Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệptỉnh Ninh Thuận” là tìm hiểu và đánh giá tài nguyên, tiềm năng, hiện trạng khaithác và quảng bá
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
NGUYÊN BẢO CHÂU
PHAT TRIEN SAN PHAM DU LICH NÔNG NGHIỆP
TINH NINH THUAN
LUAN VAN THAC Si DU LICH
Hà Nội — 2024
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG DAI HỌC KHOA HỌC XÃ HOI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN BAO CHAU
PHAT TRIEN SAN PHAM DU LICH NONG NGHIEP
TINH NINH THUAN
LUẬN VAN THẠC SĨ DU LICH
Mã sé: 8810101.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Nam
Chủ tịch hội đồng cham luận van Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS Trần Đức Thanh TS Vũ Nam
Hà Nôi - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản phâm du lịch nông nghiệp tỉnh
Ninh Thuận” là công trình nghiên cứu của tôi Những số liệu trong luận văn đều
có nguồn trích dẫn rõ ràng, trung thực Những kết luận, kết quả nghiên cứu chưa
được ai công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
hội đông về sự cam đoan này.
Ngày 6 tháng TÌ năm 2023
Học viên thực hiện
Nguyễn Bảo Châu
Trang 4LOI CAM ON
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Nam - người đã tậntâm và kiên nhẫn hỗ trợ, chỉ dẫn tôi suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn
“Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận” TS Vũ Nam
không chỉ là người thầy có kiến thức sâu rộng mà còn là nguồn động viên rất lớnđối với tôi trong hành trình học tập và nghiên cứu
Đồng thời xin cảm cảm ơn thay, cô Khoa Du lịch hoc trường Dai học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã tận tâm truyền đạt những kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm thuộc chuyên ngành trong suốt thời gian học tập dé tôi có kiến thức,
kỹ năng hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn đồng nghiệp, gia đình,
và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt thời gian viết luận văn Nhờ
có sự động viên này, tôi đã vượt qua được nhiều thử thách và khó khăn trong quá
trình nghiên cứu.
Ngoài ra, tôi xin gửi lời cảm ơn tới sự hỗ trợ của các chuyên gia, tỉnh Ninh
Thuận và tất cả những người dân tại đây, người đã chia sẻ thông tin và kinh nghiệmquý báu về du lịch nông nghiệp Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp tôi hiểu
rõ hơn về đề tài của mình
Xin trân trọng cảm on!
Trang 5MỤC LỤC
CHUONG 1: MỞ Đ/ÂỀU « «++©+e©+E+eetErkketttrkrtrtrkkrrtrkkrrrrkrree 1
1.1 LÝ DO CHỌN DE 'TÀI s- << se ©sstseEssesseEseerserserssere 11.2 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CUU °- «-s 2
1.2.1 Muc dich nghién 0v 2
1.2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 1132 192113911 111911119111 ng gkp 3
1.3 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU - 3
1.3.1 Đôi tượng nghiÊn CỨU 1x19 vs ng ng nrkế 3
1.3.2 ¿0i 3u na 3
1.3.3 Phương pháp nghiên CỨU 6 6 2s SE ESkEEseserersrrke 3
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THUC TIEN CUA DE TÀI 4
1.4.1 Y nghĩa khoa học -cc+cccrthhthhHHHHHHH HH Hhghhhè 4
1.5 BO CUC CUA LUẬN VĂN s-scs©cs©ssessersersersersersersersersersee 5
TIỂU KẾT CHƯNG 2-2 s<+s©eEveseeoExeeotkeeeorrssedie 5
CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
2.1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU -ccccceeeeeetrrtrtrrtrrrrrree 6
2.1.1 Các nghiên cứu về du lịch nông nghiỆp -. -: - 62.1.2 Các nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp 12
2.1.3 Các nghiên cứu về phát triển sản pham du lịch nông nghiệp ở Ninh Thuận 111984040414.00.0L0000000-00040.040404.04444T4-LATAETSTSAkrrr 16
2.1.4 Khoảng trông nghién CỨU - - - <5 S11 11191119 1H kg key 16
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN cccccceerrrrtrrttrrririiiiirree 18
2.2.1 00800 i0 0n 18
2.2.1.1 Du lịch nông nghiỆp - 5c cstethethhihehhhree 18
2.2.1.2 Sản phâm du lịch s;5+c+ertệtthtththhhhhhhheg 20
2.2.2 Một sô quan điểm về phát triển sản phâm du lịch -. - 24
2.2.3 Quan diém phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp -.- 29
2.3 BÀI HOC KINH NGHIỆM Ở THE GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 29
2.3.1 Mô hình du lịch nghiệp tại Việt Nam -cccreererrie 29 2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp 34
Trang 62.3.3 Một số bài học kinh nghiệm cho Ninh Thuận trong phát triển sản phẩm
š018)109819)515801340115 1001117177 38
TIỂU KẾT CHƯNG 2 - 5° +eseEeeraeeeorrrerertrrdrrreorrassee 38CHUONG 3: DIA BAN NGHIÊN CUU & PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CUU40
3.1 GIỚI THIỆU VE DIA BAN NGHIÊN CỨU 40
3.1.1 Sơ lược vê Ninh Thuận "¬ 40 3.1.1.1 Vị trí địa lý và điêu kiện tự nhiÊn .-ccccceceeeriee 40 3.1.1.2 Đặc điệm kinh te -ccscerritrierirrirriirirrirriririrrie 42 3.1.1.3 Đặc điềm xã hội c-ccccterherhhthrrerrrrriririiiriiiie 44 3.1.2 Tông quan du lịch Ninh Thuận 5 55+ + ++v£+v£+s>sess 45
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -c-e-eee 48
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu sô liệu thứ Cap 5 -s<+s<<+xc++ 49 3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa cccceereereririrrre 49 3.2.3 Phương pháp phỏng vấn chuyên 20 TH gggg g.gggY 50 3.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi 51 3.3 KHUNG PHAN TÍCH 2-2 ©s©ss£sseEssezssezssersserssssse 51
TIỂU KET CHƯNG 3 csssssssssssssssssscssssssssssesessssessssssssssssesssssscsssssessssssessssses 53
CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN COU isssesssssssssssessesssssssssssssssssssssssssssessessesees 54
4.1 DIEU KIEN PHAT TRIEN DU LICH NÔNG NGHIỆP TẠI TINH
NINH THUẬN ¬ 54
4.1.1 Cơ sở hạ tang và cơ sở vật chat kỹ thuật -. -e- 54 4.1.1.1 Hệ thong giao thông c-ccccetietierieririrrrrrrie 54 4.1.1.2 Co sở vat chat - kỹ thuật cee ceceeeceeseeseeseceeeeeeeseeaeeaeeeeeeeeeaeeaes 56
4.1.2 Tài nguyên du lịch nông nghiỆp 5555 <++++v+svessereee 57
4.1.2.1 Chăn nuôi dé, cừu - + - 2E E211 112231 E283 1 93 vn rrrưy 58
¬“—,aa 58 4.1.2.3 Diêm nghiép ¬ 59 4.1.2.4 Làng nghê truyền thông, lê hội và nghi lễ nông nghiệp 60
4.2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NÔNG NGHIỆP TẠI TÍNH
NINH THUẬN KH 00000000000000000000000000000000000000000000000000000010 62
4.2.1 Chính sách phát triên du lịch nông nghiệp tại tinh Ninh Thuận 62
4.2.2 Hiện trạng co sở hạ tang va co sở vat chat kỹ thuật 63 4.2.3 Hiện trạng về thị trường khách du lịch -‹-+ «<++<s++<x++ 68
Trang 74.2.3.1 Về lượng khách ccccethhthhtHhhhHe 68 4.2.3.2 Về cơ câu khách du lịch -s- c s +Ek+k+E+E+EeEkeEerkexerxekerxrxers 69
4.2.3.3 Về thị trường và phân khúc thị trường khách du lịch 70
4.2.4 Hiện trạng vê chất lượng dịch vụ sản phẩm du lịch nông nghiệp 7 Í
4.2.5 Hiện trạng về công tác quản lý sản phẩm va dịch vụ du lịch 764.2.6 Hiện trạng về sự tham gia của cộng đồng địa phương - 77
4.2.7 Hiện trạng về liên kết giữa các bên liên quan - +: 79
4.3 ĐÁNH GIÁ TIEM NANG PHÁT TRIÊN SAN PHAM DU LICH
