Bài giảng lịch sử việt nam hm02 Đại học mở hà nội

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài giảng lịch sử việt nam   hm02   Đại học mở hà  nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 1: LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC Xin chào các anh, chị sinh viên! Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 1: Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy và dựng nước. Bài này gồm 2 phần: Phần 1: Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy Phần 2: Lịch sử Việt Nam thời dựng nước Yêu cầu học tập Sinh viên phải có phong cách học tập đại học: có phần hướng dẫn của bài học liệu điện tử, đồng thời phải xác định cả tự học, tự nghiên cứu theo chủ đề của bài học. Sinh viên cần tự tìm hiểu nội dung các truyền thuyết lịch sử và sau đó, phân tích khoa học, logic để xác định các truyền thuyết đó phản ảnh về mặt nào, lĩnh vực nào của các nhà nước đầu tiên của người Việt chúng ta.

Trang 1

Lịch sử Việt Nam thời Nguyên thủy và dựng nước – Bài 1 Trang 1

BÀI 1:

LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY VÀ THỜI DỰNG NƯỚC

Xin chào các anh, chị sinh viên!

Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 1: Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy và dựng nước Bài này gồm 2 phần:

Phần 1: Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy Phần 2: Lịch sử Việt Nam thời dựng nước

Mục tiêu bài học:

Thời nguyên thủy: các ngành khoa học Việt Nam đã phát hiện được dấu tích của người nguyên thủy tại Việt Nam Điều đó chứng tỏ Việt Nam là 1 quốc gia độc lập ngay khi mới hình thành và chính người Việt Nam là chủ nhân đích thực của đất nước Việt Nam

Trang 2

Thời dựng nước: đây là thời kỳ chưa có lịch sử thành văn nhưng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học Việt Nam, đặc biệt là kho tàng truyền thuyết lịch sử cho thấy dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết, gắn bó để xây dựng, phát triển đất nước quốc gia và sớm tạo lập những truyền thống lâu đời về mọi mặt của dân tộc

Từ trên giáo dục lòng yêu nước và tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của tổ tiên

Chúc các anh/chị đạt kết quả tốt!

1.1 Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy:

- Các ngành Khoa học Việt Nam phát hiện rằng người tối cổ Việt Nam tại các hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai tại Tỉnh Lạng Sơn

- Phát hiện Khu di chỉ đồ đá ở Núi Đọ - Thanh Hóa

- Tiếp đó phát hiện thêm các dấu vết của thời nguyên thủy tại Sa huỳnh(Trung bộ) và Ốc eo(Nam bộ)

1.2 Lịch sử Việt Nam thời dựng nước

1.2.1 Nhà nước Văn Lang 2879-258 TCN

- Xuất hiện cách ngày nay khoảng 4000 năm - Quốc hiệu: Văn Lang

- Kinh đô: Bạch hạc, Việt Trì – Phú Thọ

- Chưa có sử liệu thành văn nhưng có 1 kho tàng truyền thuyết lịch sử phản ánh về nhà nước và cư dân Văn Lang

 Sự tích Bọc trăm trứng:  Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh

Trang 3

Lịch sử Việt Nam thời Nguyên thủy và dựng nước – Bài 1 Trang 3

Sơn Tinh Thủy Tinh: câu chuyện cho biết:

- Tục lệ hôn nhân của người Việt thời Vua Hùng 18 rất tiến bộ - Nước Việt có nhiều người tài//nhiều sản vật quý hiếm

- Tài trị thủy (bão, lũ, lụt) của người Việt xưa  Sự tích Quả dưa đỏ

+ Người Việt thời vua Hùng thứ 6 đã biết trồng các loại cây ăn quả//cây lương thực

+ Người Việt xưa đã biết khắc phục mọi hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn và phát triển

+ Người Việt xưa đã biết hình thức giới thiệu quảng cáo để trao đổi sản phẩm

+ Tạo nên nếp sống: ở hiền gặp lành  Sự tích Bánh chưng bánh dày

+ Bánh chưng: nội dung chuyện cho biết:

+ Người Việt thời vua Hùng thứ 6 đã có lúa nếp và chế biến các loại bánh với giá trị ẩm thực cao

 Sự tích Thánh Gióng

+ Người Việt sớm có truyền thống: vừa dựng nước vừa giữ nước + Xác định truyền thống của người Việt: toàn dân đánh giặc + Thể hiện sự đoàn kết, chung sức góp phần đánh giặc + Người Việt thời vua Hùng thứ 6 đã có kỹ thuật luyện sắt  Sự tích Chử đồng tử

