1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Khoa học thông tin - thư viện: Công tác phục vụ người dùng tin tại trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn phòng chống covid 19

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác phục vụ người dùng tin tại trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn phòng chống Covid 19
Tác giả Hứa Thị Mỹ Hạnh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Thanh Vân
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Khoa học Thông tin - Thư viện
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 27,46 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-HỨA THỊ MỸ HẠNH CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI TRONG GIAO DOAN PHÒNG CHÓNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-HỨA THỊ MỸ HẠNH

CÔNG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DÙNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

TRONG GIAO DOAN PHÒNG CHÓNG COVID 19

CHUYEN NGANH: KHOA HỌC THONG TIN - THU VIEN

Mã số: 8320201.01

Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Thanh Vân

Hà Nội - 2024

1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn, Tác giả xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới:

- TS Trần Thị Thanh Vân — người hướng dẫn khoa học

- Ban Lãnh đạo Khoa, các thầy cô Khoa Thông tin - Thư viện, Trường

Đại học KHXH&NV.

- Cac cán bộ Phòng Đào tạo, Trường Dai học KHXH&NV.

- Ban Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội.

- _ Cùng gia đình, đồng nghiệp và bạn bè

đã tạo điều kiện, động viên, khuyến khích, giúp đỡ tận tình tác giả khi nghiên

cứu thực hiện luận văn.

Mặc dù có nhiều cố găng, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tácgiả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và các

đồng nghiệp dé luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Xin trân trọng cảm on!

Hà Nội, ngày tháng năm 202

Học viên

Hứa Thị Mỹ Hạnh

iii

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Công tác phục vụ người dùng tin tại trung tâm

Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn phòng

chống Covid 19” là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Thị Thanh Vân

Những nội dung trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập,

không có bất kỳ sự sao chép nào của người khác Những nội dung và kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bat kỳ

Trang 5

MỤC LỤC

LOI CAM 090 i LOI CAM ĐOAN óc: 22vt 22 tr re iv

\ 08909 22 V

DANH MỤC CÁC CHU VIET TẮTT ¿- -St+E+EE+E£EEEEvEEEEeEEeEerkererkererkrrr ix

DANH MỤC CAC BANG cecsssssssssssessssscstsecsvsucsesussesussesasscassucarsvcansucarsecansneavens x_: 29 xHINH ANH 0 -AaAậ ÔỎ x

969100015 ,ÔỎ |

1 Lý do chọn đỀ tài ¿- 2-52 2+ SE E911 1217111111121121111111211 1111110 1

2 Mục đích va nhiệm vụ nghién CỨu - 5 +55 5+ E+veExeeeeerseererees 3

2.1 Muc dich mghién Uru 01 ẦẢ Ỏ 3 2.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU + + E311 E31 E31 1E EESEESEkEEEkrrkrskerreerrre 3

3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài - 2 2 22 s+£s+£x+rxsrxezez 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-5 + ++++£E£+££+£++£+zzxerxerxersee 5

4.1 Đối tượng nghiên CỨu - 2-2 ©5£+S£+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEE22121 21712 re 5

4.2 Pham vi nghién CUU n anốễ 5

5 Phương pháp nghién CỨU - - - 5 c6 119911893 E9 118 11 91 9v vn re 5

5.1 Phương pháp luận - - ¿+ + 1321131132111 1111511111 1 ke 5 5.2 Phương pháp nghiên CỨU - - c2 E323 **EE+*EESeEEErererersreesreerre 5

6 Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài -. - 2-55 z+s+eecxersereee 6

6.1 VE mặt lý luận - 2-2 2 +k+SE#EESEE2E2EEEEEE1511211217111111E 21.111 xe 6

1.1 Những van dé lý luận về công tác phục vụ người dùng tin 7

Vv

Trang 6

1.1.1 Một số khái niệm liên quan - 2 ¿25s £+E+E£EE+EE£EE2EzEerxerxrreee 7

1.1.2 Vai trò của công tác phục vụ người dùng tin trong hoạt động thông tin thư VIỆN _ CT0 HH 1 re 9 1.1.3 Nội dung của công tac phục vụ người dùng tin - -‹ - 101.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phục vụ người dùng tin 13

1.1.4.1 Nguồn tài nguyên thông tin của thư viện -2- 2 2s szcs+¿ 131.1.5 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác phục vụ người dùng tin 161.2 Khái quát về Trường Dai học Công nghiệp Hà Nội - 17

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường 2 2 s2 s+ss 17

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của TTường - - «+ + *++£+sveeseeesseeseees 17

1.3 Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trước nhiệm vụ chính tri của Nhà trường - «+ ++++x++s+eeeseeesserss 19

1.3.1 Khái quát về sử hình thành và phát triển của Trung tâm - 19

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Trung fÂm 5 «5s +++x£+e++ex+exs+ 20

1.3.3 Cơ cau tô chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm - 2-2 211.4 Đặc điểm và nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm - 27

1.4.1 Nhóm NDT là cán bộ lãnh đạo quản lý «5+5 £+s<++e£+ex++ 28 1.4.2 Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng day - - ‹+-«<55 29 1.4.3 Nhóm NDT là người hoc - -. «+ + + E*#vEEsseEseeeeeerseeseee 30 1.5 Vai trò của công tác phục vụ NDT tại Trung tâm -« «+55 311.6 Những van đề về đại dich Covid 19 2-2522 2+£++£s+rxerxerxerxeee 31

1.6.1 Hiểu biết chung về dich bệnh Covid 19 222 2 s2 s+zx+zx+zse2 31

1.6.2 Diễn biến dịch bệnh trên thé giới - 2 2 2 s2 s+E£+££+E££xz£xzzezzz 321.6.3 Diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam ccccccvccrrrrtrrrrrrrrrrrr 32

1.6.3 Tác động của dịch bệnh Covid 19 tới các hoạt động nói chung và lĩnh

vực TT- TT nói rIÊNE - -s s6 2s E311 9v 9 ng rệt 32

¡2989500920019 Ic00115 34

CHUONG 22 “ 1ä+ÝÃỎỎ 35

THUC TRẠNG CONG TÁC PHỤC VỤ NGƯỜI DUNG TIN 35

TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI CÔNG

VI

Trang 7

NGHIỆP HÀ NỘI TRONG GIAI DOAN PHONG CHONG COVID 19 35

2.1 Nội quy, địa điểm và thời gian phục vụ NDT tại Trung tâm 35

2.1.1 Nội quy phục vụ NDT của Trung tÂm 5+5 << £++seesseess 352.1.2 Địa điểm tô chức phục vu NDT tại Trung tâm - -. « «+55 35

2.1.3 Thời øg1an phục VỤ - - c1 nh nh ngư 36 2.2 Thực trạng công tác phục vụ người dùng tin tai Trung tâm 37

2.2.1 Các hình thức phục vụ truyền thống - 2-2 2+c2+x+zx+zszcsez 37

2.2.2 Các hình thức phục vụ hiện dai - 5-5 355 c++++eeseeerseeres 46 2.2.3 Các hình thức phục vụ khác - - + + + + sssessesreerrrrsreree 512.3 Các yêu tố ảnh hưởng đến công tác phục vụ người dùng tin tại Trung tâm

2.3.1 Cơ sở vật chat, trang thiết bi kĩ thuật và hạ tang công nghệ thông tin 56

2.3.2 Nguồn tài nguyên thông tin phục vụ người ding tin - 622.3.3 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ người dùng tin củaI0 Ca ooo eee Ô 70

2.3.4 Đội ngũ cán bộ thư vIỆn - + + + E + ESeEEeerseersreeereerrreree 71

2.3.5 Nhu cau tin và năng lực thông tin của người dùng tin 72

2.3.6 Tổ chức công tác phục VỤ - 2 2< ++++£Et£EtEEEEzEkrrkerxrrkerree 73 TIỂU KET CHƯNG 2 - 2-2-2 E£©EE+EE2EE£EEtEEEEEESEEEEEEEEerkerrkerkerrvee 74

