1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài xóa đói giảm nghèo ở việt nam thực trạng và những vấn đề đặt ra

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cùng với những biến đổi về kinh tế, bộ mặt xã hội Việt Nam cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, điển hình là

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ……… 2

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ………

Các câu hỏi nghiên cứu ………

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO ……… 3

1.1 Định nghĩa về đói nghèo 1.2 Thước đo nghèo đói ……… 5

1.3 Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam ……… 6

1.4 Sự cần thiết của công tác xóa đói, giảm nghèo ……… 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐẶT RA 8

2.1 Thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo ………

2.2 Những tồn tại trong công tác xóa đói giảm nghèo ……… 12

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆNCÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở NƯỚC TA ……… 13

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại là nạn nhân của hai cuộc chiến tranh thế giới, chịu sự xâm lược và tàn phá nặng nề về cả người và của Sau chiến tranh, do sai lầm trong đường lối tổ chức khiến đất nước rơi vào cảnh đói càng thêm đói, nghèo càng thêm nghèo

Sau hơn hai thập kỷ thực hiện việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, kinh tế nước nhà đã có nhiều bước phát triển ngoạn mục Từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo có mức thu nhập rất thấp (chưa đến 100 USD/người), Việt Nam đã vươn lên nằm trong nhóm các nước có thu nhập bình quân đầu người ở mức thu nhập trung bình thấp (trên 1.000 USD/người) Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từ một nước hàng nam phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã trở thành một trong hai quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, an ninh lương thực được đảm bảo vứng vàng.

Cùng với những biến đổi về kinh tế, bộ mặt xã hội Việt Nam cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu trong việc giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, điển hình là trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được thành công đáng kể và được quốc tế ghi nhận: tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theochi tiêu tiền tệ) đã giảm mạnh từ 57% năm 1990 xuống còn 13.5% năm 2014 Trongbài viết này, thông qua các số liệu thống kê, kết quả điều tra về mức sống của ngườidân… tôi muốn chỉ ra thực trạng cũng như phân tích những tồn tại và bài học kinh nghiệm rút ra được từ công tác xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong những năm gầnđây.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ chủ yếu xoáy sâu vào tình trạng đói nghèo ở Việt Nam trong những năm gần đây Đối tượng được đề cập đến là những người nghèo đói Họ là ai? Mức khốn khổ của họ đến đâu? Cần phải làm gì để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn?

Các câu hỏi nghiên cứu

Để đánh giá chính xác tình trạng đói nghèo ta cần trả lời các câu hỏi:- Đói nghèo là gì?

- Các nguyên nhân sinh ra nghèo đói?- Thước đo nghèo đói?

- Sự cấp thiết của công tác xóa đói, giảm nghèo?- Hậu quả của vấn đề này?

- Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam trong những năm gần đây?- Các vấn đề cấp thiết đặt ra?

- Các biện pháp khắc phục?

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO.1.1.Định nghĩa về đói nghèo

1.1.1 Đói nghèo từ tiếng nói của chính người nghèo

Tiếng nói của người nghèo đem đến cho ta những cảm nhận chân thực, rõ ràng nhất về các khía cạnh của nghèo đói ( Nó không chỉ bao gồm sự khốn cùng về vật chất mà đó còn là sự thiếu thốn về giáo dục và y tế…) Có một người nghèo ở Keenia đã từng nói về sự nghèo đói: “ Hãy quan sát ngồi nhà và đếm xem có bao nhiêu lỗ thủng trên đó Hãy nhìn những đồ đạc trong nhà và quần áo tôi đang mặc trên người Hãy quan sát tất cả và ghi lại những gì ông thấy Cái mà ông thấy chính

là nghèo đói” Có một nhóm thảo luận Brazil đã định nghĩa về nghèo đói như sau:

“Tiền lương thấp và thiếu việc làm, và cũng có nghĩa là không được thụ hưởng về ytế, không có thức ăn và quần áo.” Ngoài ra, khái niệm nghèo đói còn được mở rộngđể tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, không có tiếng nói và quyền lực Và cũng từ tiếng nói của người nghèo, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về nghèo đói tùy thuộc vào cách tiếp cận, thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của quốc gia đó.

1.1.2 Quan niệm trước đây:

Trước đây, người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp Coi thu nhập là tiêu chí để đánh giá về sự nghèo đói của con người Quan niệm này thuận tiện cho việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo Nhưng thực tế cho thấy, nó chỉ phản ánh được một khía cạnh nhỏ trong đời sống chứ chưa thể bao quát, phản ánh rõ sự khốn cùng, cơ cực của người nghèo Do vậy, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế.

1.1.3 Quan điểm hiện nay:

Trong thời đại kinh tế thế giới phát triển mạnh như hiện nay, quan điểm về đói nghèo cũng theo đó được hiểu một cách sâu rộng hơn theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đưa ra định nghĩa về đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.

- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương.

Trang 5

- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mước trung bình của cộng đồng.

- Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế.

- Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng.

Năm 1998, UNĐP công bố một báo cáo với nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo:

- Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng đồng và được nuôidưỡng tạm đủ.

- Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu.- Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thỏa

mãn những nhu cầu tối thiểu.

- Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như không có khả năng thỏa mãn nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác

1.1.4 Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam

Ở Việt Nam tách riêng đói và nghèo thành hai khái niệm riêng biệt- Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một

phần những nhu cầu tối thiểu, cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.- Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối

thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, dứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường phải vay mượn cộng dồng và thiếu khả năng chi trả Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà cửa mục nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000 VNĐ).

Qua đây, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, giáo dục, y tế, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng,”

Trang 6

1.2.Thước đo nghèo đói

1.2.1 Phương pháp của Ngân hàng Thế giới

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), từ những năm 80 cho đến nay chuẩn mực để xác định ranh giới giữa người giàu với người nghèo ở các nước đang phát triển và các nước ở khu vực ASEAN được xác định bằng mức chi phí lương thực, thực phẩm cần thiết để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng từ 2100-2300 calo/ngày/người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra tiền là 370USD/người/năm.

Ở Ấn Độ: Lấy tiêu chuẩn là 2250 calo/người/ngày.BănglaĐesh lấy tiêu chuẩn là 2100 calo/người/ngày.

Ở INĐÔNÊXIA: Vào đầu những năm 80 lấy mức tiêu dùng nhiệt lượng là 2100 calo/người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo.

Ở Trung Quốc: năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2150 calo/người/ngày.Các nước công nghiệp phát triển châu âu: 2570 calo/người/ngày.

1.2.2 Phương pháp ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay có phương pháp tiếp cận về nghèo đói như sau:Phương pháp dựa cả vào thu nhập và chi tiêu theo đầu người (phương pháp của tổng cục thống kê) Phương pháp này đã xác định 2 ngưỡng nghèo: Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua được một số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng Như vậy, phương pháp tiếp cận này tương tự cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (đã nói ở trên) Ngưỡng nghèo thứ hai, thường được gọi là “ngưỡng nghèo chung”, ngưỡng này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hóa phi lương thực.

Phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình (phương pháp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Phương pháp này hiện đang được dùng để xác định chuẩn nghèo đói của Chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia (chuẩn nghèo quốc gia) Chuẩn nghèo áp dụng cho thời kì 2001-2005 được xác định dựa trên thu nhập theo 3 vùng Cụ thể là:

- Vùng hải đảo và vùng núi nông thôn: Bình quân thu nhập là 80.000 VNĐ/người/tháng.

- Vùng đồng bằng nông thôn: 100.000 VNĐ/người/tháng.- Khu vực thành thị: 150.000 VNĐ/người/tháng.

Người được coi là nghèo khổ về thu nhập là những người mà thu nhập của họ nằm bên dưới các “giới hạn” đã được quy định ở trên.

Trang 7

1.2.3 Chỉ số đánh giá

Để đánh giá “nghèo khổ của con người”, LHQ đã sử dụng chỉ số nghèo khổ của

con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi là chỉ số nghèo tổng hợp Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số nước đó So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giátrị HPI sẽ khác nhau.

VD: Trường hợp của Ttung Quốc và Gioócđani (1999), chỉ số phát triển con người HDI của mỗi nước đều là 0,718 và 0,714: chỉ số nghèo khổ con người HPI của Trung Quốc là 15,1% và của Gioócđani là 8,5% Ở Việt Nam, HPI năm 1999 là 29,1% xếp hạng theo HPI đứng thứ 45 trên 90 quốc gia được LHQ nghiên cứu.

1.3.Nguyên nhân đói nghèo ở Việt Nam

Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra đói nghèo ở Việt Nam nhưng nhìn chung nghèo đói ở Việt Nam có những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

1.3.1 Nguyên nhân khách quan

Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một chiến tranh lâu

dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn,nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị giảm sút do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo một thời gian dài.

Chính sách nhà nước thất bại: Sau khi chiến tranh kết thúc, việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã tiếp tục tàn phá nền kinh tế ốm yếu của nước ta làm kiệt quệ nguồn nhân lực của đất nước, lạm phát tăng cao, có lúc tăng đến đỉnh điểm.

Huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm tách rời sản xuất với thị trường, sản suất nông nghiệp còn thô sơ, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hóa làm thu nhập của người dân giảm sút trong khi dân số thì ngày càng tăng cao.

Dư thừa lao động ở nông thôn nhưng không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo về mảng công nghiệp, sử dụng biệp pháp hành chính trong chính sách quản lý bằng hộ khẩu để ngăn người dân di cư, nhập cư vào thành thị.

Trang 8

Thất nghiệp tăng cao trong thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do vốn đầu tưcòn hạn chế, thiếu hiệu quả vào các công trình thâm hụt vốn của Nhà nước.

