1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn môn tài chính công thực trạng nợ công và tính bền vững nợ công tại việt nam

21 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuy nhiên, vẫn cần sự nhìn nhận kỹ lưỡng và nỗ lực tiếp tục đểđảm bảo tình trạng nợ công được kiểm soát và hướng tới một tương lai tài chính mạnh mẽ.Bài luận này nhằm tìm hiểu và phân tí

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚNMÔN TÀI CHÍNH CÔNG

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG NỢ CÔNG VÀ TÍNH BỀN VỮNG NỢCÔNG TẠI VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Bùi Thị MếnMã học phần: 222FIN30A09

Nhóm thực hiện: Nhóm 7

Hà Nội, 2023

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

4 Nguyễn Thị Linh Chi 24A4012905

6 Nguyễn Thị Hà Trang 24A4012107

Trang 3

1.2 Tại Việt Nam 2

2 TÁCĐỘNGCỦA NỢCÔNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ 3

3.4 Đánh giá công tác quản lý nợ công giai đoạn 2017-2022 12

3.4.1 Những thành công trong công tác quản lý nợ công trong giai đoạn từ 2017 - 2022 12

3.4.2 Những hạn chế cần khắc phục trong công tác quản lý nợ công giai đoạn từ 2017 - 2022 12

4 MỘTSỐGIẢIPHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM QUẢNLÝNỢ CÔNGHIỆU QUẢ ĐẢM BẢO BỀN, VỮNG NỢ CÔNG 13

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, tình trạng nợ công tại Việt Nam đã trải qua một xu hướngđáng mừng với sự giảm nhẹ Đây là một dấu hiệu tích cực và gợi mở cho sự ổn định và pháttriển bền vững của quốc gia Tuy nhiên, vẫn cần sự nhìn nhận kỹ lưỡng và nỗ lực tiếp tục đểđảm bảo tình trạng nợ công được kiểm soát và hướng tới một tương lai tài chính mạnh mẽ.

Bài luận này nhằm tìm hiểu và phân tích tình trạng nợ công hiện tại tại Việt Nam, tậptrung vào những nguyên nhân dẫn đến sự giảm nợ công và những tác động mà nó mang lại chonền kinh tế và xã hội Bằng việc cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng nợ công hiện tại vàcác biện pháp đã được thực hiện, chúng ta có thể đánh giá tình hình tài chính công của ViệtNam và đề xuất các giải pháp tiếp theo để duy trì xu hướng giảm nợ công và đảm bảo sự pháttriển bền vững của đất nước Chúng ta cũng sẽ khám phá những chính sách và biện pháp đãđược triển khai để đạt được kết quả tích cực này, cũng như những thách thức và cơ hội tiếp theotrong việc quản lý nợ công.

Hãy cùng khám phá tình trạng nợ công hiện tại tại Việt Nam và những hướng đi tiếptheo trong bài luận này.

Trang 5

NỘI DUNG CHÍNH1 Các quan điểm thế giới về nợ công

1.1.Trên thế giới

Quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thường coi nợcông là “nợ của Chính phủ nói chung và trong một số trường hợp là khoản nợ của toàn bộ khuvực công Nợ của toàn bộ khu vực công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể baogồm: (1) nợ của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trung ương; (2) nợ của các cấp chính quyềnđịa phương; (3) nợ của Ngân hàng trung ương; và (4) nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủsở hữu trên 50% vốn, hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổchức đó vỡ nợ Cách định nghĩa này cũng tương tự như quan niệm của Hệ thống quản lý nợ vàphân tích tài chính của Hội nghị liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD)

Nợ công có thể là một công cụ hữu ích để hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội của mộtquốc gia Bên cạnh đó, nợ công cũng có thể trở thành một gánh nặng nếu không được quản lýmột cách hiệu quả Nợ công được sử dụng để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tếvà các lĩnh vực khác để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Tuy nhiên, nếu các khoảnvay không được sử dụng một cách hiệu quả và không đưa lại lợi ích cho nền kinh tế, nó có thểdẫn đến tình trạng nợ ngày càng tăng.

1.2.Tại Việt Nam

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công tại Việt Nam, nợ công bao gồm nợ chính phủ,nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được kýkết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tàichính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.

Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hànhnhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụngvay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.

Trang 6

Như vậy, khái niệm về nợ công theo quy định của Pháp luật Việt Nam được đánh giá làhẹp hơn so với thông lệ quốc tế Nhận định này cũng được nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnhvực chính sách công thừa nhận.

