1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ứng dụng giải pháp kinh doanh thông minh

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Giải Pháp Kinh Doanh Thông Minh Vào Quy Trình Nghiệp Vụ Của Apple
Tác giả Hoàng Diệu Hiền, Lê Thuỳ Dương, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Kiều Nga, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Thị Huyền Trang
Người hướng dẫn Phan Thanh Đức
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 6,26 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: Giới thiệu về công ty Apple (6)
    • 1. Lịch sử hình thành (6)
    • 2. Các sản phẩm và dịch vụ (6)
    • 3. Tình hình sản xuất (6)
  • Phần 2: Phân tích cấu trúc kinh doanh của Apple (7)
    • 1. Mối đe doạ của những công ty mới gia nhập thị trường (7)
    • 2. Đối thủ tiềm năng (8)
    • 3. Quyền thương lượng của khách hàng (8)
    • 4. Quyền thương lượng của các nhà cung cấp (8)
    • 5. Mối đe doạ từ các sản phẩm thay thế (9)
  • Phần 3: Chiến lược cạnh tranh (9)
  • Phần 4: Chuỗi giá trị và hoạt động chính mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty (11)
    • 1. Các hoạt động chính (Primary activities) (11)
    • 2. Các hoạt động hỗ trợ (Support activities) (13)
  • Phần 5: Quy trình (14)
    • I. Quy trình phát triển hệ điều hành của Apple (Quy trình As-Is) (14)
    • II. Quy trình cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành Apple (Quy trình To- Be) (18)
  • Phần 6: Các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp liên quan đến quy trình (29)
  • Phần 7: Thông tin Silo có xuất hiện trong Apple hay không? (30)

Nội dung

Tình hình sản xuấtLiên tục trong các năm từ 2007 đến 2019, Apple cho ra mắt các dòng sản phẩmđiện thoại thông minh, máy tính bảng với các phiên bản nâng cấp khác nhau.Trong tương lai, cô

Giới thiệu về công ty Apple

Lịch sử hình thành

Apple Inc là một tập đoàn công nghệ máy tính của

Mỹ có trụ sở chính đặt tại Silicon Valley ở SanFrancisco, tiểu bang California Ngày 01/04/1976 AppleComputer Inc., được thành lập bởi Steve Jobs, SteveWozniak và Ronald Wayne để bán bộ sản phẩm máy vi tính cá nhân Apple I Ngày 09/01/2007, AppleComputer Inc., được đổi tên thành Apple Inc., do lúc này công ty không chỉ cung cấp máy tính mà còn có các sản phẩm khác như smartphone iPhone, máy nghe nhạc iPod, máy tính bảng iPad…Ngày nay Apple Inc., được biết đến như là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới có trụ sở chính đặt tại thung lũng máy tính Silicon,San Francisco, California với khoảng 78.200 nhân viên.

Các sản phẩm và dịch vụ

Apple Inc thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng và các dịch vụ trực tuyến Các sản phẩm của công ty bao gồm máy tính Apple Macintosh, máy nghe nhạc iPod (2001), chương trình nghe nhạc iTunes, điện thoại iPhone (2007), máy tính bảng iPad (2010) và đồng hồ thông minh Apple Watch (2014- 2015), trình phát media kỹ thuật số Apple TV và loa thông minh HomePod Phần mềm tiêu dùng của Apple bao gồm macOS và hệ điều hành iOS, trình phát media trên iTunes, trình duyệt web Safari và các sáng tạo và năng suất của iLife và iWork.Các dịch vụ trực tuyến bao gồm iTunes Store, iOS App Store và Mac App Store,Apple Music và iCloud.

Tình hình sản xuất

Từ năm 2007 đến 2019, Apple liên tục ra mắt các mẫu điện thoại thông minh và máy tính bảng với các phiên bản nâng cấp Trong tương lai, công ty dự kiến tiếp tục tung ra các sản phẩm mới với cải tiến về cả kỹ thuật và thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng iPhone 4, ra mắt năm 2010, đã gây ấn tượng mạnh với màn hình retina sắc nét hàng đầu cùng thiết kế nguyên khối với hai mặt kính kết hợp với tính năng FaceTime, đặt ra một chuẩn mực mới cho ngành công nghiệp điện thoại thông minh.

Sang năm 2014, mẫu iPhone 6 với thiết kế đột phá và độ mỏng đáng kinh ngạc cùng hiệu năng "khủng" đã làm nhiều người lại phải trầm trồ Câu chuyện đã được lặp lại sau 3 năm với mẫu iPhone X sở hữu màn hình tràn cạnh cùng công nghệ quét khuôn mặt 3D do chính Apple nghiên cứu.

Ngày 10/08/2011, Apple đã chính thức vượt qua tập đoàn dầu lửa Exxon Mobil, để trở thành doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới Như vậy,Apple đã chính thức chấm dứt thời kỳ 5 năm ở ngôi vị doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới của Exxon Những sản phẩm đưa Apple đến vị trí ngày hôm nay chính là máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad.

Phân tích cấu trúc kinh doanh của Apple

Mối đe doạ của những công ty mới gia nhập thị trường

Apple Inc là một trong những công ty sáng tạo nhất và đã phát triển trở thành công ty có giá trị nhất thế giới Mối đe dọa từ những người mới tham gia đối với Apple là rất thấp vì bất kỳ công ty hoặc dòng sản phẩm mới nào muốn cố gắng giành lấy một số thị phần của Apple sẽ không chỉ cần đầu tư số tiền khổng lồ vào chi tiêu vốn, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển mà còn phải xây dựng lòng trung thành với thương hiệu khá độc đáo như Apple Một khía cạnh khác là Apple đã định vị mình là một sản phẩm cao cấp và là một biểu tượng địa vị Thiết kế thẩm mỹ, logo dễ nhìn và mức giá quá cao khiến nó trở thành một sản phẩm đầy khát vọng mà một bộ phận lớn trên thị trường mong muốn sở hữu nhưng không đủ khả năng chi trả.

Đối thủ tiềm năng

Trong lĩnh vực công nghệ, một số công ty cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Apple như Alphabet, HP, Amazon, Google, Samsung,… Bất kỳ thương hiệu nào trong số này đều tiến hành nghiên cứu và phát triển rầm rộ những sản phẩm sáng tạo, về mặt lý thuyết họ có thể phát triển một hệ sinh thái sản phẩm theo cách mà Apple đã làm và do đó đe dọa thị phần của Apple Vì vậy, lực lượng này khá mạnh và Apple cần phải đề phòng mối đe dọa này Hơn nữa, người dùng hoàn toàn có thể chuyển từ Apple sang các thương hiệu khác có mức giá rẻ hơn với tính năng tương tự Trong trường hợp của Apple, điều cần thiết là phải nhất quán với sự đổi mới và phát triển các sản phẩm độc đáo cho những khách hàng trung thành của mình.

Quyền thương lượng của khách hàng

Khách hàng hoặc người mua là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh của Apple Khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi nhãn hiệu và chuyển sang sản phẩm khác Do đó, Apple phải đảm bảo sự hài lòng của khách hàng Tuy nhiên, đối với Apple, nếu khách hàng là một cá nhân thì sẽ là một thế lực yếu, vì sự mất mát của một khách hàng là không đáng kể so với tổng doanh thu Nhưng nếu đó là một tập thể và họ thay đổi đối tượng cạnh tranh liên tục, đó sẽ là một vấn đề lớn đối với Apple Apple đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách tiếp tục đầu tư vốn đáng kể vào nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, độc đáo, đồng thời xây dựng lòng trung thành đáng kể với thương hiệu.

Quyền thương lượng của các nhà cung cấp

Trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter, quyền lực của nhà cung cấp không phải là mối đe dọa đáng kể đối với sự phát triển của Apple Apple có nhiều nhà cung cấp tiềm năng trên toàn cầu, cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết cho các sản phẩm của công ty, như Intel, IBM, Qualcomm và Samsung Điều này cho phép Apple lựa chọn các nhà cung cấp tối ưu và tăng cường vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường toàn cầu.

Mối đe doạ từ các sản phẩm thay thế

Mối đe doạ về các sản phẩm thay thế đối với Apple là rất yếu ớt vì hiện tại,chúng ta chưa thấy sản phẩm nào có thể vượt qua cơ sở vật chất do sản phẩm củaApple cung cấp Một ví dụ về sản phẩm thay thế là điện thoại cố định có thể thay thế cho việc sở hữu iPhone Tuy nhiên, một chiếc iPhone có thể làm được nhiều điều hơn là chỉ thực hiện cuộc gọi, giúp cuộc sống của người dùng trở nên dễ dàng hơn Vì vậy, chất lượng sản phẩm và các tính năng tiên tiến của chúng đã giúpApple hạn chế tối đa mối đe dọa đến từ các thế lực thay thế.

Chiến lược cạnh tranh

Kể từ những năm 1980, Apple đã tạo nên sự khác biệt bằng việc áp dụng chiến lược sản phẩm riêng biệt, tập trung vào phát triển hệ điều hành, nổi bật nhất là Mac OS trên các máy Macbook Hệ điều hành của Apple cuốn hút người dùng với giao diện sang trọng, dễ dùng, dữ liệu đồng bộ trên các thiết bị cá nhân Sự khác biệt của hệ điều hành Mac OS bao gồm:

❖ Macbook có hệ điều hành an toàn

Hệ điều hành Mac OS được cập nhật thường xuyên Nếu thiết bị của chúng ta gặp lỗi về vấn đề bảo mật, Apple sẽ ngay lập tức tung ra những bản cập nhật mới nhất, nhanh nhất phù hợp với tình trạng máy để khắc phục lỗi nhằm hạn chế việc lộ thông tin cá nhân, dữ liệu, tránh khỏi sự xâm nhập của hacker Và đặc biệt, người dùng Mac có thể phần nào an tâm khi hiện chỉ xuất hiện rất ít các malware (phần mềm độc hại) xâm nhập được vào hệ điều hành này.

