1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Quan niệm của C. Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay

197 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm của C. Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay
Tác giả Nguyen Thi Thanh Huyen
Người hướng dẫn PGS,TS Ho Si Quy, TS Nguyen Anh Tuan
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 49,51 MB

Nội dung

Sự pháttriển mới của chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện ý kiến cho rằng, liệu xã hội tưbản chủ nghĩa có phải là xã hội làm tha hoá con người hay chính những điều kiện vật chất trong xã hộ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ THANH HUYEN

Chuyén nganh : CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62.22.80.05

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIET HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS,TS Hồ Sĩ Quý

2 TS Nguyễn Anh Tuan

HÀ NOI - 2008

Trang 2

MỤC LỤCPHAN MỞ ĐẦU - 5-5523 SEEEEEEEE21221211211211211211 211211211 1 xe 1CHƯƠNG!: CƠ SO LY LUẬN VA THUC TIEN CHO SỰ HÌNH

THÀNH QUAN NIEM CUA C MAC VE THA HOÁ 11

1.1 Co sở lý luận của quan niệm về tha hoá của C Mác 11 1.2 Tinh hai mặt của nền sản xuất tư ban chủ nghĩa - cơ sở thực tiễn

cho nghiên cứu của C Mác về tha hod - 5 2+s+cs+ss 35

CHƯƠNG 2: SỰ PHAN TÍCH CUA C MAC VE CAC HÌNH

THUC THA HOA VA CON DUONG KHAC PHUC THA HOÁ DE

PHAT TRIEN CON NGƯỜI 00 ccssssesssssssssssseeessneeessnececsneeecnnecesnneeesnneeenees 48

2.1 Những quan niệm chu yêu của C Mác về tha hoá _ 482.2 Các hình thức tha hoá chủ yếu - 2-2 2252+£2+£+EzEzrerrred 65 2.3 Ban chat và nguyên nhân của tha hoá -2- 2 255z+s2 79 2.4 Quan niệm của C Mác về con đường khắc phục tha hoá dé phát

triển toàn điện con người - 2-2 2 2+E++E++E+2EzEEzrrrerrered 93 CHƯƠNG 3 VẬN DUNG QUAN NIEM CUA C MAC VE CON

DUONG KHAC PHUC THA HOA DE PHAT TRIEN CON NGUOI

Ở VIỆT NAM HIEN NAY ouccccccccccccscssessesscssessessessessessessessessessessesseeseeseess 108

3.1 Hiện tượng tha hoa ở Việt Nam nhìn từ lý luận của C Mác về tha hoá

¬— 109

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tha hoá để phát triển

con người Việt Nam hiện nay -.- 555 ++*c+seeesseess 144

KẾT LUẬN 2-5252 SE2E22E12E12112112171212111 1111111111 erred 171

DANH MUC CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA DA

CONG BO LIEN QUAN DEN LUAN AN

TAI LIEU THAM KHẢO

Trang 3

PHẢN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1 Trong thế ky XX, nhờ tận dụng được những ảnh hưởng của cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ và lợi dụng được những lợi thế trong tương quanvới hệ thống xã hội chủ nghĩa mà chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi

to lớn và không kém phan bat ngờ Thế giới tư bản chủ nghĩa đã tạo ra điều kiệngóp phần phát triển xã hội và giải quyết các mâu thuẫn vốn có của nó Sự pháttriển mới của chủ nghĩa tư bản đã làm xuất hiện ý kiến cho rằng, liệu xã hội tưbản chủ nghĩa có phải là xã hội làm tha hoá con người hay chính những điều kiện vật chất trong xã hội tư bản hiện đại lại giúp cho con người được tự do phát triển

hơn.

Trong khi đó, sau hơn 70 năm tồn tại, phát triển, bên cạnh những thành

tựu đạt được, chủ nghĩa xã hội lại bộc lộ những mặt trái với mong đợi và trái

với mô hình lý thuyết của Mác Một trong những mặt trái đó là sự tồn tại củahiện tượng tha hoá Tha hoá không chỉ là sản phẩm tàn du của xã hội cũ, màcòn là những hiện tượng nảy sinh từ cơ sở kinh tế — xã hội ngay trong lòng xãhội mới Chính sự quan liêu, yếu kém của bộ máy nhà nước là một trongnhững nguyên nhân tạo ra tha hoá, cuối cùng dẫn đến sự khủng hoảng của cả

hệ thong chính tri xã hội chu nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Vấn đề là ở chỗ, học thuyết Mác về xã hội nói chung, quan niệm của Mác về tha hoá nói riêng đúng hay không đúng và có giá trị như thế nào trongđiều kiện hiện tại Để có cái nhìn khách quan về vấn đề này, việc trở lạinghiên cứu một cách có hệ thống quan niệm của các nhà kinh điền mácxít vềvan dé tha hoá là một yêu cau bức thiết hiện nay Điều đó, một mặt góp phanlàm rõ giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của học thuyết Mac trong bối cảnhlịch sử hiện nay, mặt khác góp phần lý giải tính khách quan của con đường

Trang 4

xây dựng một xã hội đân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn

minh mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

2 Việt Nam đang thực hiện công cuộc đổi mới nhằm thực hiện mục

tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Sau hơn hai mươi năm thực hiện

đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng, chúng ta đã đạt được những thànhtựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng Nhờ đổi mới, Việt Nam đã vượt quakhủng hoảng, bước vào thời kỳ ổn định và phát triển mới Cùng với nhữngthành tựu trên lĩnh vực kinh tế, diện mạo đất nước đã có nhiều thay đôi tíchcực trên các lĩnh vực khác, tạo nên bước phát triển vượt bậc được cộng đồngthế giới ghi nhận Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường, trong khi có tác dụngthúc đây mạnh mẽ sự phát triển của đất nước, thì những mặt trái của nó trong đời sống xã hội như phân hoá giàu nghèo, quan liêu, tham nhũng, tha hoá đạođức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng trở thành những vấnnạn nồi cộm thu hút sự quan tâm, lo lắng của toàn xã hội

Trên thực tế, thực tiễn xây dựng đất nước đang đặt ra rất nhiều van dé

mà lý luận cần phải giải đáp: Nhận thức và đánh giá sự tha hoá trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay nghiêm trọng đến mức nào, dé

có thái độ và phương pháp đối xử đúng với bản chất của nó trong xã hội ViệtNam; băng cách nao dé hạn chế, loại bỏ những hiện tượng tiêu cực và tha hoátrong đời sống xã hội, loại bỏ tình trạng quan liêu, biến chất trong một bộ

phận công chức bộ máy Đảng và Nhà nước

3 Thực tiễn thế giới và Việt Nam như vừa nêu đòi hỏi phải nhận thứcsâu sắc hơn nữa về lý luận tha hoá của các nhà kinh điển mácxít Trong bốicảnh hiện nay, quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin sẽ là căn cứ tincậy dé chúng ta nhận thức và giải quyết các van đề về xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển con người Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn

câu hóa và hội nhập quôc tê.

Trang 5

Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi chọn “Quan niệm của C Mác

về tha hoá và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay”làm đề tài nghiên cứu của luận án này

2 Tình hình nghiên cứu

Tha hoá là van đề được nhiều hoc giả trong giới nghiên cứu triết họcquan tâm Ngay từ rất sớm, đầu những năm 20 (thế kỷ XX), những công trìnhnghiên cứu về tha hoá đã xuất hiện Năm 1923, trong công trình nghiên cứucủa G Lucatso (Georg Lukacs): “Vat hod và ý thức của giai cấp vô sản”(Reification and the Consciousness of Proletariat), quan niệm về tha hoá đãđược nghiên cứu Trong tác phẩm nay Lucátsơ đưa ra quan niệm về “vật hoá”, về ý thức của giai cấp công nhân đối với tha hoá và đấu tranh chống thahoá Theo Lucatso thì vật hoá là sự tha hoá của lao động phát triển sang bảnthân ý thức khiến cho quan hệ giữa người với người chuyển sang quan hệgiữa vật và vật, làm cho giai cấp công nhân không thể đứng lên chống lại thahoá Ông cho rằng vật hoá chỉ là một loại ý thức giả, chỉ cần vạch trần ý thứcgiả này ở góc độ lý luận thì có thé làm thức tỉnh được giai cấp công nhân có ý thức về sứ mệnh lịch sử của mình.

Tiếp sau là loạt các công trình nghiên cứu quan niệm của Hêghen vàMác về tha hoá: “Héghen trẻ” (The Young Hegel) (1938) của Lucatso; “Sw

vật hoa con người và bái vật giáo hang hoa” (Reification of People and the

Fetishism of commodities) (1943); “Lý thuyét tha hoá: Sự tiếp tục của Mác từ

Héghen” (The Theory of alienation: Marxs debt to Hegel) của Raya Dunayevskaya

Vào cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thé ky XX, các nha

“Mác học” phương Tây và một số người theo “chủ nghĩa Mác phương Tây” lại day lên việc nghiên cứu quan niệm của Mác về tha hoá và van dé tha hoá trong chủ nghĩa xã hội Mục đích của họ là: thứ nhất, muốn đồng nhất triết

Trang 6

học mácxít với lý luận tha hoá; thứ hai, họ thối phông hiện tượng “tha hoá”,

áp dụng vào cả chủ nghĩa xã hội.

Đáng chú ý nhất trong số những công trình nghiên cứu của các nhà triết

học phương Tây là những nghiên cứu của các học giả thuộc trường phái

Phranphuốc (Frankfurt School) ở Đức Trường phái này đã tiếp tục mở rộng

lý luận “vật hoá” mà Lucatso nêu ra trong tác phẩm “vat hoá và ý thức củagiai cấp Vô sản” kết hợp với quan điểm thời kỳ đầu của Mác về tha hoá dé đưa ra lý luận mới về thống trị Theo trường phái này thì thống trị có nghĩa là vật hoá đã thâm thấu vào ngóc ngách của cá tính con người, nó làm cho conngười không nhận ra được sự tha hoá của mình mà còn cảm thấy thoả mãnvới những điều kiện vật chất mà xã hội tư bản chủ nghĩa đem lại, do đó nóngăn cản cả hoạt động giải phóng giai cấp và giải phóng cá nhân Đại biểutiêu biểu của trường phái này là H Mácquidơ (Herbert Marcuse) Ông đã cónhững nghiên cứu khá sâu quan niệm của Mác về tha hoá qua phan: “Mdcbàn về lao động tha hoá” (Marx on Alienated labour), trong tác phẩm “Ly

tính và cách mạng” (Reason & Revolution) (1941) Trong đó Mácquidơ phân

tích quan niệm của Mác về quá trình lao động, sự tha hoá lao động và sự thủ

tiêu lao động tha hoá H Mácquidơ là người phân tích khá sâu phép biện

chứng của Mác về sự phát triển xã hội Trên cơ sở quan niệm của Mác về thahóa, Mácquidơ cũng như các nhà lý luận của trường phái Phranphuốc khăngđịnh, quan niệm của Mác về sự tha hoá con người vẫn đúng trong xã hội tưbản hiện đại Mácquidơ cho rằng, trong xã hội ngày nay tuy cuộc sông vậtchất phong phú nhưng bản chất con người cũng bị tha hoá chưa từng có.Trong hai tác pham sau đó: “Con người một chiểu ”(One — Dimentional Man)

