1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài Liệu Thi Môn Giáo Dục Hòa Nhập Trẻ Khuyết Tật.docx

15 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở mầm non ( ThầyPhúc)

Câu 1: Tìm hiểu về trẻ khiếm thị?Tỉ lệ khiếm thị trên toàn cầu

Có hơn 120 triệu người khiếm thị Khoảng 65 triệu trong số này bị khiếm thị không hồi phục và cần dịch vụ khiếm thị, hầu hết những người này là người già và dự kiếncon số này sẽ tăng gấp đôi trong 20 - 30 năm do sự già hóa dân số Con số khiếm thịtrẻ em tuy nhỏ, nhưng gánh nặng khiếm thị tính theo số năm sống là khálớn.Nghiên cứu đã cho thấy rằng tỉ lệ khiếm thị trên thế giới thay đổi trong khoảng 10% ở Ân Độ đến 1% hoặc thấp hơn ở hầu hết các nước phát triển.

Đây là một tổn thương khá nặng nề, có hai dạng: Bẩm sinh và hậu đắc Trẻ mù bẩm sinh thường do một nguyên nhân hết sức đơn giản, đó là do thiếu vitamin A Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khô giác mạc nhưng cũng có thể do các nguyên nhân khác:– Do bệnh giang mai (của mẹ) hay nhiễm trùng bệnh lậu.

– Đục thủy tinh thể bẩm sinh

– Glôcom bẩm sinh (Bệnh cườm nước )– Bệnh gai thị, thoái hóa sắc tố võng mạc– Viêm màng bồ đào phôi thai.

– Teo nhãn cầu, không có nhãn cầu bẩm sinh.– Cận thị nặng gây mù hay khuyết mi.

Trong trường hợp mù sau khi sinh thường do gặp tai nạn hay bệnh tật dẫn tới mù:: Bị pháo, chất nổ, cháy … hay nhuyễn giác mạc.

Hiện nay, việc giáo dục các trẻ mù đã hình thành ở nhiều tỉnh thành và hoạt động khá hiệu quả, tuy nhiên phụ huynh các em cũng nên biết những biện pháp chăm sóc các em ngay từ nhỏ để khi bước vào trường học, các em sẽ dễ dàng tiếp thu những kiến thức và có khả năng hòa nhập tốt hơn:

Tạo sự cảm nhận từ các giác quan:

Các giác quan : Nghe – tiếp xúc – nếm – ngửi cần phải được tạo nhiều cơ hội hoạt động , hãy kích thích động viên và hướng dẫn cho trẻ sử dụng tất cả các bộ phận để cảm nhận được tối đa các thông tin của môi trường xung quanh.

Cung cấp các thông tin:

Trẻ cần nhận biết và giải thích một cách đầy đủ với sự kiên nhẫn mọi thông tin Trẻ cần nghe và cảm nhận được về hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu, trọng lượng của các đồ dùng trong nhà hãy nói cho trẻ biết mình đang làm gì và giải thích về những tiếng động mà trẻ nghe được Nếu không, chúng sẽ không còn thói quen lắng nghe và không còn quan tâm gì đến những việc xung quanh nữa.

Gia tăng việc vận động :

Thường thì trẻ khiếm thị chỉ di chuyển khi cần thiết chỉ vì sợ bị va chạm và cha mẹ cũng không khuyến khích, điều đó sẽ dẫn đến sự thụ động và những khó khăn trong việc phát triển Chúng ta cần kích thích sự vận động , hãy cho trẻ ngồi vào trong lòng mình để trẻ có thể lắng nghe cuộc đối thoại Khi nói chuyện với trẻ nên nắm lấy hai tay của trẻ , thỉnh thoảng nên nâng trẻ đứng dậy rồi lại đặt trẻ ngồi xuống.

Khi di chuyển, trẻ sợ nhất là sự va vấp các đồ dùng Do đó cần phải sắp xếp các đồ dùng trong nhà một cách gọn ghẽ và ổn định Khi thay thay đổi sự xếp đặt nên báo trước và chỉ cho trẻ biết vị trí mới của món đồ ta có thể để một ít món đồ chơi, đồ nhựa trên sàn nhà để trẻ khám phá ra chúng.

Trang 2

Trẻ rất cần những điểm tựa, bước đầu nên cho trẻ đi dọc theo bờ tường và có những cột mốc như cái bàn, cái tủ … sau đó hãy tập cho trẻ mạnh dạn định hướng và di chuyển từ nơi xuất phát là cái giường đi về mọi hướng trong nhà.

Nên có những cột mốc bằng âm thanh như chiếc đồng hồ treo, đồng hồ để bàn, máy thu băng- radio, chiếc TV … và đặt ở những nơi cố định.

