- Giúp sinh viên nắm được một số khái niệm về yếu tố vật lí môi trường lao động. - Rèn luyện các thao tác đo đạc vi khí hậu cũng như cách đánh giá điều kiện vi khí hậu môi trường lao động. - Sinh viên có được những kỹ năng cần thiết của người làm công tác “môi trường lao động”.
Trang 1XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT
I MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Giúp sinh viên nắm được một số khái niệm về vi khí hậu môi trường lao động
- Rèn luyện các thao tác đo đạc vi khí hậu cũng như cách đánh giá điều kiện vi khí hậu môi trường lao động
- Sinh viên có được những kỹ năng cần thiết của người làm công tác “môi trường lao động”
II NỘI DUNG.
1 Định nghĩa
Khí hậu: Là chế độ thời tiết trong nhiều năm, phụ thuộc bức xạ mặt trời, chuyển động không khí và tính chất của đất tại đó
Thời tiết: Là tình trạng lý học của không khí ở một nơi, trong thời gian tương đối ngắn, có thể thay đổi nhiều lần trong ngày, thay đổi nhanh và kém bền hơn khí hậu
Vi khí hậu môi trường lao động: Vi khí hậu môi trường lao động là tổng hợp trạng thái lý học trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, có liên quan tới quá trình điều hoà nhiệt của cơ thể Bao gồm các yếu tố : nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, tốc độ lưu chuyển không khí (tốc độ gió), áp suất không khí và bức xạ nhiệt
Vi khí hậu MTLĐ thường có 3 yếu tố chính : nhiệt độ không khí, ẩm độ không khí, tốc độ lưu chuyển không khí, còn bức xạ nhiệt và suất chỉ đo khi có nguồn nhiệt lớn hoặc
có ánh nắng mặt trời và khi làm việc thay đổi độ cao từng vùng
2 Phân loại
Vi khí hậu có thể chia làm 4 loại tùy theo điều kiện và kỹ thuật sản xuất
• 2.1.Vi khí hậu MTLĐ không liên quan đến quá trình sinh tỏa nhiệt Ở đó VKH phụ thuộc vào cấu trúc nhà xưởng, hệ thống thông gió và tổ chức VD : VKH trong một xưởng may, xưởng lắp ráp máy móc, văn phòng …
• 2.2 Vi khí hậu MTLĐ có liên quan đến quá trình sinh tỏa nhiệt của quy trình sản xuất VD : VKH ở các xưởng luyện gang, thép, xưởng đúc …
• 2.3 Vi khí hậu MTLĐ lạnh : chủ yếu các cơ sở sản xuất có hệ thống làm lạnh không khí như các kho lạnh, các cơ sở đông lạnh của thủy sản, sản xuất bia …
• 2.4 Vi khí hậu MTLĐ ngoài trời : là nơi làm việc ngoài trời, ở đó các yếu tố khí tượng hoàn toàn phụ thuộc vào khí hậu khu vực và thời tiết hàng ngày Loại VKH này là hết sức phổ biến ở nước ta như nơi làm việc của nông dân, công trường, lâm trường, xây dựng, cầu đường, dầu khí …
3 Ảnh hưởng sức khỏe của vi khí hậu (Học viên tham khảo thêm tài liệu):
Vi khí hậu MTLĐ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hiệu quả lao động
Vi khí hậu xấu có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, máu, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh, đặc biệt dễ thấy nhất là ảnh hưởng đến khả năng điều hòa nhiệt của cơ thể:
Ảnh hưởng của VKH nóng: Khi lao động ở điều kiện khí hậu nóng sẽ làm rối loạn cân bằng nhiệt, chóng mệt mỏi Khi nhiệt lượng mất thăng bằng sẽ sinh ra chứng sốt, co giật do mất thăng bằng mất nước, mất các chất điện giải của cơ thể trong đó có các ion Na+, K+, Cl- và các yếu tố vi lượng khác
Ảnh hưởng của VKH lạnh: Lao động ở nhiệt độ thấp sẽ có khả năng gây cảm lạnh, các bệnh về khớp, viêm đường hô hấp, viêm niêm mạc, da nứt nẻ …
Trang 2 Tóm lại: Vi khí hậu xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và gây bệnh cho cơ thể, rút ngắn tuổi thọ của người lao động
4 Mục đích khảo sát, đánh giá vi khí hậu
• Đánh giá vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
• Đánh giá hiệu quả thông thoáng khi thiết kế nhà xưởng
• Đánh giá sự thay đổi của môi trường vi khí hậu ở các tình trạng sản xuất khác nhau (công việc ; nhẹ, vừa, nặng), thời gian khác nhau trong mùa, trong năm (mùa nóng và mùa lạnh)
• Ngoài ra, sự khảo sát vi khí hậu còn nhằm mục đích bảo quản vật tư, hàng hóa, sản phẩm
5 Các yếu tố vi khí hậu:
5.1 Nhiệt độ
• Định nghĩa : Nhiệt độ là một đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái nhiệt của vật, đặc trưng cho mức độ nóng của vật, là cơ sở để đánh giá so sánh vật này nóng nhiều hay nóng ít hơn vật khác
+ Nhiệt độ trong MTLĐ gồm 3 nguồn chính:
- Thân nhiệt
- Nhiệt quy trình sản xuất
- Nhiệt mặt trời
• Hiện nay có 4 thang đo và đơn vị đo nhiệt độ: oC, oK, oR , oF
Công thức chuyển đổi:
- Nhiệt độ Kenvin: 0K = 0C + 273,15
- Nhiệt độ Fahrenheit
- Nhiệt độ Reaumur (R):
5.2 Độ ẩm:
• Định nghĩa :
Độ ẩm không khí là lượng hơi nước có trong không khí ở một thời điểm, một vị trí khảo sát nhất định (tính bằng g/m3 không khí)
Độ ẩm trong không khí là độ ẩm tương đối (Hr%)
Độ ẩm tương đối (Hr): tỷ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối (Ha) và độ ẩm bảo hòa hay độ ẩm cực đại (Hm):
Ha: lượng hơi nước có trong một đơn vị thể tích không khí tính bằng g/m3 vào thời điểm nhất định và nhiệt độ nhất định
Hm:lượng hơi nước bảo hòa trong không khí tính bằng g/m3 Lượng hơi nước bảo hòa càng cao lượng hơi nước càng lớn
- Độ ẩm tương đối cho biết trong không khí còn có thể nhận được bao nhiêu % hơi nước nữa để đạt đến trạng thái bảo hòa Ví dụ: độ ẩm tương đối là 70% có nghĩa là ở
Trang 3nhiệt độ lúc đó không khí còn có thể hấp thụ 30% hơi nước nữa mới bảo hòa hoàn toàn
Đơn vị đo độ ẩm : % (Hr)
5.3 Vận tốc gió:
• Định nghĩa:
Gió là sự chuyển động của không khí do sự khác biệt giữa nhiệt độ và độ chênh lệch
áp suất ở các nơi trên mặt đất tạo thành hay giữa các nhà xưởng , trong môi trường lao động sản xuất gió còn được tạo ra bằng các nguồn tạo gió như quạt thổi gió, kết cấu nhà xưởng,
V = A/t (m/s) Gió được biểu thị bởi 3 đặc trưng cơ bản:
- Hướng gió: chia thành 16 hướng từ 4 hướng cơ bản: Đông, Tây, Nam, Bắc
- Tốc độ chuyển động: theo vận tốc chia thành các cấp
- Tần suất là tỷ số giữa số lần xuất hiện gió trên hướng đó với số liệu toàn bộ quan trắc được
5.4 Bức xạ nhiệt:
• Định nghĩa:
Nhiệt độ bức xạ: là nhiệt độ đo bằng nhiệt kế, mặt bầu của nó đặt trong tâm của quả cầu kín bằng đồng được nhuộm đen mặt ngồi Còn gọi là nhiệt kế cầu đen
Bức xạ nhiệt là những hạt năng lượng truyền trong không khí dưới dạng sóng điện từ gồm các tia hồng ngoại, tia nhìn thấy được và tia tử ngoại Trong công nghiệp, các bức xạ phát ra từ các bề mặt đốt nóng như lò, nồi hơi, kim loại và thủy tinh nóng chảy
…thường có nhiệt độ từ 1000 đến 20000C, phát ra rất nhiều tia hồng ngoại
Bức xạ nhiệt có độ dài sóng phụ thuộc nhiệt độ của bể mặt nhiệt phát ra Nhiệt độ bề mặt vật thể càng cao thì càng có nhiều tia sóng ngắn và cường độ bức xạ càng lớn Khi chiếu tia bức xạ vào các vật thể thì năng lượng bức xạ được chuyển thành nhiệt năng làm nóng vật thể lên
Các bức xạ làm nóng da ở một vùng và làm tăng nhiệt độ của cơ thể Tia tử ngoại có bước sóng ngắn xâm nhập vào cơ thể sâu và làm nóng nhiều hơn tia hồng ngoại có bước sóng dài
Trong MTLĐ bức xạ nhiệt được định nghĩa là lượng nhiệt truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn không do tiếp xúc trực tiếp
- Đơn vị đo : Cal/cm2/phút (có thể biểu thị gián tiếp bằng 0C –sự nóng lên của vật khi nhận bức xạ nhiệt)
* Các yếu tố vi khí hậu tác động lên cơ thể có sự ảnh hưởng lẫn nhau như, nhiệt độ cao,
độ ẩm lớn, tốc độ gió giảm gây tác hại đến sức khoẻ, nhưng nhiệt độ cao tốc độ gió lớn người lao động cảm thấy dễ chịu hoặc nhiệt độ cao bức xạ nhiệt nhiều ảnh hưởng lớn đến
cơ thể
6 Yêu cầu thiết bị và nguyên tắc chọn mẫu.
6.1 Yêu cầu thiết bị: thiết bị đo hiện nay có hai loại: thiết bị cơ và điện tử.
- Thiết bị cơ: Chính xác, bề, rẻ tiền nhưng thời gian đo lâu, cồng kền
Trang 4- Thiết bị điện tử: Chính xác, kém bền, đắt tiền nhưng gọn nhẹ, thời gian đo nhanh.
Do đĩ ngày nay người ta thường dùng thiết bị điện tử
- Thiết bị phải đảm bảo độ chính xác theo qui định và phải phù hợp với điều kiện đo tại hiện trường, di chuyển liên tục
- Thiết bị phải được chuẩn định kỳ và phải được bảo quản tốt
- Người sử dụng máy phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng máy
Các thiết bị đo VKH hiện nay cĩ rất nhiều chủng loại khác nhau, với các loại thiết
bị điện tử hiện số rất gọn nhẹ, dễ sử dụng, đo nhanh chĩng và chính xác rất phù hợp với các đơn vị làm cơng tác VSLĐ tuyến cơ sở.
6.2 Nguyên tắc đo:
* Một vị trí đo VKH bắt buột phải đo đủ 3 yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, vận tốc giĩ Bức xạ nhiệt chỉ đo khi cĩ nguồn nhiệt lớn hoặc cĩ ánh nắng mặt trời
* Thời điểm đo: tùy theo độ chính xác cĩ thể đo theo từng mùa, từng thời điểm trong ngày (sáng, trưa, tối) hoặc cách 30 – 60 phút đo một lần (thường để nghiên cứu khoa học) Tốt nhất là đo giữa ca làm việc
* Vị trí đo – số mẫu đo:
- Đo đúng vị trí lao động khi làm việc, đo ngang ngực người lao động (cách sàn từ 0,5 – 1,5m)
- Tại mỗi khơng gian làm việc riêng biệt (các khoa, phịng nhỏ …) đều phải đo vi khí hậu (hình 1)
- Chú ý đối với khoảng khơng gian lớn (các phân xưởng rộng lớn) phải xác định tính chất cơng việc để quyết định vị trí đo:
+ Nếu điều kiện VKH tương đối đồng nhất: chỉ cần đo 5 vị trí: 4 gĩc và ở giữa (hình 2a) + Nếu điều kiện VKH khơng đồng nhất: bắt buộc phải đo từng vị trí lao động (hình 2b)
KV Tiện
KV Hàn
KV Nguội
KV Đúc
KV Khoan
- Ngồi ra cần kết hợp chọn mẫu theo TCVN 5508:2009: Khi số lượng cơng nhân đơng
và trong cơ sở sản xuất khơng cĩ các nguồn nhiệt nĩng, lạnh, ẩm ướt lớn thì các điểm
đo vi khí hậu là như nhau và theo Bảng 2
Bảng 2 - Qui định số điểm đo theo diện tích cơ sở sản xuất
Trang 5 Lưu ý: Khi đo vi khí hậu trong môi trường sản xuất bắt buộc phải đo vi khí hậu ngoài trời tại thời điểm tương ứng để so sánh (chỉ trừ các VTLĐ sản xuất ngoài trời: công nhân xây dựng …)
7 Phương pháp đo từng yếu tố:
7.1 Đo nhiệt độ: tiến hành đảm bảo đúng các nguyên tắc đo đã nêu ở trên.
- Yêu cầu thiết bị: độ chính xác 0,20C, không bị ảnh hưởng bởi gió và bức xạ nhiệt
- Kỹ thuật: sử dụng thiết bị cơ hoặc thiết bị điện tử
+ Với thiết bị cơ: có thể sử dụng các loại nhiệt kế thủy ngân hay tốt nhất là dùng
nhiệt kế khô của ẩm kế Assman
• + Với thiết bị điện tử:
Đem máy đến vị trí cần đo, lắp đầu cảm ứng vào máy
Ấn phím Power để bật máy
Đưa đầu cảm ứng vào vị trí người lao động, Tránh để trước mặt và hơi thở người lao động để ngang ngực người lao động, cách thân nhiệt người đo 0,5m
Đợi kết quả ổn định trên mặt hiện số đọc kết quả
Xong bấm phím Power để tắt máy
- Đối với thiết bị điện tử ta đọc kết quả như sau: Ví dụ đo trong khoảng thời gian 30 giây ta ghi được các số liệu: 29.8; 29.9; 30.1; 30.5; 29.9; 30.2; 29.9; 29.7; 30.2; 30.4 + Tốt nhất là lấy trung bình các số liệu đó t 0 = 30.6 0 C hoặc số 29.9 là số xuất hiện nhiều nhất nên ta đọc nhiệt độ là 29.9 0 C.
Lưu ý: không dùng loại nhiệt kế chỉ dùng để đo vị trí cố định vì loại này kết quả đo chậm thay đổi, không thích hợp cho đo lưu động tại hiện trường Các thiết bị điện tử hiện số khi đọc kết quả cần để cho số hiện ổn định.
7.2 Đo độ ẩm: có thể bằng thiết bị cơ hay điện tử.
- Thiết bị cơ: dùng ẩm kế Augusst, ẩm kế Assman dựa trên nguyên lý bay hơi nước của nhiệt kế ướt và sự chênh lệch của nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ướt Cấu tạo gồm có: 1nhiệt kế khô và 1 nhiệt kế uớt Cũng có thiết bị làm bằng sợi tóc đã tẩy sạch
mỡ và dựa vào sự co giản của sợi tóc dưới tác dụng của hơi nước (ẩm kế khí tượng, ẩm
kế tự ghi)
- Thiết bị điện tử: rất đơn giản, thường đo cùng trên máy đo nhiệt độ – độ ẩm bật công tắt máy bấm nút đo độ ẩm khi số liệu lên ổn định đọc kết quả (có thể đồng thời cả hai chỉ số nhiệt độ và ẩm độ)
7.3 Đo tốc độ gió: (vận tốc lưu chuyển không khí): có thể đo bằng thiết bị cơ và điện tử.
- Đặt máy vào vị trí đo sao cho đúng chiều hướng gió
- Đo bằng thiết bị cơ: sử dụng phong tốc kế cầm tay (chỉ đo được nơi có vận tốc gió lớn
hơn 0,3 m/s, nếu tốc độ gió nhỏ hơn 0,3 dùng nhiệt kế Cata)
- Đo bằng thiết bị điện tử:
Tìm hướng giớ chính thổi đến vị trí làm việc của người lao động
Nhẹ nhàng kéo đầu nhiệt kế điện trở ra khỏi thanh cầm tay
Đưa đầu cảm ứng ngang tầm ngực người lao động, các thân nhiệt người đo 0,5m Xoay đâu nhiệt kế 360 độ và tìm hường gió lớn nhất, chờ số ổn định đọc kết quả
Ghi chú: Nếu vận tốc gió ổn định chỉ cần đo một lần, nếu không ổn định phải đo nhiều lần rồi lấy kết quả trung bình
7.4 Đo cường độ bức xạ nhiệt Hiện nay thường dùng loại thiết bị điện tử:
Trang 6Tùy loại máy có thể cho các kết quả hiển thị đơn vị khác nhau: cal/cm2/phút, W/m2 hoặc 0C
Chỉ số nhiệt tam cầu là sự kết hợp của ba yếu tố khí tượng: nhiệt độ, độ ẩm không khí
và nhiệt độ bức xạ đo bằng quả cầu Vernon
Chỉ số tam cầu: tWBGT = 0,7tướt + 0,1tkhô + 0,2tcầu (outdoor)
tWBGT = 0,7tướt + 0,3tkhô (indoor) Đối với các nguồn nhiệt (đặc biệt nhiệt bức xạ) cần xem xét khi chọn điểm đo
Vì có thể có nhiều tình huống nên qui định cho vị trí đặt dụng cụ không tuyệt đối cố định nhưng yêu cầu điểm đo phải bảo đảm đại diện được cho sự tiếp xúc của công nhân
Cường độ bức xạ nhiệt tính theo nhiệt độ cầu:
B (cal/cm2/phút) = \f(4.9,600
Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí bên trong và bên ngoài quả cầu càng lớn thì cường độ bức xạ nhiệt càng mạnh
III TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ:
- Phương pháp đo theo TCVN 5508:2009 tiêu chuẩn quốc gia về không khí vùng làm viêc
- Tiêu chuẩn đánh giá: QCVN 26:2016/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc
Bảng 3: Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc
Loại
laođộng
Khoảng nhiệt độ
không khí (°C)
Độ ẩm không khí (%)
Tốc độ chuyển động không khí (m/s)
Cường độ bức xạ nhiệt theo diện tích tiếp xúc (W/
m 2 )
tích cơ thể ngươi
70 khi tiếp xúc trên 25% đến 50% diện tích cơ thể người
100 khi tiếp xúc dưới 25% diện tích cơ thể người
Báo cáo kết quả khảo sát: Theo Nghị đinh 44:2016/NĐCP.
GIỚI HẠN CHO PHÉP
NHIỆT ÐỘ
(C)
ÐỘ ẨM
(%)
TỐC ÐỘ GIÓ
(m/s)
BỨC XẠ NHIỆT
(W/m2)
TT VỊ TRÍ QUAN TRẮC THỜI GIAN mẫu Số
đạt
Số mẫu không đạt
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
Ngoài trời
1 Vị trí đo số 1
2 Vị trí đo số 2
Trang 7GIỚI HẠN CHO PHÉP
NHIỆT ÐỘ
(C)
ÐỘ ẨM
(%)
TỐC ÐỘ GIÓ
(m/s)
BỨC XẠ NHIỆT
(W/m2)
TT VỊ TRÍ QUAN TRẮC THỜI GIAN mẫu Số
đạt
Số mẫu không đạt
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
Số mẫu đạt
Số mẫu không đạt
3
4
TỔNG CỘNG
Nhận xét: Điều kiện vi khí hậu có đạt tiêu chuẩn không? Vì sao không đạt? Phải giải thích rõ ràng thuyết phục?
Gợi ý một số biện pháp phòng ngừa tác hại của vi khí hậu:
- Biện pháp kỹ thuật: Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện vi khí hậu? Các giải pháp này phải khã thi và có hiệu quả
- Tổ chức lao động: tổ chức cho người lao động làm việc hợp lý, giảm thiểu tác hại của điều kiện vi khí hậu bất lợi
- Các biện pháp cá nhân: nước uống, thức ăn, quần áo …
- Biện pháp y tế: Không bố trí những người bị bệnh tim, xơ cứng mạch, huyết áp cao, thiếu máu, bệnh gan, béo phì, cơ thể suy nhược … làm việc nơi có nhiệt độ cao Không
bố trí người bệnh hen xuyễn, bệnh thấp khớp, bệnh viêm đường hô hấp trên, bệnh viêm tắc tĩnh mạch … làm việc ở những nơi có nhiệt độ thấp
Trang 8KỸ THUẬT ĐO ÁNH SÁNG
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp sinh viên hiểu những khái niệm cơ bản về ánh sáng trong môi trường lao động Nguyên tắc cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy đo ánh sáng
- Sinh viên có thể thực hiện đo đạc và đánh giá được điều kiện ánh sáng trong môi trường lao động
- Cung cấp cho sinh viên những tiêu chuẩn qui định hiện hành về điều kiện ánh sáng trong môi trường lao động từ đó sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của người làm công tác vệ sinh lao động
II NỘI DUNG BÀI HỌC:
1 Khái niệm
Anh sáng là các chùm photon của nhiều bức xạ có bước sóng từ 380 – 760nm (Tím – đỏ) mà mắt ta có thể nhìn thấy được, nó lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện
từ với tốc độ 3.108m/s
Bảng phân chia các bức xạ sóng điện từ/ánh sáng
Tên Bước sóng Tần số (Hz) lượng photon Năng ( eV )
Tia X 0,01 nm - 10 nm 30 EHz - 30 PHz 124 eV - 124 keV
Tia tử ngoại 10 nm - 380 nm 30 PHz - 790 THz 3.3 eV - 124 eV
Ánh sáng
nhìn thấy 380 nm-700 nm 790 THz - 430 THz 1.7 eV - 3.3 eV
Tia hồng ngoại 700 nm - 1 mm 430 THz - 300 GHz 1.24 m eV - 1.7 eV
Vi ba 1 mm - 1 met 300 GHz - 300 MHz 1.7 eV - 1.24 meV
Radio 1 mm - 100000 km 300 GHz - 3 Hz 12.4 fe V - 1.24 meV
Trong lao động sản xuất, việc sử dụng và điều hòa ánh sáng có ý nghĩa quan trọng trong nhiều lĩnh vực: vệ sinh lao động, an toàn lao động và kinh tế
Ánh sáng phù hợp cho năng suất cao hơn, chất lượng sản phẩm và sức khoẻ tốt hơn
Mắt của ta chỉ chịu đựng độ chiếu sáng cực đại từ 4000 – 5000Lux, nếu quá giới hạn này
sẽ ảnh hưởng xấu Anh sáng mặt trời khi nắng gắt là 80000Lux
Nhu cầu ánh sáng thụ thuộc vào thị lực của mỗi người, mỗi công việc
2 Phân loại.
2.1 Ánh sáng:
Ánh sáng tự nhiên: ánh sáng mặt trời
Ánh sáng nhân tạo: do con người tạo ra (đèn…)
Ánh sáng hỗn hợp: là sự hỗn hợp của ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo
2.2 Chiếu sáng:
Trang 9Chiếu sáng chung hay chiếu sáng toàn diện: KV làm việc
Chiếu sáng cục bộ: đủ tập trung vào 1 điểm nhưng ánh sáng không đều
Chiếu sáng hỗn hợp: áp dụng cả chiếu sáng chung và cục bộ
2.3 Sấp bóng: Là hiện tượng nguồn sáng tới mắt bị che lấp 1 phần, nên ánh sáng không
đều, chỗ tối, chỗ sáng
3 Phương pháp đo.
Kỹ thuật đo và đánh giá mức độ chiếu sáng tại vị trí lao động bao gồm:
- Xác định độ rọi nhỏ nhất (cường độ chiếu sáng)
- Xác định độ tương phản giữa chi tiết vật cần phân biệt và nền
- Xác định đặc điểm của nền
- Xếp loại tính chất công việc theo mức độ chính xác công việc (tham khảo tiêu chuẩn)
Khi áp dụng tiêu chuẩn mới của ngành chỉ cần đo theo bước 1 và xác định loại tính chất công việc là có thể đánh giá được
4 Ý nghĩa và lợi ích chiếu sáng
Sự chiếu sáng đúng yêu cầu trong sản xuất đem lại nhiều lợi ích :
Về sức khỏe :
+ Tránh được các bệnh tật chủ yếu ở mắt do ánh sáng
+ Giảm mệt mỏi cho cơ thể
+ Tránh được tai nạn lao động
+ Giảm tỷ lệ làm ẩu
+ Tạo yếu tố tâm sinh lý thoải mái
Về mặt kinh tế :
+Góp phần tăng năng suất và bảo đảm chất lượng sản phẩm
+Giảm phế phẩm
Về năng suất lao động :
+Theo kinh nghiệm của các nước phát triển thì sự chiếu sáng tốt làm tăng năng suất lao động từ 20 – 30%, có khi tới 100%
+Về loại công việc thì năng suất tăng trên 5% đối với công việc thường, trên 80% đối với công việc tỷ mỉ