❖ Macbook có hệ điều hành dễ sử dụng

Apple đã thiết kế giao diện Mac OS đơn giản nhưng rất tinh tế, gây thiện cảm với người dùng Các biểu tượng được đặt cố định ở thanh Dock phía dưới màn hình, các thanh Dock cũng có thể thay đổi sang bên trái hoặc bên phải của màn hình Mac OS còn tích hợp các ứng dụng như Facetime, Imess,… để người dùng có thể dễ dàng đồng bộ với điện thoại cá nhân Hệ điều hành Mac OS còn tự cập nhật các đường dẫn để người dùng có thể di chuyển dễ dàng các thư mục với nhau.

❖ Macbook có hệ điều hành phù hợp với nhiều đối tượng người dùng

Macbook được thiết kế với nhiều công cụ phù hợp với nhu cầu công việc của mọi người Ví dụ như phần mềm iMovies, Final Cut trên hệ điều hành Mac OS phù hợp với những người làm về nghệ thuật, cho phép người dùng có thể chỉnh sửa video Hay thậm chí những lập trình viên cũng có thể sử dụng hệ điều hành Mac

OS để làm việc vì hiện nay một số phần mềm chỉ có trên Mac OS.

❖ Macbook có hệ điều hành ổn định

Hệ điều hành của Apple được thiết kế tương thích với phần cứng của máy khác với các hệ điều hành khác cần phụ thuộc vào nhiều phiên bản sử dụng Ngoài ra, các phần mềm của Mac OS đều có thể hoạt động đơn lẻ, không ảnh hưởng đến các phần mềm khác để tăng tính ổn định nên Mac OS sẽ ít rơi vào tình trạng treo máy.

❖ Macbook có hệ điều hành chạy nhanh hơn các hệ điều hành khác

Vào cuối 2008, việc nâng cấp dòng Macbook như model 13 inch có tốc độ 2,4 GHz, RAM 2GB, Card đồ họa Nvidia 9400M cho thấy thử nghiệm trên Mac chạy nhanh hơn hẳn với các dòng PC khác Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể cài đặt Windows trên Macbook mà máy vẫn chạy mượt mà, ổn định so với các PC cùng cấu hình và cùng hệ điều hành.

❖ Macbook có hệ điều hành sinh thái đồng bộ

Nếu người dùng cũng sử dụng Iphone hoặc Ipad hoặc các thiết bị khác của Apple thì việc dùng Mac OS sẽ rất thuận tiện khi đồng bộ, chia sẻ dữ liệu, có thể dễ dàng khôi phục và lưu trữ dữ liệu một cách nhanh chóng. Đánh giá về Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của Apple

Việc thiết kế riêng hệ điều hành đã mang đến cho Apple lợi thế cạnh tranh vượt trội, tạo nên một hệ điều hành độc quyền, biệt lập và khó bị sao chép.

❖ Có sự trung thành của khách hàng

Apple đã tạo ra một hệ điều hành ổn định, tiện dụng, mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng nên có thể thấy Mac OS rất được sự yêu thích của khách hàng, một khi đã sử dụng hệ điều hành Mac OS thì rất hiếm khi muốn đổi sang hệ điều hành khác.

❖ Bảo mật tối đa dữ liệu khách hàng

Apple đặt quyền riêng tư của khách hàng cao hơn tất cả Vậy nên hệ điều hành Apple nói chung và hệ điều hành Mac OS nói riêng có thể bảo mật dữ liệu cá nhân của khách hàng rất tốt, điều đó sẽ khiến người dùng cảm thấy an tâm hơn và lựa chọn sử dụng các thiết bị của Apple nhiều hơn.

Hiện nay, giá thành của các thiết bị như Macbook, iMac sử dụng hệ điều hành Mac OS đều được đánh giá có giá thành tương đối cao, cao hơn so với mặt bằng chung các Laptop có cùng cấu hình.

❖ Ít phần mềm tương thích

Tuy kho ứng dụng của Mac OS khá đa dạng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu của người sử dụng Không phải phần mềm nào cũng có thể hoạt động trơn tru trên Mac OS Người dùng có thể sẽ gặp khó khăn khi dùng các phần mềm văn phòng hoặc tải game không phải từ kho ứng dụng có sẵn.

❖ Gặp vấn đề khi sử dụng

Thao tác cài tính năng bảo mật cao trên Mac OS khá nhiều bước nên đôi khi nhiều người dùng sẽ gặp khó khăn Cũng vì thế thao tác mở khoá hoặc thay đổi tài khoản, thiết bị sẽ trở nên mất thời gian và rắc rối hơn.

Chuỗi giá trị và hoạt động chính mang lại lợi thế cạnh tranh cho công ty

Các hoạt động chính (Primary activities)

INBOUND LOGISTICS (VẬN CHUYỂN ĐẦU VÀO)

Hoạt động chính trong hậu cần của Apple là việc tiếp nhận và lưu trữ các nguyên vật liệu thô để sử dụng liên tục trong sản xuất Apple làm việc với hàng trăm nhà cung cấp trên toàn cầu và duy trì quản lý chuỗi cung ứng rất phức tạp Trong đó, TrungQuốc và Nhật Bản là nơi có số lượng đáng kể các nhà cung cấp hàng đầu của Apple.

3M và Foxconn là hai trong số các nhà cung cấp nguyên liệu chính của Apple Việc cung cấp nguyên liệu là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất linh kiện cho những sản phẩm của hãng.

Apple có một nhóm chuyên gia gồm các nhà quản lý cấp cao, mỗi người trong số họ xử lý việc thực hiện các biện pháp để giải quyết các vấn đề trong khâu vận hành Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh và khả năng hoàn thành các mục tiêu chiến lược của hãng. Trong suốt lịch sử phát triển hệ điều hành của mình, Apple đã không ngừng thay đổi và phát triển sau mỗi lần nâng cấp Hãng công nghệ này không phụ lòng người tiêu dùng khi liên tục cập nhật các bản vá lỗi với hiệu suất và các tính năng mới cho hệ điều hành trở nên hoàn thiện hơn.

Hệ điều hành iOS nổi bật với giao diện đẹp mắt, hiệu năng mượt mà, kho ứng dụng phong phú và sự đồng bộ hoàn hảo với hệ sinh thái Apple Tuy nhiên, nhược điểm của hệ điều hành này nằm ở mức giá tương đối cao và khả năng tương thích hạn chế Vì vậy, trong những bản cập nhật sắp tới của iOS, Apple cần tập trung vào khắc phục những hạn chế hiện có, tiếp tục đổi mới và nâng cấp để tiếp tục phát triển sản phẩm tốt hơn.

OUTBOUND LOGISTICS (VẬN CHUYỂN ĐẦU RA)

Apple có một mạng lưới phân phối khổng lồ bao gồm cả kênh trực tiếp và gián tiếp, từ các cửa hàng bán lẻ đến mua sắm trên Internet và các cửa hàng mang thương hiệu của riêng mình Apple đã cải thiện tuyến đường phân phối và tăng số lượng cửa hàng thương hiệu theo thời gian Ngoài cân nhắc này, trọng tâm vẫn là bao bì xanh và giảm thiểu chất thải.

Công ty vận chuyển thành phẩm đến các Cửa hàng Apple thường nằm ở các vị trí có lưu lượng giao thông cao trong các trung tâm mua sắm chất lượng và các khu mua sắm nội thành Dịch vụ hậu cần ra nước ngoài của Apple cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao hàng đến kho của các nhà bán buôn và bán lẻ.

MARKETING AND SALES (TIẾP THỊ VÀ BÁN HÀNG)

Apple là một thương hiệu nổi tiếng với hàng hóa được công nhận về chất lượng cao, thiết kế sáng tạo và tiến bộ kỹ thuật Bất kì sản phẩm mới nào của Apple đều được đưa tin bởi các phương tiện truyền thông và các nguồn khác Bên cạnh việc quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, Apple cũng tạo ra những quảng cáo đặc biệt để thu hút người hâm mộ của mình.

Apple có thể quảng bá rộng rãi về những tính năng mới của hệ điều hành của hãng như về tính năng bảo mật, quyền tải ứng dụng, xác thực hai lớp, việc tự động xóa dữ liệu hay việc bảo mật một số các ứng dụng.

Bên cạnh đó, hãng công nghệ này cũng có thể tiến hành một số chương trình sử dụng trải nghiệm thử một số tính năng mới của hệ điều hành từ đó người dùng sẽ có những cái nhìn khách quan về sản phẩm và có thể giới thiệu lại cho những người xung quanh họ.

Nhân viên bán hàng của Apple luôn là những người được đào tạo bài bản, lịch sự, am hiểu công nghệ và luôn sẵn sàng giới thiệu, giải thích cho khách hàng của mình về những tính năng mới trong hệ điều hành của sản phẩm Gã khổng lồ công nghệ cũng có những trung tâm trải nghiệm sản phẩm tại các thành phố lớn trên toàn thế giới, nơi mà bất kỳ ai cũng có thể trải nghiệm những tính năng mới của sản phẩm, từ đó bị thuyết phục về sự vượt trội của sản phẩm.

Hãng cũng có những đường dây hỗ trợ, chăm sóc khách hàng Từ đó, họ có thể nhận được những phản hồi, đánh giá trực tiếp từ chính khách hàng của mình để có thể ghi nhận những điểm hạn chế còn tồn tại trong hệ điều hành của sản phầm và cải thiện trong những lần nâng cấp sắp tới Không những thế, đó còn là kênh mà khách hàng có thể nói chuyện với các chuyên gia tư vấn trực tiếp để được hỗ trợ thêm về những tính năng mới của sản phẩm.

Các hoạt động hỗ trợ (Support activities)

FIRM INFRASTRUCTURE (CƠ SỞ HẠ TẦNG DOANH NGHIỆP)

Cơ sở hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một doanh nghiệp. Bởi ở đó xảy ra mọi công việc từ quản lý đến tài chính và các nguồn lực khác cho đến văn hóa và tổ chức Cơ sở hạ tầng của công ty càng được quản lý tốt thì khả năng sinh lời của công ty đó càng lớn.

HUMAN RECOURCE MANAGEMENT (QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC)

Apple luôn ưu tiên việc tuyển dụng và thù lao Kể từ những ngày đầu sáng lập,đây đã luôn là một tiêu chuẩn của hãng Apple luôn tìm kiếm cho mình những người ứng viên xuất sắc Tuy nhiên, trong suốt nhiệm kì của Tim Cook, việc quản lý nguồn nhân lực đã có sự thay đổi đôi chút Tân CEO đã thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng cũng như danh tiếng của nguồn nhân sự

TECHNOLOGY DEVELOPMENT (PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ)

Apple đầu tư rất nhiều tiền vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình. Thương hiệu của họ được công nhận về sự đổi mới kỹ thuật cũng như chất lượng cao và thiết kế sản phẩm đặc biệt.

Để duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường, Apple cần đầu tư đáng kể hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Trong những năm gần đây, công ty đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này, chi hơn 10 tỷ đô la vào năm 2016 và 11,6 tỷ đô la vào năm 2017 Bằng cách tiếp tục đầu tư vào R&D, Apple có thể phát triển các sản phẩm sáng tạo và đột phá, giúp công ty khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ.

2017 Apple đã tăng khoản đầu tư cho mục này của mình lên hơn 5 tỉ đô la kể từ năm

2014 Ba trong nhiều nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự đầu tư này là việc mở rộng đa dạng hóa sản phẩm, tăng phạm vi dịch vụ và tăng cường tập trung vào phát triển công nghệ nội bộ.

Tại Apple, mua sắm là một sự ưu tiên đáng kể Việc này duy trì một mối quan hệ tích cực với các nhà cung cấp của hãng Apple là người mua lớn đối với hầu hết các hãng cung cấp cho mình Do đó, các hãng cung cấp phải cung cấp các điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên cũng như hàng hóa dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của ngành Bởi thế, đây là mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.

Quy trình

Quy trình phát triển hệ điều hành của Apple (Quy trình As-Is)

Như chiến lược khác biệt hóa và tập trung của hệ điều hành Apple đã viết ở trên, quy trình nghiệp vụ tập trung vào tập khách hàng đã, đang và có nhu cầu sử dụng các sản phẩm Macbook của Apple Đặc biệt, không như các hãng sản xuất laptop lớn trên thị trường thường sử dụng chung hệ điều hành Windows, Apple đã tự tạo cho mình một lối đi riêng Đó là tập trung thiết kế sản phẩm và phát triển hệ điều hành độc quyền cho chính bản thân chúng

*Quy trình cụ thể được thiết kế trên phần mềm Bizagi Modeler:

*Chạy mô phỏng quy trình (Simulation View):

Sau khi chạy mô phỏng, ta được kết quả như trên Nhìn vào kết quả mới,chúng ta có thể thấy rằng tất cả đều hoạt động: Số lượng mã thông báo được tạo(366) được tạo tại Start event bằng tổng số mã thông báo đã hoàn thành tại End event (418 + 100 + 95) Ngoài ra, mỗi mã thông báo được chuyển một cách chính xác đến bộ ba dựa trên các xác suất được xác định

Những kết quả dưới đây là thời gian dự kiến của bộ phận phát triển hệ điều hành Apple từ lúc phản hồi người dùng cho đến lúc chạy bản cập nhật hệ điều hành mới nhất.

Ta có thể kết luận thời gian như sau:

 Thời gian tối thiểu: 63 ngày

 Thời gian tối đa: 179 ngày

 Thời gian trung bình: 111 ngày 14 giờ 5 phút 13 giây

Các quản lý sản phẩm thực hiện Xác nhận phản hồi người dùng và Thông báo cho khách hàng, đạt tỷ lệ 86,93% Điều này cho thấy nhu cầu của họ rất cao và hệ thống token phải chờ đến khi có sẵn Công ty nên cân nhắc tăng số lượng nhân viên để giảm thời gian phục vụ và đợi, qua đó rút ngắn thời gian vòng đời.

4 Calendar Analysis Để phân tích tác động của lịch trong quy trình cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành, chúng em sẽ thực hiện Calendar Analysis, trong đó:

+ Start time: Lịch bắt đầu vào lúc 9h sáng

+ Duration: 9 giờ + Recurrence Pattern: Lịch được lặp lại hàng ngày trừ Thứ Bảy và Chủ Nhật

+ Start of recurrence: Ngày bắt đầu trùng với ngày bắt đầu của mô phỏng + End of recurrence: Lịch này không có ngày kết thúc.