Kích thích khả năng tiếp xúc :

Trẻ em tiếp xúc với thế giới bên ngoài thông qua đồ chơi và trò chơi, đối với trẻ khiếm thị không chỉ là những món đồ chơi, ngay cả những vật dụng thông thường cũng có thể là những đồ chơi, và đó là niềm vui cho trẻ Có thể với những món đồ chơi mới, trẻ sẽ sợ hãi hơn là vui thích, vì thế nên cho trẻ làm quen từ từ, vì đó là một khám phá Phải kiên trì và nếu trẻ vẫn tỏ ra e dè thì nên cất đi và chờ một dịp khác Hãy cho trẻ những món đồ chơi to bằng nhựa cứng hay gỗ mà trẻ có thể ngồi lên và đẩy đi như một tấm ván bọc nệm có gắn bánh xe …

Một trong những nhu cầu của trẻ là được tiếp xúc với thiên nhiên , hãy tạo nhiều cơ hội cho trẻ đi chơi và vận động ở ngoài sân, công viên hay vùng quê … cho trẻ đi chân trần để nó cảm nhận được những cảm giác tiếp xúc khác nhau , những hoạt độngnày giúp trẻ làm quen với những trẻ khác và vui chơi trong một nhóm bạn bè.

Quan tâm đến Sự an toàn:

Một yếu tố mà chúng ta phải luôn luôn chú ý là giữ cho trẻ một sự an toàn, cảm giác bố mẹ lúc nào cũng ở bên trẻ bằng những lời nói và âm thanh sẽ giúp cho trẻ có được sự ổn định.

Trẻ rất cần sự hoạt động, hãy tạo mọi cơ hội cho trẻ vận động ngoài trời, ngồi xích đu,bập bênh, chơi nghịch trên cát … chính những hoạt động này giúp trẻ làm quen với những trẻ khác và thật thích thú khi có thể vui chơi trong một nhóm bạn bè.

Tuy nhiên, cần lưu ý là các khu vui chơi cần phải có một hàng rào đơn giản và chắc chắn để ta an tâm và trẻ sẽ cảm nhận được phạm vi khu vực chơi của chúng, điều này cũng giúp cho trẻ ổn định hơn.

Trên đây chỉ là những lời khuyên có tính gợi ý, trong việc chăm sóc trẻ khiếm thị chắc chắn sẽ còn có những khó khăn làm nẩy sinh ra những giải pháp khác, nhưng nói chung mục tiêu của mọi hoạt động đều giống nhau là giúp cho trẻ ý thức được những năng lực của bản thân và biết cách phát triển chúng và giúp chúng nhận ra được một điều là lúc nào chúng cũng có chúng ta ở bên cạnh để không rơi vào những rối nhiễu tâm lý do tâm lý lo sợ và u sầu.

Mỗi trẻ là một cá thể và trẻ khiếm thị cũng vậy.Tuy nhiên, mỗi trẻ khiếm thị đều có một điểm chung nhất định Vì vậy, giáo viên và phụ huynh nên quan tâm và giúp đỡ trẻ Sau đây là một số ý tưởng cần được quan tâm khi giao tiếp với trẻ:

Không nên quan niệm rằng trẻ mới sinh ra thì chưa nhìn thấy gì vì trong thực tế trẻ mới sinh ra đã nhìn thấy Tuy nhiên, mọi thứ ở phía trước trẻ chưa có ý nghĩa gì đối với trẻ, chúng rất cần sự tác động của người lớn.

Không nên nghĩ rằng trẻ khiếm thị không làm được gì vì chúng không nhìn thấy Và cũng không nên cho rằng trẻ em nói chung và trẻ em khiếm thị nói riêng chỉ biết chơimà thôi.

Trẻ khiếm thị có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin bởi vì trẻ sống trong một thế giới ảo, trẻ sẽ không biết những gì xảy ra xung quanh nếu như trẻ khôngnhận được sự giáo dục cẩn thận và chu đáo từ phía giáo viên và phụ huynh.

Hãy tạo cho trẻ khiếm thị có cảm giác trẻ cũng là thành viên có ích trong gia đình mình; trẻ có những người bạn và cũng làm được mốt điều gì đó đem lại lợi ích cho người khác.

Trẻ nhìn kém hay trẻ mù cũng đều có khả năng học Vì vậy những ai giao tiếp với trẻ cũng nên suy nghĩ một cách cẩn thận về việc làm thế nào tạo ra môi trường an toàn

Trang 3

và tin cậy cho trẻ Một môi trường mà trẻ cảm thấy là trẻ có thể vươn tới bằng sự vậnđộng của mình và môi trường xã hội một nơi trẻ cảm thấy mình có đủ khả năng.Giúp trẻ biết trước các việc cần làm thông qua những công việc hàng ngày Trong cuộc sống mọi người cần có kế hoạch riêng cho mình Nếu chúng ta thức dậy vào buổi sáng và không biết mình sẽ làm gì, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái Vì thế điều quan trọng là giúp trẻ biết điều gì sẽ diễn ra trong ngày, tuần ,tháng… Hãy sử dụng mọi phương tiện giao tiếp để giúp trẻ có thể hiểu được.

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC TRẺ

- Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ Trẻ khiếm thị thường không hiểu rằngmọi người thường làm những điều giống nhau Ví dụ: một trẻ nhỏ xem mẹ chải tóc trẻbắt đầu nhận ra mình giống mẹ, bởi vì mình cũng chải tóc Để giúp trẻ khiếm thị hiểu được những khái niệm này, việc chia sẻ những hoạt động hàng ngày là điều quan trọng Bạn và trẻ có thể luân phiên chải đầu cho nhau Các việc làm như vậy có thể được lặp đi lặp lại trong nhiều hoạt động như ăn uống, mặc quần áo, mang giày…Dạy cho trẻ biết những gì bạn đang làm và để trẻ làm theo sẽ trở thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ.