(1964) và “Phản cach mạng và khởi nghĩa” (Counterrevolution and revolt) (1972), Mácquidơ đã đưa ra cơ sở lý luận cho việc phê phán chủ nghĩa tư bản

cực quyền Theo ông chủ nghĩa cực quyền hiện đại đã thành công trong việc

Trang 7

nuôi dưỡng “nhu cầu giả” Nó lôi kéo mọi người chạy theo sự tiêu dùng vô hạn, không mang lại cho con người hạnh phúc đích thực, biến những ngườivừa có nhu cau vật chất, vừa có nhu cau tinh thần thành những con người mộtchiều, hoàn toàn bị dục vọng vật chất chi phối Điều tai hại là những thành tựu vật chất của chủ nghĩa tư bản làm cho con người lầm tưởng rằng hiện thựchiện hữu là xã hội tốt đẹp nhất cho mọi người, từ đó mà tự giác giúp cho chế

độ tư bản vận hành một cách có hiệu quả Trong xã hội hiện đại con người

không tự giác nhận thấy cảnh ngộ tha hoá của mình, ảo giác tự chủ cá nhân đãđánh lừa họ, khiến họ không nhận ra bản chất đích thực là cuộc sống của họ

bị thao túng Chính điều đó làm cho con người tự giác từ bỏ nhu cầu giải phóng

khỏi mọi sự tha hoá, mọi sự thao túng.

Một mặt khẳng định quan niệm của Mác về tha hoá trong xã hội tư bản

chủ nghĩa vẫn đúng trong xã hội hiện đại, nhưng mặt khác trường phái

Phranphuốc cũng phủ nhận quan niệm của Mác về vai trò chủ thể lịch sử củagiai cấp vô sản Họ đi tìm chủ thể của cách mạng từ bên ngoài xã hội Đó là những người ở thế giới thứ ba và những người thuộc “phái tả mới” trong xãhội công nghiệp hiện đại mà thành viên chủ yếu là những người lang thang,tầng lớp thanh niên trí thức và sinh viên.

Giới lý luận của các Đảng Cộng sản Pháp và Anh, cũng đưa ra những

nghiên cứu về vấn đề tha hoá trong quan niệm của Mác cũng như về vấn đề thahoá trong chủ nghĩa xã hội Theo đó hình thành hai loại ý kiến khác nhau về vẫn

đề tha hoá trong học thuyết Mác Loại ý kiến thứ nhất cho răng, “tha hoá” làquan niệm trọng tâm của triết học, là một trong những chủ đề vĩnh cửu của triếthọc, là “chất men trong tư tưởng của Mác” Loại ý kiến thứ hai, phản đối ý kiếntrên và cho rằng không phải tư tưởng của Mác về tha hoá có vị trí như vậy

Về van dé tha hoá trong chủ nghĩa xã hội cũng có hai loại quan điểm:một loại quan điểm cho rằng đến chủ nghĩa xã hội đã có thể khắc phục được

Trang 8

tha hoá; một loại khác cho rằng, chỉ đến chủ nghĩa cộng sản thì tha hoá mới

được xoá bỏ.

Ở nước ta, đến những năm 90 của thế kỷ XX mới có những bài viết đầutiên về vấn đề tha hoá Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp vàchuyên biệt về các quan niệm tha hoá trước Mác, mà chỉ có một SỐ công trìnhlịch sử triết học, trong đó it nhiều có đề cập đến quan niệm tha hoá của các triếtgia như tác phẩm: “Vấn dé tu duy trong triết học Hêghen”, Nxb, CTQG HàNội, 1999, của Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp Trong tác phẩm này, cáctác giả thông qua việc trình bày vấn đề tư duy với tư cách là vấn đề trung tâmcủa triết học Héghen đã đề cập đến quan niệm của Hêghen về sự tự tha hoá và

sự lột bỏ tha hoá như quá trình tự vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối

Trong những năm gần đây đã xuất hiện một số bài viết về quan niệmtha hoá của Mác TS Nguyễn Anh Tuấn trong bài: Quan niệm của C Mác về tha hoá - đăng trong tác phẩm “Con người và phát triển con người trong quan

niệm của C Mác và Ph Ăngghen”, Nxb CTQG HN, 2003 - đã phân tích sự

phát triển tư tưởng của Mác về tha hoá dựa vào những tác phẩm của ông theothời gian Tác giả đã luận giải tương đối có hệ thống quan niệm về tha hoácủa Mác, đánh giá những tư tưởng của Mác về tha hoá Ngoài bài viết trên,tác giả Nguyễn Anh Tuấn còn đi sâu khai thác quan niệm về tha hoá lao độngqua bài Quan niệm của C Mác về tha hoá lao động và bản chất con người (qua “Ban thảo kinh tế - triết hoc năm 1844”), Tap chí Triết học, sô 10, 2003,

tr 24-28.

Cùng với hướng nghiên cứu trên còn có bài viết của tác giả NguyễnThế Nghĩa: Quan niệm của C Mác về tha hoá và sự giải phóng con ngườikhỏi tha hoá trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” đăng trong tạp chíTriết học, sô 10, 2003, tr 18-23; và bài viết của tác giả Trương Hải Cường:

Trang 9

Quan niệm của C Mác và Ph Ăngghen về lao động bị tha hoá và sự tha hoá của tôn giáo, đăng trong tap chí Nghiên cứu tôn giáo số 6, 2001, tr 3-6.

Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích quan niệm của

Mác về lao động bị tha hoá và giải phóng con người khỏi tha hoá qua tácphẩm “Bản thảo kinh tế — triết học năm 1844” Qua phân tích van dé lao động

bị tha hoá, tác giả Trương Hải Cường có đề cập đến quan niệm của Mác về van dé tha hoá tôn giáo.

Gần đây nhất, tác giả Pham Văn Chung đã xuất ban tác pham “Triét học Mác về lich sử”, Nxb CTQG, HN, 2006 Đây là công trình nghiên cứucủa tác giả về sự hình thành, phát triển quan niệm triết học Mác về lịch sử quacác tác pham của Mác và Ăngghen Khi phân tích quan niệm của Mác về laođộng sản xuất trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, tac giả

có phân tích quan niệm về lao động bị tha hoá của Mác, nhưng những nghiêncứu của tác giả này có định hướng rõ nét là hướng đến quan niệm triết học về

lịch sử của Mác chứ không đặt ra việc nghiên cứu quan niệm tha hoá của Mác

như một mục đích riêng.

Gan đây có bài viết của tác giả Trung Quốc Nguy Tiểu Bình: Mới quan hệ giữa sở hữu tư nhân và hiện tượng tha hoá, Tạp chí Triết học, số

2, năm 2008, tr.53- tr.60 Bài viết góp phần làm rõ mối quan hệ giữa sở

hữu tư nhân và hiện tượng tha hoá, trên cơ sở phân biệt các khái niệm: /ha

hoá ngoại sinh và tha hoá nội sinh Tuy nhiên, quan điềm về hai dạng thahoá trên được cắt nghĩa từ góc nhìn chủ quan của tac giả, còn cần một sự

tranh luận thêm.

Những công trình nghiên cứu trên đây đề cập trực tiếp đến quan niệmtha hoá của Mác nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào quan niệm của ông trong tácpham “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” Những nghiên cứu tổng quannhất về quan niệm tha hoá của Mác được tác giả Nguyễn Anh Tuấn phân tích,

Trang 10

tuy nhiên việc đi sâu phân tích bản chat và biểu hiện của những hình thức thahoá, chỉ ra lôgíc nội tại của chúng chưa được tác giả lưu tâm nhiều, vì vậy đây

là khía cạnh cần tiếp tục khai thác dé làm rõ sự khác biệt về chất trong quanniệm tha hoá của Mác với các triết gia trước ông.

Ngoài những công trình trên đây còn một số công trình khác có đề cập đến quan niệm tha hoá của Mác, nhưng chưa được trình bày một cách hệ thống

về những van đề mà luận án quan tâm, như công trình “Quan niệm của Mac vàAngghen về con người và sự nghiệp giải phóng con người”, Nxb CTQG Hà

Nội, 2003, của tác giả Bùi Bá Linh Hay công trình: “Marx nhà tu trởng của cdi

có thể”, hai tập, Viện thông tin khoa học xã hội xuất bản năm 1996 của học giảPháp, Michel VaDée Đây không phải là công trình mà tác giả khảo cứu riêng vềvan dé tha hoá, nhưng những tư tưởng của Mác về tha hoá qua một số tác phamkinh điển cũng được tác giả đề cập đến khi luận giải tư tưởng của Mác về tự đo

Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác đề cập ở những góc độ

khác nhau đến giá trị nhân văn, nhân đạo của học thuyết Mác.

Riêng đề tài tha hoá trong chủ nghĩa xã hội thì ở nước ta còn có rất

ít công trình nghiên cứu, cho đến nay bàn trực tiếp về vấn đề tha hoá trongchủ nghĩa xã hội mới chỉ có bài viết của Hồ Ngọc Hương: Tha hoá và chủnghĩa xã hội, đăng trên tạp chí Triết học, số 3, 1989, tr 32- 38 Trên cơ sở

phân tích sự tha hoá trong chủ nghĩa xã hội hiện thực tác giả đã phác thảo

một số biểu hiện của tha hoá ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội Những phân tích của tác giả chủ yếu giới han ở những biéuhiện của tha hoá trong thời kỳ phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá, tậptrung quan liêu bao cấp

Ngoài ra, năm 2002, dịch giả Nguyễn Quang A đã dịch sang tiếng Việtcuốn: “Hệ thống xã hội chủ nghĩa ” của tac giả Kornai Janos Đây không phải

là công trình lý luận về vấn đề tha hoá trong chủ nghĩa xã hội mà tác giả chủ

Trang 11

yếu phân tích tổng quan về kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong đó có dé cập đến

hệ thống quyền lực trong chủ nghĩa xã hội Nhưng những phân tích của tácgiả là một minh chứng cho thấy trong chủ nghĩa xã hội sự tha hoá trong lĩnhvực kinh tế, chính trị là có thực Tuy nhiên, nhiều nhận định của tác gia trong tác phâm này còn cần thiết phải tranh luận thêm.

Có thê nói, tha hoá không phải là vấn đề mới nhưng những công trình nghiên cứu về tha hoá ở nước ta chủ yếu mới dừng ở mức bài báo, vì vậy hệ vấn đề lý luận về tha hoá cần được đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thonghơn Hon nữa, về một van đề không mới nhưng những ý kiến được bay tỏtrong những điều kiện lịch sử khác nhau hay góc độ tiếp cận khác nhau, thìvẫn luôn xuất hiện những ý kiến mới.

Như nhiều học giả khăng định, lý luận Mác - Lênin không phải là thứ xơcứng giáo điều, ban thân các nhà kinh điền của chủ nghĩa Mác cũng không có ý định giải quyết toàn bộ mọi vấn đề đã được đưa ra mà chỉ vạch phương pháp luận cho việc nhận thức và giải quyết những vấn đề đó Như trên đã nói, đang còn rat it công trình nghiên cứu về tha hoá trong chủ nghĩa xã hội và nếu có cũnglại xuất hiện ở thời điểm cách xa hiện nay Những van đề do thực tiễn xây dựngđất nước đang đặt ra rất cấp thiết, nhất là khi chúng ta đang phát triển nền kinh tếthị trường định hướng XHCN, muốn làm sáng tỏ vấn đề đó chúng ta cần trở lại VỚI quan điểm của các nhà kinh điển mácxít về van dé tha hoá, khắc phục tha hoá Trên cơ sở nhận thức một cách sâu sắc quan điểm của Mác chúng ta sẽ có

cơ sở vững chắc dé luận giải hợp lý về thực tiễn Việt Nam, góp phần thúc day

sự nghiệp xây dựng đất nước, phát triển con người Việt Nam giai đoạn hiện nay.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích: Làm rõ tư tưởng của C Mác về tha hoá, về điều kiện va conđường khắc phục tha hoá để phát triển con người; trên cơ sở đó luận án tìm

Trang 12

hiểu về những biểu hiện của tha hoá ở Việt Nam, khuyến nghị một số giải pháp khắc phục tha hoá nhằm mục tiêu phát triển con người.

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của sự hình thành quan

niệm của C Mác về tha hoá

- Phân tích quan niệm của C Mác về tha hoá và những biểu hiện củatha hoá, con đường khắc phục tha hoá dé phát triển con người.

- Vận dụng quan niệm của C Mác, bước đầu tìm hiểu vấn đề tha hoá trong xã hội Việt Nam và khuyến nghị một số giải pháp chủ yêu nhằm khắcphục tha hoá dé phát triển con người Việt Nam giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng nghiên cứu

a Những tư tưởng cơ bản của C Mác về tha hoá

b Hiện tượng tha hóa ở Việt Nam hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án là học thuyết Mác - Lênin về con người và bản chất con người, về xã hội và phát triển xã hội.

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử Phương pháp chủ yếu được dùng trong luận án là phân tích - tổng hợp, thống nhất logic - lịch sử, đi từ trừu tượng đến cụ thể

6 Đóng góp của luận án

- Về lý luận: Luận án góp phan luận giải một cách có hệ thống quanniệm về tha hoá của Mác; luận giải trên phương diện lý luận vấn đề tha hoátrong thời kỳ quá độ đi lên CNXH Luận án góp phan khang định tinh đúngđắn và giá trị nhân văn của học thuyết Mác trong thời đại ngày nay

- Về thực tiễn: Luận án góp phần làm rõ hiện tượng tha hoá và ý nghĩa của việc khắc phục tha hoá đối với phát triển con người Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay.

10

Trang 13

7 Kêt cầu của luận án: Ngoài phân mở đâu, kết luận và danh mục tải

liệu tham khảo, luận án gồm ba chương8 tiết.

11

Trang 14

Chương]: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN CHO SỰ HÌNH THÀNH

QUAN NIEM CUA C MÁC VE THA HOÁ

1.1 Cơ sở lý luận của quan niệm về tha hoá của C Mác1.1.1 Quan niệm trước C Mác về tha hoá

Mác không phải là người đầu tiên trong lịch sử triết học nghiên cứu vềvan dé tha hoá, vì vậy quan niệm của ông về tha hoá phan nào cũng là sự kế

thừa tư tưởng của những người đi trước.

Dựa theo cuốn “Từ điển triết học” (Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1986) thì nguồn gốc tư tưởng về tha hoá có thể tìm thấy ở những đại diện của phong trào Khai sáng Pháp (Rútxô) và Đức (Gơtơ, Sinlo) “Về mặt khách quan, tư tưởng đó biéu hiện sự phản kháng tinh chất phản nhân văn của các quan hệ tưhữu” [142, tr.529] Về sau van dé tha hoa đã được nghiên cứu trong triết họccủa Héghen và Phoiobac, có thé coi chúng là cơ sở lý luận trực tiếp của quanniệm của Mác về tha hoá

* Quan niệm của G Héghen về tha hod

Phạm trù “tha hoá” được bắt đầu hình thành trên nền hệ vấn đề chính trị

- xã hội về sở hữu và nhà nước trong các tác phẩm của các nhà triết học duy vật Pháp thé kỷ XVII - XVIII, trong các suy tư của các nhà lý luận khi bàn về

“Khế ước xã hội” Dau tranh giai cấp ở thời kỳ cách mạng tư sản thé ky XVII(ở Anh) và trước cách mang tư sản Pháp thé kỷ XVIII đã kích thích các nhàtriết học xây dựng khái niệm “tha hoá”

Khi khái niệm “tha hoá” bắt đầu được hình thành trong chủ nghĩa duytâm cô điển Đức như là phạm trù triết học, thì trước đó đã có những quanniệm về tha hoá kinh tế - xã hội do các nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII nêu ratrong sự phê phán các quan hệ phong kiến Nói riêng, trong số các nhà triết học Đức, Phíchtơ là người đầu tiên dùng khái niệm “tha hoá” Nhờ khái niệm

12

Trang 15

đó Phichtơ đã diễn đạt sự kiện sinh ra “không phải Tôi”, xa lạ và đối lập với

“Tôi”, nhưng lại được tạo lập bởi chính “Tôi”.

Ở Phíchtơ và những người kế tục gần gũi với đường hướng triết họccủa ông, tha hoá biéu thị bước chuyền của tinh thần vào trạng thái vật chất xa

lạ với nó và sự sắp đặt bởi tôn tại khác đó của tinh thần thành những gongcùm cho chính nó Nội dung kinh tế - xã hội của “tha hoá” lúc đó còn bị thần

bí hoá và che đậy Thông qua tính đa ngữ nghĩa của từ Fremd - xa lạ và xa

cách (tức là bi mat tinh chí cốt, thậm chí thành thù địch), Phíchtơ đi đến một kết cầu tha hóa khác so với ở Rútxô, mà Héghen là người tiếp tục phát triển.

Có thé nói rằng, những kết quả mà Héghen đạt được là đỉnh cao nhấttrong sé các nghiên cứu triết học đã được tiến hành trong lịch sử triết họctrước Mác “Tha hoá” là một trong những phạm trù vừa mang tính hệ thống,vừa mang tính năng động quan trọng nhất của triết học Hêghen Nó mang tính

hệ thống theo nghĩa là chiếm cứ một vị trí xác định trong hệ thứ bậc các phạmtrù của triết học Hêghen, nó xuất hiện không phải một lần mà ở tất cả các tácphẩm trong đó Héghen trình bảy triết học Tinh thần Còn nó mang tính năngđộng theo nghĩa thâm nhập vào toàn bộ hệ thống của ông như là một trongnhững “đòn bảy phương pháp luận” để xây dựng hệ thống

Thuật ngữ “tha hoá” (entfremdung), chưa được Hêghen dùng trước khi

viết “Hiện tượng học tinh thần”, tuy nhiên trong các tác pham trước đó, ôngcũng đã có những ý tưởng về khái niệm này Trong bài viết về “Tình yêu”(Liebe), ông xem Tình yêu (Sau này là “sự sống” và trong “Hiện tượng họctinh thần” là ‘tinh thần”) là tiến trình từ sự thống nhất sơ khai, ấu tri trải qua

sự đối lập đến sự tái hợp nhất tối hậu “Tình yêu” khôi phục sự thống nhấtgiữa những cá nhân, giữa cá nhân và thế giới nhưng không hoàn toàn thủ tiêu

cá nhân.

13

Trang 16

Sau đó, trong bài viết về đạo Kytô, ông xem sự xung đột bên trong con người giữa “tình cảm” và “trí tuệ” là giai đoạn tất yêu của sự phát triển tinhthần, nhưng cho rang chúng chỉ có thé tái hợp nhất trong tôn giáo, vì trong tôngiáo “Tình yêu và phản tư được hợp nhất” Tôn giáo cho phép con người vượtlên khỏi cuộc sống hữu hạn để hợp nhất với “sự sống vô tận”, hay với “tinhthần” bao trùm cả vũ trụ.

Thuật ngữ “tha hoá” được Hêghen dùng và diễn đạt khá rõ nét ngay ở

tác phẩm “Hiện tượng học tinh thần”.

Mác gọi “Hiện tượng học tinh thần” của Hêghen là cội nguồn thực sự

và “bí ân” của học thuyết Hêghen, tức là cái chìa khoá mà có được nó ta cóthể mở toang cánh cửa đi vào nội dung quý giá của học thuyết này Điều nàycũng hoàn toàn đúng với van đề tha hoá Trên thực tế trong tác phẩm này củaHêghen đã có những phác thảo về phép biện chứng của bước chuyển mangtính tha hoá từ chân lý thành sai lầm, lý tính thành giác tính, thống trị - bị trị,

tự do - lệ thuộc và nô lệ.

Theo Héghen, tinh thần tuyệt đối trực tiếp hay gián tiếp bị tha hoáthành tự nhiên, thành các thể chế và các đồ vật do con người tạo ra Và tất cả

các quá trình tha hoá đó dường như là mặt trái của sự vận động của ý niệm

tuyệt đối về chính mình, sự vận động đến sự hiện thân trọn vẹn như là sự tựnhận thức Quá trình vận động, phát triển của ý niệm tuyệt đối được Hêghen

lý giải là quá trình tự tha hoá và lột bỏ tha hoá của nó Có thé tóm lược quátrình đó như sau: Y niệm tuyệt đối tự tha hoá dé trở thành giới tự nhiên, sau

đó tinh than lại tự vượt bỏ hình thức giới tự nhiên và phóng chiếu sự tồn tạicủa nó trong lịch sử — xã hội, trong văn hoá tinh thần và tự kết thúc sự vận

động của nó ở giai đoạn ý thức cá nhân, giai đoạn ý thức xã hội Và giai đoạn

cao nhất là lúc ý niệm tuyệt đối kết thúc quá trình tự vận động của nó dướihình thức tôn giáo, nghệ thuật và triết học

14

Trang 17

Cách luận giải của Hêghen về tha hoá tương ứng với nguyên tắc của ông về đồng nhất tư duy và tồn tại hoá ra giống hệt như quá trình ban thé luận phô quát Từ sơ đồ bản thể luận phổ quát trên đây thì chính sự khách quan hoácủa tinh than là bản thân sự tha hoá Đó cũng chính là phương thức bảo tồn sựtồn tại của chính ý niệm tuyệt đối Và bất kỳ quá trình nào trong số chúng -nhận thức luận hay bản thể luận, thì theo Héghen, cũng đều nhất định diễn rathông qua mặt đối lập của mình và sau đó tha hoá nhất định phải được vượt

bỏ và khắc phục: tỉnh thần quay trở về với chính mình qua đầy rẫy những đớn đau cực hình và những thử thách trải nghiệm day thông thái Chân ly đạt tớitính trọn vẹn và tuyệt đối, thế giới được lý tính rọi sáng hoàn toàn Lập trườngcủa Héghen trong van dé tha hoá day lạc quan, có thé cảm thấy điều đó khắpnơi trong “Hiện tượng học tinh thần”

Chính trong “Hiện tượng học tinh thần”, Hêghen đã khảo sát sơ đồ nồitiếng về sự cải biến mang tính tha hoá của “thống trị” thành “bị trị” và sự chuyền hoá “Nô” thành mặt đối lập của mình Hêghen mô tả biện chứng của

tính tự tri va tinh phi tự tri cua tự ý thức qua các hình tượng “chủ nhân” va

“người làm công bị cưỡng bức” Các hình tượng đó hoà quyện vào mạng lưới

các biến có lịch sử - triết học phức tạp: đấu tranh giữa chủ và người làm công

- đó vừa là “chiến tranh” kiểu Héracolit, vừa là “dau tranh của tat cả chống lạitat cả” kiều Hốpxơ Nhưng trong mọi biến thiên thăng trầm của mối quan hệqua lai đó giữa Chủ và Nô vốn cũng có thé được đặt một cách tự nhiên vao hệthống các khái niệm của xã hội phong kiến, thì sơ đồ đó vẫn mang một ý bàiphong kiến xác định Tuy nhiên, cũng cần nhận ra việc ở Hêghen còn ân dấu

cả những lời chỉ trích xã hội tư sản [Xem 55, tr.434- 455].

Trong cuộc đâu tranh giữa “Chủ” và “Nô”, quá trình biện chứng của sự tha hoa và sự “vượt bỏ” tha hoá luôn diễn ra kê tiêp nhau Cuộc đâu tranh đó

được Héghen diễn giải dưới hình thức cuộc tranh cãi, đấu tranh giữa các tự ý

15

Trang 18

thức đối lập lẫn nhau, làm cho “cá nhân chống cá nhân” Cuộc đấu tranh củachúng đạt đến đỉnh điểm căng thăng và “mối quan hệ (Verhalnis) [hay “tìnhhuống”] của hai Tự - ý thức được quy định theo kiểu chúng tự chứng tỏ(bewahren) và chứng tỏ cho nhau thông qua cuộc chiến đấu mắt còn” [55,

tr 441] Kẻ thất bại trong cuộc chiến này nếu như chưa chết, sẽ trở thành Nô

Người nào phải phục tùng ý chí của kẻ khác, sẽ phải có ý thức nô lệ, còn ông

chủ phan chan thay rang, giờ đây ông ta đã có quyền hoàn toàn không thé bịchia xẻ cho những người làm công bị khuất phục và toàn quyên sai khiến bắtphục vụ các nhu cầu của mình Còn “Nô” với tư cách cá nhân bị tha hóa đãtrở nên bất lực và thấy rằng, họ chỉ còn lại mỗi việc là lao động không phải

cho mình mà cho kẻ khác Héghen cũng chỉ rõ trong cương vi là “Chủ”, người

đó hoàn toàn có quyền hưởng thụ những sản phẩm trong quá trình sản xuất vàđạt được sự thoả mãn trong việc hưởng thụ nó, nhưng kẻ đó không thể thoảmãn nhu cầu của mình một cách đơn độc mà phải phụ thuộc vào kẻ sản xuất

ra vật, tức là “Nô” Điều đó có nghĩa là giờ đây “tính không độc lập tự chủ” chuyền hoá từ vật sang chủ, bởi lẽ chủ đã biến thành phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của kẻ tôi tớ của mình, trong khi đó kẻ tôi tớ (“Nô”) càng ngày càng

trở nên độc lập - tự chủ và tự bản thân đang hoá ra làm chủ tình hình Bây giờ

cá nhân “chủ” đã bị tha hoá, còn “nô” được giải phóng khỏi tha hoá, quan hệ

giữa bọn họ bị lật ngược, chuyên hoá thành mặt đối lập, chủ dường như bịbiến thành “nô” còn “nô” thành “chủ” Sự việc ở giai đoạn phát triển này củacác quan hệ đi đến chỗ là:

Việc làm nô, khi hoàn tất tiến trình, sẽ chuyên thành cái đối lập vớinhững gi nó đang tồn tại trực tiếp, [nghĩa là] với tư cách là ý thức bị day

ngược lại vào trong chính nó, nó [ý thức làm Nô] sẽ đi vào trong chính

mình và tự đảo hóa ngược lại (umkehren) thành sự độc lập - tự chủ chân thực [55, tr 449].

16

Trang 19

Không cần thiết phải phê phán chỉ tiết toàn bộ cái kết cấu trừu tượng,phần nhiều là xa rời thực tế về các dữ kiện lịch sử của cuộc đấu tranh giữa các

cá nhân ở đây chỉ diễn ra ở địa hat tinh than, chỉ có các “tự ý thức” đấu tranhvới nhau, chính xác hơn là các phạm trù đã được nhân cách hoá đấu tranh vớinhau Trong kết cấu đó Héghen đã cố dung hoà các mặt đối lập: tha hóa được

“vượt bỏ” bởi nhận thức, còn sự đối kháng lẫn nhau - bởi “sự thừa nhận” tinh thần khác lạ Sự phê phán những hư cấu như thế của Hêghen đã được nhiềutác giả tiến hành Đối với chúng tôi quan trọng là làm thế nào đồ thức tha hoá

đã nêu lại được chính Héghen đặt vào sơ đồ rộng hơn của tha hoá lao động và

sự loại trừ tha hoá đó, tức là “giải tha hoá” lao động.

Trong “Hiện tượng học tỉnh thần”, Hêghen khảo sát lao động như làquá trình hai mặt Một mặt, tinh thần con người bị trói buộc xiéng xich tronglao động, diễn ra sự tha hoá nó thành lao động và mặt khác, thành kết quả củalao động Thực chất, không phải tha hoá lao động, mà đúng ra tất cả chỉ có thahoá tinh thần thành lao động

Thành quả của lao động - đặc biệt là đối với các cá nhân khác - thực là

“một hiện thực xa lạ, ở bên ngoài; và họ phải thay thế nó băng hiện thực củariêng họ để thông qua việc làm, họ có được ý thức về sự thống nhất của họ

99với hiện thực ”; “trong thành quả của minh, ý thức nhận ra sự đối lập giữa việc làm va tồn tại” [55, tr 824; 825] Lao động làm đối tượng hoá các sứcmạnh bản chất của cá nhân con người, và hăn điều đó có nghĩa là, ở mức độnày hay khác làm cho chúng không chỉ rời xa ở khoảng cách nhất định khỏitinh thần, mà chủ yếu là thành xa lạ với nó

Lao động làm phát triển con người, và Hêghen cho rằng gốc rễ của mọilao động đã bắt nguồn từ tinh thần (mọi lao động ở Héghen đều là quá trìnhtinh thần), cho nên lao động cũng có nghĩa là quá trình tự sản xuất con người,

17

Trang 20

tôn cao họ lên Đồng thời cả giới tự nhiên hoang dã được tha hoá về bản thê

từ lâu trước lao động cũng được nâng cao đến tinh than.

Như vậy, sự tha hoá tinh thần con người (ngầm hiểu là lao động tinhthần thuần tuý hoá thành những thao tác đối tượng - vật thể) thành các sảnphẩm của lao động hoá ra ở Héghen đồng thời là quá trình ngược lại trong đótinh thần đã hoàn thiện và đang hoạt động hoặc là đã bắt đầu được giải phóngkhỏi sự tha hoá hoặc là chuẩn bị sẵn sàng cho sự giải phóng đó, và đồng thời

“cuốn” về mình giới tự nhiên vô cơ và hữu cơ Sự tha hoá của tinh thần thành lao động không chỉ mang trong mình dấu ấn của sự giải phóng đang đến gầnkhỏi tha hoá, mà còn tự bản thân đặt khởi đầu cho sự giải phóng tương lai đó

Như thế là nảy sinh hai xu hướng chế định lẫn nhau kiến giải vai tròcủa lao động con người: lao động trói buộc tinh thần bằng tính đối tượng vậtchất, nhưng cũng chính nó làm cho tinh thần trở thành chủ nhân của tự nhiên

và hoa than mình thành tự nhiên Héghen nêu không rõ lắm sự khác biệt vàtương tác lẫn nhau giữa hai xu hướng đó Ngay cả ở những tác phẩm muộn hơn về sau điều này cũng không được soi tỏ rõ ràng.

Hêghen biết rõ mặt tiêu cực của lao động trong xã hội tư sản, trong đó

“rất nhiều người buộc phải lao động mang tính ngu xuan, không lành mạnh và

không được đảm bảo - lao động trong các nhà máy, công trường thủ công,

ham mỏ ” [156, tr 222]

Héghen viết rằng, sự tăng trưởng của công nghiệp không chi dan đến

sự gia tăng của cải, mà cũng còn dẫn đến cả sự chia cắt và hạn chế của laođộng đặc thù và do đó, dẫn đến sự phụ thuộc và ban cung hoa cua giai cap bibuộc chặt vào lao động do Điều đó cũng gan với việc ho mat kha nang camnhận va hưởng thu hon nữa tu do va đặc biệt là những ưu thế tinh thần của xã

hội công dân.

18

Trang 21

Kết cục Hêghen thực sự thừa nhận rằng “Xã hội công dân cho ta thấy trong các mặt đối lập đó và trong sự giao hoà của chúng không chỉ bức tranh của sự xa xỉ quá bắt thường, một sự thừa mứa, mà còn của sự ban cung va một quái thai chung cho cả thé chất và tinh thần” [156, tr.213].

Héghen coi tất cả các mặt đối lập đó là những hậu quả tiêu cực của sự

phân công lao động và tha hóa trong “xã hội công dân”, nhưng ông lại không

thấy cội nguồn của chúng (bao gồm cả nguồn gốc của tha hoá) là ở chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, và thế cũng có nghĩa là không thấy được nhữngmặt tiêu cực hơn, không phát hiện ra sự tha hoá của chính lao động Phải gầnmột phần tư thế kỷ nữa trôi qua thì tha hoá lao động mới được Mác trẻ làm rõ

Như vậy, trong đặc trưng hai mặt của các chức năng xã hội của lao

động Héghen vẫn chưa làm rõ van đề tha hoá ở lĩnh vực thực tiễn lao động sản xuất của con người Héghen không ít lần tuyên bố rằng, “bản thân vật chất không chứa đựng bat kỳ chân lý nào cả” Theo ông, chủ nghĩa duy vật là mộtsai lầm, bởi lẽ thể hiện như là ý thức bị vật hoá, bị tha hoá Thực ra thì chínhchủ nghĩa duy tâm và phương án thô thiên của nó — tôn giáo mới là sự tha hoáchân lý thành sai lầm

Những diễn biến của “ý thức bất hạnh” là một trong những nút điểmtuần tự quan trọng nhất của “Hiện tượng hoc tinh thần” Và về thực chat ở đây

là tập hợp những nắc thang và phương án phát triển khác nhau của tha hoáqua các biến thể phong kiến và tư sản Trong số các mẫu hình tha hoá đó thì

tình trạng cua thời Khai sáng và của hình tượng kém theo nó giữ một vai trò quan trọng Theo Héghen, sự dao luyện văn hoa mang tính khai sáng cùng với

sự hạn chế của niềm tin thơ ngây của nó vào sức mạnh vạn năng của tri thức

lý tính, với những quan niệm hời hợt của nó về những phương cách đạt tới thểchế xã hội ly tưởng va với sự bất lực trước cái ác xã hội, đã là một trong sỐ

các hiện tượng tha hoá.

19

Trang 22

Việc Hêghen phê phán sự tha hóa phong kiến đã tạo điều kiện làm rõ

những mặt tích cực của hệ tư tưởng khai sáng phản phong, trong khi đó thì việc phê phan sự tha hoá mang tính tư sản lại tương thích với chuyện Héghen

xếp chính Khai sáng vào số các hiện tượng tha hoá.

Trước Hêghen sự kiện triết học khai sáng Pháp từng là sự chuẩn bị tưtưởng cho cuộc đấu tranh cách mạng cuối thế ky XVIII, đã được biết rộng rãi, và những người hay nêu và bàn luận nhiều nhất về nó không phải là

những người bảo vệ cuộc cách mạng này, mà là những nhà tư tưởng theo

đuôi sự phục hồi chế độ phong kiến quý tộc Quan điểm của Héghen đặc biệt ở chỗ, sự phê phán của ông đối với Khai sáng là phê phán sự pháttriển xã hội tư sản sơ kỳ không phải từ lập trường bảo vệ chế độ phongkiến, mà từ lập trường phản phong Hơn thế cả khai sáng Pháp lẫn hệ tưtưởng chính trị Giacôbanh đều được ông hiểu như là hai nắc khoét sâu của

sự tha hoá tinh than

Các nhà Khai sáng chuẩn bị cuộc cách mạng chính tri, còn nhữngngười Giacôbanh, theo ý Hêghen lại biến khủng bố cách mạng thành tự mục đích vô nghĩa Héghen coi dân chủ cách mạng như là “sự mất trí của thời đại mới”, trong đó dân chúng không biết là đang tạo ra cái gì, cũng không biết là đang muốn gì Dưới ngòi bút của Hêghen tính sáng tạo và lòng dũng cảm cách mạng bị khoác cái áo ngang bướng nỗi loạn của tinh thần chủ quan vốn đang tạm thời bị tha hoá khỏi cơ sở thực thể của mình, tự nâng lên chống lại

nó và còn chưa thấu hiểu nghĩa vụ của mình phải hòa hoãn với nó.

Nhưng việc phê phán hệ tư tưởng Khai sáng không buộc Héghen phải

khước từ phê phán các hình thức tha hoá tôn giáo “Ý thức nô lệ” qua nhiềuhình thái trung gian đạt tới giai đoạn “ý thức bất hạnh” tự xé lẻ trong ThiênChúa giáo, ở đó “Ý THỨC BÁT HẠNH (DAS UNGLUCKLICHE BEWUSSTSEIN) là ý thức về chính mình như là về cái bản chất bị nhân

20

Trang 23

đôi, chỉ [tự] mâu thuẫn [với chính mình]” [55, tr 491] Trong “Hiện tượng

hoc tinh thần”, Hêghen cương quyết coi toàn bộ hệ tư tưởng Thiên Chúa giáodưới mọi màu sắc là hệ tư tưởng bị tha hoá từ bên trong.

Tư duy của nó như là sự sùng mộ không gì hơn là những tiếng chuôngngân loạn xạ, hay một vang huong tram 4m áp [nhưng] mù mit, một lỗi

“tư duy” theo kiểu âm nhạc không đạt đến được độ cao của khái

niệm ở đây chỉ có sự vận động bên trong của tâm thức (Gemuth)

[sự xúc cảm] thuần tuý; tâm thức này xúc cảm về chính nó, nhưngnhư là xúc cảm một cách đau đớn về sự phân đôi [giằng xé của tâm hon] Đó là su van động của một sự hoài vọng (Sehnsucht) vô hạn

[55, tr 501-502].

Và rất có thé những lời da phá lừng danh của Mác trẻ về tôn giáotrên các trang “Niên giám Pháp - Đức” đã bắt nguồn không chỉ từ câu nóicủa Cantơ về tôn giáo như là “thuốc phiện” Những lời của Mác về tôngiáo như là “tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức” [78, tr 570] hao haogiống với những lời vừa dẫn ra trên đây của Hêghen trẻ Trong “Triết họctôn giáo” của Hêghen về già người ta đã không thê tìm thấy điều gì tương

tự như thé Ông cố đưa tôn giáo vào đồ thức vận động của tinh thần tuyệt đối đến chính mình.

Giờ đây tất cả những dạng tha hoá đã được ghi nhận và khảo sát ở trêntheo mức độ quan trọng của chúng ở Hêghen trẻ đã lần lượt chiếm cứ vị trícủa mình trên những thang bậc tha hoá phô biến của “tinh thần thế giới” Sựtha hoá trong hệ thống quan hệ “chủ” và “nô” đã được gán ép phần nhiều vào khuôn khô của sự cảm nhận thé giới cô đại, sau đó một cách nhất quán kế tiếp nhau là các trạng thái tha hoá thế giới quan khắc kỷ, hoài nghi và Thiên Chúa

giáo Không thứ nao trong sô chúng mang lại sự giải phóng cho con người va

21

Trang 24

tinh thần của nó Tiếp theo trong “Hiện tượng học tỉnh thần” là các phần

“Cộng đồng thú vật mang tinh tinh thần”, “Sự đào luyện văn hoá”, “Ngôn ngữ

z

323, 66 A4”

của Khai sáng”; “tự do tuyệt đôi” và “sợ hãi” khủng bố Giacôbanh như là các

giai đoạn khoét sâu mãi sự tha hoá.

Trong “Hiện tượng học tinh thần”, Hêghen đã truyền bá sự tha hoá(vốn dan dan gia tăng mức độ căng thăng và bi kịch) ra gần như toàn bộ, nếukhông phải là toàn bộ lịch sử loài người Mác viết: ở Hêghen

Những phan nói về “ý thức bất hạnh”, về “ý thức trung thực”, về đấutranh của “ý thức cao quý và ý thức thấp hèn” , bao gồm trong nó -mặc dau dưới hình thức bị tha hoá - những yếu tố có tính chất phê pháncủa tron nhiều lĩnh vực như tôn giáo, nhà nước, sinh hoạt công dân

[92, tr 225-226].

Tư tưởng về tinh phổ quát của tha hoá tương ứng với ý tưởng củaHêghen trong “Triết học lịch sử” (1830) muốn chỉ ra làm thế nào mà quá trìnhlịch sử được sinh ra từ mâu thuẫn giữa tính quy luật nội tại của tỉnh thần thếgiới và hoạt động của con người bị thần bí hoá thông qua “sự láu linh lý tính”.Không phải ngẫu nhiên mà Lênin trong “Bút ký triết học” đã thừa nhận ởHêghen có những mầm mống của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Gán sự tha hoá cho toàn bộ lịch sử nhân loại, Hêghen còn áp đặt nó cho

tất cả các lĩnh vực hoạt động con người Không ngạc nhiên là, cả trong lịch sử

tôn giáo ông cũng đã vạch ra các hình thái tha hoá tôn giáo và mọi hình thái

của nó đều là bị tha hoá cả Nhưng do chủ nghĩa duy tâm của ông mà conngười tự ý thức “sau khi thừa nhận tôn giáo là sản phẩm của sự tự tha hoá,con người vẫn cho rằng mình được xác nhận trong ton giáo với tinh cách là

tôn giáo” [92, tr 237].

Héghen không vạch ra những đặc thù kinh tế - xã hội của từng giaiđoạn lịch sử tha hoá Ngay cả ở học thuyết về tỉnh thần khách quan trong

22

Trang 25

“Triết học tinh thần”, “Triết học pháp quyền” và “Triết học lich sử”, khi nóiđến thời đại của mình và ngầm hiểu rất rõ các thể chế xã hội tư sản, phápquyên tư sản, đạo đức và luân lý, thì ông van ưa dùng thuật ngữ “xã hội công

dân” hơn Thuật ngữ đó luôn đa nghĩa: đó vừa là xã hội “dân sự” vừa là xã hội

“tư sản” Bởi thế không phải vô cớ mà Hêghen ghép cả một số hình thứcchính trị tiền tư sản (kiểu quân chủ - quý tộc) mà ông ưa thích vào số cácnguyên tắc của xã hội tư sản Đồng thời ông phê phán tha hoá không chỉ ở xãhội phong kiến hậu kỳ, mà ngay cả ở xã hội tư sản

Héghen cũng không thê xác định chính xác phương thức “vượt bỏ”tất cả các dạng tha hoá thông qua nhận thức Do bản thân tri thức chỉ trởnên khá hoàn thiện ở thang bậc cao nhất của “tinh thần tuyệt đối” trongtriết học và nói cho chặt chẽ, chỉ trong triết học duy tâm tuyệt đối củaHéghen, cho nên chỉ có giới thượng lưu triết học của nhân loại mới có thé

có được tự do tối thượng, nghĩa là tự giải phóng hoàn toàn khỏi tha hoá.Chỉ có nhà triết học duy tâm và hơn thế là nhà duy tâm khách quan mới cóquyền nói rang, tinh than đã khép kín sự vận động sinh thành của mình

trong tri thức, mới trở nên trưởng thành, mạnh mẽ và tự do, mới hoàn toàn

vượt bỏ được sự tha hoá Theo Mác, ở Hêghen hoá ra là “tồn tại con người đích thực của tôi là tồn tại của tôi trong triết học” [92, tr 239] Nhưng đó

đã là lập trường duy tâm, không tưởng và đồng thời còn xa mới là dân chủ Hêghen tin tưởng rằng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa xoá bỏ hoàntoàn tha hoá Nhưng ông lại không thể chỉ ra những phương cách hiện thựcđạt tới điều đó Trong mọi trường hợp cũng phải đánh giá đúng linh cảmcủa Hêghen: ông đi đến kết luận răng, “ý thức thuần tuý” tư sản không thểkhắc phục được bat kỳ khiếm khuyết tran thế nào [ Xem 55, tr 1046-1053]

Sự thất vọng của Hêghen trước ý thức khai sáng ở mức độ nhất định

cũng là sự that vọng của ông trước “chuân mục” tư sản Ong đã cảm thay sự

23

Trang 26

nghèo nàn của các lí tưởng tư sản: khi mọi định kiến và những điều mê tínlam nhảm đã bị đào tận gốc, trốc tận rễ thì tiếp theo sẽ là cái gi? Không phải

ngẫu nhiên mà Khai sáng bước vào mâu thuẫn với chính mình Trong khi kiên

trì sự hoà đồng các thể chế và trật tự tư sản cùng với phong kiến hậu kì, hy vọng vào tương lai đầy thoả hiệp xã hội đó cho nước Đức, thì Hêghen cho đến cuối đời vẫn như khi còn trẻ, nói chung vẫn là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản day tâm trạng thoả hiệp ở Đức những năm 20 - 30 thé ki thứ XIX Cũng

có vài sự tiến hoá trong các quan điểm của ông, nhưng chúng không đủ dẫn đến sự thay đổi căn bản các tư tưởng chung về tha hoá.

