Bài giảng Địa lý du lịch việt nam hm07 Đại học mở hà nội

265 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài giảng Địa lý du lịch việt nam   hm07   Đại học mở hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 1: TIỀN NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH I. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam I.1. Vị trí địa lý Trên bản đồ thế giới, Việt Nam là một quốc gia có diện tích nhỏ nằm bên bờ Thái Bình Dương. Có lẽ không một nước nào ở Đông Nam Á mà tài nguyên du lịch trên một diện tích lãnh thổ tương đối khiêm tốn lại đa dạng đến như vậy. Tài nguyên du lịch ở Việt Nam được ví như một tấm thảm đa sắc đan dệt bởi những sắc màu sống động của một vùng thiên nhiên trù phú xanh tốt cùng những sắc màu ấm áp của các đền đài, di tích, phong tục tập quán truyền thông của cộng đồng dân cư bản địa... Tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của bức thảm đa sắc ấy đã và đang trở thành nguồn lực to lớn để phát triển du lịch thu hút du khách cả. trong và ngoài nước

Trang 1

Bài 1: TIỀN NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH I Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam

I.1 Vị trí địa lý

Trên bản đồ thế giới, Việt Nam là một quốc gia có diện tích nhỏ nằm bên bờ Thái Bình Dương Có lẽ không một nước nào ở Đông Nam Á mà tài nguyên du lịch trên một diện tích lãnh thổ tương đối khiêm tốn lại đa dạng đến như vậy Tài nguyên du lịch ở Việt Nam được ví như một tấm thảm đa sắc đan dệt bởi những sắc màu sống động của một vùng thiên nhiên trù phú xanh tốt cùng những sắc màu ấm áp của các đền đài, di tích, phong tục tập quán truyền thông của cộng đồng dân cư bản địa Tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của bức thảm đa sắc ấy đã và đang trở thành nguồn lực to lớn để phát triển du lịch thu hút du khách cả trong và ngoài nước

Việt Nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á và ranh giới trung gian, tiếp giáp với các lục địa và đại dương;

Việt nam nằm gần trung tâm Đông Nam Á Điều đó được thể hiện về mặt không gian ở khoảng cách giữa nước ta và các nước trong khu vực Khoảng cách Hà Nội - Danbul là 1120 km , TPHCM - Singapore là 1100 km, TP HCM - Jakarta là 1800 km, khoảng cách Hà Nội hoặc TP HCM đến các thủ đô Băng Cốc, Phnom Penh, Viên Chăn còn gần hơn Ở vị trí này, Việt Nam trở thành chiếc cầu nối liền các nước Đông Nam Á lục địa là (Campuchia, Thailan, Mianma) và các nước trên đại dương Philippin, Indonexia,

Trang 2

Việt Nam còn được xác định nằm ở ranh giới trung gian, nơi tiếp giáp các lục địa (Châu Á, Châu Đại Dương) và giữa các đại dương (TBD và ĐTD)

Việt Nam nằm ở án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không tiếp mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu và Trung cận đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực vị trí trên đã tạo cho nước ta 1 số vị thế quan trọng về phát triển kinh tế xã hội

Về mặt tự nhiên, Việt Nam trở thành nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư của động thực vật từ Tây Bắc xuống hoặc Đông Nam lên điều này chẳng những đã tạo nên sự giàu có, phong phú của động thực vật nước ta mà còn cho phép có thể nhập nội và thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi từ nhiều trung tâm sinh thái khác nhau trên thế giới Về mặt dân cư: sự tiếp xúc, giao thoa lâu dài giữa cư dân bản địa và từ các nước, các khu vực lân cận đã góp phần hình thành nên 1 cộng đồng các dân tộc Việt Nam phức tạp về thành phần (54 thành phần dân tộc) nhưng thống nhất bởi một nền văn hóa chung Về mặt giao thông, vị trí trên đã tạo nên các điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không Trong tương lai, khi dự án xây dựng tuyến đường xuyên Á và việc xây dựng các cảng nước sâu ở bờ biển Việt Nam được thực hiện thì giá trị của vị trí địa lý giao thông chắc chắn được nâng cao

Trên đất liền, lãnh thổ toàn vẹn của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định bởi hệ tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: vĩ độ 23o22’B, gần sát chí tuyến bán cầu Bắc, tại Lũng Cú (trên cao nguyên Đồng Văn) thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Điểm cực Nam: ở vĩ độ 8o30’B tại xóm Mũi, xã Rạch Tàu, Huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau

Điểm cực Tây: kinh độ 102o09’Đ nằm trên đỉnh núi Khoan La San ở khu vực ngã bà biên giới Việt Nam - Lào – Trung Quốc, thuộc xã Apachai, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Điểm cực Đông: kinh độ 109o24’Đ tại mũi đôi, trên bán đảo Hòn Gốm thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Hệ tọa độ địa lí của nước ta trên vùng biển Đông là khoảng vĩ độ 6o50’B và từ khoảng kinh độ 101oĐ đến 117o20’Đ

Lãnh thổ Việt Nam trên đất liền có hình chữ S Chiều dài gấp khoảng 4 lần chiều rộng Nơi rộng nhất chừng 500km kéo từ Móng Cái (Quảng Ninh) tới Bắc Điện Biên (Lai châu), nơi hẹp nhất khoảng 50km là cuối đường 20 trên biên giới Việt - Lào tới Đồng Hới

Trang 3

Lãnh thổ nước ta được chia ra làm 3 bộ phận:

Vùng đất: là toàn bộ phần đất liền được xác định trong phạm vi đường biên giới

của nước ta với các nước kề bên và phần đất nổi bao gồm khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ trên biển Đông

- Diện tích: 331.212 km2 Xét về mặt lãnh thổ, Việt Nam thuộc loại trung bình trên Thế giới (đứng thứ 56) gấp 4 lần Bồ Đào Nha, gấp rưỡi Anh, lớn hơn Italia và Cộng hòa liên bang Đức, rộng gần bằng Nhật So với các nước ở Đông Nam Á, lãnh thổ nước ta tương đương với Malayxia và nhỏ hơn Indonexia, Mianma, Thai Lan

- Có hơn 4.600km đường biên giới trên đất liền, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào, Campuchia

- Biên giới Việt - Trung dài 1.400km , phần lớn dựa theo núi, sông tự nhiên và các hẻm núi hiểm trở Tất cả được cắm mốc và phân định theo lịch sử mà cho đến nay 2 nước vẫn đang tiếp tục bàn bạc và giải quyết

- Biên giới Việt - Lào dài 2.100km phần lớn dựa theo đỉnh các dãy núi biên giới được cắm mốc cùng các văn bản, nghị định Dãy Trường Sơn (Phuluong - theo tiếng Lào) biên giới 2 nước như 1 xương sống chung, chia nhiều đoạn đèo như Nabe ở quốc lộ 9, v v Điều đó không gậy trở ngại cho 2 nước mà còn mở rộng ra các tuyến đường giao thông quan trọng nối liền các thung lũng sông Mê Công ở phía trong và biển Đông ở phía ngoài

- Biên giới Việt - Campuchia dài 1.100km phần lớn xuyên qua các vùng đồi thoải đổ từ các sơn nguyên Tây Nam Việt Nam xuống miền đông Campuchia Từ phía Tây Nam thị xã Tây Ninh chạy qua vùng đồng bằng hạ lưu sông Mê Công

- Nhìn chung, về tính chất cũng như thực tế, đường biên giới Việt Nam - Lào - Camphuchia là biên giới hòa bình hữu nghị giữa 3 nước dân tộc anh em mở đường cho sự phát triển riêng của mỗi nước trong thế liên kết cùng phát triển

- Đường bờ biển hình chữ S, kéo dài 3.260 km (28/63 tỉnh thành giáp biển)

Có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ: Phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là: Trường Sa và Hoàng Sa

Vùng biển: Vùng biển nước ta khá rộng lớn Phía ngoài lãnh thổ đất liền, Việt

Nam có thềm lục địa và vô số các đảo, quần đảo lớn nhỏ bao bọc: gần nhất là các đảo của vịnh Hạ Long, ở xa là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trong biển Đông cũng như các đảo Phú Quốc, Thổ Chu ở vịnh Thái Lan…

Vùng biển nước ta (lãnh hải cộng với vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2) bao gồm: vùng nội thủy (vùng nước phía ngoài đường cơ sở, được dùng để tính lãnh hải