3.2.1 VO tim LUC (II: 79

Trang 8

3.2.2 VE vật ỰC -.- tk St 11111 518211151511111111111111111111111112E11 11T cEE 86

K00 Tnýg,‡,'q.< 87

kẽ 7' 90 3.2.5 Về công tác t6 chỨc - + + ©x+E2EE2EE2EEEEEEEEE12112111121 2121 ce, 91 TIỂU KET CHUONG 3 - ¿2-52 S£2SE+EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEESEkerkrerkrrrrrree 93

KẾT LUẬN 5-56 SE SE SE EEEEEEEE 1 111111111111 11111111111 111111111 1x 94

TAI LIEU THAM KHẢO - 5-56 SE+SE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkererree 95

PHU LUC ceecesccssssssesssessesssessesssessesssecsvsssessusssscsusssessusssessuessessuessessnecsesssessessseeseeeses 97

VI

Trang 9

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

STT Viết tat Viết đây đủ

1 CNTT Công nghệ thông tin

2 KH&CN Khoa học và Công nghệ

3 NCKH Nghiên cứu khoa học

4 |NCT Nhu câu tin

5 NDT Người dùng tin

6 Nhà trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

1 SP&DV TT Sản phâm và dịch vụ thông tin

8 TL Tài liệu

9 Trung tam Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường

Đại học Công nghiệp Hà Nội

10 TT-TV Thông tin - Thư viện

ix

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO, HÌNH ANH

Danh muc bang

Bảng 1.1: Độ tudi của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm - «5s «++s«++ 23

Bảng 1.2: Ty lệ giới tính của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm - 24

Bảng 1.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm 25

Bảng 1.5: Số lượng cán bộ của Trung tâm phụ trách ở các cơ sở 27

Bang 1.6: Số lượng NDT từng nhóm tại Trung tâm 2-5-5 s52 28 Bảng 2.1 Thời gian và dia điểm phục vụ NDT tai Trung tâm 37

Bang 2.2: Thống kê số NDT đến Trung tâm và mượn tài liệu tại chỗ 38

Bang 2.3: Thống kê số NDT mượn tài liệu về nhà 2- 2 252 s52 5+2 Al Bang 2.4: Thống kê số NDT sử dung dich vu photocopy -sz-s2 44 Bang 2.5: Thống kê số lượt truy cập và sử dụng tài liệu trên Bookworm 46

Bang 2.6: Thống kê số lượt truy cập trên OPAC 2-2 2+cs+cs+rssrseres 41 Bảng 2.6 Số liệu thống kê tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn - 65

Danh mục biểu đô Biểu đồ 1.1: Độ tuổi của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm -«+-+ 23

Biểu đồ 1.2: Ty lệ giới tính của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm 24

Biểu đồ 1.3: Trình độ hoc van của đội ngũ cán bộ của Trung tâm 25

Biểu đồ 1.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Tại Trung tâm 26

Biểu đồ 1.5: Số lượng cán bộ của Trung tâm phụ trách ở các cơ sở 27

Biểu đồ 1.6: Số lượng NDT từng nhóm tại Trung tâm -5:5¿5¿ 28 Biểu đồ 2.1: Số lượng giáo trình phát hành và không phát hành 45

Biểu đồ 2.2 Thống kê tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn - - 66 Biểu đồ 2.3: Thong kê mức độ phù hop của tài liệu -s¿5¿=5+ 67 Biéu đồ 2.4: Tần xuất sử dụng tài liệu của NDÏT - c +5 <++c+ecseersess 69 Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng SP&DVTT của NDT -2- 2-s+cs+cs+ceez 70

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm + 2©522+5++£++zxzxzxezes 22

Hình 2.1: Thông báo giới thiệu sách TmỚiI - 5 2+ ++‡+*E£+seE+eeseeeees 43Hình 2.2: Bộ sưu tập SỐ -¿- 2© ©S22E22EE2EEEEEEEEEEEE7121121121121121111 1x0, 49 Hình 2.3: Bộ sưu tập số về cơ khí — chế tạo máyy - 2-2 2 s+zs+zxersezez 49

Hình 2.4: Cuốn sách trong bộ sưu tập số Cơ khí, Chế tạo THÁY «++~<<+ 50Hình 2.5: Tài liệu trong Bộ sưu tẬP -. - - - 2 S1 ** 2 SH re 50

Hình 2.6 Giao diện trang Facebook của Trung tâm - 55s +5 s<++s+ 52

Hình 2.7 Website chính thức của Thư viện DH Công nghiệp Hà Nội 53Hình 2.8: Trang Thư viện số của Trung tâm - 2 2 2 + ++zx+zx+zxzzez 54

Hình 2.9 Zalo OA của Trung tam - - c5 1119319119 11 911 9v vn nrn 54 Hình 2.10: Màn hình mượn tai QU cece cccccesscceessccessecesseecessecesseeesseeeeaes 58

Hình 2.11: Phần mềm Libol của Trung tâm 2-2 2 2 s2 2+S2+E+£x+zszc+zz 60

xi

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, thông tin và tri thức trở thành sức mạnh của nhân loại Thôngtin trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia và chi phối sự phát triển của xã hội Nguồn tài nguyên này ngày tăng theo cấp số nhân, phong phú

về nội dung, da dang về hình thức dé đáp ứng nhu cầu tin (NCT) của con người.NCT ngày càng gia tăng và biến đổi không ngừng Vì vậy, nhiệm vụ đảm bảo

nguồn tin đầy đủ, nhanh chóng, chất lượng đáp ứng NCT là van đề có tính cấp thiết đặt ra cho các cơ quan thông tin - thư viện (TT-TV).

Với vai trò cốt lõi trong mọi hệ thong thông tin, việc thỏa mãn NCT củangười dùng tin (NDT) là mục đích hướng đến cuối cùng của các cơ quan TT-

TV NDT là đối tượng sử dụng của các sản phẩm dịch vụ thông tin, đồng thời,

họ cũng là người tạo ra các thông tin mới với nhiều giá trị khoa học và thực tiễn.

Từ đó, NDT có mối quan hệ qua lại hai chiều với các cơ quan TT-TV, đồng thời

là cơ sở để định hướng các hoạt động cua đơn vi

Cơ quan TT-TV chính là địa điểm để NDT tiếp cận tới các nguồn thôngtin, tài liệu Trong quá trình hoạt động các thư viện định hướng, chỉ dẫn choNDT trong việc lựa chọn những thông tin phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu củamình Ngày nay sức mạnh hiệu quả hoạt động của một trung tâm TT-TV khôngchỉ được đo bằng khối lượng nguồn lực thông tin của đơn vị đang sở hữu hoặc

có thê tiếp cận mà giá trị đóng góp xã hội được đánh giá thông qua việc phục vụ,đáp ứng NCT cho NDT như thế nào

Công tác phục vụ NDT là công đoạn cuối cùng trong dây chuyền thông

tin - tư liệu nhưng lại là khâu trung tâm, bởi nó là khâu trực tiếp làm việc vớiNDT, là khâu gan liền nhất với thực tiễn của ngành nghề, khâu cuối cùng củachu trình chuyên môn khép kín thực hiện việc luân chuyển sách, tài liệu tớiNDT Công tác phục vụ NDT giữ vai trò là chiếc cầu nối giữa nguồn lực thông

tin với NDT Chính vì vậy, hoạt động nay luôn là một trong những hoạt động

được quan tâm hàng đầu của mỗi cơ quan TT-TV

|

Trang 13

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (gọi tắt là Nhà trường) là trường đại

học đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó Trung tam Thông tin - Thư viện Trường Dai

học Công nghiệp Hà Nội (gọi tắt là Trung tâm) là một yếu tố giữ vai trò quantrọng trong sự nghiệp đào tạo nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên va sinh viên trong Nhà trường.

Trong những năm vừa qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng và phát triển sự

nghiệp giáo dục và đào tạo của Nhà trường, Trung tâm đã không ngừng đổi mới, cải tiến các hoạt động của mình để có thể ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của Nhà trường Bằng

những nguồn lực vốn có của mình, Trung tâm đã tổ chức công tác phục vụ cán bộ,

giáo viên và sinh viên nhà trường duy trì và đảm bảo hoạt động học tập, nghiên cứu

và giảng dạy được diễn ra thường xuyên, liên tục, đảm bảo đúng quy định.

