Hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến tranh, lấy sôngGianh giới tuyến hai miền, phía bắc sông Gianh thuộc quyền vua Lê -chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà.II/ Nguyên nhân dẫn đến sự
Trang 1KHOA LUẬT HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM
ĐỀ BÀI
Địa vị và quyền lực của vua Lê – chúa Trịnh trong nhà nước lưỡng đầu ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)
LỚP: K25LKTB NHÓM: 04
Hà Nội, 2023
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Nhóm: 04
Lớp: K25LKTB
Tổng số thành viên nhóm: 10
Đề bài: Địa vị và quyền lực của vua Lê – chúa Trịnh trong nhà nước lưỡng đầu ở Đàng Ngoài (1599 – 1786).
Xác định mức độ tham gia của từng thành viên :
STT MSV Họ và tên Đánh giá của SV Đánh giá của GV
1 25A4062532 Đậu Thị Linh
2 25A4062535 Nguyễn Phạm Phương Linh
3 25A4062534 Nguyễn Khánh Linh
4 25A4060810 Nguyễn Phương Linh
5 25A4060806 Hoàng Mỹ Linh
6 25A4060816 Nguyễn Khánh Ly
7 25A4060822 Nguyễn Thị Ly Na
8 25A4060828 Nguyễn Anh Ngọc
9 25A4060813 Trần Thị Bảo Ngọc
10 25A4062544 Trần Kim Ngân
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………4
NỘI DUNG……… 5
I/ Khái quát lịch sử Đàng Ngoài……… 5
II/ Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của thể chế nhà nước lưỡng đầu Lê – Trịnh……….………… 5
2.1 Nguyên nhân sâu xa và có tính chất chủ đạo là tư tưởng Chính danh của Nho giáo 5
2.2.Nguyên nhân lịch sử 6
2.3 Do sự tương quan lực lượng giữa các phe phái phong kiến………6
III/ Địa vị của vua Lê – chúa Trịnh trong nhà nước lưỡng đầu ở đàng Ngoài (1599 -1786 ) ……… … 7
3.1.Địa vị giữa vua và chúa……… 7
3.2 Quyền hành giữa vua và chúa…….………… ………8
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong lịch sử chính trị thế giới, bên cạnh dạng thức chính trị tập quyền và tản quyền (phân quyền), đã từng xuất hiện thể chế chính trị với hai bộ máy nhà nước tồn tại song song Đó là dạng thức chính quyền kép, lưỡng đầu chế, hay còn gọi là cơ chế nhị nguyên hoặc song trùng lãnh đạo Nó được định nghĩa là thể chế có hai vị vua đồng cai trị trên một lãnh thổ Lưỡng đầu chế thuộc về dạng hành pháp cộng hay hành pháp nhị nguyên (song lập) Đối lập với dạng thức này là hành pháp nhất đầu do cá nhân một vị vua hay một nhà cầm quyền nắm giữ; và hành pháp đoàn là thể chế do tập thể nắm giữ Lưỡng đầu chế là kiểu thể chế chính trị đã có từ thời cổ đại phản ánh sự chuyển hóa giữa hai xu thế chính trị tập quyền và tản quyền ở những giai đoạn, hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử Tại Đàng Ngoài (Việt Nam) từ cuối thế kỉ XVI - XVIII đã xuất hiện lưỡng đầu chế Lê - Trịnh một thể chế chính quyền kép vừa có vua vừa có chúa Nó được xem là một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam với hai
bộ máy cùng song song tồn tại Vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về địa vị và quyền lực của vua Lê – chúa Trịnh trong nhà nước lưỡng đầu ở Đàng Ngoài (1599 - 1786) chúng em
đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Địa vị và quyền lực của vua Lê – chúa Trịnh trong nhà nước lưỡng đầu ở Đàng Ngoài (1599 – 1786 )” cho bài luận của mình.