Trang 4

của 1 quốc gia), lãnh hải thuộc chủ quyền và quyền tài phán rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định là 12 hải lý (theo công ước Liên Hợp Quốc về luật biển) và vùng đặc quyền kinh tế cùng với thềm lục địa thuộc chủ quyền rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở

Nước ta có “chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng biển, đáy biển và trong lòng đất dưới biển của vùng đặc quyền kinh tế ở VN” (tuyên bố ngày 12/5/1977 của chính phủ

nước CHXHCN VN)

Vùng trời:Vùng trời của nước ta là khoảng không trên đất liền, nội thủy, lãnh hải

và các hải đảo thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước CHXHCN VN Qua Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi) Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng

Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực - động vật thuộc các khu hệ Himalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú

Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên, hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc - Nam; giữa miền núi - đồng bằng, ven biển, hải đảo)

Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc

Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung

Trang 5

tâm, hạt nhân phát triển của vùng); đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế

nội-Do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng) Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới

Như vậy, nhìn chung vị trí địa lý nước ta có nhiều điều kiện để phát triển du lịch Tuy nhiên, vị trí này cũng gặp không ít khó khăn, đó là bị cạnh tranh về các sản phẩm du lịch cùng loại với các nước trong khu vực cũng như cạnh tranh về nguồn khách Do dó, để du lịch nước ta ngày càng phát triển, cần phải có các biện pháp thích hợp để khai thác tối đa thuận lợi về mặt vị trí và hạn chế tối thiểu những rủi ro cho ngành kinh tế mới mẻ này

I.2 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của nước ta phong phú đa dạng và về cơ bản được chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn sự đa dạng của nguồn tài nguyên tự nhiên (bãi biển, hang động, đảo, sông hồ, nước khoáng, lớp phủ thực vật, giới động vật nhiều phong cảnh thiên nhiên độc đáo, điển hình) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, những phong tục tập quán, các làng nghề và truyền thống văn hóa đặc sắc của dân tộc) là tiền đề quan trọng ảnh để phát triển du lịch biển lẫn du lịch núi, du lịch ngắn ngày cũng như du lịch dài ngày với nhiều loại hình khác nhau: Tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ, hội nghị…

I.2.1 Tài nguyên tự nhiên

a Địa hình

Địa hình là nền tảng quan trọng của tự nhiên là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người đối với hoạt động du lịch của các dạng địa hình là nhân tố tạo nên phong cảnh làm cho cảnh sắc thiên nhiên thêm lôi cuốn và hấp dẫn

Việt Nam nhiều núi nhiều sông, núi và cao nguyên lại có cả đồng bằng bờ biển trải dài và uốn lượn lúc nhô ra tạo thành bán đảo khi vòng lại hình thành các vũng vịnh, chính vì vậy từ xa xưa cha ông ta đã khái quát về địa hình đất nước mình theo cấu trúc của hệ bát phân “Tam Sơn Tứ Hải nhất phần điền” đối với hoạt động du lịch các dạng địa hình ở nước ta được quan tâm chủ yếu là cảnh quan hình thái địa hình và các dạng hình đặc biệt 3/4 diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi Tuy nhiên đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1.000 m chiếm 85% diện tích lãnh thổ trong đó có các vùng có độ cao dưới 500m chiếm 70% diện tích các, vùng núi có độ cao từ 1.000 đến 2.000 chiếm

Trang 6

Yên Tử - Quảng Ninh 1068 m… các khu vực cao trên 2.000 mét ở nước ta chỉ chiếm 1% diện tích cả nước Điển hình như các dãy núi cao Phanxipang - Lào Cai 3.143m, Yên Bái 2985 m … như vậy tính chất chung của địa hình Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp và được phân chia thành các bậc địa hình các đỉnh núi cao nhất cũng như các dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía tây và tây bắc càng ra phía biển Đông chúng càng thấp dần thông thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển

Địa hình Karst có ≈ 60.000 km2 đá vôi lộ thiên với đủ các dạng (karst núi, karst đồng bằng, karst ngập nước) tập trung chủ yếu từ vĩ tuyến 60 trở ra bắc và một phần nhỏ tại Đông Nam Bộ

Bốn vùng núi chính của Việt Nam vùng núi đông bắc và vùng núi tây bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

+ Vùng núi Đông Bắc hay còn gọi là Việt Bắc kéo dài từ thung lũng Sông Hồng

đến Vịnh Bắc Bộ cảnh quan nơi đây tạo cho nước ta nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng có ý nghĩa với hoạt động du lịch điển hình như nhất nhị tam thanh ở Lạng Sơn, hang Pác Bó Cao Bằng, núi Yên Tử Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh, cao nguyên đá Đồng Văn ở Hà Giang

+ Vùng Tây Bắc trải rộng từ Thượng nguồn sông Mã đến thung lũng sông Hồng

Lan, một phần đến thung lũng sông chảy toàn bộ vùng gồm những vùng núi trung bình và Cao Nguyên chạy theo hướng tây bắc đông nam song song với nhau trong đó có hàng loạt các dãy núi cao và đồ sộ như dãy Hoàng Liên Sơn có đỉnh Phanxipăng là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách khám phá nghỉ mát

+ Vùng núi Trường Sơn Bắc giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã là

vùng núi hẹp nhất của nước ta bao gồm các dãy núi chạy song song và so le theo hướng tây bắc đông nam, trong vùng khối núi đá vôi Kẻ Bàng ở Quảng Bình là có giá trị đối với hoạt động du lịch ở Trường Sơn Bắc, có nhiều nhánh núi nằm ngang đâm thẳng ra biển các Hoàng Sơn ngăn các đồng bằng ven biển thành nhiều ô tạo thành những đường đèo nổi tiếng trên con đường kinh lý bắc nam như đèo Hải Vân đèo Ngang

+ Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên nằm ở vùng Tây

Nguyên và Nam Trung Bộ Bộ đây là miền núi và cao nguyên đồi và thung lũng xen kẽ rất phức tạp những vùng núi đồ sộ và cao trung bình ở phía bắc và vùng cực nam trung bộ kết hợp cùng các cao nguyên xếp tầng tạo thành kết quả các cảnh quan độc đáo là cơ sở hình thành các điểm du lịch nghỉ núi hấp dẫn đến hình như cao nguyên Lâm viên Cao Nguyên Đắk Lắk

- Đối với hoạt động du lịch địa hình miền núi có nhiều ưu thế về kết hợp nhiều dạng địa hình và thể hiện vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành ở miền núi có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch đó là sông suối thác nước hang động rừng cây với nhiều thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng

Trang 7

phong phú miền núi con là nơi cư trú của các đồng bào dân tộc ít người với đời sống và nền văn hóa đa dạng đặc sắc các khu vực thuộc Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đắk Lắk đã và đang khai thác với nhiều loại du lịch khác nhau có sức hấp dẫn đối với khách du lịch

Có thể phân chia địa hình karst thành các kiểu địa hình karst ngập nước và địa hình karst nằm xen kẽ ở vùng đồng bằng (karst cạn) và địa hình karst núi

Kiểu địa hình karst ngập nước tập trung ở vùng biển Đông Bắc, trên vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long với hàng nghìn hòn đảo đá vôi tạo nên một kỳ quan hùng vĩ và vịnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng là di sản thiên nhiên thế giới (1994)

Kiểu địa hình karst bằm xen kẽ ở vùng đồng bằng bao gồm các núi đá vôi còn sót lại rải rác và xen kẽ giữa các đồng bằng phía tây Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, có dáng dấp như một vịnh Hạ Long trên cạn, có giá trị đối với hoạt động du lịch

Kiểu địa hình karst núi bao gồm các khối núi, dãy núi và cao nguyên rất phổ biến ở các vùng đá vôi Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình…

Nói chung, kiểu địa hình karst ở nước ta có địa hình hiểm trở, bề mặt lởm chởm sắc nhọn, thành vách núi dựng đứng, có nhiều khe nứt, phễu giếng sâu, hang động Ở những vùng địa hình karst đã trải qua quá trình phát triển lâu dài có các dạng thung và cánh đồng karst và đá vôi đã bị phong hóa thành loại đất đá vôi tơi xốp, màu hồng và nâu sẫm rất thích hợp với một số loại thực vật ưa đất kiềm và trung tính

