Tranh chấp về đất đai là một trong những tranh chấp xảy ra phổ biến trong xã hội hiện nay. Các tranh chấp đất đai rất đa dạng nên được đánh giá là một trong các loại tranh chấp phức tạp nhất. Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Trong các loại tranh chấp về đất đai thì tranh chấp về quyền sử dụng đất (tức tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) là tương đối phổ biến.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
NGÀNH LUẬT NĂM HỌC 2023 BẤT CẬP VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN
HỌ TÊN SV : TRẦN KHÁNH NGỌC
MSSV : 34211007TM4
NHÓM LỚP : Nhóm 5 - Lớp Luật 2022 - TM421341
HỌ TÊN GVHD : ThS Phạm Thị Kim Phượng
Kiến Tường – Năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
-BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP NGÀNH LUẬT NĂM HỌC 2022 – 2023 I THÔNG TIN SINH VIÊN Họ và tên: Trần Khánh Ngọc MSSV: 34211007TM4 Nhóm lớp: Nhóm 5 - Lớp Luật 2022 - TM421341 Ngành: Luật Email: trankhanhngoc0509@gmail.com Điện thoại: 0379.148.353 II THÔNG TIN ĐƠN VỊ Tên đơn vị: Văn phòng HĐND và UBND thị xã Kiến Tường Địa chỉ: Số 12, Đường 30/4, Khu phố 1, Phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An III GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên: ThS Phạm Thị Kim Phượng Email: phuong.ptk@edu.vn Giảng viên hướng dẫn nhận xét bài thực hành: ………
………
………
………
………
………
………
Điểm số: Ký tên:
Trang 3PHẦN 1: GIỚI VỀ THIỆU VỀ ĐƠN VỊ SINH VIÊN ĐANG CÔNG TÁC 1
1.1 Giới thiệu đơn vị 1
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 1
1.3 Nhận xét của sinh viên về môi trường làm việc 4
PHẦN 2: MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC HÀNH TẠI ĐƠN VỊ 4
2.1 Nhiệm vụ chính 4
2.2 Một số nhiệm vụ khác 4
2.3 Nhận định của sinh viên đối với công việc liên quan đến luật 4
PHẦN 3: BẤT CẬP VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN 6
3.1 Cơ sở pháp lý 6
3.1.1 Khái niệm hòa giải cơ sở 6
3.1.2 Khái niệm tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai 7
3.1.3 Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai 7
- Đối với hòa giải ở cơ sở: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải 8
3.1.5 Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai 8
3.1.6 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã 9
3.2 Thực tiễn về hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã 10
3.2.1 Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An 10
3.2.2 Hồ sơ thực tế một vụ việc hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An 11
3.3 Những bất cập và đề xuất thực tiễn 13
3.3.1 Những bất cập 13
3.3.2 Đề xuất, kiến nghị 16
PHẦN 4: KẾT LUẬN 20
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 22
Trang 4PHẦN 1: GIỚI VỀ THIỆU VỀ ĐƠN VỊ SINH VIÊN ĐANG CÔNG TÁC 1.1 Giới thiệu đơn vị
Tên đơn vị: Văn phòng HĐND và UBND thị xã Kiến Tường
Địa chỉ: Số 12, Đường 30/4, Khu phố 1, Phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh LongAn
Vị trí, chức năng
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã là cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân thị xã Có chức năng tham mưu, phục vụ mọi mặt hoạt động củaHĐND thị xã và tham mưu tổng hợp, giúp việc UBND thị xã quản lý Nhà nước về:Chương trình, kế hoạch công tác; kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp công dân; Tổ chức,quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Hội đồng nhân dân,Thường trực HĐND, Chủ tịch HĐND và UBND, Chủ tịch UBND thị xã; Là đầu mốitrang thông tin điện tử kết nối kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điểuhành của Hội đồng nhân dân và UBND, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND thị xã; Phục
vụ các hoạt động của HĐND và UBND thị xã; giúp Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủtịch và các Phó Chủ tịch UBND thị xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền;Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, ngoại vụ và biên giới; quản
Trang 5lý văn thư - lưu trữ của HĐND, UBND thị xã theo quy định và công tác quản trị nội bộcủa Văn phòng.
Văn phòng HĐND và UBND thị xã chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, vịtrí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND thị xã,Chủ tịch UBND thị xã đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyênmôn, nghiệp vụ của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, Văn phòngUBND tỉnh
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thị xã có tư cách pháp nhân, cócon dấu và tài khoản riêng theo quy định
Nhiệm vụ và quyền hạn
Văn phòng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về việc quy định tổ chức các cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Nghị định
số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của cácnghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 108/2020/NĐ-CPngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, cụ thể như sau: Trình UBND thị xã ban hành Quy chế làm việc củaUBND thị xã, Văn bản quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của Văn phòng HĐND
và UBND thị xã; Trình Chủ tịch UBND thị xã ban hành các văn bản khác theo sự phâncông của Chủ tịch UBND thị xã; Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chươngtrình, kế hoạch công tác của UBND thị xã; Phục vụ hoạt động của HĐND, UBND thị xã;Tham mưu, giúp Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND thị xã thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn thuộc thẩm quyền theo quy định; Tiếp nhận, xử lý, trình UBND, Chủ tịch UBND thị
xã giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bảnđến); Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bảncủa Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND, Chủ tịch HĐND, UBND, Chủ tịch UBNDthị xã; Thực hiện chế độ thông tin; Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật; Thực hiệncác nhiệm vụ quản trị nội bộ; Phục vụ Thường trực HĐND và Đại biểu HĐND thị xã tiếpcông dân; tiếp nhận, tham mưu xử lý kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, tổchức, công dân gửi đến HĐND, Thường trực HĐND cấp thị xã; theo dõi, đôn đốc việc
Trang 6giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cơ quan, tổ chức, công dân; Phối hợp với cơquan, tổ chức hữu quan phục vụ Đại biểu HĐND thị xã tiếp xúc cử tri; Thường trựcHĐND thị xã tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân và gửi cơ quan, tổ chức cótrách nhiệm xem xét, giải quyết; Bảo đảm điều kiện hoạt động của HĐND, Thường trựcHĐND, các Ban HĐND, Tổ Đại biểu HĐND và Đại biểu HĐND thị xã; thực hiện chế
độ, chính sách đối với đại biểu HĐND thị xã theo quy định; Về công tác kiểm soát thủtục hành chính; Trình UBND thị xã ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dàihạn, 05 năm, hàng năm và các văn bản khác; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiệncác nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quy định của HĐND, UBND thị xã; Tổ chức thực hiệncác văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật;Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do HĐND, UBND thị xã giao
Văn phòng HĐND và UBND thị xã thực hiện nhiệm vụ được giao qua từng nămtrong điều kiện được sự lãnh đạo sâu sát của Thường trực HĐND và UBND thị xã; sựphối hợp hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thị xã và UBND các xã, phườngcùng với sự hướng dẫn về chuyên môn của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội vàHĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh Với tinh thần đoàn kết, thống nhất, chủ động vàquyết tâm cao của tập thể cán bộ, công chức và người lao động, hoạt động Văn phòng đạtđược những kết quả đáng khích lệ
- Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ luôn được lãnh đạo quan tâm thực hiện đúngquy định Trong năm có 02 trường hợp học cao cấp chính trị, 01 trường hợp học trungcấp chính trị Ngoài ra, Văn phòng cũng đã cử cán bộ, công chức, người lao động đi dựđầy đủ các lớp bồi dưỡng, học tập về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tình hình thời sự
do tỉnh, thị xã tổ chức
- Thực hiện tốt việc giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, người laođộng tham gia học tập, bồi dưỡng, đi công tác trong và ngoài thị xã và các chế độ kháctheo đúng quy định hiện hành và Quy chế Chi tiêu nội bộ do Hội nghị cán bộ, công chứcđầu năm đề ra, giải quyết chế độ nâng lương thường xuyên cho 06 trường hợp, nânglương trước thời hạn cho 02 trường hợp Đồng thời thực hiện tốt việc vận động các quỹ:Bảo trợ trẻ em, vì người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phòng chống thiên tai, tấm lòng vàng,với tổng số tiền: 15.086.000 đồng
Trang 7- Công tác tham mưu ban hành và rà soát văn bản: Công tác tham mưu cho Thườngtrực HĐND, UBND thị xã được thực hiện tốt, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ,bảo đảm việc thu thập, cung cấp thông tin, xử lý thông tin được thường xuyên, kịp thời
và chính xác; Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng nên Văn phòng luôn chú trọng phốihợp cùng các ngành chức năng thực hiện tốt Các văn bản UBND, Chủ tịch UBND thị xã
ký ban hành đều được Văn phòng kiểm thẩm định kỹ nội dung cũng như thể thức quyđịnh Năm 2022, Văn phòng đã trực tiếp soạn thảo và rà soát tham mưu Thường trựcHĐND, UBND thị xã ban hành 5.774 văn bản chỉ đạo các loại (không có văn bản quyphạm pháp luật), tiếp nhận 13.326 văn bản đến, đảm bảo đúng trình tự thủ tục, thẩmquyền và phù hợp quy định pháp luật; xây dựng đều đặn chương trình công tác tuần,tháng, quý, 6 tháng và năm cho hoạt động điều hành UBND thị xã; đảm bảo chế độ báocáo đúng quy định
1.3 Nhận xét của sinh viên về môi trường làm việc
Tôi công tác tại đơn vị đến nay đã được gần 2 năm, được sự tin tưởng của lãnh đạogiao cho phụ trách khối văn hóa - xã hội Với môi trường làm việc an toàn, thân thiện,thoải mái, được đổi xử công bằng, lãnh đạo coi trọng, giúp tôi cảm thấy tự tin hơn vìđược phát huy hết khả năng của mình Bên cạnh đó lãnh đạo cơ quan và các đồng nghiệpluôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Luôn luôn khuyến khích, động viên cũng như tạo mọi điều kiện cho tôi được bồi dưỡng,nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn nhiệt tình củađồng nghiệp để tôi ngày càng phát triển hơn nữa, tiến xa hơn, mạnh mẽ và ngày càngcống hiến nhiều hơn trong quá trình công tác tại đơn vị
PHẦN 2: MÔ TẢ CÔNG VIỆC THỰC HÀNH TẠI ĐƠN VỊ
Trang 8tiến độ thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri, Đại biểu, các Ban và Thường trực Hội đồngnhân dân thị xã giao thuộc lĩnh vực phụ trách.
Chuẩn bị nội dung phát biểu chỉ đạo, ghi biên bản, thông báo kết luận các cuộc họp,làm việc do Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã chủ trì thuộc lĩnh vực phụtrách
2.3 Nhận định của sinh viên đối với công việc liên quan đến luật
Để tuyển dụng công chức, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ,
vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế Theo đó, căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008,Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, một
số quy định của pháp luật đối với công chức như sau:
- Thứ nhất, chuyên viên phải có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; đáp ứng chuẩn
nghề nghiệp theo vị trí việc làm; có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn,nghiệp vụ và đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; các điều kiện khác theo yêu cầu của vịtrí việc làm
Thứ hai, về nhiệm vụ của chuyên viên Thực hiện nhiệm vụ tham mưu khối VH
-XH, quản lý Nhà nước về Y tế; soạn thảo, thẩm định văn bản hành chính thuộc khối, lĩnhvực phụ trách; Chuẩn bị nội dung phát biểu chỉ đạo, ghi biên bản, thông báo kết luận cáccuộc họp, làm việc do Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thị xã chủ trì thuộc lĩnh vực phụtrách; Phụ trách báo cáo tháng, quý, 6 tháng, năm, đột xuất, chuyên đề; rà soát thủ tụchành chính, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ do UBND, Chủ tịch UBND thị xã giao vàUBND, Chủ tịch UBND tỉnh; báo cáo giải trình và tiến độ thực hiện ý kiến, kiến nghị của
cử tri, Đại biểu, các Ban và Thường trực HĐND thị xã giao thuộc lĩnh vực phụ trách;Tham gia các đoàn kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch (thành viên của Đoàn kiểm trahành nghề Y - Dược, an toàn thực phẩm của thị xã Kiến Tường); tham gia tập huấnnghiệp vụ theo sự phân công của cơ quan (tham gia lớp Bồi dưỡng đạo đức công vụ, vănhóa công sở và kỹ năng hành chính theo Thông báo số 2662/TB-SNV ngày 11/8/2022của Sở Nội vụ tỉnh; lớp Bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp Đảng (đợt1) năm 2023; tham gia các lớp tập huấn trong Dự án SPR-COVID-19 năm 2023 của ViệnNghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS); tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá cho nhân viên y
tế năm 2022); Thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật và các công tác khác
do lãnh đạo phân công Không ngừng học tập, nghiên cứu cập nhật những kiến thức mới
Trang 9để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ vàkinh nghiệm cho bản thân.
- Thứ ba, về quyền của công chức Được bảo đảm các điều kiện thu hành công vụ
như được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ, được cung cấp các thông tin cần thiếtliên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao; được nhà nước bảo đảm tiền lương tươngxứng với quyền hạn, nhiệm vụ được được giao; được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm,tiền công tác phí và các chế độ khác theo quy định; được nghỉ hàng năm, được nghỉ lễ,được nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của luật lao động Ngoài ra, còn có cácquyền khác như được bảo đảm quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học, tham gia cáchoạt động kinh tế, xã hội, được hưởng các chính sách ưu đãi về nhà ở, về phương tiện đilại,… theo quy định
- Thứ tư, yêu cầu về trình độ chuẩn được đào tạo Chuyên viên phải có bằng đại
học thuộc ngành đào tạo theo vị trí việc làm và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ có liênquan
Chuyên viên cũng là công chức nên các quy định về giờ làm, các chế độ bồidưỡng, làm tăng giờ, làm ngoài giờ, chế độ thưởng các ngày lễ, Tết…của chuyên viêncũng được thực hiện theo luật lao động hiện hành Do đó, chuyên viên cần phải hiểu rõ
và nắm vững một số điều luật cơ bản của Luật Lao động để đảm bảo quyền lợi cho bảnthân theo quy định của pháp luật, tránh những thiệt thòi trong quá trình công tác
Bên cạnh đó, chuyên viên còn có những quyền lợi và nghĩa vụ về chế độ bảo hiểm
xã hội Những quyền lợi và nghĩa vụ được quy định rõ trong Luật bảo hiểm xã hội hiệnhành Việc nhận biết và hiểu được các điều trong Luật bảo hiểm xã hội sẽ giúp chochuyên viên đảm bảo được quyền lợi của mình cũng như nghĩa vụ bản thân phải thựchiện để có được những quyền lợi đó
Luật pháp là yếu tố cần thiết cho mọi vấn đề, lĩnh vực trong xã hội Nhận thứcđược đặc điểm kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện tại cũng giúp cho cá nhân tôi hiểuđược vẫn còn một khoảng cách giữa quy định của luật pháp và áp dụng luật trong thựctiễn cuộc sống và công việc Nhằm nâng cao năng lực để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụđược giao chuyên viên cần trao dồi và nghiên cứu nhiều hơn các văn bản quy phạm phápluật chuyên ngành, kỹ năng khác, các mối quan hệ trong ngành để sớm có được kinhnghiệm của những người đi trước, tránh những va vấp trong tương lai Không chỉ trở
Trang 10thành một người biết luật, chấp hành đúng luật mà còn có khả năng bảo vệ luật và tuyêntruyền pháp luật Tính nguyên tắc, kỷ luật sẽ hình thành dần dần theo từng năm tháng.