NONG NGHIEP TAI TINH NINH THUAN sssssssssssssssesccsssssessesessnnnssssssssoes 81
4.3.1 Diém manh Và CƠ HỘI re 81 4.3.2 Điêm yêu va thách thức -+-c++rerterietierirrirriiirirrie 82 4.3.3 Kha năng phát triên sản phâm du lịch nông nghiệp tại tinh 83 Ninh Thuận - - - - << 55 E2 2221111111222331 1111119935111 11g 1v ng nen gưy 83
TIỂU KET CHƯNG 4 2s s<©Ss+ssEsseEseEsserseEservserserssersee 84
CHUONG 5: KHUYEN NGHỊ PHÁT TRIEN SAN PHAM DU LICH
NÔNG NGHIEP TINH NINH THUAN 2- 55s csccsccerrerrsrrecree 85
5.1 KHUYÉN NGHỊ VE CHÍNH SÁCH VÀ QUY HOẠCH DU LICH 85
5.1.1 Hệ thống giao thÔng, cà HH HA HH 87 5.1.2 Cơ sở hạ tang vat chất — kỹ thuật -2- 2 + x+£xczxerxerxerxerxee 88
5.2 KHUYEN NGHỊ VE TRÁCH NHIỆM VA CÔNG TÁC QUAN LY
HOẠT ĐỘNG DU LICH NÔNG NGHIỆP se se s<essesse 88
5.3 KHUYEN NGHỊ VE NGUÒN NHÂN LỰC « s- 895.4 KHUYEN NGHỊ VE XÂY DUNG SAN PHAM ĐẶC THÙ 915.5 KHUYEN NGHỊ VE PHAT TRIEN THỊ TRUONG KHACH 925.6 KHUYEN NGHỊ VE XUC TIEN, QUANG BA DU LICH 935.7 KHUYEN NGHI VE LIEN KET, HOP TAC PHAT TRIEN DU LICH
—- ,ÔỎ 94
5.8 KHUYEN NGHỊ VE BAO VỆ MOI TRƯỜNG «- 95TIỂU KET CHƯNG 5 2-5 s<ss©ssEssevseEsserserseerserserssersee 96
KET LUAN 00 ®ee 98
TÀI LIEU THAM KHAO 5£ ©se©e£©se+xe£Exe+xeeEseExetreereerrerrserreee 99
iv
Trang 8PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BANG - BIEU
Bảng 2.1 Du lịch nông nghiệp tại bang Michigan, Hoa Kỳ 35
Bang 3.1 Kết quả tốc độ phát triển GRDP giai đoạn 2011-2020 (Tỷ đồng) 43Bảng 3.2 Doanh thu từ dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống (Ty đồng) HH re 47
Biểu 2.1 19 yếu tố thúc đây phát triển du lịch nông nghiệp - 14
Biểu 2.2 Quy trình hình thành sản phẩm du lịch cccccccccccccccccs 25Biểu 3.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Ninh Thuận Tốc độ tăng trưởng GRDP 43Biểu 3.2 Doanh thu du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2016 — 2020 (Ty đồng) _ 47Biểu 4.1 Đánh giá của khách du lịch về cơ sở ha tang phục vụ DLNN tỉnh Ninh
Biểu 4.2 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng cơ sở ăn uống và cơ sở lưu
0i8;801/188:1ii00ã52 77a >> 67
Biểu 4.3 Biéu đồ tăng trưởng khách du lịch ninh Thuận giai đoạn 2016-2020 68
Biểu 4.4 Cơ cau khách du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2016 — 2020 (%) 70Biểu 4.5 Các hoạt động, sản phâm du lịch nông nghiệp tại Ninh Thuận 76
Biểu 4.6 Đánh giá của khách du lịch về sự tham gia của cộng đồng địa phương
trong phát triển DLNN tỉnh Ninh Thuận -2222222222222222222222EEEEErrrrrred 79
vi
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sản phẩm du lich tong quát -cccc2222222222222cvccccccccccccccceeeeeeeeree 21Hình 2.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch 23Hình 2.3 Khung lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch -¿ 27Hình 3.1 Sơ đồ vị trí tỉnh Ninh Thuận trong du lịch cả nước - - 42Hình 3.2 Khung nghiên cứu đề xuất -2222222222222222222222212222222222222rrrr 52Hình 3.3 Khung phân tích đề xuất - Error! Bookmark not defined
vii
Trang 11CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
Du lịch được coi là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới,
giúp thúc day phát triển kinh tế, tạo ra việc làm, và thúc day phát triển xã hội [50,
tr 125] Nhu cầu du lịch thế giới đang thay đổi về giá trị, bao gồm giá trị văn hoátruyền thống, giá trị tự nhiên, sáng tạo và công nghệ cao Các xu hướng du lịch
bền vững, du lịch xanh, và du lịch cộng đồng đang nôi lên, trong khi chất lượng
môi trường trở thành yếu tố quan trọng trong trải nghiệm du lịch Đặc biệt trongbối cảnh hậu Covid-19, khách du lịch có xu hướng kết hợp du lịch với các trải
nghiệm gần gũi với thiên nhiên tại các vùng đồng quê và trang trại thay vì tậptrung vào các điểm du lịch đông đúc và dich vụ du lịch dai trà như trước đây [10,
tr 7] Vì vậy, du lịch nông nghiệp được coi là một lĩnh vực triển vọng khi tạo ramột không gian du lich mở, thân thiện với môi trường, và khai thác được nhiều tài
nguyên khác nhau dé tạo thành sản phâm du lịch toàn diện
Trong bối cảnh của Việt Nam, du lịch gắn với quá trình xây dựng nông thônmới đã trở thành một xu hướng tất yếu, trong đó nông nghiệp vốn được coi làngành kinh tế quan trọng, chiếm 72,84% cơ cấu kinh tế của đất nước (Tống cục
thống kê Việt Nam, 2022) Nhiều điểm đến đã phát triển các mô hình du lịch khác
nhau dựa trên đặc điểm vùng miền như trang trại sữa ở Mộc Châu, ruộng bậc thang
ở Sapa, làng rau sạch ở Trà Qué, làng nghề gốm Đông Triều, vườn rau thuỷ canh
và vườn hoa công nghệ cao Đà Lạt, vườn cây ăn trái và chợ nổi ở khu vực Đồngbăng sông Cửu Long (ĐBSCL) Phát triển du lịch nông nghiệp giúp thúc đây pháttriển kinh tế nông nghiệp, tạo cơ hội tăng thu nhập cho người dân địa phương,
Trang 12đồng thời đem đến trải nghiệm mới lạ và độc đáo cho khách du lịch, giúp khách
du lịch hiểu rõ hơn về đặc thù nông nghiệp và văn hoá địa phương
Đối với Ninh Thuận, đây là địa phương có nhiều tài nguyên cho phát triển du
lịch nông nghiệp như các điều kiện về địa hình, khí hậu, thô những đã hình thànhnên các vùng sản xuất chuyên canh cây trái độc đáo như các trang trại nho, táo,
bơ, măng, hồ tiêu, thuốc lá, hành, tỏi và chăn nuôi dê, cừu Tuy nhiên, đến nay,
Ninh Thuận vẫn chủ yếu tập trung vào việc phát triển các sản phẩm du lịch biển
và tham quan di tích lịch sử Một số hoạt động du lịch có liên quan đến sản xuấtnông nghiệp đã được người dân khai thác tuy nhiên sản phâm còn sơ khai, chưađược đầu tư nhiều về trải nghiệm và chất lượng dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịchchưa đa dạng, hấp dẫn, dư địa phát triển còn nhiều
Nhận thức được các tiềm năng, lợi thế cũng như các hạn chế nêu trên trongphát triển sản phâm du lịch nông nghiệp của Ninh Thuận, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận” làm
chủ đề nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ du lịch của mình Tác giả hi vọng nghiêncứu này sẽ là một ý kiến đóng góp nhỏ đối với đối với sự phát triển du lịch nông
nghiệp của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới.
1.2 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệptỉnh Ninh Thuận” là tìm hiểu và đánh giá tài nguyên, tiềm năng, hiện trạng khaithác và quảng bá các sản phẩm du lịch nông nghiệp, dé từ đó gợi ý một số khuyếnnghị nhằm phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp của tỉnh này theo hướngphong phú hơn, đa dạng hơn và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm
năng hơn.
Trang 131.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn tông quan và hệ thống cơ sở lý luận về du lịch nông
nghiệp và sản phẩm du lịch.
Thứ hai, phân tích các yêu tổ ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du
lịch nông nghiệp tại Ninh Thuận nhằm đánh giá tình hình và thực trạng khai thác,quảng bá các sản phẩm du lịch nông nghiệp tại Ninh Thuận Từ đó thấy được khó
khăn, thách thức và tiềm năng cho sự phát triển của các sản phẩm du lịch nông
nghiệp tại đây.