Địa hình karst tạo nên nhiều phong cảnh đẹp vì núi non hùng vĩ và nhiều dáng hình, đặc biệt các hang động và sông suối ngầm kỳ ảo là đối tượng du lịch hấp dẫn Nhiều hang động còn là nơi cư trú của người cổ xưa đã để lại nhiều dấu tích khảo cổ học rất có giá trị

Trang 8

Trong các dạng địa hình đặc biệt, karst hang động là một đối tượng được quan tâm vì cảnh quan thiên nhiên ở đây rất hấp dẫn khách du lich Nhiều hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo của thạch nhũ, Nhiều hang động chứa đựng những di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa Không ít hang động đã được xây dựng thêm các công trình kiến trúc như chùa chiền, tạo nên một thế giới tâm linh đầy bí ẩn… như vậy có thể nói hang động karst là một loại tài nguyên du lịch – một loại hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi cao Các công trình nghiên cứu, điều tra hang động ở Việt Nam đã phát hiện có khoảng 200 hang động, trong đó phần lớn (90%) là các hang ngắn và trung bình (có độ dài dưới 100m) và chỉ có trên 10% số hang động dài trên 100m Các hang động dài nhất phát hiện ở nước ta được tập trung chủ yếu ở khối đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) như hang vòm dài tới 27km (chưa kết thúc), động Phong Nha gần 8km, hang tối 5,5km

Có thể chia các hang động ở Việt Nam thành 3 khu vực chính:

(1) Ở Đông Bắc, các hang động chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn

(2) Ở Tây Bắc hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng và phân bậc rõ rệt (3) Ở Bắc Trường Sơn các hàng hầu như chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là tuyến chảy của các dòng sông hiện nay

+ Địa hình ven bờ

Nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển đẹp nhiều bãi vẫn còn đang ở dạng sơ khai chưa bị ô nhiễm độ dốc trung bình từ một độ đến 3 độ với một hệ thống đảo ven bờ ở trong đó có một số đỏ có giá trị về du lịch

Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển bãi cát bằng phẳng độ dốc trung bình đủ điều kiện khai thác phục vụ du lịch các bãi biển phân bố chạy dọc từ Bắc vào Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) và vịnh Vân Phong cho đến Phan Thiết Đây là tiềm năng lớn để tạo nên các khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Pattaya – Thái Lan hay Bali – Indonesia )

Vùng biển nước ta có khoảng 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó đại bộ phận là đảo gần bờ hai quần đảo xa bờ nhất nước ta là Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực giữa là đông nam biển đông các đảo và quần đảo có giá trị cho hoạt động du lịch các đảo ở nước ta phân bố từ Bắc vào Nam nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Đông Bắc với hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng gần hơn 2.000 hòn đảo chiếm 60% tổng số đó cả nước trên các đảo có nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp còn nguyên vẻ hoang sơ và những

Trang 9

điều kiện tự nhiên rất đặc sắc để phát triển các loại hình du lịch biển tiêu biểu như các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo

Trang 10

b.Khí hậu:

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.Tính chất nhiệt đới thể hiện ở tổng lượng bức xạ ở miền Bắc trên 120kcal/cm2/năm, còn ở miền Nam là trên 130 kcal/cm2/năm nhiệt độ trung bình năm là 22 đến 27oC Tổng nhiệt độ hoạt động là từ 8.000 đến 10.000oC tính chất ẩm thể hiện ở lượng mưa trung bình năm từ 1.500 đến 2.000 mm Ở những sườn đón gió có nhiều nơi lượng mưa lên tới 3.500 đến 4.000 mm độ ẩm không khí thường xuyên trên 80%

Tính chất gió mùa làm cho khí hậu nước ta bị phân hóa, biến động phức tạp gió mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với đặc điểm thời tiết lạnh và khô nửa đầu phần mùa đông và lạnh ở nửa cuối mùa đông do khí cực đới bị biến tính và suy yếu khi di chuyển vào phía Nam từ vĩ độ 16oB trở vào Nam về mùa đông thống trị là tính phong Thái Bình Dương, nhất là vào các thời kỳ chuyển mùa (vào tháng 9, 10 năm đến thời tiết mát ẩm)

Gió mùa hạ ở nước ta rất phức tạp vào đầu mùa hạ khối không khí nhiệt đới từ Vịnh bengan thổi vào nước ta theo hướng tây nam gây ra hiện tượng thời tiết khô nóng ở Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng lại mưa lớn ở đầu mùa cho Tây Nguyên và Nam Bộ và cuối mùa hạ thống trị là khối xích đạo thổi theo hướng tây nam và Tây Nguyên, Nam Bộ theo hướng Nam vào miền Trung và Đông Nam vào Bắc Bộ khối khí này gây mưa lớn ở cả 2 miền nam bắc nhất là khi gặp các nhiễu động khí quyển khác nhau như bão hội tụ nội chí tuyến gây mưa lớn

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới đã tạo cho cảnh quan thiên nhiên trên cả nước giống như những công viên khổng lồ với màu sắc rặc rỡ của cây và cỏ, hoa và lá, không giống như những thảo nguyên đầy cỏ gai và ngải đắng hay những vùng hoang mạc trơ trụi đất cát Sự ưu ái của thiên nhiên đã tạo cơ sở cho nước ta triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi, giải trí như: nhảy dù, chơi tàu lượn, kinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm, du lịch sinh thái như: tham quan, nghiên cứu, dã ngoại…

Tuy nhiên khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa cũng gây ra những phiền phức không nhỏ cho hoạt động du lịch của nước ta như bão trên các vùng biển, duyên hải và hải đảo, gió mùa đông bắc trong mùa đông ở phía Bắc; gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa Trên nền cơ bản nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn biến của khí hậu nước ta rất phong phú với sự phân hóa theo không gian và thời gian, mà nguyên nhân chính là do đặc điểm của bề mặt đệm Khí hậu có sự phân hóa từ Bắc tới Nam, từ Đông sang Tây và từ thấp lên cao do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, kết hợp với tác động của chế độ gió mùa

Miền khí hậu phía Bắc có ranh giới từ dãy Bạch Mã ra Bắc với đặc điểm là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Nền khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình >20 oC Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên trong năm có mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng, nhiệt độ trung bình <18oC, biên độ dao động nhiệt năm khoảng >9oC Với

Trang 11

khí hậu có hai mùa chính là màu hạ và mùa đông và hai thời kỳ chuyển tiếp là xuân, thu mỗi mùa thiên nhiên có một cảnh sắc đặc biệt hấp dẫn riêng đối với từng đối tượng du khách

Khí hậu miền Bắc có đủ bốn mùa xuân hạ thu đông mùa xuân với làn mưa nhẹ nhẹ rất xuất sắc núi rừng phủ màu xanh lá hoa mai hoa mơ nở trắng vùng Tây Bắc hoa đào tô thắm vùng đông bắc mùa hè những tia nắng rực rỡ khắp mọi nơi những bờ biển xanh tràn nắng và gió là địa điểm thích hợp cho hoạt động du lịch phía bắc sang thu thời tiết se lạnh những cơn gió đầu mùa thổi trên những cánh đồng quê làng quê miền Bắc vào mùa đông những đợt gió đông bắc lạnh giá bầu trời xám xịt tất cả những điều đó tạo nên những điều mà miền nhiệt đới thực sự nhưng phương nam không hề có

Khí hậu miền Nam mang sắc thái khí hậu cận xích đạo gió mùa Nền nhiệt độ thiên về xích đạo, quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình 25oC và không có tháng nào nhiệt độ <20oC Điều kiện khí hậu này tạo điều kiện cho phía Nam phát triển du lịch quanh năm đặc biệt từ vĩ độ 20 Bắc trở vào Nam miền khí hậu Việt Nam đầy nắng và gió thích hợp cho các hoạt động du lịch nghỉ biển nghỉ núi khám phá mạo hiểm du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng

Bên cạnh sự phân hóa theo chiều bắc – nam, đông – tây, sự phân hóa khí hậu theo độ cao cũng tương đối rõ nét Về cơ bản, trên lãnh thổ nước ta, theo chiều cao cảnh quan được chia thành 3 đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa Trên các vùng núi cao, không khí mát mẻ quanh năm, không có tháng nào nhiệt độ >25oC, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thích hợp với các hoạt động du lịch Chẳng hạn như Đà Lạt, quanh năm có nhiệt độ không khí từ 16,4 – 19,7oC, Sa Pa có tới 7 tháng điều kiện khí hậu dễ chịu từ tháng 10 đến tháng 4, ứng với nhiệt độ trung bình tháng 15,6 – 19,8oC Do có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khỏe con người nên ở nhiều vùng núi cao nước ta như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt đều được lựa chọn và hình thành các điểm du lịch nghỉ núi nổi tiếng ở nước ta

Đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu trong năm đối với hoạt động du lịch

1

22

23

24

25

26

27

28

29

110

111

112

Quảng Ninh – Hải Phòng Huế - Đà Nẵng

Nha Trang – Khánh Hoà Vũng Tàu – Côn Đảo

Trang 12

Thuận lợi Tương đối thuận lợi Ít thuận lợi

c Nguồn nước:

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ trung bình khoảng 0,5 đến 1km trên 1km/1km2 Dọc bờ biển trung bình cứ 20km lại có một cửa sông Cả nước có khoảng 2.360 con sông (chỉ tính sông dài từ 10km trở) Nước ta có 9 hệ thống sông lớn Đó là các hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng, Hồng - Thái Bình, Mã, Cả, Thu Bồn, Ba (Đà Rằng), Đồng Nai, sông Cửu Long (Mê Kông) chiếm 80% diện tích 70% nguồn nước và hơn 80% dân số sinh sống của cả nước

Đối với hoạt động du lịch nhiều hệ thống sông kết hợp với các cảnh quan của địa hình nơi nó chảy qua tạo nên bức tranh phong cảnh hữu tình có sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch Ở nước ta nhiều dòng sông đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch như sông Hương, sông Đà các hệ thống kênh rạch chằng chịt ở đồng bằng sông Cửu Long Tuy nhiên thủy chế phân hóa theo mùa gây nên những khó khăn không nhỏ tới hoạt động du lịch nhất là vào mùa mưa lũ Bên cạnh đó còn có nhiều dòng chảy trên các nền địa hình phức tạp như thác Bản Giốc (Cao Bằng), thác Bạc (Lào Cai), thác Đầu Đẳng (Bắc Kan), thác Bờ (Hòa Bình), thác Đray Sáp, thác Trinh Nữ, thác Gia Long (Đăk Nông) các nước tạo ra vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết trong lành hùng vĩ có sức hấp dẫn cao đối với du khách

Sông ngòi nước ta có tốc độ dòng chảy lớn, kết hợp với dòng sông nhiều thác ghềnh đã tạo nên các thủy điện lớn Việc khai thác thủy điện trên các dòng sông góp phần tạo nên phong phú cảnh quan du lịch đó là nơi các hồ thủy điện dụng như Hòa Bình và Thác Mơ đã trở thành các điểm tham quan hấp dẫn của đông đảo du khách nước ta, có nhiều hồ lớn tạo thành phong cảnh có giá trị điều hòa khí hậu dòng chảy tiêu úng cung cấp nước cho công nghiệp nuôi trồng thủy sản phát triển thủy lợi thủy điện và nghỉ ngơi du lịch đối với hoạt động du lịch cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo đều có giá trị to lớn Theo thống kê hiện nay nước ta có hơn 1.000 hội tự nhiên và nhân tạo diện tích dao động từ dài hecta đến vài chục thậm chí có đến hàng nghìn hecta

Tiềm năng nước ngầm của nước ta khá phong phú có giá trị cao đối với du lịch đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh Nước ta có trên 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với những lỗ khoan có nhiệt độ từ 270C đến 1050C được phân bố từ Bắc vào Nam các nguồn nước khoáng đặc trưng bởi các thành phần hóa học đa dạng và các hàm lượng nguyên tố vi lượng đáng kể Chính nhờ những nguyên tố vi lượng này mà giá trị chữa bệnh của nước khoáng có khả năng thu hút du khách

Các nguồn nước khoáng thiên nhiên gắn với du lịch chữa bệnh với vài trăm nguồn nước khoáng đáng kể như: Vĩnh Hảo, Kim Bôi, Quang Hanh, Bình Châu…

Trang 13

Đặc biệt các nguồn nước khoáng nóng khá dồi dào, có tới >80% tổng nguồn nước khoáng của cả nước với nhiệt độ cao >350C Đó là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch, nhất là trong thời kỳ mùa đông tương đối lạnh ở miền Bắc

Với mục đích chữa bệnh, có thể phân chia nước khoáng của nước ta thành các nhóm chủ yếu sau đây:

- Nhóm nước khoáng Cacbonic: Phân bố chủ yếu trên một vùng rộng lớn từ Bình Thuận đến Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắk Lắk Hàm lượng CO, trong

nước thường gặp 800 – 1.000 mg/1, không ít nguồn đạt tới 2.000 – 2.020mg/1 Nguồn

nước khoáng này có tác dụng giải khát, chữa bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, các bệnh thần kinh ngoại biên Các điểm mỏ nước khoáng thuộc nhóm này tiêu biểu có thể kể đến Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Châu Cát (Bình Thuận); Suối Nghệ (Bà Rịa - Vũng Tàu); Suối Nho (Đồng Nai); Phú Hội (Lâm Đồng); Đăk Mol (Đắk Lắk)

- Nhóm nước khoáng Silic: Phần lớn phân bố ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận và rải rác ở một số nơi khác Công dụng của nước khoáng silic chủ yếu là chữa bệnh tiêu hoá, thần kinh, thấp khớp, phụ khoa Tiêu biểu cho nhóm này là các nguồn nước khoáng ở Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Phù Cát - Bình Định

- Nhóm nước khoáng Brôm – Tốt – Bo: Công dụng chữa bệnh ngoài thần kinh, phụ khoa Điển hình là các nguồn ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiên Lãng (Hải Phòng)

Ngoài ba nhóm trên còn có một số nhóm nước khoáng khác (liti, Sun hydro, asen – flo, phóng xạ ) cũng có giá trị với du lịch nghỉ ngơi và chữa bệnh

Một số nguồn nước khoáng chủ yếu ở Việt Nam

Kênh Gà Ninh Bình NaCl, KCl, CaCl2, MgO Nhiệt độ trung bình 53oC

Chữa khớp, viêm dây thần kinh, dạ dày, kích thích hoạt động của gan, mặt

Kì Phú Ninh Bình CaCl2, MgO

Nhiệt độ trung bình 35oC

Chữa các bệnh tiêu hoá, phụ khoa, nhiễm thuỷ ngân

Trang 14

Quang Hanh Quảng Ninh Br, I, Bo

Nhiệt độ trung bình 45oC

Chống mất nước, chữa đau dạ dày, gan, táo bón,… Kim Bôi Hoà Bình SiO2

Nhiệt độ trung bình 37oC

Chữa thấp khớp, dạ dày và đại tràng

Mĩ Lâm Tuyên Quang Si

Nhiệt độ trung bình 40oC

Điều hoà tiêu hoá, xương – cơ thấp khớp, đại tràng, cột sống

Bang Quảng Bình Si (H2SiO3)

Nhiệt độ trung bình 105oC

Chống viêm nhiễm, bệnh ngoài da, viêm thần kinh toạ, viêm xương, thấp khớp

Nhiệt độ trung bình 43oC

Chống viêm nhiễm, bệnh ngoài da, viêm thần kinh toạ, viêm xương, thấp khớp Nô Bồ Quảng Bình Na2O

Nhiệt độ trung bình 66oC

Chống viêm nhiễm, phụ khoa và các bệnh mãn tính Tân Lâm Quảng Trị H2SiO3

Thanh Tân Thừa Thiên – Huế

SO2, hơi mặn Chống viêm nhiễm, phụ khoa, viêm xương Hương Bình Thừa Thiên –

Trang 15

Vĩnh Hảo Bình Thuận CO2, F, Fe, Al nước trong, nhiều khoáng chất Nhiệt độ trung bình 37oC

Chữa đau gan, thận và dạ dày

Bình Châu Bà Rịa – Vũng Tàu

Cl

Nhiệt độ tầng mặt 64oC, đáy 84oC

Chữa ứ máu, thấp khớp, lưu thông huyết mạch

- Các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng di tích, lịch sử, văn hóa, môi trường…

Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công

nhận chính thức thông qua nghị định Thông thường, vườn quốc gia nằm trên địa phận nhiều tỉnh, thành phố thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quản lý còn vườn quốc gia nằm trong địa giới một tỉnh, thành phố thì do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lý Các vườn quốc gia tại Việt Nam trải dài từ Bắc đến Nam, từ biên giới đến hải đảo xa xôi, nhằm bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, động thực vật, cảnh quan tự nhiên đa dạng từ những cánh rừng sương mù cận nhiệt đới (Phia Oắc - Phia Đén), rừng á nhiệt đới núi cao, rừng nhiệt đới thường xanh cho đến rừng ngập mặn ven biển

Trang 16

của Xuân Thủy, Cát Bà, Mũi Cà Mau, hay rừng tràm trên than bùn tại U Minh Thượng và U Minh Hạ

Hiện nay Việt Nam có 33 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.665,44 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập vào năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Tà Đùng được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018 nằm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất, trong khi những cánh rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy là vườn quốc gia có diện tích nhỏ nhất

Các địa phương có số lượng vườn quốc gia nhiều nhất là 2 vườn quốc gia bao gồm: Kiên Giang (U Minh Thượng, Phú Quốc); Cà Mau (U Minh Hạ, Mũi Cà Mau); Bình Phước (Cát Tiên, Bù Gia Mập); Lâm Đồng (Cát Tiên, Bidoup Núi Bà); Ninh Thuận (Phước Bình, Núi Chúa), Đắk Lắk (Chư Yang Sin, Yok Đôn); Thanh Hóa (Cúc Phương, Bến En) Một số vườn quốc gia nằm tại nhiều tỉnh như là: Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lai Châu và Lào Cai); Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang); Cúc Phương (Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa); Cát Tiên (Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai) Đa số các vườn quốc gia tại Việt Nam nằm trên khu vực đất liền, ngoại trừ một số vườn quốc gia bao gồm cả diện tích mặt biển là: Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải Phòng); Mũi Cà Mau (Cà Mau); Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); Núi Chúa (Ninh Thuận); hai vườn quốc gia bao gồm khu vực mặt nước khác là Ba Bể (Bắc Kạn) và Xuân Thủy (Nam Định)

Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2003 Ngoài ra, một phần của vườn quốc gia Bái Tử Long cũng nằm trong Di sản thế giới Vịnh Hạ Long Một số vườn quốc gia khác cũng nằm trong danh sách Di sản dự kiến của UNESCO như Vườn quốc gia Cát Tiên, Cát Bà thuộc quần đảo Cát Bà; Vườn quốc gia Ba Bể thuộc khu di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang Một di sản dự kiến khác của Việt Nam là hang Con Moong nằm trong vườn quốc gia Cúc Phương

Vườn di sản ASEAN có 6 vườn quốc gia được công nhận vườn di sản ASEAN đó là vườn quốc gia Hoàng Liên, Ba Bể, Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh, U Minh Thượng và Bái Tử Long Vườn di sản ASEAN là danh hiệu có giá trị để phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học, văn hóa, giáo dục Để được công nhận là vườn di sản, vườn quốc gia phải đảm bảo được các tiêu chí về tính tự nhiên, hoang dã, tính nguyên vẹn về hệ sinh thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật quần thể Các vườn di sản ASEAN phải thực thi và chịu trách nhiệm về các chính sách bảo tồn sinh vật quý hiếm sống trong khu vực Đông Nam Á

Trang 17

Các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam Tên khu Diện tích

(ha)

Năm công nhận

Hệ sinh thái đặc trưng

Rừng ngập mặn, hải đảo, rạn san hô, đầm lầy

Rừng tràm ngập nước theo mùa

Rừng nhiệt đới nguyên sinh và thứ sinh trên đảo Phú Quốc, rừng trên núi đá vôi Hòn Chuông

Tây Nghệ An 1.303.285 2007 Rừng thường xanh trên đất thấp Động vật đặc hữu Sao la

Cù Lao Chàm – Hội An

8 265 2009 San hô, rong biển

Rừng mưa nhiệt đới trên đảo

Mũi Cà Mau 371.506 2009 Rừng ngập mặn, bãi bùn, đầm lầy ngập nước than bùn

Hệ sinh thái biển

Langbiang 275.439 2015 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đời núi trung bình

Trang 18

Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới

Rừng thưa cây lá kim (Thông 3 lá) á nhiệt đới núi thấp

Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với lá rộng

Di sản thế giới: Một số vườn quốc gia Việt Nam đã được UNESCO công nhận

là di sản thiên nhiên thế giới như Phong Nha - Kẻ Bàng, hoặc là một phần của di sản thiên nhiên thế giới như Bái Tử Long thuộc di sản Vịnh Hạ Long

Một số vườn quốc gia khác cũng nằm trong danh sách di sản dự kiến của UNESCO như vườn quốc gia Cát Tiên, Cát Bà thuộc Quần đảo Cát Bà; vườn quốc gia Ba Bể thuộc khu di sản thiên nhiên Ba Bể - Na Hang và Hang Con Moong nằm trong vườn quốc gia Cúc Phương

Một số hệ sinh thái đặc biệt: Ở nước ta một số hệ sinh thái đặc biệt tiêu biểu cho

thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã được khai thác phục vụ mục đích du lịch Điển hình là: - Hệ sinh thái núi cao: Với 3/4 diện tích lãnh thổ trên đất liền là đồi núi thì hệ sinh thái trên núi cao đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hệ thống sinh cảnh ở Việt Nam Những hệ sinh thái núi cao điển hình là hệ sinh thái Fansipan, Mẫu Sơn, Sa Pa, Bạch Mã, Bà Nà, Đà Lạt Hệ thực vật chủ yếu là các loại rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim như các loài pơ mu, thông, kim giao, lãnh sam, thiết sam, trúc Hệ động vật phát triển với khoảng trên 400 loài thú, 34 loài chim, trong đó có nhiều loài quý hiếm Hệ sinh thái này là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch nghiên cứu, sinh thái

- Hệ sinh thái đất ngập nước: Hệ sinh này ở nước ta rất đa dạng và phong phú với những đặc thù riêng bao gồm dải đất ven biển, vùng nước quanh các đảo có độ sâu không quá 6m, những cửa sông rộng lớn kèm theo vùng đầm lầy, các bãi triều, rừng ngập mặn, đầm phá ven biển, hồ nước ngọt tự nhiên và nhân tạo, các vực nước sông suối Vùng đất ngập nước có các hệ sinh thái khác nhau, từ hệ sinh thái ngập mặn đến hệ sinh thái nước vùng châu thổ sông Cửu Long, các hệ sinh thái đầm phá Mỗi hệ sinh thái lại có đặc trưng khác nhau, tạo nên tiềm năng, đa dạng để phát triển du lịch Có thể khai thác hệ sinh thái này cho các hoạt động du lịch tham quan, nghiên cứu, vui chơi, giải trí (như đua thuyền, lướt ván, nghỉ ngơi, tắm biển)

- Hệ sinh thái san hô: Đây là một trong những hệ sinh thái đặc thù của vùng biến nhiệt đới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách khi đến các nước nhiệt đới Hệ sinh thái san hô nước ta khá giàu về thành phần loài, trong đó ở vùng biên phía Bắc đã xác định được 95 loài thuộc 35 giống, 13 họ và ở vùng biển phía Nam định tên được 225

Trang 19

loài thuộc 69 giống Các rạn san hô cũng là nơi quần tụ của nhiều loài sinh vật khác nhau như tu hài, sò lông, trai ngọc, bào ngư, ốc nón, ốc bảo bối, hải sâm, sao biển Sự đa dạng về thành phần loài cùng Với nhiều loại hải sản tập trung ở nước ta cho phép tổ chức hoạt động du lịch sinh thái ở các vùng biển khác nhau từ vịnh Hạ Long đến vùng biển và Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, kể cả các quần đảo xa bờ

- Các điểm tham quan sinh vật: ở nước ta có rất nhiều điểm tham quan loại này thu hút đông đảo ,,, tới thăm như các vườn thú, vườn bách thảo, công viên vui chơi giải trí ( Nội, thành phố Hồ Chí Minh); các viện bảo tàng sinh học, bảo tàng hải dương học (ở Hải Phòng, Nha Trang), các sân chim; vườn cây ăn trái ở đồng bằng Cửu Long; cơ sở thuần dưỡng voi ở Bản Đôn (Đắk Lắk), nuôi trăn, rắn, cá sấu các vùng miền trên cả nước Đây cũng là một trong những tiềm năng làm phong phú thêm cho các tour du lịch

I.2.2 Tài nguyên nhân văn: a Di tích văn hoá - lịch sử

Giá trị lịch sử văn hóa là yếu tố cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn độc đáo của các sản phẩm du lịch, có sức lôi cuốn du khách đến tìm hiểu một nền văn hóa khác lạ Việt Nam là đất nước của những di tích lịch sử - văn hóa lâu đời, có giá trị cao đối với du lịch theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, nước ta hiện có khoảng 7.300 di tích các loại trên phạm vi 63 tỉnh thành của cả nước Các di tích văn hóa – lịch sử rất phong phú và đa dạng được chia thành các nhiều loại; các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương

*Các di sản văn hóa thế giới:

Việt Nam với bề dày lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên biết bao nét đẹp văn hóa truyền thống, trong đó có giá trị văn hóa được cả thế giới tôn vinh Nghị quyết Trung Ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta đã khẳng định “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết với cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc và cơ sở để sáng tạo nhằm giá trị mới và giao lưu văn hóa Cần phải hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” Tính đến năm 2017 trên cả nước có 13 di sản văn hóa phi vật thể thế giới, có 08 các di sản văn hoá vật thể thế giới tại Việt Nam, có 04 di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận

Các di sản này có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch và niềm tự hào, là tài sản vô giá của quốc gia và nhân loại

Trang 20

Các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận

STT Di sản văn hóa phi vật thể Thời gian công nhận

11 Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt

1/12/2016

12 Nghệ thuật hát bài Chòi Trung Bộ 7/12/2017

Trang 21

Các di sản văn hoá vật thể thế giới được UNESCO công nhận tại Việt Nam

Di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận

2 Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám 3/2010

3 Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm 2012

Trang 22

4 Châu bản triều Nguyễn 2014

*Các di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương

Theo quy định Luật di sản văn hóa ngày 23/07/2013 các di sản di tích lịch sử - văn hóa, thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương bao gồm các di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hóa văn nghệ và các danh lam thắng cảnh

Là một quốc gia có khoảng 4000 năm lịch sử, nên di tích văn hoá - lịch sử ở nước ta rất phong phú Đó là tài sản vô giá của nước ta Theo thống kê về số lượng di tích văn hoá - lịch sử

- Có khoảng 650 di sản được Hội đồng di sản thế giới công nhận

- Tính đến năm 2017, Việt Nam có 8 di sản vật thể, 13 di sản văn hóa phi vật thể - 9 ứng cử di sản vật thể

- Cả nước có gần 4 vạn di tích, trong đó có 2.715 di tích được Bộ Văn hoá xếp hạng (di tích lịch sử 51.2%; di tích kiến trúc nghệ thuật 44,2%; di tích khảo cổ 1,3%; thắng cảnh 3,3%)

- Hiện nay, có khoảng 117 bảo tàng (bảo tàng trung ương:6; bảo tàng tỉnh và thành phố: 79; bảo tàng chuyên ngành: 32)

- Các di tích khảo cổ:

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc lên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng lên nền văn hiến Việt Nam Như một dòng chảy không ngừng nghỉ, các tầng văn hóa Việt Nam luôn nối tiếp Mỗi giai đoạn là một thang bậc phát triển mang dấu ấn văn hóa của chủ thể sáng tạo, thể hiện khá rõ nét qua các di vật được khai quật từ trong lòng đất Các di vật này không chỉ có ý nghĩa về khoa học, mang đến giá trị to lớn mà còn cho hoạt động tham quan du lịch Các di khảo cổ đa dạng và phức tạp thuộc nhiều tầng văn hóa khác nhau: thời đồ đá với các di chỉ Núi Đọ - Thanh Hóa (văn hóa Đông Sơn), hang Chổ - Hòa Bình…

Tại các di chỉ khảo cổ, nhiều địa điểm đã và đang được khai thác lồng ghép trong chương trình du lịch Điểm hình trong số này là cụm di chỉ Núi Đọ, Thanh Hóa (nơi đã xác nhận Việt Nam nằm trong cái nôi rộng lớn hình thành loài người, đồng thời góp phần quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại vì di chỉ của người tối cổ chưa được phát hiện nhiều nên mỗi di chỉ phát hiện được đều là một tia sáng soi vào quá khứ xa

Trang 23

xăm và phức tạp của lịch sử), động người xưa (Cúc Phương – Ninh Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Khu đền Tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam)

- Các di tích lịch sử:

Lịch sử đã đi qua, nhưng những mốc son của dân tộc và con người Việt Nam chưa bao giờ phai mòn trước gió bụi của thời gian, trước những biến thiên của lịch sử Nó đã gắn chặt vào tâm thức của con người, đã trở thành niềm vui, nỗi buồn, khổ đau, hạnh phúc, cuội nguồn của sức mạnh dân tộc và thực sự ghi đậm dấu ấn vào lịch sử văn minh của nhân loại Có thể nói mỗi địa danh, mỗi tên làng, tên núi, tên sông ở nước ta đều rạng rỡ những chiến công bất tử, đều là những di tích lịch sử có giá trị văn hóa và nhân văn sâu sắc trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau

Các di tích lịch sử nước ta bao gồm:

+ Các di tích ghi dấu những sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa quyết định tới hướng phát triển của đất nước và địa phương Tiêu biểu cho các di tích Đền Hùng (Phú Thọ), bến Bình Than (Hải Dương), căn cứ Việt Bắc, quảng trường Ba Đình…

+ Các di tích ghi dấu chiến công chống quân xâm lược như sông Bạch Đằng, Đống Đa, Ải Chi Lăng, Điện Biên Phủ…

+ Các di tích tưởng niệm như di tích gắn với Đức Thánh Trần – Trần Quốc Tuấn (Kiếp Bạc – Hải Dương), Nguyễn Du ( Hà Tĩnh), Làng Sen quê Bác (Nam Đàn – Nghệ An), …

+ Di tích ghi dấu tội ác của đế quốc phong kiến: Nhà tù Côn Đảo, nhà tù Sơn La, Hỏa Lò…

Nếu các đô thị cổ như Hội An, phố Hiến, Hà Nội là khu buôn bán nhộn nhịp một thời thì các làng cổ lại mang dáng dấp bình dị, thân thuộc với nhiều đặc điểm cấu trúc và nét văn hóa xưa có sức hấp dẫn đối với du khách bốn phương hiện nay nhiều làng cổ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là: tích lịch sử cấp quốc gia cần được bảo tồn và tôn tạo Điển hình là các làng cổ và đang được khai thác phục vụ du

Trang 24

lịch như: Đường Lâm, Sự Đa (Hà Nội), Thị Hà (Bắc Giang), Đông Sơn (Thanh Hóa), Phước Tích (Huế), Túy Loan (Đà Nẵng), Phú Vinh (Khánh Hòa), Long Tuyền (Cần Thơ)

• Chùa

Ở Việt Nam có lẽ Chùa là nhiều nhất Chùa là nơi thờ Phật, có thể ghé thêm các tôn giáo bản địa, tín ngưỡng dân gian, nhưng gian chính là thờ Phật Chùa có thể có tăng ni trụ trì, sinh sống, mà cũng có thể chỉ có người trông chờ Chùa là những di tích cổ nhất còn lại ở nước ta, đặc biệt là miền Bắc Trong cá các ngôi chùa hiện hữu có nhiều chùa có phong cảnh đẹp, có giá trị về kiến trúc mĩ thuật Các ngôi chùa này tập trung nhiều ở các địa phương như Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng Nhiều chùa có thể khai thác phục vụ mục đích du lịch, mà tiêu biểu trong số này có thể kể đến như: chùa Trấn Quốc, chùa Tây Phương, chùa Đậu, chùa Trăm Gian, chùa Mía, chùa Hương (Hà Nội); chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích (Bắc Ninh); chùa Quỳnh Lâm, chùa Tháp, chùa Ba Vàng (Quảng Ninh); chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang); chùa Cổ Lễ, chùa Phổ Minh (Nam Định); chùa Bái Đính, Địch Lộng, chùa Bích Động (Ninh Bình); chùa Thiên Mụ, chùa Từ Đàm, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc, chùa Huyền Không (Huế); chùa Cầu (Hội An - Quảng Nam); Thích ca Phật đài (Bà Rịa – Vũng Tàu); chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Giác Lâm, chùa Ấn Quang (thành phố Hồ Chí Minh); Chùa Dơi (Sóc Trăng); chùa Vĩnh Tràng Tiền Giang)