Các tác phẩm của Hêghen đã khảo sát van dé tha hoá một cách tông hợp, bao hàm trong mình các cách tiếp cận chung triết học, nhận thức

luận, xã hội và lịch sử - văn hoa Theo quan niệm của Héghen thì tha hoá

chính là quá trình tỉnh thần trở thành mặt đối lập với nó là giới tự nhiên

và trong sự tu vận động cua nó, tinh thân sẽ vượt bỏ hình thức tha hoá đó

để trở về với chính nó.

Có thể hy vọng rằng, những nghiên cứu sau này sẽ khám phá tiếpnhững điểm mới của hệ vấn đề này, bởi lẽ ngay cả những sai lầm cũng rất đáng được biết dé rút kinh nghiệm, chứ chưa nói gì đến chuyện chúng không

hề làm giảm những thành tựu đáng kể của ông Mác thiên tài đã rút ra từ

chúng “hạt nhân” hợp lý.

* Quan niệm của L Phoiobắc về tha hoá

Cũng như các nhà triết học Đức ở thời kỳ này, Phoiơbắc đặc biệt quantâm đến vấn đề chống sự tha hoá tôn giáo Quan niệm về tha hoá tôn giáo củaPhoiơbắc được luận giải trước hết trên cơ sở quan niệm duy vật của ông về giới

tự nhiên Héghen xuất phát từ tinh thần dé giải thích về tự nhiên, coi tự nhiên chi

là sự tự tha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoiobac đã phê phan quan niệm đó nhưsau:

24

Trang 27

Vật chất là sự tự tha hoá của tinh than Cho nên bản thân vật chất có được tinh thần và lý tính, nhưng đồng thời nó lại bị coi là bản chất

không thực tại, không chân thực, vì chỉ có bản chất sống lại từ tha hoá

đó, tức bản chất đã thoát khỏi vật chất, khỏi cảm tính, mới được hiểu làbản chất hoàn thiện, đạt tới hình thức chân chính của nó Do đó, ở đâythế giới tự nhiên, vật chất và cảm tính đã bị phủ định giống như tựnhiên do tội tô tông làm bại hoại đã bị phủ định trong thần học” [79, tr.214-215].

Theo Phoiobic, tự nhiên là hiện thực duy nhất, ngoài tự nhiên và con người thì không còn gì khác nữa Y thức, cảm giác chỉ là kết qua quá trình

con người phản ánh giới tự nhiên vào bộ óc con người trong quá trình sinh

sông của mình Tuy nhiên, khi giải thích về sự xuất hiện của tôn giáo, lại danđến kết quả là ngoài tự nhiên, con người, còn có cả thần thánh, Thượng dénữa Phoiơbắc giải thích như thé nào về cội nguồn và ban chat của hiện tượng

họ Việc nghiên cứu đó cần dựa vào sức mạnh của lý tính Phoiơbắc viết:

“Đối với tôi, trước đây, cũng như bây giờ, điều quan trọng nhất là làm sáng rõbản chất tối tăm của tôn giáo bằng ngọn đuốc của lý tính” [116, tr.4 - dan theo] Trên cơ sở ay, Phoiơbắc cắt nghĩa sự xuất hiện của tôn giáo từ hai nguồn gốc cơ bản: Nguồn gốc tâm lý và nhận thức.

Trước hết, tiền đề cho sự xuất hiện của tôn giáo là trạng thái tâm lý củacon người Chính xúc cảm của con người trước những hiện trạng khổ đau hay

hạnh phúc của đông loại là nguôn gôc sâu xa của của tôn giáo Trong xã hội

25

Trang 28

nguyên thuỷ khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, con người luôn bị lệ thuộcvào những điều kiện tự nhiên xung quanh mình, thì tất cả những tác động của

tự nhiên đến đời sống của họ đều gây nên những cảm giác sợ hãi, bất lực (nếu

họ gặp những bất hạnh) hay sự ngưỡng mộ, biết ơn, sung sướng (nếu họ gặpnhững điều hạnh phúc) Chính trạng thái tâm lý này đưa con người đến niềmtin vào sự tồn tại của những lực lượng siêu nhiên như ma quỷ, thánh thần,Thượng dé Vì vậy “Tôn giáo là sự phản ánh thời thơ ấu của nhân loại, hay là: trong tôn giáo con người là đứa trẻ Đứa trẻ không thực hiện ý muốn của mìnhbằng sức mạnh của nó, phải nhờ đến một tồn tại mà nó cảm thấy lệ thuộc”[116, tr 5 — dẫn theo] Như vậy theo Phoiơbắc, về mặt nguồn gốc thì tôn giáo

có cơ sở từ tình cảm lệ thuộc của con người, mà trước hết là lệ thuộc vàonhững hiện tượng tự nhiên xung quanh mình Phoiobắc viết rang tat cả những

an tượng mà giới tự nhiên tạo cho con người thông qua các giác quan đều

có thể trở thành lý do của sự sùng bái tôn giáo Tâm lý sợ hãi của con người trước những lực lượng tự nhiên, tự phát thống trị con người đã đưa họ đếnviệc coi chủ thé của những hiện tượng đó là những thực thể siêu nhân - thựcthê có tính thần thánh Về điều này Phoiơbắc viết:

Quan niệm về sức mạnh vô biên như là đặc tính cơ bản của thần thánh xuất hiện và phát triển trong con người, đặc biệt khi con người so sánhhành động của minh với hành động của tự nhiên Con người không thétạo nên cây cỏ, không làm nên bão tố và thời tiết, không thé làm sáng loé như chớp, gào thét như sắm tất cả những hiện tượng tự nhiên nàyvượt trội sức mạnh của con người, làm cho con người cảm thấy bắt lực.Chính vì vậy, thực thể tạo nên các hiện tượng đó đối với con người làmột thực thé siêu nhân- thực thé có tính thần thánh [116 — dẫn theo]

Tôn giáo còn có cơ sở từ sự sợ hãi của con người trước hiện tượng có

tính quy luật của đời sống con người, là cái chết Con người nguyên thuỷ

26

Trang 29

không hiểu con người là tồn tai sinh học, đã là người thì phải có sinh có tử, do

đó họ cho rằng cái chết chính là sự trừng phạt con người bởi thánh thần Từ

đó mà nảy sinh niềm tin vào thần thánh “đặc biệt là cdi chết làm nảy sinh ra

sợ hãi, ra tín ngưỡng vào Thượng dé” [69, tr 51- dẫn theo] Theo Phoiobac,

tôn giáo có cơ sở từ tâm lý sợ hãi của con người trước những hiện tượng xảy

ra voi đời sống con người Tâm lý đó làm nảy sinh tình cảm về sự lệ thuộc của con người vào những lực lượng tự nhiên xung quanh mình Như thế, tôngiáo nảy sinh từ tình cảm về sự lệ thuộc của con người

Mặt khác, việc phát sinh các quan niệm về tôn giáo nói chung, vềThượng dé nói riêng gan liền với sự phát triển các khả năng nhận thức của conngười Phoiơbắc quan niệm con người không phải là kết quả sự tha hoá củatinh thần như Hêghen quan niệm, mà là sản phẩm phát triển của tự nhiên, làchủ thé của ý thức Tư duy, ý thức của con người là thuộc tinh của một dang vật chất có tô chức cao là bộ óc con người Nhờ khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá mà con người hình thành nên các khái niệm phản ánh về hiện tượng tự nhiên Nhưng con người lại đi đến chỗ tuyệt đối hoá những khái niệm đó biếnchúng trở thành những cái ton tại thực, quay lại chi phối cuộc song cua ban

thân minh Nhu vậy, chính nhờ kha năng tu duy trừu tượng ma con người tao

nên những biểu tượng tôn giáo, nhưng cũng con người biến chính sản phamtinh thần của mình trở thành cái ton tại bên ngoài cảm giác, tư duy của conngười

Chúng ta có những ví dụ trực quan sinh động dé chứng minh rang, trongnhững biểu tượng tôn giáo nói chung, con người biến cái chủ quan thànhcái khách quan, nghĩa là làm cái tỒn tại trong tư duy, trong tri giác, trongtưởng tượng của mình thành cái tồn tại ngoài tư duy, ngoài tri giác, ngoài

tưởng tượng [116, tr 9].

27

Trang 30

Đó cũng là phương cách để con người đi đến thừa nhận sự tồn tại của Thượng dé Thượng dé là giới tự nhiên trừu tượng, nghĩa là được trừu tượng

từ trực quan cảm tinh, được tưởng tượng, va biến thành một khách thể, thànhmột vật tồn tại của lý trí

Từ sự phân tích trên đây, có thé thay theo Phoiobắc, tôn giáo xuất hiện

từ khả năng tưởng tượng của con người khi khả năng đó gắn liền với chính sự

“ngu đốt” của con người “Sự ngu dốt của con người là không thê lường được

và sức tưởng tượng của nó là không giới hạn; sức mạnh của giới tự nhiên, do

sự ngu dốt của chúng ta mà mất cơ sở, và do tưởng tượng của chúng ta mà

mất giới hạn, trở thành sức mạnh vạn năng của thần” [69, tr 69 - dẫn theo].

Như vậy tôn giáo có nguồn gốc nhận thức từ chính khả năng tư duy trừutượng của con người vốn cho phép họ sáng tạo ra các biểu tượng tôn giáo,nhưng cũng chính do trình độ nhận thức của mình còn hạn chế mà con người

đã biến chính những biểu tượng đó thành những lực lượng tồn tại khách quanchi phối đời sống của mình Theo đó Thượng dé siêu hình không phải là cái gìkhác mà là sự tập hợp, là toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tựnhiên, mà con người, nhờ vào sức tưởng tượng, tức là băng phương pháp táchrời như thế khỏi vật tồn tại cảm tính, khỏi vật chất của giới tự nhiên, lại lầnnữa đem biến thành một chủ thể hay là một vật tồn tại độc lập

Từ quan niệm về nguồn gốc của tôn giáo, Phoiơbắc giải thích về banchất của nó như sau:

Bí mật của tôn giáo, xét đến cùng, không phải chỉ là bí mật của sự kếthợp, trong cùng một vật tồn tại, ý thức và cái vô ý thức, ý chí và cái

không do ý chí, cái toi va cái không - tôi liên hệ khang khít với nhau

trong con người Nhưng con người không hiểu và không chịu được cái

sâu xa của bản thân nó và chính vì vậy, nó đã đem bản thân nó phân ra thành một “cái tôi” không có “cái không - tôi” mà nó gọi là Thượng đê,

28

Trang 31

và một “cái không - tôi” không có “cái tôi” mà nó gọi là giới tự nhiên”

[69, tr 68 - dẫn theo]

Phoiơbắc đã truy tìm bản chất tôn giáo trong bản chất con người và thực chất tôn giáo chỉ là sự thể hiện bản chất con người dưới hình thức thần

bí, dưới hình thức bi tha hoa Phoiơbắc viết rằng:

Bản chất thần thánh không là cái gì khác như là bản chất con người,bản chất đó được giải phóng khỏi những giới hạn cá nhân, nghĩa là khỏi

những con người vật lý hiện thực, được khách quan hoá, được nhìn

nhận như một bản chất độc lập xa lạ Bởi vậy, mọi xác định về thầnthánh có liên quan đến việc xác định bản chất con người” [117, tr 15 -

dẫn theo]

Do vậy, theo Phoiơbắc /ôn giáo là bản chất của con người đã bị thahoá Con người tự biến những sản phẩm tinh than của mình, biến cdi thuộc vềbản chất mình thành một lực lượng khách quan xa lạ mà con người phải lệthuộc vào Tôn giáo nói chung và Thượng đề nói riêng chính là kết quả củaviệc đem bản chất khách quan coi như là vật ton tại chủ quan, bản chất củagiới tự nhiên, coi như là khác với giới tự nhiên, coi như là bản chất của conngười, bản chất của con người coi như là khác với người, coi như là bản chất

không phải người.

Từ sự phân tích về bản chất của tôn giáo, Phoiơbắc đã đi đến luận điểm đúng dan rang: không phải Thượng dé sáng tạo ra con người mà chính con người sáng tạo ra Thượng dé Và vì vậy Thượng dé là thé hiện sự tha hoáchính bản chất con người Trong tôn giáo, con người tự phân thân, con ngườiđối lập mình với Thượng dé Thuong dé là cái vô hạn, còn con người là hữuhạn Thượng dé là cái hoàn thiện, còn con người là không hoàn thiện Thượng

dé là thánh than, con người là tội lỗi

29

Trang 32

Phoiơbắc không đi xa hơn trong việc vạch ra cơ sở kinh tế - xã hội của

tôn giáo, ông mới chỉ bước đầu chi ra sự gan liền giữa tôn giáo với nhữngchuyền biến trong đời sống chính trị - xã hội Đặc biệt Phoiobac không hè đềcập đến hiện tượng tha hoá lao động như là nên tảng của sự tha hoá conngười, bởi lẽ trong quan niệm của ông, con người chỉ là “thực thể tự nhiên”, hoạt động chủ yếu của con người là hoạt động nhận thức tự nhiên Chính vìvậy khi coi tôn giáo là sự tha hoá ban chat con người, Phoiơbắc cho rang détrả lại bản chất cao quý cho con người thì biện pháp duy nhất là nâng caonhận thức cho con người và thay thế tôn giáo cũ (Cơ đốc giáo) bằng một tôn giáo mới- tôn giáo tình yêu Đối với nhà triết học Đức này thì nhận thức vàtình yêu chính là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề xã hội và con người.Tình yêu là phép lạ có thê giúp giải quyết mọi khó khăn của con người trongcuộc sống và do đó “những vết tích cuối cùng của tính chất cách mạng trongtriết học của ông đều biến mất hết và chỉ còn lại cái điệp khúc cũ kĩ: Hãy yêunhau đi, hãy ôm nhau đi, không cần phân biệt nam nữ và đăng cấp - thật làmột giấc mơ thiên hạ thuận hoà” [7, tr 425]

Phoiơbắc xuất phát từ sự thực là sự tự tha hoá về mặt tôn giáo, tu sựphân đôi thế giới thành thế giới tôn giáo, thế giới tưởng tượng, và thế giới hiện thực Công việc của ông là hoà tan thế giới tôn giáo vào cơ sở trần tục của nó và biến ảo tưởng tôn giáo thành động lực của lịch sử Và “Ông khôngthấy rang, sau khi làm xong việc ấy rồi thì còn điều chủ yếu vẫn chưa làmđược.” [80, tr 10] Điều chủ yêu đó sau này đã được Mác thực hiện, đó là giảithích cơ sở của sự tha hoá tôn giáo từ “cơ sở trần tục”, sự tha hoá đó là do sự

tự chia cắt và sự tự mâu thuẫn của “cơ sở trần tục” ay.

Như vậy, nhìn chung tư tưởng về tha hoá đã xuất hiện từ khá sớm tronglich sử triết học phương Tây, có thé coi cội nguồn tư tưởng của quan niệm tha

30

Trang 33

hoá của Mác “ở những đại diện của phong trào Khai sáng Pháp (Rútxô) và

Đức” [142, tr 529] Nhưng phải đến triết học cô điển Đức, quan niệm về thahoá mới được định hình thành khái niệm và được luận giải một cách triết học.Chính Héghen là người đã “chuẩn hoá” về mặt khái niệm và sử dụng “thahoá” như một “mắt khâu” trong hệ thống triết học của mình

Quan niệm về tha hoá đã được các nhà triết học trước Mác đề cập đếndưới hình thức tha hoá xã hội, chính trị, tinh thần Rútxô đã chỉ ra bản chất sựtha hoá từ góc độ chính trị - xã hội, ở Héghen là tha hoá tinh thần và Phoiobac

là tha hoá tôn giáo Nhìn chung các nhà triết học Đức đã không đi sâu hơntrong việc chỉ ra cội nguồn của mọi hiện tượng tha hoá từ tha hoá trong lĩnhvực kinh tế, mà chủ yếu đều xuất phát từ tha hoá tinh than dé giải thích cănnguyên của mọi sự tha hoá, vì vậy con đường dé xoá bỏ tha hoá không phảithông qua hoạt động vật chất mà chỉ bằng hoạt động tinh thần Trên cơ sở kế

thừa quan niệm của những người đi trước, cùng với việc xác lập và trên lập

trường duy vật lịch sử, Mác đã đưa ra quan niệm khoa học, thể hiện sự khác biệt về chất so với quan niệm trước đây về tha hoá.

1.1.2 Quan niệm của C Mác về bản chất con người Mác đưa ra quan niệm về tha hoá không chỉ dựa trên nền tảng quan niệm tha hoá trước đó mà còn được luận giải trên cơ sở quan niệm của ông vềbản chất con người Chính dựa trên quan niệm về bản chất con người mà Máccắt nghĩa về sự tha hoá con người trong xã hội tư bản chủ nghĩa

Lý luận của Mác về bản chất con người dựa trên những nguyên tắc biệnchứng duy vật cơ bản về lịch sử Ý tưởng cơ bản của phương pháp nghiên cứubiện chứng tự nhiên và xã hội thé hiện rõ rệt ở chỗ: một sự vật nao đó chỉ cóthê được lý giải, nếu người ta nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển của nó, trong các mối liên hệ với các hiện tượng và sự vật khác, trong toàn bộ

sự tác động qua lại với hoàn cảnh cụ thể nhất định Điểm đầu tiên trong cách

31

Trang 34

tiếp cận của Mác về vấn đề con người chính là vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào nghiên cứu sự vận động của đời sống xã hội, của lịch sử nhân loại Từ đó Mác đưa quan điểm thực tiễn vào nghiên cứu con người Với việc

áp dụng quan điểm thực tiễn vào nghiên cứu, Mác đã đặt nền tảng cho mộtnhận thức mới, khoa học về con nguoi

Mac không xem xét ban chất con người một cách cô lập và phiến diện,

mà đặt nó trong mối quan hệ với tự nhiên, xã hội và con người, nghĩa là xem

xét con người trong tính hiện thực của nó Mác và Angghen viết:

Những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳtiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người tachỉ có thé bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi Dé là những cá nhân hiệnthực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ,những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạtđộng của chính họ tạo ra Như vậy, những tiền đề ấy là có thé kiểmnghiệm được bằng con đường kinh nghiệm thuần tuý [81, tr 28-29]

Xuất phat từ đó Mác đưa ra luận điểm nỗi tiếng về bản chất con người:

“ Ban chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhânriêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những

quan hệ xã hội” [80, tr 11].

Quan điểm lịch sử của Mác về con người xuất phát từ tính chất đặc thù

xã hội đặc trưng cho con người “Con người, theo nghĩa đen của nó, là mộtđộng vật xã hội, không những là một động vật vốn có tính hợp quan, ma con

là một động vật chi có thé tach riêng ra trong xã hội mà thôi” [83a, tr 855].Tính xã hội (thuộc bản chất con người) là loại hình đặc biệt của quan hệ giữangười với người nảy sinh từ quá trình sản xuất những phương tiện sinh hoạt

32

Trang 35

Khi chỉ ra bản chất xã hội của con người, Mác luôn nhắn mạnh rằng tính xã hội năm trong lịch sử, nơi diễn ra những biến đổi cụ thể của các quan

hệ giữa người với người trên cơ sở hoạt động sản xuất của họ

Một cách chung nhất có thé phân chia quan hệ xã hội thành quan hệ vậtchất và quan hệ tinh thần Các quan hệ sản xuất và quan hệ kinh tế thuộcphạm vi quan hệ vật chất, có ảnh hưởng quan trọng đối với toàn bộ cơ caumôi trường xã hội của con người Quan hệ sản xuất - quan hệ cơ bản giữa người và người - bao gồm: Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong

tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau, quan hệ về phân phối sảnphẩm

Như vậy bản chất con người không phải là trừu tượng, mà là cụ thểhiện thực, không phải năm ở tự nhiên, mà mang tính lịch sử, không phải là cáivốn có trong mỗi cá thé riêng lẻ, mà là tổng hoà của toàn bộ các quan hệ xã

hội.

Khi nói bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội có nghĩa làtất cả các quan hệ xã hội đều góp phần vào việc hình thành bản chất conngười chứ không riêng quan hệ nào Nhưng có ý nghĩa quyết định nhất là cácquan hệ sản xuất Tất cả các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sựquyết định của quan hệ này Chính quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất đã quyết định sự phân chia các thành viên trong xã hội thành những giai cấp khác nhau - giai cấp bóc lột và bị bóc lột Trong xã hội có giai cấp, bản chất con người mang tính giai cấp, đây là bản chất “hàng một” [Xem 120] Nó thường nỗi lên và có thé che lắp các khía cạnh ban chất khác của con người.