- Hãy luôn luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi tay của chúng nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của bé, điều đó có nghĩa là chúng ta không cho trẻ “nhìn” thế giới xung quanh Vì thế muốn cho trẻ xem một cái gì hay hướng dẫn cho trẻ làm thế nào thực hiện công việc nào đó, điều quan trọng là hãy mời gọi trẻ và cẩn thận chotrẻ cùng làm những gì mà bạn đang làm.

- Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta đều có những lựa chọn như chúng ta sẽ mặc cái gì…Trẻ thường không được phép đưa ra những lựa chọn Trẻ được “yêu cầu” phải làm gì Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điềurất quan trọng trong sự phát triển về lòng tự trọng và khả năng giao tiếp của trẻ Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân của trẻ, cũng như giúp trẻ mong muốn bắt chuyện vàcó những giao tiếp với người khác.

- Dành nhiều thời gian trò chuyện Hầu hết mọi người thích nói chuyện với các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị Tương tự, chúng ta cũng khuyến khích trẻ khiếm thị tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ thích thú Có thể đơn giản như chơi gõ nhịp- bạn lặp lại nhịp điệuvề tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.

Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ dưới bất kỳ hình thức nào Học có thể làm niềm vui Điều này tuỳ thuộc vào nhận thức của chúng ta về trẻ Nếu chúng ta chỉ nghĩ đến những khuyết tật của trẻ và làm thế nào phục hồi các khuyết tật đó, thì chúng ta và trẻmất đi những cơ hội vui vẻ Ngược lại, nếu bạn nghĩ đó là một đứa trẻ và là một ngườinhận thức thế giới xung quanh theo một cách khác, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú trong việc giúp trẻ chơi và học.

Một số phương pháp dạy trẻ khiếm thị

Hãy chuẩn bị sách nói cho trẻ thay vì sách giấy thông thường

Trẻ bị khiếm thính nhẹ thì vẫn không thể thấy rõ những thứ chi tiết như tài liệu chữ,vậy nên thay vì “làm khó trẻ” hãy chuẩn bị sách nói hoặc băng đĩa ghi âm sẵn nội

Trang 4

dung tài liệu/bài giảng đế trẻ nghe các thông tin cần thiết và quan trọng Điều này còngiúp trẻ làm quen dần với khả năng nghe, ghi nhớ nhanh hơn.

Nếu sử dụng bảng để viết hãy ghi thật rõ và nói thật to điều mà bạn viết lên bảng

Các hình ảnh, sự vật lớn trẻ có thể ghi nhớ tưởng tượng được một phần, bên cạnh đó,việc bạn nói to thông tin bạn ghi chép giúp trẻ nắm bắt tốt hơn, không bị bối rối vìkhông nhìn ra được hình ảnh đó.

Hãy sử dụng nhiều vật liệu cảm quan hơn

Sử dụng các vật liệu, mô hình mô phỏng để trẻ có thể nghe/cảm nhận/ngửi/nếm đượccũng rất có ích cho quá trình học hỏi của trẻ Vì các giác quan của trẻ đều nhạy bénhơn phần giác quan khiếm khuyết, trẻ vẫn có thể tiếp nhận đầy đủ thông tin chính xácvà sinh động mà không cần đến thị giác.

Hãy dạy trẻ chữ nổi Braille

Chữ nổi là phương tiện tốt để người khiếm thị tự đọc sách, tự nghiên cứu các vấn đề.Việc sử dụng chữ nổi đồng nghĩa với việc trẻ sử dụng song song 2 ngôn ngữ trongquá trình học, ngôn ngữ mẹ để (hoặc ngôn ngữ được giảng dạy) và ngôn ngữ Braille,trẻ phải liên tục chuyển tiếp thông tin từ tay đến não và chuyển thông tin từ ngôn ngữnày snag ngôn ngữ kia để hiểu Điều này giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều Việc tựmình đọc được sách, tự học và nghiên cứu được khiến trẻ tự tin và hứng thú hơn.

Một số lưu ý khác

 Hãy kiên trì chỉ dạy trẻ - giai đoạn bắt đầu sẽ là thử thách của cả bé lẫn ngườidạy.

 Hãy kêu gọi sự hợp tác của cả lớp để hỗ trợ trẻ.

 Thay đổi một chút trong ngôn ngữ giảng dạy: những cụm từ “trên đó”, “nhưthế này”,… là không phù hợp với trẻ.

 Hãy ưu tiên cho các trẻ khiếm thị ngồi gần bục giảng, để trẻ nghe và yêu cầutrợ giúp tốt hơn.

Các giải pháp cải thiện khả năng đọc

Giảm thị lực: Giải pháp bằng phóng đại

Các nguyên lý của phóng đại

 Độ phóng đại có kích thước tương đối: Lấy 1 vật kích thước định trước vàthiết kế chúng có kích cơ to hơn Ví dụ: sách chữ to

 Độ phóng đại bằng khoảng cách tương đối (RDM): Bệnh nhân đến lại gầnvật hơn hay vật được di chuyển đến gần bệnh nhân hơn Trong cả 2 trườnghợp, đều tăng kích thước ảnh trên võng mạc.

RDM = Khoảng cách ban đầu : Khoảng cách mới Ví dụ: Thay đổi khoảng cách vậttiêu từ 40cm đến 20cm Độ phóng đại khoảng cách tương đối

RDM = 40:20 = 2

Trang 5

Giảm độ nhạy cảm tương phản:

Bằng cách tăng cường ánh sáng và độ tương phản.

Kích thước và vị trí của ám điểm Các giải pháp có thể được phối hợp:Phóng đại + Ánh sáng + Tăng tương phản

Lựa chọn thiết bị trợ thị:

1 Kính nhìn gần có độ add thêm vào (còn gọi là Microscope) hoặc lăng kính nửađáy.

2 Kính lúp cầm tay3 Kính lúp có chân

4 Chặn giấy, kính lúp mái vòm5 Kính lúp điện tử cầm tay6 Ipad và máy tính bảng7 CCTV và máy tính bàn

Khó khăn của trẻ khiếm thị

Trong đời sống xã hội, các thông tin được tiếp thu chủ yếu qua mắt, đây cũng là kênh giao tiếp chính Trẻ bị khiếm thị sẽ rất khó khăn trong học hỏi ở giai đoạn đầu đời, khó khăn trong giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.

Khó khăn khi tự sinh hoạt hàng ngàyViệc đi lại và làm việc, giải tríẢnh hưởng đến quá trình đọc – viếtDễ rơi vào tình trạng tự ti, thu mình lại

Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị MN

Đối với trẻ khiếm thị Sự chuyển động có thể làm cho trẻ hỏang sợ Do đó trẻ thườngđược bế và ít có cơ hội để luyện tập phát triển cơ ta và cơ chân cho khỏe Trẻ khiếm thị cần có sự khuyến khích vận động nhiều hơn vì trẻ không biết xung quanh mình là một thế giới đầy lý thú cần khám phá Hãy giúp trẻ làm quen với các động tác bằng cách khuyến khích trẻ cử động ngay khi mới ra đời

PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG THÔ (Trang 39) 3.2.1.Gíup trẻ phát triển việc điều khiển đầu

Các cơ cổ của trẻ phát triển mạnh khi trẻ nằm sấp và nâng đầu mình lên Tuy nhiên trẻ khiếm thị không thích nằm sấp Các biện pháp giúp trẻ nâng đầu lên: *Đặt trẻ Đặt trẻ nằm lên ngực người lớn Hãy nói chuyện với trẻ để trẻ nghe thấy tiếng nói hoặc trẻ muốn chạm, sờ vào mặt người lớn Hãy dùng tay ôm ngang lưng trẻ và đu đưa trẻ “Con có thấy mặt mẹ (cô) không? *Đặt trẻ Đặt trẻ nằm trên hai đầu gối và hai tay giữ trẻ Đu đưa trẻ bằng cách lắc lưu hai đầu gối Đây là cách dễ nhật để giữ trẻ và kích thích trẻ nâng cầm và làm cứng khỏe các cơ cổ và làm cơ sở giúp trẻ bò *Đặt trẻ Hãy để trẻ càm nhận về một đồ chơi phát ra âm thanh, sau đó lắc đồ chơi này cách trẻ khỏang 15cm

Trang 6

phía trên đầu trẻ Trẻ sẽ nhấc đầu dậy để lắng nghe tiếng động, âm thanh 2.2.2.Khuyến khích trẻ với tới và cầm nắm các đồ vật, đồ chơi

*Đặt trẻ Cho trẻ sờ vào các đồ vật với một cảm giác khác nhau, ví dụ: những đồ chơi gồ ghề, nhẵn nhụi, hoặc bằng lông Sau khi trẻ bắt đầu chơi với đồ chơi, hãy đẩy những đồ chơi này ra xa khỏi tầm với của trẻ Vỗ lên những đồ chơi này đang đặt trên nền nhà để trẻ biết được chúng đang ở đâu

*Đặt trẻ Lắc đồ chơi có âm thanh cho đến khi trẻ với được đồ chơi đó (lúc đầu người lớn có thể đẩy nhẹ khủy tay của trẻ về phía đồ vật) Sau đó khuyến khích trẻ lắc đồ chơi đó và chuyển vật từ tay nọ sang tay kia Việc này sẽ giúp trẻ biết được những tiếng động phát ra từ đâu và sẽ làm hai tay trẻ cứng cáp hơn

*Đặt trẻ Buộc đồ chơi vào quần áo hay vào tay của trẻ bằng một sợi dây ngắn Nếu trẻ đánh rơi, hướng dẫn tay trẻ lần theo sợi dây cho đến khi trẻ lấy được đồ vật Điều này sẽ khuyến khích trẻ tự lấy được đồ vật và biết được khi đánh rơi thì đồ vật cũng không biến mất

*Đặt trẻ Để một số đồ chơi ở một vị trí nhất định để trẻ có thể biết tìm được chúng ở đâu.

Câu2: Tìm hiểu về trẻ khiếm thính?

- Nguyên nhân: Khiếm thính là dị tật bẩm sinh phổ biến, cứ 2 trường hợp trẻ khiếm

thính sẽ có 1 trẻ là do di truyền Bên cạnh đó, một số nguyên khác cũng có thể khiến trẻ bị mất đi khả năng nghe, bao gồm:

 Trẻ sinh non hoặc tiếp xúc với nhiễm trùng trước khi sinh.

 Người mẹ mắc một số bệnh khi mang thai như nhiễm cytomegalovirus, rubella, giang mai, herpes, toxoplasma… cũng có thể khiến bé bị khiếm thính sau khi sinh.

 Khi ở bệnh viện, trẻ đã nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) trên 5 ngày.

 Trẻ trải qua việc truyền máu do bệnh vàng da.

 Trẻ gặp vấn đề liên quan đến viêm màng não, rối loạn thần kinh, chấn thương vùng đầu…

 Một số loại thuốc trẻ dùng gây mất thính giác. Trẻ bị nhiễm trùng tai.

 Hình dạng đầu, mặt và tai của trẻ gặp vấn đề biến dạng.

 Trẻ vô tình tiếp xúc với âm thanh quá lớn, dù chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài ra còn có một số trường hợp trẻ khiếm thính không rõ nguyên nhân.

Câu 3: Rối loạn phổ tự kỉ?

Nguyên nhân rối loạn phổ tự kỷ và yếu tố rủi ro

Không tìm được nguyên nhân gây rối loạn phổ tự kỷ Tuy nhiên, với sự phức tạp và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bệnh có thể do di truyền và yếu tố môi trường gây ra Các nguyên nhân gồm [4]:

1 Gen di truyền

Với một số trẻ, rối loạn phổ tự kỷ có thể liên quan đến rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Rett hoặc hội chứng X dễ gãy Ở các trường hợp khác, những đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.

2 Có anh chị em mắc ASD

Gia đình có con rối loạn phổ tự kỷ, đứa con khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này Ngoài ra, cha mẹ hoặc người thân của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ có thể gặp phải những vấn đề nhỏ về kỹ năng giao tiếp hoặc biểu hiện một số triệu chứng của bệnh.

3 Có cha mẹ lớn tuổi

Có mối liên hệ giữa những đứa trẻ sinh ra từ cha mẹ lớn tuổi và chứng rối loạn phổ tự kỷ nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh điều này.

Trang 7

4 Biến chứng khi sinh

Một số loại thuốc, chẳng hạn như axit valproic và thalidomide khi dùng trong thời kỳ mang thai cũng khiến con sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ

5 Sinh non thiếu tháng

Trẻ sinh ra trước 26 tuần tuổi có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cao hơn trẻ bình thường.

6 Giới tính

Các bé trai có nguy cơ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 4 lần so với bé gái.

Biến chứng rối loạn rối loạn phổ tự kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động tương tác xã hội, giao tiếp Nếu không phát hiện và điều trị sớm, rối loạn này có thể khiến trẻ gặp phải những khó khăn sau:

+ Các vấn đề ở trường và kết quả học tập của trẻ.+Vấn đề việc làm.

+ Không có khả năng sống độc lập.+ Cách ly xã hội.

+ Căng thẳng trong gia đình.

+Trở thành nạn nhân trong những vụ bắt nạt.

Câu 4: Tại sao phải tiến hành giáo dục hòa nhập cho trẻ em trong đó có trẻ khuyết tật?

- Thách thức đầu tiên trong tiến trình thực hiện giáo dục hòa nhập tại Việt Nam là

việc thiếu dữ liệu chính xác và cập nhật về tình hình khuyết tật, theo như các yêu cầu trong Luật về Người khuyết tật ban hành năm 2010 Khi thiếu số liệu thì nhiều vấn đề cấp bách liên quan đến không chỉ trẻ em mà người khuyết tật nói chung sẽ bị bỏ qua Nhiều người tiếp tục đánh giá không hết nhu cầu được giáo dục của trẻ khuyết tật Việc đánh giá không đầy đủ này kéo theo sự quan tâm không thỏa đáng đến đào tạo đội ngũ giáo viên về giáo dục hòa nhập Giáo dục hòa nhập hiếm khi được đưa vào các chương trình sư phạm, và hầu hết thông tin về giáo dục hòa nhập chỉ được truyền bá trong khuôn khổ các hội thảo nhỏ và các khóa tập huấn ngắn hạn

- Thiếu kiến thức về giáo dục hòa nhập cũng có nghĩa rằng các trường học ngại ngần không muốn nhận trẻ em khuyết tật Thực trạng trên đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng năng lực nhằm thực hiện giáo dục hòa nhập ở mọi cấp, mọi địa phương

- Ngoài ra, các cán bộ chịu trách nhiệm về những chương trình dành cho trẻ khuyết tậtcòn bị lúng túng, khó chủ động quyết định công việc do cách tiếp cận của Bộ Giáo dục và Đào tạo không nhất quán hoàn toàn với cách tiếp cận của Bộ Lao động

Thương binh và Xã hội Trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cam kết thực hiện giáo dục hòa nhập từ năm 2005 thì Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lại có chính sách riêng cho trẻ em khuyết tật và cung cấp cho các em hệ thống giáo dục riêng biệt Để trẻ em khuyết tật có thể hòa nhập hoàn toàn vào cộng đồng, 2 hai Bộ này cần phối hợp hiệu quả hơn không chỉ giữa hai Bộ với nhau mà còn với cả các ban ngành khác, kể cả với giáo viên và cha mẹ các em, để đáp ứng các nhu cầu của trẻ em khuyết tật.-

Thực tiễn giáo dục hòa nhập ở Việt Nam

Hiện ở Việt Nam có ba loại giáo dục cho TKT: giáo dục chuyên biệt, giáo dục hội nhập, và giáo dục hòa nhập Theo bản báo cáo thường niên năm 2010 của Ban Điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật Việt Nam, hiện tại khắp cả nước có 106 trường chuyên biệt, mỗi trường có khả năng phục vụ khoảng 100 học sinh Mặc dù trước đây đã có nhiều nỗ lực mở thêm các trường chuyên biệt mới, bây giờ mỗi năm chỉ có thêm hai trường Các trường chuyên biệt này chủ yếu phục vụ các học sinh khiếm thính và khiếm thị, còn các em với khuyết tật vận động thường hoặc đi học ở

Trang 8

trường binh thường nếu may mắn, hoặc được chăm sóc ở các trung tâm phục hồi chứcnăng, hoặc ở nhà Hơn thế nữa, phần lớn các trường chuyên biệt được đặt ở các khu vực thành phố, mặc dù 75% người khuyết tật sinh sống ở khu vực nông thôn (ILO, 2013).

- Giáo dục hội nhập bao gồm các lớp học cộng đồng ban ngày, nhóm tình nguyện, lớphọc dân tộc, lớp học tình thương, v.v Mặc dù những lớp học này rất hữu ích trong việc tạo dựng những mối quan hệ bền vững giữa TKT và cộng đồng, chúng thường diễn ra với quy mô nhỏ và không có khả năng phục vụ rất nhiều trẻ khuyết tật 12 - - Trên thực tế, giáo dục hòa nhập phục vụ lượng lớn nhất các TKT có khả năng đi học Trong năm học 2008 – 2009, thống kê Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy 390,000 TKTđang theo học các trường bình thường khắp cả nước (HI, 2012) Mặc dù con số này cho thấy rất nhiều TKT đang được hưởng lợi từ giáo dục hòa nhập ở Việt Nam hiện nay, nó vẫn chỉ là 28% tổng số trẻ khuyết tật Bên cạnh đó, phần lớn các học sinh này đều đang học ở cấp mẫu giáo hoặc tiểu học; mức theo học của TKT ở các trường trung học cơ sở chỉ ít hơn 1% (NCCD, 2010) Có thể thấy rõ, hệ thống hiện tại chưa được trang bị để có thể phục vụ nhu cầu học tập của TKT Do không có sự hỗ trợ thích đáng, nhiều TKT không thể đạt chuẩn để lên lớp, và các em này chỉ tiếp tục học lại lớp cho đến khi các em quá tuổi đi học hoặc chi phí đi học quá cao so với lợi ích thu được Hơn nữa, cái được gọi là “hòa nhập” thực chất chỉ là đặt các em học sinh vào lớp học bình thường mà không cung cấp thêm bất cứ sự trợ giúp nào khác Mặc dù học sinh khuyết tật vẫn có khả năng học trong một lớp học như này, các em gặp rấtnhiều khó khăn trong quá trình học tập Các lớp học hội nhập như này làm giảm khả năng thành công của TKT Tóm lại, chỉ 9,2% người khuyết tật trong cả ba phương pháp giáo dục trên là đã có bằng tốt nghiệp phổ thông (NCCD, 2010)

Nhận trẻ khuyết tật vào các lớp học hòa nhập

Hiện tại, dường như giáo dục hòa nhập chỉ được thực hiện tùy ý ở các trường mà không có bất cứ sự tổ chức chỉ đạo điều hành nào từ các cấp trên Mặc dù đã có những chính sách quy định giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em có khả năng đi học, phần lớn các trường phớt lờ luật pháp và không chịu nhận TKT vào học Để có thể cho con mình đi học, phụ huynh của TKT phải có những nỗ lực phụ, với nhiều người thậm chí phải viện đến biện pháp hối lộ Ngoài ra, khắp cả nước cũng có sự khác biệt giữa mức độ phát triển giáo dục hòa nhập Mỗi tỉnh có một mức độ sẵn sàng thực thi giáo dục hòa nhập riêng Những nơi đã từng triển khai các dự án giáo dục hòa nhập trong quá khứ thì giờ đây sẵn sàng thực hiện Luật mới người khuyết tật hơn rất nhiều so với những nơi khác Ví dụ như ở tỉnh Bắc Kạn, nơi mà tổ chức Handicap

International đã thực hiện dự án Giáo dục Hòa nhập của họ, các giáo viên nói rằng những kinh nghiệm họ tích lũy được từ thời gian tham gia vào dự án đã giúp họ rất nhiều trong việc tiên đoán những vấn đề có thể nảy sinh khi thực hiện Luật NKT mới.Họ cũng sẵn sàng hơn 13 để nhận TKT vào lớp học của mình và chỉnh sửa giáo trình để phục vụ được nhu cầu của TKT Để giúp những giáo viên và nhân viên mới được tiếp xúc với giáo dục đặc biệt, những người có nhiều kinh nghiệm tiếp tục đi thăm cáckhu vực khác nhau của tỉnh để tuyên truyền lý thuyết và thực tiễn giáo dục hòa nhập Tuy nhiên, thành công trong giáo dục hòa nhập vẫn bị bó bọc bởi các biên giới tỉnh, và việc khuyến khích giáo dục hòa nhập sẽ dễ dàng hơn nếu MOET triển khai một diễn đàn quốc gia cho các nhà giáo quan tâm đến việc cải thiện giáo dục cho TKT Một cách khác để nhân rộng thành công của giáo dục hòa nhập là một mạng lưới rộnglớn của các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập MOET đã và đang khuyến khích mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trung tâm giáo dục hòa nhập Những trung tâm này là các nguồn chuẩn bị quý giá cho trẻ khuyết tật trước khi bước vào lớp học hòa nhập với

Trang 9

dịch vụ can thiệp sớm và các lớp học kỹ năng sống Với Thông tư Liên tịch #58/2012/TTLT-BGDDT-BLDTBXH hướng dẫn sự thành lập và hoạt động của các trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập, các trường và trung tâm chuyên biệt trước đây đang dần được biến thành các trung tâm hỗ trợ mới để phát triển và khuyến khích hòa nhập Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, mới có 20 tỉnh có trung tâm giáo dục hòa nhập Thực tế, ngay cả thủ đô Hà Nội vẫn chưa có một trung tâm chính thức dành cho việc phát triển giáo dục hòa nhập; phần lớn các trung tâm hoặc là thuộc tư nhân hoặc là các trung tâm nhỏ trực thuộc các trường sư phạm và không quảng bá dịch vụ của họ Một vấn đề khác với việc phát triển giáo dục hòa nhập đó là phần lớn những trường có kinh nghiệm thực hiện giáo dục hòa nhập chỉ có thể được tìm thấy ở các thành phố lớn, và điều này trở thành một thách thức lớn khi 75% trẻ khuyết tật sống ở khu vực nông thôn (UNFPA, 2011) Giao thông ở những khu vực này đã khó khăn đối với người không khuyết tật; đối với cộng đồng khuyết tật, việc đi lại có thể coi là không thể Điều này càng làm giảm đi lựa chọn trường học cho TKT Không phải trường nàocũng cho phép TKT nhập học Các nguyên nhân có thể bao gồm thiếu cơ sở vật chất, giáo viên chưa đủ kỹ năng, không có chỗ trống, hay ngay cả sự chú trọng vào điểm sốdẫn đến chọn lọc trong tuyển sinh Một số người tin rằng TKT sẽ không thể học tốt vàsẽ kéo toàn bộ thành tích của trường xuống, mặc dù đây hoàn toàn là hiểu lầm Dĩ nhiên những ý nghĩ như này bắt nguồn từ quan niệm sai lầm rằng người khuyết tật chỉlà những người vô tích sự Phụ huynh cũng có thể trở thành nguồn gốc cho sự tuyển sinh chọn lọc, nhất là ở các thành phố lớn nơi mà gia đình có nhiều lựa chọn để xem xét Phụ huynh thường mong muốn những ngôi trường tốt nhất, nổi tiếng nhất, và phụhuynh của TKT cũng không khác biệt Ở Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù có quy định rằng tất cả các trường công lập phải nhận TKT trong quận của mình, rất nhiều trường từ chối TKT với lý do rằng trường học đã hết chỗ Hiện tượng này khiến cho nhiều trường nhận thêm TKT so với quy định Ví dụ như trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật có rất nhiều lớp học có nhiều hơn sáu học sinh khuyết tật, mặc dù MOETchỉ cho phép tối đa ba học sinh mỗi lớp Tại Hà Nội, phụ huynh của TKT tiếp tục tranh giành một suất học ở trường tiểu học Bình Minh nơi có hai lớp học “hòa nhập” với mỗi lớp có khả năng phục vụ 10 học sinh Tuy nhiên, trường Bình Minh luôn luônnhận quá con số này, và số tiền để được vào học ở đây có thể lên đến hàng nghìn đô-la Mỹ ngay cả khi gia đình có những mối quan hệ đặc biệt với quan chức cấp cao 14 Giáo dục hòa nhập không thể thành công nếu phụ huynh và nhà trường tiếp tục đặt TKT với trẻ bình thường mà không quan tâm đến tỉ lệ hay khả năng của trường Nếu như có nhiều trường hơn sẵn sàng thực hiện giáo dục hòa nhập, ngay cả khi mỗi trường chỉ nhận 4 – 5 học sinh một năm, hiện tượng quá tải ở một số trường nhất địnhnhư hiện nay sẽ biến mất Phụ huynh cũng cần phải quên đi sự chú trọng mù quáng vào danh tiếng của trường và nhận ra rằng cho TKT học tập ở một ngôi trường có nhiều TKT sẽ chỉ đem kết quả ngược với mong đợi Nhà trường cũng cần phải dừng việc phớt lờ luật pháp và chính sách liên quan đến quyền được đi học của TKT; tất cả các trường công lập cần phải nhận tất cả đứa trẻ có khuyết tật nếu đúng tuyến tuyển sinh.

Đào tạo về giáo dục hòa nhập cho giáo viên và cán bộ

Các giáo viên và cán bộ thiếu trầm trọng sự đào tạo về giáo dục đặc biết trước khi vàonghề, đặc biệt là với giáo dục hòa nhập Phần lớn những người quan tâm đến dạy học và/hoặc làm việc với trẻ khuyết tật chỉ có thể theo đuổi khoa giáo dục đặc biệt, nơi cung cấp những kĩ năng thiết yếu để dạy theo nhu cầu của trẻ khuyết tất nhưng không nhất thiết hướng dẫn giáo viên cách sử dụng các kĩ năng này trong môi trường hòa nhập bình thường Từ hơn một thập kỷ nay, rất nhiều trường sư phạm đã mở ra chuyên ngành giáo dục đặc biệt, hoặc ít nhất cho cơ hội học môn giáo dục đặc biệt

Trang 10

Mỗi năm khoảng 800 sinh viên đại học tốt nghiệp với tấm bằng giáo dục đặc biệt, và con số này tiếp tục tăng lên hàng năm (MOET, 2010) Giáo trình cho chuyên ngành giáo dục đặc biệt luôn được đổi mới, với sự trợ giúp từ các giảng viên và đối tác nước ngoài Điều này cho thấy hiện này đã có nhiều giáo viên có chuyên môn cần thiết để chăm sóc cho trẻ khuyết tật Điều đáng buồn là những lý thuyết và thực tiễn về giáo dục hòa nhập vẫn chưa được cập nhật trong giáo trình giáo dục đặc biệt Mặc dù tất cảgiáo viên tương lai nên được tăng thêm chuyên môn về giáo dục hòa nhập, ngay cả các sinh viên ngành giáo dục đặc biệt vẫn ít biết đến phương pháp giảng dạy này Tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 60 tín chỉ cần thiết để tốt nghiệp trong ngành giáo dục đặc biệt, môn học Giáo dục Hòa nhập chỉ đáng 1 tin chỉ và hơn nữa, nó chỉ là một môn tự chọn Tình hình này có thể được thấy ở các trường đại học và cao đẳng khắp cả nước Mối quan tâm vào giáo dục hòa nhập và đề xuất đưa đề tài này vào giảng dạy sư phạm mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây Chính vì vậy, phần lớn các trường vẫn mới đang chuẩn bị tài liệu và kế hoạch cho bộ môn giáo dục hòa nhập và có thể thấy rõ sự chưa sẵn sàng trong việc đưa giáo dục hòa nhập thành một phần bắt buộc của đào tạo sư phạm Trong khi đó, một vấn đề cấp bách khác đang dầnhiện rõ trong giáo dục cho TKT Hiện tại chúng ta đang thiếu giáo viên có chuyên môn để thực hành giáo dục hòa nhập hay cung cấp các dịch vụ can thiệp sớm để chuẩn bị cho giáo dục hòa nhập Các trung tâm can thiệp sớm tư nhân đã tự giải quyếtvấn đề này bằng cách tuyển dụng những người chưa bao giờ được đào tạo chính thốngvề giáo dục cho TKT Với tình hình việc làm hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều sinh viênmới ra trường mà chưa tìm được việc làm đã chuyển sang làm giáo viên đặc biệt, dù cho học có theo học những ngày khác không liên quan đến giáo dục Một số người có theo học một khóa học 12 ngày về giáo dục đặc biệt do Bộ GDĐT mở ra, tuy nhiên cũng còn rất nhiều người tiếp tục làm việc với TKT mà không có bằng cấp hay giấy chứng nhận chính thống Hiện tượng 15 này có thể có những ảnh hưởng tiêu cực tới đứa trẻ khuyết tật đã rất dễ bị tổn thương và cần sự chú ý và chăm sóc đúng đắn Còn về mặt huấn luyện trong nghề, các giáo viên mới chỉ được giới thiệu với lý thuyết giáo dục hòa nhập thông qua những hội thảo độc lập được tổ chức bởi các tổ chức phi chính phủ kết hợp với MOET Những hội thảo này thường là một phần của những dự án giáo dục hòa nhập của những tổ chức như Catholic Relief Services (CRS) hay Handicap International (HI) Vì lẽ đó, chúng chỉ phục vụ được một nhóm nhỏ các giáo viên sống xung quanh nơi thực hiện dự án Tuy nhiên, những người đã được tham gia những hội thảo này đều bày tỏ rằng họ đã được cung cấp những thông tin rấtquý giá, và ít nhất thì nó cũng đã giúp người giáo viên có thể tự tin nhận một trẻ khuyết tật vào lớp học của mình Trung tâm Giáo dục Đặc biệt trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam dự định sẽ tiếp tục tổ chức những hội thảo này ở các quận huyện mới để có thể với tới những nơi mà chưa có khả năng mang đến cho TKT một nền giáo dục chất lượng Để tiếp nối thành công của những hội thảo này, các giáo viên nên có nhiều cơ hội để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập ngay cả sau những sự kiện này Họ cũng nên được cung cấp những nguồn thông tin đểcập nhật tin tức về các phương thức giáo dục hòa nhập mới trên toàn đất nước và thế giới, ví dụ như một tạp chí dành riêng cho giáo viên đặc biệt Các nhóm giáo viên cũng nên được tạo điều kiện để đến thăm những trường thực hiện hòa nhập khác để quan sát và nhận xét

Sự cộng tác giữa các bộ ngành

Có nhiều bộ ngành liên quan trong việc chăm sóc người khuyết tật Đương nhiên, Bộ Y tế đảm nhận công tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ y tế Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng và tiền trợ cấp, chủ yếu hướng đến những người có khuyết tật thể chất và nạn nhân chiến tranh

Ngày đăng: 19/06/2024, 21:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w