• Đình làng

Đình là một công trình kiến trúc quan trọng ở làng quê Việt Nam Bất kì một làng quê nào ở nước ta cũng có một ngôi đình Đình là ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, dùng làm nơi thờ Thành Hoàng và họp việc làng Vào những ngày lễ, tết, dân làng đến đình thắp hương tế lễ nhộn nhịp, cầu mong Thành Hoàng và Trời Đất giúp cho mưa thuận gió hòa, cày cấy, làm ăn thuận tiện và có nhiều phúc lành Ngôi đình cổ kính, trang nghiêm, ẩn mình sau lũy "xanh mướt là một tác phẩm nghệ thuật của con người hòa nhập vào làng quê Việt Nam” có nhiều ngôi đình cổ có giá trị cao đối với văn hóa và du lịch, hình như đình Tây Đằng, đình Yên Sở, đình Kim Liên (Hà Nội); đình Thượng (Bắc Giang); đình Bảng (Bắc Ninh); đình Hoành Sơn (Nghệ An); đình Dương Nỗ, đình Kim Long (Huế); đình Tân Phú Đông đình Tân Phú Trung tại Sa Đéc (Đồng Tháp); đình Châu Phú tại Châu Đốc (An Giang)

• Nhà thờ

Nhà thờ gắn với Kitô giáo ở Việt Nam thường mang kiến trúc phương Tây, chịu ảnh hưởng của phong cách kiến trúc bản địa (chạm khắc trên đá, trên gô, hình tứ linh, tứ quý, uốn mái cong kiểu đầu đao ) Hiện nay Việt Nam có khoảng 5.400 nhà thờ,

Trang 25

trong đó có nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), nhà thờ Trà Cổ (Quảng Ninh), nhà thờ Con gà (Đà Lạt), nhà thờ Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ Lớn (Hà Nội), nhà thờ Đức Bà (thành phố Hồ Chí Minh); nhà thờ đá cổ Sa Pa (Lào Cai) là những nhà thờ lớn, có kiến trúc đẹp và là những điểm đến có giá trị đối với du lịch

Ngoài các nhà thờ đạo Kito, đạo Tin lành, ở nước ta còn có nhiều nhà thờ họ với kiến trúc độc đáo, gắn với truyền thống kính hiếu, tôn thờ tổ tiên Các công trình này cũng hấp dẫn đối với khách tham quan, nghiên cứu về kiến trúc, văn hóa và mĩ thuật

Trong số các di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị đối với du lịch còn có thành quách như thành nhà Mạc (Tuyên Quang, Lạng Sơn), thành nhà Hồ (Thanh Hóa), thành Bắc Ninh, thành Tây Sơn, thành Nam Định và một số di tích khác như lăng các vị vua triều Nguyễn (Thừa Thiên - Huế), lăng vua Đinh (Ninh Bình), tòa thánh đạo Cao Đài (Tây Ninh), tháp Bà Ponagar, tháp Poshang, tháp Hòa Lai, tháp Pôklông, tháp Nhạn, Dương Long, Cánh Tiên Các di tích này cũng là những điểm đến hấp dẫn đối với du khách

- Các di tích khảo cổ

Việt Nam là vùng đất có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cơ trú nên từ hàng ngàn năm trước các cộng đồng dân cư đầu tiên đã định cư tại mảnh đất này Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam

Như một dòng chảy không ngừng nghỉ, các tầng văn hóa Việt Nam luôn nối tiếp nhau Mỗi giai đoạn là một thang bậc phát triển mang dấu ấn văn hóa của chủ thể sáng tạo, thể hiện khá rõ qua các di vật được khai quật từ trong lòng đất Các di vật này không chỉ có ý nghĩa về khoa học mà còn mang đến giá trị to lớn cho hoạt động tham quan du lịch Các di chỉ khảo cổ đa dạng và phức tạp thuộc nhiều tầng văn hóa khác nhau: Thời đồ đá với các di chỉ Núi Đọ - Thanh Hóa (văn hóa Đông Sơn); Hang Chổ – Hòa Bình (văn hóa Hòa Bình); Hang Phia và Tuyên Quang (văn hóa Hòa Bình với sắc thái văn hóa tiên sử lưu vực sông Gâm di chỉ Ba Vũng - Quảng Ninh (văn hóa Hạ Long) Thời kì kim khí với các di (Đông Sơn - Thanh Hóa (thuộc văn hóa Đông Sơn)); di chỉ Xóm Rền – Phú Thọ (văn hóa Phùng Nguyên); Thành Dền - Vĩnh Phúc (Văn hóa Đồng Đậu); di tích Mán Bạc – Ninh Bình (đan xen nhiều nền văn hoá); mộ thuyền Động Xá - Hưng Yên (văn hóa Đông Sơn); đền Thượng - Cổ Loa; Sa Huỳnh – Quảng Ngãi (văn hóa Sa Huỳnh) Thời bộ lạc hoặc vương quốc cổ có di chỉ Cát Tiên – Lâm Đồng: Di tích Mĩ Sơn - Quảng Nam Thời kì quân chủ có các di tích như Thành nhà Hồ – Thanh Hóa: di vật có niên đại cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XV, toà tháp cổ Yên Bái; di tích Lam Kinh – Thanh Hóa; di chỉ Giồng Nổi – Bến Tre; Văn hóa Óc Eo: Đàn Xã Tắc – Huế và Hà Nội

Trang 26

Tại các di chỉ khảo cổ, nhiều địa điểm đã và đang được khai thác lồng ghép trong các chương trình du lịch Điển hình trong số này là cụm di chỉ Núi Đọ, Thanh Hóa (nơi đã xác nhận Việt Nam nằm trong cái nôi rộng lớn hình thành loài người, đồng thời góp phần quan trọng vào kho tàng văn hóa nhân loại vì di chỉ của người tối cổ chưa được phát hiện nhiều nên mỗi di chỉ phát hiện được đều là một tia sáng soi vào quá khứ xa xăm và phức tạp của lịch sử); Động Người Xưa (Cúc Phương - Ninh Bình); Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); khu đền tháp Mĩ Sơn (Quảng Nam)

Như vậy, có thể thấy Việt Nam là quốc gia có nhiều di chỉ khảo cổ học có giá trị về mặt khoa học, nghiên cứu, cũng như tham quan du lịch Các dich khảo cổ học đã và đang được Nhà nước ta bảo vệ, trùng tu, nghiên cứu và giữ gìn Tuy nhiên, việc khai thác các tài nguyên này vào hoạt động du lịch có nhiều hạn chế, hiệu quả thấp và chưa được đầu tư thỏa đáng

- Các danh lam thắng cảnh

Các danh lam thắng cảnh thường bao gồm các loại di tích nhân tạo và di tích thiên tạo Trên thực tế, nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch - thường hiện diện trong sự hài hòa với một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoặc thơ mộng Về cơ bản, danh lam thắng cảnh là nơi có phong cảnh thiên nhiên in chứa trong đó những công trình kiến trúc do con người tạo ra, thường là những ngôi chùa, ngôi đền hay một công trình văn hoá nào đó Phần lớn danh lam thắng cảnh ở Việt Nam đều có chùa thờ Phật Điển hình cho các danh lam thắng cảnh là chùa Hương, Bà Nà, Tam Thanh, Yên Tử, Tràng An, Thiên Mụ; khu danh thắng núi Sam, núi Bà Đen

b Lễ hội

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng Ở nước ta, lễ hội gắn bó với làng xã như một thành tố, một nhu cầu tất yếu không thể thiếu vắng trong đời sống xã hội Nếu hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình… đã trở thành biểu tượng trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam thì lễ hội là thành tố gắn bó không những thân thiết mà còn thiêng liêng, mãnh liệt…Cũng qua lễ hội có thể cảm nhận được những suy tư, lo lắng cũng như ước mơ, hi vọng được ấp ủ trong mỗi cá thể hay cả cộng đồng làng xã Đó cũng là nơi con người ký thác mọi niềm vui, nỗi buồn, là chỗ dựa tinh thần của cá nhân, dòng họ, cộng đồng trong một xã hội nông nghiệp đầy phấp phỏng, lo âu cùng bao trắc trở, rủi ro đều có thể ập đến