Với những biến đổi bất ngờ của môi trường xã hội, nhất là khi đại dịch

covid 19 đã làm thay đôi mọi lĩnh vực hoạt động của các nước trên thế gidi nóichung và Việt Nam nói riêng Là một trong những trường đại học ở Việt Namchịu ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch covid 19, Trường Đại học Công nghiệp Hà

Nội buộc phải có sự điều chỉnh, thay đôi về phương pháp dạy và học đề đảm bảo

hoạt động giáo dục và đào tạo của Nhà trường không bị ảnh hưởng nghiêmtrọng Trước tình hình thực tiễn đó, Trung tâm cũng phải có những thay đổi về

phương thức hoạt động dé có thé phù hợp với những thay đổi của Nhà trường.Tuy nhiên, do đại dịch xảy ra và kéo dài nên chất lượng công tác phục vụ NDT

của Trung tâm cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Với mục đích nghiên cứu về thực trạng công tác phục vụ NDT và đánh giáviệc tô chức phục vụ NDT tại Trung tâm TT-TV trong giai đoạn phòng chốngbệnh dịch Covid 19 (2020-2022) nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm Trên cơ

sở đó đưa ra những giải pháp mang tính thực tiễn để ứng dụng trong những tình

huống tương tự có thé xảy ra trong tương lai, tôi quyết định lựa chọn đề tai

“Cong tác phục vụ người dung tin tại trung tam Thông tin Thư viện trường Daihọc Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn phòng chống Covid 19” làm đề tài cho

2

Trang 14

luận văn Thạc sỹ của mình.

2 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng công tác phục vu NDT tại Trung tâm trong giaiđoạn phòng chống dịch COVID 19, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm để cải

tiễn hoạt động này trong các tình huống tương tự, góp phan đảm bao cao chat

lượng nghiên cứu khoa học và đào tạo của Nhà trường.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá thực tiễn hiệu quả công tác phục vụ NDT tại Trung tâm trong

giai đoạn Covid 19.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ NDT tại Trung tâm

trong hoàn cảnh có một dịch tương tự xuất hiện trong tương lai

3 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Nghiên cứu về công tác phục vụ NDT trong hoạt động TT-TV đã được

nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước nghiên cứu ở nhiều góc độ vàphương diện khác nhau, thể hiện qua một số luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt

nghiệp, báo cáo, bài nghiên cứu:

Về van dé nghiên cứu công tác phục vụ NDT đã có khá nhiều công trình

được thục hiện:

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có tới 63 luận văn nghiên cứu về côngtác phục vụ NDT; Tại Đại học Quốc Gia Hà Nội với gần 300 luận văn thạc sĩngành TT-TV đã có khoảng 40 luận văn nghiên cứu về công tác phục vụ NDT;

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 10 học viên thực hiện luận văn về công tác phục vụ NDT Như vậy, có hơn 100 luận văn thạc sĩ phản ảnh

về những vấn đề lý luận về công tác phục vụ NDT và tình hình thực tiễn phục

vụ NDT tại các cơ quan khác nhau tùy vào don vi học viên công tác hoặc yêu

thích nghiên cứu Những nghiên cứu này đều đưa ra khái niệm công tác phục vụNDT tương đối giống nhau theo định nghĩa của tác giả Phan Van [1] và Lê Văn

3

Trang 15

Viết [2] Vai trò của hoạt động này các tác giả đều có nhận định giống nhau ởtam vi mô và vi mô Phương pháp nghiên cứu trong các công trình trên chủ yếu

là nghiên cứu trường hợp các đơn vị bằng điều tra xã hội học bảng hỏi, phỏng

vấn, tổng luận tài liệu Tuy nhiên, chưa có luận văn nào đề cập đến công tác

phục vu NDT tại Trường Đại học Công nghiệp Ha Nội cũng như chưa có côngtrình nào nghiên cứu phục vụ NDT trong giai đoạn phòng chống Covid 19 xảy

đề xuất những giải pháp tối ưu nhằm tăng cường hoạt động TT-TV, thỏa mãnnhu cầu thông tin tư liệu của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

và đổi mới phương pháp đào tạo của Nhà trường: Bài viết “Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT-TV Truong Đại học Công nghiệp Hà Nội ” số 04 năm

2020 nghiên cứu về thực trạng và đánh giá công tác phát triển nguồn lực thôngtin tại Trung tâm.

Nghiên cứu về Trung tâm TT-TV trường Đại học Công nghiệp Hà Nội cũng đã có trong luận văn thạc sĩ của học viên cao học Luận van “Phát triển

nguồn lực thông tin tại Trung tâm TT-TV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”(2013) của tác giả Tran Thị Anh Dao Luận văn “Thue trang nhu cầu tin và công

tác dam bao thông tin tại Trung tâm TT-TV Trường đại học Công nghiệp Hà Noi”

được thực hiện bởi học viên Đỗ Thị Thanh Lương (2007) Tuy có nghiên cứu

công tác phục vụ NDT nhưng chưa đề cập đến giai đoạn phòng chống Covid màtác giả đang thực hiện

Ngoài ra, có một số bai tạp chí chuyên ngành khác tìm hiểu về NDT,

4

Trang 16

NCT; vê sản phâm và dịch vụ Trong các đê tài này mới chỉ đê cập đên công

tác phục vụ NDT rat khái quát, chưa có đê tai nào nghiên cứu, tìm hiéu sâu vê giai đoạn dịch Covid 19.

Do đó, tác giả có thé khang định đề tài “Công fác phục vụ người dùng tin

tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tronggiai đoạn phòng chống Covid 19 - Thực trạng và giải pháp” là công trình nghiêncứu hoàn toàn mới, chưa từng có tác gia nao nghiên cứu trước đó.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động phục vụ NDT tại Trung tâm TT-TV Đại hoc Công nghiệp Ha Nội

4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi về không gian: Đại học Công nghiệp Hà NộiPhạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2019 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủnghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới giáo dục, phát triển hoạt động

TT-TV dé phân tích lý giải các van dé và đề xuất những giải pháp cần thiết

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp so sánh

Trang 17

6 Y nghĩa khoa hoc và ứng dụng của đề tài

6.1 Về mặt lý luận Luận văn góp phan hoàn thiện lý luận vai trò, tam quan trong của côngtác phục vụ NDT.

6.2 Đóng góp về thực tiễn

Trên cơ sở phân tích đánh giá hoạt động phục vu NDT trong giai đoạnCovid 19 từ năm 2019 đến nay Nguyên nhân, ưu điểm, hạn chế và đưa ra giải pháp giải quyết các tình huống tương tự phục vụ NDT tại Trung tâm trong giaiđoạn tương tự có dịch bệnh mới xảy ra.

Luận văn còn có thé là nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu sau này có liên quan đến công tác phục vụ NDT.

7 Câu hỏi nghiên cứu

Công tác phục vụ NDT tại Trung tâm trong giai đoạn phòng chống Covid

19 (2019-2023) ra sao?

Có giải pháp nao dé nâng cao chất lượng phục vu NDT của Trung tâm hay

không?

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác phục vụ NDT tại Trung tâm TT-TV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn phòng chống Covid 19

Chương 2: Thực trạng công tác phục vu NDT tại Trung tâm TT-TV

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn phòng chống Covid 19

Chương 3: Nhận xét và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ

NDT tại Trung tâm TT-TV Truong Dai học Công nghiệp Hà Nội trong giai

đoạn bình thường mới.

Trang 18

CHUONG 1:

CƠ SO LY LUẬN VE CONG TÁC PHUC VỤ NGƯỜI DUNG TIN TẠI

TRUNG TAM THONG TIN — THU VIỆN, TRUONG ĐẠI HOC CONG

NGHIEP HA NOI TRONG GIAI DOAN PHONG CHONG COVID 19

1.1 Những van đề lý luận về công tác phục vụ người dùng tin

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm về người dùng tin

Người dùng tin là một thành phần không thể thiếu trong hoạt động của các

cơ quan thông tin thư viện (TT-TV), nó là cơ sở định hướng cho mọi hoạt động

thông tin của các cơ quan TT-TV NDT một trong bốn yếu tô cơ bản của hệ thốngthông tin (Nguồn lực thông tin, Cán bộ TT-TV, cơ sở vật chất kĩ thuật, NDT)

Theo tiến trình phát triển của loài người, quan điểm về NDT được nhìn

nhận và thường được gọi bằng nhiều cách khác nhau tủy từng giai đoạn Trong

tiếng Anh thuật ngữ này cũng có nhiều cách gọi và sử dụng trong các văn bảnkhoa học theo các thời kì như: là user, reader, customer Trong tiếng Việt cũng

sử dụng nhiều thuật ngữ như: độc giả, bạn đọc, người đọc, NDT, khách hàng.

Hiện tại, nhiều tài liệu khoa học và chuyên ngành có xu hướng sử dụng dùng từ

NDT nhiều hơn.

Theo Từ điển Khoa học Thông tin và Thư viện trực tuyến (The Online

Dictionary for Library and Information Science - ODLIS), NDT là “người sử

dung cac nguồn và dịch vụ của một thư viện, không nhất thiết phải là ngườiđăng ký mượn” [22].

Tác giả Nwalo xác định NDT là bắt cứ ai truy cập vào thư viện với mụcđích khai thác tài nguyên dé đáp ứng nhu cau thông tin của minh [21]

Một quan điểm khác của tác giả Aina thì cho rằng thuật ngữ "NDT" bao

gồm tat cả những người tận dụng các dịch vụ được cung cấp bởi một thư viện [6] Thuật ngữ này bao gồm các thuật ngữ khác nhau như khách hàng, người sử

dụng thông tin, người tìm kiếm thông tin, người tiêu dùng, độc giả những thuật

7

Trang 19

ngữ nay có thé được sử dụng hoán đổi cho nhau, bởi vì tat cả đều sử dụng chonhững người tìm kiếm dịch vụ của thư viện.

Có thê nhận thấy, thuật ngữ NDT được hiểu với ý nghĩa rộng, là người sử

dụng các nguồn và dịch vụ của một thư viện nói chung chứ không phải chỉ là người có nhu cầu về thông tin và sử dụng các dịch vụ TT-TV để đáp ứng nhucâu thông tin của mình Họ vừa là người có nhu câu, vừa là chủ thê của NCT.

Theo quan điểm của TS Trần Thị Thanh Vân: NDT - chủ thể của NCT có

thể là một cá nhân, nhóm, tập thể, cơ quan, tô chức có NCT, họ cần sử dụng thông tin, tai liệu, các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm mục đích thông tin,

học tập, nghiên cứu, giải trí, lao động Theo cách hiểu này thì NDT chính là đối

tượng phục vụ của hoạt động TT-TV.

Kế thừa các quan điểm trên, tác giả cho rằng: “NDT (cá nhân, nhóm, tập

thé, cơ quan, tô chức) là chủ thé của NCT có nhu cau sử dụng các thông tin, tài

liệu, các sản phẩm va dich vụ thông tin, của thư viện nhăm thỏa mãn nhu cầu

của mình Họ là người sử dụng, đồng thời là người tạo ra các thông tin mới Do

đó, họ giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự ton tại và phát triển của các cơquan TT-TV.

1.1.1.2 Khái niệm về công tác phục vụ người dùng tin

Theo quan điểm của GS.TS Phan Văn: “Công fác độc giả (CTDG) - lànghiên cứu mối quan hệ giữa sách và con người trên cơ sở tâm lý học, giáo dụchoc và xã hội học cụ thể CTĐG nghiên cứu moi quan hệ giữa cung và cau trongcông tác TTTV - thư mục về TL sách báo trong các ngành khoa học và các lĩnh

vực của nên kinh tế quốc dân CTDG nghiên cứu hình thức, phương pháp tuyên truyền sách báo và hướng dẫn đọc sách, tổ chức phục vụ và thoả mãn nhu câu,hứng thú đọc sách cua độc gia trong TV và ngoài TV CTDG là thước do hiệu

quả luân chuyển TL sách báo và tác dụng của nó trong XH.” (1, 6]

TS Lê Văn Viết cho rằng “Công tác phục vụ NDT/ bạn đọc là hoạt động

của các cơ quan TT-TV nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dang TL hoặc

là bản sao của chúng, giúp đỡ người tới TV trong việc lựa chọn và sử dụng TL do.

8

Trang 20

Công tác này được xây dựng trên sự kết hợp các quá trình liên quan chặt chẽ với

nhau của việc phục vụ TV, phục vụ TT, tra cứu ” [2, 370]

Một khái niệm của tác giả Phạm Thế Khang nêu rõ: “Công tác người đọc

luôn được coi là công tác quan trọng nhất của TV Bởi vì, thông qua công tác

này vốn TL quý giá của TV mới được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được

tác dụng trong phát triển mọi mặt của đất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của

TV mới được khang định.” [3]

Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng : Công tác phục vụ NDT là hoạt động không thể thiếu của các cơ quan TT-TV nhằm thúc đây sự phát triển và thỏa mãn nhu cầu, hứng thú đọc sách, báo, tra cứu tìm kiếm, cập nhật thông tin của NDT Hoạt động này là cầu nối giữa các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện với người dùng, xây dựng cho NDT thói quen, nhu cầu, hứng thú đến vớithư viện một cách thường xuyên.

1.1.2 Vai trò của công tác phục vụ người dùng tin trong hoạt động thông tin thư viện

Công tác phục vụ NDT chính là hoạt động đưa thông tin, tài liệu tới NDT

nhằm phát huy việc tiếp cận đến tính mới của thông tin, tăng cường được hiệu

quả vòng quay của tài liệu Mục đích cuối cùng và quan trọng trong hoạt độngcủa các thư viện chính là thỏa mãn NCT cho NDT Công tác phục vụ NDT đạt

hiệu quả cao sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động củamỗi cơ quan TT-TV, đồng thời sé khang định vị thé của co quan TT-TV đó đốivới sự nghiệp giáo dục và đào tao của Nhà trường Công tác này là thước đo dé

đánh giá được hoạt động, vi thế và sự đóng góp của cơ quan TT-TV với NDT, tôchức và xã hội.

Bất cứ cơ quan TT-TV có đội ngũ cán bộ thư viện chuyên môn nghiệp vụ

tốt, nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện dai,

nhưng chưa giúp NDT tiếp cận và khai thác các nguồn tài nguyên thông tin hiệuquả thì sẽ hoạt động của đơn vị đó không có ý nghĩa Thông qua công tác phục vụNDT dé đánh giá hiệu quả xã hội của hoạt động TT-TV Trung tâm TT-TV có thé

Trang 21

tự kiểm tra, đánh giá được toàn bộ các khâu công tác và phương pháp hoạt động

của mình.

1.1.3 Nội dung của công tác phục vụ người dùng tin

1.1.3.1 Nghiên cứu nhu cau tin của người dùng tin

Nghiên cứu NCT của NDT cũng như sự vận động thay đổi NCT là một

nhiệm vụ quan trọng đối với các trung tâm TT-TV, bởi lẽ mọi hoạt động của các

đơn vị đều hướng đến mục đích cuối cùng là thỏa mãn NCT của NDT một cách

tối đa nhất

Hoạt động nghiên cứu các thông tin về NDT sẽ giúp cho các trung tâmTT-TV biết tập hợp đối tượng NDT đồng nhất thành các nhóm NDT đồng nhất

có chung đặc điểm và NCT dé có thé đáp ứng tối đa nhu cầu của họ Việc phân

loại và xác định này nhằm tìm kiếm những đặc điểm chung về NDT như: trình

độ học vấn, lứa tuổi, sở thích, giới tính, thói quen sử dụng tài liệu, Sự phân

loại NDT không chỉ giúp cho thư viện xác định được những yêu cầu vềSP&DVTT khác nhau của mỗi nhóm đối tượng NDT, từ đó giúp cho các thưviện xây dựng kế hoạch hoạt động một cách hiệu quả nhăm thu hút tối đa NDTđến với mình

Thư viện có thể sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu NDT và NCT

khác nhau để có thé hiểu và năm bắt được NCT của NDT, các phương pháp khác nhau sẽ cho ra được kết quả nghiên cứu chính xác và khách quan hơn, cụ

Y Thu thập, tổng hợp, phân tích ý kiến của NDT trên diễn đàn trang web của

thư viện vả qua thư, email.

