Kỹ Năng Mềm - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội Thụ hưởng các trợ giúp xã hội vê dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi r vùng núi phía Băc Lê Ngọc Lân TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 1 Bài viết là sản phẩm của Đe tài khoa học cấp Bộ “Thụ hưởng chính sách trợ giúp của người cao tuổi khu vực miền núi phía Bắc” do Viện Nghiên cứu Gia đinh và Giới chủ trì thực hiện năm 2021-2022. Tóm tắt: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hồ trợ chăm sóc người cao tuổi, trong đó có nội dung chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thuộc nhóm nhận trợ cấp xã hội, người cao tuổi dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở những vùng khó khăn còn được hỗ trợ bởi những chính sách đặc thù khác - các chính sách trợ giúp xã hội. Từ những chính sách trợ giúp xã hội, hồ trợ chàm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, trên cơ sở kết quả khảo sát 319 người cao tuổi tại 2 xã, phường của tỉnh Lào Cai, bài viết phân tích, đánh giá một số kết quả thụ hưởng các chính sách, sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ hệ thống y tế và những trợ giúp từ cộng đồng được triển khai tại khu vực miền núi, dân tộc thiếu số. Từ đó đặt ra những vấn đề cần tiếp tục quan tâm hồ trợ, nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở những vùng khó khăn’. Từ khóa: Người cao tuổi; Thụ hưởng chính sách; Chăm sóc sức khỏe; Trợ giúp xã hội. Phân loại ngành: Xã hội học Ngày nhận bài: 582022; ngày chỉnh sửa: 2282022; ngày duyệt đăng: 992022." 1. Mở đầu Trong nhiều năm qua, Đảng, nhà nước ta đã có nhiều chủ trưong, chính sách chăm sóc người cao tuổi (NCT), trong đó có những chính sách về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Ngoài những chính sách chung, còn có những chính sách đặc thù trợ giúp cho những đối tượng riêng như đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội, ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số (DTTS), những hộ nghèo... Thụ hưởng Lê Ngọc Lân 47 các chính sách trợ giúp, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho NCT chính là việc hồ trợ để họ có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), tiếp cận các cơ sở y tế trong khám chữa bệnh, được hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh ở nhóm bảo trợ xã hội. Tại nơi cư trú, trạm y tế xãphườngthị trấn có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý sức khỏe NCT, lập sổ theo dõi các bệnh mạn tính; tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cho NCT; tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khám bệnh, chữa bệnh phù họp với chuyên môn cho NCT... Ngày 23112009, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Người cao tuổi, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NCT. Từ cơ sở pháp lý cao nhất này, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã cụ thể hóa trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra một khuôn khổ chính sách khá toàn diện đối với NCT. Cụ thể như Nghị định 136NĐ-CP ngày 21102013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và trong các nhiệm kỳ Chính phủ gần đây, Thủ tướng đều phê duyệt các Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi (Quyết định 1942QĐ-TTg ngày 18112021 về Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 1781QĐ-TTg ngày 22112012 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 2156QĐ-TTg ngày 21122021 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021-2030). Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện các chính sách này không đồng đều ở tất cả các vùng miền và chưa được như mong muon. Ket quả điều tra đánh giá 5 năm thực hiện Luật Người cao tuối của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy có 96,8 trong số NCT có thẻ BHYT, trong đó 75,7 là tự mua, 21,1 được cấp và còn 3,2 không có. Đã có 92,7 NCT sử dụng thẻ bảo hiểm trong lần ốm đau gần nhất. Tuy nhiên, những bất cập khi sử dụng dịch vụ này vẫn được người cao tuổi nêu ra. Chỉ có 32,6 người được hỏi cho rằng họ không gặp khó khăn gì khi sừ dụng bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2016). Một nghiên cứu tại Hà Tĩnh và Quảng Ngãi (năm 2017) cho biết, tại 2 địa bàn nghiên cứu, ngoài nhóm hưu trí, cựu chiến binh được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo chế độ bảo hiểm xã hội thì một số nhóm NCT khác cũng được hưởng các chính sách xã hội về y tế. số liệu khảo sát cho thấy có 90,2 NCT có bảo hiểm y tế (92,0 ở nam và 88,5 ở nữ cao tuổi). Xu hướng thích sử dụng các dịch vụ y tế công, nhất là với người cao tuổi chiếm khá rõ, khi có tỷ lệ cao NCT sử dụng dịch vụ tại các trạm y tế xã (58,0), bệnh viện huyện là cao nhất (64,8) và bệnh viện tỉnh chiếm 19,2 (Lê Ngọc Lân, 2020). Một số 48 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 3, tr. 46-59 nghiên cứu khác đề cập đến tỷ lệ NCT có bảo hiểm y tế (chắng hạn, Hội LHPN Việt Nam năm 2012) mà chưa đi sâu đánh giá mức độ sử dụng dịch vụ, mức độ được hồ trợ khi đi khám chừa bệnh của NCT. Hiện còn ít nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe NCT và hiệu quả của việc sử dụng BHYT cũng như việc thụ hưởng các hồ trợ xã hội trong chăm sóc sức khỏe của NCT vùng miền núi, dân tộc thiểu số. Vậy việc thụ hưởng các trợ giúp của nhà nước và cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe của NCT ở khu vực này hiện nay như thế nào? Từ kết quả nghiên cứu tại Lào Cai vào tháng 12022, phần viết dưới đây sẽ góp phần trả lời câu hỏi này. Nghiên cứu được thực hiện tại 2 địa bàn của tỉnh Lào Cai (1 phường của thành phố Lào Cai và 1 xã thuộc huyện Bát Xát với 319 mẫu định lượng và thu thập thông tin định tính, các báo cáo từ cơ sở) thuộc Đề tài khoa học cấp Bộ “Thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội của người cao tuổi khu vực miền núi phía Bắc’’ do Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới chủ trì thực hiện năm 2021-2022. Các biến số phụ thuộc được tìm hiểu gồm: tình trạng NCT tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế trong khám chữa bệnh; thụ hưởng các dịch vụ hồ trợ CSSK tại cộng đồng. Các biến độc lập được sừ dụng đề phân tích gồm giới tính (nam - nữ), dân tộc (kinh - các DTTS), địa bàn nghiên cứu (đô thị - nông thôn), học vấn (mù chữ, tiểu học, THCS trở lên), nhóm tuổi (60-69; 70 trở lên); mức sống (nghèo, trung bình trở lên). 2. Tinh trạng sức khỏe và mô hình bệnh tật của người cao tuổi Tình trạng sức khỏe của NCT phụ thuộc rất nhiều vào chế độ làm việc, nghỉ ngơi cũng như sự chăm sóc của gia đình, cộng đồng và xã hội. số năm khỏe mạnh của họ không chỉ phụ thuộc vào thể trạng, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc của gia đình, mà còn là sự quan tâm về chăm sóc y tế, trong đó việc quan tâm đến sức khỏe bản thân, thăm khám phát hiện sớm, điều trị bệnh là những nhân tố quan trọng. Vậy, trong mẫu khảo sát tại 2 địa bàn nghiên cứu ở Lào Cai, tình trạng sức khỏe của những người cao tuổi ở đây ra sao? về tình trạng sức khỏe, theo ý kiến tự đánh giá của NCT trong mẫu khảo sát, có 10,4 đánh giá là sức khỏe tốt, 49,4 là sức khỏe trung binh, 38,1 tình trạng sức khỏe kém và 2,2 sức khỏe ở mức rất kém. Nếu nhóm thành 2 mức, số NCT