Những lợi ích trên cho thấy không thể xem nhẹ sự chiếu sáng trong MTLĐ
5 Biện pháp phòng chống thiếu ánh sáng.
Định kỳ thay thế bóng đèn theo hướng dẫn của nhà sản xuất Những bóng đã cũ phải được thay mới ngay, trước khi nó bị cháy
- Định kỳ làm sạch nguồn chiếu sáng Bụi và bẩn phủ trên nguồn sáng làm giảm cường độ chiếu sáng
- Bố trí thêm nguồn sáng ở những nơi thích hợp
- Sơn tường và trần màu sáng để ánh sáng có thể được phản xạ tốt
- Sử dụng sự phản xạ ánh sáng và ánh sáng cục bộ để loại trừ hiện tượng bị bóng
- Không bố trí vị trí làm việc với nguồn sáng phía sau công nhân
6 Nguyên lý đo và phương pháp đo.
Đo độ chiếu sáng bằng LUXMETRE
Trang 10Luxmetre được cấu tạo bằng hai bộ phận chính: tế bào quang điện và điện kế Tế bào quang điện làm bằng một tấm kim loại có phủ vàng (Au) và Selen (Se) Khi có nguồn sáng chiếu vào, tế bào quang điện biến quang năng thành điện năng và được đo bằng điện
kế Kim điện kế chỉ kết quả tính ra Lux
Độ nhạy của tế bào quang điện đối với phổ nhìn thấy khác nhau Thường thì Luxmetre được chia độ theo đèn dây tóc, cho nên khi đo cường độ chiếu sáng của các nguồn sáng khác thì phải nhân với hệ số điều chỉnh (nếu có ghi trong Catalog)
6.1 Đo cường độ chiếu sáng
• Độ chiếu sáng và độ sáng của một vật được chùm sáng chiếu vào
• Đơn vị: Lux và FC (Footcandals)
• 1 Lux = 0,929 FC hoặc 1FC = 10,764 Lux
Cách đo:
• Số mẫu đo có thể chọn theo vi khí hậu hoặc tùy vào tính chất công việc
• Máy phải được chuẩn trước mỗi lần sử dụng để bảo đảm độ chính xác cao nhất
• Đậy nắp đầu đo tế bào quang điện lại
• Ấn phím ZERO, chờ kết quả hiển thị trên màn hình là O nếu không ấn phím ZERO lần nữa cho đến khi về O
• Tháo nắp đầu tế bào quang điện và bắt đầu đo
Lưu ý : không được đo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, lấy tay sờ vào tế bào quang điện, tránh va đập
Vị trí đo:
• Mang máy đến vị trí cần đo
• Đặt ngửa tế bào quang điện trên mặt phẳng cần đo
• Bấm phím Power để bật máy, chọn dải đo thích hợp để màn hình hiện thị cường
độ chiếu sáng
• Đợi chỉ số máy ổn định đọc kết quả trên mặt hiện số
• Khi đo cần tránh bóng che ngẫu nhiên của người đo
• Nếu trong thực tế chỗ làm việc bị che tối bởi chính người công nhân hay chi tiết nhô cao của thiết bị thì cũng cần đo ánh sáng trong điều kiện thực tế này
• Các thiết bị đo phải được bố trí ở tư thế làm việc
• Không để thiết bị đo gần những vật nhiễm từ hoặc có từ trường mạnh
6.2 Đo để xác định đặc điểm của nền
Đặc điểm của nền được xác định bằng hệ số tương phản của nền (Contrast Ratio) Ký hiệu: CR
Đo độ phản chiếu bằng cách để tế bào quang điện hướng về nền cần đo và cách nền 5 – 7cm, dưới một góc 450 đo 4 lần theo 4 hướng rồi lấy số trung bình của các trị số đo được Kết quả đó chính là độ phản chiếu của nền và cũng tính bằng Lux Sau đó tính CR theo công thức trên (với độ rọi đo như cách xác định cường độ chiếu sáng)
Nếu CR < 0,2 thì độ tương phản của nền là tối (nền tối)
0,2 CR 0,4 thì độ tương phản của nền là trung bình (nền trung bình)
Nếu CR >0,4 thì độ tương phản của nền sáng (nền sáng)