Đề nắm bắt được NCT của NDT, thư viện cần phải thường xuyên tiến

10

Trang 22

hành điều tra khảo sát nhu cầu theo định kì (03 tháng, 06 thang, ) dé có thé kịp

thời nắm bắt sự thay đổi về NCT của NDT nhằm có những sự điều chỉnh cho phù hợp đối với các SP&DVTT cung cấp cho người dùng Dé thực hiện tốt công tác này, thư viện cần phải xây dựng phiếu điều tra dựa trên một số nội dung về:

- Mức độ thường xuyên sử dụng thư viện của các nhóm NDT

- Nội dung tài liệu/thông tin ma NDT quan tâm

- Mức độ đáp ứng/khả năng thỏa mãn NCT cua NDT ở mức nao

- Các SP&DV được NDT thường xuyên sử dụng và đánh giá hiệu quả

- Cac kênh được NDT thường xuyên khai thác

- Nhu cầu về các tài liệu/thông tin còn chưa được đáp ứng của NDT

- Nang lực thông tin và khả năng khai thác các SP&DV của NDT

- Những khó khăn mà NDT gặp phải khi khai thác các SP&DV

Ngoài ra, với mỗi nhóm NDT khác nhau, thư viện sẽ có thêm một số nội

dung khảo sát dé có thê có thêm thông tin, dé dàng phân loại các NCT, cụ thé:

- Đối với nhóm NDT là cán bộ quản lý, giảng viên, nhà nghiên cứu, học

viên cao học và nghiên cứu sinh gồm thông tin về: độ tuổi, giới tính,

chức vu, học hàm học vỊ,

- Đối với nhóm NDT là sinh viên có những thông tin như: chuyên

ngành dao tạo, độ tudi, giới tính

Kết quả của hoạt động này sẽ giúp cho các thư viện nắm bắt được nhu cầu

tin cũng như khả năng tiếp cận, khai thác các SP&DV của NDT dé từ đó tạo ra

các SP&DV phù hợp, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của NDT.

1.1.3.2 Tạo lập các san phẩm và dich vụ thông tin

Sản phẩm và dich vụ thông tin (SP&DVTT)là cầu nối giữa nguồn lực

thông tin với NDT, được tạo lập trên cơ sở nắm vững NCT của NDT và vận

dụng các thành tựu công nghệ thông tin và truyền thông Mục tiêu cốt lõi của

hoạt động TT-TV nói chung và SP&DV TT nói riêng là thỏa mãn một cách tốtnhất NCT của NDT

Khi xây dựng các SP&DVTT tại các cơ quan TT-TV thông thường sẽ

chia thành 02 nhóm:

11

Trang 23

Nhóm 01: Các SP&DVTT nhằm thỏa mãn những nhu cầu cơ bản củaNCT, với ý nghĩa các quyền lợi xã hội mà công dân được thụ hưởng: đọc tài

liệu, sử dụng các hệ thống tra cứu, dịch vụ hướng dẫn NDT khai thác các SP&DVTT Về cơ bản dich vụ này là miễn phi.

Nhóm 02: Các SP&DVTT có giá trị gia tăng như: dịch tài liệu, phố biến

thông tin có chon lọc, biên soạn tổng quan, tổng luận, tư vấn về khoa học, côngnghệ Đây là các SP&DVTT phục vụ NDT có định hướng và chúng cần cóchất lượng cao, có hình thức phù hợp với nhu cầu NDT được thực hiện trongthời hạn mà họ yêu cầu Với nhóm này, để có quyên khai thác sử dung, NDTphải thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí cho các co quan TT-TV Việc xác

định giá cả cũng phụ thuộc vào những khu vực cung cấp thông tin khác nhau

[1].

Dua trén viéc nghién ctu NDT va NCT cu thé của từng nhóm NDT kết

hợp với các nguồn tài nguyên thông tin sẵn có của mình, các các bộ thư viện sẽxây dựng vả tạo ra các SP&DVTT phù hợp với người dùng dựa trên các nguồnlực thực tế của thư viện

Với việc công nghệ thông tin phát triển với tốc độ rất nhanh chóng vàthâm nhập vào hau hết các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt trong môi

trường giáo dục đại học thì nhu cầu thông tin của NDT ngày càng trở lên đa

dạng và phong phú hơn Chính vì điều đó, yêu cầu đặt ra đối với thư viện các

trường đại học là cần hướng tới việc đa dang hóa các loại hình SP&DV TT, nhằm đáp ứng yêu cầu tin kịp thời, nhanh chóng chính xác cũng như mang đến

sự tiện ích cho NDT, phục vụ tốt công tác nghiên cứu, nâng cao chất lượng giáo

dục đảo tạo tại các trường đại học.

1.1.3.3 Các hình thức phục vụ người dùng tin

* Các hình thức phục vụ truyền thống

Phục vụ tài liệu là hình thức cơ bản nhât và cũng là hình thức chủ yêu tại thư viện nhăm tao cho người sử dung thư viện sự tiép cận tôi ưu đôi với các tài liệu trong thư viện và giúp cho họ sử dụng được các tai liệu phù hợp với nhu

12

Trang 24

câu của mình.

Hiện nay, tại các thư viện hình thức phục vụ tài liệu cơ bản được tiễnhành dưới nhiều hình thức khác nhau như là: phục vụ tại chỗ, cho mượn về nhà,phục vụ khai thác thông tin trên mạng, phục vụ thông tin chuyên đề theo yêucầu Với những đặc điểm và điều kiện khác nhau của các thư viện tại các

trường đại học mà các CBTV sẽ xây dựng các quy định khác nhau đối với từng

hình thức phục vụ cụ thé, tuy nhiên, mục dich chung cuối cùng đều nhằm đáp

ứng tối đa nhu cầu của NDT.

* Các hình thức phục vụ hiện đại

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp cho các thưviện ngay càng trở lên hiện đại và có được nhiều công cụ hiện đại, phục vụ NCT

của NDT một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm thư viện được ra đời không chỉ giúp

cho các CBTV thuận tiện hơn trong quá trình làm việc mà nó còn là công cụ hữuích giúp cho NDT có thé dé dàng tiếp cận tới các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện một cách dé dàng và nhanh chóng ở mọi lúc mọi nơi mà không cần thiết phải trực tiếp đến thư viện.

Thông qua các phân hệ tra cứu trưc tuyến của phần mềm thư viện, NDT

có thể gửi các yêu cầu mượn tài liệu tới thư viện hay tiếp cận trực tiếp đến các

nguồn tài liệu điện tử, tài liệu số của thư viện thông qua một tai khoản được thư

viện cấp Điều này không chỉ giúp cho NDT có thể tiết kiệm được thời gian đến thư viện mà còn có thê giúp cho các thư viện giảm được công sức và khối lượng làm việc của CBTV, nhất là đối với các thư viện đang còn bị thiếu hụt về nguồnnhân lực.