Thứ ba, từ việc phân tích, đánh giá nêu trên, dé tài gợi ý khuyến nghị phát
triển sản phẩm du lịch nông nghiệp ở Ninh Thuận, bao gồm các hoạt động quảng
bá và truyền thông sản phẩm, cải thiện cơ sở hạ tang du lịch, phát triển các hoạtđộng và tour du lịch mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanhnghiệp cùng người dân đầu tư vào phát triển du lịch nông nghiệp tại Ninh Thuận
1.3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đỗi tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu về các sản phẩm du lịch nông nghiệp đang được
khai thác tại tỉnh Ninh Thuận.
1.3.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi không gian của đề tài tập trung vào tỉnh Ninh Thuận, nằm khu vực
Nam Trung Bộ của Việt Nam.
Phạm vi thời gian của đề tài bao gồm các tài liệu liên quan từ năm 2010 đến
năm 2023 và các tư liệu, dữ liệu, thông tin thu thập được trong quá trình nghiên
cứu từ tháng 9 năm 2022 đến nay
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
Trang 14- Nghiên cứu số liệu thứ cấp: thông qua dit liệu, báo cáo và thông tin du lịchNinh Thuận thông qua các cơ quan quản lý địa phương: thu thập số liệu, tài liệu
từ các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, trang web chính thống, v.v
- Khảo sát thực địa: nhằm quan sát, ghi chép văn bản, và thực hiện phỏng
van đối với người dân địa phương, hộ kinh doanh và khách du lịch về thực trang
và tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận
- Khảo sát bằng bảng hỏi: thực hiện đối với nhóm đối tượng khách du lịch
theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến nhằm đánh giá điều kiện phát triển dulịch nông nghiệp và mức độ quan tâm, hài lòng của khách du lịch đối với các sảnphẩm du lịch nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận
1.4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
Luận văn hệ thông hoá cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch nông nghiệp, xây
dựng khung phân tích đánh giá khả năng phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp.
Việc này không chỉ đảm bảo tính khoa học và hệ thống của nghiên cứu mà còn
cung cấp một cơ sở lý thuyết chắc chắn cho việc áp dụng các phương pháp nghiên
cứu và đánh giá thực tiễn về phát triển du lịch nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận
được một hệ thống kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong lĩnh vực du lịch nông
nghiệp.
Trang 151.5 BÓ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm 5 chương, cùng với phần kết luận và tài liệu tham khảo với
bố cục như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 3: Dia bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị chính sách
Kết luận
Tài liệu tham khảo
TIỂU KET CHUONG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về dé tài nghiên cứu Đối với
Việt Nam, du lịch nông nghiệp là một xu hướng quan trọng trong việc xây dựng
nông thôn mới Tỉnh Ninh Thuận, với nhiều tài nguyên và tiềm năng cho phát triển
du lịch nói chung, đã khai thác một số sản phẩm du lịch nông nghiệp dù còn nhiềukhó khăn và thách thức Vì vậy, tác giả chọn dé tài nghiên cứu này nhăm tìm hiểu,
đánh giá hiện trạng và đưa ra khuyến nghị cho phát triển sản phẩm du lịch nông
nghiệp tinh Ninh Thuận Chương | đưa ra định hướng và cơ sở dé triển khai nghiêncứu trong những chương tiếp theo
Trang 16CHƯƠNG 2: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN2.1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1.1 Các nghiên cứu về du lịch nông nghiệpNghiên cứu về du lịch nông nghiệp đã được bắt đầu từ những năm 1980 tạinhững quốc gia phát triển thông qua góc nhìn xã hội học và du lịch [16, tr 149].Tuy nhiên, ở những quốc gia Nam Á với nền kinh tế nông nghiệp, khái niệm dulịch nông nghiệp chưa được nghiên cứu nhiều [46, tr 2]
Trong các nghiên cứu đã được công bố, chưa có sự nhất quán trong quanđiểm và lý thuyết về ý nghĩa và phạm vi của du lịch nông nghiệp Barbieri &Mshenga (2008) đã định nghĩa rằng du lịch nông nghiệp là tất cả các hoạt độngdiễn ra trên một trang trại nhằm thu hút khách tham quan Một số nhà nghiên cứu
khác định nghĩa du lịch nông nghiệp là một nhánh nhỏ hơn của du lịch nông thôn,
trong đó chủ hộ nông dân cần cư trú ngay tại không gian được dành cho việc khai
thác du lịch Tại đây, khách du lịch có thé trực tiếp quan sát và tham gia vào các
hoạt động và trải nghiệm nông nghiệp [37, tr 148] Trong nghiên cứu “Một mô
hình hệ thống du lịch nông nghiệp: Góc nhìn Weberian” (An agritourism systems
model: A Weberian perspective), tác giả McGeheeet & cộng sự (2007) đã định
nghĩa du lịch nông nghiệp là hình thức kết hợp sản xuất nông nghiệp với hoạt động
du lịch được thực hiện bởi các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thay vì các hộ nông dân Trong “Du lịch nông nghiệp Gitta nông nghiệp và du lịch Một
bài đánh giá” (Agritourism Between agriculture and tourism A riview), Pavié &
cộng sự (2018) định nghĩa du lịch nông nghiệp thông qua 3 đặc tính tiêu biểu củahình thức du lịch này, cụ thể:
e Du lịch nông nghiệp phải được khai thác tại một co sở nông nghiệp như
trang trại hay vườn chăn nuôi.
Trang 17Du lịch nông nghiệp kết hợp du lịch với các hoạt động nông nghiệp.
Du lịch nông nghiệp đem đến những trải nghiệm mang tính chân thực cao
Vì vậy, một môi trường được cho là phù hợp để khai thác du lịch nông
nghiệp thường là trang trại, vườn chăn nuôi, hay vườn ươm — nơi cung câp các trải
nghiệm mang tính kết nối giữa khách du lịch với môi trường nông nghiệp, dù là
trực tiếp hay gián tiếp Ví dụ:
Khách du lịch nghỉ đêm tại trang trại
Khách du lịch được phục vụ bữa ăn làm từ các sản phâm nông nghiệp ngay
tại vườn hoặc trang trại Khách du lịch tham quan cơ sở nông nghiệp và quan sát các hoạt động nông
nghiệp
Khách du lịch trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp
Cũng trong nghiên cứu này, Pavié & cộng sự (2018) phân tích phạm vi của
du lịch nông nghiệp dưới góc nhìn của khách du lịch và góc nhìn của các hộ nông
dân Từ góc độ của khách du lịch, nhu cầu trải nghiệm các hoạt động du lịch nông
nghiệp được chia thành 3 nhóm:
Khách du lịch ưa thích môi trường nông thôn kết hợp với trang trại, vườn
chăn nuôi, hoặc một môi trường gần gũi với thiên nhiên
Khách du lịch ưa thích việc tham quan và tận hưởng các trang trại và sản
phẩm nông nghiệpKhách du lịch muốn lưu trú tại các trang trại, đồng thời vẫn dễ dàng tiếpcận được các điểm du lịch khác
Từ góc độ của các hộ nông dân, du lịch nông nghiệp đem lại các giá trị kinh
tế và phi kinh tế, bao gồm:
Trang 18e Kinh doanh du lịch nông nghiệp giúp các trang trại, vườn chăn nuôi, vườn
ươm, v.v đa dạng hoá các hoạt động kinh tế và tăng doanh thu
e Kinh doanh du lịch nông nghiệp giúp các hộ nông dan đáp ứng được nhu
cầu của thị trường, tăng tương tác với khách du lịch và cung cấp các trải
nghiệm mang tính giáo dục cho khách du lịch
e Việc kết hợp du lịch với nông nghiệp tạo động lực cho các hộ nông dân tiếp
tục canh tác, trồng trọt, và chăn nuôi
e_ Du lịch nông nghiệp giúp các hộ nông dân, chủ trang trại, chủ vườn tiếp tục
duy trì và phát triển lối sống gần gũi với thiên nhiên, đồng thời tạo ra nguồn
thu nhập từ các hoạt động kinh doanh du lịch.
Tuy chưa có sự nhất quán trong cách định nghĩa, các nghiên cứu về chủ đề
này đã chỉ ra những đặc điểm và tính chất mang tính đặc thù của du lịch nôngnghiệp Trong nghiên cứu Du lịch nông nghiệp và bên vững: Những điều học được
từ tổng quan nghiên cứu có hệ thống (Agritourism and Sustainability: What We
Can Learn from a Systematic Literature Review) tác giả Amirator & cộng sự
(2020) đã tổng quan các tài liệu nghiên cứu về du lich nông nghiệp từ năm 1993
đến 2019 và chỉ ra 10 khía cạnh chung về đặc điểm, tính chất và lợi ích mà du lịchnông nghiệp đem lại, cụ thê:
(1) Thúc đây phát triển kinh tế địa phươngNhiều nghiên cứu cho rang du lịch nông nghiệp là một yếu tố tiềm năng déphát triển kinh tế nói chung và giúp chuyền dịch cơ cấu kinh tế cho các vùng nông
thôn Khi tham gia vào các hoạt động du lịch nông nghiệp, khách du lịch không
chỉ chi tiêu cho những hoạt động đó ma còn chi tiêu cho các dịch vụ khác như mua
sắm hàng thủ công mỹ nghệ, tiêu thụ nông sản, trải nghiệm âm thực địa phương,v.v Có thê thấy, thông qua du lịch nông nghiệp, khách du lịch phát sinh nhu cầu
Trang 19cho các sản phẩm và dịch vụ khác, góp phần thúc đây các hoạt động kinh tế cho
địa phương.
(2)Đa dang hngunguôn thu nhập cho người nông dân và các chủ hộ kinh
doanh
Các hoạt động du lịch nông nghiệp thường có quy mô nhỏ, phát triển ở các
vùng nông thôn bởi chính các hộ gia đình hoặc nông dân [32, tr 61] Từ góc độ
của người nông dân, du lịch nông nghiệp đenguến nguồn thu nhập thứ hai bên
cạnh các hoạt động sản xuất nông nghiệp truyền thống Lợi ích kinh tế từ việc kinh
doanh các hoạt động du lịch cũng là động lực chính dé người nông dan và các hộ
gia đình tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển du lịch nông nghiệp
(3) Kênh phân phối các sản phâm nông nghiệp/ Phát triển thị trường du lịch
ngách
Đối với những trang trại nhỏ và vừa, du lịch nông nghiệp giúp tạo ra cơ hộiphân phối các sản phẩm nông nghiệp một cách rộng rãi hơn, và tạo ra nhiều thịtrường mới với nhiều cơ hội mới
(4) Đầu tư vào cơ sở hạ tầngPhát triển du lịch nông nghiệp giúp đa dang hoá các hoạt động kinh tế, đồngthời cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo ra công việc cho người dân địa phương ở cácvùng nông thôn Phát triển du lịch nông nghiệp giúp chuyền dịch cơ cấu kinh tế
cho địa phương, thúc đây đầu tư công và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
(5) Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và đa dang sinh học(6) Các hoạt động nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển
và tái thiết cộng đồng nông thôn Phát triển du lịch nông nghiệp theo
hướng bền vững giúp cải thiện đa dang sinh học và thúc day bảo vệ tàinguyên thiên nhiên như rừng và đất cho những vùng khai thác hình thức
Trang 20du lịch này ngu dụng nguồn tài nguyên tự nhiên một cách có tráchnhiém/ Giảm thiểu rác thải.
So với các hình thức du lịch đại trà (mass tourism), du lịch nông nghiệp
được cho là giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch, đồng thời nâng cao nhận
thức của cộng đồng về phát triển du lịch bền vững [51, tr 272] Du lịch nôngnghiệp thúc đây việc tái sử dụng, tái thiết kế, phục hồi, và tái sản xuất như một
biện pháp tránh lãng phí và sử dụng tài nguyên không tái tạo (non-renewable resources) một cách hợp lý.
(7) Khôi phục các giá trị truyền thong
Du lich nông nghiệp được coi là một trong những hoạt động giúp các cộng
đồng nông thôn bao tồn di sản văn hoá đo tính chat gắn liền với bản sắc địa phương
của từng vùng Thông qua du lịch nông nghiệp, người dân địa phương có cơ hội
giới thiệu, trưng bay lịch sử, văn hoá và các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng
(8) Mo rộng cơ hội việc làm cho các hộ nông dân
Du lịch nông nghiệp mở ra cơ hội kinh doanh cho nhiều thế hệ của các hộgia đình nông dân Thông qua du lịch nông nghiệp, trang trại được truyền từ đờinày qua đời khác, các thế hệ sau được tiếp quản và duy trì các giá trị truyền thông
mà đời trước đề lại
(9)Giáo dục khách du lịch về nông nghiệp và nông thôn nói chung
Thông qua du lịch nông nghiệp, khách du lịch được tiếp cận với các trảinghiệm chân thực, gần gũi với thiên nhiên, và giàu giá trị văn hoá
(10) Thúc đây sự tham gia của phụ nữ
Du lịch nông nghiệp tạo ra nhu cầu về việc làm và cơ hội cho phụ nữ trực
tiếp tham gia vào các hoạt động khai thác, vận hành và kinh doanh du lịch Khácvới việc chỉ tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần tuý, du lịch
10
Trang 21nông nghiệp mở ra cơ hội để phụ nữ tham gia vào việc quản lý doanh nghiệp vàđảm nhận vai trò lãnh đạo, thể hiện tiếng nói và quyền quyết định trong công việc
kính doanh.
Cũng bởi những đặc điểm và lợi ích trên, du lịch nông nghiệp là hình thức du
lịch được phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thé:
¢ Ở Israel, du lịch nông nghiệp được coi là một phần của giáo dục cho trẻ em
e Mỹ và Áo tổ chức nhiều sự kiện lớn về du lịch nông nghiệp hàng năm
e Hàn Quốc và Đài Loan đã triển khai các dự án dé phát triển du lịch nông
nghiệp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân đồng thời bảo vệ nền nôngnghiệp truyền thống của đất nước
e Tại Quảng Tây và Hai Nam — Trung Quốc, chính quyền địa phương đã xây
dựng các khu vườn sinh thái du lịch với mục tiêu tăng thu nhập và nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho người dân địa phương
e© Ở vùng Yufuin, Nhật Ban đã kết hợp khai thác các sản phẩm nông nghiệp
với nước khoáng nóng Các sản phẩm nông nghiệp được sử dụng làmnguyên liệu cho âm thực truyền thống địa phương, từ đó giúp trải nghiệm
du lịch của khách phong phú hơn.
Bên cạnh những quốc gia ké trên, nhiều quốc gia khác trên thế giới cũngtriển khai nhiều dự án và chính sách phát triển du lịch nông nghiệp nhằm đóng
góp tích cực vào nâng cao thu nhập, tạo việc làm và giảm nghèo cho người dân địa phương (Bùi Thị Nga, 2021).
Cũng trong nghiên cứu Tổng quan về du lịch nông nghiệp, tác giả Bùi Thị
Nga (2021) phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác các sản phẩm du lịch nông
nghiệp tại Việt Nam Trong bối cảnh du lịch Việt Nam, du lịch nông nghiệp cũng
đã trở thành một trong năm dong sản phẩm chủ đạo trong chiến lược phát triển du
11
Trang 22lịch Việt Nam Với nền sản xuất sinh thái nông nghiệp và truyền thống văn hoálâu đời, Việt Nam có lợi thế trong việc phát triển các địa điểm và loại hình du lịch
liên quan đến nông nghiệp và các sản phẩm từ nông nghiệp như âm thực truyền
thống, hàng thủ công mỹ nghệ, v.v Tuy nhiên, ở Việt Nam phan lớn các hoạt động
du lịch nông nghiệp vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, thiếu tập trung và thiếu sựphong phú, đa dạng về mặt sản phẩm Người nông dân tự khai thác và cung cấp
các sản phẩm, dịch vụ du lịch nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp, và chưa khai
thác được triệt dé tiềm năng của tài nguyên du lịch Vì vậy, chất lượng sản phẩm
du lịch nông nghiệp còn nghèo nàn và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách dulịch Tại nhiều điểm du lịch, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất chưa được đầu tưhoàn chỉnh, sự hợp tác giữa doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ
du lịch nông nghiệp còn hạn chế, và sự liên kết giữa các địa phương nhằm mụcdich phát triển chung cho du lịch chưa được triển khai hiệu quả
Vì vậy, cần có sự quan tâm của chính quyền và các cơ quan trung ươngtrong việc hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, cơ sở hạ tầng và đầu tư ngu đào tạo nguồnnhân lực nhằm tối ưu hoá việc khai thác tiềm năng của các tài nguyên nông nghiệp,góp phần nâng cao chất lượng du lịch và cải thiện đời sống của người dân địa
phương.
2.1.2 Các nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệpTrước đây du lịch từng được coi là một hoạt động kinh tế không gây ra tácđộng đến môi trường như các ngành công nghiệp khác Tuy nhiên, tác động vật lýcủa khách du lịch, vấn đề về rác thải, kẹt xe, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
du lịch, hay tác động của du lịch đến văn hóa bản địa và cộng đồng địa phương đã
khiến du lịch trở thành mối de doa đối với sự phát triển bền vững của nhiều vùng(Burns & Holden, 1995) Vì vậy, hình thức du lịch kết hợp với nông nghiệp đã trở
12
Trang 23thành một xu hướng tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng phát triển dulịch theo hướng bền vững, và phát triển du lịch nông nghiệp cũng trở thành mộtchủ đề nhận được nhiều sự quan tâm.