1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Sau 20 năm đổi mới, tính đến năm 2005, nền kinh tế nước ta đã có những bước

chuyển biến mạnh mẽ, đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân sau:

Sai lệch thống kê: Do sự điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) làm cho tỷ lệ nghèo tăng lên.Việt Nam là nước nông nghiệp lạc hậu, năm 2004 vẫn còn 74,1% dân số

sống ở nông thôn, trong khi tỉ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP ở mức thấp Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân đầu người còn thấp.

Người dân còn phải chịu nhiều rủi ro, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động trên thị trường thế giới như cuộc khủng hoảng dầu mỏ làm giá dầu tăng mạnh ảnh hưởng lớn đến CPSX đầu vào và giá đầu ra; hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng…

Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy biết bao tuổi thơ em nhỏ Các em không được hưởng quyền có một tuổi thơ êm đẹp, được thương yêu, chăm sóc và được bao bọc bởi mái ấm gia đình Sau này, khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt các con em có nguy cơ phải hứngchịu tiếp nỗi bất hạnh ấy, và cứ vậy nó cứ luân chuyển từ thế hệ này qua thế hệ khác làm một bộ phận người dân bị hủy hoại.

Sự chênh lệch giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị, giữa các dântộc còn cao.

Môi trường bị hủy hoại, ô nhiễm nạng nề trong khi đại bộ phận người nghèo đều sống dựa vào nông nghiệp.

Hiệu năng quản lý của Chính phủ còn thấp.

1.4.Sự cần thiết của công tác xóa đói, giảm nghèo

Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế

Trang 9

bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước Hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội:

- Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh,giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của đảng và Nhà nước.

- Hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái

1.5.Hậu quả của nghèo đói

Có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế-xã hội.

Không giải quyết thành công các chương trình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được.

Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậuvà tụt hậu.

Nghèo đói là một trong những nguyên nhân gây nên suy thoái và ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

Nghèo đói làm gia tăng các tệ nạn xã hội, bất bình đẳng xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân và làm tăng quy mô dân số.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐẶT RA.

1.1.Thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo

“Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” ( Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 của Ngân hàng Thế giới).

Việt Nam đã trở thành một trong số những nước đi đầu ở khu vực châu Á -TBD trong việc áo dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều ( y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin) để giảm nghèo ở tất cả các khía cạnh,

Trang 10

Theo báo cáo “Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam”, được NHTG công bố ngày 5/4/2018, tỷ lệ nghèo giảm ở mọi nơi đối với cả dân độc đa số và thiểu số.

Tất cả các phép đo nghèo đều cho thấy những tăng trưởng trên diện rộng và nhất quán (Hình 1) Được xác định theo chuẩn nghèo quốc gia của TCTK-Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ người nghèo giảm từ 20,8% vào năm 2010 xuống 9,8% năm 2016, giảm gần 4 điểm phần trăm trong 2 năm từ 2014-1016.

Hình 1 Tỷ lệ nghèo dựa theo chuẩn nghèo quốc tế và quốc gia, 2010-1016

Trong khi đó, ước tính dựa trên chuẩn nghèo của các nước có mức thu nhập dưới trung bình (ở mức 3,2 USD/người/ngày theo PPP 2011) cho thấy một tỷlệ nghèo thấp hơn với mức là 8,6% vào năm 2016 Khoảng cách nghèo, chỉ số đo xem mức tiêu dùng của người nghèo thấp hơn bao nhiêu so với chuẩn nghèo cũng giảm từ từ Điều này chỉ ra rằng nghèo đã trở nên ít nghiêm trọng hơn, đồng thời cho thấy thành công đáng chú ý của Việt Nam trong công cuộc giảm nghèo vẫn tiếp tục.

Rất nhiều hô ¤ gia đình Viê ¤t Nam đang thoát nghèo và các thành tựu đạt được gần đây dường như bền vững Nghèo được xác định ở mức chuẩn nghèo quốc gia theo TCKT-Ngân hàng thế giới giảm gần 4 điểm phần trăm kể từ năm 2014, xuống còn 9.8 phần trăm trong năm 2016 Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo số hô ¤ nghèo thuô ¤c dân tô ¤c thiểu số giảm 13 điểm phần trăm, và đây là mức giảm tỷ lê ¤ nghèo lớn nhất của các hô ¤ dân tô ¤c thiểu số trong thâ ¤p kỷ vừa qua

Vào năm 2010, ước tính 98% các hộ gia đình được kết nối với lưới điện quốcgia, Các chỉ số khác cũng lần lượt cải thiện Sóng điện thoại di động có ở mọi nơi, số hộ có ít nhất một điện thoại di động tăng từ 73% năm 2010 lên 93% năm 2016 Khả năng tiếp cận vệ sinh được cải thiện từ 70% lên 83% và khả năng tiếp cận nguồn nước uống tốt tăng từ 72% lên 78% Số hộ có nước máy trong nhà tăng từ 26% lên 38% ( Bảng 1).

Ngày đăng: 21/06/2024, 18:06

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w