1.1.4 Các yếu tổ ảnh hưởng đến công tác phục vụ người dùng tin

1.1.4.1 Nguồn tài nguyên thông tin của thư viện

Nguồn tài nguyên thông tin chính là cơ sở cho mọi hoạt động của thư viện, một thư viện có hoạt động hiệu quả và phục vụ tốt nhu cầu tin cho NDT

13

Trang 25

của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tô này Một thư viện có nguồn tàinguyên thông tin nghèo nàn, lạc hậu sẽ rất khó dé có thé tạo ra các sản phẩm vàdịch vụ thông tin đa dạng, phong phú để đáp ứng cho nhu cầu tin ngày càng đa

dạng của NDT Chính vì vậy, các thư viện cần phải chú trọng công tác phát triển

nguồn tài nguyên thông tin của minh một cách da dạng, đặc biệt là nguồn tàinguyên thông tin số đề có thể đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của NDT trong thờiđại công nghệ sé phat triển mạnh mẽ, NDT sẽ có điều kiện tiếp cận đến nhiềunguồn tài liệu khác nhau của thư viện, qua đó thư viện sẽ thu hút được nhiềungười dùng hơn đến với thư viện

1.1.4.2 Các sản phẩm và dich vụ thông tin thư viện

SP&DVTT đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan TT-TV nó là cầu nối giúp cho các thư viện đến gần hơn với NDT Dé công tác phục vụ NDT đạt

được hiệu quả tốt nhất đòi hỏi các thư viện phải cung cấp các SP&DVTTphù

hợp với nhu cầu của NDT Các SP&DVTT của thư viện càng đa dạng, phong phú sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu của NDT, nhất là trong bối cảnh xã hội

thông tin bùng nỗ mạnh mẽ như hiện nay

1.1.4.3 Đội ngũ cán bộ thư viện

Trình độ của đội ngũ cán bộ thư viện cũng là một trong những yếu tố quan

trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác phục vụ NDT tại thư viện Khi nănglực cán bộ thư viện ở trình độ yếu kém, hoặc chưa có chuyên môn nghiệp vụ sẽrất khó dé có thé lựa chọn được những tài liệu chất lượng va phù hợp với nhucầu của NDT hay biết cách tổ chức công tác phục vụ một cách hiệu quả Nhất là

trong thời đại ngày nay, ngoài việc yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

họ còn cần phải thành thạo các kĩ năng về ngoại ngữ, tin học, kĩ năng mềm để

có thé đáp ứng các yêu cầu đưa ra đối với nguồn nhân lực nay trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực, trong đó có cả lĩnhvực thư viện.

14

Trang 26

1.1.4.4 Năng lực thông tin của người dùng tin

Đề sử dụng có hiệu quả các nguồn tải nguyên thông tin mà thư viện thì đòi

hỏi NDT trong thời kì này phải có những kiến thức và kĩ năng nhất định thì mới

có thé dé dang khai thác các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện một cách

tối đa Việc NDT có năng lực và kĩ năng khai thác thông tin hay không sẽ quyết

định đến việc họ có tìm được thông tin thỏa mãn nhu câu của mình hay không Ngoài việc xác định những nhu cầu của mình một cách cụ thể, NDT cần phải biết cách tra cứu, tìm kiếm và khai thác thông tin thông qua các công cụ tra cứu Nếu thư viện có nhiều SP&DVTT nhưng NDT không biết cách tiếp cận và khai

thác nó thì tất cả các sản phẩm và dịch vụ thông tin đó đều trở nên vô nghĩa, bởi

mục đích cuối cùng của các thư viện là thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của NDT.

Chính vì vậy, ngoài việc chú trọng đến việc phát trién nguồn tài nguyên thôngtin, da dang hóa các sản phâm và dịch vụ thông tin thì thư viện cũng cần phải

chú ý đến việc dao tạo và nâng cao năng lực thông tin cho NDT dé giúp họ có

thé có những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhăm khai thác và sử dụng có hiệu qua

tài nguyên thông tin của thư viện.

1.1.4.5 Tổ chức công tác phục vụ

Tổ chức công tác phục vụ là khâu chuyên môn nghiệp vụ cuối của các thưviện sau khi đã hoàn thành các khâu chuyên môn khác Hoạt động này được

thực hiện hiệu quả chính là thước đo đánh giá hoạt động của toàn bộ các hoạt

động khác của thư viện Chính vì vậy, các thư viện đều chú trọng đến công tác này, coi đây là hoạt động bề nổi mang ý nghĩa quan trọng và quyết định đến vai

trò và hình ảnh của thư viện đối với NDT nói riêng và Nhà trường nói chung.Nếu như tất cả các hoạt động chuyên môn khác được thực hiện hiệu quả mà đếnkhâu này không được thực hiện hiệu quả thì tất cả những công viêc trước đó mà

các cán bộ thư viẹn sẽ không còn ý nghĩa Bởi vậy, các thư viện phải đặc biệtchú ý đến hoạt động này, có như vậy thì công tác phục vụ NDT mới thực sự đạtđược hiệu quả trọn vẹn.

15

Trang 27

1.1.4.6 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật và hạ tang công nghệ thông tin

Là một trong bốn yếu tố cấu thành nên một cơ quan TT-TV, cơ sở vậtchất, trang thiết bị kĩ thuật và hạ tang CNTT sẽ góp phan tạo ra các giá trị cao,phục vụ hữu ích cho cả CBTV va NDT Nếu một cơ quan TT-TV có cơ sở vậtchất, trang thiết bị kĩ thuật và hạ tầng CNTT hiện đại sẽ giúp cho CBTV quản lý

tốt hơn các nguồn tài nguyên thông tin và tạo ra các SP va DV TTTV hiện đại, thu hút được nhiều NDT đến khai thác và sử dụng Đồng thời, NDT cũng sẽ có

những công cụ tra cứu hiện đại hỗ trợ cho họ tiếp cận và khai thác các nguồn tài

nguyên thông tin của thư viện một cách hiệu quả, nhanh chóng.

1.1.5 Các tiêu chi đánh giá chất lượng công tác phục vụ người dùng tin

Có nhiều tiêu chí khác nhau được đưa ra để đánh giá chất lượng công tác

phục vu NDT tại thư viện Trong phạm vi của luận văn, tác gia đưa ra một sỐ

tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động phục vụ NDT của thư viện dựa trên

mục đích hoạt động của thư viện, cụ thể là:

1.1.5.1 Mức độ đáp ứng nhu cau tin

Tiêu chí này được thể hiện ở mức độ thư viện đáp ứng đây đủ, kịp thời, tỷ

lệ các yêu cầu tin của NDT Chất lượng thông tin được đánh giá trên tính đầy đủ

của thông tin Thông tin đầy đủ, chính xác có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở

thông tin được cung cấp NDT sẽ có nhìn nhận đúng về sự kiện, hoạt động

Chất lượng phục vụ NDT còn phải được thể hiện ở tính kip thời Hoạt động

phục vụ đảm bảo để NDT nhận được thông tin theo đúng yêu cầu, trong thời gian ngắn nhất Mức độ đáp ứng NCT được đo băng tỷ lệ phù hợp giữa tài liệu

và NCT của NDT

1.1.5.2 Mức độ lôi cuốn người dùng tin đến thư viện

Nội dung này được thể hiện qua tổng số lượng NDT đến thư viện Mức độ lôi cuốn NDT được do bằng tỷ lệ giữa lượng NDT đăng ký làm thẻ thư viện với lượt NDT đến sử dụng thư viện.

16

Trang 28

1.1.5.3 Mức độ khai thác nguồn lực thông tin

Tài liệu được luân chuyên càng nhiều càng chứng tỏ rằng tai liệu đó cógiá trị và đáp ứng được NCT của NDT Mức độ khai thác nguồn lực thông tin

được đo bằng vòng quay tài liệu.

Đây là ba tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng công tác phục vụ NDT

tại các thư viện, tuy chúng có nội dung khác nhau nhưng đều liên quan, hỗ trợlẫn nhau Tùy thuộc vào các đặc điểm và điều kiện khác nhau mà các thư viện sẽxây dựng và đánh giá hiệu quả công tác phục vụ NDT ở nhiều tiêu chí khácnhau, cho dù đánh giá ở những tiêu chí nào thì các thư viện đều bám sát vào việc

thư viện có đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu tin của NDT hay không, đó là mục đích cuối cùng mà các thư viện hướng đến.