+ Cho thấy thời này có sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc + Thấy rõ người Việt sớm có truyền thống thích đi du lịch

+ Người Việt sớm có tình cảm gia đình và đạo lý cha con, làng xóm  Sự tích Trầu Cau

+ Thể hiện đạo lý, tình cảm gia đình sâu sắc: anh em, vợ chồng… + Giải thích tục lệ ăn trầu của người Việt

Trang 4

1.2.2 Nhà nước Âu Lạc 258-207 TCN

- Sự hình thành:

+ Liên minh chống giặc phương Bắc

+ Thục Phán thề cúng giỗ Vua Hùng (hòn đá thề) - Quốc hiệu: Âu Lạc

- Kinh đô: Cổ Loa

- Truyền thuyết: Cái nỏ thần

Khảo cổ học tìm thấy hang vạn mũi tên đồng ở Cổ Loa Câu chuyện để lại bài học cảnh giác với kẻ thù xâm lược

Mỵ Châu là người vô tình mắc tội  đưa nước ta vào thời Bắc thuộc kéo dài hơn ngàn năm

Chú ý: Mỗi truyền thuyết đều có dàn ý sau:

- Tên truyền thuyết

- Nội dung sơ lược, tóm tắt - Những vấn đề phản ánh lịch sử

Trang 5

Lịch sử Việt Nam thời Nguyên thủy và dựng nước – Bài 1 Trang 5

KẾT LUẬN

- Nước Việt luôn có sự đe dọa của ngoại xâm

- Cha ông ta có truyền thống dựng nước và giữ nước

- Nước ta rơi vào vòng lệ thuộc phương Bắc kéo dài hàng ngàn năm

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đình Lễ (chủ biên) - Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến ngày nay NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội 2008

2 Trần Bá Đệ - Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Hà Nội 2018

3 Nguyễn Mạnh Tùng (chủ biên) - Sử dụng kênh hình trong dạy-học môn Lịch sử (5 tập) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hà Nội - 1990-1995

4 Nguyễn Mạnh Tùng (viết chung) - Giáo trình Lịch sử Việt Nam - Đại học Thủ đô Hà Nội - Hà Nội 2004

5 Nguyễn Mạnh Tùng (viết chung) - Giáo trình Lịch sử Việt Nam dùng cho sinh viên các trường Cao đẳng - NXB Giáo dục - Hà Nội 2001

Chúc Anh/ Chị học tập tốt!

Trang 7

Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc – Bài 2 Trang 1

BÀI 2:

LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI BẮC THUỘC

Xin chào các anh, chị sinh viên!

Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 2: Lịch sử Việt Nam thời bắc thuộc Bài này gồm 2 phần:

Phần I Chính sách đô hộ của phương Bắc Phần II Người Việt đấu tranh giành độc lập

Mục tiêu chung

Học xong bài này, học viên nắm được sự tiến triển của Lịch sử dân tộc từ 207 TCN đến 938 tức là từ khi nước ta bắt đầu rơi vào vòng lệ thuộc phương Bắc đến khi giành được độc lập cho đất nước và dân tộc với 1 loạt sự kiện lịch sử quan trọng.Mặt khác, trong thời kỳ này xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử, nhiều anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.Việc nắm bắt được những vấn đề trên chính là cơ sở để học viên bồi dưỡng lòng biết ơn và lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc

Mục tiêu cụ thể

- Dân tộc việt nam có truyền thống bất khuất chống ngoại xâm

- Các anh hùng dân tộc thể hiện ở mọi tầng lớp nhân dân, ở mọi giới mọi lứa tuổi - Không có gì quý hơn bằng độc lập tự do

Để nắm được những nội dung cơ bản của bài này anh,/chị nhớ ôn tập bằng cách trả lời những câu hỏi và làm bài tập ở cuối mỗi phần của bài

Chúc các anh/chị đạt kết quả tốt!