có tình trạng sức khỏe trung bình trở lên chiếm 59,7 và 40,3 là sức khỏe kém. Phân tích theo giới tính, tỷ lệ nam giới cao tuổi có sức khỏe tốt hơn (72,6 so với 53,3 ở nữ giới) và ngược lại, tỷ lệ nữ cao tuổi có sức khỏe kém cao hơn (46,7). về dân tộc và địa bàn, không có sự chênh lệch nhiều giữa hai nhóm sức khỏe theo cách phân loại này. Tuy nhiên, nếu chia theo nhóm tuổi và tình trạng hôn nhân của NCT, mức độ chênh lệch khá cao. Neu như ở nhóm dưới Lê Ngọc Lân 49 70 tuổi tình trạng sức khỏe trung bình trở lên đạt 64,6 thì ở nhóm 70 trở lên chỉ còn 54,5. Những người đang có vợchồng có sức khỏe tốt cao hơn nhóm không có vợchồng gần 20 điểm phần trăm (67,4 so với 49,6). về mô hình bệnh tật: Khi được hỏi về tình trạng bệnh tật hiện nay, có 30,7 NCT cho rằng họ “không chắc chắn nhưng hiện không phải điều trị bệnh nào”, trong khi đó, 69,3 cho rằng hiện đang mắc một số loại bệnh, hoặc đang phải chữa trị. Phân tích một số loại bệnh trong nhóm người cao tuổi được khảo sát thấy rằng mô hình bệnh tật điển hình của nhóm NCT tại 2 địa bàn nghiên cứu như sau: cao huyết áp (36,4); đau xương khớp (28,2); đường tiêu hóa (14,7); tiểu đường (12,5); tim mạchtai biến (10,7); máu nhiễm mỡ (9,4); bệnh phế quảnhen (9,4); bệnh về gan (6,9); thị lực (6,3); thính lực và bệnh về răng miệng (cùng 2,5); các bệnh khác (12,2). Như vậy, các bệnh không lây nhiễm ở tuổi già chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm bệnh của người cao tuổi. 3. Tiếp cận cơ sở y tế và sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh Vậy, khi có bệnh phải chạy chữa, những người cao tuổi này đã lựa chọn những cơ sở y tế nào tại địa phương và khu vực sinh sống? Tuy điều kiện cơ sở vật chất, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở khu vực miền núi nói chung và ở Lào Cai nói riêng chưa được như các tỉnh, thành phố miền xuôi, nhưng ở thành phố Lào Cai, nhiều loại hình bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đã khá phát triển. Ở những xã vùng sâu, vùng xa thì điều kiện còn nhiều hạn chế, ngoài các trạm y tế xã, trong huyện chỉ có bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực trong hệ thống y tế công. Muốn lên thành phố, người dân phải vượt quãng đường từ vài chục đến hàng trăm km, chưa kể những người cao tuổi vùng DTTS cần nhiều sự hồ trợ của con cháu, người thân mới đến được. Hơn nữa, trong những năm 2020-2021, do tình hình dịch bệnh Covid-19, nhiều giai đoạn phải giãn cách xã hội, tập trung cho phòng chống dịch nên có thể ảnh hưởng đến việc đi thăm khám, chữa bệnh của người dân nói chung và NCT nói riêng. Được hỏi về việc có đi khám sức khỏe định kỳ (tự đi hoặc do cơ sở y tế tổ chức), chỉ có 32,3 NCT đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, số còn lại chỉ đi khám khi bị đau ốm. Hầu hết những người đi kiểm tra sức khỏe định kỳ là những người hưu trí, đăng ký khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến trên (bệnh viện huyện, thành phố). Một cán bộ Trạm y tế xã Tr.T cho biết: “Những đợt mà thông báo để mà các cụ đi khảm, thì tỷ lệ đi khám rất là ít. Bởi vì các cụ phụ thuộc vào con cháu. Phải có người nhà đưa đi thì các cụ mới đi được. Mà tỷ lệ 50 Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 3, tr. 46-59 khảm chủ yếu là vùng thấp trong xã chứ vùng cao thì rất là khó. Và thứ 2 là, khỉ bọn em tổ chức khám sức khỏe cho người cao tuổi thì cũng phụ thuộc vào thuốc nữa. Những cụ mà có bệnh nền, bệnh tăng huyết áp, viêm khớp, viêm phế quản thì sẽ có những thuốc hỗ trợ của trạm y tế hoặc cùa phòng khám. Vì thế, có 1 sổ cụ đi khảm được ít thuốc nên sau các cụ không đi nữa" (PVS, Nữ, cán bộ Trạm y tế xã Tr.T). Bởi vậy, khi được hỏi “Trong 12 tháng qua, khi đau yếu, ông bà đi khám chừa bệnh ở đâu?”, trong số 221 NCT khẳng định mình đang có bệnh, có 16 người (7,2) không đi khám chữa bệnh lần nào, họ tự mua thuốc hoặc tự điều trị. Số còn lại, đã lựa chọn những nơi khám chữa bệnh như: bác sĩthày lang tư nhân (1,5); trạm y tế xãphường (31,7); bệnh viện tư nhân (3,4); bệnh viện thành phổhuyện (37,6); bệnh viện tỉnh (39,0); bệnh viện trung ương (8,3). Như vậy, đa số NCT khi đi khám, chừa bệnh tập trung ở nhóm cơ sở y tế là bệnh viện huyệnthành phố và bệnh viện tỉnh. Lý do được báo cáo là do họ đăng ký nơi khám chữa bệnh theo BHYT và những NCT ở thành phố thường đến bệnh viện của thành phố và tỉnh khám chữa bệnh; nhóm ở địa bàn nông thôn cũng thường đến Phòng khám đa khoa khu vực của Trung tâm Y tế huyện trên địa bàn vì thuận tiện và tin tưởng hơn vào trình độ tay nghề và trang thiết bị của các cơ sở này so với các cơ sở y tế ở tuyến thấp hơn. Lý giải điều này, cán bộ y tế phường ở thành phố Lào Cai cho biết “Ớ đây không đăng ký bảo hiểm khám chừa bệnh tại trạm đâu. Toàn là khám đến bệnh viện thành phổ, tinh. Đăng ký ở bên đấy hết nhưng nếu tiện thì đến trạm khám cũng vân được vì là thông tuyến. Gần thành phố nên cứ đăng ký bệnh viện thành phố cho nó dễ dàng, thuận tiện nhất. Vỉ là thông tuyến thì đăng ký ở bên đấy, đế khi sang đây cũng được mà sang bệnh viện cũng được" (PVS, Nữ, cán bộ Trạm y tế phường). Với chăm sóc y tế, trong điều kiện kinh tế còn eo hẹp, người cao tuổi và gia đình họ khó đạt đến ngưỡng chăm sóc y tế theo nhu cầu. Với người dân ở khu vực miền núi, đồng bào dân tộc trong đó có NCT là một trong những đối tượng chính sách, được nhà nước hỗ trợ trong chăm sóc sức khỏe. Bởi vậy, với NCT ở khu vực này, hầu hết người cao tuổi trong mẫu điều tra đều có thẻ bảo hiêm từ các nguồn khác nhau. Tại 2 địa bàn nghiên cứu, ngoài nhóm hưu trí được cấp thẻ BHYT mặc định theo chế độ bảo hiểm thì một số nhóm NCT khác cũng được hưởng các chính sách xã hội về y tế như: cựu chiến binh, người từ 80 tuồi trở lên không có lương hưu trợ cấp xã hội khác; người cao tuổi thuộc hộ nghèo (60 tuối trở lên), người cao tuổi là cha mẹ quân nhân; người cao tuổi có công, người cao tuổi thuộc vùng DTTS địa bàn khó khăn... số liệu từ khảo sát này cho thấy cho thấy có 99,4 người cao tuổi trong mẫu khảo sát có BHYT (100 nam và 99,0 nữ cao tuổi). Lê Ngọc Lân 51 Khi được hỏi, trong 12 tháng qua, khi đi khám chữa bệnh, ôngbà có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế không? phân tích số liệu cho thấy trong 309 người, số không đi khámchỉ khám dịch vụ chiếm 30,7; có lần sử dụng, có lần không (3,2) và thường xuyên sử dụng chiếm 66,0. Nếu nhóm theo 2 mức độ sử dụng thường xuyên và không sử dụng thường xuyên thẻ bảo hiểm ở những người có đi khámđiều trị bệnh (226 người) thì tỷ lệ này là 9,7 không thường xuyên sử dụng và 90,3 luôn sử dụng (Bảng 1). Bảng 1. Mức độ sử dụng thẻ BHYT và mức độ hỗ trợ NCT khi sử dụng thẻ BHYT khi khám chữa bệnh () Đặc điểm Mức độ sử dụng Mức độ hỗ trợ NCT nhân khẩu học thẻ BHYT khi sử dụng thẻ BHYT Luôn sử dụng N1= 226 Hỗ trợ toàn bộ N=208 Giói tính Nam 86,7 75 75,8 66 Nữ 92,1 151 54,2 142 Dân tộc Kinh 88,4 164 51,7 151 Dân tộc thiểu số 95,2 62 86,0 57 Nhóm tuổi 60-69 88,6 114 59,2 103 70 trở lên 92,0 112 62,9 105 Địa bàn Đô thị 87,3 134 42,7 124 Nông thôn 94,6 92 88,1 84 Nhóm mức sống Nghèo 93,2 59 70,9 55 Trung bình trở lên 89,2 167 57,5 153 Loại bảo hiểm Hưu trí CCB 55,2 87 Tự nguyện 13,8 29 Được bảo trợ 83,3 83,3 Mức ý nghĩa thống kê: p