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã áp dụng mô hình Các yếu tố thànhcông then chốt (Critical Success Factors) nhằm tìm ra các yếu tố then chốt ảnhhưởng trực tiếp đến sự phát triển của sản phẩm du lịch nông nghiệp
e Nghiên cứu của Chase & cộng sự (2021) đã chỉ ra các yếu tố gồm tính chân
thực của sản pham (authenticity), sự san long của người nông dân (williness
of farmers), sự tham gia của các hộ gia đình (family involvement), và dịch
vụ chăm sóc khách hàng chất lượng (excellent customer service) là các yêu
tố thúc đây phát triển du lịch nông nghiệp ở Mỹ
e_ Nghiên cứu của Fatmawati & cộng sự (2021nguhi ra răng nguồn tài nguyên
thiên nhiên (natural resource) và nhân lực của con người (human resource)
đóng góp lớn cho phát triển du lịch nông nghiệp ở Indonesia
e_ Nghiên cứu của Baipai & cộng sự (2021) đã tổng quan 105 nghiên cứu về
các yếu tô thúc đây phát triển du lịch nông nghiệp và đã chỉ ra tổng cộng 19
yếu tố (biểu đồ 2.1) Trong đó, quan trọng nhất là yếu tô về sản pham du
lịch nông nghiệp (agritourism products) Đứng thứ hai là khả năng bảo vệ tai nguyên vả môi trường (conservation and biodiversity), thứ ba là kỹ năng
và sự tham gia của các hộ dân kinh doanh du lịch (skills and competence),
và tiếp theo là marketing và hỗ trợ từ chính phủ (support from government)
13
Trang 24Sản phẩm du lịch nông nghiệp Khả năng bảo vệ môi trường
Kỹ năng của người dân địa
phương Marketing
Hỗ trợ từ chính phủ
Sự tham gia của hộ gia đình
An toàn và an ninh Giáo dục và đào tạo
Biểu 2.1 19 yếu tô thúc đây phát triển du Ingu nông nghiệp
(Nguồn: Baipai & cộng sự, 2021)
© Một nghiên cứu khác của Baipai & cộng sự (2022) chỉ ra 5 yếu tố thúc đây
phát triển du lịch nông nghiệp bền vững ở Zimbabwe được sắp xếp theo tầmquan trọng của các yếu tố như sau: sản phẩm du lịch nông nghiệp(agritourism products), hiểu biến và kỹ năng của hộ nông dân về du lịchnông nghiệp và kinh doanh sản phẩm du lịch nông nghiệp (education and
training), vốn đầu tư từ chính phủ hoặc các nhà đầu tư (funding), chiến lược
marketing và xây dựng hình ảnh du lịch nông nghiệp (marketing), sự hợp
14
Trang 25tác giữa hộ nông dân với doanh nghiệp và các nhà đầu tư (collaboration and
partnershIps).
Trong một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của một
mô hình du lịch nông nghiệp, nhóm tác giả Krishna và cộng sự đã chỉ ra 3 nhóm
yếu tô được xếp theo -ức độ từ quan tr—ng - rất quan trọng - đến quan trọng nhất
- Quan trọng: Các chính sách phát triển du lịch cần nhận ra du lịch nông
nghiệp lànguớng đi tiềm năng; nguồn nhân lực phục vụ du lịch nôngnghiệp cần được đào tạo và có thái độ tốt; sử dụng tài nguyên một cách
hợp lý.
- Rất quan trọng: Cơ sở hạ tang vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du
lịch nông nghiệp có chất lượng cao; địa điểm của cơ sở kinh doanh sảnphẩm du lịch nông nghiệp tiện lợi và dễ tiếp cận; điểm du lịch nông
nghiệp đảm bảo được sự an toàn và an ninh cho khách du lịch; có chính
sách đầu tư phát triển du lịch nông nghiệp một cách rõ ràng
- Quan trọng nhất: Tài nguyên du lịch và hoạt động khai thác du lịch nông
nghiệp phong phú và đa dạng; triển khai tốt phương thức quảng bá vàxúc tiễn phát triển sản pham du lịch nông nghiệp; các dich vụ phục vụcho du lịch nông nghiệp đầy đủ và tiện nghi
Theo nhóm tác giả, những yếu tố trên cũng được coi là thang đo dé đo lường
tiềm năng phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp
Tuy có điểm khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu về yếu tô ảnh hưởngđến phát triển du lịch nông nghiệp, có thê thấy một số yếu tố đóng vai trò cốt lõi
và thường xuyên được các tác giả nhắc đến, bao gồm: tài nguyên du lịch (bao gồm
cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hoá),-cơ sở hạ tang vật chất - kỹ thuật,
15
Trang 26chính sách phát triển du lịch nông nghiệp của nhà nước và chính phủ, và sự thamgia của cộng đồng địa phương vào công tác phát triển du lịch nông nghiệp.
2.1.3 Các nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp ở
Ninh Thuận
Du lịch Ninh Thuận đã trở thành chủ đề nghiên cứu của một số tác giả cả
trong và ngoài nước Tuy nhiên, các nghiên cứu thường tập trung vào các hình
thức du lịch biến, du lịch văn hoá, du lịch cộng đồng nên chưa có nhiều nghiên
cứu về du lịch nông nghiệp và phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp Hướng điphát triển du lịch nông nghiệp tại tỉnh Ninh Thuận chỉ được đề cập trong một sốvăn bản nhà nước Cụ thể, Quyết định Phê duyệt đề án phát triển du lịch NinhThuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 số 555/ QD-UBND đã phânloại tài nguyên du lịch nông nghiệp như vùng nho, vùng nuôi cừu, sản xuất muối,
và các đặc trưng về văn hoá dân tộc Chăm vào nhóm tài nguyên độc đáo nhằmđáp ứng được xu hướng du lịch vì sức khoẻ và nông nghiệp an toàn của khách du
lịch Đề án nhận định phát triển du lịch nông nghiệp tại Ninh Thuận là hướng đi
có nhiều tiềm năng, đặc biệt trong điều kiện thị trường trong nước chưa khai thác
các sản phẩm liên quan Bên cạnh đó, Nghị Quyết của Ban Thường Vụ Tỉnh Uỷ
về phát triển du lịch Ninh Thuận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn
2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 chú trọng phát triển mở rộng lễ hội Nho và Vangnho, và đán nhãn du lịch cho các sản phẩm du lịch nông nghiệp như nho, táo Ninh
Thuận.
2.1.4 Khoảng trồng nghiên cứu
Tổng quan nghiên cứu đã cho thấy du lịch nông nghiệp là một loại hình dulịch hướng đến phát triển du lịch bền vững nhận được rất nhiều sự quan tâm cả
trong và ngoài nước Da có nhiêu nghiên cứu vê khái nệm du lịch nông nghiệp,
16
Trang 27tác động của du lịch nông nghiệp, thực trạng triển khai du lịch nông nghiệp ở một
số địa phương cụ thể, cũng như thực trạng các hoạt động xúc tiễn du lịch nói chung
và du lịch nông nghiệp nói riêng, tuy nhiên tác giả nhận thấy có một số khoảng
trống sau
Thứ nhất, chưa có một nghiên cứu xây dựng được cơ sở lý thuyết đầy đủ
về quy trình đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp dựa trên các yếu tố
tác động.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu đi sâu vào phân tích về nhu cầu và sự quan
tâm của khách du lịch đối với các sản phẩm du lịch nông nghiệp Du lịch nông
nghiệp được coi là thị trường ngách nhiều tiềm năng, tuy vậy các sản phẩm du lịchnông nghiệp chưa được quảng bá và khai thác xức đáng với tiềm năng đó Vì vậy,nhu cầu của khách du lịch cần được nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn, dé từ đócác phương án phát trién và quảng bá sản phẩm du lịch nông nghiệp được đề xuất
và triển khai hợp lý
Thứ ba, đôi với du lịch tỉnh Ninh Thuận, chưa có nhiều nghiên cứu tập
trung vào loại hình du lịch nông nghiệp ở tỉnh này Tại Ninh Thuận, hình thức du
lịch biển vẫn được coi là hình thức du lịch thu hút lượng khách du lịch đông đảonhất và đem lại nguồn thu lớn Tuy vậy bên cạnh tài nguyên biển thì tài nguyênnông nghiệp ở Ninh Thuận rất độc đáo và đặc sắc, vì vậy cần có chiến lược vàphương án thích hợp nhằm day mạnh khai thác và quảng bá các san phẩm và trảinghiệm du lịch nông nghiệp đến với đông đảo khách du lịch hơn
Từ những khoảng trống nghiên cứu trên, dé tài nghiên cứu nhằm bé sung lý
luận thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển du
lịch nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận như điều kiện tự nhiên, tài nguyên nông nghiệp
địa phương, điều kiện cơ sở hạ tầng, v.v Đề tài phân tích các mô hình phát triển
17
Trang 28du lịch nông nghiệp thành công ở các địa phương khác ở trong va ngoài nước và các loại hình du lịch nông nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, và xem xét khả năng áp dụng các bài học thành công này cho du lịch nông nghiệp của tỉnh.
Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành khảo sát thị trường và nhu cầu của một bộ phận
khách du lịch đối với du lịch nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, phân tích được xuhướng du lịch, sở thích và yêu cầu của khách du lịch, cũng như nhận định được
tiềm năng tăng trưởng của thị trường du lịch nông nghiệp Từ đó, nghiên cứu
khuyến nghị một số gợi ý về hướng phát triển cụ thé cho du lịch nông nghiệp Ninh
Thuận theo hướng bên vững dé tối ưu hoá lợi ích kinh tế cho địa phương đồng thời
giảm tác động tiêu cực lên môi trường và cộng đông.
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.2.1 Một số khái niệm
2.2.1.1 Du lịch nông nghiệp
Du lịch nông nghiệp không đồng nghĩa với du lịch nông thôn mà là một
trong những phân khúc của du lịch nông thôn, cùng với du lịch sinh thái nông thôn
và du lịch cộng đồng Vì vậy, trước khi hiểu về du lịch nông nghiệp cần hiểu rõ về
khái niệm du lịch nông thôn dé phân biệt rõ hai khái niệm này
Theo nhận định của UNWTO, du lịch nông thôn (rural tourism) là những
hoạt động du lịch nhăm cung cấp cho du khách những trải nghiệm liên quan đếnthiên nhiên, nông nghiệp, lỗi sống và văn hoá ở nông thôn như các hoạt động tham
quan hay câu cá Theo nhận định của Phạm Thái Thuỷ và Lê Văn Huệ (2020), du
lịch nông thôn là loại hình du lịch trong đó nông nghiệp, nghề truyền thống, cảnh
quan, v.v vốn chưa được xem là tài nguyên du lịch, giờ được khai thác với mục
đích cho du khách tiếp xúc và trải nghiệm đời sống nông thôn Vì vậy, có thể hiểu
18
Trang 29du lịch nông thôn là những hoạt động tham quan và giải trí, khai thác những trải
nghiệm diễn ra ở vùng nông thôn và được xây dựng dựa trên những đặc trưng của
vùng nông thôn về tự nhiên, di sản, hay tập quán truyền thống của điểm đến
Một số hoạt động du lịch nông thôn cụ thé có thé kế đến tham quan danh
lam thắng cảnh và các di tích lịch sử - văn hoá của điểm đến; đi thăm các trangtrại nông nghiệp hay làng nghề; trải nghiệm 4m thực và đồ uống từ sản phẩm nông
nghiệp; tham quan và trải nghiệm các hoạt động diễn ra trong không gian văn hoá
nông thôn; hay mua sắm hàng thủ công, mỹ nghệ Vì vậy, du lịch nông thôn giúp
duy trì tính nông thôn đặc trưng của địa điểm du lịch, đem lại lợi ích cho người
dân và phát huy nội lực của địa phương, đồng thời phát huy các di sản vốn có vàthúc đây bảo vệ môi trường Du lịch nông thôn có đóng góp quan trọng trong sựphát triển tổng thể của du lịch, và dẫn đầu trong việc tạo ra các hình thức du lịch
và thị trường du lịch ngách mới với nhiều tiềm năng [35, tr 1]
Theo Ando Katsuhiro và Hà Văn Siêu (2013), các loại hình du lịch nông
thôn đa dạng và phong phú và có thể chia thành nhiều loại hình khác nhau dựatrên đặc trưng tài nguyên của từng vùng, cụ thể là: Du lịch di sản văn hoá (Heritagetourism), Du lịch văn hoá (Cultural tourism), Du lịch làng nghề truyền thống (Crafttourism), Du lịch cộng đồng (Community-based tourism), Du lich sinh thai (Eco-
tourism), và Du lich nông nghiệp (Agro-tourism) Trong các hình thức du lich trên,
ba loại hình du lịch nông thôn cơ bản được nhận định ở Việt Nam bao gồm du lịchsinh thái, du lịch nông nghiệp, và du lịch cộng đồng [2, tr 1-2] Trong đó:
e Du lịch sinh thai là các hoạt động du lịch hướng đến sự tôn trọng thiên
nhiên, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái khỏi tác động tiêu cực của con
người Các hoạt động du lịch sinh thái nhằm giúp du khách hoà mình vào
thiên nhiên.
19
Trang 30e©_ Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch phát triển dựa trên cơ sở các giá trị
văn hoá của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, khai thác và hưởng
lợi Cộng đồng địa phương là người cung cấp các dịch vụ và trải nghiệm
cho du khách, vì vậy loại hình du lịch này nhằm khai thác những nét nguyên
bản trong cộng đồng [2 tr 1-2]
e Du lịch nông nghiệp là du lịch ở vùng nông nghiệp được khai thác theo
hướng ứng dụng công nghệ cao; bao gồm những hoạt động trải nghiệm tại
trang trại như trồng trọt, chăn nuôi, canh tác nông nghiệp, và thưởng thứccác sản phẩm nông nghiệp
Ngoài ra, còn có thé định nghĩa du lịch nông nghiệp là một hình thức dulịch dựa trên nền kinh tế nông nghiệp, nhằm tạo ra các giá trị từ du lịch thông qua
hệ thong nông nghiệp địa phương [44, tr 754] Do đó, du lịch nông nghiệp có thé
hiểu là các hoạt động trong đó khách du lịch đến thăm các trang trại, các cơ SỞ
nông nghiệp, hoặc tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm phục
vụ cho mục đích giải trí, thư giãn, trải nghiệm hoặc học tập Các hoạt động du lịch
nông nghiệp thường thấy bao gồm tham quan và tìm hiểu về động thực vật, tham
quan trang trại, tham quan làng rau, làng hoa, hay du lịch sinh thái miệt vườn.
2.2.1.2 Sản phẩm du lịchTheo Điều 3 Chương | của luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017của Quốc hội, sản pham du lich là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị
tài nguyên du lịch dé thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Bên cạnh khái niệm
này, tác giả phân tích một số mô hình về định nghĩa sản phẩm du lịch của các nhànghiên cứu trên thế giới
a) Mô hình cua Smith (1994)
20
Trang 31Trong các nghiên cứu về du lịch, sản phẩm du lịch và quá trình phát triển sảnphẩm du lịch đã được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau Trong số đó, định
nghĩa của Smith (1994) cho rằng một sản phẩm du lịch gồm 5 yếu tố có mối quan
hệ bao hàm, gồm tài nguyên du lich (physical plants), dịch vụ (services), sự đón
tiếp hay sự hiếu khách (hospitality), sự tự do chọn lựa (freedom of choice), va sự
tham gia (involvement).
PP: Tài nguyên du lich; S: Dịch vu; H: Sự don tiép; FC: Su tu do chon lua; I: Su tham gia
Hình 2.1 Sản pham du lịch tông quát
(Nguồn: Smith, 1994)Tài nguyên du lịch là nhân tố cốt lõi tạo nên một sản phẩm du lịch Theo
Smith, tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên tự nhiên như thác nước, cơ sở hạtầng của điểm du lịch như khách sạn hay du thuyền, và cả các điều kiện về môi
trường vật lý như thời tiết, chất lượng nước, mật độ dân só, v.v Tài nguyên du lịchvừa bao gồm tài nguyên tự nhiên, vừa bao gồm tài nguyên văn hoá, và đều là yêu
tố có tác động lớn đến trải nghiệm của khách du lịch
Dịch vụ chính là công cụ dé các tài nguyên du lịch ban đầu có thé biến thành
trải nghiệm cho khách hàng Nhờ có dịch vụ, nhu cầu của khách du lịch được đáp
21
Trang 32ứng Ví dụ, một khách sạn có thé được coi là tài nguyên du lịch Nhưng khách sạn
đó cần được khai thác và vận hành nhờ bộ phận lễ tân, nhân viên don phòng, hay
bộ phận ầm thực dé phục vụ khách hàng Chất lược của dịch vụ thường được đo
lường bởi hiệu suất làm việc của nhân viên so với mục tiêu và tiêu chí đành cho
công việc được đưa ra [51, tr 587].
Trong lĩnh vực du lịch, khách hàng thường kì vọng nhận được dịch vụ di
kèm với sự đón tiếp hay sự hiếu khách Dịch vụ chỉ các thao tác, kỹ năng nghiệp
vụ chuyên nghiệp còn sự đón tiếp hay sự hiếu khách chỉ thái độ của người làm
dịch vụ khi giao tiếp với khách hàng Yếu tố hiếu khách tạo nền tảng và điều kiện
cho hai yếu tố sự tự do lựa chọn và sự tham gia trong định nghĩa về sản phẩm du
lịch [51, tr 587-588].
Sự tự do lựa chọn có ý nghĩa rằng khách du lịch có quyền lựa chọn trongmột phạm vi nhất định về các sản phẩm, dịch vụ mà họ sẽ sử dụng và trải nghiệm
dựa vào các tiêu chí của chuyến đi như mục đích hay ngân sách Ví dụ, tuỳ theo
mục đích của chuyến đi là đi du lịch với gia đình, đi công tác, hay đi nghỉ dưỡngthì khách hàng sẽ có lựa chọn khác nhau về phương thức di chuyền và nơi ở Hoặcngay cả khi khách hàng bị giới hạn không được lựa chọn hình thức di chuyền vànơi ở, các nhà cung cấp dịch vụ vẫn có thé nâng cao trải nghiệm cho khách hàng
bang cách cung cấp sự lựa chọn về chỗ ngồi, loại phòng, bữa ăn, v.v [51, tr
587-588].
Yếu tố cuối cùng, sự tham gia, nhắn mạnh vào vai trò của khách hàng trongcầu tạo của một sản phẩm du lịch Sự tham gia của khách hàng không chỉ là sự
tham gia về mặt vật lý, mà khách hàng còn tham gia về mặt vật chất, trí tuệ, cảm
xúc, và sự tương tác của khách hàng với các hoạt động du lịch.
22
Trang 33Có thé thay, mô hình này đã bao hàm trải nghiệm của khách du lịch như mộtyếu tố tất yếu tạo nên sản phẩm du lich thông qua hai yếu tố sự tự do lựa chọn và
sự tham gia Sự tham gia của khách hàng tăng dan qua các yếu tô theo chiều từ lõi
đến vỏ Cũng theo Smith, sản phẩm du lịch không chỉ là sự kết hợp của cả năm
yếu tố, mà bao gồm cả sự tương tác giữa các yếu tô với nhau Tam quan trọng củamỗi yếu tố cũng như sự tương tác toàn diện của các yêu tố phụ thuộc vào loại hình
sản phẩm du lịch đặc thù
b) Mô hình cua Ritchie và Crouche (2003)
Nghiên cứu của Ritchie và Crouch (2003) về sự cạnh tranh của điểm đến đã
cung cấp một góc nhìn chi tiết hơn về cau thành của sản pham du lịch Cụ thé, yếu
tố cầu tạo sản phẩm du lịch có thé được chia thành hai cấp độ, bao gồm: nguồnlực và nhân tô hap dẫn cơ bản (core resources and attractors) và nhân tố và nguồn
lực hỗ tro (supporting factors and resources).
NHAN TO HAN DINH VA MO RONG
Dia diém “ lui Chi phí/giá trị | Phụ thuộc lẫn nhau | ro biếu | Sức chứa
CHINH SACH, QUYHOACHVAPHATTRIENDIEMDEN
_ QUAN LÝ ĐIÊM DEN = 5
Chat lượng ae , pe | a _ :
Han | tne | eee rae | tuy | Teh gia, | ga | mm
l m4 / _NGUỒN LỰC VÀ NHÂN TO HAP DAN CAN BAN ad
NHÂN TO VÀ NGUON LỰC HỖ TRỢ
Kết cấu hạ tầng | Khả năng tiếp cận | Nguồn lực hỗ trợ ' Sự hiểu khách | Công việc kinh doanh | _ Ý chí chính trị
Hình 2.2 Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
(Nguồn: Ritchie và Crouch, 2003)
23
Trang 34Trong đó, cấp độ nguồn lực và nhân tổ hap dẫn cơ bản bao gồm thiên nhiên
và khí hậu, văn hoá và lịch sử, tổng hợp các hoạt động, sự kiện đặc biệt, giải trí,kiến trúc thượng tang, và quan hệ thị trường Cấp độ nhân t6 và nguồn lực hỗ trợ
bao gồm kiến trúc hạ tang, khả năng tiếp cận, nguồn lực hỗ trợ, sự hiếu khách,
công việc kinh doanh, và ý chí chính trị Từ góc nhìn của mô hình này, sản phẩm
du lịch không chỉ bao gồm các yêu tố cấu thành cơ bản thường thay mà còn bao
gồm sự hỗ trợ từ các bên liên quan
c) Định nghĩa vỀ sản phẩm du lịch của UNWTO (2016)
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch Thế Giới (UNWTO), sản pham du lịch
là tong hợp của các yếu tô cấu thành hữu hình và vô hình, bao gồm kết cấu hạ tang
du lịch, tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ, lao động, và quản
lý du lịch Sản phẩm du lịch có thể được phân biệt dựa vào loại hình du lịch, baogồm: du lịch nông thôn (rural tourism), du lịch âm thực (gastronomy and wine
tourism), du lịch vùng núi (mountain tourism), du lịch đô thi (urban tourism), du
lich thé thao (sport tourism), va du lich mua sắm (shopping tourism) Sản phẩm
du lịch có vòng đời, được định giá và bán qua nhiều kênh phân phối khác nhau
Từ các quan điểm về định nghĩa về sản phẩm du lịch, có thể thấy khi pháttriển một sản phẩm du lịch, bên cạnh việc phát triển nguồn lực bao gồm các nhân
tố cau thành hữu hình và vô hình, cần chú ý đến trải nghiệm của khách hàng, cách
khách hàng nhìn nhận và cảm nhận về sản phẩm.
2.2.2 Một số quan điểm về phát triển sản phẩm du lịchQuá trình phát triển sản phẩm bắt đầu từ việc đưa ra ý tưởng, phân tích kinh
doanh, thử nghiệm thị trường, và tiến hành thương mại hoá Do đó, phát triển sản
phẩm du lịch là quá trình hoàn thiện vòng đời của sản phẩm đề đáp ứng được nhucầu của khách du lịch [40, tr 3]
24
Trang 35Từ định nghĩa trên, phát triển sản phẩm du lịch được đưa ra dưới hai hìnhthức: tạo ra các sản phẩm mới đưa vảo thị trường, hoặc đôi mới và làm mới các
sản pham va trải nghiệm du lịch hiện có nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong
muốn của khách du lịch [40, tr 3] Vì vậy, ngoài việc giúp nâng cao doanh số bán
hàng của các sản phẩm và dịch vụ du lịch, việc phát triển sản phẩm du lịch còngiúp tăng cường vị trí thị trường và mở ra cơ hội cho nhiều thị trường mới
a) Quy trình hình thành sản phẩm du lịch của Smith (1994)
Năm yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch trải qua quá trình sản xuất du lịch gồm 4giai đoạn dé tạo thành sản phẩm du lịch hoàn chỉnh
Đâu vào sơ câp Đâu vào trung câp Đâu ra trung cap Đâu ra cuôi
(Tài nguyên) = (Cơsờha ting) > (Dịch vụ) => (Tri nghiệm)
Đất đai Công viên Dịch vụ hướng dẫn Trải nghiệm giải trí
Nguồn nước Khách sạn viên Trải nghiệm giáo dục
Nguồn lao động Phương tiện giao thông Dịch vụ lưu trú Trải nghiệm thư giãn
Nông sản Của hàng lưu niệm Dịch vụ am thuc Liên kết xã hội
Nhiên liệu Nhà hàng, quán ăn Trình diễn văn hoá Liên kết trong kinh Vốn Của hàng thủ công, my Ban hàng lưu niệm doanh
nghệ Hội thảo, hội nghị
Trung tâm triển lãm, LỄ hội và sự kiện
hội nghị
Biểu 2.2 Quy trình hình thành sản phẩm du lịch
(Nguồn: Smith, 1994)
Ở giai đoạn đầu vào sơ cấp, tài nguyên du lịch như đất đai, nguồn nước,
nông sản, nhiên liệu và nguồn lao động được chuyền đổi thông qua quá trình xâydựng và sản xuất để tạo ra cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật ở gia đoạn đầu vàotrung cấp như công viên, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, cửa hàng lưu niệm, v.v.Sang đến giai đoạn đầu ra trung cấp, cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật được xử lý
25
Trang 36để tạo ra dịch vụ Công viên và khách sạn cung cấp không gian cho các hoạt động
du lịch Phương tiện giao thông cung cấp phương tiện di chuyên cho du khách
Cửa hàng lưu niệm và nhà hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ du lịch Ở
giai đoạn đầu ra cuối cùng, khách du lịch thực sự tận hưởng sản phẩm du lịch Họ
tận hưởng các trải nghiệm giải trí, giáo dục, thư giãn, tạo ra mối quan hệ xã hội và
kinh doanh thông qua việc tương tác với các dịch vụ và hoạt động du lịch.
b) Mô hình phát triển sản phẩm du lịch của Custódio Santos & cộng sự (2020)
Mô hình phát triển sản phẩm du lịch của Custódio Santos & cộng sự (2020)
chú trọng vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm, đồng thời liên kết được
quá trình này với việc chuyển đổi sản phẩm, dịch vụ du lịch thành trải nghiệm cá
nhân cho khách hàng.
Nhóm tác giả đưa ra khung lý thuyết dé xây dựng mô hình phát triển sản phẩm
du lịch, bao gồm những thành phan cơ bản sau:
(1)Xác định các nguồn tài nguyên cốt lõi (Core resources) của điểm đến cần
thiết cho việc xây dựng sản phẩm du lịch(2)Xác định được các trải nghiệm đã được biến đổi (Transformative
experiences) từ các nguồn tài nguyên du lịch cốt lõi trên(3) Xác định quy trình thiết kế và phát triển sản phâm du lịch (Process design)
26
Trang 37Hình 2.3 Khung lý thuyết phát triển sản phẩm du lịch.
(Nguồn: Custódio Santos & cộng sự, 2020)
Dựa vào khung lý thuyết trên, nghiên cứu Custódio Santos & cộng sự đãxây dựng quy trình phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đổi mới, sáng tạo gồmnhững giai đoạn sau: giai đoạn thiết kế (Design phase process), giai đoạn đánh giá
(Evaluation phase), giai đoạn phát triển (Development phase), và cuối cùng là giai
đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường (Market introduction phase) Với mô hìnhnày, nhóm tác giả kết hợp việc đánh giá các sản phẩm du lịch hiện có vào trong
quá trình phát triển sản phẩm du lịch nói chung, nhấn mạnh mục đích của quá trìnhphát triển sản phẩm du lịch bao gồm cả việc đổi mới sản phâm hiện có và thiết kế
sản phâm mới nham đáp ứng nhu câu của thị trường.
27
Trang 38c) Nguyên tắc trong phát triển sản phẩm du lịch
Phát triển sản pham du lịch là một phần không thể thiếu của quá trình quyhoạch chiến lược phát triển du lịch nói chung (UNWTO, 2011) Vì vậy, phát triển
sản phẩm du lịch cần tuân thủ các nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững sau:
- San pham du lich có tính chân thực va phan ánh được những đặc điểm độc
đáo của địa phương.
- Quá trình phát triển sản phẩm du lịch nhận được sự hưởng ứng và hỗ trợ
của cộng đồng người dân địa phương
- Phat triển các sản pham du lịch nhưng vẫn tôn trọng môi trường tự nhiên và
môi trường văn hoá — xã hội của địa phương.
- Phát triển sản phẩm du lịch nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng biệt với các
đối thủ, tránh việc phát triển theo hình thức copy
- Phát triển sản pham du lịch ở quy mô đủ lớn dé tao ra đóng góp tích cực
cho sự phát triển kinh tế
Theo Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030 của Tổng cục Du lịch, bên cạnh việc đảm bảo tính bền vững,
phát triển sản phâm du lịch Việt Nam cần làm gia tăng giá trị và tính cạnh tranhcủa sản pham thông qua những nguyên tac sau:
- Phat triển sản phẩm du lich cần phát huy lợi thế tiềm năng về tự nhiên và
văn hoá của điểm đến; phát huy được tính trải nghiệm trong từng loại hình
sản phâm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường khách du lịch,gia tăng tính hap dẫn và bền vững cho sản pham du lịch
- Phat triển sản phẩm du lịch theo lộ trình, và ưu tiên phát triển các loại hình
du lịch có giá trị tăng cao Vì vậy, cần chú trọng đầu tư vào các điều kiện
phát triển sản phẩm du lịch.
28
Trang 39- Phát triển sản phẩm du lịch cần đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế và khu vực
nhằm xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, và địa phương
- Can đây mạnh phát triển các sản phẩm mang tinh dang cấp cho thị trường
ngách nhằm đáp ứng khả năng chỉ tiêu của khách du lịch
2.2.3 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp
Dựa trên các khái niệm về sản phẩm du lịch và quan điểm về phát triển sảnphẩm du lịch, tác giả đúc kết được quan điểm về phát triển sản phẩm du lịch nông
nghiệp Phát triển sản phâm du lịch nông nghiệp là quá trình xây dựng, mở rộng
và cải thiện các trải nghiệm du lịch và hoạt động có liên quan đến lĩnh vực nôngnghiệp và nông thôn Điều này bao gồm việc kết hợp các yếu tố nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến sản phâm nông nghiệp, và cảnh quan nông thôn vớimục tiêu tạo ra một trải nghiệm du lich thú vi, giáo dục và thúc đây sự bền vững
cho cả lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, và cộng đồng nông thôn Mục tiêu của pháttriển sản phâm du lịch nông nghiệp là tạo ra các trải nghiệm độc đáo và hấp dẫncho du khách trên cơ sở tài nguyên, sản phẩm và dịch vụ của hoạt động sản xuất
nông nghiệp, đồng thời cung cấp cơ hội cho nông dân và cộng đồng nông thôn dé
tận dụng tài nguyên nông nghiệp của họ dé tạo ra nguồn thu nhập bồ sung và thúc
đây phát triển kinh tế và xã hội trong vùng nông thôn Phát triển sản pham du lịch
nông nghiệp có thé bao gồm việc xây dựng cơ sở hạ tang du lịch, thiết kế các tour
du lịch nông nghiệp, và quảng bá các trải nghiệm du lịch nông nghiệp đến khách
hàng tiềm năng.
2.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Ở THE GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
2.3.1 Mô hình du lịch nghiệp tai Việt Nam
Du lịch nông nghiệp được coi là hình thức du lịch đóng vai trò quan trọng
trong việc phục hồi du lịch Việt Nam giai đoạn hậu Covid-19 Du lịch nông nghiệp
29
Trang 40và du lịch nông thôn đã đóng góp đáng kế vào phát triển kinh tế - xã hội của nhiều
vùng nông thôn Việt Nam.
Vì vậy, nghiên cứu về du lịch nông nghiệp tại Việt Nam đã thu hút sự quan
tâm của nhiều tác giả Nguyễn Thị Hằng (2022) phân tích mô hình công viên nông
nghiệp Long Việt tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội Mô hình của công viên nông nghiệp
Long Việt dựa vào trang trại không còn hoạt động sản xuất nông nghiệp nữa, thay
vào đó trực tiếp tô chức các dịch vụ trải nghiệm nông nghiệp, vui chơi, giải trí,
dịch vụ ăn uống và lưu trú trên các trang trại này Với lợi thế ven sông Cà Lé và
quang cảnh tự nhiên của vùng nông thôn Bắc Bộ, công viên nông nghiệp Long
Việt khai thác các sản phâm du lịch và trải nghiệm nông nghiệp bao gồm: trảinghiệm thực tế làm người nông dân như hái trái cây, gieo hạt, trồng cây, câu cá,bắt cá bằng nom, bơi thuyền thing ven sông Cà Lồ; thưởng thức âm thực đồngquê với đặc sản địa phương, khách du lịch tự tay nau cơm niéu và làm bếp; cung
cấp không gian cho các sự kiện cho gia đình và doanh nghiệp; v.v Đặt trong bối
cảnh phát triển du lịch cho huyện Sóc Sơn, mô hình du lịch nông nghiệp của công
viên Long Việt khai thác và phát huy được tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của
địa phương, nhưng chưa nhận được sự quan tâm nhiều của chính quyền địa phương
và chưa xây dựng được mối liên kết với các loại hình du lịch khác như du lịch tâm
linh hay du lịch văn hoá.
Du lịch nông nghiệp tại Ba Vì, Hà Nội đặc biệt được phát triển với hình
thức du lịch trang trại Các trang trại ở Ba Vì có địa hình thiên nhiên nông nghiệp
đa dạng bao gồm rừng, hồ, ao, suối, cùng hệ thống sông ngòi tạo điều kiện thuậnlợi dé phát triển du lịch nông nghiệp Tại Ba Vì có 4 làng nghề nông nghiệp truyền
thống: làng thảo được người Dao, làng chè Ba Trại, làng trồng cỏ và nuôi bò sữaVân Hòa, làng Việt cổ nông nghiệp Đường Lâm - Sơn Tây Du khách khi đến trang
30