- Chính trị: đặt bộ máy cai trị và cử quan lại từ phương Bắc xuống - Kinh tế: Ra sức vơ vét, bóc lột sức người, sức của

Trang 8

- Văn hóa, xã hội: áp đặt các phong tục tập quán theo phương Bắc nhằm mục đích đồng hóa người Việt thành người phương Bắc

Lưu ý: phần diễn biến học viên tự học, tự nghiên cứu lại Các học viên lưu ý các vấn đề sau:

2.1 Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái của lạc tướng Mê Linh

Nguyên nhân khởi nghĩa: đề nợ nước và trả thù nhà (chồng của bà Trưng rắc là

Thi Sách (con trai lạc tướng Chu Diên) bị thái thú Tô Định giết hại

Mục đích của khởi nghĩa (qua lời thề):

… “Một xin rửa sạch quốc thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”…

o Sách sử phổ thông: 2 bà gieo mình tự vẫn ở sông Hát (Hát giang)

o Bia đã ở đền thờ 2 bà: chiến đấu đến cùng và hy sinh trong lúc chiến đấu

2.2 Khởi nghĩa Bà Triệu

Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh Bà là người có sức khỏe và có chí khí Bà từng nói “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp bằng song dữ, chém cá kình ngoài biển khơi chứ không muốn cúi mình, khom lưng làm tì thiếp người ta”

Năm 248 bà cùng anh trai phất cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của nhà Ngô, tự xưng là Nhụy Kiều tướng quân

Trang 9

Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc – Bài 2 Trang 3

Kết quả:

Quân Ngô do Lục Dậu chỉ huy đem quân đàn áp Sau sáu tháng chiến đấu, quân Bà Triệu mai một dần Bà Triệu đem tàn quân đến núi Tùng (Thanh Hóa) và tự sát Dân lập đền thờ Bà tại đây

2.3 Khởi nghĩa Lý Bí (542/602)

Lý Bí là một nhân vật nổi tiếng thời bị nhà Lương đô hộ Năm 542 ông phất cờ khởi nghĩa Người theo rất đông Nghĩa quân vây thành Long Biên Quân đô hộ nhà Lương phải đầu hang

Năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế, xưng là Lý Nam Đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đặt kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch, cho dựng chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc)

Năm 545, nhà Lương phái quân sang không đánh nổi Sau đó vì sức khỏe ông giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục, tức là Triệu Việt Vương Triệu Việt Vương đưa quân về đầm Dạ Trạch với kế đánh lâu dài Sau đó chiếm được thành Long Biên, làm chủ đất nước nhưng đến 571 bị Lý Phật tử (cháu của Lý Bí) đánh úp, chiếm quyền

Năm 602 nhà Tùy (thay nhà Lương) chiêu hàng được Lý Phật tử, nước ta lại lệ thuộc phương Bắc

2.4 Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)

Năm 618 nhà Đường lật đổ nhà Tùy và tiếp tục đô hộ nước ta

Mai Thúc Loan quê ở làng Mai Phụ, huyện Thiên Lộc, Châu Hoan (Hà Tĩnh), là người mạnh khỏe, có nước da đen bóng

Năm 722 ông là dân phu gánh vải sang nhà Đường Ông kêu gọi các dân phu nổi dậy giết quan quân áp tải và phất cờ khởi nghĩa Ông xưng đế và được gọi là Mai Hắc đế Nghĩa quân liên kết với nhân dân các nước Chăm pa, Chân lạp và cả Malaysia Nghĩa quân chiếm được thành Tống Bình

Ít lâu sau, nhà Đường đem 10 vạn quân sang đánh dẹp

Trang 10

Kết quả: Mai Hắc đế chống không lại, phải vào rừng cố thủ và bị bệnh rồi chết

Tuy nhiên, nhà Đường cũng phải dừng việc bắt dân Việt cống nạp quả vải

2.5 Khởi nghĩa Phùng Hưng (766-779)

- Phùng Hưng xuất thân trong 1 gia đình giàu có ở Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội Có 2 người em cùng sinh ba là Phùng Hải và Phùng Dĩnh Cả 3 đều có sức khỏe hơn người

- Phùng Hưng là người nhân nghĩa, thương người Ông đã lập kế hoạch diệt trừ cọp dữ, bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân lành

- Năm 766, anh em Phùng Hưng phất cờ khởi nghĩa và bao vây phủ thành Tống Bình Quan đô hộ là Cao Chính Bình lo sợ mà chết Phùng Hưng chiếm được thành, đem lại độc lập cho đất nước

- Sau 7 năm, Phùng Hưng chết Dân tôn là Bố cái đại vương, lập đền thờ ở khắp nơi Nhà Đường lại đem quân sang Nước ta lại bị nhà Đường thu phục

2.6 Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ

- Năm 906 viên tiết đô sứ người phương Bắc đột ngột chết Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng ở Hồng Châu (Hải Dương) nổi lên, tự xưng là Tiết độ sứ, giành được quyền tự chủ

- Nền tự chủ này truyền qua các nhân vật lịch sự sau: o Khúc Thừa Dụ (906-907)

o Khúc Hạo (907-917) o Khúc Thừa Mỹ (917-930) o Dương Đình Nghệ (931-937)

Trang 11

Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc – Bài 2 Trang 5 - Kiều Công Tiễn hoảng sợ, cầu cứu vua Nam Hán.Vua Nam Hán phong con Hoằng

Tháo làm tướng đem quân sang nước ta

- Ngô Quyền, cùng quê với Phùng Hưng và là con rể Dương Đình Nghệ tổ chức thủy chiến, lập trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng, lập nên đại thắng lịch sử

- Ý nghĩa:

o Đánh tan mộng xâm lược của quân Nam Hán

o Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc Mở đầu thời kỳ độc lập và phát triển chế độ phong kiến ở Việt Nam

o Ngô Quyền được tôn xưng là Tổ Trung hưng của dân tộc.

Trang 12

KẾT LUẬN

Lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc kéo dài hàng nghìn năm Đây là thời kỳ nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc liên tục, kế tiếp nhau đô hộ, thống trị và bóc lột nhân dân ta

Thâm độc nhất không phải chỉ là biến nước ta thành vùng đất của phương Bắc mà chính là âm mưu đồng hóa dân ta để biến người Việt thành 1 bộ phận dân cư phương Bắc nhưng âm mưu của kẻ thù dân tộc hoàn toàn thất bại

Sau 1.000 năm nước ta, dân ta đã giành được quyền độc lập, viết những trang sử oanh liệt cho Việt Nam Trong thời kỳ này có rất nhiều anh hùng dân tộc đã xuất hiện, đó là những con người bình dị, gần gũi với dân tốc nhưng khi đất nước lâm nguy sự tồn vong của dân tộc bị đe dọa thì họ vụt trở thành những tấm gương sáng đầy tự hào của dân tộc và mãi mãi sống cùng dân tộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Đình Lễ (chủ biên) - Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến ngày nay NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội 2008

2 Trần Bá Đệ - Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Hà Nội 2018

3 Nguyễn Mạnh Tùng (chủ biên) - Sử dụng kênh hình trong dạy-học môn Lịch sử (5 tập) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Hà Nội - 1990-1995

4 Nguyễn Mạnh Tùng (viết chung) - Giáo trình Lịch sử Việt Nam - Đại học Thủ đô Hà Nội - Hà Nội 2004

5 Nguyễn Mạnh Tùng (viết chung) - Giáo trình Lịch sử Việt Nam dùng cho sinh viên các trường Cao đẳng - NXB Giáo dục - Hà Nội 2001

Chúc Anh/ Chị học tập tốt!

Trang 13

Lịch sử Việt Nam thời Phong kiến – Bài 3 Trang 1

BÀI 3:

LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Xin chào các anh, chị sinh viên!

Tuần này, chúng ta nghiên cứu bài 3: Lịch sử Việt Nam thời Phong kiến

Tóm tắt nội dung:

Lịch sử Việt Nam thời phong kiến cũng kéo dài khoảng 1.000 năm (10 thế kỷ) từ thế kỷ X (938) với chiến thắng Bạch Đằng chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc và kết thúc vào năm 1945 khi ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam tức là vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và Lịch sử Việt Nam chuyển sang thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và không ngừng phát triển đến tận nay Trong thời kỳ phong kiến, Lịch sử Việt nam đã trải qua nhiều triều đại, nhiều thời kỳ khác nhau nhưng người Việt hết sức tự hào với những trang sử vẻ vang, oanh liệt của mình Với những chiến công chống ngoại xâm qua các triều đại, ở một góc độ nào đó, có thể nhận định rằng “Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm”

Cũng thông qua thời phong kiến, truyền thống yêu nước của người Việt không ngừng

được củng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định rằng “Dân ta có lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì lòng yêu nước ấy lại kết tinh thành những làn sóng vô cùng mạnh mẽ Nó lướt qua mọi khó khăn hiểm nguy Nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

Nhiệm vụ học tập

Trang 14

Sinh viên phải tìm hiểu đầy đủ các nhiệm vụ trên hệ thống học trực tuyến, học các bài học dạng học liệu điện tử, sưu tầm các tài liệu có nội dung liên quan

Sau mỗi bài học dạng học liệu điện tử và bài trắc nghiệm (25 câu hỏi), sau khi học bài sinh viên cần hoàn thành 60% số câu hỏi mới được nghi nhận là hoàn thành bài học

Sinh viên phải hoàn thành tất cả các bài luyện tập, bài kiểm tra trắc nghiệm của mỗi tuần học trên hệ thống để lấy điểm chuyên cần và điểm kiểm tra giữa kỳ để đủ điều kiện dự thi kỳ thi tập trung cuối kỳ

Mục tiêu bài học:

Chế độ Phong Kiến Việt Nam từng ngự trị hàng nghìn năm trên đất Việt

Thời kỳ dựng nước chưa có lịch sử thành văn nhưng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học Việt Nam, đặc biệt qua các truyền thuyết dân tộc Việt Nam luôn gắn bó, đoàn kết, xây dựng và phát triển

(Ninh Bình) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt

- Năm 979: Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại Con nhỏ Đinh Toàn 6 tuổi nối ngôi với sự giúp đỡ của Hoàng Thái Hậu Dương Vân Nga

3 Triều Tiền Lê (980-1009):

Trang 15

Lịch sử Việt Nam thời Phong kiến – Bài 3 Trang 3

- Năm 980, Vua Tống chuẩn bị đem quân sang đánh Đại Cồ Việt Thái hậu Dương Vân Nga cùng triều đình tôn Lê Hoàn lên ngôi

- Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành, tiếp tục dùng quốc hiệu Đại Cồ Việt, và đặt kinh đô ở Hoa Lư

- Năm 981, tổ chức chặn giặc và lập nên chiến thắng Bạch Đằng 2

- Lê Đại Hành và triều đình trọng nông Ông là người đề xướng và thực hiện Lễ tịch điền (lễ cày ruộng đầu năm nhân dịp Tết Nguyên đán)

o Đầu năm 1072 chủ động đưa quân Đại Việt đánh chiếm châu Ung và châu Khâm, phá hủy các căn cứ hậu cần, ngăn chặn cuộc xâm lược của nhà Tống

o 1077 quân Tống xâm lược bị chặn lại ở phòng tuyến Như Nguyệt Ra đời bài thơ thần, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập số 1 của dân tộc ta

- Để lại nhiều di sản văn hóa: Chùa 1 cột, Đền Lý Bát đế, nghệ thuật múa rối nước

Trang 16

- Tổ chức chiến đấu chống quân Mông – Nguyên:

o Phong Trần Quốc Tuấn làm Hưng đạo đại vương, Quốc công tiết chế o Chiến thắng quân Mông cổ lần thứ nhất (1258)

o Chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai (1285)

o Chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba (1288) với đại thắng trên sông Bạch Đằng

- Nhiều nhân vật lịch sử tiêu biểu:

o Danh nhân: Vua Trần Nhân Tông trở thành Phật Hoàng Việt Nam, gắn liền với di tích Yên Tử

o Danh tướng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Toản, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão

o Danh sĩ: Trương Hán Siêu, Lê Văn Hưu, Nguyễn Hiền 6 Triều Hồ (1400-1407):

- 1400: Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần lập triều đại mới Đặt quốc hiệu là Đại Ngu Kinh đô vẫn là Thăng Long nhưng có dự định chuyển đô nên đã xây thành đá nhà Hồ (Thanh Hóa)

- Có những cải cách lớn: o Phát hành tiền giấy

o Đóng chiến thuyền lớn và chế ra súng thần công o Có ý định mở rộng đất nước về phương Nam

- 1407 quân Minh xâm lược Nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng thất bại Nước ta bị thuộc Minh từ 1407-1427

- 1417-1427: khởi nghĩa Lam Sơn o Lãnh tụ: Lê Lợi, Nguyễn Trãi

o 1427: Khởi nghĩa Lam Sơn thành công Quân Minh rút về nước Đất nước độc lập với triều đại mới : triều Hậu Lê (1428-1537)

7 Triều Hậu Lê (1428-1537):

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan