Tóm tắt: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami

27 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tóm tắt: Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -LƯƠNG HẢI VÂN

MĨ CẢM TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI

Chuyên ngành: Văn học nước ngoàiMã số: 9 22 02 42

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Hà Nội, 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mai Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 1: PGS.TS Phùng Ngọc Kiên Viện Văn học

Phản biện 2: GS.TS Lê Huy Bắc

Trường Đại học Sư phạm Hà NộiPhản biện 3: PGS.TS Đỗ Thu Hà

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm …

Có thể tìm hiểu luận án tại:- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

1.1 Nhật Bản – đất nước Đông Á mang những giá trị văn hóa đặc thù bản

địa Người Nhật có hệ mĩ cảm đặc biệt trong tri nhận cuộc sống Mĩ cảm của ngườiNhật xuất hiện trong hầu hết các hiện thể của vật chất lẫn giá trị tinh thần dân tộc.Nghiên cứu về Nhật Bản, đặc biệt là hệ mĩ cảm trong văn chương đất nước này làmột hướng đi có đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển tri nhận nhân loạitrong ngành khoa học xã hội và nhân văn.

1.2 Haruki Murakami được đánh giá là một trong những “hiện tượng” của

văn chương Nhật thế kỉ XXI Chất riêng trong ngòi bút của ông có tầm ảnh hưởngkhông chỉ nằm trong phạm vi quốc gia mà còn tạo nên làn sóng sâu rộng trên toànthế giới với cái tên “hội chứng Murakami” Những tác phẩm của ông luôn đượcbạn đọc ngóng đợi và tiếp nhận nồng nhiệt Vuột giải Nobel nhiều lần trong tiếcnuối của bạn đọc, lời khen nhiều, lời chê bai cũng không ít, thế nhưng, chúng takhó có thể phủ nhận sự mê hoặc đặc biệt trong văn chương đính mác Murakami.

Trong sự nghiệp sáng tác, Haruki Murakami đặt cái tôi nhà văn của mìnhgiữa những lằn ranh văn học Trong công cuộc viết về những con người của mình,Haruki Murakami đã làm nên hệ mĩ cảm riêng trên cơ sở tích hợp, tiếp biến giữatâm hồn dân tộc với cảm quan nhân loại về cái đẹp Chất riêng trong ngòi bút củanhà văn là cơ sở hình thành nên những ảnh hưởng sâu sắc đối với văn chươngđương đại không chỉ Nhật Bản mà còn toàn thế giới

1.3 Chúng tôi cho rằng, đề tài Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami

sẽ có đóng góp tích cực trong hệ thống nghiên cứu về Haruki Murkami nói riêng

và văn chương Nhật Bản nói chung Khám phá những biểu hiện mĩ cảm trong tiểuthuyết Haruki Murakami, vấn đề “nợ” hay “không nợ” văn chương dân tộc củanhà văn theo đó được làm rõ Đặc biệt, công trình hoàn thiện sẽ đem lại một tàiliệu quan trọng để lí giải những thành công “vượt biên” của nhà văn này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami hướng tới những mục

đích sau: Tập trung làm rõ những biểu hiện mĩ cảm trong tiểu thuyết HarukiMurakami ở những phương diện: mĩ cảm cái bi, mĩ cảm cái thiện và mĩ cảm u

Trang 4

huyền; Định vị quan niệm về cái đẹp trong tiểu thuyết của Haruki Murakami trongdòng chảy mĩ học Nhật Bản; Góp phần khẳng định thêm vị thế của Murakami trênbản đồ văn học

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, đề tài yêu cầu thực hiện những nhiệm vụsau: Tổng quan những nghiên cứu về tiểu thuyết của Haruki Murakami và mĩ cảmtrong tiểu thuyết của nhà văn; Tìm hiểu quan niệm thẩm mĩ của Haruki Murakamithể hiện qua các phát ngôn của ông; Xây dựng cơ sở lí luận về những mĩ cảm nổibật trong tiểu thuyết Haruki Murakami: mĩ cảm cái bi, mĩ cảm cái thiện và mĩ cảmu huyền; Nhận diện, khảo sát và phân tích mĩ cảm cái bi trong tiểu thuyết HarukiMurakami; Nhận diện, khảo sát và phân tích mĩ cảm cái thiện trong tiểu thuyếtHaruki Murakami; Nhận diện, khảo sát và phân tích mĩ cảm u huyền trong tiểuthuyết Haruki Murakami; Xác định tư tưởng chủ đề cơ bản trong sáng tác củaông qua quan niệm về cái đẹp.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định đó là những biểu hiện của mĩcảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami.

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Phạm vi khảo sát của đề tài

Cho đến nay, ở Việt Nam, mười ba tiểu thuyết của Haruki Murakami đãđược dịch và lưu hành chính thức Tuy nhiên, để thực hiện đề tài này, chúng tôitập trung khảo sát bảy tác phẩm thể hiện rõ nhất hệ mĩ cảm của Haruki Murakami,

đó là: Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Rừng Nauy, Biên niên ký

chim vặn dây cót, Người tình Sputnik, Kafka bên bờ biển, 1Q84 và Tazaki Tsukurukhông màu và những năm tháng hành hương

4.2 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Trong luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu ba mĩ cảm tiêu biểu nhấttrong tiểu thuyết Haruki Murakami: cái bi, cái thiện và u huyền.

5 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Luận án Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami đi theo hướng tiếp cận

sau: mĩ học; văn hóa học; kí hiệu học

Trang 5

Để triển khai luận án, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phê bình tiểu sử và lịch sử xã hội, phương pháp liên ngành và phương pháp so sánh

6 Đóng góp mới của luận án

Đề tài Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami là đề tài nghiên cứu cụ

thể ý thức về cái đẹp trong các tác phẩm của nhà văn đương đại Nhật Bản ở cácphương diện: mĩ cảm cái bi, mĩ cảm cái thiện và mĩ cảm u huyền Phân tích nhữngbiểu hiện của mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami cung cấp một cái nhìnhoàn thiện hơn về Murakami Đề tài hoàn thành sẽ là bước đệm để phát triểnnghiên cứu “mĩ học Murakami” ở các thể loại tác phẩm của ông, là đóng góp tíchcực tới diễn đàn nghiên cứu trong nước và thế giới về văn chương HarukiMurakami nói riêng, văn chương Nhật Bản nói chung Đề tài cũng góp phần tìmhiểu mĩ học Nhật Bản đương đại - những kế thừa và phát triển mĩ học truyền thống- thông qua trường hợp một nhà văn cụ thể

7 Kết cấu luận án

Luận án Mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami được triển khai trong

bốn chương:

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Mĩ cảm cái bi trong tiểu thuyết Haruki MurakamiChương 3: Mĩ cảm cái thiện trong tiểu thuyết Haruki MurakamiChương 4: Mĩ cảm u huyền trong tiểu thuyết Haruki Murakami

Trang 6

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1.1 Nghiên cứu về tiểu thuyết của Haruki Murakami

1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Khi Haruki Murakami trở thành một hiện tượng, điều đó có nghĩa khôngphải chỉ đối với người đọc mà các tác phẩm và tư tưởng cầm bút của nhà vănđương đại Nhật cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới phê bình Hơn ba trămđề tài nghiên cứu viết bằng tiếng nước ngoài chúng tôi tổng hợp được là minhchứng cho điều đó Nhằm hướng đến đề tài, chúng tôi lựa chọn các đề tài liên quancó hướng chính nghiên cứu: phê bình tiểu sử, bản thể luận, phê bình so sánh, phêbình tự sự học, phê bình xã hội học, phê bình hậu hiện đại