1.2 Khái quát về Trường Dai học Công nghiệp Hà Nội

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trường

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập trên cơ sở kết hợp 02

trường thành viên:

1 Trường chuyên nghiệp Hà Nội (1898) được thành lập theo quyết định

của phòng Thương mại Hà Nội Năm 1991, đơn vị lấy tên là Trường

Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội sau nhiều lần đổi tên

2 Trường Chuyên nghiệp Hải Phòng được thành lập theo nghị định của

Toàn quyền Đông Dương (1913) Năm 1921, Trường đổi tên thành

Trường Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng Trong thời chiến, Trường đổi

tên thành Trường Công nhân Kỹ thuật I.

Năm 1997, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 580/QD-TCCB sáp nhập hai đơn vị trên và lấy tên là Trường Trung học Công nghiệp I Năm 1999, Trường Trung học Công nghiệp I được nâng cấp thành Trường Cao đăng Công nghiệp

Hà Nội Ngày 02/12/2005 theo quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ, Trường trở thành Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trường

17

Trang 29

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao học, đại học và các trình độ thấp

hơn thuộc các ngành: Cơ khí, Công nghệ ô tô, Điện, Nhiệt, Điện tử, Công

nghiệp thực phẩm, Hoá, May thời trang, Công nghệ thông tin, Kinh tế, Ngoạingữ, Sinh học, Môi trường, Khách sạn du lịch, Sư phạm kỹ thuật và các ngành

nghề khác theo qui định của pháp luật.

Đào tạo lại và bồi đưỡng đội ngũ cán bộ quản lí kỹ thuật - kinh tế chuyên

ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn qui định hiện hành và từng bướchội nhập quốc tế

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với

các ngành nghề Trường được phép dao tạo theo qui định của pháp luật.

Tổ chức va thực hiện công tác tuyển sinh, quản lí người học, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo qui địnhcủa pháp luật.

Xây dựng, dao tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên của Trường bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, trình độ đạt tiêu chuẩn theoquy định của Nhà nước.

Nghiên cứu, triên khai các đê tài khoa học - công nghệ; thực hiện gan dao tạo với nghiên cứu khoa học va lao động sản xuât đê nâng cao chat lượng daotạo theo yêu cầu phát triển ngành Công Thương và sự phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học - kỹ thuật, chuyên giao côngnghệ; thực nghiệm sản xuất, sản xuất - kinh doanh phù hợp với ngành nghề dao tạo

Tư vân nghê nghiệp, giới thiệu việc làm Tham gia dao tạo phục vụ xuât khâu lao động, tô chức du học cho sinh viên, hoc sinh và các đơn vi có nhu câu theo quy định của pháp luật.

Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục

của cơ quan có thâm quyên; xây dung và phát triển hệ thống dam bao chất lượng của Trường: tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.

18

Trang 30

Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in, xuất bản các tài

liệu, giáo trình phục vụ công tac dao tao và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.

Thực hiện hợp tác quôc tê, liên kết, liên thông vê đào tạo, bôi dưỡng nguôn nhân lực; nghiên cứu, triên khai khoa học - công nghệ với các cơ quan, tô chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Quản lý, sử dụng đât đai, cơ sở vật chât, tài sản và các nguôn vôn theo quy định của pháp luật.

Quản lí tổ chức, biên chế theo quy định của Bộ Công thương

Git gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong Trường, bảo vệ tài

sản, bí mật quốc gia, xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an

toàn lao động.

Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực

thuộc phạm vi quản lý của Trường theo quy định của pháp luật và phân cấp quản

lý của Bộ; thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê kết quả hoạt động đàotạo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương giao và theo

quy định của pháp luật.

1.3 Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Dai học Công nghiệp Hà Nội

trước nhiệm vụ chính trị của Nhà trường

1.3.1 Khái quát về sử hình thành và phát triển của Trung tâm

Trung tâm được hình thành và phát triển ngay từ Thư viện của Trường Kỹnghệ thực hành Hà Nội (năm 1898) Ban đầu, Thư viện chỉ rộng diện tích gần

100 m” gồm một kho sách và một phòng đọc tại chỗ, nguồn tin không nhiều chủ

yếu là sách kỹ thuật của Pháp, Nga và các tài liệu là giáo án viết tay của cán bộ, giáo viên Nhà trường Tổng số nguồn tin chỉ có 3.500 cuốn sách Trong những năm chiến tranh Nhà trường phải sơ tán đi nhiều nơi nên thất lạc tài liệu là điều không tránh khỏi, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thô sơ nên việc bảo quản tài

19

Trang 31

liệu rât khó dân đên tình trạng mât mát tài liệu, nhiêu tài liệu bị hư hỏng.

Khi quay vê Hà Nội thì Thư viện chi còn lại là 1000 cuôn Với sự cô găng

của cán bộ Thư viện và sự quan tâm, động viên của Nhà trường mà tông sô

nguồn tin cũng tăng lên trên 6000 tai liệu, chủ yếu là sách kỹ thuật

Năm 1999, Trường trở thành Trường Cao đăng Thư viện mới thực sự di

vào hoạt động, NDT đến với Thư viện ngày một đông, nguồn tin được bé sung

hàng năm tăng lên, chủ yếu là tài liệu về kinh tế, kỹ thuật, điện tử

Theo Quyết định số 2036/QD-DHCN ngày 22/12/2005, Thư viện trở

thành Trung tâm TT-TV Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được thành lập.

Đến nay, nguồn lực của Trung tâm bao gồm hơn 155.978 cuốn sách các loại Trung tâm đã kế thừa và phát triển những mô hình thư viện đại học trong nước với nhiều trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho NDT khai thác và tìm kiếmthông tin một cách dễ dàng và hiệu quả cao

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm

1.3.2.1 Chức năng:

Trung tâm có chức năng chính phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đàotạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của Nhà trường thông qua việc khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu.

1.3.2.2 Nhiệm vụ:

Xây dựng kế hoạch nhằm chủ động khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất,

trang thiết bị, tài liệu được Nhà trường trang bị cho Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ Nghiên cứu đề xuất phương hướng phát triển và kế hoạch phát triển

nguồn lực thông tin đáp ứng yêu cầu giảng day, học tập và nghiên cứu khoa học

của Nhà trường, đồng thời chịu trách nhiệm quản lí, bảo vệ vốn, nguồn tư liệu;

Quản lí cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm, thực hiện các qui định thunhận, lưu chiều ấn phâm do Trường xuất bản Xây dựng hệ thống tra cứu thông

tin hiện dai, khoa hoc và thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà trường giao;

Phối hợp với các đơn vị trong Trường theo phân cấp của Hiệu trưởng tiến

hành mua sắm, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu, sách báo, tạp

20

Trang 32

chí, các tải liệu, giáo trình phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và HS-SV trong trường và các hoạt động dịch vụ khác.

Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm;

Tham gia các hội nghề nghiệp, trao đổi nghiệp vụ với hệ thong Thư viện

trong nước và quốc tế nhằm bổ sung, trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông

tin, khai thác mạng thông tin từ bên ngoài, mở rộng giao lưu hợp tác về hoạtđộng đảo tạo, tư van nghiệp vụ, tiếp nhận viện trợ, hội thảo khoa học về TT-TVtrong nước và quốc tế nhăm nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm

Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiễn, đặc biệt

là CNTT dé hiện đại hóa Thư viện Phối hợp với các tô chức khoa học va công

nghệ bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân

viên thuộc Trung tâm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ;

1.3.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm

1.3.3.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ câu, tô chức của Trung tâm TT-TV hiện tại gôm Ban giám doc và Tô

chuyên môn được bố trí tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận dưới sự

chỉ đạo chung của Ban Giám đốc

1 Ban giám đốc gồm Giám đốc và 02 Phó giám đốc.

Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ công tác của Trung tâm, trực tiếp lãnh

đạo một số công tác cụ thể; xây dựng chủ trương, kế hoạch công tác, tổ chức

thực hiện, phân công kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ, đánh giá cán bộ.

Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc khi được ủy quyền và phụ trách chung.