Thông qua tùy chọn Resource,tính khả dụng của mỗi nguồn lực cho mỗi Lịch cũng đã được thêm vào:Kết quả của việc sử dụng nguồn lực:

Quy trình cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành Apple (Quy trình To- Be)

vá lỗi của hệ điều hành Apple (Quy trình To- Be)

Từ kết quả chạy mô phỏng quy trình As - Is (Quy trình phát triển hệ điều hành) chúng em thấy rằng thời gian để quy trình cho ra kết quả tương đối dài khó quan sát cả trong mô phỏng lẫn thực tế, các thao tác tác vụ còn nhiều gây khó hiểu Đặc biệt kết quả khi xuất ra xảy ra sự không đồng nhất về mặt số liệu giữa các phần Vì vậy chúng em quyết định chuyển sang quy trình mới To - be (Quy trình cập nhật các bản vá lỗi của hệ điều hành Apple) do tính khả thi của nó cao hơn Cụ thể về mặt thời gian thì quy trình mới có thể xử lý ở thực tế trong ngắn hạn nên khi đưa vào chạy mô phỏng thời gian cho ra kết quả tương đối nhanh Về mặt số liệu đo lường được cũng đồng nhất thông suốt giữa tất cả các phần:

Quy trình được thể hiện thông qua 6 bộ phận chính:

- Quản lý sản phẩm: Phản hồi người dùng -> Thẩm định kĩ thuật -> Thông báo cho khách hàng

Kỹ sư phần mềm chịu trách nhiệm xác nhận phản hồi, nghiên cứu và phát triển các trường hợp thử nghiệm cho các phiên bản hệ điều hành vá lỗi Sau khi hoàn thành, họ tiếp tục duyệt lại các bản giao phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi phát hành.

- Kỹ sư DevOps: Lên lịch vá và sửa chữa -> Kiểm tra hiện trạng -> Xây dựng môi trường Lab -> Chạy thử nghiệm -> Đánh giá độ ổn định của bản vá

- Kỹ sư QA: Kiểm thử hiệu năng ->Tiến hành thử nghiệm môi trường Production -> Phát hiện và sửa lỗi

- Kĩ sư tự động hóa: Thiết lập môi trường Production -> Xây dựng các kế hoạch kiểm thử và tập lệnh thử nghiệm cho các bản vá

- Phát triển sản phẩm: Cập nhật các bản vá mới -> Xem xét và duyệt các bản vá -> Kết thúc quy trình.

*Chạy mô phỏng quy trình (Simulation View):

1 Cài đặt tham số Process Validation

+ Gán giá trị số lần đếm tối đa cho việc bắt đầu quy trình là 150

+ Gán tỉ lệ các lỗi không được xác định là 50%, phân tích các lỗ hổng là 50%.

+ Gán tỉ lệ sửa không thành công là 40%, sửa thành công là 60%

+ Gán tỉ lệ rủi ro lỗi cao là 50%, rủi ro lỗi thấp là 50%.

+ Gán tỉ lệ bản vá được chấp nhận là 80%, bản vá không được chấp nhận là 20%

Sau khi chạy mô phỏng, ta được kết quả như trên Nhìn vào kết quả mới, chúng ta có thể thấy rằng tất cả đều hoạt động: Số lượng mã thông báo được tạo (200) được tạo tại Start event bằng tổng số mã thông báo đã hoàn thành tại End event (21 + 90 + 89). Ngoài ra, mỗi mã thông báo được chuyển một cách chính xác đến bộ ba dựa trên các xác suất được xác định.

2 Cài đặt tham số Time Analysis

Time Analysis: thực hiện phân tích thời gian quy trình cho từng tác vụ một Đầu tiên, ta có các giả định như sau:

Gán cho tác vụ Phản hồi người dùng là 30 phút, nghĩa là hệ thống phải phản hồi người dùng trong 30 phút Chúng ta thực hiện như sau, nhấp chuột phải vào tác vụ, sau đó kích chọn biểu tượng đồng hồ, cài đặt thời gian tham số mong muốn.

Tương tự với các tác vụ còn lại:

1 Xác nhận lại ý kiến người dùng 5 phút

2 Thông báo cho khách hàng 5 phút

3 Quét và đánh giá 20 phút

4 Phân tích các lỗ hổng 30 phút

5 Phân loại theo mức độ rủi ro và mức độ ưu tiên 30 phút

6 Phân tích các biện pháp khắc phục 30 phút

7 Tạo danh mục cho các lỗi hợp pháp 20 phút

8 Xác nhận các bản sửa lỗi 20 phút

10 Lên lịch bảo trì và thời gian ngừng hoạt động khi cần thiết 30 phút

11 Vá và sửa chữa theo mức độ rủi ro ưu tiên 3 giờ

12 Ghi chép tài liệu và báo cáo 20 phút

13 Kiểm tra hiện trạng thử nghiệm 20 phút

14 Chạy các bản vá 45 phút

15 Thực thi tập lệnh thử nghiệm 15 phút

16 Triển khai môi trường Lab 20 phút

17 Đánh giá độ ổn định của bản vá 30 phút

18 Phân tích các phương án khắc phục 15 phút

19 Kiểm thử qua hệ thống 1 giờ

20 Triển khai môi trường Production 20 phút

21 Đo lường các chỉ số chủ chốt 20 phút

22 Phát hiện và sửa lỗi các vấn đề 1 giờ

23 Thiết lập môi trường Production 20 phút

24 Xây dựng kế hoạch kiểm thử 45 phút

25 Xây dựng tập lệnh thử nghiệm 1 giờ

26 Phát hành các bản vá lỗi mới 15 phút

27 Xem xét các bản vá và release 15 phút

29 Nhận lịch vá lỗi từ chủ sở hữu ứng dụng 10 phút

30 Triển khai vá lỗi theo lịch trình 30 phút

31 Cập nhật bản vá mới trên máy chủ 10 phút

32 Các ứng dụng xác nhận đã cập nhật bản vá 10 phút

+ Kết quả: Những kết quả dưới đây đã xác định thời gian dự kiến mà hệ thống bản vá lỗi của Apple nhận được từ lúc phản hồi người dùng cho đến khi đưa ra bản vá mới nhất.

Từ bảng kết quả ta có thể kết luận:

 Thời gian tối thiểu: 1 giờ

 Thời gian tối đa: 17 giờ 45 phút

 Thời gian trung bình: 8 giờ 5 phút 37 giây

3 Cài đặt tham số Resource Analysis

Thêm vị trí “Kỹ sư phần mềm”, “Kỹ sư QA”, “Kỹ sư DevOps”, “Kỹ sư tự động hoá”, “Nhân viên phát triển sản phẩm” và “Nhân viên quản lý sản phẩm” trong Resources:

* Gán đối tượng thực hiện cho mỗi tác vụ:

+ Gán đối tượng là nhân viên quản lý sản phẩm và số lượng là 5 cho tác vụ phản hồi người dùng.

+ Gán đối tượng là nhân viên quản lý sản phẩm và số lượng là 3 cho tác vụ xác nhận lại ý kiến người dùng.

+ Gán đối tượng là kỹ sư phần mềm, số lượng là 3 cho tác vụ Quét & đánh giá sản phẩm.

Tương tự làm tiếp với các tác vụ còn lại:

Tác vụ Đối tượng Số lượng

Thông báo cho khách hàng Nhân viên quản lý sản phẩm 2

Phân tích các lỗ hổng Kĩ sư phần mềm 5

Phân loại theo mức độ rủi ro và mức độ ưu tiên Kĩ sư phần mềm 4

Phân tích các biện pháp khắc phục Kĩ sư phần mềm 3

Tạo danh mục cho các lỗi hợp pháp Kĩ sư phần mềm 2

Xác nhận các bản sửa lỗi Kĩ sư phần mềm 3

Viết PostMoterm Kĩ sư phần mềm 3

Lên lịch bảo trì và thời gian ngừng hoạt động (khi cần) Kĩ sư DevOps 5

Vá và sửa chữa rủi ro theo mức độ rủi ro và ưu tiên Kĩ sư DevOps 8

Phân tích các phương án khắc phục Kĩ sư DevOps 3

Ghi chép tài liệu và báo cáo Kĩ sư DevOps 2

Kiểm tra hiện trạng thử nghiệm Kĩ sư DevOps 5

Chạy các bản vá Kĩ sư DevOps 5

Thực thi tập lệnh thử nghiệm Kĩ sư DevOps 5

Triển khai môi trường Lab Kĩ sư DevOps 5 Đánh giá độ ổn định của bản vá Kĩ sư DevOps 2

Kiểm thử qua hệ thống Kĩ sư QA 3

Triển khai môi trường Production Kĩ sư QA 8 Đo lường các chỉ số chủ chốt Kĩ sư QA 6

Phát hiện và sửa lỗi các vấn đề Kỹ sư tự động hoá 8

Thiết lập môi trường Production Kỹ sư tự động hoá 5

Xây dựng kế hoạch kiểm thử Kỹ sư tự động hoá 8

Xây dựng tập lệnh thử nghiệm Kỹ sư tự động hoá 5

Phát hành các bản vá lỗi mới Nhân viên phát triển sản phẩm 6

Xem xét các bản vá Release Nhân viên phát triển sản phẩm 1

Duyệt bản vá Nhân viên phát triển sản phẩm 2

Nhận lịch vá lỗi từ chủ sở hữu ứng dụng Nhân viên phát triển sản phẩm 2 Triển khai vá lỗi theo lịch trình Nhân viên phát triển sản phẩm 3 Cập nhật bản vá mới trên máy chủ Nhân viên phát triển sản phẩm 3 Các ứng dụng xác nhận đã cập nhật bản vá Nhân viên phát triển sản phẩm 3

Khi đưa vào ràng buộc tài nguyên, thời gian chu kỳ tăng đáng kể so với trường hợp tốt nhất đạt được ở cấp độ trước.

 Thời gian tối thiểu vẫn là 1 giờ nhưng tối đa đã tăng lên 17 giờ 45 phút và hiện nay mức trung bình là 8 giờ 5 phút 37 giây

 Rõ ràng là thời gian xử lý cho mỗi hoạt động đã thay đổi Có thể là do nguồn lực được sử dụng là không đủ, dẫn đến có sự chậm trễ về thời gian.

- Sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả khiến thời gian làm việc và thời gian chờ đợi tăng lên, từ đó kéo dài thời gian chu kỳ.- Apple cần xem xét tăng số lượng nguồn lực để giảm thiểu thời gian chờ và thời gian làm việc, rút ngắn thời gian chu kỳ.

 Có thể có những cách khác như giảm chi phí và cải thiện việc sử dụng nguồn lực, nhưng hiện tại chúng ta vẫn có thể chấp nhận tình trạng của vấn đề.

Dựa trên ví dụ Calendar Analysis, chúng em sẽ thay đổi số lượng của nguồn nhân lực để xem điều này có ảnh hưởng đến chi phí và thời gian xử lý hay không Để làm được điều này, chúng em sẽ tạo ra một kịch bản bổ sung bằng cách sao chép kịch bản gốc:

Trong Kịch bản thứ nhất, nguồn nhân lực là:

Trong Kịch bản 2, nguồn nhân lực sẽ được thay đổi như sau:

Giảm số lượng Kỹ sư QA, Kỹ sư tự động hóa và Nhân viên quản lý sản phẩm, đồng thời tăng số lượng Kỹ sư DevOps và giữ nguyên số lượng của Kỹ sư phần mềm và nhân viên phát triển sản phẩm.

Sau đó chạy phân tích What If cho 2 trường hợp:

Các kết quả về nguồn lực cho thấy việc sử dụng các nguồn lực hầu như đã giảm xuống, đặc biệt là Kỹ sư DevOps Điều này có thể dẫn đến việc chậm trễ và tăng thời gian chờ của Khách hàng Tuy nhiên kết quả đem lại là chi phí giảm:

Phân tích các kết quả của Time Analysis, chúng em thấy rằng thời gian chờ của các hoạt động đã giảm xuống Thời gian chờ tối thiểu đã giảm từ 1 giờ xuống còn 39 phút; thời gian chờ tối đa đã giảm từ 17 giờ 45 phút xuống 13 giờ 22 phút và thời gian chờ trung bình giảm từ 8 giờ 5 phút 37 giây xuống còn 6 giờ 12 phút 22 giây

Các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp liên quan đến quy trình

Quy trình cập nhật các bản vá lỗi liên quan đến 2 hệ thống thông tin gồm: CRM và EAI.

- Hệ thống thông tin CRM gắn với bộ phận Quản lý sản phẩm thực hiện các tác vụ làm việc trực tiếp với khách hàng bao gồm: Phản hồi, xác nhận ý kiến và thông báo cho khách hàng Mọi liên hệ và giao dịch với khách hàng của Apple đều được ghi lại trong cơ sở dữ liệu CRM (trước - đang - và sau khi mua hàng), cũng như gắn kết chặt chẽ với quy trình phát triển hệ điều hành và cập nhật các bản vá lỗi Bởi sản phẩm luôn xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, các bộ phận thuộc công ty Apple cũng từ đó phân tích dữ liệu, lên chiến lược phát triển và cập nhật các phiên bản mới nhất cho sản phẩm của mình.

- Hệ thống thông tin EAI gắn với các bộ phận còn lại: Phần mềm, DevOps, QA,

Tự động hóa và Phát triển sản phẩm, thông qua một “phần mềm trung gian” phức tạp giúp cho các bộ phận liên lạc với nhau hiệu quả, gia tăng tính linh hoạt của hệ thống thông tin trong quy trình, giúp các dữ liệu, thông tin giữa các phòng ban trao đổi trở nên dễ dàng Do sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, Apple đứng trước 2 vấn đề lớn:

+ Phải thay đổi ứng dụng phù hợp nhưng tốn nhiều thời gian và chi phí lớn

Hệ thống cần được mở rộng, nhưng giữa ứng dụng cũ và ứng dụng mới có sự khác biệt công nghệ lớn, gây khó khăn cho việc tích hợp.

 Hệ thống EAI giúp liên kết ứng dụng thuộc hệ điều hành của Apple để đơn giản hóa và tự động hóa quy trình nghiệp vụ mà không áp dụng các cấu trúc dữ liệu phức tạp hoặc thay đổi quá mức.

Ngày đăng: 20/06/2024, 18:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC - ứng dụng giải pháp kinh doanh thông minh
BẢNG PHÂN CÔNG NỘI DUNG CÔNG VIỆC (Trang 2)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w