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Các tác phẩm của Haruki Murakami nói chung và tiểu thuyết của HarukiMurakami nói riêng dành được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu văn họcnước ngoài và liên ngành ở Việt Nam Các hướng tiếp cận tác phẩm của HarukiMurakami chủ yếu tập trung ở phê bình so sánh, hậu hiện đại, chủ đề, xã hội họchay kí hiệu học… Nếu so với các công trình nghiên cứu trên thế giới thì các nhànghiên cứu Việt Nam vẫn đang trên con đường mở rộng các phạm vi tiếp cận tácphẩm của Haruki Murakami chủ yếu thuộc khoa học xã hội và nhân văn, còn tíchhợp liên ngành vẫn còn hạn chế Mặt khác, việc tiếp cận tác phẩm của HarukiMurakami từ những chiều kích thẩm mĩ đang dần được phát triển

1.2 Nghiên cứu về mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami

1.2.1 Giới thuyết về mĩ cảm

“Mĩ cảm” được định nghĩa như là những cảm nhận, những ý thức về cáiđẹp Chúng tôi xác định giới thuyết thuật ngữ “mĩ cảm” tập trung từ công trình nổibật của George Satanyana và từ quan niệm thẩm mĩ Nhật Bản Các khái niệmthống nhất ở chỗ xem mĩ cảm như là sản phẩm của sự kết hợp hài hoà giữa tìnhyêu và khả năng chiêm nghiệm bậc cao Đặc biệt, mĩ cảm là cơ sở quan trọng hìnhthành nên phạm trù thẩm mĩ mang bản sắc riêng của người Nhật Theo đó, Haruki

Trang 7

Murakami tiếp nhận sắc hài hoà tâm thức dân tộc và ý thức thẩm mĩ nhân loại đểlàm nên hệ mĩ cảm mang phong cách riêng trong tiểu thuyết của mình

1.2.2 Các nghiên cứu về mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami

1.2.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoài, vấn đề cái đẹp trong tiểu thuyết Haruki Murakami đã được đềcập đến trong những đề tài tiếp cận ở những phương diện khác nhau Các đề tàiđều khẳng định những giá trị vừa mang tính dân tộc, vừa mang tính nhân loạitrong tác phẩm của Haruki Murakami Những khía cạnh lịch sử, xã hội, tôn giáohay những vấn đề về văn học hiện đại, hậu hiện đại và văn học truyền thống ở tácphẩm của Murakami được các nhà nghiên cứu đưa ra những luận giải xác đáng

và thú vị Tuy nhiên, các công trình đã khảo sát ở trên chưa gọi tên được những

biểu hiện cụ thể của cái đẹp trong sáng tác của Haruki Murakami; chưa phân tích,lí giải cụ thể những biểu hiện của cái đẹp trong sáng tác của ông cũng như chưachỉ rõ được cội nguồn của cái đẹp đó.

1.2.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Trong các nghiên cứu ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, ngoài việc thừanhận các giá trị khái quát làm nên thành công của Murakami trên con đường vănchương, đa phần các nhà nghiên cứu đều thừa nhận khả năng tích hợp linh hoạtĐông Tây trong tác phẩm của Murakami Các nghiên cứu khẳng định những phẩmchất Á Đông, tâm hồn Nhật Bản vẫn hiện hữu trong tác phẩm của nhà văn bêncạnh những hình ảnh của xã hội mới hiện đại đã được Tây hóa Trong các côngtrình, đã có đề tài tiếp cận một góc độ nào đó thuộc về mĩ cảm trong tác phẩm củaMurakami nhưng mới chỉ giới hạn ở một tác phẩm và một khía cạnh biểu hiện.

1.3.Cơ sở xác định mĩ cảm trong tiểu thuyết Haruki Murakami

1.3.1 Cơ sở từ lí thuyết mĩ cảm

G Santayana đã đưa ra khá nhiều phân tích, nhưng chúng tôi nhận thấy, cónhững vấn đề về mĩ cảm cần lưu tâm khi triển khai phạm vi luận án: thứ nhất,vấn đề về khoái cảm ở cái đẹp; thứ hai, vấn đề về cái thiện ở cái đẹp; thứ ba, vấnđề về sự mơ hồ ở cái đẹp Những cảm thức thẩm mĩ về aware, yugen hay triết lývề thiện – ác… của Nhật Bản xét cho cùng cũng có nhiều phần tương đồng với