PHẦN 3: BẤT CẬP VỀ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI UBND CẤP XÃ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN 3.1 Cơ sở pháp lý
3.1.1 Khái niệm hòa giải cơ sở
Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏathuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theoquy định của Luật này (theo khoản 1 Điều 2 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013) Cơ sở ởđây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố vàcộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố)
3.1.2 Khái niệm tranh chấp đất đai, các dạng tranh chấp đất đai
a) Khái niệm tranh chấp đất đai:
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa haihoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai (theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013)
b) Các dạng tranh chấp đất đai:
Chủ yếu có 3 dạng về tranh chấp đất đai như sau:
Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau
về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó? Trong dạng tranhchấp này, thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranh chấp về quyền sử dụngđất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừa kế; tranh chấp đòi lại đất (đất
đã cho người khác mượn sử dụng mà không trả lại, hoặc tranh chấp giữa người dân tộcthiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế mới…); tranh chấp về quyền sử dụng đất cóliên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính
Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự vềquyền sử dụng đất như tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng,cho thuê quyền sử dụng đất hoặc các tranh chấp liên quan đến việc bồi thường giải phóngmặt bằng, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Thứ ba, tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Trang 11Đây là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xácđịnh mục đích sử dụng đất là gì?Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giảiquyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác địnhmục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất Tranh chấp chủ yếu do người sửdụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
3.1.3 Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013, gồm
có 02 hình thức hòa giải: Tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở theo quy định tại khoản 1,Điều 202 và hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã theo quy định tại khoản 2,Điều 202
- Tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở:
Theo khoản 1, Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích
các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở” Tự hòa giải là các bên tranh chấp tự thương lượng, thỏa thuận để giải quyết
tranh chấp Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở là giải quyết tranhchấp đất đai được thực hiện bởi các Hòa giải viên của các Tổ hòa giải được thành lập ởthôn, khu phố, bản, sum, phóc… theo Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 Hình thức giảiquyết tranh chấp đất đai bằng tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở theo quy địnhtại khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai là hình thức hòa giải Nhà nước khuyến khích chứkhông bắt buộc
- Hòa giải tại UBND cấp xã:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 202 Luật Đất đai năm 2013: “Tranh chấp đất đai
mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải” Như vậy theo quy định trên thì tranh chấp đất đai mà các bên
tranh chấp không hòa giải được thì bắt buộc phải gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đấttranh chấp để hòa giải, UBND cấp xã phải tổ chức hòa giải đối với tranh chấp đất đai đó(khoản 3, Điều 202 Luật Đất đai năm 2013)
Đây là hình thức hòa giải bắt buộc đối với mọi tranh chấp đất đai Vì theo Điều 203Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, trước khiquy định thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quy định điều
kiện là: “Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành ” (đoạn
1, Điều 203 Luật Đất đai năm 2013) Điều đó có nghĩa là trước khi yêu cầu cơ quan nhà
Trang 12nước có thẩm quyền giải quyết thì tranh chấp đất đai đó phải đã được UBND cấp xã nơi
có đất hòa giải mà không thành
3.1.4 Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai
- Đối với hòa giải ở cơ sở: Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòagiải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứngkiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải
- Đối với hòa giải tại UBND cấp xã: Theo khoản 3, Điều 202 Luật Đất đai 2013, thủtục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá
45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
3.1.5 Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai
- Đối với hòa giải ở cơ sở: Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòagiải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở Trường hợp các bên đồng ý thì lập vănbản hòa giải thành
- Đối với hòa giải tại UBND cấp xã: Việc hòa giải phải được lập thành biên bản cóchữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBNDcấp xã Biên bản hòa giải tranh chấp đất đai phải có các nội dung cụ thể như sau:
+ Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
+ Thành phần tham dự hòa giải;
+ Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đangtranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
+ Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
+ Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận
- Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp cómặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải có đóng dấu của UBNDcấp xã
- Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi cóđất tranh chấp
- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sửdụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môitrường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cưvới nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác
Trang 13Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhândân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất (Theo quy định tại khoản 4, Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và khoản 2, Điều
88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
3.1.6 Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
Bước 1 Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có
trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ,tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiệntrạng sử dụng đất;
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hộiđồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt Trường hợpmột trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải khôngthành
Bước 2: Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành
- Trường hợp hòa giải thành: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòagiải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhấttrong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồnghòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thànhhoặc không thành Hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ
sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền đểgiải quyết theo quy định
- Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất mộttrong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giảikhông thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp tiếp theo (theo quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được
sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP).