1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội, Chủ biên: Thái Vĩnh Thắng, Tô Văn Hoà, Lê Minh Tâm (Phần 2)

340 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC TO CHỨC CUA BỘ MAY 342NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 342Việt Nam

1.2 Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ 347

nghĩa Việt Nam

2 BỘ MAY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC GIAIĐOẠN 353HIẾN PHÁP

2.1 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1946 3532.2 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1959 3562.3 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1980 3582.4 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1992 361(sửa đôi, bố sung năm 2001)

2.5 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 2013 364CÁC NGUYEN TAC HIẾN ĐỊNH VE TÔ CHỨC VA HOAT 367ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

3.1 Nguyên tắc chủ quyền nhân dân 3683.2 Nguyên tắc quyên lực thống nhất 3733.3 Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa 3773.4 Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền 383con người, quyền công dân

3.5 Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước 3863.6 Nguyên tắc tập trung dan chủ 390

Trang 2

1 KHÁI NIỆM VÀ CẤU TRÚC TÔ CHỨC CUA BỘ MAYNHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1 Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam

Dé hiểu khái niệm “bộ máy nhà nước” nói chung và “bộ máynhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” nói riêng, trước tiên cầnhiểu khái niệm “Nhà nước”.

Khái niệm “Nhà nước” được nghiên cứu bởi khá nhiều ngànhkhoa học như khoa học luật hiến pháp, chính trị học, xã hội học,triết học Mỗi ngành khoa học lại có cách tiếp cận khác nhau vàđưa ra các quan điểm khác nhau về khái niệm này Dưới góc độkhoa học luật hiến pháp, có thé hiểu Nha nước là một tập hợpmang tính chất chính trị (Political association) của người dan sinhsong trên một phạm vi lãnh thô nhất định nhằm mục đích duy trìtrật tự trong xã hội băng các biện pháp và bộ máy cưỡng chế hợppháp Day là nghĩa rộng và trừu tượng của khai niệm “Nhà nước”.Khi sinh sống trong xã hội, con người có nhiều hình thức tập hợpvới nhau thành các thực thé (associations) dé thực hiện một sốhoạt động nào đó có mục đích nhất định mà tất cả các thành viênđều hướng tới, ví dụ nhà nước, nhà thờ, hội thánh, công ty, câu lạcbộ Trong các hình thức này, Nhà nước là đặc biệt nhất bởi nóđược hình thành đề thực hiện quyền lực chính trị, tức là quyền lựccưỡng chế chung hợp pháp trên phạm vi toàn lãnh thé nhằm duytrì trật tự nhất định Nhà nước hiện thực hoá sứ mệnh này thôngqua việc độc quyền ban hành và thực thi pháp luật Theo HansKelsen, một học giả pháp lí người Mỹ gốc Áo nổi tiếng giữa thế kỉXX: “ Nhà nước là một xã hội “chính trị” hoặc xã hội được tổchức một cách chính tri (politically organized) Theo nghĩa nay,trong nhà nước tồn tại một trật tự được duy trì bởi việc sử dụng vũlực và nhà nước độc quyền sử dụng vũ lực đó thông qua việc banhành và thực thi pháp luật Sở dĩ nhà nước là một xã hội được tô

Trang 3

chức theo cách thức chính trị là bởi vì đó là một cộng đồng đượctập hợp bởi một trật tự có tính bắt buộc chung, trật tự đó chính là

pháp luật”.

Ở góc độ phân tích giải phẫu, Nhà nước theo nghĩa rộng trênđây được hiểu như một sự tập hợp của ba yếu tố cơ bản: bộ máy thihành quyền lực chính trị, lãnh thô va dân cư Tridc tién, nhà nướclà tập hợp của các thiết chế (cơ quan) nắm giữ công cụ cưỡng chếvà bạo lực một cách chính đáng, đây chính là sự hiện diện củaquyền lực nhà nước Các thiết chế nhà nước này có đội ngũ nhân sựriêng và tồn tại thường trực trong khoảng thời gian không giới hạn.Thứ hai, những thiết chế nhà nước kiểm soát một phạm vi lãnh thổđịa lí nhất định, thường được đề cập tới như một xã hội Theo nghĩanay, nhà nước chăm lo các công việc đối nội trong phạm vi lãnh thécủa mình cũng như các công việc đối ngoại trong mỗi quan hệ vớicác nước khác Thi ba, nhà nước độc quyền ban hành các quy địnhmang giá trị bắt buộc, tức là pháp luật, trong phạm vi lãnh thổ củamình và đối với phạm vi dân cư sinh sống trên phạm vi lãnh thổdo.” Quan điểm của các học giả Xô-viết trước đây, mặc dù nhấnmạnh tính giai cấp của nhà nước, song cũng gián tiếp công nhậnkhái niệm Nhà nước bao gồm ba thành tô nêu trên.

Với khái niệm “Nhà nước” được hiểu như trên đây, thuật ngữ“bộ máy nhà nước” đề cập tới thành tố đầu tiên của Nhà nước.Nhìn ở góc độ trừu tượng thì yếu tố này chính là thứ quyền lực! Hans Kelsen, General Theory of Law and State (Li luận chung về pháp luật và

nhà nước), dịch bởi Anders Wedberg, Nxb Đại học Havard, Massachusetts, 1946,tr 189 - 190.

2 Joel Krieger, The Oxford Companion to Politics of the world (Cam nang chuyêndé cha Dai hoc Oxford vé chinh tri thé giới), Oxford University Press, 2001 tr.802; Hans Kelsen, General Theory of Law and State (Li luận chung về pháp luật

và nhà nước), dịch bởi Anders Wedberg, Nxb Dai học Havard, Massachusetts,1946, tr 207 - 269.

3V, Chirkin, Yu Yudin, O Zhidkov, Fundamentals of the Socialist Theory of

State and Law (Những vấn dé cơ bản của Lý luận XHCN về nhà nước và phápluật), Nxb Tiến bộ, Moscow, 1979, tr 44, 45.

Trang 4

chính trị hiện diện trong Nhà nước; còn nhìn ở góc độ cụ thể thìđó chính là sự hiện diện của một hệ thống tô chức của con ngườitrực tiếp thực hiện thứ quyền lực chính tri đó trên phạm vi lãnhthổ của Nhà nước Trong suốt chương trình của môn học Luậthiến pháp, thuật ngữ “bộ máy nhà nước” hay “bộ máy nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam” thường sử dụng nhiều hơn ở góc độcụ thể Trong ba thành tố của Nhà nước theo nghĩa rộng phân tíchtrên đây thì bộ máy nhà nước cũng là thành tố quan trọng và nổibật nhất Không có bộ máy nhà nước thì không có Nhà nước.Chính vi vậy, bộ máy nhà nước cũng thường được hiểu như nghiahẹp của Nhà nước và thuật ngữ “Nhà nước” cũng có thể đượcdùng để chỉ bộ máy nhà nước.

Như vậy, nếu quyền lực nhà nước là thứ quyền lực duy nhất cógiá trị bắt buộc trên toàn bộ lãnh thô và đối với mọi chủ thê trongphạm vi lãnh thổ đó thì bộ máy nhà nước là cấu trúc tổ chức hiệnthực hoá, trực tiếp năm giữ và thực thi thứ quyền lực đó Cấu trúcnày là một hệ thống bao gồm các chủ thể độc lập tương đối vớinhau bởi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, song cùngtạo thành một chỉnh thé thống nhất để thực hiện quyền lực nhànước đáp ứng được các tiêu chuẩn của một nhà nước hiện đại nhưdân chủ, pháp quyền, bảo đảm nhân quyền và hiệu quả Các chủthé này được gọi là các cơ quan nhà nước Có thê nói, néu bộ máynhà nước là yếu tố cau thành Nha nước thì Cơ quan nhà nước làyếu tô cầu thành bộ máy nhà nước Các học giả Xô-viết trước đâythường định nghĩa “tổng thể các cơ quan nhà nước với nhữngnhiệm vụ, quyền hạn riêng của nó tham gia vào quá trình thựchiện các chức năng, quyền lực nhà nước được gọi là bộ máy nhànước Mỗi cơ quan nhà nước đều có phạm vi quyền hạn, chứcnăng và nhiệm vụ riêng mà theo đó nó tham gia vào quá trình thựchiện các công việc của nhà nước”.! Mặc dù định nghĩa này phản

!V, Chirkin, Yu Yudin, O Zhidkov, Fundamentals of the Socialist Theory ofState and Law (Những van dé co ban cua Ly luận XHCN ve nhà nước và phápludt), Nxb Tiên bộ, Moscow, 1979, tr 75.

Trang 5

anh bộ may nhà nước từ góc độ tô chức, song nó khá cụ thể, dễhiểu và dễ liên hệ với từng bộ máy nhà nước cụ thé trong thuctiễn Vi dụ: Bộ máy nhà nước thời phong kiến thường có sự hiệndiện của một nhà vua, bộ máy nhà nước hiện đại thường có sựhiện diện của các cơ quan dân cử như nghị viện v.v Cách địnhnghĩa này cũng dễ phân biệt bộ máy nhà nước ở các quốc gia khác

nhau, ví dụ bộ máy nhà nước Đức ở trung ương có Tổng thống,

Nghị viện , bộ máy nhà nước Vương Quốc Anh ở trung ương cóNhà vua, Nghị viện, Chính phủ Như vậy, bộ máy nhà nước giốngnhư một cỗ máy còn các cơ quan nha nước là các bánh xe ráp nốivới nhau tạo thành cỗ máy đó.

Với khái niệm chung về bộ máy nhà nước như trên, có thểhiểu “bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” là cau trúc tổchức trực tiếp nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, tức là bộmáy nhà nước của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Ở góc độ luật hiến pháp, khi nói tới “Cơ quan nhà nước” là nóitới yếu tố cấu thành chính của nó như: chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, cơ cấu tô chức - nhân sự Các thuật ngữ này cũng sẽđược sử dụng thường xuyên và xuyên suốt quá trình khảo cứu các cơquan nhà nước cụ thể trong chương trình môn học Luật hiến pháp.

“Chức năng” của cơ quan nhà nước là lĩnh vực hoặc những lĩnhvực hoạt động chính của cơ quan đó, ví dụ lĩnh vực - chức năng lậppháp, lĩnh vực - chức năng hành pháp, lĩnh vực - chức năng tưpháp lĩnh vực - chức năng kiểm soát quyên lực, lĩnh vực - chứcnăng công tố, lĩnh vực - chức năng quản lí hành chính nhà nước Chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cũng có thể được hạn địnhtrong một phạm vi lãnh thé mà cơ quan nhà nước đó có thâm

quyên Nhìn tổng thể, chức năng của mỗi cơ quan nhà nước là một

phần chức năng chung của bộ máy nhà nước Chức năng của các cơquan nhà nước thường phải riêng biệt với nhau bởi lẽ nếu có sựtrùng nhau thì nghĩa là đã có tình trạng hai hay nhiều cơ quan cùngthực hiện cùng một mảng công việc của nhà nước Có thể nói, chức

Trang 6

năng là lí do cho sự ra đời của cơ quan nhà nước; nó là yéu tổ quantrọng nhất “định nghĩa” một cơ quan nhà nước Hans Kelsen viết:“Bất cứ ai thực hiện trọn vẹn một chức năng nhà nước do pháp luậtquy định thì đều được gọi là một cơ quan (nhà nước)”.! Theo nghĩanày, một cơ quan nhà nước có thể chỉ có một người, ví dụ Tổngthống, Chủ tịch nước hoặc một tập thể, ví dụ Quốc hội, Chínhphủ miễn là các cơ quan này thực hiện chức năng riêng.

Căn cứ vào chức năng, cơ quan nhà nước được giao thẩm

quyền nhất định, tức là tổng thể các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể

được quy định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác Cơquan nhà nước sử dụng và viện dẫn các nhiệm vụ, quyền hạn nàydé tiễn hành các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện chức năng củamình Cũng có thể nói, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đem đếnsự bảo đảm pháp lí cho việc thực hiện chức năng của cơ quan nhànước đó Chính vì vậy, phạm vi thâm quyền của cơ quan nhà nướcluôn được quy định phù hợp với chức năng của nó Ví dụ: Quốchội Việt Nam có chức năng lập pháp thì có quyền ban hành cácđạo luật; TAND có chức năng tư pháp thì có nhiệm vụ bảo vệcông lí, có quyền xét xử và giải thích pháp luật

Nếu “nhiệm vụ, quyền hạn” là yếu tố bảo đảm về mặt pháp líthì “cơ cấu tổ chức - nhân sự” là yếu tô bảo đảm về mặt vật chấtcho hoạt động của một cơ quan nhà nước Mọi cơ quan nhà nướcđều được tạo thành bởi con người, được sắp xếp thành các bộphận trong cơ cấu tô chức phù hợp với việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn Cơ cấu tô chức của một cơ quan nhà nướccũng phải phù hợp với tính chất hoạt động, tức là đặc điểm chủđạo xuất phát từ cách thức hình thành và nội dung nhiệm vụ,quyên han của cơ quan đó Ví dụ: Quốc hội có tính chất là co quan! Hans Kelsen, General Theory of Law and State (Ly luận chung về pháp luật và

nha nước), dịch bởi Anders Wedberg, Nxb Dai hoc Havard, Massachusetts, 1946,tr 192.

Trang 7

đại điện của nhân dân nên có cơ cấu tổ chức theo kiểu hội đồngvới các uỷ ban giúp việc; trong khi đó, các Bộ là các cơ quan hànhchính nhà nước có tính chất thủ trưởng chế nên trong cơ cấu tổchức xoay quanh một người có thâm quyền và trách nhiệm caonhất là bộ trưởng Nhân sự trong các cơ quan nhà nước cũng làvan đề cần bàn tới Những người nam giữ chức vụ, quyền hạn cuthé trong một co quan nha nước thường có hai tu cách Thứ nhất,họ là người nhân danh quyền lực thực hiện một phần nào đó củachức năng nhà nước, ví dụ Thủ tướng Chính phủ đại diện nhànước khi điều hành hoạt động của Chính phủ, Tham phan dai diénnha nước khi xét xử Khi thực hiện nhiệm vu của mình, ho là“người nhà nước” và có thé được hưởng các đặc quyền tương ứngvới nhiệm vụ và quyền hạn mà họ phải thực hiện Tuy nhiên, ởgóc độ thứ hai, họ cũng là những người dân bình thường Do đó,trong hoàn cảnh không thực hiện nhiệm vụ nhà nước thì họ là conngười bình thường, có quyền, lợi ich và nghĩa vụ pháp lí cũng nhưnhững người bình thường khác.

1.2 Cấu trúc tổ chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Bộ máy nhà nước ở các quốc gia trên thế giới đều được cấuthành bởi các cơ quan nhà nước Các cơ quan nhà nước không tồntại một cách hoàn toàn độc lập với nhau mà luôn có mối liên hệ,tương tác với các cơ quan khác trong một cấu trúc tô chức nhấtđịnh dé tạo thành một chỉnh thể thống nhất Trong khi bộ máy nhanước là hiện tượng tồn tại ổn định và lâu dài của Nhà nước thì cấutrúc tô chức của bộ máy nhà nước của một quốc gia cụ thé lại cóthé thay đổi theo từng thời kì tuỳ thuộc vào các điều kiện kinh tế,xã hội, lịch sử, văn hoá của quốc gia đó.

Theo Hiến pháp năm 2013, cấu trúc tổ chức của bộ máy nhànước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay có thé được mô tả kháiquát theo các tiêu chí sau (tham khảo Sơ đồ 10.1):

Trang 8

* Thi nhát, xét theo chức năng của các cơ quan nhà nước, cocâu tô chức của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam baogôm các hệ thông và nhóm cơ quan sau:

- Nhóm các cơ quan dân cử bao gồm Quốc hội và HĐND cáccấp Hệ thống cơ quan này do người dân bầu ra ở cấp trung ương(Quốc hội) và địa phương (HĐND cấp tỉnh, huyện, xã) dé thựchiện chức năng thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quantrọng nhất ở trung ương và địa phương Với vai trò đại diện nhưvậy, Quốc hội và HĐND các cấp còn được gọi là các cơ quanquyền lực nhà nước ở dia phương, có dia vi hiến định và luật địnhcao hơn các cơ quan nhà nước khác ở cùng cấp.

ee ! 1| QUỐC HỘI |! '' CẤp \t

! rung 3 !| | UBTVQH| |! CHU TICH NUGC

' Gi | | HỚNH |i: 7 So đồ 10.1 Bộ máy nhà nước Cộng hòa

PO Xã 1 !?Í UBND |! XHCN Việt Nam theo Hiên pháp năm 2013

vị i tà (Bố trí theo vị trí cơ quan trong bộ máy nhà nước)

Trang 9

- Hệ thống cơ quan chấp hành gồm Chính phủ ở cấp trungương và UBND ở cấp địa phương Lí do được gọi là các cơ quanchấp hành bởi vì các cơ quan này được các cơ quan quyền lực nhanước cùng cấp bầu ra với chức năng chung là chấp hành cácquyết định của các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Khi tổchức thực hiện quyết định của cơ quan quyền lực, Chính phủ vàUBND các cấp cũng trực tiếp điều hành công việc của nhà nướctác động lên xã hội Vì vậy, các cơ quan này cũng được gọi làcác cơ quan hành chính nhà nước Chính phủ và UBND các cấpnam trong một cơ cau tô chức theo ngành dọc từ trung ương tớicác đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã, trong đó các cơ quancấp trên có quyền ra lệnh cho các cơ quan cấp dưới, qua đó tạothành một hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thống nhất từtrung ương tới địa phương Vì có chức năng trực tiếp tổ chứcthực hiện công việc nhà nước nên hệ thống cơ quan chấp hànhluôn là hệ thống co quan đồ sộ nhất của bộ máy nhà nước Cộnghòa XHCN Việt Nam cũng như bat kì bộ máy nhà nước nào Đốivới người dân thì đây cũng là nơi họ cảm nhận một cách trực tiếpnhất về hoạt động của Nhà nước Vì vậy, hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước cũng luôn là hình ảnh trực tiếp nhất về Nhànước đối với người dân.

- Hệ thống cơ quan TAND gồm TANDTC ở trung ương, cácTANDCC, các TAND cấp tỉnh và các TAND cấp huyện Các toàán có chức năng xét xử các tranh chấp, áp dụng pháp luật dé xử lícác vi phạm Nhiệm vụ cao nhất của toà án là bảo vệ công lí, bảovệ pháp luật, chính vì vậy tòa án được hiến pháp quy định là “cơquan thực hiện quyền tư pháp”.! Hệ thống TAND cũng đượcthiết lập theo chiều dọc với TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất.Tuy nhiên, về mặt pháp lí thì TAND cấp trên không có quyền chỉ! Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013.

Trang 10

đạo hoạt động xét xử đối với TAND cấp dưới bởi lẽ mỗi toà ánđều hoạt động theo nguyên tắc thâm phán và hội thâm xét xử độclập và chỉ tuân theo pháp luật Lưu ý là trong tổ chức của hệ thốngTAND còn có các tòa án quân sự Các tòa án quân sự hình thànhmột cau trúc riêng bao gồm Tòa án quân sự trung ương; các Tòaán quân sự cấp quân khu và tương đương: các Tòa án quân sự khuvực Các tòa án này không được bố tri theo cấp hành chính lãnhthổ hay cấp xét xử thông thường mà theo cấu trúc tổ chức lựclượng trong quân đội.! Do khuôn khổ han hẹp nên Sơ đồ 10.1không thé hiện các tòa án quân sự ở các cấp.

- Hệ thống VKSND bao gồm VKSNDTC, các VKSNDCC,VKSND cấp tỉnh và VKSND cấp huyện Chức năng của VKSNDlà công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Công tổ là hoạt độngthay mặt nhà nước buộc tội hình sự đối với bị cáo trước toà án.Chính vì vậy, cơ cấu tô chức của hệ thống VKSND hoàn toàngiống hệ thống TAND Các VKSND tạo thành một hệ thống cơquan đặc thù của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, cónguồn gốc từ mô hình tổ chức bộ máy nhà nước XHCN trướcđây Cơ quan tương đồng với cơ quan này ở các quốc gia trên thếgiới là Viện công tố với chức năng duy nhất là chức năng côngtố Lưu ý là trong hệ thống VKSND cũng có một cấu trúc riêngcủa các viện kiểm sát quân sự Các viện kiểm sát quân sự cũngđược bố trí giống với hệ thống tòa án quân sự, bao gồm Việnkiểm sát quân sự trung ương; các Viện kiểm sát quân sự cấp quânkhu và tương đương; các Viện kiểm sát quân sự khu vực.? Dokhuôn khổ hạn hẹp nên Sơ đồ 10.1 cũng không thể hiện các việnkiểm sát quân sự các cấp.

- Nhóm các cơ quan hiến định độc lập gồm Hội đồng bầu cửquốc gia và Kiểm toán nhà nước Đây là hai cơ quan mới xuất' Chương VI Luật tổ chức TAND năm 2014.

? Điêu 50 - 57 Luật tô chức VKSND năm 2014.

Trang 11

hiện trong co cấu tổ chức hiến định của bộ máy nhà nước Cộnghòa XHCN Việt Nam ké từ Hiến pháp năm 2013.! Hai co quannày đều do Quốc hội thành lập với chức năng giám sát việc tổchức thực hiện quyền lực nhà nước ở những góc độ khác nhau,đối với Hội đồng bầu cử quốc gia là ở góc độ hình thành cơ quanđại diện còn đối với Kiểm toán nha nước là ở góc độ chi tiêu từngân sách nhà nước Với chức năng như vậy, Hội đồng bầu cửquốc gia và Kiểm toán nhà nước được tô chức độc lập với nhauvà giữa chúng không tồn tại mối quan hệ gan bó chặt chẽ dé cóthé tạo thành một hệ thống giống như các hệ thống cơ quan đềcập trên đây.

Ngoài các hệ thống cơ quan và nhóm cơ quan đề cập trên đây,trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hiện nay còncó một cơ quan chỉ có một người, đó là Chủ tịch nước Chủ tịchnước Cộng hòa XHCN Việt Nam có vị trí là người đứng đầu nhànước, thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, thực hiện chứcnăng nguyên thủ quốc gia, đại diện cho Nhà nước Cộng hòa

XHCN Việt Nam trong các mối quan hệ đối nội và đối ngoại Mặc

dù là người đứng đầu nhà nước song nhiệm vụ, quyền hạn củaChủ tịch nước hiện nay chủ yếu mang tính chất lễ nghi.

* Thir hai, xét theo góc độ phạm vi lãnh thé thuộc thâm quyềncủa từng cơ quan nha nước, các cơ quan nhà nước trong bộ máynhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có thể được phân thành cácnhóm như sau:

- Hệ thống các cơ quan nhà nước ở trung ương gồm Quốchội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Hội đồngbầu cử quốc gia và KTNN UBTVQH là cơ quan thường vụ củaQuốc hội có một số nhiệm vụ, quyên hạn riêng song nằm trong cơcầu tô chức của Quốc hội Các cơ quan nhà nước ở Trung ương có! Hai cơ quan này được quy định tại Chương X Hiến pháp năm 2013.

Trang 12

phạm vi thâm quyền bao trùm toàn bộ lãnh thé Việt Nam, điều nàycó nghĩa là các quyết định, văn bản của các cơ quan này có hiệulực thực thi trong toàn quốc Hình dung một cách đơn giản theothứ bậc cao thấp, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước caonhất và do đó nắm giữ vi tri cao nhất Chủ tịch nước và UBTVQHdo Quốc hội bầu ra, đứng ở vi tri thứ hai và chịu sự giám sat củaQuốc hội Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC có vị trí ngang băngnhau và đứng ở vị trí thứ ba, có nghĩa là các cơ quan này chịu sựgiám sát của cả Quốc hội, Chủ tịch nước và UBTVQH.

- Hệ thống các co quan nhà nước ở địa phương tai các cấp đơnvị hành chính lãnh thổ: cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương), cấp huyện (gồm các huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương),cấp xã (gồm các xã, phường, thị trấn) Ở các cấp đơn vị hànhchính lãnh thổ này có sự hiện diện của hệ thống các cơ quan nhànước được tô chức theo mô hình giống nhau và phản chiếu môhình tổ chức của các cơ quan nhà nước ở trung ương Theo đó, tạicác đơn vị hành chính cấp tỉnh có HĐND, UBND, TAND vàVKSND cấp tỉnh; tại đơn vị hành chính cấp huyện có tất cả các cơquan tương tự cấp tỉnh với phạm vi thâm quyền bao trùm địa bàncấp huyện; còn ở cấp xã không có TAND, VKSND mà chỉ cóHĐND và UBND Trong các cơ quan nhà nước ở địa phương thìHĐND là cơ quan dân cử duy nhất và do đó là cơ quan quyền lựcnhà nước ở địa phương, có dia vi pháp lí cao hơn các cơ quan nhànước khác ở địa phương Cơ cau tô chức của hệ thống các cơ quannhà nước ở địa phương theo kiểu “đồng phục” như trên làm chobộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dường như đượchợp thành bởi những bộ máy nhà nước thành phần tương đối độclập với nhau ở các đơn vị hành chính lãnh thé khác nhau của đấtnước Điều này đã và đang gây ra một số bất cập liên quan tới sựnhất quán trong hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.

Trang 13

- Nhu minh họa ở Sơ đồ 10.1, bộ máy nhà nước Cộng hòaXHCN Việt Nam hiện nay còn có hai loại cơ quan có thầm quyềnlãnh thô tương đối đặc biệt, đó là TANDCC và VKSNDCC Hailoại cơ quan nay mới được hình thành ké từ năm 2015, khi Luật tổchức TAND năm 2014 và Luật tổ chức VKSND năm 2014 đượcđưa vào thực hiện Hiện tại, 3 TANDCC có thâm quyền xét xử

trên phạm vi lãnh thô của các khu vực phía Bắc, Trung và Nam; 3

VKSNDCC cũng có thâm quyền công tố và kiểm sát tư pháp trên3 phạm vi lãnh thé tương tự Cần lưu ý là các phạm vi lãnh thổnày chỉ được hình thành dé phục vụ hoạt động của TANDCC vàVKSNDCC Đây không phải là các đơn vị hành chính lãnh thé vàdo đó không có các cơ quan chính quyền: HĐND và UBND.

2 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠNHIẾN PHÁP

Vì tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước luôn là vấn đề hệtrọng của các quốc gia nên bộ máy nhà nước nói chung thường cócau trúc tổ chức ôn định Sự ồn định của bộ máy nhà nước cũngbảo đảm sự ôn định và phát triển của đất nước nói chung, điều nàythể hiện qua sự én định của bộ máy nhà nước ở Hoa Kỳ, Vươngquốc Anh, Nhật Bản Mặc dù vậy, khi điều kiện, hoàn cảnh lịchsử về chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi thì bộ máy nhà nước cũngcó thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Ở Việt Nam cho tới nay đã có 5 bản hiến pháp Mỗi bản hiếnpháp gắn với một giai đoạn phát triển của đất nước với những nétđặc thù riêng Mỗi bản hiến pháp cũng quy định về bộ máy nhànước trong thời kì tương ứng với đặc điểm và tính chất riêng Cáctiểu mục dưới đây trình bay một cách khái quát những đặc điểm vàtính chất nổi bật nhất của bộ máy nhà nước qua 5 bản hiến pháp.

2.1 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến pháp năm 1946Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Bác Hồ đọc Bản tuyên ngôn độc

Trang 14

lập khai sinh Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Quảng trườngBa Đình Ngay sau đó, công tác xây dựng bộ máy nhà nước kiểumới, dân chủ với nhân dân đã được khan trương tiến hành Ngày 1

tháng 01 năm 1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập.!

Ngày 06 tháng 01 năm 1946, Quốc hội khóa 1 được bầu thông quatổng tuyển cử toàn quốc Ngày 02 tháng 3 năm 1946, Quốc hộikhóa 1 thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến Ngày 09 tháng11 năm 1946, Quốc hội khóa 1 thông qua Hiến pháp đầu tiên củaNước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, thường được gọi là Hiến phápnăm 1946 Cùng khoảng thời gian này, Thực dân Pháp nhăm nhequay lại xâm lược nước ta một lần nữa Ngày 19 tháng 12 năm1946, Bác Hồ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, lực lượngcách mạng sau đó rút khỏi Hà Nội và tiến hành cuộc kháng chiếntrường ki chống Thực dân Pháp trong suốt 9 năm (1946-1954).Như vậy, hoàn cảnh lịch sử trong giai đoạn này đặc trưng bởi bốicảnh chính trị - xã hội đầy khó khăn: nhà nước non trẻ mới đượcthành lập và ngay lập tức đứng trước nguy cơ bị đe dọa; môitrường chính trị trong nước phức tạp cùng sự xuất hiện của nhiềuđảng, phái chính trị với những quan điểm khác nhau; phần lớndiện tích lãnh thô của chúng ta vẫn nằm dưới sự chiếm đóng củathé lực ngoại xâm

Trong bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước Việt Namtrong thời kì này mang ba đặc điểm nỗi bật như sau:

Thư nhất, bộ máy nhà nước Việt Nam thời kì Hién pháp năm1946 là bộ máy nhà nước dân chủ cộng hòa, chưa phải là bộ máynhà nước XHCN như các bản hiến pháp sau Điều này khôngnhững được khang định tại Điều thứ 1 Hiến pháp năm 1946:“Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà” mà còn được thểhiện qua cách thức vận hành của hệ thống chính trị Trong Hiến! http://www.baotanghochiminh.vn/TabId/495/Articleld/1644/PreTabId/465/Default.aspx

Trang 15

pháp năm 1946 chưa quy định về vai trò lãnh đạo của Dang Cộngsản Đông Dương hay bất kì đảng, phái chính trị nào Trên thực tế,giai đoạn Hiến pháp năm 1946 tồn tại nhiều đảng phái chính trịtham gia công việc của nhà nước; thành phần của Quốc hội khoá Iđược bầu ngày 06 tháng 01 năm 1946 cũng có 57% đại diện củacác đảng, phái chính trị khác nhau như Việt Minh, Đảng Xã hội,Đảng Dân chủ, Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnhĐồng minh Hội và khá nhiều đại biểu không đảng phái (43%) Cơcau, tô chức bộ máy nhà nước phản ánh khá rõ thuyết phân quyền,tương tự bộ máy nhà nước tư sản: Chủ tịch nước do Nghị viện bầura và đứng đầu Chính phủ song có địa vị khá độc lập với cơ quanbầu ra mình; thâm phán do Chính phủ bổ nhiệm song hoạt độngtheo nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật Các quy định củaHiến pháp năm 1946 cho thấy cơ cấu tô chức của bộ máy nhànước giai đoạn này chưa mang những đặc điểm của bộ máy nhànước XHCN.

Thứ hai, bộ máy nhà nước quy định trong Hiến pháp năm1946 chưa được thành lập trên thực tế Chỉ 40 ngày sau khi Hiếnpháp năm 1946 được thông qua, Chính phủ liên hiệp kháng chiếnđã rút lên vùng núi phía Bắc để tiến hành cuộc kháng chiến trườngkì Do hoàn cảnh lịch sử, Hién pháp năm 1946 tuy đã được thôngqua nhưng chưa được công bố, Nghị viện theo Hiến pháp năm1946 cũng chưa được bau và theo đó các cơ quan khác như Chủtịch nước, Chính phủ cũng chưa được thành lập theo Hiến phápnăm 1946 Trên thực tế, hầu hết công việc nhà nước trong thờigian này được điều hành bởi các sắc lệnh do Chủ tịch Hồ ChíMinh ban hành với tư cách Chủ tịch Chính phủ được thành lập từ

! Văn phòng Quốc hội, Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 - 1960, tr 52; Lê ThanhVân, Một số van dé về doi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, Nxb Tư pháp, HàNội, 2007, tr 29, 40; Đỗ Ngọc Hải, Hoạt động cua Quốc hội trong điều kiện ViệtNam là thành viên của WTO, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr 60.

Trang 16

trước Hiến pháp năm 1946 Bên cạnh đó, Quốc hội khoá 1 làmnhiệm vụ của Nghị viện theo quy định của Hiến pháp năm 1946.

Thứ ba, Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 có vi tri vaquyén hạn hết sức đặc biệt trong bộ máy nhà nước Chủ tịch nướcvừa là người đứng đầu Nhà nước, vừa là người đứng đầu Chínhphủ Thủ tướng chỉ là người đứng đầu Nội các trong Chính phủ.!Chủ tịch nước do Nghị viện bầu với tỉ lệ phiếu 2/3, nhưng trongkhi Nghị viện có nhiệm kì 3 năm thì Chủ tịch nước lại có nhiệm kì5 năm và có thê được bầu lại.” Hiến pháp năm 1946 quy định Nghịviện có thê bất tín nhiệm Nội các, Thủ tướng song lại không cóquy định về việc bất tín nhiệm đối với Chủ tịch nước Như vậy làvai trò kiểm soát về mặt chính trị của Nghị viện đối với Chủ tịchnước là khá hạn chế Đặc biệt hơn nữa, Chủ tịch nước của Hiếnpháp năm 1946 còn quy định Chủ tịch nước “không phải chịu mộttrách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc” và để xét xử tội

danh này, Nghị viện phải thành lập một toà án đặc biệt.“ Với

những đặc quyền trên đây, có thé nói Chủ tịch nước Việt NamDân chủ cộng hòa thời kì Hiến pháp năm 1946 là một vị trí bấtkhả xâm phạm, một vị trí mà không Chủ tịch nước nào ở các bảnhiến pháp sau này có được.

2.2 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến phápnăm 1959

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7 tháng 5 năm 1954, lịchsử cách mạng Việt Nam bước sang trang mới Vai trò lãnh đạo củaĐảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đãđược khang định vững chắc Tuy nhiên, sau khi Thực dân Phápbội ước Hiệp định Geneva năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia

! Điều thứ 44 Hiến pháp năm 1946.? Điều thứ 24, 45 Hiến pháp năm 1946.3 Điều thứ 54 Hiến pháp năm 1946.4 Điều thứ 50, 51 Hiến pháp năm 1946.

Trang 17

cắt thành hai miền: Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng và di theocon đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), miền Nam vẫnthuộc chế độ thực dân và sau đó hình thành chế độ xã hội khác vớimiền Bắc Với bối cảnh lịch sử như vậy, bộ máy nhà nước ViệtNam trong giai đoạn này mang ba đặc điểm nỗi bật sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đãbắt đầu được ghi nhận trong hiến pháp Lời nói đầu của Hiến phápnăm 1959 có viết:

“Từ nam 1930, dưới sự lãnh đạo của Dang Cộng san ĐôngDương, ngày nay là Đảng Lao động Việt Nam, cách mạng ViệtNam đã tiến lên một giai đoạn mới.

Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam,Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Chủ tịch Hồ ChíMinh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thốngnhất, nhất định sẽ giành được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệpxây dựng CNXH ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà.”

Mặc dù mới được ghi nhận như một thực tế lịch sử mà chưađược quy định trong một điều riêng như trong các bản hiến phápsau này, có thể nói, vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam,nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bắt đầu có cơ sở hiến định.

Thứ hai, bộ máy nhà nước Việt Nam đã bắt đầu được xâydựng theo mô hình XHCN Điều 2 Hiến pháp năm 1959 tiếp tụcquy định Nước Việt Nam theo chính thé dân chủ cộng hòa giốngnhư Hiến pháp năm 1946 Tuy nhiên, bộ máy nhà nước đã bắt đầumang những dấu hiệu của bộ máy nhà nước XHCN Như đã đề

cap, vai trò của Đảng Lao động Việt Nam đã được ghi nhận khang

dinh Bén canh do, Quốc hội đã được quy định là cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất, có quyền bầu, giám sát hoạt động và bãi

Trang 18

miễn các chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước.! Các chức vudo Quốc hội bầu, trong đó có cả Chủ tịch nước, chịu trách nhiệmtrước Quốc hội và có cùng nhiệm kì với Quốc hội.? Điều này chothấy cơ cấu tô chức bộ máy nhà nước đã bắt đầu áp dụng nguyêntắc quyền lực thống nhất theo mô hình XHCN Đặc biệt, trong bộmáy nhà nước đã xuất hiện hệ thống VKSND, cơ quan đặc thù cuabộ máy nhà nước XHCN, với chức năng công tố và kiểm sát việctuân thủ pháp luật.

Thứ ba, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa không bắtbuộc là đại biểu Quốc hội Theo quy định tại Điều 62 Hiến phápnăm 1959, điều kiện để một người có thé được Quốc hội bầu làmChủ tịch nước chỉ là tư cách công dân Việt Nam và có độ tuổi từ35 trở lên Đây là bản hiến pháp duy nhất của Việt Nam khôngquy định bắt buộc Chủ tịch nước là đại biểu Quốc hội Duong nhưchức vụ Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 được kì vọng làmột vị trí trung lập, không mang màu sắc đảng phái để có thể tậphợp, huy động được đông đảo nhất lực lượng của hai miền chocuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

2.3 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến phápnăm 1980

Sau Chiến thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước ta bước sangmột trang sử mới Lúc này, hai miền Nam, Bắc đã hoàn toàn thongnhất, điều đó tạo ra cơ sở quan trong dé xây dựng va phát triển datnước theo định hướng XHCN Có thể nói, vị trí lãnh đạo của Đảng

Cộng sản Việt Nam được khẳng định vững chắc và tỉnh thần lạc

quan, phấn khởi về con đường đi lên CNXH của đất nước đangdâng cao hơn bao giờ hết Về quan hệ quốc tế, trong giai đoạn nàymỗi quan hệ hữu nghị, anh-em giữa Việt Nam và các nước trong' Điều 43, 50 Hiến pháp năm 1959.

? Điều 62, Điều 71 Hiến pháp năm 1959.

Trang 19

Khối XHCN trở nên gắn bó chặt chẽ hon bao giờ hết Xu hướngáp dụng mô hình phát triển chung cả về chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội trở nên pho biến giữa các nước XHCN mà đứng dau làLiên bang Xô-viết trước đây Tuy nhiên, cơ sở vật chất, hạ tầngcủa đất nước lại bị tàn phá nặng nề sau gần 30 năm chiến tranh.Điều này đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho công cuộc xâydựng đất nước, đi lên CNXH.

Trong hoàn cảnh lịch sử như vậy, Hiến pháp năm 1980 đã thiếtlập một bộ máy nhà nước với đặc điểm bao trùm là tính chấtXHCN hết sức đậm nét, có thể nói là đậm nét nhất trong s6 cácbản hiến pháp của Việt Nam Điều này được thé hiện qua ba đặcđiểm cụ thé sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đượckhẳng định và quy định một cách mạnh mẽ Trong Hiến pháp năm1980, vai trò lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đề cập một cách nôibật trong Lời nói đầu như nhân tố và động lực chủ chốt làm nênmọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Bên cạnh đó, lần đầu tiênvai trò lãnh đạo của Đảng đã được quy định trong một điều riêngcủa hiến pháp, Điều 4, với nội dung:

“Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưuchiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằnghọc thuyết Mac - Lénin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước,lãnh đạo xã hội; là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi củacách mạng Việt Nam.

Đảng tồn tại và phan đấu vì lợi ích của giai cấp công nhân vanhân dân Việt Nam.

Các tô chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp.”Có thé nói, quy định của Điều 4 đã đem lại sự bảo đảm hiếnđịnh vững chắc nhất cho vị trí, vai trò lãnh đạo tuyệt đối và duynhất của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị mà trước tiên là

Trang 20

đối với bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Các bảnhiến pháp sau này đều kế thừa Điều 4 của Hiến pháp năm 1980với những điều chỉnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh củatừng thời kì.

Thứ hai, cơ câu tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCNViệt Nam đã được thiết kế hoàn toàn theo mô hình bộ máy nhànước XHCN Ở vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước là Quốc hội,cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra.Các cơ quan và chức vụ khác ở trung ương như Hội đồng nhànước, Hội đồng bộ trưởng, Chánh án TANDTC, Viện trưởngVKSNDTC đều là đại biéu Quốc hội, do Quốc hội bau ra, có cùngnhiệm kì với Quốc hội và chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.Với mô hình này, toàn bộ bộ máy nhà nước Việt Nam ở trungương đều xuất phát từ Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất củanhân dân Khi Quốc hội hết nhiệm kì thì các cơ quan khác ở trungương cũng hết nhiệm kì; khi Quốc hội bắt đầu nhiệm kì mới thìQuốc hội cũng bầu ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương vớinhiệm kì mới Các bộ máy nhà nước không theo mô hình XHCNkhông có đặc điểm này

Thứ ba, nguyên tắc tập thể lãnh đạo được áp dụng phổ biếntrong tô chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Theo Hiếnpháp năm 1980, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Hộiđồng nha nước, một cơ quan tập thể do Quốc hội bầu ra, đồng thờilà cơ quan thường vụ của Quốc hội.? Chính phủ được gọi là Hội! Điều 99, 101, 108 Hiến pháp năm 1980; Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởngnăm 1981; Khoản 3 Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 1981; Điều 3, 42 Luật tôchức TAND năm 1981 Lưu ý rằng, tuy Điều 2 Luật tổ chức Hội đồng bộ trưởngnăm 1981 quy định Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng là đại biểu Quốc hội còn cácthành viên khác của Hội đồng bộ trưởng chủ yêu chọn trong số các đại biểu Quốchội, song trên thực tế các thành viên của Hội đồng bộ trưởng thường là đại biểuQuốc hội.

2 Điều 98 Hiến pháp năm 1980.

Trang 21

đồng bộ trưởng, với chế độ làm việc tập thé dong vai tro chu yếu;!

vai trò cá nhân của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng it nôi bật so vớiThủ tướng trong các hiến pháp sau này.

2.4 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến phápnăm 1992 (sửa đổi, bd sung năm 2001)

Giai đoạn sau khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, đấtnước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng: sản xuất đình trệ,sản phẩm khan hiếm, lạm phát và thất nghiệp tăng cao Đứngtrước tình hình đó, năm 1986 Đảng Cộng sản Việt Nam quyết địnháp dụng đường lối đổi mới kinh tế với chính sách chủ đạo là chophép phát triển nền kinh tế thị trường và khuyến khích sự pháttriển của các doanh nghiệp tư nhân thay vì cấm đoán như tronggiai đoạn trước đó Lan sóng đôi mới ngay lập tức tạo nên kết quảtích cực về kinh tế và xã hội Hién pháp năm 1992 được ban hànhdé thé chế hoá đường lối đổi mới đó Năm 2001, Hiến pháp năm1992 được sửa đôi, bố sung để tiếp tục thé chế hoá đường lối đổimới sau 15 năm thực hiện thành công.

Xét trong cả giai đoạn, đặc điểm chủ đạo của bộ máy nhànước Cộng hòa XHCN Việt Nam là tính chất XHCN có điềuchỉnh để phù hợp với tình hình Về cơ bản, bộ máy nhà nướcViệt Nam vẫn theo mô hình XHCN với những đặc điểm của môhình này như thể hiện trong Hiến pháp năm 1980 Tuy nhiên, đểbảo đảm thực hiện thành công đường lối đổi mới, bộ máy nhànước đã được điều chỉnh một bước ở Hiến pháp năm 1992 vàtiếp tục được điều chỉnh năm 2001 Điều này thé hiện ở bốn đặcđiểm lớn như sau:

Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của cá nhân được tăng tường trongtổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ! Điều 104 Hiến pháp năm 1980; Chương II và Điều 25 Luật tổ chức Hội đồng bộ

trưởng năm 1981.

Trang 22

quan nhà nước ở trung ương Chế độ nguyên thủ tập thé của Hiếnpháp năm 1980 đã được chuyển thành nguyên thủ cá nhân doChủ tịch nước thực hiện Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng vớinhững nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt cả về tô chức và hoạt độngnhằm bảo đảm vai trò lãnh đạo, điều hành hiệu quả đối với hệthống hành chính nhà nước từ trung ương tới địa phương.! Việcdé cao vai trò của cá nhân, đặc biệt là vai trò của Thủ tướngChính phủ, được coi là giải pháp giúp tăng cường trách nhiệm vàtính linh hoạt của các cơ quan nhà nước mà trước tiên là Chínhphủ trong việc điều hành công việc của nhà nước, đặc biệt làtrong lĩnh vực kinh tế.

Thứ hai, quy định về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đượcđiều chỉnh theo hướng hợp lí Điều 4 Hiến pháp năm 1992 tiếp tụckhẳng định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xãhội, song hoạt động của các tổ chức Đảng phải tuân thủ Hiến phápvà pháp luật Trước đó, Hiến pháp năm 1980 mới chỉ quy địnhhoạt động của các tổ chức Dang trong khuôn khô Hiến pháp Phápluật do Nhà nước đặt ra dé điều chỉnh các quan hệ xã hội Xét chocùng thi các tổ chức Đảng đều là các chủ thé tham gia quan hệ xãhội giống như các chủ thể khác Việc đặt hoạt động của các tôchức Đảng trong khuôn khổ pháp luật, trong khi vẫn quy địnhĐảng là lực lượng lãnh đạo, cho thấy về mặt tư tưởng Hiến phápnăm 1992 đã bước đầu thiết lập mối quan hệ Đảng Cộng sản - Nhànước theo định hướng pháp quyền.

Thứ ba, nguyên tắc pháp quyền chính thức được công nhận,cùng với nó là sự công nhận bước đầu đối với quan điểm về phânquyên trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Phápquyền và phân quyền là hai nguyên tắc lớn, hai thành tựu vĩ đạicủa loài người trong lĩnh vực tổ chức thực hiện quyền lực nhà

! Chương III Luật tổ chức Chính phủ năm 1992; Chương III Luật tổ chức Chính

phủ năm 2001.

Trang 23

nước Tuy nhiên, trong bộ may nha nước theo mô hình XHCNtruyền thống như quy định tại Hiến pháp năm 1980 hoàn toànvăng bóng hai nguyên tắc này Việc Hiến pháp năm 1992 sửa đổi,bổ sung ghi nhận hai nguyên tắc pháp quyền va phân quyền tạiĐiều 2 cho thấy bước tiến lớn trong nhận thức về sự phát triển củabộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong sự phát triểnchung của bộ máy nhà nước hiện đại.

Thứ tu, vai trò của VKSND trong lĩnh vực bao đảm tuân thủpháp luật ngày càng thu hẹp Như thể hiện trong giai đoạn Hiếnpháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980, sự xuất hiện của hệ thongVKSND với chức năng kiểm sát việc tuân thủ pháp luật và chứcnăng công tố là một đặc thù của bộ máy nhà nước XHCN Khi đó,chức năng kiểm sát của VKSND bao trùm lĩnh vực tư pháp, hànhchính và các hoạt động xã hội nói chung Trong các quy định củaHiến pháp năm 1992, phạm vi chức năng kiểm sát của VKSNDvẫn được kế thừa trọn vẹn từ Hiến pháp năm 1980.' Tuy nhiên,khi Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, b6 sung năm 2001 thì chứcnăng kiểm sát của VKSND chỉ còn trong lĩnh vực tư phap;? tươngứng với điều đó là thâm quyền xét xử của toà án được mở rộngsang lĩnh vực tranh chấp kinh tế và hành chính Sự điều chỉnh nàynhằm làm cho các cơ quan tư pháp của bộ máy nhà nước XHCNcủa Việt Nam thực hiện có hiệu quả hơn đường lối đổi mới.Trong nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền, bảo đảmtuân thủ pháp luật phải là nhiệm vụ chính của Toà án Chỉ có Toàán với các thủ tục tổ tụng công bang mới là nơi phân xử cáctranh chấp, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và áp dụng chếtài xử lí một cách phù hợp nhất với tinh thần thượng tôn phápluật, bảo đảm môi trường pháp lí bình dang cho mọi chủ thétrong nền kinh tế thị trường.

| Điều 137 Hiến pháp năm 1992.

? Điêu 137 Hiên pháp năm 1992 sửa đôi, bô sung năm 2001.3 Điêu | Luật tô chức Tòa án nhân dân năm 2002.

Trang 24

2.5 Bộ máy nhà nước Việt Nam giai đoạn Hiến phápnăm 2013

Sau 20 năm thi hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sungnăm 2001) và 25 năm thực hiện chính sách đôi mới, đất nước đãđạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội Tuy nhiên, vềmặt chính trị, tổ chức bộ máy nhà nước chưa có nhiều đổi mớitương xứng với tam, mức đổi mới về kinh tế Bộ máy hành chính

nhà nước còn công kênh, quan liêu; phân công, phối hợp trong

việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp như quyđịnh tại Điều 2 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 cònchưa rõ rang; chế độ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước làmột bat cập lớn trong thực tiễn Bên cạnh đó, tình hình quan hệđối ngoại cũng có nhiều điểm mới Việt Nam ngày càng hội nhậpsâu hơn vào đời sống quốc tế và khu vực và do đó ngày càngphải quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề mà quốc tế và khu vựcquan tâm, ví dụ như dân chủ, bảo đảm, bảo vệ quyền con người Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI diễn ra tạiHà Nội tháng 01 năm 2011 đã quyết định tông kết thi hành détiến tới sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001) nhằm phù hợp với tình hình mới Ngày 28 tháng 11 năm2013, Hiến pháp mới đã được Quốc hội khóa 13 thông qua vớinhiều quy định mới về bộ máy nhà nước Trong năm 2014, 2015,các luật về tổ chức các cơ quan nhà nước lần lượt được ban hànhnhăm cu thé hóa các quy định của hiến pháp về lĩnh vực này Bộmáy nhà nước hiện tại của Việt Nam có cơ cầu tô chức như mô taở phần 1.2 trên đây.

Có thể nói, khác với các giai đoạn trước, hoàn cảnh lịch sử rađời Hiến pháp năm 2013 không có sự thay đổi căn bản Do vậy,bộ máy nhà nước vẫn kế thừa những đặc điểm và nội dung cơ bảncủa bộ máy nha nước theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sungnăm 2001) Định hướng chủ đạo của các quy định mới về bộ máy

Trang 25

nhà nước là khắc phục những bat cập của bộ máy nhà nước theoHiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) dé hoàn thiệnbộ máy nhà nước phù hợp với yêu cầu của tình hình mới Trêntinh thần đó, bộ máy nhà nước giai đoạn Hiến pháp năm 2013 cóđặc điểm bao trùm là bộ máy nhà nước XHCN được kế thừa từgiai đoạn trước song có những điều chỉnh, b6 sung nhằm nâng caohiệu lực, hiệu quả và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Điềunày thể hiện ở bốn đặc điểm lớn sau:

Thứ nhất, quan điểm phân quyền tiếp tục được khang địnhthêm một bước trong t6 chức bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCNViệt Nam Nếu Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, b6 sung năm2001 mới chỉ quy định “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”, thì trong Hiến phápnăm 2013 đã có quy định cụ thé định danh Quốc hội thực hiệnquyền lập pháp, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Tòa ánthực hiện quyền tư pháp.! Quy định cụ thé như vậy là rất có ýnghĩa bởi nó góp phần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quanđối với việc thực hiện từng quyền một cách hiệu quả.

Thứ hai, vẫn đề kiểm soát quyền lực nhà nước lần đầu tiênđược đề cập một cách cụ thé trong Hiến pháp và có thé được coinhư bước phát triển mới trong việc áp dụng nguyên tắc phápquyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Khoản 3Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định phương thức tổ chứcquyên lực nhà nước ở Việt Nam phải dựa trên cơ sở phân công,phối hop và kiém soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Trước đó, Điều 2Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bố sung nam 2001 mới dé cập tớiyêu tố “phân công, phối hợp” Sự bổ sung yếu tổ “kiểm soátquyền lực” là một bước tiến mới trong nhận thức về xây dựng

! Điều 69, 94, 102 Hiến pháp năm 2013.

Trang 26

Nhà nước pháp quyền bởi trong Nhà nước pháp quyền không thêkhông có các cơ chế bảo đảm quyền lực không bị tha hóa Nhậnthức này không chỉ dừng lại ở khoản 3 Điều 2 mà còn được thêchế hóa thành các quy định cụ thé và thiết thực Chương X Hiếnpháp năm 2013 lần đầu tiên quy định về hai cơ quan hiến định độclập trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam với chứcnăng kiểm soát quyền lực nhà nước, đó là Hội đồng bầu cử quốcgia và Kiểm toán nhà nước.

Thứ ba, nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền conngười chính thức được hiến định là nguyên tắc tổ chức và hoạtđộng của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Hiếnpháp năm 1992 là hiến pháp đầu tiên của Việt Nam quy định mộtcách rõ ràng về việc tôn trọng quyền con người Tuy nhiên, khi đó“tôn trọng quyền con người” mới được xem như một nguyên tắc

hién định về quyền và nghĩa vu cơ bản của công dân.! Hiến pháp

năm 2013 đã mở rộng và nâng nguyên tắc này thành một trongnhững nguyên tắc tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Điều 3 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm vàphát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảovệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; ”.

Tứ tw, qua các quy định của Hiến pháp năm 2013 và các vănbản pháp luật có liên quan, vai trò của TAND đã được đề cao hơnmột bước theo hướng xứng đáng với vi trí của nó trong Nhà nướcpháp quyền Ở bất kì quốc gia nào trong thời bình, đặc biệt làtrong các nhà nước pháp quyên, Toà án luôn đóng vai trò hết sứcquan trọng Đó là nơi người dân tìm đến mỗi khi có tranh chấp.Toà án sẽ giúp người dân giải quyết các tranh chấp một cách công

băng, thoả đáng, trong hoà bình và qua đó bảo đảm trật tự, kỉ

cương, yên bình trong xã hội Khi người dân cảm thấy công lí ởgan thi xã hội tất yếu sẽ được yên bình Trong suốt những năm đổi! Điều 50 Hiến pháp năm 1992.

Trang 27

mới, vai trò của hệ thống TAND chưa được chú trọng đúng mức.Đổi mới hệ thống toà án vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Nhăm khắc phục những nhược điểm đó, hệ thống toà án theoHiến pháp năm 2013 đã được đổi mới đáng kể Lan đầu tiên toà ánđược giao thực hiện quyên tư pháp với nhiệm vu bảo vệ công lí,bên cạnh các nhiệm vụ truyền thống là bảo vệ quyền con người,quyền công dân ! Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng bồ sungnguyên tắc “bảo đảm tranh tụng trong xét xử” đối với hoạt độngcủa toà án và hệ thống tư pháp.” Day là nguyên tắc tiến bộ có vaitrò nâng cao vị trí của toà án trong các quy trình tố tụng, bảo đảmcông bằng trong hoạt động xét xử Trong cơ cấu hệ thống toà án 4cấp, vai trò của TANDTC cũng được nâng lên với nhiệm vụ pháttriển án lệ Các toa án giờ đây cũng có thẩm quyền giải thích phápluật, một trong những “vũ khí” quan trọng bảo đảm công lí tronghoạt động xét xử của toà án.

3 CÁC NGUYEN TAC HIẾN ĐỊNH VE TÔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦNGHĨA VIỆT NAM

Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là những quan điểm, tư

tưởng chủ đạo chi phối tô chức và hoạt động của toàn bộ bộ máy

nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Các nguyên tắc này đượcquy định trong Hiến pháp và do đó chúng không chỉ là nhữngquan điểm, tư tưởng thông thường mà đã trở thành những quyphạm bao quát điều chỉnh và định hình bộ máy nhà nước ViệtNam hiện nay Hiểu về những nguyên tắc cơ bản sẽ giúp hiểu vàgiải thích được mô hình và sự vận hành của bộ máy nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam cũng như những đặc thù của nó, đồngthời phát hiện những bất cập của bộ máy nhà nước trong hiện tại' Điều 102 Hiến pháp năm 2013.

? Khoản 5 Điêu 103 Hiên pháp năm 2013.

Trang 28

và đưa ra được đề xuất phù hợp nhăm khắc phục những bat cập débộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động phù hợp với những quanđiểm, tư tưởng chủ đạo đã được quy định trong Hiến pháp.

Hiến pháp năm 2013 hiện quy định sáu nguyên tắc tổ chức va

hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam:

Nguyên tắc chủ quyền nhân dân; Nguyên tắc quyền lực thongnhất; Nguyên tắc pháp quyền XHCN; Nguyên tắc công nhận,tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân;Nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước; Nguyên tắc tậptrung dân chủ.

Cũng cần lưu ý, đây là những nguyên tắc cơ bản, có nghĩa lànhững nguyên tắc bao quát và tác động lên toàn bộ bộ máy nhànước hiện nay của Việt Nam cũng như từng cơ quan nhà nước.Bên cạnh các nguyên tắc cơ bản này, các cơ quan nhà nước, tuỳvào tính chất của chúng, có thể có những nguyên tắc tô chức vàhoạt động đặc thù Ví dụ: Quốc hội có nguyên tắc thảo luận vàquyết định tập thể; hệ thống TAND có nguyên tắc thâm phán, hộithâm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, nguyên tắctranh tụng: hệ thống VKSND có nguyên tắc thống nhất lãnh đạotrong ngành; hệ thống cơ quan hành chính có nguyên tắc mệnhlệnh - phục tùng

3.1 Nguyên tắc chủ quyền nhân dân

Nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” hay còn gọi là nguyên tắc“Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, là nguyên tắc quantrọng nhất trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộnghòa XHCN Việt Nam Nguyên tắc này thiết lập nền tảng để hìnhthành toàn bộ bộ máy nhà nước Như trên đã đề cập, quyền lựcnhà nước là thứ ý chí duy nhất có giá trị bắt buộc đối với tất cảmọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, nó cũng là thứquyền lực cao nhất và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chếnhà nước Quyền lực nhà nước được thực hiện trực tiếp đối với xã

Trang 29

hội thông qua bộ may nhà nước Nói cách khác, bộ may nha nướcchính là sự hiện thân của quyền lực nhà nước, là chủ thể áp đặt ýchí bắt buộc đối với toàn xã hội Như vậy, van dé quan trong vanên tảng nhất của bộ máy nha nước ở mọi quốc gia là quyền lựcnhà nước thuộc về ai và được thực hiện qua cơ chế nào? Ở ViệtNam, câu hỏi này được trả lời bang nguyên tắc “Chủ quyền nhândân” với những nội dung sau:

Thứ nhất, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do Nhân dân làmchủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng làliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và độingũ trí thức.! Như vậy, cũng giống nhiều nước khác trên thế giới,quyền lực nhà nước ở Việt Nam không thuộc về một người haymột tầng lớp riêng nào mà thuộc về toàn thể Nhân dân “Nhândân” ở đây là một khái niệm bao trùm toàn thê công dân Việt Nammà như Hiến pháp đã chỉ rõ là không phân biệt già trẻ, gái trai,giàu nghèo, dân tộc, giai cấp, tín ngưỡng, tôn giáo Trong kháiniệm “Nhân dân” thì mọi người bình đăng với nhau mà không cóbất kì sự phân biệt nào Khái niệm “Nhân dân” cũng bao hàm sựbình dang giữa các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thô Việt Nam.Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầnglớp trí thức chính là bộ phận đông đảo nhất - tầng lớp nhân dân laođộng, chiếm tuyệt đại đa SỐ trong khái niệm Nhân dân va có ýthức hệ tiên tiến trong xã hội Do đó, bộ phận này được xác địnhlà nền tảng để thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân; xácđịnh như vậy cũng dé bảo đảm việc thực hiện quyền lực nhà nướcthực sự vì lợi ích của đa số trong xã hội Chính vì quyền lực nhànước xuất phát từ Nhân dân nên bộ máy nhà nước Việt Nam cũngphải xuất phát từ Nhân dân, từ đó hình thành chính thể Cộng hoà.

Thứ hai, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủtrực tiếp, băng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và! Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013.

Trang 30

các cơ quan khác của nhà nước.! Như vậy, Hiến pháp năm 2013xác định hai hình thức dé Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lựcnhà nước Hình thức thứ nhất là người dân trực tiếp thể hiện ý chícủa mình để quyết định công việc của nhà nước, bởi vì về nguyênlí quyền lực thuộc về ai thì do người đó thực hiện Khi có nhữngcông việc hệ trọng của đất nước cần ý kiến quyết định của ngườidân thì co quan nhà nước có thâm quyên tô chức dé người dân théhiện ý chí lựa chọn của mình; sau đó các cơ quan nhà nước thựcthi theo quyết định của người dân Thủ tục này gọi là Trưng cầudân ý và là hình thức dân chủ trực tiếp Tuy nhiên, khái niệm“Nhân dân” có phạm vi hết sức rộng lớn, bao gồm hàng trăm triệucông dân Việt Nam Do đó, không phải bất kì công việc nào cũngcó thể được quyết định bằng hình thức dân chủ trực tiếp bởi vìnhư vậy rất tốn kém và khó khả thi Tuyệt đại đa số công việc củaNhà nước sẽ được quyết định theo hình thức thứ hai, tức là bởinhững người đại điện do Nhân dân bầu ra, đó chính là đại biểuQuốc hội ở trung ương và đại biểu HĐND ở địa phương Nhữngđại biểu này đại diện cho Nhân dân biểu quyết công việc của Nhànước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định màmình đưa ra Mối quan hệ giữa các đại biểu và người dân là mốiquan hệ giữa người đại diện (the agent) và người chu (theprincipal) Người dân là chủ, bầu ra người đại điện để thay mặtmình đưa ra các quyết định thực hiện quyền lực nhà nước Khingười đại diện không còn được tín nhiệm của Nhân dân thì Nhândân có quyền bãi nhiệm họ hoặc không bầu chọn họ làm người đại

diện nữa.” Từ các cơ quan đại diện của nhân dân hình thành nên

! Điều 6 Hiến pháp năm 2013.

° Ở Việt Nam từ trước tới nay, chưa tiễn hành cuộc trưng cầu dân ý nao Luật trưng

cầu ý dân đầu tiên của Việt Nam, khung pháp lí để tổ chức các cuộc trưng cầu dâný mới được thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng7 năm 2016.

3 Điều 7 Hiến pháp năm 2013.

Trang 31

các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước va như vậy ca bộ maynhà nước đều bắt nguồn từ Nhân dân Bộ máy nhà nước vận hànhtheo cách này được được gọi là chính quyền đại điện.

Thứ ba, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chứcphải tôn trọng Nhân dân, tận tuy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặtchẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhândân.! Nội dung này là hệ quả tất yêu của nội dung thứ nhất Khiquyên lực nhà nước là của Nhân dân thì bộ máy nhà nước cũng làcủa Nhân dân, do Nhân dân bầu ra và phục vụ lợi ích của Nhândân Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức trong bộmáy nhà nước ay cũng phải thực su thé hiện được mối quan hệphục vụ đối với Nhân dân theo tinh thần trên.

Nguyên tắc “Chủ quyên nhân dân” đã được ghi nhận ngay từbản hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946 và được kế thừatrong suốt lịch sử lập hiến của Việt Nam Tắt nhiên, nội dung củanguyên tắc này thể hiện qua các quy định của hiến pháp trongtừng giai đoạn không phải lúc nào cũng giống nhau Ở Hiến phápnăm 2013, nguyên tắc đã được phát triển một cách toàn điện hơnSO VỚI trước đó.

Mặc dù vậy, có thể thấy, nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” cótính lí tưởng hoá cao, đặc biệt là nội dung thứ ba Trên thực tẾkhông phải cơ quan, cán bộ nhà nước nào cũng thé hiện được rangmình đang thực sự phục vụ Nhân dân; đặc biệt không phải lúc nàomỗi người dân cũng cảm nhận được rằng mình đang được phụcvu Dé nguyên tắc này thực sự được áp dụng một cách có ý nghĩacần có nhiều biện pháp và công cụ khác nhau Tuy nhiên, về mặtpháp lí có ba loại công cụ hết sức quan trọng, đó là khung pháp líđể thực hiện các cuộc trưng cầu dân ý, khung pháp lí về bầu cử,khung pháp lí về chế độ minh bạch thông tin và cơ chế pháp lí! Khoản 2 Điều 8 Hiến pháp năm 2013.

Trang 32

kiểm soát, bảo đảm các vi phạm của cơ quan nhà nước, cán bộ,công chức, viên chức nha nước đều có thé bị phơi bày và bị xử lí.

Trên bình diện thế giới, nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân”cũng đã xuất hiện từ lâu trong tô chức và hoạt động của bộ máynhà nước Ngay từ cuối thế ki XVII, John Locke, nhà tư tưởng viđại người Anh, đã nói tới nguyên nhân ra đời xã hội chính trị vàchính quyền dân sự là do người dân tự nguyện từ bỏ tự do củamình để được sống trong một xã hội an toàn hơn cho chính bảnthân mình; mục đích của chính quyền dân sự là phục vụ ngườidân; chính quyền dân sự không thể đưa ra các quyết định quantrọng mà không được chính người dân hoặc cơ quan đại diện củahọ phê chuẩn.! Giữa thế ki XVII, Rousseau, nhà tư tưởng ngườiPháp, đã bàn chỉ tiết về cách thức thành lập chính quyền trên cơ sởsự đồng ý của người dân mà ông gọi là “Khế ước xã hội” hay ýchí chung của toàn xã hội; chủ quyền tối cao phải là sự thực hiện ýchí chung này và không thé tự nó từ bỏ ý chí chung đó được.?Cuối thé ki XIX, John Stuart Mill, triết gia và nhà kinh tế chính trịhọc người Anh, ca ngợi rằng hình thức ưu việt nhất của chínhquyền là chính quyên đại diện Ở góc độ thực tiễn đời sống chínhtri, Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kỳ nhiệm kì thứ 16 (1861-1865), trong bài phát biểu nỗi tiếng của minh tại Gettysburg ngày19 thang 11 năm 1863 sau cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã sử dụng cụmtừ nồi tiếng: “nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”

(government of the people, by the people, for the people)? như một

! John Locke, The second essay concerning the true original extent and end of civilgovernment (Chuyên luận thứ 2 vê nguôn gốc và mục đích thực sự của chínhquyên dân sự), 1690.

? Jean Jacques Rousseau, Ban về khé ước xã hội, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb Lí

luận chính trị, 2004.

3 John Stuart Mill, Considerations on represenative government (Các trao đổi vềchính quyên đại điện), Henry Holt and Company, New York, 1873.

4 The Gettysburg Address (Bài phát biểu tai Gettysburg), http://www.history.com/

topics/american-civil-war/gettysburg-address (truy cập 15 thang 3 năm 2016).

Trang 33

bộ máy nhà nước lí tưởng mà người dân Mỹ phải xây dung saucuộc nội chiến Bên cạnh đó, Hiến pháp, đạo luật cơ bản và làbiểu tượng của chủ quyên tối cao của nhiều quốc gia cũng khangđịnh trong lời mở đầu cũng như thể hiện trong các điều khoảnrằng nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước và là ngườilàm ra hiến pháp.! Như vậy, cũng có thể nói nguyên tắc “Chủquyền nhân dân” là một thành quả tư tưởng chính trị - pháp lí củanhân loại mà Việt Nam đã tiếp thu và áp dụng, trên cơ sở phùhợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam từ rất sớm trong lịchsử lập hiến của mình.

3.2 Nguyên tắc quyền lực thống nhất

Nguyên tắc “quyên lực thống nhất” hay “quyên lực nhà nướcthong nhất” còn có tên gọi day đủ là “quyền lực nhà nước là thongnhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp” như nguyên văn quy định tại khoản 2 Điều 3 Hiến phápnăm 2013 Đây là nguyên tắc nền tảng quan trọng thứ hai của bộmáy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sau nguyên tắc “chủquyền nhân dân” Nếu nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” đề cậptới van đề quyền lực nhà nước thuộc về ai thì nguyên tắc “quyềnlực thông nhất” đề cập tới van đề quyền lực nhà nước ở Việt Namđược tổ chức thực hiện trong bộ máy nhà nước như thế nào.Nguyên tắc thứ nhất thiết lập cơ sở, nền tảng hình thành bộ máynhà nước; nguyên tắc thứ hai quyết định thiết kế mô hình tổ chứcvà hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Dé hiểu về nguyên tắc “quyền lực thống nhất”, trước tiên cầnđề cập tới Thuyết phân quyền Như đề cập ở phần đầu chương,quyên lực nhà nước là thứ quyền lực duy nhất có giá trị bắt buộc"vi dụ: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm

1949, Hiên pháp Cộng hoà Pháp năm 1958, Hiên pháp Nhật Bản năm 1946

Trang 34

đối với tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thô của quốc gia Đólà góc nhìn trừu tượng về quyền lực nhà nước Ở góc nhìn giảiphẫu, quyền lực nhà nước bao gồm ba nhánh quyền là lập pháp,hành pháp và tư pháp Hiểu một cách đơn giản, quyền lập pháp làquyền đặt ra pháp luật, hay còn gọi là đặt ra ý chí chung để toànxã hội phải tuân theo, ý chí chung đó được thé hiện thành phápluật; quyền hành pháp là quyền thi hành pháp luật; và quyền tưpháp là bảo vệ pháp luật Sự “m6 xẻ” quyền lực nhà nước thànhba quyền như vậy là sản phẩm của Thuyết phân quyền do hai họcgiả vĩ đại John Locke và Montesquieu khởi xướng từ giữa thé kiXVII Theo Thuyết phân quyền, nếu ba quyền trên đây được nắmgiữ và thực hiện bởi một người hay một cơ quan, cho dù là cơquan tập thé, thi sẽ tạo ra chuyên quyền, áp bức, phản dân chủ; baquyền được tách ra và được thực hiện bởi những cơ quan khácnhau thì mới tạo ra chế độ dân chủ và tự do Đây cũng chính làquan điểm hạt nhân hết sức đúng đắn và tiến bộ của Thuyết phânquyén.' Chính vì vậy mà ngay từ khi được khởi xướng, Thuyếtphân quyền đã trở thành nền tảng xây dựng bộ máy nhà nước tưsản với sự xuất hiện của các cơ quan nghị viện, chính phủ, tòa án.Cho tới nay, có thể nói Thuyết phân quyền đã trở thành nguyêntắc chung được áp dụng trong tô chức của hầu hết bộ máy nhànước hiện đại trên thế giới Tất nhiên, Thuyết phân quyền khôngdẫn tới một mô hình tô chức bộ máy nhà nước duy nhất mà thựcchất nó là một “công cụ đa năng” thiết kế bộ máy nhà nước dựatrên tư tưởng cốt lõi là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp phảiđược thực hiện bởi các cơ quan khác nhau Các quốc gia, tuỳ vàođiều kiện, hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, văn hoá, xã hội của mình sẽáp dụng thuyết này theo cách của minh chủ yếu thé hiện ở mức độ! Nguyễn Thị Hồi, Tu tưởng phân chia quyên lực nhà nước với việc tổ chức bộ

may nhà nước ở một sô nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.

Trang 35

tach biệt giữa các co quan thực hiện các quyền trong bộ may nhànước của quốc gia đó.

Có thé nói, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã thể hiện sựứng dụng Thuyết phân quyền trong tô chức và hoạt động của bộmáy nhà nước ở mức độ kết hợp với tư tưởng chủ đạo truyềnthong là tư tưởng Tập quyén Sự kết hợp này được đúc kết thànhnguyên tắc “Quyền lực tập trung” với hai nội dung sau:

Thứ nhất, quyền lực nhà nước ở Việt Nam là thống nhất Sựthống nhất ở đây thể hiện ở hai phương diện Về phương diệnchính trị, quyền lực nhà nước tập trung thống nhất ở Nhân dân, thểhiện qua nguyên tắc “Chủ quyền nhân dân” như phân tích trênđây Về phương diện tô chức thực hiện, quyền lực nhà nước thốngnhất ở Quốc hội Như trên đã đề cập, dân chủ đại diện là phươngthức Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua người đại diệncủa mình Quốc hội là cơ quan duy nhất do Nhân dân cả nước bầura và như vậy là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân Thôngqua hình thức dân chủ đại diện, Nhân dân trao toàn bộ quyền lựccủa minh cho Quốc hội Dưới góc nhìn của Thuyết phân quyên thìquyền lực được trao bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp Như vậy là từ “quyền lực thống nhất ở Nhân dân”, bằng cơchế dân chủ đại diện, đã trở thành “quyền lực thống nhất ở Quốchội” dé quyền lực được tô chức thực hiện thông qua bộ máy nhànước Sự thống nhất quyền lực này không gây ra chuyên quyềnmà chỉ càng bảo đảm hơn tính dân chủ của bộ máy nhà nước bởivì Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, có mốiquan hệ chặt chẽ và chịu trách nhiệm trước Nhân dân thông qua

chế độ bầu cử Hơn nữa, quyền lực thống nhất ở Quốc hội khôngcó nghĩa là Quốc hội trực tiếp thực thi tất cả các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Điều này thể hiện rõ ở nội dung thứ hai củanguyên tắc “quyền lực thống nhất”.

Thứ hai, mặc dù Quốc hội là nơi thống nhất quyền lực nhà

Trang 36

nước song Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả ba quyền màtrong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp và kiểm soátgiữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp Nội dung này thể hiện sự áp dụng thành tựucủa Thuyết phân quyên trong bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCNViệt Nam Quốc hội không trực tiếp thực hiện cả ba quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp mặc dù cơ quan này là nơi thống nhấtquyền lực Ba quyền này được phân công cho các cơ quan nhànước dé thực hiện Quốc hội giữ lại quyền lập phap! dé trực tiếpthực hiện bởi vì quyền lập pháp là quyền quan trọng nhất trong baquyền, là quyền áp đặt ý chí chung lên toàn xã hội; hai quyền cònlại ở góc độ nào đó đều mang tính chấp hành của quyền lập pháp.Quyên hành pháp được giao cho Chính phủ và quyền tư pháp

được giao cho các TAND Có phân công như vậy mới bảo đảm

việc thực hiện quyền không dẫn tới lạm quyền, đồng thời bảo đảmtính chuyên nghiệp và hiệu quả của mỗi quyền Tuy nhiên, ba cơquan này không thực hiện các quyền được giao một cách hoàntoàn riêng rẽ mà luôn có sự phối hợp đề thực hiện từng quyền mộtcách hiệu quả, ví dụ Chính phủ, toà án phối hợp với Quốc hội đểthực hiện quyền lập pháp; Chính phủ phối hợp với toà án dé thựchiện quyền tư pháp Không những phối hợp, giữa các cơ quan nhànước còn có sự kiểm soát lẫn nhau dé bảo đảm không có sự lạmquyên trong quá trình thực hiện các quyên nói trên, ví dụ Quốc hộigiám sát Chính phủ, Toà án và Viện kiểm sát, Toà án kiểm soátđối với các cơ quan hành chính nhà nước; trong nội bộ hệ thonghành chính nha nước do Chính phủ đứng dau cũng có cơ chế kiêmsoát riêng Yếu tố “kiểm soát quyền lực” là một nét mới quy địnhcủa Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc “quyền lực thống nhất” Ởđây cần lưu ý rang, mặc dù có cơ chế phân công, phối hợp, kiêm' Điều 69 Hiến pháp năm 2013.

? Điều 94 và Điều 102 Hiến pháp năm 2013.

Trang 37

soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp song các cơ quan thực hiện các quyềnnày không tồn tại riêng rẽ hay ngang hàng nhau như trong một sốmô hình tổ chức bộ máy nhà nước khác trên thế giới, ví dụ HoaKỳ, Cộng hoà Liên bang Duc, Phillipines Ở Việt Nam, Quốchội luôn là nơi tập trung quyền lực được chuyên giao từ Nhân dânnên cho dù đã phân công quyền hành pháp cho Chính phủ vàquyên tư pháp cho toà án thực hiện, Quốc hội vẫn luôn có quyềngiám sát tối cao đối với các cơ quan này cũng như tất cả các cơquan khác trong bộ máy nhà nước Các cơ quan nhà nước khác

không có quyền giám sát tương tự đối với Quốc hội Thậm chí,các cơ quan nhà nước ở trung ương cũng đều có nhiệm kì theonhiệm kì của Quốc hội.

Có thé nói, nguyên tắc “quyên lực tập trung” với nội dungnhư phân tích trên đây đã thể hiện được sự kết hợp giữa tư tưởng

tập quyền truyền thống với những hạt nhân hợp lí của Thuyết

phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam Với việc áp dụng nguyên tắc này,mô hình tô chức bộ máy nhà nước đã được định hình một cách rõràng với Quốc hội là cơ quan đứng ở vị trí cao nhất của bộ máynhà nước - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,! các cơ quanthực hiện quyền hành pháp, quyền tư pháp và các cơ quan nhànước khác ở trung ương như Chủ tịch nước, VKSNDTC đều cóvị trí thấp hơn, do Quốc hội hình thành nên và chịu sự giám sáttối cao của Quốc hội.

3.3 Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Không giống như hai nguyên tắc trên, nguyên tắc “Pháp quyềnXHCN” là nguyên tắc tương đối mới trong tô chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Nó được quyđịnh lần đầu tiên ở Hiến pháp năm 1992 khi được sửa đổi, bỗ sung! Điều 69 Hiến pháp năm 2013.

Trang 38

năm 2001 va được hoàn thiện thêm một bước ở Hién pháp năm2013 tại khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 8.

Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nướcCộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyên XHCN củaNhân dân dan, do Nhân dân, vì Nhân dan” Theo quy định này,mô hình lí tưởng mà công cuộc xây dựng bộ máy nhà nước Cộnghòa XHCN Việt Nam hướng tới là Nhà nước pháp quyền XHCNvới bản chất của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân Kẻ từ khiquy định này xuất hiện lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1992 sửađổi, bổ sung năm 2001 đã có nhiều công trình nghiên cứu dé tìmra đặc điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, hầu hếttrong số đó nhất trí với sáu đặc điểm: (1) Nhà nước của nhân dân,do nhân dân, vì nhân dân; (2) Nhà nước được tổ chức và hoạtđộng trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp; (3) Phápluật có vị trí tối tượng trong đời sống xã hội; (4) Nhà nước tôn trọng,bảo vệ các quyền con người, quyền công dân; (5) Nhà nước bảođảm quyền lực thống nhất, có sự phân công, phối hợp trong việcthực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; (6) Nhà nước

do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.!

Nguyên tắc “Pháp quyền XHCN” là nguyên tắc hạt nhân, cốt! Đào Trí Úc (chủ biên), Äô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam (Nxb Tư pháp, 2007), tr 229 - 316; Nguyễn Văn Yếu - GS.TS.Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên), Xáy dung Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namtrong thời kì đổi mới (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) tr 27 - 32; NguyễnVăn Thảo, Xáy dựng nhà nước pháp quyên dưới sự lãnh đạo của Đảng (Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006) tr 45 - 66; GS.VS Nguyễn Duy Quý (chủ biên),Hệ thống chính trị nước ta trong thời kì đồi mới (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2008) tr 63 - 68; cũng xem GS.VS Nguyễn Duy Quý và PGS.TS Nguyễn Tất

Viễn (đồng chủ biên), Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì

dân: Ly luận và thực tién (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008) tr 158 - 176;Nguyễn Văn Yếu, “Xây dựng nhà nước pháp quyền và Nha nước pháp quyền

XHCN Việt Nam - Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam” trong Hội đồng lí luậntrung ương, Những vấn dé lí luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay(Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) tr 813 - 815.

Trang 39

lõi của Nhà nước pháp quyền XHCN được thé hiện qua đặc điểm 2và 3 trong số 5 đặc điểm nói trên của Nhà nước pháp quyền Khoản1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 đề cập rõ hơn nguyên tắc pháp quyềnXHCN thông qua quy định: Nhà nước được tổ chức và hoạt độngtheo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội băng Hiến pháp và phápluật Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 cũngđề cập rõ hơn nguyên tắc pháp quyền XHCN khi đưa ra phươnghướng, nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam trong giai đoạn 2016-2020: “Bảo đảm pháp luật vừa là côngcụ để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là công cụ dé nhân dân làm

chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước ”.

Trên bình diện thế giới, nguyên tắc pháp quyền (không có hậutố “XHCN”) là nguyên tắc rất phố biến trong tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước hiện đại Thuật ngữ “Pháp quyền” (rule oflaw) lần đầu tiên được học giả luật hiến pháp nổi tiếng của Vươngquốc Anh Albert Venn Dicey sử dụng trong tác phẩm Giới thiệunghiên cứu về luật hiến pháp vào cuối thế kỉ XIX với tư tưởngchính là sự thượng tôn của pháp luật đối với chính quyền Ké từ đóthì các nghiên cứu về pháp quyên bắt đầu nở rộ và hình thành haitrường phái chính là trường phái pháp quyền hình thức (formalistrule of law), với các đại diện như Albert Venn Dicey, JosephRaz , và trường phái pháp quyền nội dung (substantivist rule oflaw) với các đại diện như Ronald Dworkin, Trevor Allan Nguyêntắc pháp quyền cũng bước từ lí luận ra thực tiễn tô chức, hoạt độngcủa bộ máy nhà nước ở đa số các quốc gia trên thế giới với các môhình nổi tiếng của Vương quốc Anh (rule of law), Hoa Ky (due

process of law), Pháp (1Etat de droit), Đức (Rechtsstaat).?

! Văn phòng trung ương Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,

Nxb Chính trị quôc gia, 2016, tr 176.

? Về các quan điểm và trường phái pháp quyền, xem: Tô Văn Hòa, Tinh độc lập

của tòa án: Nghiên cứu pháp lí vê các khía cạnh lí luận, thực tiên ở Đức, Mỹ,

Pháp, Việt Nam và các kiến nghị với Việt Nam, Nxb Lao động, 2007, tr 15 - 33.

Trang 40

Trên cơ sở điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và thành tựuchung của nhân loại, nguyên tắc pháp quyền XHCN với tư cách lànguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nội dung cơ bản là pháp luậtphải có vị trí toi thượng hay thượng tôn, tối cao với tất cả mọi chủthể mà trước tiên là tất cả các cơ quan nhà nước Pháp luật là sứcmạnh cai trị tối thượng trong xã hội, không một ai được đứng trênpháp luật và bản thân chính quyền phải chịu sự kiểm chế của phápluật Tất cả hoạt động của các cơ quan nhà nước, người có chứcvụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước đều phải căn cứ vào phápluật, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép và trong khuônkhổ pháp luật đã đặt ra Đây là tư tưởng cốt lõi của nguyên tắcpháp quyền XHCN và tương ứng với chữ “quyền” trong cụm “nhànước pháp quyền XHCN”, đó là “quyền” của pháp luật đối vớiNhà nước, hay trực tiếp hơn là tất cả các cơ quan nhà nước.

Tư tưởng này tưởng chừng hết sức đơn giản song lại chứađựng hàm ý cao siêu Người học luật luôn thuộc lòng kiến thứccăn bản nhất về pháp luật như: pháp luật là các quy tắc xử sựchung, thé hiện ý chí chung bắt buộc đối với toàn xã hội; pháp luậtthể hiện quyền lực cai tri toàn xã hội; song, pháp luật lai do Nhànước, mà trực tiếp là các cơ quan nhà nước đặt ra Vậy logic thôngthường là người đã đặt ra pháp luật thì cũng có quyền thay đổipháp luật và do đó pháp luật không thể cao hơn người đã đặt ramình, vi dụ ông Vua đặt ra pháp luật thì có quyền thay đổi phápluật bat kì lúc nào và pháp luật không thé cao hơn Vua Nguyêntắc pháp quyền không phủ nhận pháp luật do cơ quan nhà nướcđặt ra bang cách ban hành hay công nhận Nguyên tắc này chỉ yêucầu rằng: cho du là như vậy thì Nhà nước, tức là tất cả các cơ quannhà nước, phải thượng tôn pháp luật, chịu sự kiểm soát của phápluật Nói cách khác, Nhà nước đặt ra pháp luật song pháp luật phảitrở thành công cụ kiềm chế nhà nước, định ra khuôn khổ cho nhà

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:38