1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Đề bài: Phân tích và chứng minh sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến văn hóa truyền thống ở địa phương anh(chị).

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quỳnh Lưu hầu hết là đồng bằng ven biển. Yếu tố nước mang tính phổ quát và đặc thù đã tạo nên sắc thái đặc trưng, nét đẹp riêng biệt trong tập quán cũng như văn hóa của người dân nơi đây. Nếu người miền núi có đại ngàn xanh ngát, thì người xứ biển có đại dương bao la; người trên núi có tiếng cồng tiếng chiêng thì người dưới biển có tiếng sóng tiếng gió. Thiếu rừng, đồng bào miền cao cô đơn, vắng biển, vắng những làng biển, văn hóa truyền thống ngư dân lạc lõng...Với dải bờ biển dài hơn 20km, không chỉ mang lại cho Quỳnh Lưu nhiều bãi biển đẹp, mà còn hình thành nên một không gian “văn hóa biển”, được phản chiếu sinh động qua các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống... phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc riêng. Xứ biển, con người tâm hướng biển. Biển không chỉ là không gian sống mà nó còn là không gian văn hóa, không gian thực hành tín ngưỡng trải qua nhiều thế hệ. Sinh ra và lớn lên ở làng chài Minh Thành, tôi tự hào mình là một người con của biển, tôi sẽ tiếp bước cha ông, cùng với các thế hệ trẻ nơi đây bảo tồn, cùng giữ dìn và phát triển những nét đẹp văn hóa, phong tục truyền thống riêng của làng mình. Sẽ cố gắng lưu giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa ấy để chúng không bị biến thể và mai một dần theo năm tháng

Trang 1

Họ và tên: Trần Thị Tú Oanh Mã sinh viên: 2105VTTA038 Lớp: 21A-Văn Hóa Truyền Thông

BÀI TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Đề bài: Phân tích và chứng minh sự tác động, ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến văn hóa truyền thống ở địa phương anh(chị)

Quỳnh Lưu ơi, Quỳnh Lưu Tôi yêu từ thuở bé

Yêu lời ru của mẹ

Yêu giọng nói quê hương

Mấy làng bên nhau chung một mái trường Phiên chợ Giát người đi vui như hội Những chàng trai ngày đêm nghe biển gọi Bình minh lên cô gái đợi thuyền về

Quỳnh Lưu quê tôi cò đậu trắng chân đê Đồng xanh lúa bên những đồng muối trắng Dòng sông chảy dịu dàng như tình bạn Nối nghĩa tình làng trước với làng sau Tối lửa tắt đèn, mưa nắng có nhau Lạch Quèn yêu Thương, Đền Cờn ai đến Trong gian khó nghĩa tình thêm trọn vẹn Yêu lắm quê mình, yêu lắm Quỳnh Lưu ơi

(Quỳnh Lưu ơi! Tạ Quang Bửu)

Được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất làng chài Minh Thành, thuộc xã Quỳnh Long, Huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Là một người con của biển, tôi vốn đã quen với mùi sóng vị gió, cái vị ngai ngái, nồng mặn của biển cả và nhiều những nét văn hóa đặc trưng mà chỉ có làng chài vùng ven biển mới có được

Trang 2

Hình ảnh bản đồ vị trí xã Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An

Bắc- Nam, có địa hình đa dạng, phức tạp, được chia làm ba vùng gồm miền núi - bán sơn địa; đồng bằng và ven biển Cơ cấu dân cư đa dạng với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống Chính những điều này đã tạo nên tính đa dạng phong phú của đời sống văn hóa người dân nơi đây

Quỳnh Lưu có hơn 19,5 km đường biển, có 2 lạch chính đổ ra biển và nối nhau với các hệ thống sông Mai Giang, kênh Nhà Lê, tạo thành vùng triều rộng lớn, nênphần lớn các xã thuộc huyện Quỳnh Lưu nằm ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo biển Đông, đều có tập quán truyền thống canh tác đê, ao, kênh, rạch hay đan thúng,làm mắm, đánh cá, làm muối và trồng rau Ví dụ như xã Quỳnh Thuận có truyền thống nghề làm muối, hay xã Sơn Hải, Quỳnh long có các làng chài có nghề truyền thống đi biển đánh cá…một số ít các xã khác không thuộc vùng ven biển thì có truyền thống trồng lúa nước hoặc trồng rau, nuôi tôm, cá, gia súc…

Khí hậu Quỳnh Lưu chia làm hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch Mùa này tiết trời nóng nực, nhiệt độ trung bình 30C, có ngày lên tới 40C Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 dương lịch năm sau Mùa này thường có gió mùa đông bắc, mưa kéo dài Là khu vực nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại ở miền biển nên thường nhận được ba luồng gió Gio mùa Đông Bắc, bà con thường hay gọi là gió Bắc Gio mùa Tây Nam, hay còn gọi là gió Lào, chính là loại gió Tây rất khô nóng Còn có gió mùa Đông Nam mát mẻ từ biển Đông thổi vào, người ta gọi là gió nồm Chính vì

Trang 3

đặc điểm thời tiết và khí hậu này, nên hướng nhà của các dân làng thường là hướng Nam, vì gần biển Trong khu vực gió mùa, trong 4 hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng

thù đã tạo nên sắc thái đặc trưng, nét riêng biệt trong tập quán cũng như văn hóa của vùng Đầu tiên phải nói đến đặc điểm cư trú, vì là vùng đồng bằng ven biển nên thường có các làng sống ở ven sông, ven biển, gọi là “làng chài” Và vì ở ven biển, thường xuyên có các thiên tai như mưa bão, lũ lụt nên việc người dân xây dựng nhà ở là rất kiên cố Ngoài ra, thì các ngôi nhà thường làm có đặc điểm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền rất độc đáo, mang một nét đặc trưng riêng của vùng biển cả

Điều kiện tự nhiên còn tạo nên văn hóa ứng xử, tính cách riêng cho người dân nơi đây Người dân miền biển họ chất phác, dễ gần, họ gắn cuộc sống của mình với biển, quen “ăn sóng nói gió” nhưng lại có tấm lòng chân thật, sống chan hòa, gần gũi với thiên nhiên và con người Do điều kiện tự nhiên thường xuyên phải chống chọi với các thiên tai bão lũ, cũng như nghề nghiệp đặc thù, nên tính cách của người làng chài cũng vì thế mà trở nên mạnh mẽ, kiên cường, không chịu khuất phục trước những khó khăn, chinh phục biển cả Những con người mưu sinh cùng biển cả ấy luôn tìm ra cho mình một phương thức sống thích nghi với môi trường Mọi khó khăn thử thách càng làm cho họ kiên cường, mạnh mẽ và quyết tâm hơn, để chế ngự, chinh phục, làm chủ không gian sinh tồn mà tổ tiên để lại

Yếu tố văn hóa trong đời sống sinh hoạt của người dân làng chài cũng mang nhiều những nét đặc trưng riêng biệt mà chỉ vùng biển mới có thể có được Nghề nghiệp truyền thống chính là đi biển, bởi vậy mà trong nhà thường sẽ vắng bóng những người đàn ông Vì đa phần họ đều đang bôn ba nơi đầu sóng ngọn gió, vươn khơi để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình

Các chuyến tàu đánh cá thường sẽ ra khơi một tháng hai đến ba lần, còn tùy thuộc vào thời tiết xấu mưa bão hay không, có những tháng chỉ đi được một chuyến tàu hoặc không đi chuyến nào bởi thời tiết xấu, trời động, mưa bão Thường thì các chuyến tàu về vào các ngày trăng tròn của tháng, từ các ngày 12, 13 âm lịch… cho đến hết ngày rằm thì sẽ đi chuyến tiếp theo

Trang 4

Hình ảnh của ngư dân tàu đánh cá ở Quỳnh Lưu, Nghệ An

Những người phụ nữ ở nhà cũng đảm đang không kém, thường sẽ tụ họp lại cùng nhau vá những tấm lưới đánh cá bị rách để kịp có lưới cho chuyến đánh cá tiếp theo Và mỗi lần tàu về cập bến, họ tụ hội nơi bến thuyền để chia nhau những thúng cá, rổ tôm và tất tả mang ra chợ bán hoặc chuyển những thực phẩm đặc biệt tươi ngon, những khay cá lớn đến những nhà hàng lớn, nếu được nhiều thì sẽ đem đi nhập khẩu

Hình ảnh minh họa nghề vá lưới ở các làng chài ven biển

Trang 5

Do tính đặc thù công việc phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên trong đời sống ngư dân có khá nhiều tập tục và kiêng cử, đặc biệt là trước mỗi chuyến đi ra khơi đánh cá, người dân nơi đây sẽ cúng thờ các vị thần sông thần biển, để cầu một chuyến đi bình an, may mắn, được mẻ cá lớn Còn có tục trước khi đi tàu, người trong gia đình phải thật cẩn thận, không được làm đổ vỡ bát đĩa, vật dụng trong nhà, bởi quan niệm như thế chuyến đi sẽ không may mắn

Chiếc thuyền nào nơi đây cũng được vẽ “mắt thuyền” với quan niệm thuyền sẽ đi đúng hướng, tránh được những vùng nước xoáy nguy hiểm như “mũi nghê”, “gành dang” và tìm đến những khu nhiều cá

Xứ biển Quỳnh Lưu với những con người tâm hướng biển Biển không chỉ là không gian sống mà nó còn là không gian văn hóa, không gian thực hành tín ngưỡng của bao thế hệ cha ông Do hành nghề đi biển nên họ thường gắn chặt với con thuyền, lênh đênh trên những khúc sông hoặc nơi biển bao la Cuộc sống của họ phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, đầy rẫy những nguy hiểm Vì vậy, trong tâm thức của mình, làng chài chúng tôi thường cầu mong những vị thần che chở, độ mạng trong công cuộc mưu sinh nên đã hình thành các loại tín ngưỡng có liên quan đến sông nước và biển cả

Nổi bật là tín ngưỡng thờ cá Ông Cá Ông chính là cá voi lưng xám, hay các loại cá lớn khác, mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải Mục đích của tục thờ cá Ông hình thành để mong cầu yên cho các ngư dân ra khơi đánh cá và mong được mẻ cá lớn.

Nghi thức thờ cúng cá Ông của các xã ven biển Quỳnh Lưu:

Theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá voi mắc cạn, thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình Xác cá được đem tắm bằng rượu rồi liệm bằng vải đỏ Được mai táng trong vùng đất trống gần biển Cá Ông lị và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi

Trang 6

Hình ảnh lễ mai táng Cá Ông

Hàng năm dân làng chọn ngày “ông lụy” (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông Ngoài ra khi dân chài ra khơi họ cũng thường thắp nhang vái Ông phù trợ Có các lăng miếu thờ cá ông nổi bật như là miếu Ngư Ông, làng Ngọc Minh Quỳnh Lưu, hay miếu thờ Tiểu Ngư Ông làng Đại Tân, Quỳnh Lưu

Hình ảnh miếu Ngư Ông, làng Ngọc Minh, Quỳnh Lưu

Thường đi cùng với tín ngưỡng thờ Cá Ông còn có các lễ hội đặc trưng, như Lễ hội cầu ngư và Lễ Nghinh Ông

Trang 7

Hàng năm, cứ đến ngày 21 tháng Ba (Âm lịch), ngư dân làng biển Quỳnh Long, Quỳnh Lưu tổ chức lễ Nghinh Ông với ý nghĩa cầu an: cầu cho trời yên biển lặng, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, mọi người, mọi nhà an khang, thịnh vượng và cũng là thời điểm để bắt đầu một mùa biển mới

Sáng sớm ngày 21, đoàn người ra khơi Nghinh Ông, kiệu long đình trên có ngọc cốt của Ông, các lễ sinh Đoàn rước tiến ra cửa sông, xuống ghe lễ được trang hoàng cờ hoa rực rỡ - đây là ghe của gia chủ làm ăn phát đạt, không có vướng mắc những điều xấu Trên ghe có bàn thờ sắc thần và các lễ vật, một trống cái để điều khiển các nghi lễ Sau ghe lễ là các ghe chở đoàn múa lân sư rồng và các ngư dân trong vạn Trên các ghe này đều bày biện bàn thờ với các lễ vật tương tự như ghe lễ Theo sau là những chiếc tàu đánh cá của những ngư dân cùng nhân dân địa phương Đoàn rước tiến về cửa biển cách vạn chài khoảng 2km thì dừng lại Trên ghe, đốt thêm nhang đèn tiến hành lễ nghinh Ông, thỉnh mời ông Nam Hải, cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân được mùa bội thu và xin keo Khi xin keo thành công, các tàu quay vào bờ Đến bờ, đoàn nghi lễ diễu hành và hầu Ông về Lăng với các nghi thức rước trang trọng cùng nhạc lễ, múa lân và dâng lên Ông những sản vật mà ngư dân đã thu hoạch được

Hình ảnh lễ cúng cầu ngư tại làng Quỳnh Phương, Quỳnh Lưu

Trang 8

Hình ảnh lễ Nghinh Ông

Bên cạnh tín ngưỡng thờ Cá Ông còn có tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ thần và thờ các vị thần thiên nhiên, thần sông thần núi như Đền Thơi ở làng Đại Tân thờ thần sông,thần núi; Đền Thượng ở xã Quỳnh Nghĩa thờ thần Cao Sơn Cao Các hay Đền Cờn thờ Mẫu… Việc thờ các thần cũng chính là để cầu thần bảo hộ, cầu mưa thuận gió hòa cho dân làng Nổi bật là Xã Quỳnh Phương, thuộc Quỳnh Lưu, Nghệ An nổi tiếng với Đền Cờn, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia Là nơi thờ Tứ vị Thánh Nương bao gồm: Thái hậu Dương Nguyệt Quả, bà nhũ mẫu và hai nàng công chúa Hai vị công chúa có tên là Triệu Nguyệt Khiêu và Triệu Nguyệt Hương

Hình ảnh Tứ vị Thánh Nương tại Đền Cờn, Quỳnh Phương

Trang 9

Phần lễ: Bao gồm lễ khai quang, yết cáo, khai hội, cầu ngư, hợp tế, yết vị, đại tế và lễ tạ

Phần hội: Diễn ra các hoạt động triển lãm ảnh, thi tiếng chim hót chào mùa xuân hay thi đấu thể thao sôi động như bóng chuyền, đẩy gậy, đánh thẻ cờ, đua thuyền, giả chiến… Ngoài ra, còn có các tiết mục hát tuồng, chèo, chầu văn… vô cùng thú vị

Đặc biệt có tục chạy ối tức là qua 12 giờ đêm ngày 20 tháng Giêng, những người dân địa phương tham gia chạy đua về xuống hòn Ối (nơi được xem là thân xác của Mẫu Cờn và các công chúa trôi dạt vào) tạo nên một không khí náo nhiệu trong thời điểm hòa giao của ngày và đêm

Cuộc thi đua thuyền diễn ra tại Đền Cờn

Trang 11

thờ người có công đánh giặc giữ biển đảo, có công giúp dân khai phá biển, đảo hoặc phục vụ nhu cầu tâm linh của bà con ngư dân, như đình Tam Mái ở xã Quỳnh Thuận, Đình làng Quỳnh Đôi ở xã Quỳnh Đôi ;Đền thờ Hồ Qúy Ly ở Xã Ngọc Sơn, Đền thờ Mẫu ở xã Quỳnh Phương, Đền Chính ở xã Tiến Thủy…

Mái đền có trang trí, chạm khắc nhiều họa tiết hoa văn truyền thống

Đền Voi làng Long Sơn- Công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa cổ xưa

Trang 12

Quỳnh Lưu hầu hết là đồng bằng ven biển Yếu tố nước mang tính phổ quát và đặc thù đã tạo nên sắc thái đặc trưng, nét đẹp riêng biệt trong tập quán cũng như văn hóa của người dân nơi đây Nếu người miền núi có đại ngàn xanh ngát, thì người xứ biển có đại dương bao la; người trên núi có tiếng cồng tiếng chiêng thì người dưới biển có tiếng sóng tiếng gió Thiếu rừng, đồng bào miền cao cô đơn, vắng biển, vắng những làng biển, văn hóa truyền thống ngư dân lạc lõng Với dải bờ biển dài hơn 20km, không chỉ mang lại cho Quỳnh Lưu nhiều bãi biển đẹp, mà còn hình thành nên một không gian “văn hóa biển”, được phản chiếu sinh động qua các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc riêng

Xứ biển, con người tâm hướng biển Biển không chỉ là không gian sống mà nó còn là không gian văn hóa, không gian thực hành tín ngưỡng trải qua nhiều thế hệ Sinh ra và lớn lên ở làng chài Minh Thành, tôi tự hào mình là một người con của biển, tôi sẽ tiếp bước cha ông, cùng với các thế hệ trẻ nơi đây bảo tồn, cùng giữ dìn và phát triển những nét đẹp văn hóa, phong tục truyền thống riêng của làng mình Sẽ cố gắng lưu giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa ấy để chúng không bị biến thể và mai một dần theo năm tháng

Ngày đăng: 23/06/2024, 15:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w