2 Tổ chuyên môn: Trung tâm có 02 tô chuyên môn: Té Dịch vụ thông tin

và tổ Xử lý tài liệu

* Tổ Dich vu thông tin:

- Cung cấp các sản phâm và dịch vụ thông tin thư viện đáp ứng nhu cầu

đào tạo, học tập, NCKH và chuyên giao công nghệ của Nhà trường

Tổ chức, sắp xếp, kiểm kê bảo quản nguồn tài nguyên thông tin của

-21

Trang 33

- Trung tâm; tổ chức hướng dẫn NDT sử dụng Trung tâm hiệu quả.

- Giải đáp thông tin theo yêu cầu; công tác văn phòng, tô chức sự kiện,

hội nghị hội thảo liên quan đến hoạt động Trung tâm

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm

GIÁM ĐÓC

_ PGĐ, P.GD

KIEM TO TRUONG TO KIÊM TO TRUONG TO

XU LÝ TÀI LIỆU DỊCH VỤ THÔNG TIN

THƯ VIỆN THƯ VIỆN KHU

THƯ VIỆN KHU

Trang 34

- Nghiên cứu, ứng dụng chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động Trung tâm

- Vận hành các hệ thống thông tin số của Trung tâm.

- Khai thác các nguồn tài liệu điện tử.

Nghiên cứu và triển khai ứng dụng CNTT vào hoạt động Trung tâm.

1.3.3.2 Đội ngũ cán bộ

* Trung tâm hiện có tổng số 27 cán bộ được phân công làm tại 03 cơ sở,

cụ thê như sau:

Bảng 1.1: Độ tuổi của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm

STT | Độ Tuổi Số người Tỷ lệ (%) Ghi chú

Trang 35

lao động thường rat nhiệt huyết trong công việc, dé dang nắm bat kịp thời cácứng dụng công nghệ hiện đại để xây dựng, phát triển Trung tâm ngày một lớnmạnh.

Bảng 1.2: Tỷ lệ giới tính của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm

STT | Giớitính Số người Tỷ lệ (%) Ghi chú

nam giới của Trung tâm khá cao.

Bảng 1.3: Trình độ học vân của đội ngũ cán bộ của Trung tâm

STT Trình độ đào tạo Số người Tỷ lệ (%) Ghi chú

Cử nhân 15 55

24

Trang 36

Biểu đô 1.3 cho thây trình độ học vẫn của cán bộ Trung tâm cao Cán bộ

của Trung tâm đều có nên tảng là tốt nghiệp đại học chiếm hơn một nửa (55%)

tông sô cán bộ Sô cán bộ có trình độ Th.s cũng rât lớn (45%) và còn có 4% cán

bộ có trình độ ThS Đây là điều kiện rất thuận lợi để Trung tâm có thê tiến hành

đào tạo va nâng cao trình độ nghiệp vụ TT-TV cho cán bộ của mình.

Bảng 1.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tại Trung tâm

STT Chuyên môn Số người | Tỷ lệ (%) Ghi chú

Trang 37

8 | Quản lý văn hóa 01 3,70 ThS: 01

35 30 25 20

Tuy nhiên, hơn nửa số cán bộ Trung tâm (55%) tốt nghiệp đại học ngành

khác nên cần được bổ sung đào tạo thêm kiến thức qua các lớp nghiệp vụ

TT-TV và các lớp kĩ năng tin học, ngoại ngữ để làm việc dé dàng và chuẩn nghiệp

vụ hơn Đáp ứng mục tiêu phát triển của Trung tâm dé ra là trở thành Trung tâmtri thức số trong giai đoạn tới

Trên tông sô 27 cán bộ, Trung tâm được điêu phôi nguôn nhân lực của mình tại 03 cơ sở như sau:

26

Trang 38

Bảng 1.5: Số lượng cán bộ của Trung tâm phụ trách ở các cơ sở

STT Cơ sở phục vụ Số người Tỷ lệ (%) Ghi chú

1 | Cơ sở Thư viện khu A 21 78

2 | Cơ sở Thu viện khu B 04 15

3 | Cơ sở Hà Nam 02 07

4 | Téng 27 100

Biểu đồ 1.5: Số lượng cán bộ của Trung tâm phụ trách ở các cơ sở

90 80 70 60

50 40 30

20 10

Nhà trường hiện nay Việc phân chia này nhằm đáp ứng thông tin cho các hoạt

động học tập, giảng dạy và NCKH của sinh viên tại các cơ sở đào tạo của Nhà

trường.

1.4 Đặc điểm và nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm

Trên cơ sở hoạt động cua NDT tại trường Đại học Công nghiệp, Trung

tâm hiện nay có 03 nhóm NDT cần phục đó là: NDT là cán bộ lãnh đạo, quản

lý; DT là cán bộ nghiên cứu, giảng day; NDT là người học (Nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên, )

27

Trang 39

Bảng 1.6: Số lượng NDT từng nhóm tại Trung tâm

STT Nhóm NDT Số người | Ty lệ (%) | Ghi chú

I1 | Cán bộ lãnh đạo, quan lý 385 4,0

2 | Cán bộ nghiên cứu, giảng day 1562 16,2

3 | Người học 7700 79,8

Biểu đồ 1.6: Số lượng NDT từng nhóm tại Trung tâm

= Can bộ lãnh dao, quan ly

= Can bộ nghiên cứu giảng day

1.4.1.1 Đặc điểm NDT là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý chiếm 4% trong tổng số NDT nhưng đây

là những người đóng góp vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển của

trường Đội ngũ này gồm Ban giám hiệu, cán bộ lãnh đạo Đảng, đoàn thể,Trưởng, Phó các khoa, Phòng, Trung tâm, Công ty Họ vừa là khách thé, vừa

là chủ thể của thông tin trong Nhà trường Các cán bộ lãnh đạo vừa mang chứcnăng quản lý, vừa thực hiện xây dựng chiến lược phát triển của Nhà trường.Chính vì thế thông tin phục vụ họ phải là những thông tin mang tính tổng hợp vàchính xác cao.

28

Trang 40

1.4.1.2 Đặc điển NCT là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhu cầu tin vừa rộng vừa sâu, họ cần những thông tin sâu về lĩnh vực quản lý nhưng cần cả những thông tin về đối tượng bị quản lý và các loại môi trường xung quanh Họ cần những thông tin mang tính logic cao, kip thời, côđọng, súc tích và chính xác.

Nhu cầu tin của nhóm nay rất phong phú, đa dang Một phan cán bộ lãnhđạo, quản lý tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, vì vậy ngoải nhữngthông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Công Thương cần thiết cho công tác lãnh đạo thì nhu cầu tin của nhóm người này cũng chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn mà họ phụ trách Hình thức

phục vụ thường là cung cấp các thông tin chuyên dé, tong quan, tổng luận, các

bản tin nhanh, với các phương pháp phục vụ đa dạng, linh hoạt theo từng yêu

cầu và tình huống cụ thé

1.4.2 Nhóm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

1.4.2.1 Đặc điểm NDT là cán bộ nghiên cứu, giảng day

Theo bảng và biểu đồ 1 6, nhóm cán bộ giảng viên nghiên cứu, giảng dạychiếm 16.2% Đây là nhóm có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, tinhọc cao Họ là người chuyên giao tri thức, kiến thức cho học sinh, sinh viên, là

những người tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của Trường Vì tham gia

giảng dạy nên họ thường xuyên phải cập nhật kiến thức chuyên ngành mới, bổxung những kiến thức về khoa học, xã hội trong thời kỳ mới Cán bộ giảng dạy

là những người “truyền lửa” cho sinh viên, kich thích quá trình sáng tạo, giúp

các em hăng hái trong học tập và nghiên cứu Do vậy, thông tin phục vụ cho nhóm này là thông tin chuyên sâu, có tính thời sự, có tính lý luận và mang lại

thực tiễn cao với các ngành như: Kinh tế, Thời trang, Điện tử, Công nghệ thôngtin, Du lich Hinh thức phục vụ thường 1a cung cấp các thông tin chuyên dé,chon lọc, thông tin tai liệu mới về các chuyên ngành, các tạp chí khoa học

nước ngoai.

1.4.2.2 Đặc điểm NCT là cán bộ nghiên cứu, giảng day

29

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN