Xácđịnh được một cách chính xác, khách quan bản chất kính tế của lang Việt sẽ piúp chúng ta hiểu và lý giải được sự phát triển và các mối quan hệ phức tạp, đan chéo của đời sống làng quê
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KHXH VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ BÙI THỊ TÂN
VE LANG NGHE TRUYEN THONG : LUYEN SAT PHU BÀI VA REN HIEN LUONG
TINH THUA THIEN HUE
CHUYÊN NGANH : LICH SỬ VIỆT NAM
MA SỐ: 503 l5
LUẬN ÁN PHO TIẾN SĨ KHOA HỌC LICH SU
Người hướng dẫn khoa học:
GS PHAN ĐẠI DOAN
HÀ NỘI - 1996
Trang 2BANG CAC CHU VIET TAT
Bulletin des amis du vieux Hué
Bulletin I' Ecole francaise d' Extrême-Orient.
Luan văn tot nghiệp ngành Sử
Nghiên cứu kinh tế
Nghiên cứu lịch sửNhà xuất bản
Sài Gòn Thanh phô Hô Chí Minh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
3 Lịch sử vấn đề
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5 Kết quả và đóng góp của luận án
6 Kết cấu của luận án
CHƯƠNG 1 MAY NT VỀ SỰHÌNI THÀNH VÀ PHÁT TRIEN
CUA LANG XÃ Ở THỪ THIÊN HUẾ
1.1 Thừa Thiên Huế từng bước hội nhập
với sự phát triển của quốc gia Đại Việt
1.2 Thừa Thiên Huế - đất dựng nghiệp của các chúa Nguyễn
1.3 Thừa Thiên Huế - đất ưu đãi của vương triều Nguyễn
1.4 Tiểu kết chương |
CHƯNG 2 LANG LUYEN SAT PHU BÀI
2.1 Sự hình thành và phát triển của làng Phú Bai
2.2 Nghề luyện sat
2.3 Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp
2.4 Chợ và kinh tế thương nghiệp trong đời sống cư dân Phú bài
2.5 Thiết chế lang xã và sinh hoạt văn hóa
2.6 Tiểu kết chương 2
CHƯNG 3, LANG REN LIỀN LUONG
3.1 Sự hình thành và phát triển
3.2 Nghề rèn
3.3 Kinh tế nông nghiệp
3.4 Tổ chức làng xã và sinh hoạt văn hóa
39
39
48 68 84 86 116
118
118 124 147 152 178
179
186
201
203
Trang 4MO DAU
1 Ý NGHĨA KHOA HỌC VA THUC TIEN CUA ĐỀ TÀI
1.1 Việt Nam thời trung đại vốn là một nước nông nghiệp trông lúa nước,
mà làng là một đơn vị kết cấu cộng đồng cơ bản Trong lịch sử dựng nước và giữ
nước, làng có vị trí hết sức quan trọng trên các linh vực : kinh tê, chính trị, văn
hóa Trải nhiều thử thách bởi những tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội nhưng,làng Việt vẫn bảo tồn, tái sinh, tái lập và phát triển ở nhiều vùng trên đất nước ta
Sự phát triển của làng xã gấn chặt với sự thăng trầm của lịch sử dân tộc và ghiđậm dấu ấn của mỗi giai đoạn lịch sử Vì vậy, nghiên cứu làng Việt không nhữngnhằm vạch ra quá trình phát sinh, phát triển, vai trò, vị trí của làng xã trong lịch sử
mà còn bổ sung thêm tư liệu, góp phần tim hiểu sự sáng tạo của người Việt để
nhận điện chân xác dúng dan lịch sử đất nước.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển làng, Việt cũng như đặc điểm kinh tế,sinh hoạt văn hóa tam lý cộng đồng và cả những thiết chế lang xã thiết lập trên đóluôn tuân theo những quy luật chung của môi trường trồng lúa nước ở vùng nhiệt
đới; đồng thời còn chịu tác động nhất định của đặc điểm tự nhiên và xã hội mỗi
vùng hoặc mỗi miên Vì vậy, nghiên cứu làng xã ở mỗi địa phương cụ thể là điêu
cần thiết và có ý nghĩa bổ sung vào cái chung của làng Việt.
Thừa Thiên Huế - một đải đất hẹp, kề núi, sát biển gần như là trung tâm của
đất nước trên trục dài Bac - Nam Vùng đất này được sát nhập vào lãnh thổ Dai
Việt từ đầu thế kỷ XIV Quá trình đi dân Việt vào khai hoang, đựng làng có tổ
chức cũng bắt đầu từ đấy So với đồng bằng Bac Bộ và Bác Trung Bo, làng Việt
ra đời ở dây muộn hơn, gắn với quá trình mở mang lãnh thổ của các triêu dai Trân,
Ho, Lê và xây dựng cơ sở cát cứ của họ Nguyễn Nhưng so với dai đất từ Nam [ai Vân trở vào, thì đây lại là điểm khởi đầu, bàn đạp cho một quá trình “Nam tiên”
của dan tộc Sự hình thành và phát triển của lang Việt ở Thừa Thiên Huê là mat
Trang 5Việt Nam không trải qua những cuộc cách mạng xã hội sâu sắc và triệt để.
tàn dư công xã nông thôn, làng xã cũ còn rất đậm và dược tái hiện trong xã hội
phong kiến Vì thế, công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới ở nước ta phải tiến
đến những điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt Tìm hiểu đặc điểm của nông thôn,
nông nghiệp nền sản xuất nhỏ ở nước ta sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn xuât phát
điểm của Việt Nam trên con đường tiến lên xây dựng xã hội mới, chủ động khắc phục những hạn chế và có định hướng đúng cho sự phát triển của nông thôn.
Dé nghiên cứu làng xã, người ta đưa ra nhiêu cách phân loại làng theo những
tiêu chí khác nhau : đặc điểm tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội hoặc đặc điểm
kinh tế Dù theo cách phân loại nào thì cũng chỉ là những quy ước có tính chất
tương đối Ở đây, chúng tôi chọn đặc điểm kinh tế làm tiêu chí phân loại Với tiêu
chí này có thể tìm hiểu kết cấu kinh tế - xã hội của một loại hình lang xã : /angnghề Chúng tôi quan niệm nếu trong khoảng thời gian dài (ba, bon thê hệ dời
người hoặc một vài thế kỷ) mà phân lớn cư đân trong làng đó chủ yếu làm mộinghề cố định (tất nhiên có kết hợp thêm với các nghề khác) và do đó nguồn sông,chính của dân làng là do nguồn lợi kinh tế của nghé nghiệp đó đem lại, thì có thể
gọi đó là làng chuyên theo nghé nghiệp ấy - hay còn gọi là làng nghe Làng nghê
trong lịch sử nước ta có nhiều : làng thuần nông, làng buôn, làng thủ công nghề
làng : nghề rèn, nghê gôm, nghê mộc
Do điêu kiện có hạn và với phạm vi yêu cầu của một dé tài luận án Phó tiến
sĩ khoa học Lịch sử, chúng tôi đi sâu nghiên cứu các làng nghé : luyện sắt PhúBài và làng rèn Hiên Lương Day là hai làng thủ công tiêu hiểu ở Thừa Thiên Hue
Với khôi tư liệu vẽ chúng có khả nang làm sáng tỏ một số vấn đề của làng Việt
truyên thong trên vùng đất này Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp
những thong tin tư liệu những hiểu biết cụ thể, đúng dan về làng xã trong địa bàn
mà Đại học Hué trong nhiêu năm nay đã và dang gop phần hình thành nhữngchuyên dé về làng xã, về nông thôn, nông dân để giảng day cho sinh viên các khoa Lich sử, Văn hóa - du lịch, Luật của Dai học Huế.
Trang 6quá trình tái lập làng xã dưới tác động mạnh của các triều đại phong kiến, của điều
kiện thiên nhiên và đồng thời nó cũng góp phần quan trọng vào quá trình tái lập
lang Việt ở các tỉnh phía Nam đất nước vào các thế ky XVII - XIX.
Thừa Thiên Huế là mảnh dất mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của dân tộc ở giai đoạn phát triển và suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam Phú Xuân - Huế được chọn làm thủ phủ đất Dang Trong suốt mấy thế kỷ, roi kinh đô của cả
nước thống nhất từ đầu thế kỷ XIX cho đến khi chê độ phong kiến thực dân bị lật
đổ vào năm 1945 Sự hình thành, phát triển kinh tê - xã hội, sự tái lập và bảo lưu
làng xã truyền thống trên vùng đất nay di nhiên có những đặc trưng riêng chịu tác
động không nhỏ của những bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể Vì thế, nghiên cứu làng
Việt trên đất Thừa Thiên Huế sẽ góp phần làm sáng rõ cái đặc thù trong tính thống nhất vadda dạng của lịch sử dan tộc.
1.3 Quá trình phát triển của làng xã, dù có nhấn mạnh tính đặc thù cũng
không thể tách ra ngoài quá trình phát triển tự nhiên của các hình thái kinh tế xã hội Việt Nam Do đó, có thể nghiên cứu làng Việt từ nhiều góc độ khác nhau.
nhưng để hiểu thực chất về nó thì phải chú ý đúng mức đến lĩnh vực kinh tê Xácđịnh được một cách chính xác, khách quan bản chất kính tế của lang Việt sẽ piúp
chúng ta hiểu và lý giải được sự phát triển và các mối quan hệ phức tạp, đan chéo của đời sống làng quê, đồng thời có thể vạch hướng khắc phục những mặt hạn chê
của nó,
Từ giữa thế kỷ XIX, Các Mác đã xem cơ sở kinh tế của nông thôn An Độ bi
thủ tiêu như là "một cuộc cách mang xã hội hết sức vĩ dai, một cuộc cách mang xã
hội duy nhất mà châu A đã trải qua từ trước đến nay" [57 : 558] Năm 1897, trong
tác phẩm "Ching ta từ bỏ di san nào” Lê Nin đã phê phan gay gắt cả hai thái do:
lý tưởng hóa quá mức hoặc phủ định sạch trơn công xã nong thôn Từ đó, Lê Nin
xác định thái độ khách quan, khoa học của người cách mạng khi xem xét thực tê
xã hội Nga cuối thế kỷ XIX [139 : 631].
Trang 7Việt Nam không trải qua những cuộc cách mang xã hội sâu sắc và triệt dể.
tần dư công xã nông thôn, làng xã cũ còn rất đậm và được tái hiện trong xã hộiphong kiến Vì thế, công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội mới ở nước ta phải tiến
đến những điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt Tìm hiểu đặc điểm của nông thôn,
nông nghiệp nền sản xuất nhỏ ở nước ta sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn xuất phát
điểm của Việt Nam trên con đường tiến lên xây dựng xã hội mới, chủ động khắc phục những hạn chế và có định hướng đúng cho sự phát triển của nông thôn.
Để nghiên cứu làng xã, người ta đưa ra nhiều cách phân loại làng theo những tiêu chí khác nhau : đặc điểm tự nhiên, đặc điểm văn hóa - xã hội hoặc đặc điểm
kinh tế Dui theo cách phân loại nào thi cũng chỉ là những quy ước có tính chat
tương đối Ở đây, chúng tôi chọn đặc điểm kinh tế làm tiêu chí phân loại Với tiêu
chí này có thé tìm hiểu kết cấu kinh tế - xã hội của một loại hình làng xã : /angnghề Chúng tôi quan niệm nếu trong khoảng thời gian dài (ba, bốn thê hệ đời
người hoặc một vài thé kỷ) mà phần lớn cư dân trong làng dó chủ yếu làm một
nghề cố định (tất nhiên có kết hợp thêm với các nghề khác) và do đó nguồn sông
chính của dan làng là do nguồn lợi kinh tế của nghề nghiệp đó dem lại thì có thể
gọi đó là làng chuyên theo nghề nghiệp ấy - hay còn gọi là làng nghề Lang nghệ
trong lich sử nước ta có nhiêu : làng thuần nông, lang buôn, làng thủ công nphê
làng : nghẻ rèn, nghe g6m, nphê mộc
Do điều kiện có hạn và với phạm vi yêu cầu của một đề tài luận án Phó tiến
sĩ khoa học Lich sử, chúng tôi đi sâu nghiên cứu các làng nghề : luyện sắt Phd
Bài và làng rèn Hiện Luong Day là hai làng thủ công tiêu biểu ở Thừa Thiên Hue Với khôi tư liệu vé chúng có kha năng làm sáng tỏ một số vấn đề của làng Việt truyền thống trên vùng đất này Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp
những thông Gin tư liệu những hiểu biết cụ thể, đúng din về làng xã trong dia ban
ma Dai học Huế trong nhiêu năm nay đã và dang góp phần hình thành nhữngchuyên đê vẻ làng xã, về nông thôn, nông dân để giảng dạy cho sinh viên các
khoa Lịch sử, Văn hóa - du lịch, Luật của Đại học Huế.
Trang 82 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
2.1 Tap hợp và hệ thống hóa day đủ tư liệu và kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về làng xã ở Thừa Thiên Huế giai đoạn từ thế kỷ XIV đến thế ky XIX ,
dặc biệt chú trọng tư liệu về làng nghề thủ công luyện sắt Phú Bài và làng rèn
Hiền Lương - những nghề thủ công quan trọng có tác động đến nông nghiệp và
các ngành nghề khác ở đây nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung.
2.2 Trên cơ sở các nguồn sử liệu, luận án phác thảo sơ bộ về sự hình thành
và phát triển của làng xã ở Thừa Thiên Huế giai đoạn cuối thê ky XIV đến thế ky
XIX trong nên cảnh chung của xã hội Việt Nam
2.3 Luận án đi sâu tìm hiểu đặc điểm thủ công nghiệp nông thôn, đặc trưng của làng nghề, mối quan hệ qua lại giữa kết cấu làng truyền thống với nghề thủ
công qua tư liệu cụ thể của làng luyện sắt Phú Bài và làng rèn Hiên Lương trong
khung thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ #ŸM x‡x
2.4 Nghiên cứu vấn đê làng nghề thủ công truyền thong ở Thừa Thiên Huếgóp thêm tư liệu và cơ sở khoa học cho việc biên soạn lịch sử địa phương, địa chí của tỉnh bổ sung giáo trình giảng dạy ở Đại học Huế, trước mắt phục vụ công tác phát triển nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
3.1 Làng Việt, từ lâu là đôi tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
học gia trong và ngoài nước Từ cuối thé ky XTX, khi thực dan Pháp mở rong cuộc
chiến tranh đánh chiếm Bac Ky, các học giả người Pháp đã tăng cường nghiên cứu
làng xã Việt Nam với mục đích cung cấp những hiểu biết về xã hội nước ta, phục
vụ cho công cuộc nô dịch và thống trị của chính quyên thực dân Các tác phẩm
chuyên khảo về làng, Việt của một số học gia người Pháp đã xuất hiện tiêu biểu là
cuốn ; “La commune Annamite au Tonkin” (Lang An Nam ở Bắc Kỳ) của P Ory
[224]
Trang 9Từ những, năm dau thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, việc
nghiên cứu làng Việt đã được mở rộng hơn Bên cạnh các học giả Pháp, một số
nhà nghiên cứu người Việt, nổi bật là Phan Kế Bính với tác phẩm : “Vier Nam
phong tục”, xuất bản năm 1914 và một số bài viết của Nguyễn Văn Huyện, Ngô
Tất Tố, Hoàng Dao [223] Những công trình này tập trung vào việc phê phán
những phong tục tập quán của làng quê Việt Nam lạc hậu, lỗi thời.
Nam 1936, một học giả người Pháp là P Gourou cho ra đời cuốn : "Les
paysans du delta Tonkinois" (Nông dân vùng châu thổ Bắc Kỳ) [222] Trong tác
phẩm này, tác giả đã khảo cứu khá công phu về kinh tế - xã hội, dân số, cảnh quan
môi trường và có một số nhận định đánh giá về nông đân, nông thôn Việt Nam
Trong thời gian nay bat đầu xuất hiện xu hướng nghiên cứu mới Tác phẩm
"Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình, xuất bản năm 1937 (tái bản năm
1959) là một trong những công trình nghiên cứu về làng xã truyền thống đầu tiêntheo quan điểm khoa học Mác - Lénin va lập trường giai cấp của Dang Cong sản.
[160].
3.2 Sau Cách mạng tháng Tám (1945), một thê hệ đông dao các tác gia theo
quan điểm Mác xít đã hình thành Công việc nghiên cứu vê làng xã tiếp tục được
mở rộng Đáng chú là tác phẩm của Vũ Quốc Thúc : "L’ Economie communalite
du Vietnam” (Nên kinh tế Việt Nam), Paris - Hà Nội, 1950 [225], đã nghiên cứu
khá công phu về kinh tế Việt Nam và có nhiều giá trị tham khảo
Sau hòa bình lập lại (năm 1954), do nhu cầu cải tạo, xây dựng xã hội mới ở
miền Bắc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở miên Nam, việc
nghiên cứu làng xã được đẩy mạnh hơn Năm 1958, cuốn "Xã hôn Việt Nam” của
Nguyễn Hong Phong [161] được xuất ban Năm sau, cuốn "Chế độ ruộng dat và
kinh tế nông nghiệp thời Lé sơ” của Phan Huy Lê đã ra mat bạn doc [140] Giữa
những năm 70, Viện Sử học đã tổ chức Hội thảo khoa học và cho ra mắt 2 tập kỷ
yếu "Nông thôn Việt Nam trong lịch sử” [214; 215] Hai tập kỷ yếu này đã tập hợp
giới thiệu một số luận văn nghiên cứu công phu, toàn điện với quan điểm moi,
Trang 10đem lại một lối nhìn, một cách đánh giá về vai trò của làng xã, của nông dân trong
lịch sử dựng nước và giữ nước Bên cạnh đó xuất hiện một số công trình chuyên
khảo về ruộng đất nhu "Jim hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đâu thé kỷ XIX” của Vũ Huy Phúc [163], "Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thé kỷ XI-XVIII" (2 tập) của Trương Hữu Quynh [177] Vấn dé sở hữu ruộng đất ở làng xã, chế độ ruộng
đất công, tư và biến đổi của nó qua các thời kỳ đã được các tác giả giới thiệu khá
chỉ tiết Ở miền Nam, thời Mỹ - Ngụy cũng có một số nhà nghiên cứu như Toan
Ánh, Cửu Long Giang với các tác phẩm như :"Làng xóm Việt Nam” xuất bản
1968, "Nếp cũ hội hè đình đám" xuất ban 1992 [3; 4; 5] đã miêu thuật khá chỉ tiết
về phong tục tập quán của lang Việt truyền thong
Giữa những năm 80, một số công trình chuyên khảo về thiết chế làng xã, vê
quan hệ lệ làng - luật nước đã xuất hiện Đáng chú ý là cuốn "Cơ cấu tổ chức làng Việt cổ truyền ở Bắc BO" của Tran Từ, xuất bản năm 1984 [209] và cuốn "Lệ làng
phép nước" của Bùi Xuân Đính, xuất bản năm 1985 [72]
Trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, nhu cầu xây dựng và đổi mới nôngthôn, việc nghiên cứu toàn diện về làng xã, nhất là ket cấu kinh tê - xã hội của các
loại làng là vấn đê dang đặt ra cân quan tâm Nam 1992, Phan Dai Doan đã cong
bố tác phẩm "Làng Việt Nam - một số vấn dé kinh tê - xã hội” [66] Công trình là kết quả nhiều năm điêu tra, khảo cứu các vấn đề kinh tế - xã hội làng Việt truyệnthống của tác giả Cùng với một loạt bài báo khác |62; 63; 64; 65], tác gia luôn
nhấn mạnh rằng, đặc diểm nổi bật của thủ công nghiệp truyền thống là sự kết hợp
nông nghiệp với thủ công nghiệp ở nhiều cấp độ va sắc thái khác nhau” {66:59]
Nam 1993, Nguyễn Quang Ngọc cho ra mat bạn đọc tác phẩm "Về một số làng
buôn ở đông bằng Bắc Bộ thế kỷ XVHI-XIX” Tác giả đã phân tích bối cảnh ra đời, kết cấu kinh tế - xã hội của một làng buôn và di tới kết luận :” Lang buôn ở
đồng bằng Bắc Bộ được hình thành và phát triển trên nên tảng kinh tế tiểu nông.
tức là sự kết hợp chặt chế giữa nông nghiệp với thủ công nghiệp gia đình và được
điêu tiết bổ sung bằng thương nghiệp Như vậy, kết cấu kinh tê - xã hội làng buôn
Trang 11cũng chỉ là một dạng kết câu truyền thống đang trong quá trình chuyển biến dưới
tác động của kinh tế hàng hóa và nghề buôn” [153:228-245]
Tìm hiểu tổ chức quản lý làng xã - đơn vị hành chính cơ sở của Nhà nước là
vấn đề có ý nghĩa lịch sử và thực tiễn lớn lao Năm 1994, Phan Dai Doãn va
Nguyễn Quang Ngọc đã chủ biên tác phẩm :"Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông
thôn trong lịch sử" |69] Năm 1995, Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hô Chí
Minh xuất bản cuốn :"Lang xã ở châu A và ở Việt Nam" [213] Và, gần đây nhất,
năm 1996 , công trình :"Mội làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ” của
Nguyễn Hải Kế được xuất bản [128] Đáng chú ý là công trình khoa học cấp Nha
nước (KX - 07) về làng Việt qua kết quả xử lý 140 địa bạ nam 1805 vùng HàĐông do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ nhiệm đã được nghiệm thu [145]
Bên cạnh các công trình trên, những năm gần đây, trên các tạp chí khoa học
như Nehién cứu Lịch sử, Dan tộc học, Luật hoc, Nghiên cứu lịch sử quan sự.Nghiên cứu kinh tế và Thông báo sử học đã xuất hiện một số bài nghiên cứu vêlàng xã của các nhà nghiên cứu, đáng chú ý là Tran Quốc Vuong, Tran Từ Diệp
Dinh Hoa, Nguyễn Duong Bình, Nguyễn Đức Nghinh [216; 217; 119; 42; 43].
Công cuộc nghiên cứu làng xã Việt Nam trong những thập kỷ gân đây đã dạt
được những kết quả to lớn Các công trình trên đã đề cập nhiêu vấn đề về làng xã
như thiết chế, tổ chức, quản lý kinh tế - xã hội , sinh hoạt văn hoa phong tục tập
quán Các công trình này không chỉ cung cấp một khối lượng tư liệu phong phú,
đa dạng mà còn đê cập đến nhiều vấn đê có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu vê kinh tế làng xã thường tập trung khai thác
các vân dé ruộng đất, kinh tế nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp ở vùng
nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Còn các vấn đề về kết cấu kinh tế - xã hội khu vựccác tỉnh miền Trung lại chưa được đề cập nhiều
Nghiên cứu về kinh tê làng Việt nhất là làng nghề thủ công chúng tôi đặcbiệt quan tâm mang đề tài thủ công nghiệp truyền thông Từ những năm năm
mươi, việc nghiên cứu về thủ công nghiệp đã được một số học giả chú ý Năm
Trang 121957, Nhà xuất bản Van Sử Địa cho in cuốn "Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công
nghiệp Việt Nam" của Phan Gia Bền [56] Năm sau, cuốn "Tình hình công thương nghiệp Việt Nam trong thời Lê mat” của Vương Hoàng Tuyên cũng được xuât ban
[208] Các tác giả đã giới thiệu khái quát và có hệ thông về tình hình thủ công
nghiệp Việt Nam trong tiến trình lịch sử Mảng thủ công nghiệp nông thôn đã
được đề cập đến, song còn sơ sài dưới dạng giới thiệu về nghề Trong các tác
phẩm như "Lịch sử Việt Nam" (2 tap) , "Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam" (3
tập), "Kinh tê và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyên”, "Truyện các ngành
nghề" 210; 144; 141; 143; 59] tình hình thủ công nghiệp nông thôn đã được giới
thiệu trong phạm vi lịch sử phát triển kinh tế qua các thời kỳ Nhưng đo yêu cầu
của các đề tài nghiên cứu mà vấn đề trình bày chưa được tập trung Viết về các làng nghé thủ công chúng ta có thể gap đó đây các bài viết của các tác giả : Phan Đại Doãn Pham Văn Kính, Lam Bá Nam, Nguyễn Ngọc Trạch [67; 68; 130; 154], đặc biệt trong cuốn “//ué nghề và làng nghề thủ công truyền thống” của
Nguyễn Hữu Thong [205] đã giới thiệu khái lược sự hình thành phát triển các
nghề thủ công ở Huế và một số làng nghề Vấn đề kết cấu kinh tế, xã hội tác động
của kinh tế thủ công nghiệp đôi với làng xã và ngược lại chưa được chú ý Việc
nghiên cứu làng nghề nói chung, đặc biệt ở vùng Thừa Thiên - Huê nói riêng, cho
đến nay, vẫn còn rất hạn chế Vân dé làng nghé luyện và rèn sắt thì dang còn là
khoảng trống
Nhìn chung lại, việc nghiên cứu vê kinh tê thủ công nghiệp : quá trình phát
triển và phân bố, những nghề thủ công truyền thông tiêu biểu ở các đô thị và thôn
quê đã dược đông đảo các tác giả quan tâm từ nhiêu năm nay Mặc dù các vấn dé
kết cấu kinh tế, xã hội của các làng nghé thủ cong chưa được đê cập nhiêu, nhưng
kết quả nghiên cứu của các tác gia đi trước đã cho chúng tôi một cái nhìn khái
quát về thủ công nghiệp và làng xã đặt cơ sở để nghiên cứu toàn điện về làng
nghệ thủ công luyện sắt và ren sắt ở Thừa Thiên Hue.
Trang 134 NGUON TƯLIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIEN CÚU
4.1 Nguồn tư liệu
Bắt tay thực hiện đề tài này, chúng tôi gặp khó khăn lớn nhất là dường, như không tìm được những lài liệu chính phi chép trong các bộ sử đương thời Tình hình kinh tế Thuận Hóa và tên các làng thủ công ở Thừa Thiên Huế được nhac đến
dù còn rất sơ lược trong các cuốn : "Đại Việt sử ký toàn thu’ của Ngô Si Liên [148;
149], "Đại Nam thực lục” ( tiền biên và chính biên) [168], "Quốc triều chính biên
toát yếu" [175], "Việt sử thông giám cương mục" (171; 172; 173], "Lịch triều hiến
chương loại chí" của Phan Huy Chú [60] Một số nhân vật vốn là thợ rèn , con cmcủa làng Hiền Lương có công chế tạo nên những chiếc tàu chạy hơi nước dau tiên
ở nước ta, bậc khoa bảng có danh chức ghi lại trong các sách "Đại Nam tiền biên
liệt truyện” [170] "Đại Nam chánh biên liệt truyện” |I69{; "Khám Định Đại Nam
hội điển sự lệ” [131; 132; 133; 134; 135] là những tư liệu quý Dù ít ỏi, nhưng sự
phí chép của các bộ sử đương đại đã cho chúng tôi hình dung được khái quát bốicảnh kinh tế - xã hội cả nước nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng, hoạt dong
kinh tế thủ công nghiệp tại các quan xưởng ở thủ phủ chúa Nguyễn và kinh đôtriều Nguyễn cũng như vùng nông thôn xứ kinh kỳ làm cơ sở cho việc đi sâu khảo
sát các làng nghề thủ cong luyện rèn sắt trong vùng
Hai tác phẩm được biên soạn sớm, phi chép khá công phu về ving đất ThuậnQuảng xưa, có giá trị tham khảo trên nhiêu phương diện khi nghiên cứu lịch sử,
kinh tế, xã hội đất Dang Trong thời các chúa Nguyễn là "O cháu cận lục" của
Duong Văn An viết vào thế ky XVI [I] và "Phú biên tạp lục" của Lê Quý Don
viết thế ky XVIII [75] Những ghi chép trong mục tổng luận, sản vật thuê khóa ít nhiều đã phan ánh về thủ công nghiệp và các làng nghề thủ công ở dây Đó
là ghi chép của các học giả đương thời nên là những tài liệu quý, có giá trị tham
khảo lớn Chẳng hạn, Lê Quý Đôn đã ghi lại được biểu thuế sat của làng Phú Bài thời các chúa Nguyễn, lệ thay đổi qua các thời ky
9
Trang 14Các sách địa lý học lịch sử, dia chí như " Du địa chí" của Nguyễn Trãi [207],
“Trịnh Nguyễn diễn chí" của Nguyễn Khoa Chiêm [61], "Đại Nam nhất thống chí"
[167] của Quốc sử quán triều Nguyễn đã cung cấp cho chúng tôi một số tư liệu
quý để có cái nhìn sơ lược về lịch sử vùng đất, tình hình chính trị xã hội và kinh
tế ở vùng Thừa Thiên Huế có liên quan đến các làng nghề thủ công mà chúng tôi
quan tâm Chẳng hạn, "Đại nam nhất thống chí" còn ghi khá chỉ tiết về một số
nhân vật mà sự nghiệp của họ có gắn bó ít nhiều tới nghề thủ công ở các làng này
Từ thế kỷ XVII đến những năm đầu thế ky XX, nhiều giáo sĩ và thươngnhân nước ngoài đã đến truyén đạo, buôn bán tại vùng đất Dang Trong thời cácChúa Nguyễn và ở kinh đô Huế thời Nguyễn Nhiều người trong số họ đã chú ýghi chép khảo cứu vê tinh hình chính trị , xã hội và hoạt động kinh tế ở dây Dù
không có những ghi chép trực tiếp về các làng nghé thủ công mà chúng tôi nghiên
cứu , nhưng đó cũng là nguồn tư liệu tham khảo đáng tin cậy khi tìm hiểu về bối cảnh kinh tế xã hội trong vùng, có ảnh hưởng đến sự hình thành phát triển các làng
nghề [178; 220; 221].
Chúng tôi cố gắng khai thác các loại tư liệu thư tịch đương đại như đã nêu
trên Tuy nhiên lượng thông tin thu được phan ánh về hoạt động thủ công nghiệp
và làng nghề nói chung còn rất ít Vì vậy, để có đủ tư liệu xây dựng đề tài, chúng tôi phải dựa vào nguồn tư liệu điều tra, khảo sát thu thập tại chính các làng nghề
dó.
Từ nhiêu năm nay, năm nào chúng tôi cũng có các đợt về khảo sát tại các
làng khác nhau ở Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng Trong số
hàng chục làng chúng tôi đã trực tiếp tìm hiểu có các làng nghề thủ công tiêu biểu như : làng gốm Thanh Hà, làng dệt, dan lát Thanh Quyt, làng điêu khác đá Quan
Khái Dong (ở Quảng Nam - Đà Nẵng); làng gom Phước Tích , điêu khắc Mỹ
Xuyên, Mộc Quang Phước, dan lát Bao La, rèn Hiện Luong, luyện sat Phú Bài day thau Mậu Tài, dan đệm Phe Trạch, ngói Nam Thanh (ở Thừa Thiên Huế).
Bộ môn Lịch sử Việt Nam của Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp trước đây (nay
10
Trang 15là Đại học Khoa học Huế) cũng rất quan tâm đến mảng đề tài làng xã Ngay từ
khóa I (1977-1981) đến nay, hầu như năm nào cũng đưa sinh viên về thực tập tại các làng xã nhầm phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương Một số sinh
viên chuyên ngành Lịch sử cổ trung đại Việt Nam đã chọn làng xã nói chung hoặc
làng nghề thủ công nói riêng làm luận văn tốt nghiệp của mình Chúng tôi thamkhảo gần 30 luận văn tốt nghiệp của sinh viên từ khóa I đến khóa XV, trong do
không ít luận văn do chúng tôi trực tiếp hướng dẫn Mặc dù chất lượng luận văn chưa phải là cao, song các luận vặn này đề cập đến từng làng, hoặc từng nghê thủ
công cụ thể với những tư liệu thực địa có giá trị [70; 73; 74; 115; 116; 117; 120;
125; 129; 157].
Nguôn (ai liệu thu thập được từ các địa phương rất phong phú, nhưng phức
tạp, đòi hỏi phải xử lý một cách nghiêm túc Chúng tôi tạm phân làm ba loại sau :
- Tài liệu thư tịch : Có thể nói, chúng tôi may mắn khi về điền dã, khảo sát
tại địa phương nhất là ở hai làng Phú Bài và Hiền Lương, đã tìm đọc dược hang
trăm trang văn bản chữ Hán của làng còn lưu giữ được Đó là gia pha của 16 ho,
phái ở làng Phú Bài, 6 họ khai canh làng Hiền Lương ; nhiêu bộ đỉnh, bộ điên,bảng cấp điên, cấp thổ của làng qua các thời kỳ ; văn khắc trên chuông, các sắc phong than cho các vị khai canh, khai khẩn, thần hoàng làng Nguồn tài liệu này
tuy rời rạc nhưng rất phong phú và chứa dựng những thông tin phản ánh khá cụ
thể vẻ lịch sử khai phá, phát triển, đời sống kinh tế xã hội, tổ chức hương thôn,
sinh hoạt văn hóa của các làng Làng Phú Bài còn lưu được bộ điên (sổ phi ruộng
dat) từ thế kỷ XVI đến thế ky XX, cho biết rõ số lượng ruộng dat của làng qua
các thời kỳ, sự gia tăng ruộng đất thể hiện quá trình khai hoang mở rộng đất đai ở
những thời điểm cụ thể Cũng tại lang này, còn lưu được các hang cấp công điên, công thổ cho từng hạng dân khá chi tiết Một số bản ho đỉnh (sổ phi các hang
đính) làm vào thời Gia Long, Minh Mạng đến thời Bao Đại cho thông tin về sự
phát triển dân số của làng và tỷ lệ các hạng dân cư thời bấy giờ (chức sắc, binh
lính, dân đính, hang tho ) Và cũng chính ở làng Phú Bài, làng Hiên Lương còn
Trang 16lưu được những tài liệu phản ánh khá rõ về sự ra đời phát triển của nghề thủ công
luyện rèn sắt của làng Đáng lưu ý là “Ban thể thức tác thiết" viết bằng chữ Nom.
kể về quá trình đi tìm quặng nấu sắt của những người đầu tiên đến Phú Bài, về
danh sách những người thợ rèn làng Hiền Lương được khắc trên chuông chùa
Giác Lương hay trong bản làm chay tại chùa vào năm Gia Long thứ 5 Thêm
vào đó là hàng chục tờ ghi thuế sắt, đơn xin giảm hay miễm thuế sắt, don xin đưa
người làng đang đăng lính về quê làm sắt của làng Phú Bài vào thế ky XVII,
XVIII Những tư liệu đó cho chúng tôi biết khá cụ thể vẻ sự ra đời, quá trình phát triển và suy tan của nghề sắt ở day Các sắc phong thần của tổ nghé, tiên tổ các họ khai canh cũng là những tư liệu quý giúp tìm hiểu về lịch sử dựng làng và
lập nghề Đó là những tài liệu gốc, phan ánh nhiều lĩnh vực của đời sống mỗi làngthuở trước vì thé gid trị tham khảo rất lớn
- Tài liệu vật chất: bao gồm các đi tích đình, chùa, dén, am, miếu, nhà thờ,
lang mộ, đường sá, bến sông, hầm mo các di vật như công cụ sản xuất, phế vật
liệu Các di tích di vật này đều gắn với lịch sử khai phá, sinh hoạt kinh tế vănhóa xã hội của cộng đồng dân cư mỗi làng qua các thời kỳ
- Tài liệu hồi cố : bao gồm các câu chuyện truyền thuyết lưu kể trong dân
gian về lịch sử các vị khai canh, các ông tổ nghề, lai lịch vùng đất, bến sông, các
truyền thuyết liên quan đến các vị thần làng thờ, đến những di tích tôn giáo, tín
ngưỡng Các bài hat, bài hò, ca dao, tục ngữ với nội dung phong phú đa dang Trong đó nhiều chuyện liên quan đến sự hình thành nghề luyện rèn sắt của làng, qui ước bí mật nghê nghiệp, chỉ ra những địa danh liên quan đến việc khai thác
quặng, luyện sắt và việc trao đổi sản phẩm Tuy nhiên, những tư liệu này mang
tính ước lệ, thiếu chính xác và thường đượm mầu thần bí, linh thiêng Khi sử dụngđòi hỏi phải đối chiếu so sánh với các nguồn tư liệu khác một cách nghiêm túc đểtìm ra những nội dung, côt lõi lịch sử thật của nó.