Trang 8

phân tích ba khía cạnh ở trên của G Satanyana Vì vậy, bên cạnh việc xác địnhmĩ cảm từ lập luận của G Satanyana, chúng tôi gọi tên các mĩ cảm thể hiện trongtiểu thuyết Murakami: “mĩ cảm cái bi”, “mĩ cảm cái thiện” và “mĩ cảm u huyền”còn dựa trên cảm thức thẩm mĩ Nhật Bản

1.3.2 Cơ sở từ phát ngôn của Haruki Murakami

Trong tác phẩm của Murakami nói riêng và các tác phẩm của ông nói chung,mĩ cảm dân tộc nằm trong mĩ cảm của nhân loại, cái đẹp của văn chương đi cùngvới cái đẹp của nhân thế Dựa vào những phát ngôn của Murakami qua những buổiphỏng vấn, trao đổi hay những cuốn sách bàn về nghệ thuật, chúng ta có thể nắmbắt hệ mĩ cảm được xác lập từ tinh thần cầm bút của nhà văn Nhật Bản Trong cácphát ngôn, mặc dù ông không lí giải trực tiếp quan niệm của mình về cái đẹpnhưng qua các ẩn dụ, độc giả có thể nắm bắt được cái đẹp mà ông hướng tới trongcon đường sáng tác Những quan niệm đó được Murakami tiếp thu và thể hiệnsáng tạo trong những trang tiểu thuyết Những phát ngôn này là cơ sở để chúng tôitriển khai tìm hiểu mĩ cảm trong tiểu thuyết của Haruki Murakami

Tiểu kết chương 1

Qua các đề tài, chuyên luận, bài báo cũng như đánh giá, nhận xét đã khảosát, chúng tôi phải khẳng định rằng: Haruki Murakami là nhà văn đương đại đượcquan tâm vào bậc nhất hiện nay Ở nước ngoài hay Việt Nam, con đường tiếp cậntiểu thuyết Murakami phong phú và đa dạng với các hướng: phê bình tiểu sử, bảnthể luận, phê bình so sánh, phê bình tự sự học, phê bình hậu hiện đại… Giá trịthẩm mĩ những “giọt mực văn chương” của nhà văn cũng theo đó ngày càng đượckhẳng định Tính nhân văn, tầm nhân loại của tư tưởng Haruki Murakami dần trởthành một vấn đề được thừa nhận Đặc biệt, hướng khai thác những biểu hiện mĩcảm Murakami trong tiểu thuyết của nhà văn cũng theo đó mà thành một đề tài cấpthiết Giới thuyết về “mĩ cảm” dựa trên lập luận của George Satanyana và quanniệm thẩm mĩ Nhật Bản, chúng tôi xác định mĩ cảm thể hiện ý thức thẩm mĩ hàihoà giữa tình yêu và khả năng chiêm nghiệm cao độ về cái đẹp của con người.Haruki Murakami cũng thể hiện sâu sắc khả năng nhận thức về cái đẹp trong tác

Trang 9

phẩm của mình Mặc dù, đã có các công trình đề cập ít nhiều tới hệ mĩ cảm mà

Murakami xác lập trong tác phẩm, nhưng chúng tôi nhận thấy đề tài Mĩ cảm trong

tiểu thuyết Haruki Murakami không có sự trùng lặp Những phạm trù thẩm mĩ

trong tác phẩm của ông đa phần mới chỉ được nghiên cứu ở mức khái quát chung.Về cơ sở triển khai luận án, chúng tôi căn cứ vào hai vấn đề: thứ nhất, cơ sở từ lýthuyết mĩ cảm kết hợp với phạm trù thẩm mĩ truyền thống; thứ hai, cơ sở từ phátngôn của Haruki Murakami Cơ sở lí thuyết cung cấp lập luận xác định khả năngkhai thác biểu hiện mĩ cảm của đề tài Bên cạnh đó, những phát ngôn củaMurakami thể hiện rất rõ quan niệm văn chương của nhà văn Đặc biệt, nhà văncũng thể hiện khá rõ mong muốn được sáp nhập văn chương truyền thống với hơithở mới của thời đại Những mĩ cảm truyền thống vẫn được nhà văn Nhật xem làlinh hồn nền tảng cho trách nhiệm của người viết văn Từ đây, chúng tôi thấy rằngviệc triển khai đề tài là khả thi Những kết quả của đề tài có khả năng đóng góptích cực, thiết thực cho công cuộc tri nhận, cảm nghiệm về thế giới văn chươngcủa nhà văn đương đại Nhật Bản nổi tiếng bậc nhất thế giới Kết hợp những cơ sởnghiên cứu, chúng tôi xác định được nội dung triển khai những phương diện nổibật trong nhận thức về cái đẹp dựa trên mĩ cảm truyền thống được Murakami thểhiện trong tiểu thuyết của mình: cái bi, cái thiện và u huyền

Trang 10

Chương 2MĨ CẢM CÁI BI

TRONG TIỂU THUYẾT HARUKI MURAKAMI2.1 Giới thuyết về mĩ cảm cái bi

2.1.1 Khái quát chung về “cái bi”

Cái bi (tiếng Anh: “tragedy”) vốn được triết học phương Tây xác định nhưlà một phạm trù quan trọng trong nghệ thuật Cái bi theo quan niệm của các triếtgia phương Tây được xem là sự thanh tẩy, là cái đẹp của sự thiếu sót phiến diệntrong xung đột bi kịch của cá nhân, đạo đức cá nhân với tinh thần, luân lí và là sảnphẩm của siêu nghiệm

Theo Phật giáo, cái bi chứa đựng lòng trắc ẩn của thiện tâm, thiện tính trongbản thể Nói cách khác, cái bi lúc này gắn liền với “phật tính” Đạo Phật khẳngđịnh vào sự tất thắng của minh triết, niềm tin và khát vọng Không những thế, mĩcảm về cái bi trong đạo Phật cũng theo đó mà nhận chân cái đẹp nội sâu bản thể.Điều này đã được người Nhật tiếp thu sâu sắc để làm nên vẻ đẹp cái bi mang đặc

thù nhận thức thẩm mĩ dân tộc – mono no aware – sau đây gọi là bi cảm aware.

2.1.2 Bi cảm aware trong văn học Nhật Bản

Người Nhật đã cộng cảm xúc chủ quan với chân lí khách quan vô thường mà

tạo thành mĩ cảm aware – nỗi buồn trước sự tàn phai, hủy diệt của vạn vật, của cái

đẹp Những tác phẩm văn chương Nhật ra đời như là những suy ngẫm, để triết líchiêm nghiệm về cõi đời phù thế - nơi cái đẹp được sinh ra và tan biến trong cõivô thường Tiểu thuyết của Murakami cũng mang lại cho người đọc cái đẹp từ bicảm day dứt về nhân sinh cô độc đến bi cảm của tồn tại vô thường và bi cảm trướcnhững nạn nhân bị cái ác tấn công, đọa đày

2.2 Bi cảm về sự cô độc trong tiểu thuyết Haruki Murakami

2.2.1 Bi cảm về sự cô độc của những con người mất “cái tôi”

Vấn đề danh tính (infinity) được Murakami đặt làm trọng tâm trong các tácphẩm của mình Murakami cho phép mình được có “trách nhiệm” nhìn thấy vấnđề của thời đại, nhìn vào những “con người” của mình để thấy tình yêu, tình bạn,tình thân hay chiến tranh đều là những câu chuyện của quá khứ nhưng lại là gốc rễ

Trang 11

làm nên con người bất toàn của hiện tại trong tác phẩm của Murakami Các tácphẩm của Murakami là cuộc hành trình nối dài chuỗi tìm lại từng phần danh tínhcủa nhân loại trước biến động đảo ngược giá trị tồn tại đang có xu hướng phản tiếnhóa Mặt trái của sự phát triển khoa học công nghệ, xu thế áp đảo của nhu cầu vậtchất, thống trị hay sự lệch lạc về nhận thức được Murakami khắc họa trong nỗibuồn đánh mất tấm căn cước của con người trong cộng đồng

2.2.2 Bi cảm về sự cô độc của những con người mất kết nối

Trong tiểu thuyết Murakami, các nhân vật được khắc họa tập trung ở việc bị bẻgẫy quan hệ thân thích, gắn bó đến khả năng giao tiếp được xem là thông thườngđể kết nối với cộng đồng Con người lúc này trở nên cô độc giữa chính vòng vâycủa các mối quan hệ và tự cô lập chính mình bằng những hình thái phức tạp củatâm lý Tiểu thuyết của Murakami mang lại cho người đọc những phúc âm buồncủa thời đại: phúc âm về nhân sinh cô độc Nỗi cô đơn đó không những có nhữngbiểu hiện gần với tư tưởng hiện sinh hay cảm quan hậu hiện đại mà còn gắn vớiniềm bi cảm aware của tâm hồn Nhật

2.3 Bi cảm về sự vô thường trong tiểu thuyết Haruki Murakami

2.3.1 Bi cảm về sự sống và cái chết

Xoay quanh những vấn đề về cái chết, Murakami mang lại cho người đọcnhững chiêm nghiệm về sinh – tử Những nỗi buồn thương trước những mất mát,tàn lụi của sự sống nhân sinh khiến con người nhìn thấy được những giá trị của sựsống Với sự tích hợp Đông – Tây linh hoạt, tinh tế, Murakami đã hài hòa nhữngvấn đề sinh tử từ góc nhìn hiện sinh, hậu hiện đại với những mĩ cảm hủy diệt củaxứ sở Phù Tang Nếu ta nhìn vào mĩ học của của sự hủy diệt thì cái chết chính làchân lí của sự sống

2.3.2 Bi cảm về tính nữ của nhân vật nữ

Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của Haruki Murakami đại diện cho cái đẹpmong manh giữa cuộc đời Những cái đẹp đó phải hứng chịu những nỗi đau, tổnthương, mất mát mà tự u hoài, tự hủy diệt và tự hứng chịu sai lầm Mặc dù viếtvăn bằng bút pháp của văn học hậu hiện đại, nhân vật nữ của Haruki Murakamivẫn mang đến cho người đọc những âm sắc của niềm bi cảm truyền thống Cái đẹp

Trang 12

mong manh, ưu sầu, lặng lẽ vẫn ẩn hiện trong những bóng hình người nữ mangtính âm, tính nữ đặc thù.

2.4 Bi cảm về nạn nhân của cái ác trong tiểu thuyết Haruki Murakami

2.4.1 Bi cảm về nạn nhân của chiến tranh

Chiến tranh là sản phẩm của con người Nó phát sinh từ những mâu thuẫnvà tham vọng, từ bản năng “sở hữu” nguyên thủy động vật hoang dã qua lớp langtiến hóa của loài người Nhưng cũng chính vì sự “tiến hóa” đó mà chiến tranh trởnên tàn khốc, khủng khiếp hơn rất nhiều so với tự nhiên Không khoác lên mìnhtấm áo nạn nhân như lịch sử nước Nhật, nhà văn để những sự thực chiến tranhnói lên đúng những gì nó có Chiến tranh không chỉ tước đoạt mạng sống mà còntước đoạt lẽ sống của người ở lại Nỗi đau hậu chiến được Murakami đặc biệt lưutâm Murakami chỉ rõ đâu mới là nạn nhân thật sự của chiến tranh Chiến tranhtrong tiểu thuyết của Murakami hiện lên đầy phi nghĩa và bạo tàn Nó phi lí đếnmức con người phải đặt ra câu hỏi bi thiết về sự tồn tại của nó

2.4.2 Bi cảm về nạn nhân trong gia đình

Đa phần các nhân vật của Haruki Murakami đều không tìm được tiếng nóichung trong mối quan hệ huyết thống Các nhân vật thường chối bỏ, hay nói cáchkhác, họ không thể tìm được kết nối với gia đình: cha, mẹ, vợ, chồng, con cái, anhem… Nhiều nhân vật trong tác phẩm của Haruki Murakami là nạn nhân của bạo hànhgia đình Nhà văn xây dựng trong tiểu thuyết của mình hình ảnh của những “đứa conmồ côi”, họ mồ côi ngay cả khi cha mẹ họ vẫn còn đang sống Dòng máu chảy tronghuyết quản của họ cũng có thể trở thành nỗi sợ hãi, ám ảnh tột cùng Trong tiểuthuyết của Murakami, niềm bi cảm về những nạn nhân của cái ác còn thể hiện quanhững cô gái bị xâm hại tình dục loạn luân và những người vợ bị bạo hành Cuộcsống gia đình không êm ấm trở thành thảm họa

2.4.3 Bi cảm về nạn nhân của xã hội

Tiểu thuyết gia Haruki Murakami đặt câu chuyện của mình, nhân vật củamình đứng giữa ranh giới mong manh của thiện và ác Ông sử dụng năng lực cầmbút của mình như một mũi tên công lý hướng vào hiện thực sống sít, vào cái ác,phô bày những đau đớn, chết chóc mà từng lớp người phải gánh chịu, không kể

Trang 13

tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, tầng lớp… Những nạn nhân tội ác dần cất lên tiếngnói của mình trong tiểu thuyết của Haruki Murakami để tòa án lương tâm của nhânloại minh định, phán xét, thứ mà nhiều khi tòa án hiện thực không thể làm được.Niềm bi cảm cũng từ cái thiện mà được hình thành

Tiểu kết chương 2

Trong tiểu thuyết của Haruki Murakami, chúng tôi nhận thấy trong tác phẩmcủa ông chứa trong đó là nỗi niềm bi cảm sâu sắc về sự cô độc, sự vô thường cùngbi cảm về những nạn nhân bị cái ác tấn công, đọa đày Nhân vật nào cũng mangtrong mình cảm quan về nỗi cô độc đến bi ai Con người của Murakami trở thànhnhững cá thể cô độc do đánh mất danh tính và sự kết nối Tấm căn cước của “cáitôi” thất lạc khiến con người cảm nghiệm nỗi cô độc đương đại sâu sắc Họ trởthành những người mang trong mình những ẩn ức về sự lẻ loi luôn hướng tìm đếnnhững bến đỗ của giao cảm tha nhân giữa cõi đời phù thế Những khát khao đóđược thể hiện trong những cuộc hành trình, hành hương kiếm tìm tâm hồn và tìnhyêu đích thực Cây bút hiện đại hợp cùng tâm hồn truyền thống, tiểu thuyết củaMurakami mang lại cho người đọc những phúc âm buồn giữa những sôi nổi, bộnbề của thời đại Bên cạnh đó, niềm bi cảm về nhân sinh mong manh vô thườngcũng được hình thành Những bi cảm về sinh – tử khiến con người phải đối diệnvới bản chất của sự tồn tại Những nỗi buồn thương mất mát, tàn lụi khiến conngười phải nhận chân lại sự sống Cuộc sống là vô thường, hiện thực trớ trêu củacuộc sống mới mang đến cho con người những hỗn mang, phân mảnh, điều đóđược thể hiện sâu sắc qua những nhân vật nữ mang tâm hồn nhạy cảm Thấu hiểusự hữu hạn của đời người, con người của Murakami càng nhạy cảm hơn trướcnhững cái đẹp yếu đuối bị đời vùi dập Niềm bi cảm sáng trong cũng theo đó màhình thành Đồng thời, qua các tác phẩm, Murakami càng thể hiện sâu sắc về địnhnghĩa bản chất về cái thiện, hướng đến cái đẹp là hướng đến những điều lươngthiện, ông viết về hiện thực một cách sống sít để người đọc ý thức được nhữngphần thiện – ác, từ đó con người của Murakami bước vào cuộc hành trình kiếmtìm cái thiện không ngừng nghỉ Vì vậy, tiếp nối mĩ cảm cái bi, mĩ cảm cái thiệnlà nội dung tiếp theo được chúng tôi khai thác cụ thể ở chương ba

Ngày đăng: 19/06/2024, 14:09