Mục đích nghiên cứu.Trên cơ sở làm rõ đường lối cách mạng của Đảng trong công cuộc giành độc lập dân tộc,lập nhà Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chịu sự áp bức, bóc lột của 2 tầng xi
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NHÓM 1
CHỦ ĐỀ 1: NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ TRONG
CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THỊ MAI
HÀ NỘI-2023
Trang 2HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NHÓM 1 CHỦ ĐỀ 1: NGHỆ THUẬT CHỚP THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG
THÁNG 8/1945 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THỊ MAI
SINH VIÊN
HÀ NỘI-2023
MỤC LỤC
1 Nguyễn Thị Thúy Hà Thành viên 25A4052341
2 Trần Hà Ngọc Hân Thành viên 25A4050045
3 Đoàn Ngọc Bích Thành viên 25A4011742
4 Nguyễn Thanh Giang Thành viên 25A4012116
5 Cao Thị Chung Nhóm trưởng 25A4052042
6 Bùi Thị Ngân Thành viên 25A4010099
Trang 3A: LỜI MỞ ĐẦU 5
1.Định nghĩa thời cơ cách mạng 6 2.Thời cơ cách mạng T8/1945 diễn ra như thế nào 6 2.1.Điều kiện khách quan 6
3.Các yếu tố làm xuất hiện thời cơ cách mạng 7 4.Đảng lãnh đạo chớp thời cơ 10 5.Liên hệ Việt Nam giai đoạn hiện nay 13 6.1.Thời cơ của cách mạng tháng Tám 16 6.2.Bài học 17
A: LỜI MỞ ĐẦU
Trang 41.Lý do chọn đề tài.
Cách mạng Tháng Tám, nó đã phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật đổ chế độ phong kiến đã “giam giữ” nước ta gần một nghìn năm, lập ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, làm giàu thêm truyền thống cách mạng Việt Nam, cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước ta sau này Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân thắng lợi này là nghệ thuật chớp thời cơ và sự ảnh hưởng của thời cơ đến nước ta hiện nay, nhóm chúng em xin được nghiên cứu về đề tài: “Thời cơ cách mạng tháng 8/1945 và liên hệ giai đoạn hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở làm rõ đường lối cách mạng của Đảng trong công cuộc giành độc lập dân tộc, lập nhà Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chịu sự áp bức, bóc lột của 2 tầng xiềng xích nô lệ là Thực dân Pháp và Phát xít Nhật, đồng thời nêu rõ hành trình chớp lấy thời
cơ của Đảng ta để đi đến thắng lợi Cách mạng tháng 8 năm 1945
Để làm rõ mục đích trên, phải nghiên cứu yếu tố nào làm xuất hiện thời cơ cách mạng, và khi có được thời cơ đó Đảng ta đã lãnh đạo chớp thời cơ như thế nào để có thể mang đến một chiến thắng vẻ vang của Cách mạng tháng 8 năm 1945 Từ đó Đảng và Nhà nước ta
đã vận dụng sách lược như thế nào để chớp thời cơ trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu.
- Nghệ thuật chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945
- Thực tiễn trong thời điểm hiện nay
4 Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Giai đoạn trước 1945 (1939-1945)
Trang 5B NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Định nghĩa thời cơ cách mạng
Trong giai cấp hữu sản nhưng gần với quần chúng, nhận thức được xu thế lịch sử, ngã
về phía cách mạng Tương quan lực lượng có lợi cho phía cách mạng
Hội đủ những điều kiện đó, về cơ bản, tình thế cách mạng đã chín muồi”
Như vậy, một cuộc khởi nghĩa diễn ra thành công không phải dựa vào một âm mưu, một đảng phái mà phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân, dựa vào một chuyển hướng lịch sử quyết định Có thể thấy rằng sự thành công của Cách mạng tháng Tám là nhờ sự hội tụ những điều kiện khách quan và chủ quan khác nhau Và một trong những vấn đề đó chính là việc Đảng ta đã biết nhận định về thời cơ và chớp lấy thời cơ
2 Thời cơ cách mạng T8/1945 diễn ra như thế nào
2.1 Điêu kiện khách quan
Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào kết thúc Ở Đông Dương Nhật đảo chính, Pháp đầu hàng Đến ngày 9/5/1945 phát xit Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, thực hiện cam kết với các nước Đồng minh Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tuyên chiến với Nhật và chỉ trong vòng một tuần đã tiêu diệt đạo quân Quan Đông tinh nhuệ bậc nhất của quân đội Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
Trước đó nhằm gây sức ép với chính phủ Nhật và phô trương sức mạnh vũ khí hạt nhân, trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hiroshima và Nagasaki làm hàng chục vạn người chết và để lại những hậu quả nặng nề kéo dài
Ngày 14/8/1945 phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Như vậy khủng hoảng tình hình chính trị ở Đông Dương, xuất hiện tình thế cách mạng nhưng chưa chín muồi
Trang 62.2 Điều kiện chủ quan
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp Trong đêm
đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động,
tổ chức và đấu tranh cho thích hợp
Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta Tháng 4/1945, Trung ương triêu tập Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp
và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn a mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức Đầu tháng 5/1945, Bác từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chon Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân
Ngay từ ngày 13/8/1945, khi nhận được những thông tin về Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố Quân lệnh số 1 chính thức phát Lệnh Tổng khởi nghĩa cả nước Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền Từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân được triệu tập
ở Tân Trào, tán thành Tổng khởi nghĩa của Đảng thông qua 10 chính sách của Việt Minh,
cử ra Ủy Ban dân tộc Giải phóng Việt Nam do đồng chí Hồ Chí Minh làm chủ tịch Đại hội quyết định lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm quốc kì, bài hát Tiến quân ca là quốc
ca [1]
3 Các yếu tố làm xuất hiện thời cơ cách mạng
Thời cơ của Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một, nó không tự nhiên xuất hiện mà trải qua thời gian nung nấu dài lâu để tụ hội những yếu tố cơ bản, tất yếu
Trang 7đẩy tiến trình cách mạng đến cao trào Trước hết là yếu tố khách quan, ngoại tại Yếu tố khách quan làm xuất hiện thời cơ cách mạng là những yếu tố khiến Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh, Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc Ngày 6 tháng 8 năm 1945, quả bom nguyên tử với tên gọi “Little Boy” được Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima - nơi đặt trụ sở Bộ Tư lệnh miền Nam và nhiều nhà máy quân sự của Nhật, khiến 247 nghìn người thiệt mạng và nhấn chìm cả thành phố trong biển lửa Hai ngày sau, “Fat Man” quả bom nguyên tử thứ hai do Mĩ thả xuống Nagasaki tiếp tục lấy đi sinh mạng của 200 nghìn người Cùng lúc đó, vào tối muộn ngày 8 tháng 8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản Ngay sáng ngày hôm sau, Hồng quân Liên Xô với lực lượng hùng hậu đã tấn công như
vũ bão vào đạo quân Quan Đông của Nhật, dàn trải trên chiến tuyến dài hơn 4 500 km Đồng thời, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã chuyển sang tổng phản công và ở nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar, phong trào chống Nhật đang dâng trào sôi sục Trên chiến trường châu Âu, ngày 7/5/1945, nước Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện Thất bại của phát xít Đức đã khiến Nhật đã mất đi chỗ dựa, đồng thời cũng phát lên lời cảnh tỉnh, đe dọa về một thất bại tương tự của Nhật ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương Ngoài ra, trong lòng nước Nhật cũng gặp phải sức
ép của nhân dân Nhật Bản và áp lực của phái “chủ hàng” trong nội bộ giới cầm quyền nước này Sự thất bại trên các đảo ở Thái Bình Dương, Đông Nam Á đi cùng những thiệt hại nặng nề về hải quân, không quân trong những trận hải chiến với Mỹ; việc oanh tạc liên tiếp, dữ dội của không quân Mỹ kéo dài nhiều tháng xuống 70 thành phố lớn của Nhật (kể cả thủ đô Tokyo); Mĩ chiếm được đảo Okinawa - cửa ngõ đi vào Nhật Bản Cú sốc cộng hưởng của những sự kiện này đã khiến Nhật hoàng Hirohito phải can thiệp và ra lệnh cho Hội đồng Chiến tranh Tối cao chấp nhận những điều kiện kết thúc chiến tranh
mà Khối Đồng Minh đã soạn thảo trong Tuyên Potsdam Thêm vài ngày nữa với những cuộc đàm phán ở hậu trường và một cuộc đảo chính thất bại, Nhật hoàng Hirohito đã đọc bài diễn văn Gyokuon-hōsō trên đài phát thanh vào ngày 15 tháng 8 tuyên bố Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh Bài diễn văn được phát đi trên khắp Đế quốc Sự đầu hàng của Nhật cũng khiến cho chính phủ thân Nhật ở Việt Nam - chính phủ Trần Trọng Kim rơi vào thế hoang mang cực độ [2]
Trang 8Trong mọi cuộc chiến, yếu tố chủ quan không bao giờ là động lực đi đến thành công, ngã ngũ một vấn đề Yếu tố chủ quan, nội tại mới là nhân tố đóng vai trò quyết định Để thời cơ là chín muồi đối với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám lịch sử của dân tộc, trước hết, không thể bỏ qua vai trò to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc điều phối tiến trình cách mạng
Thứ nhất, Đảng ta có nhận định chính xác về thời cơ chín muồi Ngày 9 tháng 3 năm
1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta đã nhận định “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi”, do giữa Pháp và Nhật “chưa chia rẽ, hoang mang, do dự đến cực điểm”;
sự giác ngộ và đồng lòng của nhân dân cần có thêm thời gian tuyên truyền, vận động; lực lượng chưa được chuẩn bị đủ và sẵn sàng Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 1945, Đảng ta nhận định tình thế đã thay đổi Pháp chưa nắm lại được chính quyền, Nhật thì hoang mang cực độ, chế độ quân chủ gần như sụp đổ Nhân dân đã vùng dậy, từ tự phát phá kho thóc của Nhật đến việc nổi dậy giành chính quyền ở cơ sở tại một số nơi, lực lượng đã được chuẩn bị cơ bản, không chỉ ở chiến khu Việt Bắc mà còn nhiều nơi khác… Thứ hai, Đảng tiên phong đề ra chủ trương, đường lối cách mạng đúng đắn, chuẩn bị bài bản các điều kiện và sẵn sàng lãnh đạo quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền Từ tháng 3 đến tháng 8/1945, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương nhằm chuyển hướng đấu tranh cách mạng, củng cố lực lượng… bằng nhiều hình thức Cụ thể, tháng 8/1945, Hồ Chí Minh đã có thư kêu gọi khởi nghĩa, ban hành mệnh lệnh khởi nghĩa, công
bố Quân lệnh số 1 của Ủy ban Khởi nghĩa… Đồng thơi, quân ta cũng đã xây dựng được căn cứ cách mạng, chiến khu kháng chiến vững chắc, phát triển các hoạt động chiến tranh
du kích bài bản, tuần tự
Thứ ba, ta đã tập hợp, xây dựng được lực lượng cách mạng đông đảo, vững chắc Đây
là sự chuẩn bị rất dài hơi, nổi bật nhất từ khi lãnh tụ Hồ Chí Minh về nước hoạt động Tháng 5/1941, chỉ hơn 3 tháng sau khi về nước, Người thành lập Mặt trận Việt Minh để tập hợp các lực lượng tham gia giành độc lập Đặc biệt, lực lượng tối quan trọng là các tầng lớp nhân dân đã được giác ngộ, vận động và tập hợp trong nhiều tổ chức, dưới nhiều hình thức Từ năm 1941, Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm về quân sự, như về cách đánh du kích, về binh pháp Tôn Tử, kinh nghiệm chiến tranh của các nước… Người mở
Trang 9nhiều lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ, xây dựng căn cứ địa… Ngày 22/12/1944, Bác giao đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, đơn vị vũ trang chính thức đầu tiên của cách mạng, nhưng nhiệm vụ chính không chỉ có hoạt động vũ trang mà còn có hoạt động tuyên truyền Đảng ta còn tranh thủ các đơn vị của Mỹ trong lực lượng Đồng minh để giúp đỡ vũ khí và tham gia huấn luyện quân sự, đây chính là lực lượng nòng cốt để hành quân về Hà Nội để cùng nhân dân giành chính quyền Ngoài ra, Đảng cũng tích cực vận động, lôi kéo tầng lớp trung gian đứng về phía cách mạng
Thứ tư, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa khi thời cơ đến Đảng và quần chúng nhân dân đã trải qua 3 cuộc tập dượt cho Tổng khởi nghĩa với Phong trào cách mạng 1930 – 1931, Phong trào dân chủ 1936 – 1939 và Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945 trực tiếp dẫn đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám Sau chỉ thị “Nhật pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày
12-3-1945, Đảng lãnh đạo quần chúng tiến hành khởi nghĩa từng phần, làn sóng khởi nghĩa phát triển mau lẹ, kịp thời và dâng lên gần như đồng thời ở nhiều nơi Thời kỳ này, quần chúng nhân dân được chuẩn bị mọi mặt Nhân dân Việt Nam, nhất là quần chúng trong các tổ chức Cứu quốc, từ lâu đã sẵn sàng hy sinh để giành độc lập, quyết tâm chiến đấu [3]
Từ những sự chuẩn bị gắt gao và dài hơi cùng khả năng nắm bắt tình hình nhạy bén của Đảng ta, có thể nói, thành công của Cách mạng tháng Tám thực chất là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân tố chủ quan và điều kiê ˜n khách quan; giữa nô ˜i lực và ngoại lực; giữa sức mạnh dân tô ˜c với sức mạnh thời đại, chứ không phải là một sự “ăn may” như một số luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đưa ra [4]
4 Đảng lãnh đạo chớp thời cơ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nghệ thuật chớp thời cơ chiến lược “ngàn năm có một”, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất” giành chính quyền trong cả nước Việc
dự báo, nhận định đúng thời cơ, nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Trang 10Minh là vô cùng quan trọng, yếu tố quyết định đến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Ngay sau khi xảy ra chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11-1939), Hội nghị Trung ương lần thứ 7 của Đảng (11-1940) đã phân tích tình hình trong và ngoài nước, các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trước mắt, quyết định điều chỉnh về đường lối và phương pháp cách mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tập trung mũi nhọn vào chống bọn đế quốc và tay sai Tháng 6-1940, được tin Pháp đầu hàng Đức, Nguyễn
Ái Quốc triệu tập một cuộc họp cơ quan của Đảng ở nước ngoài để phân tích tình hình và chuẩn bị kế hoạch hành động Người đã phân tích và dự báo: “Việc Pháp mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ Chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng” Cuối tháng 9-1940, Người
đã đưa ra một nhận định cực kỳ quan trọng: “Đồng minh sẽ thắng Nhật, Pháp ở Đông Dương chóng chày sẽ bắn nhau Việt Nam sẽ giành được độc lập”
Ngày 28-01-1941, Nguyễn Ái Quốc lên đường về nước Từ ngày 10 đến ngày
19-5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 8 để phân tích tình hình thế giới đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai Hội nghị
đã xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết của các mạng Đông Dương, không biết chớp thời cơ thì vạn năm cũng không đòi lại được “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được” Cũng từ nhiệm vụ cấp thiết của dân tộc, theo chủ trương của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tập hợp quy tụ lực lượng yêu nước trên toàn quốc, Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh ra đời (19/5/1941)
Năm 1944, tình hình thế giới có những chuyển biến mau lẹ, phong trào cách mạng trong nước đã phát triển mạnh mẽ, Ðảng và Mặt trận Việt Minh đã chủ trương về sửa soạn khởi nghĩa và sắm võ khí đuổi thù chung Hồ Chí Minh trong thư gửi đồng bào toàn quốc 10-1944 đã chỉ rõ Cơ hội cho dân tộc ta, giải phóng chỉ ở trong một năm hoặc một năm rưỡi nữa Hồ Chí Minh cũng chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập Đội