Ngưồn tai liệu thu thập được qua khảo sát thực địa tại các dia phương khi đã
xử lý khoa học đặc biệt là các văn tự gốc là nguồn tư liệu quyết định của luận án
12
Trang 17này Tổng hợp các nguồn tài liệu đó giúp chúng tôi có những cái nhìn hệ thông và
nhận xét cụ thể về làng nghề thủ công luyện rèn sắt Phú Bài, Hiên lương, khôiphục lại diện mạo của làng nghề này trong một giai đoạn lịch sử
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng làng nghề thủ công cũng chỉ là một dạng làng Việt
truyền thông không phải là một loại hình làng hoàn toàn mới Vì thế, khi nghiên
cứu làng thủ công , chúng tôi xem nó như là các làng truyền thông khác và dat
trong môi trường của nông thôn cả vùng thời trung đại Đối tượng chính của luận
án là làng nghề thủ công luyện, rèn sắt và hoạt động thủ công nghiệp ở nông thônThừa Thiên Huế, nhưng chúng tôi không tách chúng với kinh tế tiểu nông Lang
nghề thủ công trong thực tế lịch sử nước ta thường vẫn gan bó chặt chế với nông
nghiệp, do đó, chúng tôi không nghiên cứu thủ công nghiệp một cách cô lập ma
luôn xem xét nó trong mối tương quan với nghề nông, với hoạt động thương, nghiệp ở nông thôn.
Làng là một đơn vị tụ cư và trong một chừng mực nhất định còn là đơn vị
kinh tế và đơn vị văn hóa Đó là một chính thể thong nhất bao gồm nhiêu thành toliên kết với nhau bởi nhiều môi quan hệ đan chéo và luôn vận động
Quan hệ cộng đồng làng và mối quan hệ với bên ngoài luôn tác động đến sự
phát triển các mặt của làng Nếu so với các làng nông nghiệp thuần túy thì mối liên kết với bên ngoài của làng nghề thủ công rộng hơn nhiêu Vì vậy, xem xét các mối quan hệ của làng nghề với môi trường xung quanh, tác động qua lại của nó
trong không gian và sự vận động biến chuyển trong thời gian là cần thiết Như
giáo sư Hà Văn Tấn trong báo cáo tại Hội thảo khoa học về làng xã đã nhấn mạnh đến những mối liên hệ liên làng và siêu làng [201].
Đề tài của luận an chỉ tập trung vào làng và lấy làng nghề làm trục chính để
xem xét các mối quan hệ Làng Việt xuất hiện từ rất sớm Nhưng xã, với tư cách là đơn vị hành chính cấp cơ sở trong hệ thống chính quyên nhà nước thì xuất hiện
muộn hơn Vùng đất Thừa Thiên Huế thì khác, lang Việt được thiết lập khi che do
13
Trang 18phong kiến Việt Nam đã phát triển mạnh, chính quyền cơ sở củng cố chặt chẽ.Làng tồn tại là xã hay lồng vào xã trong nhiều trường hợp gần như là một, làng
cũng đông thời là xã Thế kỷ XVI, XVIII, làng phát triển mạnh, lãnh thổ các làng
được mở rộng lên hướng vùng đồi và ven đầm phá, hình thành nên những xóm
phường mới nhưng vẫn phụ thuộc làng gốc Các xóm phường ấy qua hàng thế kỷ
phát triển đần dần tách thành các đơn vị độc lập và nay đã thành các thôn, xã cách
xa làng pốc có khi hơn chục km Chúng tôi nghiên cứu trên trục chính là làng gốcnhưng đồng thời cũng tìm hiểu các phần mở rộng của làng để thấy sự phát triển của làng và phát triển của nghề.
Khi nghiên cứu làng nghề thủ công, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so
sánh, dối chiếu với các dạng làng khác đã được nghiên cứu (như làng nông nghiệp,làng buôn và làng thủ công khác ) ở vùng đồng bằng Bác Bộ ở các nơi khác thuộc
miên Trung và miên Nam Đồng thời trong chừng mực nhất định, tác gia luận án
cũng cố gắng tiếp cận môi trường sinh thái, và những vấn dé dân tộc học người
Việt Như chúng tôi đã nêu trên, đồng bằng Thừa Thiên Huế hẹp, chỉ là đồng bằng
trước núi và ven biển Gọi là làng đông bang ven sông, gần đồi nhưng nó cũngkhông cách xa đầm phá, biển cả và núi rừng bao nhiêu Điêu này ảnh hưởng
không ít đến môi trường sinh thái, thêm vào đó là sự khắc nghiệt thất thường của
khí hậu nóng khô, mưa ẩm, lụt bão khiến cho cộng đồng làng ở đây vẫn duy trì
tính cố kết cộng đồng cao, nhưng lại luôn thôi thúc đặt con người trước su lựa
chọn tìm vùng đất thuận lợi hơn cho cuộc sống Bảo tồn cộng đông làng và sự
phát triển mở rộng luôn là các yêu tô cùng tôn tại chỉ phối nhau Di nhiên, điêu
này cũng mang lại cho làng nghề thủ công ở Thừa Thiên Huế có những sắc thái
riêng Ngoài ra tác giả luận án còn sử dụng phương pháp cụ thể như bản đô, thống
kê bằng bang biểu dé thể hiện ý kiên của minh
5 KẾT QUẢ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
5.1 Luận án đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của làng Việt trên
đất Thừa Thiên Huế Ảnh hưởng của những yếu tố lịch sử, chính trị xã hội, sinh
14
Trang 19thái môi trường đến sự hình thành và phát triển làng xã ở đây Những đặc điểm lớn
trong sự phát triển, bảo lưu làng xã truyền thống và bối cảnh phát triển các làng
nghề thủ công.
5.2 Làng nghề thủ công vốn phong phú, đa dạng Chúng tôi không có khả
nang và điều kiện để nghiên cứu tất cả, ngay trên đất Thừa Thiên Huế cũng vay.Chon làng nghề luyện và rèn sắt để nghiên cứu vì theo chúng tôi đó là một trong
những nghề thủ cong quan trọng bậc nhất, có tác động đến sự phát triển của các ngành nghề thủ công khác và nghề nông Va lại, nghề luyện sắt ở Phú Bài phát
triển mạnh, trở thành một trong những trung tâm khai mỏ luyện sắt lớn nhất DangTrong thời các chúa Nguyễn Sự phát triển của làng nghé thủ công Phú Bài thực
sự có tác dụng quan trọng cho chính quyên Phú Xuân thời bay giờ và ngược lại nó
cũng chịu tác động trực tiếp bởi các chính sách của các chúa Nguyễn lIIiên Lương,
và Phú Bài đều là hai làng hình thành sớm, cách thủ phủ Phú Xuân - kinh dô Huê
không xa Khi triều Nguyễn thiết lập, trung tâm luyện sat Phú Bài đã bat đầu suy
tàn thì nghê rèn làng Hiền Lương đang phát triển, phát huy vai trò trên địa bàn
rong và cũng dong góp đáng kể vào việc xây dung, phát triển kinh đô Trongquá trình nghiên cứu, chúng tôi cổ gắng nêu được sự hình thành, phát triển, suytàn của làng nghề, chỉ ra những nguyên nhân cụ thể của nó Chúng tôi đặc biệt
quan tâm đi sâu nghiên cứu kết cấu kinh tế xã hội của làng nghề luyện và rèn sất ở
Thừa Thiên Huế Mối quan hệ tương tác giữa làng nghé với các làng xã trong
vùng và với nhà nước phong kiến, tác động của những chính sách kinh tế đối với
sự phát triển của các làng nghề này
5.3 Luận án đóng góp thêm tư liệu, bổ sung vào sự hiểu biết về một loại
hình làng truyện thông mà lâu nay chưa được đi sâu nghiên cứu trên dia bàn có
nhiêu dấu an lịch sử quan trọng của tiên trình phát triển quốc gia dân tộc Kết hợp
với thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận án cô gắng vạch ra đặc
điểm của thủ công nghiệp ở nông thôn, đặc trưng của làng nphê, tác động của kết
cấu làng truyền thống đối với sự phát triển của nghề thủ công và ngược lại ; đồng
14
Trang 20thời góp thêm ý kiến để xác minh bản chất kinh tế xã hội của lang Việt truyệnthống và kết cấu tiên tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.
5.4 Nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình điền dã ở địa phương cùng
kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc nghiên cứu nông thôn Thừa
Thiên Huế, trực tiếp góp vào việc biên soạn cuốn địa chí của tỉnh Dong thời đó cũng là cơ sở quan trọng để hình thành chuyên đề về làng xã, về nông dân, phục
vụ giảng dạy cho sinh viên ngành Sử, Văn hóa - du lịch, Luật học của đại học
Huế.
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phan Mở đầu (16 trang) và Kết luận ( 7 trang), phân nội dung luận án
162 trang, được chia thành ba chương như sau :
Chương 1 Mấy nét về sự hình thành và phát triển của làng xã ở Thừa Thiên
Huế (22 trang),
Chương 2 Làng luyện sắt Phú Bài ( 79 trang)
Chương 3 Làng rèn Hiền Luong (61 trang)
Trong luận án còn có các mục : Tài liệu tham khảo (15 trang với 225 đầu
sách báo tham khảo trích dẫn), Chỉ sẵn các bang kê và sơ đồ (2 trang với 20 bảng
thống kê và 4 sơ đô), Phụ lục ( gồm phần viết và phần bản vẽ, ảnh minh họa).cùng với Ban cam đoan và Mục lục (đặt ở những trang đầu luận án).
lo
Trang 21CHUONG 1
MAY NET VỀ SU HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN
CUA LANG XA 6 THỪA THIÊN HUẾ
1.1 THỪA THIEN HUE TÙNG BUGC HỘI NHAP
VỚI SU PHÁT TRIEN CUA QUOC GIA ĐẠI VIỆT
Thừa Thiên Huế là mảnh đất có bề dày lịch sử Nguyên xưa kia noi day làđất Việt Thường Thị, thời thuộc Hán nằm trong quận Nhat Nam [207:590;167:76] Nhat Nam khi ấy là đất cực nam của Giao Chi bộ từ Hoành Sơn đến Quảng Nam chia làm 5 huyện Thừa Thiên có lẽ một phần phía Bắc thuộc huyện
Tỷ Cảnh, phía Nam và Điện Bàn thuộc huyện Châu Ngô [167:76] Không chịu
nổi ách thống trị của nhà Hán, nhân dan Nhật Nam cùng với nhân dân Giao Chi,Cửu Chân liên tục nổi day khởi nghĩa Thế kỷ ïI, Nhật Nam là trung tâm củaphong trào đấu tranh Cuối thé ky này, nhân sự loạn lạc ở bên chính quốc, nhân
dân huyện Tượng Lâm - vùng xa xôi nhất dã giành được thắng lợi, lập nên nước
Lâm Ấp độc lập Sau mot thời gian xây dung và củng cố chính quyền Lâm Ấp bắt đầu mở rộng dan lãnh thổ Cuối thế kỷ IV vua Lâm Ấp là Phạm Van dem quan
chiếm toàn bộ Nhật Nam, lấy Hoành Son làm cương giới phía Bắc [75] Bat đâu từ
đấy, Thừa Thiên Huế và cả dải đất Bình Trị Thiên thuộc về lãnh thổ nước Lâm Ấp
sau này đổi thành Champa hay còn gọi Chiêm Thành.
Thời kỳ nhân dân Đại Việt phải tập trung sức lực trí tuệ vào cuộc đấu tranh
lâu dai, gian khổ chống ach thống trị của phong kiên phương Bac, piành doc lập
dan tộc, thì nhân dân Champa trong đó có Thừa Thiên dã xây dựng dược mol
vương quốc hùng mạnh, có nền văn hóa rực rỡ, nên kinh tê phát triển The ky X,
với chiến thắng Bạch Đằng vang dội, Đại Việt bước ra khỏi thời Bắc thuộc, quốc
gia độc lập được xây dựng và tiến nhanh trên con đường tu lập, tự cường Quan hệgiữa Dai Việt và Champa không phải lúc nào cũng thuận hòa The ky XI để ổn
định mặt trận phía Nam nhằm yên tâm dốc sức chông chiên tranh xâm lược của
Trang 22phong kiến Tông, nhà Lý tổ chức Nam chinh vào năm 1069 Kết quả, vua Champa
là Chế Củ bị bất và buộc phải cắt đất ba châu : Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh cho
Đại Việt để chuộc mạng Biên giới Đại Việt đã đến vùng đất các huyện phía Bắc
Quảng Trị Năm Thái Ninh thứ 4 (1075), đời vua Lý Nhân Tong, quân Champa
tấn công quấy phá vùng đất mới cát về Đại Việt, vua sai Lý Thường Kiệt di tuân
thú biên thùy Sau khi xem xét núi sông, Lý Thường Kiệt vẽ bản đồ ba châu dânglên Vua nhân đó "đổi châu Địa Lý làm Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh
Linh, xuống chiếu chiêu mộ nhân dân đến khai cơ lập nghiệp và tổ chức lại việc
cai trị [60: 130].
Đời Trần, sau cuộc đoàn kết chống quân xâm lược Nguyên Mông thắng, lợi,
quan hệ hai nước Việt - Chăm trở nên mật thiết Trong chuyến viếng thăm của vua
Trần Nhân Tông sang Chiêm, nhà Vua đã hứa ga công chúa cho vua Champa.
Năm 1306, vua Champa là Chế Man dâng đất hai chau Ô, Lý làm sinh lễ xin cướiHuyền Trân công chúa nhà Trần Năm sau (1307), vua Trần Anh Tông cử ĐoànNhữ Hài tới cai trị và đổi châu Ô , Lý thành hai châu Thuận và Hoa, chọn ngườibản xứ làm quan, cấp ruộng đất, miễn tô thuế 3 năm [148:103] Sau sự kiện này,
quá trình di dân Việt vào khai khẩn, xây dựng làng xã được dat ra Trong lân
"chuyển giao” đất đai một cách hòa bình này, chac chan có bộ phận cư dân Chàmcòn lưu lại sinh sông bên cạnh những di dân Việt mới đến Thế là, từ đầu thé kỷXIV, người Việt đã vào đến Thừa Thiên và địa đầu Quang Nam Tuy đã thuộc vềlãnh thổ Đại Việt , nhưng dải đất hep từ Hoành Sơn dén Hai Vân chưa phải đã ổnđịnh và hoàn toàn hòa chung vào tiên trình lịch sử đất nước như lãnh thổ từ phíaBắc Hoành Sơn Dù vua Trần đã đặt quan cai trị, song tình hình chính trị, xã hội
còn phức tạp Trong địa phương dân chưa chịu thuần phục, ngoài biên giới người Chăm nuôi tiếc đất cũ, thường hay tấn công quấy phá Cu dân Việt ở đây vừa phải
chê ngự, khắc phục những chướng ngại của thiên nhiên khác nghiệt để ổn định
cuộc sống lại phải chông với ngoại xâm bảo vệ làng xóm quê hương Cuối thê kỷ
XIV, Chế Bong Nga chết (1389), vương quốc Champa trượt dài trên con đường
suy vong Bấy giờ đất Thuận Hóa mới tạm ổn định.
l8
Trang 23Năm Thiệu Thành thứ 2 (1402), nhà Hồ chuẩn bị đánh Chiêm Thành để mở
rộng lãnh thổ về phía Nam Nhằm mục dich đó, tháng 3- 1402, Hồ Hán Thuong
sai sửa sang và mở đường từ thành Tây Đô đến Thuận Hóa, dọc đường đặt phố xá
để chuyền thư gọi là đường Thiên Lý [5:35] Việc làm này khách quan tao điêu
kiện cho sự mở mang, phát triển vùng đất mới từ đó về sau Sau cuộc Nam chỉnh của nhà Hồ, Đại Việt thêm 4 châu mới: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa Nhà Hồ đặt An
phủ sứ lộ Thăng Hoa để cai trị và khuyến khích cư dân Việt vào ở Lại lấy miền đầu nguồn làm trấn Tân Ninh Dem những dân không ruộng mà có của đời đến ở Thăng Hoa, biên làm quân ngũ, khuyên dân nộp trâu thì cho làm quan tước để lấy trâu cấp cho di dân [$5:35] Nhà Hồ xúc tiến đưa dân Việt vào khai hoang lập
làng xã ở vùng đất mới, nhưng không có thời gian để thực hiện có hiệu quả lâu
dài các chính sách đó.
Sau thất bại của nhà Hồ, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh Nhân
cơ hội đó, Chămpa lấn ra lấy lại đất chiêm Dong và Cổ Lũy (Thăng lloa )[65:36] Thế là, Thuận Hóa lại là miên biên viễn nằm cực Nam Tổ quốc Tuy đã
thiết lập được chính quyền, đặt quan cai trị, nhưng trên thực tế nhà Minh không
thể vươn tới kiểm soát được vùng Tân Bình, Thuận Hóa, xa xôi, hiểm trở Suốt từ
năm 1407 đến 1413, Thuận Hóa là căn cứ của nghĩa quân Trân Ngôi và Tran Quý
Khoáng, sự cai trị của nhà Minh rất lỏng léo Tướng Minh là Trương Phụ cay cú vi
tốn nhiều công sức vẫn không bình định được vùng này đã tuyên bố "Ta sống
cũng bởi Hóa Châu, chết cũng là ở Hóa Châu, Hóa Châu chưa lấy được mặt mũi
về nhìn chúa thương" Ben phát binh thuyên đi đánh [#5:37| Thuận Hóa rơi vào
ách áp bức nặng nề của nhà Minh Nhân dân trong vùng đã không cam chịu cảnh
cai trị, áp bức, bóc lột nặng né của chính quyền đô hộ nên luôn nổi day chống dõi
va đã hưởng ứng tích cực khi nghĩa quan Lam Sơn tiến vào địa bàn này Việc LêLợi dựa vào Thuận Hóa đánh Minh, chứng tỏ người Việt định cư ở đây đã đông vàlang Việt đã khá vững vàng
19
Trang 24Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê thành lập, nhận thấy Hóa Châu là nơi trọng trấn vua Lê thường sai trọng thần đến trấn giữ, đặt lộ tổng quản và lộ trì
phủ Tháng 6 năm 1430, vua Lê Thái Tổ sai tổng quản Lê Khôi vào trấn giữ Hóa
Châu để phòng giữ vì đất ấy gần kề Chiêm Thành Ông vào đến nơi chiêu tập dân
xiêu đạt, khuyên cấy ruộng, trồng dâu, luyện tập sĩ tốt, giữ vững bờ cõi 85:40].
Tuy đất nước đã thái bình nhưng Thuận Hóa - vùng biên thùy phía Nam Tổ quốc
vẫn thường xuyên chịu nạn cướp phá của người Chiêm suốt các đời Thái Tông, Nhân Tông và cả buổi đầu thời Thánh Tong Từ năm 1307 đến 1471, trong vòng
hơn mot thế ky rưỡi, có hon 15 lân Champa tổ chức đánh Chau Hóa, đó là chưa
kể các đợt tấn công lẻ tế do quan lại vùng biên tổ chức Chi từ sau cuộc tấn công, của vua Lê vào tận thành Chà Bàn năm 1446, Thuận Hóa mới phần nào yên ổn.
Năm 1470, Thánh Tông xuống chiếu Nam chính, đích thân cầm quân đi đánhChiêm Thành Tháng 12 vua và lực lượng quân đội viễn chính đã vào đóng ở
thành Thuận Hóa Quân và dân Thuận Hóa được huy động phục vụ cuộc chiến.
Trận tấn công tháng 2 năm 1471 thắng lợi, chiếm lại đất Chiêm Động và Cổ Lũy
LÍ 149:235] Từ đây xứ Thuận Hóa mới thực sự hết nạn binh dao của lực
lượng quân sự Chiêm, xã hội ổn định, nhân dân yên ổn làm ăn Trong thời Lê Sơ,
nhà nước thường, khuyến khích nhân dân di cư vào Thuận Hóa khai phá dat dai,
lập làng sinh cơ lập nghiệp Sau khi giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa, Lê Lợi cho
"Châu Sài, một người Minh đầu hàng đem 340 con ngựa vào Hóa Châu chan
nuôi Lai chia những người khóc mạnh trong bọn người Minh bị bat cho tới day
khai khẩn làm an 5:38] Năm 1467 và 1471, sau khi thắng Chiêm, tham nghị
thừa chính Hóa Châu là Đặng Chiêm dâng sớ, những cuộc di dân lớn dược tổ chức và nhà nước giúp đỡ một phần cơ sở vật chất ban đầu Cách khẩn hoang tương đôi qui mô và mang lại hiệu quả dược sử dụng thời Lê Sơ là chính sách lập đồn điền Sở đồn điền Thuận Hóa được thành lập Binh lính, tù phạm và có thể
gồm cả dan nghèo được xung vào làm trong các so đôn điên, khai khẩn dat dai.
Công cụ, giông má do nhà nước cấp Ruộng đất đồn điền đêu thuộc sở hữu trực
20
Trang 25tiếp của nhà nước Sau quá trình phat triển, nhà nước cho lập thành làng và ruộng,
đất đó trở thành ruộng đất công xã thôn
Những chính sách khuyến khích đi dân khai hoang lập làng, lập đồn điền của nhà Lê cùng với sự hưởng ứng của nông dân nghèo, sự lao động gian khổ của binh
lính, chiến tù, tội nhân đất Thuận Hóa được khai phá nhanh chóng Diện tích đất đai canh tác và dân số tăng nhiều so với thời thuộc Minh Dưới thời Hong Đức,
thừa tuyên Thuận Hóa gồm 2 phủ, 8 huyện, 4 châu với 732 xã thôn trên tổng số
6851 xã trong toàn quốc [#5:38; 141:31] Đến thời Mạc, theo danh mục Dương
Văn An ghi lại khu vực Thừa Thiên Huế bấy giờ là đất 3 huyện Kim Tra, TưVinh, Đan Điền, tổng cộng có 180 xã thôn phường ấp [1:36, 37] Trên cơ sở đó ,
kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp có những bước phát triển rất đáng kể.
Tuy kinh tế ở đây còn mang nặng tính tự nhiên, tự cung, tự cấp, thủ công nghiệp
và kinh tế hàng hóa chưa phát triển mạnh như các địa phương ở phía Bắc nhưng
đã có chuyển biến lớn Thời Lê, Mạc ngành nghề thủ công đã khá nhiêu bắt nguồn
từ các nguồn gốc khác nhau Có nghề truyền thống của người Việt được cư dân
phía Bắc đưa vào trong quá trình di cư, có ngành nghề vốn là của cư đân Chămtiếp tục phát triển và có thể có những nghề mới được du nhập từ bên ngoài Tất
cả tồn tại và phát triển trên cơ sở nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương nhằm
đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của các cộng đông dân cư Thủ công nghiệp
Thuận Hóa thời kỳ này phát triển dưới 2 hình thức nghề phụ gia đình và làng thủ
công chuyên nghiệp Tính chuyên nghiệp của các làng nghề còn chưa rõ nét và ít
Các nghề phát triển rộng rãi nhất lúc bấy giờ là đan lát, mộc, đệt, gốm rèn Nghề luyện và rèn sắt bay giờ phát triển tập trung ở những nơi có quặng sắt như Bố
Chính (nay thuộc Quảng Binh) và Tư Vinh (nay thuộc Thừa Thiên Hue) ở TưVinh có các xã Tân Lan, Hoang Tài đã biết rèn sat thành công cụ trao đổi tại thị
trường địa phương Nhìn chung, tốc độ phát triển của thủ công nghiiệp nhanh nhưng mức độ còn thấp Nó gan bó chat chẽ với nghề nông và làng xã Dia ban
trao đổi sản phẩm thủ công cũng còn giới hạn ở địa phương vùng.
21
Trang 261.2 THỪA THIÊN HUẾ
-ĐẤT DỤNG NGHIỆP CỦA CÁC CHÚA NGUYỄN
Đất Thuận Hóa (trong đó có Thừa Thiên Huế) chuyển mình và phát triển
nhanh bat đầu từ khi Doan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ (1558) Giữa
thế kỷ XVI, khi cuộc nội chiến tương tan Nam Bắc triều đang tiếp diễn thì trong
nội bộ Nam Triều đã nẩy sinh mâu thuẫn Mâm họa của sự chia rẽ phân biệt mới
cũng bắt dau manh nha Sự nghiệp "phd Lê” của tướng quân Nguyễn Kim đang
trên đà thắng lợi thì ông bị hại, quyền hành rơi vào tay con rể ông là Trịnh Kiểm.
Trịnh Kiểm một mặt nối tiếp sự nghiệp cần vương của Nguyễn Kim, mặt khác lại
thâu tóm quyền lực vào tay dòng họ mình, tước đoạt quyên lực họ Nguyễn Mâu
thuẫn Trịnh Lê với Mạc chưa được giải quyết thì trong lòng Nam Triêu lại nẩy sinh mâu thuẫn giữa hai dòng họ phong kiến Trịnh, Nguyễn Cả hai đều lấy danh
nghĩa phò Lê nhưng lại kình địch nhau.
Được sự gợi ý của cậu là Thích Quốc Công, cậy nhờ chị gái Ngọc Bảo
thuyết phục với chồng (Trịnh Kiểm) tháng 1] năm 1558, Nguyễn Hoang được
lệnh vào trấn thủ Thuận Hóa với một quyền hạn rộng lớn "phầm mọi việc ở dịa
phương không kể to nhỏ đều cho tùy tiện xử trí” Thoạt đầu, tính toán ra đi của
Nguyễn Hoàng là để tránh sự ám hại, tính kế lâu dài Khi đã được dải đất "hiểm
yếu”, tiêm năng đồi dào và với quyên hạn rộng lớn Nguyễn Hoàng liền vạch ra vàthực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở cát cứ lâu dài cho dòng họ mình Để thực hiện
công cuộc khai thác Thuận Hóa một cách qui mô (từ sau năm 1570 là cả Thuận
Quảng), Nguyễn Hoàng đã tìm mọi cách thu phục lòng người thu hút lao động.
Trước hết là chiêu nạp hiền tài, thu phục nhân tâm, tổ chức cai trị Với mục dich
đó, khi ra đi ông đã lôi kéo một lực lượng khá đông người vào theo Các tướng lĩnh Văn Nham, Thạnh Xuyên, Tiên Trung, Tường Lộc cùng 1000 quân thủy ra
đi ngày hôm ấy [I68:36; 61:101-102] Nhờ danh vọng của dòng họ, vinh quang
của cha ông những, chiến thắng quân Mạc của chính ông, phẩm chất tinh thân của
ong đã thu phục tình yêu và lòng cam phục của những người đồng hương, nên
22
Trang 27nhân dân các làng mạc ở huyện Tống Sơn, nghĩa dũng dat Thanh Hóa cùng một số
quan lại quân lính ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đêu hang hái di theo ông,quyết định sống và gắn bó với sự nghiệp của ông Đó đúng là một cuộc di dân
thực sự [220:92-96] Day là một lực lượng quan trọng để họ Nguyễn tổ chức khai
thác Thuận Hóa trong buổi đầu Những người "bản toc" họ Nguyễn, " bản huyện”
Tống Sơn và đồng hương Thanh Hóa được họ Nguyễn tin dùng, cho nắm giữnhững chức vụ trọng yếu trong chính quyền, cho hưởng nhiêu đặc quyền dặc lợi
Trong một quyển sổ đinh của làng Phú Bài làm nam Minh Mang thứ [0 (1829)vẫn có phân hạng người huyện Tống Sơn : 3 người [52] Bên cạnh lực lượng quân dan Thanh Hóa là nhân dân vùng Nghệ An và các tỉnh phía Bắc di cư vào Trong
khoảng nửa sau thế kỷ XVI, do tình trạng suy yếu của các tập đoàn phong kiến
Đàng Ngoài, sự tàn phá của các cuộc hỗn chiến phong kiến và thiên tai làm chonhân dân đói khổ, lưu vong, trong lúc Thuận Hóa còn tương đối yên ổn, có nhiêu
khả năng khai thác nên đã thu hút đông đảo dân nghèo tự nguyện tìm dường vàonam Mùa thu năm 1559, Thanh Nghệ bị lụt to, mùa màng thất bát, nhân dân doi
-khổ lưu tán đi khắp nơi Nhiều người kéo nhau vượt đèo vào Thuận Hóa tìm kê
sinh nhai [68:32] Năm 1572 vùng Nghệ An vừa bị chiến tranh tàn phá lại bị nạn
đói, nạn dịch hoành hành dữ dội, dân chết rất đông Số người sống sót đều phá
sản, phải lưu vong phiêu bạt ra Bắc hoặc vào vùng Thuận Hóa, Quảng Nam của
họ Nguyễn [173:84] Năm 1608, ở Thuận Hóa được mùa ở Dang Ngoài, Thanh
Nghệ trở ra bị hạn hán mất mùa, nhân dân đói khổ lại phiêu bạt, tìm dường vào
Nam [168:43] Nửa sau thế ky XVI đến trước chiến tranh Trịnh Nguyễn, có hiệntượng di cư tự phát của đông dao dân nghèo từ bắc vào Thuận Quảng Do là lực
lượng quan trọng được họ Nguyễn sử dụng khai hoang, lập làng ấp mới.
Ngoài lực lượng quân dân mới chuyển và di cư vào, họ Nguyễn còn dùng những tù binh bất được trong các cuộc chiến tranh để khai hoang Cuộc đánh nhau với tướng Mạc là Lap Bao năm 1572, Nguyễn Hoàng thắng lợi, bắt được rất nhiều
tù binh Số tù binh này được đưa đến khai phá ở khu vực Tiên Khu, tổng Bái Trời (vùng đồi núi phía Bắc Quảng Trị thuộc Con Tiên) lập ra 36 phường [I68:350:
23
Trang 28220:101-102] Trong các cuộc chiến tranh với ho Trịnh sau này, quân Nguyễn cũng bắt được nhiều tù binh và bức nhiều dân thường vùng Nghệ An đem vào khai
phá đất Dang Trong Chắc rằng trong số đó cũng có bộ phận được sử dụng khai
thác trên đất Thừa Thiên Huế ngày nay [18$] Lực lượng lao động quan trọng nữa
là cư dân vốn có ở địa phương mà bản thân họ là sự tập hợp của nhiều thành phần.
Từ khi sát nhập vào lãnh thổ Đại Việt, Thuận Hóa đã trải qua sự cai trị của nhiêu
triều đại và tiếp nhận nhiều lớp cư dân người Việt từ các nơi đến sinh sống Nói
chung bấy nay còn rời rạc chưa chịu sự khống chế trực tiếp của chính quyền trung
ương, nay họ Nguyễn phải thu phục họ, có chính sách cai trị thống nhất, buộc họ
yên ổn làm ăn và phục vụ mục đích của mình Để làm dược điều đó, Nguyễn
Hoàng và con cháu ông đã thực hiện chính sách cai trị bằng các biện pháp mềm
dẻo, nới sức dan Dai Việt sứ ký toàn thu chép: "Hoàng trị nhậm mấy chục nam
chính lệnh khoan hòa, thường Bemơn huệ, dùng phép công bằng, khuyên ran bản
bộ, cấm trấp những kẻ hung ác Do đó, đân đều "cảm lòng, mến đức, thay đổi
phong tục [189] Nguyễn Khoa Chiêm, tác gia của Trinh Nguyễn dién chí - người
sống đồng thời với một giai đoạn trị vì của họ Nguyễn cũng hết lời ca ngợi các
chính sách cai trị của họ Nguyễn "Đoan quốc công Nguyễn Hoàng thu phục hết
quân dan hai xứ Thuận Quảng, voi, ngựa, vàng, bạc, thóc, tiên sung dùng vào việc
công để ban phát ân đức, chiêu vỗ muôn dân, thân yêu trăm ho Thượng Vương
(Nguyễn Phúc Lan) từ khi nối ngôi cai tri, trong miên xa gan rộng ban ân đức đôi
xử với các tướng thân tình như anh em, thương yêu chúng dân như con dé, nhẹ phụdịch, ít thuế khóa [61:57-243]
Với lực lượng mới di cư vào đông, đảo và dựa vào nhân dan địa phương, bằng
phương thức cai trị như vậy các chúa đầu triều Nguyễn đã tiến hành khai thác
Thuận Hóa một cách qui mô Trước hết là tổ chức khẩn hoang mở rộng diện tích
canh tác, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bằng chính sách khai hoang, lập làng.
Lịch sử Việt Nam tập I ghi "Nong dân di cư và tù binh bất được trong cuộc chiến
tranh Trịnh Nguyễn là lực lượng lao động chủ yếu để thực hiện chính sách này.
Họ được cấp nửa năm lương thực và một số nông cụ rồi chia thành từng doan di
24
Trang 29khai phá đất hoang lập thành những làng ấp mới " [3#®| Lực lượng binh lính vừa
làm nhiệm vụ quân sự sẵn sàng chiến đấu , đồng thời cũng được huy dong khẩn
hoang sản xuất nông nghiệp ” L Cadière cho biết: hiện nay ở vùng Quang Bình
còn nhiều làng xã mang tên những địa điểm đóng quân, những đôn ải thành lũy trong cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn đã nói lên nguồn gốc lịch sử của các làng, xã
ấy [143:33] Rất nhiều làng xã vùng Quang Trị, Thừa Thiên Huế được thành lập,
phát triển vào nửa sau thế ky XVI và XVII Các vị được suy tôn là khai canh, khai
khẩn của các làng đó phần lớn là quan quân, tôi thần, bộ khúc hoặc dong hương
của họ Nguyễn "Theo qui định của họ Nguyễn ruộng đất khai khẩn sung làm
ruộng đất công của làng ấp mới thành lập đặt dưới quyền sở hữu tối cao của chúa Nguyễn Họ Nguyễn đã lợi dụng một cách khôn khéo công cuộc khẩn hoang của
nhân dân để củng cố và mở rộng cơ sở cát cứ Trong những làng ấp mới, người
nông dan tập hợp lại theo tổ chức như những xóm làng quê hương của họ.
Đất dai được khai phá thêm, làng xóm được lập lên ở khắp đồng bang ven
sông, đầm phá và gò đồi So với thời Lê Mạc, đân số, diện tích canh tác và làng
ấp tăng lên rất nhiều Lê Quý Đôn cho biết, đến năm 1773 Thuận Hóa (đã táchĐiện Bàn về xứ Quang Nam) có 2 phủ, 8 huyện, | châu với 882 xã thôn, phường.
Thừa Thiên Huế khi ấy có 234 xã, 23 thôn, 84 phường, 9 giáp, châu, sách ap
Về dan số, năm 1776 tăng lên 125.857 người và 965.507 mau ruộng [75; 221].
Cùng với việc xúc tiên mở mang đất đai canh tác, khai hoang lập làng phát triển nông nghiệp, các chúa đầu triều Nguyễn còn thí hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển Thuế khóa nhẹ nhàng, dân được tự do làm ăn nên "bốn dân : sĩ, nông, công, thương déu dược an cư lạc nghiệp” Giao thông,
thủy bộ mở mang, tạo điêu kiện cho giao lưu hàng hóa phát triển Thế ky XVII,
nửa đầu XVHI, công thương nghiệp Thuận Hóa có những hước tiến quan trọng.
Các ngành nghề thủ công phát triển rộng rãi, nhiêu làng thủ công chuyên nghiệp
xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cau của một vùng dân cư đang sắp xếp lại va pia tăng nhanh chóng cùng quan, quân của một "triều đình” đang hình thành Bộ mặt xứ
Huế từng bước phát triển với tốc độ đáng kể nhất là từ khi chúa Nguyễn chuyển
24
Trang 30dinh phủ từ Phước Yên đến Kim Long rồi thực sự xây dựng thủ phủ xứ Đàng Trong với qui mô lớn trên đất Phú Xuân Xứ Huế chuyển dan tính chất từ cum
làng quê thành trung tâm tụ hội phố chợ, cảng thị tấp nap, tàu bè các vùng, và các
nước tới buôn bán Các nghề thủ công trong lòng các làng xã nông nghiệp dưới tác động của bối cảnh mới đã chuyển mình phát triển qui mô hơn nhằm đáp ứng nhu cầu phố thị Chung quanh thành Phú Xuân và cảng thị Thanh Hà đã xuất hiện
những làng nghề mà sản phẩm trở thành hàng hóa trao đổi trên một địa bàn dân cư
rong rãi [205:28] Lê Quý Don da liệt kê hàng loạt sản phẩm thủ công của các
lang xã thuộc Thừa Thiên Huế bấy giờ như sau : [75] (Bang 1).
Phát triển nhất vẫn là các nghề dệt vải, luyện rèn sắt, đúc,dây dong, dây thau
và các nghề chế biến thực phẩm : bánh, đường, làm muối Ở Thừa Thiên Huế
bấy giờ, nghề luyện, rèn sắt, đúc đông, chế tạo khí giới phát triển tập trung ở Phú
Vang Ngoài các làng nghề đã có từ giai đoạn trước, nay phát triển nghề làm dây
thau, dây thép ở Mậu Tài, làm khí giới ở An Lưu, sản xuất công cụ bằng sắt ở
Võng Trì [75:32 [|].
Ngoài thủ công dân gian phát triển phổ biến khấp nơi gắn với làng xã và
nghê nông với tư cách là nghề phụ, sản xuất của thợ thủ công chuyên nghiệp thời
kỳ nay còn có thêm những công xưởng do nhà nước tổ chức và quản lý gọi là ty hay đội Qui mô của các xưởng thủ công cũng mở rộng đân trên đà phát triển của nhà nước, quân đội chúa Nguyễn và qua nhiều lần dịch chuyển đỉnh phủ chúa từ
Ai Tử cho đến Phú Xuân Từ khi Phú Xuân được chọn xây dựng thành thủ
phủ, các xưởng thủ công của nhà nước, các phường thủ công qui tụ phát triển
quanh đây, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chúa, quan lại, quân lính và gia đình
họ Quan trọng nhất là các công xưởng đúc vũ khí, đóng chiến thuyên dé trang bị
cho lực lượng quân sự đang xây dựng, phát triển nhanh chóng.
26
Trang 31Bảng 1 Các loại sản phẩm thủ công do làng xã ở Thừa Thiên Huế sản vuất
2 Ha Thanh Lam mudi
Voc, sa, lãnh, g4m, trừu
Trang 32Ngoài việc sử dụng lao động và chuyên môn của thợ thủ công trong vùng,
chúa Nguyễn còn mở rộng quan hệ với tư bản phương Tây, học hỏi khoa học kỹ
thuật để nâng cao chất lượng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh tốt hơn
Đành rằng họ Nguyễn mở rộng việc học hỏi, tiếp thu kỹ thuật mới vào một số
ngành thủ công chủ yếu với mục đích nhằm chế tạo vũ khí chiến thuyền, phục vụ
chiến tranh các mặt hàng đáp ứng đời sống của cung phủ là chính nhưng nó cũng
góp phần làm cho bộ mặt kinh tế ở Phú Xuân - Thuận Hóa có những chuyển
biến Phú Xuân trở thành một đô thành qui tu thợ giỏi, nhân tài ở Dang Trong va
bat đầu thu hút cả ngoại kiêu
Trên cơ sở phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp, những nhu cầu của
đời sống quan, quân trong bộ máy chính quyền, các tầng lớp nhân dân và chínhsách cởi mở của chúa Nguyễn giúp cho nội và ngoại thương ở Thuận Hóa thế kỷ
XVII, XVII có những bước phát triển đáng kể Kinh tế hàng hóa giao lưu buôn
bán mở rong , đô thị Phú Xuân Thanh Hà ra đời, phát triển Thanh Hà trở thành
cảng khẩu bán buôn sâm uất, phục vụ trực tiếp cho Phú Xuân Bên cạnh chợ địa
phương, bấy giờ còn có các luồng lưu thông buôn bán rộng rãi giữa các vùngđược thực hiện bởi các lái buôn chuyên nghiệp Luồng lưu thông quan trọng nhất
là buôn gạo từ Gia Định - khu vực nông nghiệp giầu có nhất Dang Trong với
Thuận Hóa - khu vực thủ công nghiệp phát triển nhất và luông buôn bán trao đổi
giữa thương cảng Hội An ở Quảng Nam với phố cảng Thanh Hà của Thuận Hóa.
Chính sách mở rộng cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài đến buôn bán của các
chúa Nguyễn làm cho ngoại thương ở Thuận Hóa thế ky XVII cũng phát đạt Sựgiao lưu buôn bán với nước ngoài góp phần kích thích một số ngành kinh tế phát triển.
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa là để bảo tôn mạng sống và xây dựng cơ đồ cho dong họ mình Mam họa chia cắt đất nước, nội chiến tương tàn
cũng chính bất dau từ sự mâu thuẫn và chia ré giữa các thế lực thông trị Tuy
nhiên, từ khi họ Nguyễn cai trị, lịch sử kinh tế xã hội Thuận Hóa bước sang trang
28
Trang 33mới Giai đoạn nửa sau thế kỷ XVI đến dau thế kỷ XVII, nền kinh tế ở đây pháttriển với tốc độ nhanh chóng Sự phát triển của nó có chịu tác động của chính sáchkhai thác của họ Nguyễn, là một trong những lực đẩy kinh tế đạt trình độ cao, nhưng mat khác nó chủ yếu nhằm vào mục đích và quyên lợi của giai cấp thống trị Trong thời kỳ nội chiến, sự phát triển kinh tế có lúc bị kìm hãm, phá hoại, nhưng nhìn chung vẫn dang trên đà phát triển Cho đến thế ky XVIII, kinh tế Dang Trong đã phát triển mạnh, trong một số lĩnh vực không thua kém Dang
Ngoài Xứ Đàng Trong bấy giờ, Thuận Hóa là khu vực trung tâm là đất dựng
nghiệp cơ bản của họ Nguyễn Do có lịch sử khai thác lâu đài hơn các địa phương
khác ở Đàng Trong nên đây là vùng kinh tế phát triển Thừa Thiên Huế - nơi dược
chọn xây dựng thủ phủ Phú Xuân có kinh tế xã hội phát triển và tiềm năng dồi
dao nhất Thuận Hóa bấy giờ Những ngày đầu, họ Nguyễn mở mang Miền Nam,
rõ ràng Phú Xuân - Huế có cái thế mở, thoáng hơn cùng với cuộc sống mới dang
bất đầu xây dựng {130:45].
Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội thì sức người vàcủa ở đây đã bị huy động tối đa để họ Nguyễn tiến hành các cuộc chiến tranh mở
rộng biên giới về phái Nam, chống Trịnh ở phía Bắc, mưu lập giang sơn riêng cho
họ mình Những cuộc chiến tranh và sự vơ vét của quan lại các cấp đã làm cho tốc
độ phát triển kinh tế vùng này bị chững lại rồi nhanh chóng lâm vào tình trạng suy
thoái vào cuối thé kỷ XVII Kha năng phát triển sản xuất bị hạn chế, nông dân bị
x0 đẩy vào một thời ky ban cùng, chỉ có một số ngành thủ công phục vụ cho quânđội và chiến tranh được thúc đẩy Phải nói rang trong bôi cảnh lịch sử , chính trị,
kinh tê xã hội nước ta day biến dong vào những năm nửa sau the ky XVIII thì
mảnh đất Thuận Hóa là nơi tập trung gay gat và tiêu biểu nhất Sự suy sụp của chính quyền họ Nguyễn mà mảnh đất dựng nghiệp nơi có đô thành Phú Xuân phải hứng chịu đầu tiên và nặng nề nhất Họ Trịnh chiếm đóng (1775 - 1786) và thực
hiện chính sách cai trị lạc hậu, kinh tê chưa có dịp phục hồi, phát triển ; chính
quyên Tây Sơn thay thê, chọn Phú Xuân xây dựng làm kinh do cho đất nước thong nhất Những chính sách cải cách của vương triều Quang Trung từng bước ồn định.
29
Trang 34tạo cơ sở cho kinh tế xã hội phát triển Những xưởng thủ công của nhà nước dược
khôi phục và duy trì để đúc tiền, đóng chiến thuyền, đúc vũ khí và sản xuất những
sản phẩm phục vụ triều đình Vé cơ bản, hệ thống tương cục ở Phú Xuân cũngđược khôi phục và tổ chức như thời chúa Nguyễn Thợ thủ công lành nghê của các
làng xã trong vùng và các địa phương trong “ca nước” được dưa về làm việc theo
ngạch thự [129] Thủ công nghiệp trong dân gian được khôi phục và phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu tái thiết đất nước, xây dựng kinh đô, trang bị quốc phòng Bay nhiêu nhu cầu bức thiết dat ra đòi hỏi nhà nước phải có biện pháp và cũng là
yếu tố thúc đẩy các ngành nghê thủ công tương ứng phát triển Cơ hội mới cho
Phú Xuân - Thừa Thiên Huế phát triển dang hé mở 15 năm dưới thời Tây Sơn sự
nghiệp giữ nước vẫn đang đặt ra gay gal, rồi nội chiến lại diễn ra, công cuộc xâydựng đất nước và ngay cả việc kiến thiết kinh đô cũng gặp nhiều khó khăn
1.3 THỪA THIÊN HUẾ - ĐẤT UU DAI CUA VƯƠNG TRIEU NGUYEN
Sau khi thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia
Long, định kinh đô tại Thuận Hóa, thiết lập nên triều Nguyễn - triều đại phong
kiến cuối cùng ở nước ta Thuận Hóa nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng bước
vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh nước nhà thống nhât trên một lãnh thổ
rộng lớn và Huế trở thành kinh đô của một quốc gia lớn mạnh ở Đông Nam Á.
