1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Nhóm Lịch Sử Đảng Vai Trò Của Nguyễn Ái Quốc Trong Việc Thành Lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP NHÓM LỊCH SỬĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Trang 2

Bắc Ninh, ngày 20 tháng 9 năm 2023

Thân sinh của Bác Hồ 4

2 Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc 5

Trang 3

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 03/02/1930) là một tất yếu khách quan từ thực tiễn cuộc đấu tranh của Nhân dân ta chống sự nô dịch đế quốc; dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phù hợp với quy luật vận động của cách mạng thế giới và sự nghiệp cách mạng nước ta Đảng ta được thành lập đã đáp ứng những yêu cầu khách quan và cấp bách của dân tộc là độc lập, tự do và phát triển; là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó có vai trò rấtto lớn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người thực hiện sứ mệnh lịch sử sáng lập chính đảng vô sản ở Việt Nam, với những sáng tạo lý luận xuất sắc Từ đây, cách mạng Việt Nam có một đảng cách mạng chân chính dẫn đường cho toàn dân đứng lên đánh đổ ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến đem lại độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG

1.Tiểu Sử

Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890, mất ngày 2/9/1969 Có tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung Người là nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt NamDân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.

Gia đình Hồ Chí Minh

Bác Hồ sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Sen (hay làng Kim Liên), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Thân sinh của Bác Hồ

Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còngọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong mộtmôi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901 Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định Làm quan được ít lâu thì bị triều đình thải hồi vì một “tên cường hào” bị ông bắt giam rồi chết sau khi thả ra hai tháng Sau đó ông đi vào miền Nam và sống một cuộc đời thanh bạch tại Làng Hòa An, Cao Lãnh, Đồng Tháp (nay là xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh) cho đến cuối đời.

Hoàng Thị Loan (1868-1901) là mẹ của Hồ Chí Minh Bà là con gái của cụ Hoàng Xuân Đường, bà được cha mình gả chồng vàonăm 15 tuổi Bà là một hình mẫu cho hình ảnh người Việt Nam hiền

Trang 5

hậu và hết lòng vì chồng con: sau khi chồng bà là ông Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế, vì túng thiếu tiến bạc nên ngỏ ý mời bà lên kinh giúp ông học tập, bà đã gởi con gái đầu lòng của mình lại Nghệ An và cùng chồng vào Huế Ở đây bà đã lao động dệt vải vất vả một taynuôi sống cả gia đình Năm 1900 sau khi sinh người con thứ tư là Nguyễn Sinh Nhuận, cộng với sự vất vả khó nhọc trước đó bà Hoàng Thị Loan sinh bệnh rồi qua đời vào ngày 10 tháng 2 năm 1901 Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại vườn nhà mình ở Làng Sen, Kim Liên Năm 1942, cải táng tại núi núi Động Tranh thấp, thuộc dãy núi Đại Huệ 1985, nhân dân và chính quyền địa phương xây dựng tại đây một khu lăngmộ dành cho bà.

2 Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

Trưa ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành trong công việc là người phụ bếp với cái tên VănBa đã chính thức lên đường sang Pháp trên chiếc tàu đô đốc Latouche Trêville để tìm “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi” Trên hành trình của mình, tàu đi qua các nước như Singapo, Côlômbô thuộc Sri Lanka, Diibouti, Port Said và Marsile…

Ngày 15 tháng 7 năm 1911, tàu đến Lơ Havơrơ (Le Havre), cảng chính ở miền Bắc nước Pháp Những ngày đầu tiên trên nước Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, Nguyễn Tất Thành nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp còn tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương Năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng SácgiơRêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Đến đâu Nguyễn Tất Thành cũng thấy cảnh nghèo khổ của người lao động dưới sự bóc lột áp bức dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị Những sự việc nhìn thấy trên đường anh đi tạo nên mối đồng cảm sâu sắc với số phận chung của nhân dân các nước thuộc địa.

Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục qua Máctiních (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối

Trang 6

năm 1912 Tại đây anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lậpcủa nhân dân Mỹ với Bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mỹ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo Anh cảm thông sâu sắc với đời sống của nhân dân lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình người da đen một cách man rợ, mà sau này anh đã viết lại trong bài báo “Hành hình kiểu Linsơ”.

Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trởvề cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp, sau đó sang Anh Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò Công việc hết sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày anh đều tranh thủ học tiếng Anh.

Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tìnhhình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở về Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp Thời gian đầu khi tới Pari, chưa có giấy tờ hợp pháp, Nguyễn Tất Thành được các đồng chí trong Ban đón tiếp những người lao động nhập cư của Đảng Xã hội Pháp giúp đỡ Trong khi chờ các đồng chítìm cho giấy tờ quân dịch hợp pháp, anh phải sống ẩn náu, hạn chế đi lại để tránh sự kiểm tra của cảnh sát Cuộc sống của anh lúc đó gặp rất nhiều khó khăn; vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sốngmột cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì vẽ thuêcho một xưởng đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa, nhưng anh vẫn kiên trì, hăng say học tập và hoạt động Anh thường xuyên gặp gỡ với nhữngngười Việt Nam ở Pháp có tư tưởng và khuynh hướng tiến bộ như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường.

Khoảng đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành gia nhập đảng Xã hội Pháp Khi được hỏi vì sao vào Đảng, anh trả lời: Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.

Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Ngày 18 tháng 6 năm 1919, đại biểu các nước đế quốc tham gia chiến tranh họp Hội nghị ở Vécxây (Pháp) Hội nghị này còn gọi là Hội nghị

Trang 7

hòa bình Pari, nhưng thực chất đó là nơi chia phần giữa các nước đếquốc thắng trận và trút hậu quả chiến tranh lên đầu nhân dân các nước thua trận và các dân tộc bị áp bức Văn kiện chính của hội nghị là Hiệp ước Vécxây xác định sự thất bại của nước Đức và các nước Đồng minh của Đức, phân chia lại bản đồ thế giới theo hướng có lợi cho các đế quốc thắng trận, chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp.

Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây Dưới bản yêu sách Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc.

Đây là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện Cái tên An Nam còn rất xa lạ với hệ thống chính trị Pháp đã gây xôn xao dưluận, đặc biệt là cộng đồng người Việt tại Pháp - những người luôn có khát vọng giải phóng dân tộc Bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Hòa bình ở Véc-xây bằng sự kiên định, công khai và hợp pháp Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đưa vấn đề chính trị của Việt Nam ra quốc tế đòi những quyền cơ bản chính đáng cho Việt Nam.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ Đầu năm 1919, Lênin và những người theo chủ nghĩa Mác ủng hộ lập trường của Lênin họp Đại hội ở Mátxcơva, thành lập Quốc tế III - tức Quốc tế Cộng sản Quốc tế Cộng sản kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương những vấn đề về dân tộc và thuộc địa của Lênin được Quốc tế Cộng sản họp lần 2 năm 1920 thông qua, đã vạch ra những vấn đềcơ bản cho phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và khu vực Luận cương của Lênin đã chỉ cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào.

Ngày 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc cùng những người cộng sản chủ trương ra nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản Từ giờ phút đó Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam và là một trong những người đầu tiên tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Ngày 26 tháng 6 năm 1921, tại Pari, Hội Liên hiệp thuộc địa chính thức được thành lập, Hội đã cho ra đời tờ báo Người cùng khổ

Trang 8

(Le Paria), Nguyễn Ái Quốc vừa là chủ nhiệm kiêm chủ bút viết bài,sau này cả phát hành báo.

Ngày 13 tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp để đến Mátxcơva, Liên Xô dự Hội nghị quốc tế nông dân Hội nghị quốc tế nông dân diễn ra lần thứ nhất vào ngày 10 tháng 10 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng quốc tế nông dân, trở thành 1 trong 52 thành viên của Hội đồng Khoảng tháng 9 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô và đến Quảng Châu, Trung Quốc vào ngày 11 tháng 11 năm 1924 Mục đích của chuyến đi là xây dựng phong tào cách mạng vô sản ở Việt Nam Trước mắt là xúc tiến việc thành lập chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam Tháng 6 năm 1925, tại Quảng Châu, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên - Đây là tổ chức cộng sản đầu tiên của nước ta và là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, tại bán đảo Cửu Long, Hồng Kông, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế cộng sản triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam Dự hội nghị có 2 đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng, 2 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và 2đại biểu của những người cộng sản Việt Nam ở nước ngoài tham dự Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1930, sau chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hồng Kông, khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5, Nguyễn Ái Quốc còn đến các nước: Thái Lan, Malaixa, Singapo để thực hiện nhiệm vụ của quốc tế cộng sản giao Nguyễn Ái Quốc bị thực dân Anh bắt ngày 6 tháng 6 năm 1931 tại nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long, Hồng Kông Lúc này Nguyễn Ái Quốc mang tên là TốngVăn Sơ Nhờ sự giúp đỡ của vợ chống Luật sư Lôdơbai, Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi nhà tù của thực dân Anh vào năm 1932 Nhờ sự giúp đỡ của bà Tống Khánh Linh, phu nhân Tôn Trung Sơn, (sau này là Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc đã nối lại liên lạc với Quốc tế Cộng sản và trở lại Liên Xô vào mùa Xuân năm 1934 Tháng 10 năm 1938, Nguyễn Ái Quốc rờiLiên Xô để tìm cách trở lại Việt Nam Trong quá trình đó, Nguyễn Ái Quốc tham gia hàng ngũ Bát Lộ quân Trung Quốc với bí danh

Trang 9

Hồ Quang, với cấp bậc Thiếu tá, công tác tại Văn phòng Bát Lộ quân Quế Lâm, Trung Quốc.

Sau khi nghe tin Pari bị quân phát xít Đức chiếm đóng, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: Việc Pháp mất nước là cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam Ta phải tìm cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ, chậm trễ lúc này là có tội với cách mạng Việt Nam.

Ngày 28 tháng 01 năm 1941 (tức Mồng 2 Tết Tân Tỵ), Nguyễn Ái Quốc qua mốc 108 biên giới Việt Nam - Trung Quốc, vềđến Pác Bó) xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).

3 Sự ra đời của Đảng

Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước và sự ra dời củaĐảng Cộng sản Việt Nam

Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước Người đã qua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực tham gia hoạt động trong Đảng Xã hội Pháp.

Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc Người rất ngưỡng mộcuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga; tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã giúp Ngườitừng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn con đường cách mạng của mình.

Trang 10

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở Từ đây, Người đã tìm ra con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn đề cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phải nắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phong trào cách mạng vô sản thế giới.

Đối với Nguyễn Ái Quốc, đây là bước ngoặt từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộctrở thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ViệtNam Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta, tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam.

Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,phong trào cách mạng thuộc địa; nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925).

Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như ''người đi đường đang khát mà có nước uống, đang

Ngày đăng: 20/06/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w