phong phú được du

Ngày đăng: 23/06/2024, 19:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w