Trong xuthế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới đã và đang đặtra những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam đãvà đan
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
BÀI TẬP LỚN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ: Vai trò của kinh tế tư nhân thời kì đổi mới
GVHD: Trần Thị Mai
Nhóm: 7
Sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Hải Yến 25A4011014 6 Lê Thị Hồng Nhung 25A4022186
2 Nguyễn Anh Thơ 25A4010700 7 Nguyễn Thị Hương 25A4021083
3 Nguyễn Thanh Trúc 25A4010995 8 Hoàng Thanh Mai 25A4031244
4 Nguyễn Quang Minh 25A4010089 9 Trần Thị Huyền Trang 25A4051663
5 Phan Thanh Bình 25A4011325 10 Phạm Thị Thu 25A4020208
Mã LHP: 23PLT10A19
Hà Nội, ngày 01/11/2023
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Tìm hiểu chung về kinh tế tư nhân 3
2 Thực tiễn nền kinh tế tư nhân Việt Nam thời kì đổi mới 4
2.1 Nhận thức của Đảng và Nhà nước 4
2.2 Sự phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam 5
3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kì đổi mới 6
3.1 Lĩnh vực kinh tế 6
3.2 Lĩnh vực xã hội 7
4 Liên hệ thực tiễn 8
PHẦN KẾT LUẬN 11
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Đối với mọi quốc gia, khu vực kinh tế tư nhân có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước Đối với nước ta, mặc dù quá trình phát triển trải qua nhiều thăng trầm song bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế tư nhân khăng định là một bộ phận cấu thành, có vị trí quá trình lâu dài của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt là vấn đề hội nhập nền kinh tế thế giới đã và đang đặt
ra những cơ hội cũng như những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.Việt Nam đã
và đang có những bước tiến vững chắc trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,hội nhập cùng thế giới bằng việc phát huy nội lực đồng thời tranh thủ các nguồn lực bên ngoài thông qua việc phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế.Trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong việc phát triển nền kinh tế Hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành trung ương khóa IX khẳng
định: “kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa” Vậy trong việc phát triển kinh tế Việt Nam
thành phần kinh tế tư nhân đã có vai trò như thế nào? Hay tại sao Việt Nam lại phải phát triển kinh tế tư nhân trong khi chúng ta muốn hướng tới một xã hội XHCN nơi sở hữu tư liệu sản xuất là của tập thể Việc xác định đúng vai trò của kinh tế tư nhân và con đường đúng đắn cho sự phát triển của thành phần kinh tế này là việc làm cấp thiết hiện nay, bởi
vì hiện nay toàn cầu hóa là một xu thế phát triển tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, chúng ta không muốn bị cuốn vào vòng xoáy đó một cách thụ động thì chúng
ta phải biết phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế trong đó có thành phần kinh tế
tư nhân - mắt xích quan trọng trong việc nối kết nền kinh tế thị trường Việt Nam với nền kinh tế thị trường thế giới
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
1 Tìm hiểu chung về kinh tế tư nhân
- Khái niệm kinh tế tư nhân:
Kinh tế tư nhân ở nước ta ra đời và phát triển khá lâu trong lịch sử, nhưng đến nay vẫn còn một số quan điểm khác nhau về kinh tế tư nhân Dựa trên căn cứ khoa học, lý luận và thực tiễn, có thể hiểu kinh tế tư nhân ở một số góc độ sau: Xét ở góc độ kinh tế học, kinh tế tư nhân là bộ phận kinh tế trong hệ thống cơ cấu kinh tế của một quốc gia được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu của tư nhân về TLSX cũng như lợi ích cá nhân
Xét ở góc độ môn học Kinh tế chính trị, kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế trong hệ thống cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quả độ lên chủ nghĩa xã hội, dựa trên các chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân
- Phân loại:
Kinh tế cả thể tiểu chủ: dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về TLSX và lao động của bản thân người lao động Kinh tế cá thể tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinh doanh của kinh tế cả thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát triển
Kinh tế tư bản tư nhân: dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về TLSX Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát triển kinh tế thị trưởng, giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng nền kinh tế cả nước
Dù hoạt động dưới bất kì mô hình nào thì KTTN cũng quy về hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân Điểm chung của mọi loại hình kinh doanh này phần lớn đều hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận
VD: các hộ gia đình, công ty hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần, …
2 Thực tiễn nền kinh tế tư nhân Việt Nam thời kì đổi mới
2.1 Nhận thức của Đảng và Nhà nước
Trong thực tế xây dựng đất nước, trước năm 1986, do điều kiện lịch sử, KTTN không có một quá trình phát triển xuyên suốt và gần như không được thừa nhận về sự tồn tại của mình Dẫu vậy, quá trình hoạt động của kinh tế hộ cá thể, tiểu chủ trong suốt thời bao cấp vẫn là một minh chứng cho “ năng lực nội sinh” bền bỉ của KTTN
Trang 5Thực hiện đường lối đổi mới, kể từ sau năm 1986, thành phần KTTN đã được công khai thừa nhận Đây là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong tư duy kinh
tế của Đảng Cụ thể là:
- Nghị quyết Hội nghị lần 6 của BCH Trung ương VI (1989) lần đầu đưa ra khái niệm KTTN và khẳng định “ Trong điều kiện của nước ta, các hình thức KTTN vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu nền kinh tế hàng hóa đi lên CNXH”
=> Nền tảng tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp tư nhân Minh chứng là vào năm 1999, khi Luật Doanh nghiệp được ban hành đã dẫn đến sự phát triển bùng nổ các doanh nghiệp tư nhân trong nước ở Việt Nam
- Hội nghị trung ương 5 khóa IX (3/2002): KTTN là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN
=> Như vậy, có thể thấy sự tồn tại và phát triển thành phần KTTN ở nước ta như quan điểm của Đảng nhận định là một lẽ tất yếu trong thời kì quá độ lên CNXH Bởi lẽ trong thời kì quá độ lên CNXH, nước ta còn nhiều tàn dư của một nước thuộc địa nửa phong kiến, hậu chiến tranh kéo dài với một nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu; vì vậy trên thực tế sẽ có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, các ngành, trong nội bộ từng vùng
về tính chất cũng như trình độ của LLSX Đồng thời, thành phần kinh tế nhà nước, kinh
tế tập thể chưa đủ khả năng mạnh mẽ trong việc đáp ứng được nhu cầu của toàn xã hội
Mà thành phần KTTN lại làm được điều này khi giải quyết được vấn đề việc làm tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, khai thác được tiềm năng về sức người sức của để xây dựng và phát triển đất nước
2.2 Sự phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam
- Tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam là rất lớn, được khai thác một cách tích cực Điều này được phản ánh thông qua những con số cụ thể sau đây Ta có thể thấy
số lượng doanh nghiệp tư nhân đăng kí thành lập từ năm 2011 đến 2017 tăng lên 1 cách chóng mặt Bằng chứng rõ ràng nhất là sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng doanh nghiệp Công nghiệp tư nhân, đạt hơn 110.000 doanh nghiệp (thống kê năm 2016)
Trang 6- Đặc biệt hơn, thương hiệu của các doanh nghiệp tư nhân không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn lan rộng ra nước ngoài với những tên tuổi nổi tiếng như: VinGroup, VNM, FPT, DOJI, Hòa Phát, Masan, Sungroup, Thaco, … Độ phủ sóng của kinh tế tư nhân ở nhiều lĩnh vực càng cho thấy sự phát triển đa dạng của mình
-Nhìn vào đó ta cũng thấy được nước ta xuất hiện đội ngũ doanh nhân tài năng, tiêu biểu như: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng-tỷ phú giàu nhất Việt Nam hiện nay, …
- Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn tồn tại những mặt khó khăn Sự chênh lệch giữa số lượng DNTN đăng ký kinh doanh so với số lượng DNTN thực sự hoạt động
đã phản ảnh phần nào môi trường kinh doanh đã chứa đựng nhiều thách thức
3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kì đổi mới
3.1 Lĩnh vực kinh tế
Trong tất cả các nền kinh tế, không phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, kinh tế tư nhân luôn tồn tại Sự khác biệt chỉ là vị trí, vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Ở Việt Nam, vào những năm đầu của quá trình đổi mới, sự yếu kém của khu vực tư nhân được coi là điểm nghẽn lớn của nền kinh tế trong quá trình phát triển
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (tháng 6-2017), đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng trong
Trang 7kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân nhanh, bền vững với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỷ trọng trong tổng sản phẩm nội địa (GDP)
Trải qua hơn 30 năm hồi phục nền kinh tế, bao gồm cả kinh tế tư nhân, cho tới ngày nay thì kinh tế tư nhân được coi là một phần không thể thiếu, thậm chí cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa, trong cơ cấu nền kinh tế Bởi kinh tế tư nhân đã đem lại cho Việt Nam nhiều thành tựu đáng kể
3.1.1 Đóng góp vào GDP
Phải khẳng định rằng kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp rất tích cực vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với những con số vô cùng ấn tượng Đóng góp của khu vực kinh tế
tư nhân vào cơ cấu GDP những năm qua luôn ở mức trên 43% GDP, cao gấp khoảng 2 lần khu vực kinh tế nhà nước và cao gấp nhiều lần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Theo diễn đàn KTTN lần thứ 2 (02/04/2023) tại Hà Nội, Việt Nam hiện nay có khoảng hơn 786 nghìn doanh nghiệp tư nhân, chiếm 98% trong tổng số hơn 800 nghìn doanh nghiệp; đóng góp trung bình 46,4% GDP mỗi năm trong giai đoạn 2016-2021, riêng năm 2021 đóng góp 18,5% tổng thu ngân sách Trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam do Vietnam Report công bố tháng 3/2023 thì doanh nghiệp tư nhân chiếm đại đa số, tới 82,4 % Điều đáng chú ý là trong 3 năm trở lại đây, tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân trong nhóm này khá ổn định (năm 2021: 82,8
%, năm 2022: 84%)
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức được vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Nhờ vậy, kinh tế
tư nhân không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh Đặc biệt là sau Đại hội X (năm 2006), khi kinh tế tư nhân được xác định chính thức là thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, không hạn chế về quy mô Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40 – 43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội
3.1.2 Mang lại hiệu quả về đầu tư tài chính
Trong giai đoạn 2010 - 2021, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân đã tăng từ 44,6% năm 2010 lên mức 59,5% năm 2021(12) Nhờ đó, tuy đầu tư công được điều chỉnh giảm, nhưng tổng đầu tư kết cấu hạ tầng vẫn tăng Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2022, một loạt công trình hạ tầng lớn do khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận, đã được khởi công, hoàn thành và đưa vào vận hành
Trang 8Trong khi nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả với những dự án lớn đang bị thua lỗ thì vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân ngày càng được đánh giá tích cực hơn Đầu tư tài chính của nhiều doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả thấp Hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, gây ra những hậu quả kinh tế lớn Một số doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế
Vấn đề hiệu quả đầu tư tài chính của kinh tế tư nhân là sự thất bại hoặc kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước Có nhiều dự án chậm tiến độ dẫn đến bội vốn cao, điển hình như dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông chậm tiến độ nhiều năm dẫn đến bội vốn lên tới 10 nghìn tỷ đồng Tuy nhiên, đối với các dự án của khu vực kinh tế tư nhân như đường trên cao đường Trường Chinh – dự án của khu vực tư nhân, Tập đoàn VinGroup đã hoàn thành với tiến độ rất nhanh và được đánh giá hiệu quả hơn với kinh tế nhà nước
Năm 2019, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân cao hơn 1,2 lần
so với mức bình quân của nền kinh tế và hơn 1,9 lần so với khu vực nhà nước Vai trò của kinh tế tư nhân càng trở nên quan trọng hơn khi mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong
cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43%GDP (so với khu vực kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI là 18% GDP)
3.2 Lĩnh vực xã hội
Kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ thông qua tạo cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho lao động nữ Số lao động nữ làm việc trong doanh nghiệp tư nhân chiếm gần 50% số lao động nữ làm việc trong các loại hình doanh nghiệp Không chỉ tạo việc làm, thu nhập, nhiều doanh nghiệp
do phụ nữ làm chủ đã vươn tầm khu vực và quốc tế với hàng chục lượt nữ doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách “TOP 50 doanh nhân quyền lực châu Á”, “Nữ doanh nhân ASEAN tiêu biểu”, “Giải thưởng Nữ doanh nhân quyền lực”, “50 nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc đang thay đổi ngành công nghiệp và khu vực”, v.v
Kinh tế tư nhân cũng đóng góp lớn vào các hoạt động an sinh xã hội, góp phần mở rộng phạm vi bao phủ của an sinh xã hội, đặc biệt mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội; đóng góp vào các hoạt động xã hội, cộng đồng, môi trường thể hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp, v.v
Khu vực tư nhân mới nổi và năng động của Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng chống chịu trong đại dịch COVID-19, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia đạt được tăng trưởng dương trong năm 2020,” bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết Kinh tế tư nhân đang dẫn dắt và đóng vai trò
Trang 9chủ chốt trong các hoạt động ủng hộ Chính phủ và các địa phương chống dịch Sau gần 2 năm dịch bệnh tấn công nước ta( kể từ năm 2019), Sân bay Vân Đồn của Sun Group đã đón hơn 200 chuyến bay giải cứu, đưa hơn 40.000 người Việt hồi hương và chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam làm việc Khối doanh nghiệp tư nhân ủng hộ nhiều nhất là Vingroup với 2.287 tỉ đồng, tiếp đó là Vạn Thịnh Phát (2000 tỷ đồng) và thứ 3 là Sun Group (510 tỷ đồng) Số liệu được tính đến ngày 24/6/2021 Còn thực tế, tính đến 12/7/2021, con số đóng góp cho phòng chống dịch Covid-19 của Sun Group đã lên tới
621 tỷ đồng Theo công bố của Bộ Tài chính năm 2021, nguồn tiền để dành mua vắc-xin
đã có khoảng 22.000 tỷ đồng Hơn 8.000 tỷ đồng trong số đó là do người dân, doanh nghiệp đóng góp và nhiều nhất vẫn là khối doanh nghiệp tư nhân với những cái tên như Sun Group, Vingroup, Vạn Thịnh Phát… Những con số đó đủ để minh chứng cho vai trò
“xung kích” của những doanh nghiệp “sếu đầu đàn”, trong cả sự phát triển cũng như hành trình vượt khó của đất nước ở giai đoạn dịch bệnh
4 Liên hệ thực tiễn
Dù kinh tế tư nhân đang dần trở thành một thành phần không thể thiếu trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng trên thực tế hiện nay, khu vực này vẫn còn nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách cũng như năng lực nội tại của chính các doanh nghiệp.Để kinh tế tư nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, đúng đắn và lành mạnh hơn, đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, cần triển khai thực hiện tốt những giải pháp sau:
Một là, thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân.
Từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân trong những năm qua, có thể khẳng định, “kinh
tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, do đó cần nâng cao nhận thức, hiểu đúng chủ trương khuyến khích phát triển kinh
tế tư nhân của Đảng là vấn đề chiến lược, nhất quán, lâu dài trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta
Đồng thời, cần thống nhất nhận thức rằng, sự ghi nhận và khẳng định đóng góp của kinh tế tư nhân dù quan trọng thế nào đối với phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta hiện nay, không phải là căn cứ để “lấy kinh tế tư nhân làm trung tâm”, hay khẳng định kinh tế
tư nhân“đóng vai trò đầu tàu của nền kinh tế đất nước” Từ đó, khắc phục cả sự nghi kỵ lẫn ảo tưởng vào sự phát triển của kinh tế tư nhân Nêu cao tinh thần cảnh giác đấu tranh trước âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân để cổ xuý cho tư nhân hóa nền kinh tế nước ta, hòng làm chệch hướng XHCN trong sự phát triển của đất nước
Trang 10Hai là, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân
Nhà nước cần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân vào hoạt động kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường Không biến các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân thành chính sách bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức
Nhà nước cần tập trung cải cách thể chế kinh tế một cách đồng bộ, gồm: các thể chế kinh tế tương thích và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế (điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật kinh tế phù hợp với các cam kết hội nhập); các thể chế phòng vệ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, giảm thiểu các tác động không thuận lợi khi thực hiện các cam kết hội nhập (chống độc quyền, bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, tiêu chuẩn công nghệ - môi trường, đối tượng dễ tổn thương…); các thể chế hỗ trợ để tranh thủ cơ hội, lợi ích của hội nhập quốc
tế (khuyến khích cạnh tranh, sáng tạo, đổi mới công nghệ…)
Xây dựng cơ chế như chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách về mặt bằng sản xuất, chính sách thuế, chính sách đào tạo, tiền lương, thu nhập và bảo hiểm xã hội , chính sách định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế tư nhân, mà trọng tâm là Luật Quốc phòng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Pháp luật dân quân tự vệ… để tạo hành lang pháp lý ổn định cho các chủ thể sản xuất kinh doanh hoạt động Trong đó, phải có những chế tài quy định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của các chủ doanh nghiệp tư nhân đối với sự nghiệp củng cố quốc phòng; tăng cường việc giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp trốn tránh nghĩa vụ đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
Không chỉ vậy, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công, tham gia vào quá trình hô Ši nhâ Šp kinh tế quốc tế Hỗ trợ kinh tế
tư nhân tiếp câ Šn, khai thác các cơ hô Ši trong hội nhâ Šp quốc tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao năng lực từng bước tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu
Ba là, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động
Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển Chuyển giao công nghệ tiên tiến Bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ Áp dụng chính