1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cau hoi mon giao duc hoa nhap

5 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1.Nếu nơi bạn sinh sống có trẻ khuyết tật, là giáo viên mầm non bạn sẽ tư vấn cho phụ huynh có con khuyết tật học ở đâu? Tại sao? a.Học ở trường hội nhập. b.Học ở trường chuyên biệt. c.Học ở trường hòa nhập. 2.Những người khuyết tật có ít cơ hội tham gia vào những hoạt động xã hội do: a.Họ không có khả năng. b.Họ không muốn tham gia. c.Môi trường xã hội không tạo điều kiện. 3.Người khuyết tật không thành đạt vì: a.Họ không có khả năng b.Họ không thích c.Môi trường sống không phù hợp d.Không có cơ hội

Trang 1

1 Nếu nơi bạn sinh sống có trẻ khuyết tật, là giáo viên mầm non bạn sẽ tư vấn cho phụhuynh có con khuyết tật học ở đâu? Tại sao?

a Học ở trường hội nhập.b Học ở trường chuyên biệt.c Học ở trường hòa nhập.

2 Những người khuyết tật có ít cơ hội tham gia vào những hoạt động xã hội do:a Họ không có khả năng.

b Họ không muốn tham gia.

c Môi trường xã hội không tạo điều kiện.3 Người khuyết tật không thành đạt vì:

a Họ không có khả năngb Họ không thích

c Môi trường sống không phù hợpd Không có cơ hội

Bài làm

Câu 1: Nếu nơi em sinh sống có trẻ khuyết tật, là giáo viên mầm non em sẽ tư vấn cho

phụ huynh có con khuyết tật học ở trường hòa nhập Bởi vì, ở trường hòa nhập là nơi hỗtrợ mọi trẻ em trong đó có trẻ khuyết tật, có cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần thiết trong lớp học, phù hợp tại trường học nơi trẻ sinh sống rất thuận tiện

Ở trường hòa nhập, thứ nhất giáo dục cho mọi đối tượng trẻ trong đó có trẻ khuyết tật Các em được nhìn nhận đánh giá là chủ thể, trung tâm như mọi trẻ em khác Mọi trẻ được tôn trọng và đều có giá trị như nhau Với giáo dục hòa nhập thì tiếp nhận mọi trẻ em không phân biệt điều kiện thể chất, trí tuệ, xã hội, tình cảm ngôn ngữ, đồng bằng, thành phố hay vùng hẻo lánh , hay bất cứ điều kiện nào khác Trẻ sẽ được chú trọng điểm mạnh của bản thân.

Thứ hai, các em được học ở trường hòa nhập thì chính là nơi học gần nhà, nơi các em sinh ra và lớn lên, đồng thời giảm chi phí đỡ tốn kém Các em được gần gũi với gia đình, sưởi ấm bằng tình yêu của cha mẹ, anh chị và cộng đồng giúp đỡ, đùm bọc Bạn bègiúp đỡ lẫn nhau Trẻ không bị tách biệt môi trường sống với mọi trẻ.

Trang 2

Thứ ba, trẻ sẽ được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với trẻ bình thường nhưng được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và khả năng của từng trẻ, tham gia các hoạt động của trường và cộng đồng.Vì mỗi trẻ là một cá nhân, một nhân cách, có năng lực khác nhau, cách học khác nhau, tốc độ học không như nhau.Trẻ được bố trí vào lớp phù hợpvới độ tuổi trong môi trường giáo dục Ví dụ việc sắp xếp trẻ khuyết tật ngồi bàn đầu để dễ quan sát, lắng nghe cô giảng và cô giáo cũng hỗ trợ nhanh chóng hơn Một ví dụ nữa là, ngoài hoạt động chung của lớp, giáo viên cần sắp xếp thời gian thực hiện tiết cá nhân cho trẻ khuyết tật trên lớp với sự giúp đỡ của giáo viên hỗ trợ để áp dụng phương pháp dạy phù hợp khoảng 15-20 phút/ngày, 2-3 buổi/tuần.

Thông qua lớp hòa nhập giúp cho mọi trẻ, trong đó kể cả trẻ không khuyết tật và trẻ khuyết tật được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách và chuẩn bị hành trang cho trẻ trong tương lai Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ khiếm khuyết sẽ trở nên tích cực hơn khi được tham gia học tập, vui chơi cùng với các bạn bình thường thường xuyên Điều này sẽ giúp các bé hiểu được sự thương thân thương ái biết giúp đỡ lẫn nhau và hình thành nhân cách tốt đẹp Trẻ bình thường sẽ học được cách rộng lượng và nhân ái với các bạn thiệt thòi hơn mìnhvà có lối sống tích cực hơn

Thứ tư, trường hòa nhập dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác Phương pháp dạy học phải có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng trẻ Giáo dục hòanhập còn giúp trẻ khuyết tật được can thiệp sớm và hỗ trợ gia đình trẻ trong một môi trường giáo dục thông thường, tạo cho mọi trẻ em có cơ hội được chăm sóc và giáo dục bình đẳng.

Ví dụ: Với một trẻ khiếm thính thì việc cảm nhận ngôn ngữ nhưng khi được hòa

nhập với trẻ bình thường các em sẽ có thể nhận biết từ ngữ khi quan sát diễn đạt bằng việc mấp máy môi

Ví dụ:Trên thực tế, hầu hết các trẻ bình thường đều có phản ứng tích cực với âm

nhạc Trẻ tự kỉ cũng vậy, khi những yêu cầu, mệnh lệnh hay những hành vi lặp đi lặp lạiđã trở thành thói quen đối với trẻ thì việc giao tiếp, sự hợp tác và khả năng tập trung chúý vào các hoạt động bị hạn chế hoặc đôi khi không còn hiệu quả Nếu lúc này, giáo viênsử dụng âm nhạc và cho trẻ vận động theo nhạc sẽ nhanh chóng kết nối được các trẻ vớinhau Cùng hát, cùng nghe giai điệu, cùng vận động và nhún nhảy theo tiết tấu, minhhọa lời ca, các con có thể giao lưu (bằng cảm xúc, bằng cơ thể) thể hiện tình cảm, nhu

Trang 3

cầu của mình Sự khéo léo, uyển chuyển, sự linh hoạt, khả năng tập trung chú ý và tươngtác… cũng qua đó mà đó mà bộc lộ và phát triển

Chính những lý do đó tạo cho trẻ khuyết tật niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép Nên việc chọn lựa cho trẻ khuyết tật môi trường giáo dục hòa nhập là hoàn toàn đúng đắn.

Câu 2: Những người khuyết tật có ít cơ hội tham gia vào những hoạt động xã hội do môi

trường xã hội không tạo điều kiện Bởi vì, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thếgiới, tình trạng phân biệt đối xử với người khuyết tật vẫn diễn ra như một phản ứng tựnhiên của xã hội Kỳ thị đối với người khuyết tật bao gồm một là kỳ thị do người khuyếttật cảm nhận thấy trong tương tác với xã hội Hai là tự kỳ thị là định kiến mà ngườikhuyết tật nội hóa vào suy nghĩ của mình và các suy nghĩ này quay lại chống lại bảnthân người khuyết tật Những rào cản đối với quá trình hòa nhập xã hội của ngườikhuyết tật là:

Thứ nhất, chưa có nguồn tài nguyên, vốn dành cho người khuyết tật.Tài nguyên ở đâyđược hiểu bao gồm việc làm, các công cụ, phương tiện… có thể không có sẵn, không đủsố lượng và cơ hội cho người khuyết tật như vấn đề nhà ở, việc làm và cơ hội có việclàm cho người khuyết tật, bởi đa phần trong số họ là người nghèo, người có mức thunhập thấp do phần lớn họ phải sống nương nhờ người khác; một số công cụ có thể đượcthiết kế với các giá trị và giả định của xã hội trong điều kiện cụ thể, nhưng không phùhợp với họ, chẳng hạn việc tuyển dụng lao động có trình độ phổ thông nhưng đối vớingười khuyết tật, nhất là người khuyết tật sinh sống ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, lạichỉ được phổ cập giáo dục tiểu học hoặc thậm chí là mù chữ Nguồn tài nguyên vốn cóthể không được tiếp cận vì chi phí, thủ tục, nghèo, vùng sâu, vùng xa, thiếu công khaiminh bạch… Chẳng hạn, một trung tâm đào tạo nghề ở quá xa nơi cư trú của nhữngngười khuyết tật như giữa tỉnh này với tỉnh khác sẽ tạo một gánh nặng lớn cho ngườikhuyết tật về chi phí tài chính và thời gian, đôi khi không bảo đảm an toàn trong quátrình di chuyển…Trường hợp khác, chính sách cho vay ưu đãi đối với các người khuyếttật thuộc hộ nghèo có lúc chưa thực sự phát huy hiệu quả bởi thời gian cho vay ngắn,không kịp thu hồi tiền vốn, thủ tục vay rườm rà, số tiền vay nhỏ, không đủ để trang trảicác khoản chi phí đầu tư… Điều này cũng khiến cho người khuyết tật không thể hoặckhông muốn tiếp cận chính sách.

Thứ hai, sự kỳ thị của xã hội đối với người khuyết tật Trên thực tế, sự kỳ thị của xãhội đối với người khuyết tật được thể hiện bằng nhiều cách thức khác nhau Sự kỳ thịvới người khuyết tật cũng khác biệt tùy theo loại khuyết tật, theo tuổi, giới và học vấn.Những người khuyết tật về mặt trí tuệ, giao tiếp và không tự chăm sóc được bản thân cótỷ lệ bị kỳ thị cao hơn những người có các khiếm khuyết khác Người trẻ tuổi bị kỳ thịcao hơn so với những người lớn tuổi hơn Người có trình độ học vấn cao có xu hướng ít

Trang 4

gặp kỳ thị hơn.Thăm dò xã hội học cho thấy, hơn 98% số người trong cộng đồng đượchỏi cho rằng người khuyết tật “đáng thương”, 65% cho rằng “người khuyết tật bị nhưvậy là do số phận” của họ, thậm chí có tới 17% cho rằng “gặp phải người khuyết tật làgặp vận đen” Người khuyết tật là người trẻ tuổi có cảm nhận kỳ thị cao hơn so vớinhững người cao tuổi Trong đó, những người từ 18 – 38 tuổi có tỷ lệ cảm nhận bị kỳ thịtới 62%, người từ 59 tuổi trở lên có tỷ lệ cảm nhận bị kỳ thị chỉ chiếm 15%, phần còn lại23% của nhóm người từ 39 – 58 tuổi Tỷ lệ người trẻ tuổi có cảm nhận bị kỳ thị cao, bởilẽ đây là những người thuộc nhóm có nhu cầu và thực hiện tiếp xúc xã hội cao hơnnhững nhóm còn lại, họ tiếp xúc xã hội thông qua cuộc sống hằng ngày, học tập, tìmkiếm việc làm và các quan hệ xã hội khác Những người thuộc nhóm tuổi cao hơn có tỷlệ cảm nhận bị kỳ thị thấp dần do nhu cầu và khả năng tiếp xúc xã hội ít hơn hoặc đãquen hay “thích ứng” với sự kỳ thị của xã hội đối với họ Trong các loại khuyết tật, tỷ lệngười khiếm thị cảm nhận kỳ thị là cao nhất 41%, tiếp theo là người khuyết tật vận động28%, người có khuyết tật về tự chăm sóc ít có cảm nhận kỳ thị hơn các nhóm khác 9%3.

Thứ ba, thể chế quản lý dành cho người khuyết tật Hệ thống thể chế đóng vai tròdẫn đường trong việc thực hiện hòa nhập/tái hòa nhập xã hội cho người khuyết tật Tuynhiên, thể chế luôn là sản phẩm của con người và nó bị chi phối, tác động bởi nhiều yếutố khác nhau Một đạo luật dành cho người khuyết tật được ban hành cần được nghiêncứu, đánh giá kỹ lưỡng mọi yếu tố tác động và cần có sự tham gia trong quá trình xâydựng dự thảo của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp của cộng đồng và củachính đối tượng mà nó điều chỉnh Trong nhiều trường hợp, pháp luật tưởng chừng tạođiều kiện nhưng thực ra là cản trở sự hòa nhập Chẳng hạn, Nhà nước ưu tiên các nhómyếu thế trong việc tiếp cận các dịch vụ công như: y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội…,nhưng vì thủ tục quá rườm rà, phức tạp, đi lại tốn kém…, nên vô hình chung đã khôngthỏa mãn được mong muốn khi ban hành thể chế Thêm vào đó, các văn bản hiện đangcó sự chồng chéo cũng như chưa có sự thống nhất về nhận thức trong các cơ quan cungcấp hỗ trợ, trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật Vì những lý do này, quyền được trợgiúp pháp lý nhiều khi chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm thực thi có hiệuquả trên thực tế.

Thứ tư, tâm lý tự kỳ thị của người khuyết tật Tự kỳ thị là tự đánh giá thấp mình, là trạngthái mà con người cảm thấy mình luôn yếu kém trước người khác về một vấn đề nào đó.Những người tự kỳ thị rất khó thành công trong cuộc sống, tự kỳ thị làm cho họ khó cóthể hòa nhập được với tập thể, nhóm và cộng đồng Tự kỳ thị không những làm ảnhhưởng đến tinh thần, thái độ mà còn ảnh hưởng đến thể chất của con người, là bức tườnglớn gây trở ngại cho sự phát triển nhân cách, phát triển toàn diện

Như vậy, người khuyết tật tự kỳ thị là người có ít hoặc không có tương tác với xã hộixuất phát từ sự e ngại, mặc cảm về khiếm khuyết của bản thân một cách vô thức Từ đó,tạo ra rào cản vô hình đối với quá trình hòa nhập/tái hòa nhập xã hội của người khuyếttật.

Trang 5

Câu 3: Theo em, người khuyết tật không thành đạt vì họ không có cơ hội để thựchiện Theo thuyết nhiều dạng trí khôn của Howard Gardner thì trong mỗi bản thânmỗi con người có rất nhiều khả năng, trong đó có những khả năng chưa bao giờ sửdụng ( khả năng tiềm ẩn) hoặc ít sử dụng Ai cũng có khả năng nhất định và khảnăng đó phát triển ở các mức độ khác nhau Cần tạo cơ hội học tập, môi trườngthuận lợi nhất thì người khuyết tật mới có thể thành công được "Người khuyết tậtkhông cần thương hại, họ cần môi trường để phấn đấu vươn lên khẳng định chínhmình", Phó Giám đốc sở Văn hoá Thể thao TPHCM nói Họ gặp quá nhiều ràocản xã hội để khó mà thành công được Chỉ cần tạo một môi trường thuận lợi vàphát triển cho người khuyết tật thì sự đóng góp của họ không kém những ngườibình thường.

Ví dụ Trong những năm qua, hoạt động thể thao của người khuyết tật đã đónggóp không nhỏ vào bảng vàng thành tích của thể thao Việt Nam, rất nhiều vậnđộng viên là người khuyết tật đã được vinh danh trên các đấu trường thể thao khuvực và quốc tế Trước đó, công tác tuyên truyền, vận động các tỉnh, thành phốquan tâm thành lập câu lạc bộ thể dục thể thao cơ sở, chú trọng loại hình hoạtđộng thể thao một môn, đa môn dành cho người khuyết tật đã được triển khaicùng với đề xuất, kiến nghị 63 tỉnh, thành phố có công trình thể dục thể thao bảođảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Hay những chính sách giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận với mạng intenet bằng những công cụ phần mềm cũng giúp anh hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng (mắc phải một căn bệnh khiến anh bị bại liệt toàn thân) đã bắt đầu phổ cập tin học cho các thanh niên xã, giúp đỡ hàng trăm người khuyết tật, trẻ mồ côi tìm được việc làm phù hợp Website conghung.com cũng ra đời sau đó, giúp các bạn trẻ yêu thích tin học tìm thêm được những thủ thuật máy tính được Tạp chí eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ công nghệ thông tin cùng nhiều danh hiệu khác do Nhà nước trao thưởng.

Ngày đăng: 22/06/2024, 18:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w