Theo Mác không phải chỉ có những mối quan hệ của xã hội hiện tồn mới quyết định bản chất của những người đang sống, mà con người còn phải

kế thừa những di sản của những thế hệ đi trước Quan hệ xã hội vừa diễn ratheo chiều ngang (đồng đại) vừa trải dài theo chiều đọc (lịch sử) Nói cách

33

Trang 36

khác ngoài bản chất giai cấp qua từng giai đoạn lịch sử của xã hội có giai cấp, con người của mọi giai đoạn lịch sử xã hội còn có bản chất chung Bản chất

chung con người và bản chất giai cap của các tang lớp người khác nhau biểuhiện mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Vì vậy đây là quan hệ khôngtách biệt của các thứ bậc - cái nhân loại và cái giai cấp trong bản chất con người Giáo sư Trần Đức Thảo đã nhận xét rằng, thoạt nhìn người ta dễ có

cảm tưởng quan niệm của Mác về bản chất con người về hình thức có vẻ nhưlàm mắt đi khả năng nhận thức được con người chung chung vì các quan hệ

xã hội thường bất định, bởi luôn luôn thay đổi Tuy nhiên, qua phân tích chứng tỏ rằng toàn bộ các quan hệ xã hội quy định bản chất của con ngườitrong những chừng mực nhất định không chỉ được hình thành trong một giai

đoạn cụ thê của lịch sử và thay đôi cùng với sự biến đổi của lịch sử mà còn là

một chỉnh thể của sự phát triển bất định, chúng được tạo ra trong lịch sử nhân

loại.

Bản chất con người nói chung (bản chất loài) là cái bị che dấu đằng saubản chất giai cấp của con người trong xã hội có sự phân chia giai cấp Sựthống trị giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp đã làm cho bản chất loàicủa con người, “tức là tinh người, bị che lấp, bóp méo, xuyên tac, xoay ngược” [120, tr 29] Do đó mà đấu tranh chống giai cấp bóc lột bao ham dau tranh chống tha hoá từ bề sâu mỗi người.

Mối quan hệ chặt chẽ giữa quan điểm của Mác về bản chất con ngườivới quan điểm duy vật lịch sử là vấn đề cốt lõi của mô hình con người theotriết học Mác Thừa nhận sự phát triển xã hội (cùng với nó là sự phát triển conngười) với tư cách là quá trình lịch sử tự nhiên, tức là thừa nhận rằng xã hộiloài người chịu sự quy định của các quy luật phát triển nhất định (quan điểm lịch sử cụ thể), và như vậy cũng là chỉ ra con đường cho con người nhận thứcnhững quy luật chi phối hành động của họ

34

Trang 37

Việc xem xét bản chất con người theo các cấp độ “hàng một” và “hàng hai” đưa Mác đến việc thừa nhận sâu hơn nữa “cái bản chất sinh vật học” Như vậy, việc thừa nhận ý nghĩa quyết định của mặt xã hội đối với việc hình thành bản chất con người không tách rời việc coi trọng đúng mức mặt tự nhiên của họ Ngay trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844”, Mac đã đưa ra quan niệm: “con người là tw nhiên có tinh chất người" [92, tr 230] Quan niệm đó đã khang định nhất nguyên luận của Mác về con người, với tu cách là thực thé thống nhất giữa mặt tự nhiên và xã hội Với tư cách là

“thực thé tự nhiên”, một mặt con người được phú cho những “lực lượng tựnhiên”, những “lực lượng sống” Những lực lượng đó tồn tại trong con ngườidưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu Mặt khác,con người cũng bị quy định bởi những đối tượng bên ngoài nó, những đốitượng không phụ thuộc vào nó Đó là những đối tượng cần thiết, căn bản đểthé hiện và khang định ban chất của con người

Điều đó có nghĩa là sự thống nhất giữa con người và tự nhiên là sựthống nhất thuộc bản chất con người Vì vậy vẫn đề không phải như BrunoBauer luận giải về sự tách biệt giữa con người với tự nhiên như hai “tồn tại”hoặc hai “hiện thực” tương phản và tách rời nhau từ đời nào, van dé là phảitìm hiểu tại sao sự thống nhất mang tính bản chất của con người với tự nhiên

đã biến mat trong thé giới hiện đại Trong điều kiện của nền sản xuất tư bản

chủ nghĩa tự nhiên trở thành lực lượng xa lạ với con người, vậy là cái lực

lượng bản chất người đã không còn thuộc về con người mà ở bên ngoài anh

ta.

Con người phụ thuộc vào tự nhiên và không thể đặt mình ngoài tựnhiên Những lực lượng và năng lực chính của con người dù vật chat hay tinhthần đều không xa lạ đối với tự nhiên, mà, ngược lại luôn quan hệ một cách

tât yêu với những sự vật và quá trình tự nhiên ở bên ngoài.

35

Trang 38

Đó là tư tưởng của Mác trong “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” Ông vẫn giữ nguyên tư tưởng đó trong “Hệ tư tưởng Đức”, rồi sau đó trong

“Tư bản” Hoạt động sản xuất vật chất nói chung đã hiện thực hoá sự thốngnhất giữa con người và tự nhiên Và theo trình độ lực lượng của mình mà conngười biéu lộ tiềm lực của tự nhiên và phát huy ban chất của mình.

Có thê hiểu theo quan niệm của Mác thì chính mặt tự nhiên là nềntảng của bản chất xã hội của con người Nhưng mặt tự nhiên thuộc bảnchất con người đó phải thông qua các quan hệ xã hội, cái tự nhiên nào ở con người cũng phải mang tính xã hội, đó là điều khác biệt căn bản giữa con người với con vật Vì vậy, Mác cho rằng hoạt động để thoả mãn nhucầu tự nhiên ở con người khác con vật, ở con người hoạt động này khôngphải là hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh vật mà đã mangtính xã hội Cố nhiên con người cũng có những nhu cầu như con vật như:

ăn uống, tính dục nhưng việc thực hiện nhu cầu đó ở con người và con

vật là khác nhau: một đằng làm theo bản năng, đăng khác hành động theo

ý thức Mác viết:

Con vật đồng nhất trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó Nó không

tự phân biệt nó với hoạt động sinh sống của nó Nó là hoạt động sinhsống ấy Còn con người thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống củamình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình Hoạt động sinh sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức hoạt động sinh sống có ý thức phân biệt trực tiếp con người với hoạt động sinhsống của con vật Chính chỉ vì thế mà con người là một sinh vật có tínhloài [92, tr 136].

Chính mặt xã hội đã làm cho mặt tự nhiên trong con người phát triển ở

trình độ cao hơn những động vật khác Thậm chí mặt tự nhiên trong con

người không ton tại bên cạnh, mà tồn tại ngay trong mặt xã hội.

36

Trang 39

Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản của con người,hoạt động đó cũng hoàn toàn khác với hoạt động sản xuất của con vật.Con vật chỉ sản xuất cái mà bản thân nó trực tiếp cần đến, chỉ sản xuất vì

bị chi phối bởi nhu cầu thé xác trực tiếp, còn con người sản xuất ngay cảkhi không bị nhu cầu đó rang buộc [Xem 92, tr 137] Và chỉ khi nào hoạtđộng không bị nhu cầu tổn tại thân xác ràng buộc thì hoạt động đó của

con người mới là hoạt động tự do Hoạt động lao động của con người

không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu vật chất mà còn vì những nhucầu tinh than.

Con vật chỉ xây dựng theo kích thước và nhu cầu của loài của nó, còncon người thì có thể sản xuất theo kích thước của bất cứ loài nào và ởđâu cũng biết vận dụng bản chất cố hữu của mình vao đối tượng: do đó

con người cũng xây dựng theo các quy luật của cái đẹp [92, tr 137].

Nhu vậy, chừng nao lao động cua con người là lao động sáng tạo thì

chừng đó lao động mới là hoạt động bản chất con người, còn lao động dưới sự cưỡng bức như là sự nô dịch đối với con người thì đó lại là biểu hiện sự bất

hạnh của con người.

Theo quan niệm của Mac, tính xã hội là đặc trưng của bản chất conngười, những đặc tính xã hội của con người xuất hiện như những đặc tính “tựnhiên” Con người là một thành viên tự nhiên của một cộng đồng hay của một

tâp đoàn xã hội, đơn giản vì anh ta thuộc vào đó một cách tự nhiên Tính xã

hội của bản chất con người không loại bỏ mà còn bao hàm trong nó các đặc

tính sinh học của con người.

1.2 Tính hai mặt của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở thựctiễn cho nghiên cứu của C Mác về tha hoá

Xã hội tư bản chủ nghĩa là một nắc thang trong tiến trình phát triển của

xã hội loài người Kỷ nguyên tư bản chủ nghĩa được bắt đầu từ thế kỷ XVI, vì

37

Trang 40

ở thé kỷ này người ta đã tao ra và phát triển được những điều kiện cho sự phát triển sau này của chủ nghĩa tư ban: các tang lớp tư sản ngân hàng và thươngmại năm trong tay cả những tài sản vô tận lẫn những mạng lưới ngân hàng vàtài chính; các nhà nước nắm những phương tiện chính phục và thống trị; mộtthé giới quan coi trọng của cải và sự làm giàu [xem 11, tr 53] Tuy nhiên,khởi đầu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ thực sự bắt đầu ở thế

kỷ XVII với sự phát triển của công trường thủ công

Việc lập ra các công trường thủ công, bắt lao động thủ công nghiệp phụctùng những thương nhân - chế biến đang áp đặt luật lệ của họ lên laođộng này, việc lập ra các xưởng chế biến đầu tiên, đó chính là sự khởiđầu thiết lập một phương thức sản xuất mới nhằm tổ chức toàn bộ nền sản xuất (s) dé tạo ra một giá trị gia tăng ( ), từ đó có thé thực hiện được

lợi nhuận [1 1, tr 81].

Bước sang thé kỷ XVIII, với sự xuất hiện của xưởng máy, chủ nghĩa tưbản khăng định vị trí cùng phương thức sản xuất riêng của nó Sự phát triểncủa các thị trường (trong nước và thế giới), sự mở rộng những trao đối làmcho nền sản xuất ngày càng phát triển Với các cuộc cách mạng Pháp và Mỹ,với sự phát triển của “cách mạng công nghiệp”, một thời kỳ mới được mở ra,đánh dau sự đi lên không thé chậm trễ hơn của chủ nghĩa tư bản Bước sangthế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản đạt đến sự phát triển vượt bậc nhờ tiến hànhcuộc cách mạng công nghiệp Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từ khihình thành cho đến nửa đầu thế kỷ XIX đã đem đến sự phát triển vượt bậc củalực lượng sản xuất và sự phát triển đó của nền sản xuất xã hội kéo theo sựphát triển của mọi mặt đời sống xã hội Nhưng cùng với những tiến bộ,phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng gây ra cả tình trạng nghèo đói cơ

cực, cả sự suy đôi đời sông đạo đức, tinh thân cho con người Có thê nói

38

Ngày đăng: 21/06/2024, 02:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w