Trang 5NỘI DUNG
I/ Khái quát lịch sử Đàng Ngoài:
Đàng ngoài hay Bắc Hà các tài liệu phương Tây đương thời gọi xứ Đàng
Ngoài là Tonkin (hay Tunquin, Tonqueen, Tonquin, Ton Kin ) là tên
gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Trịnh, xác định từ sông
Gianh trở ra Bắc Kinh đô Đàng Ngoài là Đông Kinh (còn gọi là Kinh
Kỳ hay Kẻ Chợ)
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế bỏ triều Lê lập ra triều
Mạc (1527 - 1592) Một tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tập hợp lực
lượng chống Mạc ở Thanh Hoá nhằm khôi phục triều Lê; năm 1533,
lập Lê Trang Tông lên làm vua Năm 1545, Nguyễn Kim chết, binh
quyền giao cho con rể là Trịnh Kiểm Năm 1592, con Trịnh Kiểm
là Trịnh Tùng đánh bại triều Mạc, chiếm lại kinh thành Thăng Long,
cùng con cháu họ Trịnh kế tục xưng vương, nhân dân thường gọi
là chúa Trịnh Thực quyền nằm trong tay chúa Trịnh, còn vua Lê chỉ
là danh nghĩa Phạm vi thống trị của vua Lê - chúa Trịnh chỉ còn
từ sông Gianh trở ra Bắc vì phía nam do Nguyễn Hoàng, con trai của
Nguyễn Kim, và con cháu họ Nguyễn chiếm giữ, nhân dân cũng gọi
là chúa Nguyễn
Hai bên Trịnh-Nguyễn thường xuyên giao chiến, trong gần nửa
thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết
quả Hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến tranh, lấy sông
Gianh giới tuyến hai miền, phía bắc sông Gianh thuộc quyền vua Lê
-chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà.
II/ Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của thể chế nhà nước lưỡng đầu Lê – Trịnh
2.1 Nguyên nhân sâu xa và có tính chất chủ đạo là tư tưởng Chính danh của Nho giáo:
Nho giáo đã trở thành tư tưởng chính trị chính thống từ lâu đời thời Lê Sơ Nhà nước Việt Nam đã lấy Nho giáo làm mực thước cho việc dựng nước, trị dân, để xây dựng các thiết chế chính trị và luật pháp Nho giáo về mặt hệ tư tưởng chính trị - xã hội vốn là một học thuyết chủ trương một loại chế độ đại thống nhất, đại tập trung
Trang 6Ngôi vua với tư cách là biểu tượng cho một quyền lực quân chủ tối cao, thiêng liêng, đại diện duy nhất và tuyệt đối cho ý chí của trời, theo quan niệm của Nho giáo ở một thời điểm nhất định quyền lực bao giờ cũng chỉ dành cho một người, không bao giờ được phân lập hay chia sẻ Nho giáo đề cao nguyên lý “ tôn quân thân thượng”, coi bất
cứ hành vi nào đụng chạm đến ngôi báu đều là đại nghịch bất đạo, đáng bị khép vào những hình phạt khủng khiếp nhất, quyết liệt nhất
Theo quan điểm Chính Danh của Nho giáo, “ danh có chính thì ngôn mới thuận”, Nho giáo đòi hỏi mọi người phải dựa vào cái danh đó để làm công việc của mình một cách ngay thẳng, mỗi hoạt động hoặc hành vi ứng xử đều nằm trong khuôn khổ pháp lí nhất định không được phép vượt quá quy định và khi tinh thần chính thống
ấy còn bền vững trong tầng lớp Nho sỹ, các chúa Trịnh cùng dòng họ của mình không thể là một triều đại chính thống Mặc dù quyền bính nằm cả trong tay, cơ hội có thừa,
họ Trịnh cũng không dám dứt đế nghiệp nhà Lê mà vẫn lôn luôn tôn trọng nguyên tắc
“hoàng gia giữ uy phúc, vương phủ nám quyền bính”
2.2.Nguyên nhân lịch sử:
Thể chế lưỡng đầu đã bước đầu được hình thành từ đầu thời Lê
trung hưng, tức giai đoạn Nam Triều Trong đó, bên cạnh vua Lê là
Nguyễn Kim rồi họ Trịnh nắm thực quyền Sau khi đánh đổ được nhà
Mạc (Bắc Triều), họ Trịnh không thể không tiếp tục duy trì vua Lê ở
Đàng Ngoài
2.3 Do sự tương quan lực lượng giữa các phe phái phong
kiến:
Triều Lê đã từng tồn tại hàng trăm năm, đã có ảnh hưởng lớn
lao trong xã hội bấy giờ Nhiều sĩ phu phong kiến và thần dân vẫn
hướng về vua Lê Nhưng nhà Lê lúc này đã trở nên mục nát muốn
tồn tại được phải dựa vào thế lực phong kiến khác đó là họ Trịnh Họ
Trịnh vốn chưa có cơ sở xã hội vững chắc, không được toàn dân ủng
hộ, lại phải đang đối đầu với kẻ thù hùng mạnh ở cả phía Bắc (nhà
Mạc), lẫn phía Nam (họ Nguyễn) Như ở Đàng Trong, chúa Nguyễn
cũng giương chiêu bài phù Lê diệt Trịnh Vì vậy, các chúa Trịnh muốn
tập họp được lực lượng ở Đàng Ngoài chống Nguyễn thì không thể
phế bỏ vua Lê
III/ Địa vị và quyền lực của vua Lê – chúa Trịnh trong nhà
nước lưỡng đầu ở đàng Ngoài (1599 -1786)
3.1 Địa vị giữa vua và chúa:
Theo thông lệ trước đây của nhà Lê, chỉ có con, cháu của nhà
vua mới được phong tước vương nhưng ở thời Trung Hưng phải
phong vương cho chúa Để tăng uy quyền và danh vị của mình, các
Trang 7chúa Trịnh đều buộc các vua Lê phải tổ chức nghi lễ phong vương
cho mình một cách trọng thể Nhưng Trịnh Vương không phải là vua
mà chỉ là một tước vị- tước vị cao nhất
Trên danh nghĩa pháp lí, chỉ có Lê Đế mới được coi là vị vua độc
nhất trên toàn cõi Đại Việt và chỉ có vua Lê mới có niên hiệu, còn
Trịnh Vương là bầy tôi của nhà vua nhưng đặc biệt ở chỗ đây là bầy
tôi vượt trên các bầy tôi khác Đế quyền – quyền lực của nhà nước
thuộc về vua Lê, còn chúa thì nắm quyền phát sinh từ đế quyền của
nhà vua
Giữa vua và chúa đều có nghi vệ nhưng với hình thức khác
nhau, y phục của vua màu vàng, còn của chúa là màu tía Vật tượng
trưng cho quyền của vua Lê là bảo ấn và bảo kiếm, vật tượng trưng
cho chúa là chén ngọc và búa vàng
(do vua ban)
3.2 Quyền hành giữa vua và chúa:
Trong lĩnh vực lập pháp:
Vua và chúa cùng có quyền lập pháp: Vua ban hành những văn bản có tính nguyên tắc chung chung, dưới các hình thức dụ, sắc dụ hay chỉ, chiếu Còn về phần chúa ban hành những văn bản với nội dung ứng dụng rõ những trường hợp, đối tượng
và công việc áp dụng, dưới các hình thức lệnh, lệnh dụ hoặc chỉ, chỉ truyền Qua đó
mà ta thấy phương diện lập pháp được phân định rõ ràng giữa vua và chúa cũng như vừa thể hiện đế quyền của vua, vừa cho thấy thực quyền của chúa Cùng nắm quyền lập pháp nhưng văn bản của vua và chúa không trùng lặp nhau vì trong thực tế khi muốn ban hành văn bản nào đó trước hết phải ra lệnh cho Hàn lâm viện khởi thảo, Đông Các viện sửa chữa rồi Trung thư giám chép lại
Trong lĩnh vực hành pháp:
Về việc tuyên bổ, thăng, giáng hay ban phẩm hàm từ chức tam phẩm trở lên (kể
cả chúa Trịnh) thì quyền hành thuộc về vua Lê, còn lại chức từ tứ phẩm trở xuống và những quan ngoại nhiệm là thuộc quyền của chúa
Về phương diện nghi thức, chúa Trịnh phải dùng danh nghĩa của nhà vua nếu muốn bổ nhiệm chức vụ hay gia phong phẩm tước, hoặc ban hành mệnh lệnh quan trọng cũng đều phải dùng danh nghĩa của nhà vua Tuy nhiên trong thực tế, chúa Trịnh mới thực sự là người đứng đầu và điều hành nền hành chính quốc gia Chuá Trịnh có quyền ban lệnh dụ, chỉ truyền cho các quan chức thi hành mệnh lệnh của nhà Chúa Ngay cả những quan chức cao cấp thuộc quyền tuyển bổ, thăng, giáng của nhà vua cũng không thể nằm ngoài vòng cương tỏa của Chúa Trịnh Cho dù trên danh nghĩa vua có quyền lớn chúa, nhưng chính chúa mới là người có thực quyền
Trang 8Trong lĩnh vực tư pháp:
Theo đạo Dụ năm 1645 đời vua Chân Tông, đạo Dụ năm 1718 đời vua Dụ Tông
và bộ Quốc triều khám tụng điều lệ… các vụ án đã được cấp địa phương xét xử những vẫn còn chống án thì ngự sử đài của triều đình bên vua xét phúc thẩm Nếu đương sự vẫn còn thấy oan ức thì có thể kêu sang phủ chúa và đây là cấp chung thẩm Nhờ đó
mà xét về phương diện tư pháp, chúa Trịnh mới thực sự là người có quyền tài phán cao nhất, còn vua Lê chỉ có chức năng ban bố lệnh đại xá, đặc xá
Trong lĩnh vực quân sự:
Chúa Trịnh với chức đại nguyên soái được vua Lê chính thức công nhận là người đứng đầu quân đội trong cả nước, có quyền tuyên bổ tướng lĩnh, điều động quân đội, gìn giữ an ninh trật tự trong nước Hầu hết mệnh lệnh liên quan đến cong việc quốc phòng thường do chỉ dụ của chúa ban hành
Còn đối với những việc như chinh phạt, bổ nhiệm những chức vụ chỉ huy cao cấp trong quân đội thì nhà vua sẽ là người đứng ra chủ tọa lễ ban chiếu xuất chỉnh hoặc ban chiếu chỉ phong chức nhằm đóng vai trò thêm phần trang trọng nhằm mục đích động viên tinh thần quân sĩ
Như vậy, về phương diện quân sự chúa Trịnh mới chính là tổng chỉ huy quân đội, nắm toàn quyền về việc điều động tướng sĩ, ấn định chính sách quốc phòng Trong lĩnh vực tài chính, thuế khóa:
Từ năm 1718 trở đi, Phủ liêu không chỉ nắm trọn quyền thu thuế mà còn ấn định việc chi tiêu và chính sách tài chính của quốc gia Chúa Trịnh không chỉ nắm trọn quyền về tài chính, thuế khóa mà còn ấn định mọi việc chi tiêu và chính sách tài chính của quốc gia Vua Lê không còn chút quyền gì về phương diện này bấy giờ chỉ có
5000 quân túc vệ canh phòng cung điện, 7 thớt voi, 20 thuyền rồng và được hưởng thuế 1000 xã làm bổng lộc
Trong lĩnh vực ngoại giao:
Chỉ vua Lê mới có quyền tiếp sứ giả nước ngoài và đứng tên trong các văn thư ngoại giao tuy nhiên chỉ bó gọn trong các công việc mang tính hình thức, nghi lễ Trên thực tế, quyền định đoạt chính sách ngoại giao và cử sứ giả của nhà vua đi nước ngoài nằm hoàn toàn trong tay chúa Trịnh
Trong lĩnh vực thần quyền:
Toàn quyền phong sác cho thần thánh nằm trong tay vua Lê và được coi là người đứng đầu bách thần cũng như là người duy nhất đứng ra làm chủ lễ tế Nam Giao
Trang 9Sau khi vị thần nào đó được vua phong sắc và cho phép xã nào phụng thờ thì phủ chúa có quyền ban hành lệnh dụ cấp phát tiền cho xã đó và ra lệnh cho các cơ quan địa phương kiểm soát dân xã có thờ phụng theo thể lệ triều đình hay không Như vậy, chúa không can thiệp nhiều vào vua bởi lẽ đây là vấn đề nhạy cảm trong đời sống tâm linh quốc gia và điều đó cũng không làm can dự đến thế quyền của chúa trong việc cai trị đất nước
KẾT LUẬN
Sự xuất hiện và tồn tại kéo dài trong suốt hai thế kỉ của lưỡng đầu chế Lê – Trịnh đã để lại nhiều hệ quả lịch sử đáng chú ý Trước hết là tình trạng phân liệt đất nước kéo dài trong hơn hai thế kỉ (1545- 1786) từ Nam- Bắc triều đến Trịnh – Nguyễn phân tranh và đặc biệt là cục diện đàng Trong – đàng Ngoài Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng thể chế lưỡng đầu Lê Trịnh là sản phẩm phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ Nếu xét về phương diện tổ chức nhà nước, đây là hiện tượng đặc sắc nhất của thế kỉ XVI- XVIII đồng thời cũng là một trong số những hiện tượng độc đáo trong lịch
sử nhà nước phong kiến Việt Nam
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 GS TS Lê Minh Tâm, ThS Vũ Thị Nga chủ biên, Giáo trình Lịch sử nhà
nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân, 2021
2 Theo Wikipedia bách khoa toàn thư mở
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0ng_Ngo%C3%A0i Truy cập 6/5/2023
3 Lưu Vĩ An (2021), “ Về lưỡng đầu chế Lê- Trịnh đàng Ngoài “
https://www.researchgate.net/publication/356579785_Ve_luong_dau_
che_Le_-_Trinh_o_Dang_Ngoai_the_ky_XVII-XVIII_Discussion_on_Diarchy_Political_Situation_of_Le_Kings_and_Trin
h_Lords_in_Tonkin_in_the_17th-18th_Centuries_Khoa_hoc_Xa_hoi_Viet_Nam
Truy cập 6/5/2023