Quốc sử quán triều Nguyễn ghí :” Mùa hạ năm Tân Dau (1801) The Tổ
Cao Hoàng đế lấy lại đô thành cũ, trích lấy ba huyện Huong Ha, Quảng Điện và
Phú Vang thuộc phủ Triệu Phong dat làm dinh Quảng Đức, lại trích lấy hai huyệnHai Lang và Đăng Xương và một huyện Minh Linh thuộc phủ Quang Bình làm
dinh Quang Tri
Năm Gia Long thứ 5 (1806), định làm dinh lệ Nam Minh Mang thứ 3 (1822)
đổi dinh Quang Đức làm phủ Thừa Thiên đặt thêm ba huyện: Phong bién, Huong
Thủy, Phú Lộc Năm Tự Đức thứ 6 (1853) hợp tỉnh Quảng Tri vào tỉnh Thừa
30
Trang 35Thién phủ lãnh 1 đạo I1 huyện và 9 châu ki mi Năm Tự Đức thứ 29 đặt lại
tỉnh Quang Trị " [167:93]
Huế là địa danh van hóa xuất hiện sớm để chỉ vùng đất Châu Hóa cũ Huế làđọc tranh từ tên Hóa (ƒƑ,) mà ra Huế được sử dụng làm địa danh hành chính bất
đầu vào ngày 30-8-1899, khi Pháp thành lập thị xã Huế Ngày [2-12-1929 được
nâng lên thành phô Huế Thừa Thiên Huế là địa danh hành chính chỉ chung khu
vực Thừa Thiên Huế hiện nay xuất hiện từ đầu thế ky XIX , khi Minh Mạng quyết
định đổi dinh Quảng Đức thành phủ Thừa Thiên| 78:25] Như vậy, Thừa Thiên là
một phần của đất Thuận Hóa xưa Quốc sử quán triều Nguyễn đã xác định dịa giới
của Thừa Thiên Huế là :"Tir phía Dong đến phía Tây cách 91 dam, từ Nam đến
Bắc cách 160 dam lẻ Phía Dong đến biển 31 dặm, phía Tây đến Sơn Động 60
dam, phía Nam đến huyện giới Hòa Vang tỉnh Quảng Nam 111 dặm, phía Bắc đếnhuyện giới Hải Lang, tỉnh Quang Trị 49 dặm, phía Dong Nam đến Hải Vân quangiáp giới tỉnh Quang Nam 130 dặm, phía Tây Nam đến Son Động hơn 90 dam,
phía Đông Bắc đến biển 39 dam, phía Tây Bắc đến Son Động tinh Quang Trị hơn
130 dặm [167:24-25] Dan số năm Gia Long thứ 18 (1819) có hơn 50.300 đỉnh,
ruộng đất là 126.150 mẫu [167 :I 19] Triều Nguyễn kiến lập kinh do ở thành Huếcũng là Phú Xuân cũ nam trong tỉnh này Thừa Thiên thế ky XIX là tỉnh bao
gồm cả kinh đô và kể từ thế ky XVII trước nó đã gắn liên với quyên hành của ho
Nguyễn ở Dang Trong Do đó đối với nhà Nguyễn, đất kinh đô Huế hay tỉnh
Thừa Thiên nói chung là miên cần phải được ưu đãi để an dân và giữ gìn trật tự tai
chỗ đất đứng chân Chính sách chung của Nhà Nguyễn từ khi mới thiết lập là ưu đãi , chú ý đến sự phát triển các mặt của khu vực này Công việc thiết yếu quan
trọng đầu tiên của vương triều mới là nhanh chóng khôi phục, phát triển nên kinh
tế, ổn định đời sống nhân dân, xác lập chắc chấn nền cai trị của phong kiến
Nguyễn Việc khai hoang mở rộng diện tích canh tác vẫn được xúc tiến Nhờ vậy
số làng xã mới tách lập gia tăng nhanh chóng Nửa sau thể kỷ XVII căn cứ vào số sách của thời chúa Nguyễn, Lê Quý Don thống kê được gần 350 xã, thôn, phường
31
Trang 36ấp, trên dia ban các huyện đồng bằng thì đến nửa đầu thế kỷ XIX số này đã là 431
(Bảng 2).
Sự phát triển nhanh chóng của làng xã ở Thừa Thiên Huế thời kỳ này chủ
yếu do sự gia tăng dân số và sức lao động tại địa phương, ngưồn dân di cư từ các
tỉnh phía Bac vào có thé vẫn còn, nhưng không dong đảo, don dập như buổi đầucai trị của các chúa Nguyễn
Bảng 2 - Số lượng các vã thôn, phường ấp của các huyện
dong bằng Thừa Thiên Hué (Tk.XVIH và XIX) [75,167]
Số lượng xã thôn phường, ấp, giáp Tên huyện Thế kỷ XVII (*) Thế kỷ XIX (* *)
thon phuong ap phường ap.
Trang 37mô đồ sộ Nhân (ai, vật lực của cả nước được huy động về đây để thực hiện hangloạt công trình kiến thiết kéo dài suốt thời Gia Long, Minh Mạng Thợ thủ công
giỏi trong cả nước được trưng tập về làm trong các công xưởng thủ công phục vụxây dung kinh thành Huế, lăng tẩm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của đời sống cung,
đình, trang bi cho quân đội, cơ quan triều đình Từ khi trở thành kinh đô, nơi thiết lập bộ máy chính quyền Trung ương của triều đình phong kiến, tầng lớp quan lại,
quí tộc thượng lưu cũng qui tụ về và phát triển ngày càng nhiều, nên nhu cầu tiêudùng, thị hiếu tiêu thụ sản phẩm thủ công ngày càng tăng và cầu kỳ hóa đần Huếthành trung tâm kinh tế phát triển, nơi hội tụ được những tỉnh hoa và bước đầu tiếpxúc được kỹ thuật tiên tiến Ngoài Huế, các làng xã ở Thừa Thiên cũng có điêukiện phát triển nghề thủ công truyền thông và nhiêu nghê mới nẩy sinh Như vậy,
cùng với sự phát triển của kinh đô Huế, hệ thông làng xã nông nghiệp xung quanh
trung tâm này có những biến chuyển theo cùng với sự ra đời của phố chợ, bếncảng Nhu cầu tiêu thụ lớn nhu cầu giao lưu hàng hóa đã kích thích sự phát triểncủa các ngành nghề thủ cong Trên nền tang sự phát triển của thủ công nghiệp cácthê kỷ trước, dưới tác động của bối cảnh mới nửa đầu thế ky XIX, thủ công nghiệp
ở các làng xã trên địa bàn Thừa Thiên Huế có bước phát triển mạnh Các làng nghề thủ công von có nay phát triển mở rộng, làng nghê mới ra đời (Bang 3).
Đăng Huy Tni, một danh sĩ đất Thừa Thiên trong tác phẩm: "Đăng HoàngTrung thi sao” (bản khắc gỗ thời Tự Đức, năm Mậu Thìn), đã cảm tác một loạt bài thơ ca ngợi những sản phẩm thủ công tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế bấy giờ[205] Hoạt động nhộn nhịp của thủ cong nghiệp tại các làng xã ở Thừa Thiên Hue
đã góp phần đáp ứng nhu cầu đời sống cung đình và công cuộc kiến thiết đế đỏ:
đông thời tạo ra nguồn hàng hóa thúc đẩy thương nghiệp phát triển một bước Chợ
tổng, chợ làng mọc lên và sam uất nhanh chóng hên cạnh các làng nghệ, các tụđiểm hoạt động thủ công Nếu ở thể kỷ XVI người ta vẫn coi Thuận Hóa là "ô
châu ác dia” thời Mac, phú thuế chỉ toàn là các thứ lâm thổ sản các sản phẩm tự
nhiên ca Thuận Hóa bấy giờ, Dương Văn An chỉ ghi lai được 3 cái chợ thì thê
ky XVIII mục thuê chợ đò mà Lê Quý Don phi lại đã phan ánh một bước tiến dài
43
Trang 38của xứ này [75] Thế kỷ XIX, mạng lưới chợ dày đặc Dai Nam Nhất thống chí đãghi chép khá tỷ mỉ về các chợ vùng chợ hŸện ở Thừa Thiên Huế (Bang 4).
Bảng 3 : Các nghề thủ công ở làng xã Thừa Thiên Huế thé kỷ XIX |167:1160:117]
18 | My Lợi Dét vai, lua
20 Thanh Tién Làm hoa giay
22 An Truyén Trướng, liễn
34
Trang 39Đảng 4 - Các chợ ở Thừa Thiên Huế thế kỷ XIX [167,181]; 23 6,40]
Tén Ch_ vùng, chợ huyện Ch_ các xã thôn
Gia Hội 1 Xước Du
An Van 2 Long Hồ Huong Tra Thanh Ha 3 Bao Vinh
Kim Long 4 Thai Duong
5 Cổ Bi
6 Phú ốc
7 Đương Nỗ
8 Duong Anh Phi Vang Nam Pho 9 An Truyền
Trang 409 chợ huyện hay chợ vùng thuộc 6 huyện đồng bằng ở Thừa Thiên Huế bay giờ
đều được Quốc sử quán triều Nguyễn mố tả khá chi tiết D6 là những trung tâmgiao lưu trao đổi giữa các địa phương trong vùng và qua đó với kinh đô Huế Cùng,
với mạng lưới 34 chợ làng, thôn, xã được thống kê ở bảng 4 (dĩ nhiên là chưa hoàn toàn day đủ) đã phan ánh kinh tế hàng hóa trong vùng và nhu cầu giao lưu, trao
đổi sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp rất phát triển Mạng lưới chợ huyện,chợ vùng, chợ làng xã tiếp tục duy trì phát triển và thê kỷ XX được xây dựng thêm
nhiều Theo con số thống kê của phòng tài chính - thương nghiệp sáu huyện trên
vào tháng 4 năm [991, danh mục các chợ đã là 63 [40] Giao lưu kinh tế piữa kinh
đô Huế với làng xã vùng Thừa Thiên và ngược lại phát triển như là nhu cau tự
nhiên, thiết yếu Không gian kinh đô Huế mở rộng hơn hẳn các thời kỳ trước cả
về kiến trúc đế đô, hoàng phủ và kinh tế văn hóa Các vua triều Nguyễn da dựnglăng tẩm của mình vươn đến Đình Môn, ngã ba Bằng Lãng Dương Xuân, Cư
Chánh Châu Ê Trong hệ thống 85 phủ của các hoàng tử triều Nguyễn có đến mot
nửa số phủ nằm ngoài các phường thuộc địa giới hành chính thành phố hiện nay
Phần lớn các ” danh gia vọng tộc” và những thợ thủ công làm nghề dịch vụ lạisống ở khu vực : Bao Vinh, Kim Long, Vĩ Dạ, Nam Phổ Ngọc Anh, Thê Lại,Nguyệt Biều., An Cựu [I 78:29] Đó: vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự
phát triển ở vùng làng xã đồng bằng Thừa Thiên Huế trên các lĩnh vực Việc xây
dựng dinh phủ, dé đô như vậy đã thu hút một lực lượng lao dong lớn gồm cả thợ
và phu dịch.
Nhìn chung, thủ công nghiệp Thừa Thiên Huê thế ky XIX ở cả hai bộ phan : quan xưởng thủ công do triều đình quản lý và thủ công nghiệp dan gian dêu có
bước phát triển nhanh Ngành nghề phong phú, thu hút nhiêu lao động, sản phẩm
đa dang, chất lượng nâng cao Một số ngành nghê đã xuất hiện kỹ nghệ tiên tiến,
tạo ra sản phẩm mới trong các nghê thủ công mỹ nghệ, diêu khác kiến trúc tạo
nên dấu ấn đặc sắc của văn hóa Huế Đó là bôi cảnh chung, nhưng diễn biên phát triển của mỗi nghề ở từng làng lại rất khác nhau chúng tôi sẽ phân tích cụ thể sau
36