2 Tác động của nợ công đối với nền kinh tế2.1.Tác động tích cực

Nợ công làm gia tăng nguồn lực cho Nhà nước:

Thông qua chi tiêu công, Chính phủ sẽ tăng cường nguồn vốn phát triển cơ sở hạ tầng vàtăng khả năng đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, từ đó tăng tính kết nối, tạo rakhông gian phát triển mới, gia tăng năng lực sản xuất, cạnh tranh cho nền kinh tế.

Tác động đến phân phối thu nhập:

Bất bình đẳng thu nhập và nợ công có những mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp thôngqua các kênh truyền dẫn như tăng trưởng kinh tế, thuế, chi tiêu công, lãi suất, Vì vậy vớinhững chính sách huy động và kiểm soát nợ công hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng cùng chínhsách tài khóa, chính sách tiền tệ trong việc phân bổ nguồn lực công có thể giúp điều tiết làmgiảm sự bất bình đẳng trong xã hội.

Tác động của nợ công đối với sự phát triển kinh tế:

Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân còn nhỏ, không đủnăng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.Để đạt được tốc độ phát triển nhanh, chính phủ các nước đang phát triển thường sử dụng chínhĐối với trường hợp thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài, trong trung và dài hạn, việcchính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao, làmgiảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu (thường chiếm tỷtrọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tới các nguy cơlạm phát.

2.2.Tác động tiêu cực

Nợ công tác động làm tăng lãi suất, tạo áp lực lạm phát:

Trang 7

Ở các nước đang phát triển, thâm hụt ngân sách thường được tài trợ bằng một giải pháphỗn hợp giữa vay trong nước và vay nước ngoài Kết cấu hỗn hợp này phụ thuộc vào khả nănghuy động nguồn vốn trong nước, lãi suất và các điều kiện vay nước ngoài.

Trong trường hợp thâm hụt ngân sách được tài trợ bằng vốn vay trong nước, khi đó mộtphần nguồn lực tài chính của nền kinh tế sẽ được chuyển dịch từ khu vực tư nhân sang khu vựcnhà nước thông qua kênh trái phiếu chính phủ Việc huy động này sẽ tác động đến thị trườngvốn nói chung, làm tăng cầu tín dụng, đẩy lãi suất lên cao Lãi suất tăng đến lượt nó làm tăngchi phí đầu tư, giảm nhu cầu đầu tư của nền kinh tế, có thể dẫn đến “hiệu ứng kéo lùi đầu tư”(crowding-out effect).

Đối với trường hợp thâm hụt được tài trợ bằng vay nước ngoài, trong trung và dài hạn,việc chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăng cao,làm giảm giá đồng nội tệ, tăng chi phí nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên liệu (thườngchiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển), tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, dẫn tớicác nguy cơ lạm phát.

Nợ công tác động đến tỷ giá và thâm hụt thương mại:

Trong trung và dài hạn, khi huy động nguồn tài trợ từ nước ngoài thông qua hình thứcvay nợ, chính phủ phải cân đối nguồn ngoại tệ trả nợ gốc và lãi sẽ đẩy nhu cầu ngoại tệ tăngcao, làm giảm giá đồng nội tệ, từ đó dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, khiến cán cân thương mại xấuđi.

Nợ công quá lớn tiềm ẩn gây ra cuộc khủng hoảng nợ:

Nguy cơ lạm phát, nội tệ mất giá, tỷ giá tăng cao sẽ làm chi phí thanh toán nợ trở nênđắt đỏ hơn, càng làm tăng nguy cơ vỡ nợ, nếu như quy mô nợ vượt quá sức chịu đựng của ngânsách nhà nước.

Nợ công tác động đến tăng trưởng kinh tế:

Vào 1989, Robert Barro cho rằng, biện pháp cắt giảm thuế được bù đắp bằng nợ chínhphủ không kích thích chi tiêu trong ngắn hạn, vì nó không làm tăng thu nhập thường xuyên củacác cá nhân mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ hiện tại sang tương lai Chính sách cắt giảm thuếvà tài trợ bằng vay nợ sẽ không gây ra những tác động thật sự đối với nền kinh tế.

Nợ công quá lớn gây bất ổn xã hội

Trang 8

Khi nợ công quá lớn, việc thắt chặt chi tiêu, thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng"để giảm thâm hụt ngân sách là điều kiện phải đáp ứng để được nhận sự hỗ trợ cần thiết từ cáctổ chức tín dụng quốc tế Tuy nhiên, "thắt lưng buộc bụng" lại gây căng thẳng, bất ổn chính trị,xã hội, bởi những người nghèo, những người yếu thế trong xã hội là những người bị tác độngmạnh nhất từ chính sách cắt giảm phúc lợi, cắt giảm chi tiêu của chính phủ.

Nợ công làm giảm mức xếp hạng tín dụng của hệ thống ngân hàng:

Việc quản lý nợ công không hiệu quả sẽ tạo nên gánh nặng trả nợ cho quốc gia, gây nênnhiều hệ quả như nợ chồng nợ, khó khăn đối với nền kinh tế, uy tín quốc gia suy giảm, làmgiảm mức xếp hạng tín dụng của hệ thống ngân hàng,

3 Đánh giá thực trạng nợ công Việt Nam 3.1.Quy mô

Năm 2017: Thu ngân sách tăng cao hơn nhiều so với tăng trưởng, lạm phát Áp lực trả

lãi trong nước cũng giảm do: Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ tăng (từ 8,7 nămnăm 2016 lên 13,5 năm năm 2017); Lãi suất phát hành bình quân trái phiếu chính phủ giảm (từ6,28% năm 2016 xuống 6,1% năm 2017).Tình hình nợ công đã được cải thiện rõ nét khi nợcông Việt Nam ước khoảng 61,3% GDP, thấp hơn con số được dự tính trước.

Năm 2018: Chính phủ đã dành hơn 250.000 tỉ đồng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong

và ngoài nước Quy mô nợ Chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát tốt giảm 1,7% so vớinăm 2017, trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,6%, nợ trong nước chiếm 61,4% Tính đến hếtnăm 2018, nợ công Việt Nam ở mức 58,4% GDP

Năm 2019: Tính đến cuối năm 2019, dư nợ công dưới 55%GDP, nợ Chính phủ dưới

48,5% GDP (trong đó: nợ trong nước chiếm 62,3%, nợ ngoài nước chiếm 37,7%), nợ nướcngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP, qua đó góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia Đảmbảo nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép.

Năm 2020: Thông tin từ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, việc huy

động, sử dụng vốn vay, trả nợ, xử lý rủi ro và thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công đã tạo

Trang 9

chuyển biến tích cực, góp phần giảm dư nợ công từ mức đỉnh 63,7% GDP năm 2016 xuống còn55,8% GDP cuối năm 2020.

Năm 2021: Nợ công khoảng 43,7% GDP; nợ Chính phủ khoảng 39,5% GDP; nợ nước

ngoài quốc gia khoảng 39,0% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngânsách Nhà nước dưới 23%; chỉ tiêu nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với kim ngạchxuất khẩu hàng hóa, dịch vụ (không bao gồm trả nợ gốc ngắn hạn) khoảng 6,3%.

Năm 2022: Đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 43-44%GDP, dư nợ Chính phủ

khoảng 40-41%GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia khoảng 40-41%GDP, nghĩa vụ trả nợtrực tiếp của Chính phủ khoảng 18-19% tổng thu ngân sách; thấp hơn mức trần và ngưỡngcảnh báo theo Nghị quyết của Quốc hội Kết quả tích cực từ phát triển kinh tế - xã hội, tàichính –ngân sách, quản lý, kiểm soát nợ công đã góp phần nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốcgia.

Hình 1 Quy mô nợ công/GDP năm 2016- 2022

3.2.Kết cấu

Trang 10

Theo khoản 2 điều 1 Luật Quản lý nợ công năm 2017 của Việt Nam quy định nợ côngbao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương Theo sốliệu thống kê, nợ của chính phủ và nợ được chính phủ bảo lãnh là hai thành phần chiếm tỉ trọnglớn của nợ công tại Việt Nam, còn nợ chính quyền địa phương chiếm phần không đáng kể

Theo công bố của Bộ tài chính, nợ công Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, cụ thể:nợ công quốc gia bao gồm nợ Chính phủ trực tiếp vay (giảm từ 49,9% GDP năm 2018 xuốngcòn khoảng 39,1% GDP năm 2021), nợ được chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay lại(giảm từ 7,9% năm 2018 xuống 3,8% GDP năm 2021) và nợ chính quyền địa phương vay chỉ0,6% GDP năm 2021 trong khi 2018 là 0,9%GDP.

Xét về cơ cấu, Cơ cấu nợ công Việt Nam đang dần thay đổi Nhu cầu huy động vốn ngàycàng lớn nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài dần dần trở nên hạn chế dẫn tới việcchính phủ phải dựa vào nguồn vay trong nước (chiếm khoảng 90% lượng huy động hằng nămcủa Chính phủ) Nợ nước ngoài trong 2 năm 2020 và 2021 không vượt quá 50% GDP, nghĩa vụtrả nợ nước ngoài ở dưới mức 25% tổng kim ngạch xuất khẩu Cơ cấu nợ nước ngoài củaChính Phủ giảm từ 47,9% năm 2020 xuống còn 38,4% năm 2021 và nợ được Chính phủ bảolãnh cũng có xu hướng giảm dần.

Ngoài việc giảm mạnh nợ công, cơ cấu nợ công của Việt Nam cũng có sự thay đổi lớn.Cụ thể, tỷ trọng nợ trong nước tăng dần từ 60,1% năm 2016 lên 65,5% năm 2020, trong khi tỷtrọng nợ nước ngoài giảm dần từ mức 39,9% năm 2016 xuống còn 34,5% năm 2020 TheoChuyên gia Tài chính Đinh Trọng Thịnh: nợ vay chủ yếu là trong nước nên nợ công sẽ giảmthiểu sự phụ thuộc vào nước ngoài và khả năng trả nợ của Chính phủ cũng cao hơn, thời giantrả nợ được kéo dài, lãi suất cho vay thấp hơn Từ đó, có cơ hội giúp việc trả nợ đạt được hiệuquả cao nhất Nhìn chung, việc giảm nợ công đang tạo ra cân đối vĩ mô và an ninh tài chínhquốc gia tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo.

Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ nợ nước ngoài là do các khoản vay nước ngoài cũng đangtiềm ẩn rủi ro khi lãi suất có thể tăng cao hơn trong bối cảnh việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợphát triển chính thức giai đoạn tới khả năng sẽ giảm Do vậy, có thể cần sử dụng đến các công

Trang 11

cụ nợ với các yêu cầu và điều kiện tương đương với thị trường Nguồn vay trong nước theo đócũng được dự báo gia tăng về áp lực trong công tác huy động, triển khai Điều này đòi hỏiChính phủ cần có kế hoạch vay, trả nợ công trung, dài hạn thận trọng, linh hoạt, nhằm đáp ứngnhu cầu quốc gia, đồng thời hạn chế những hệ lụy lâu dài cho sau này.

3.3.Tính bền vững

Thời gian qua, công tác quản lý nợ công ở Việt Nam được thực hiện chặt chẽ và đã đápứng được các mục tiêu đề ra Nợ công của Việt Nam có xu hướng giảm dần Tỉ lệ nợ công củaViệt Nam trong những năm 2017-2021 có xu hướng giảm dần Từ 61,4% GDP (năm 2017)xuống còn 58,3% GDP (năm 2018), 55,9% GDP năm 2020 và đến năm 2021 là 43,1%

Năm 2021, mặc dù diễn biến phức tạp của đại dịch COVID- 19, thiên tai và nhiều yếu tốbất lợi đến phát triển kinh tế đã ảnh hưởng đến thu, chi và bội chi NSNN, các chỉ tiêu an toànnợ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ Nợ nước ngoài của quốc gia giảm chỉ còn 38,4% GDP sovới năm 2018 là 46% GDP Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạchxuất khẩu năm 2021 là 6,2% Nghĩa vụ trả nợ của chính phủ so với thu ngân sách nhà nướcnăm 2021 khoảng 21,8%, có chiều hướng tăng dần đều theo các năm.

Trang 12

Hình 2 Vay và nợ của Chính phủ thời kỳ báo cáo 2018- 6/2022

=> Về cơ cấu nợ nước ngoài của quốc gia, dư nợ nửa đầu năm 2022 là 3,285 triệu tỷđồng, đã vượt quá tổng dư nợ của cả năm 2021 (3,226 triệu tỷ đồng) Trong đó, nợ nước ngoàicủa doanh nghiệp chiếm gần 70% tổng vay nợ (2,287 triệu tỷ đồng) Tỷ lệ rút vốn trong kỳ cóchiều hướng giảm qua các năm và giảm mạnh tính đến nửa năm 2022 Đồng thời, tỷ lệ trả nợtrong kỳ lại có chiều hướng tăng trưởng đều qua các năm cho thấy Việt Nam đang làm rất tốttrong việc xử lý các khoản nợ và ít phụ thuộc hơn vào nợ nước ngoài.

Về chỉ tiêu nợ công so với GDP

Tỷ lệ nợ công đã giảm dần, từ mức 63,7% GDP năm 2016 xuống còn khoảng 55,9%GDP cuối 2020; nợ Chính phủ từ mức 52,7% GDP năm 2016 xuống 49,9% GDP cuối năm2020 Năm 2021, mặc dù diễn biến phức tạp của đại dịch COVID- 19, thiên tai và nhiều yếu tốbất lợi đến phát triển kinh tế đã ảnh hưởng đến thu, chi và bội chi NSNN, các chỉ tiêu an toànnợ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, nợ công tính đến cuối năm 2021 dự kiến khoảng 43,7%

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w