Về quy trình lễ hội thông thương địa phương nào trên cả nước mở hội cũng đều

tiến hành theo ba bước, bao gồm (1) Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai

đoạn: giai đoạn chuẩn bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần Chuẩn bị cho mùa lễ hội sau được tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sự phân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau Khi ngày hội sắp diễn ra, công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nước làm

Trang 27

lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần…(2) vào hội:

nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui Đây là toàn bộ những hoạt động chính có ý nghĩa nhất của một lễ hội Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít khách đến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi các hoạt động trong những ngày này

(3) Kết thúc hội (xuất tịnh, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa di tích

Lễ hội là dạng tài nguyên du lịch nhân văn quan trọng, tạo nên tấm thảm muôn màu Hấp dẫn khách du lịch không kém các di tích văn hoá- lịch sử, vì thông qua đó, họ có dịp tìm hiểu thêm về phong tục tập quán, lối sống, truyền thống lịch sử địa phương

Tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền

Thường gắn với sinh hoạt văn hoá dân gian như đối đáp của người Mường, múa xoè, ném còn của người Thái…

Hiện nay cả nước ta có gần 8.000 lễ hội trong đó:

- Lễ hội dân gian 7.039 (chiếm 88,36% tổng số lễ hội toàn quốc) - Lễ hội tôn giáo: 544 (6,16%)

- Lễ hội lịch sử cách mạng: 332 (4,16%) - Lễ hội du nhập từ nước ngoài: 10 (0,12%) - Lễ hội khác: 75 (1,2%)

Danh sách một số lễ hội truyền thống Ngày âm

lịch

Tháng Lễ hội truyền thống

Địa phương Lần đầu tổ chức năm

ngày 6 tháng 1 hội Gióng Sóc Sơn

Hà Nội, Sóc Sơn Nhà Tiền Lê

Trang 28

ngày 6-16 tháng 1 Lễ hội Cổ Loa Hà Nội, Đông Anh

ngày 6-1 tháng 1-3 Lễ hội chùa Bái Đính

Ninh Bình, Gia Viễn Nhà Lý

ngày 7 tháng 1 Lễ hội đầm Ô Loan

ngày 9 tháng 1 Đại lễ Đức Chí Tôn

Tây Ninh, Đạo Cao Đài

ngày 10 tháng 1 Hội xuân Yên Tử Quảng Ninh, núi Yên Tử

thế kỷ 14 Thiền phái Trúc Lâm, đến hết tháng 3

ngày 13

12-tháng 1 Hội phết Hiền Quan

Phú Thọ, huyện Tam Nông

ngày 22

15-tháng 1 Hội chùa Côn Sơn

Hải Dương, huyện Chí Linh

từ thế kỷ 14 tưởng nhớ sư Huyền

Quang và Nguyễn Trãi

ngày 15 tháng 1 Lễ hội làm chay Long An, thị trấn Tầm Vu

Trang 29

ngày 15 tháng 1 Tết Nguyên tiêu -

ngày 17 tháng 1 Lễ hội chọi trâu Vĩnh Phúc, huyện Lập Thạch

thế kỷ 2 trước CN

không tổ chức từ 1947-2002

ngày 19

18-tháng 1 Hội Xuân núi Bà Tây Ninh, Núi Bà Đen

ngày 10 tháng 2 Lễ hội đình Yên Phụ

Hà Nội, Hồ Tây thế kỷ 17 khôi phục từ 2003

ngày 19 tháng 2 Lễ hội Quán Thế Âm

Đà Nẵng, Ngũ Hành Sơn

Sơn

Đắc Lắc, bản Đôn

Liễu Hạnh

tháng 3 và 7

Lễ hội Điện Hòn Chén

Thừa Thiên - Huế, huyện Hương Trà

thế kỷ 16 thờ Thiên Y A Na

ngày 5-7 tháng 3 Lễ hội Chùa Thầy

ngày 6 tháng 3 Lễ hội cố đô Hoa Lư

Ninh Bình, huyện Hoa Lư

Nhà Lý tên cũ: Lễ hội Trường Yên

Trang 30

ngày 17

14-tháng 3 Lễ hội đền Thái Vi

Ninh Bình, huyện Hoa Lư

Nhiều nơi Nhà Đinh lớn nhất tại Đền Hùng, Phú Thọ

ngày 15

10-tháng 3 Lễ hội đền Mẫu Hưng Yên, Phố Hiến thờ Dương Quý Phi

ngày 6-10 tháng 4 Hội Gióng Phù Đổng

Hà Nội, huyện Gia Lâm

18-tháng 4 Lễ khao lề thế lính

Quảng Ngãi, huyện Lý Sơn

ngày 27

23-tháng 4 Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ

An Giang, Châu Đốc tại Miếu Bà Chúa Xứ, Núi Sam

bọ

nhân Đông phương

Trang 31

ngày 15 tháng 7 Lễ Vu Lan, Tết Trung Nguyên

mẹ

sau rằm tháng 7 Lễ hội Nghinh Ông (Quan Thánh Đế Quân)

Phan Thiết (Bình Thuận)

Hoa, tổ chức vào năm chẵn Tây Lịch

Chăm, 1 tháng 7 theo lịch Chăm

ngày 9 tháng 8 Lễ hội chọi trâu Hải Phòng, Đồ Sơn

ngày 20

15-tháng 8 Hội Đền Kiếp Bạc

Hải Dương, huyện Chí Linh

Hưng Đạo

ngày 15 tháng 8 Hội Yến Diêu Trì Tây Ninh, Tòa Thánh Tây Ninh

ngày 16 tháng 8 Lễ hội Nghinh Ông (Cá Voi)

Bình Thuận, Tiền Giang

ngày 15

13-tháng 9 Lễ hội Chùa Keo Thái Bình, Vũ Thư Nhà Lý

thập

ngày 16

14-tháng 11 Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

Ninh Bình, huyện Kim Sơn

Nhà Nguyễn

Trang 32

ngày 23 tháng 12 Tiễn Ông Táo về chầu trời

*Lễ hội dân gian

Lễ hội nói chung và lễ hội dân gian nói riêng trải rộng khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi động nằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá

khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước Đặc biệt, lễ hội dân gian ở nước ta gắn bó từng lãng xã, từng địa phương như một thành tổ không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng

Phần lễ trang trọng thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái các vị anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân với nước, cũng như các vị thánh thần, Phật, Mẫu Phần hội trong lễ hội dân gian thật đặc sắc và hấp dẫn đối với du khách bốn phương Các trò chơi ở lễ hội đa dạng như: thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa), đấu vật, đấu võ, chạy thi (Vị Khê, Nam Định), ném còn (ở các đồng bào dân tộc phía Bắc), đâm trâu, đánh cồng chiêng (đồng bào dân tộc Tây Nguyên), thi hát Quan họ, thi thổi cơm, đấu gà, dệt vải, đánh đu…

Lễ hội diễn ra quanh năm suốt từ Bắc đến Nam, nhưng tập trung nhiều nhất là vào mùa xuân, mùa sinh sôi nảy của vạn vật cỏ cây… giữa tiết trời ấm áp, lòng người phơi phới rủ nhau đi chảy hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tươi tất, con người hạnh phúc, ấm no

Như vậy có thể thấy sự phong phú của lễ hội dân gian vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc, vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

Một số lễ hội dân gian tiêu biểu ở Việt Nam gồm có:

- Lễ hội Đền Hùng – Phú Thọ, tổ chức vào ngày 10/03 âm lịch

- Lễ hội Chùa Hương – Hà Nội, tổ chức vào ngày 06/01 – 31/03 âm lịch - Lễ hội Yên Tử - Quảng Ninh, tổ chức vào ngày 10/01 – 31/03 âm lịch - Lễ hội Phủ Giầy – Nam Định, tổ chức từ 30/02 – 10/03 âm lịch

- Lễ hội Lim – Bắc Ninh, tổ chức vào ngày 13/01 âm lịch

Trang 33

- Lễ hội xuống đồng (Lồng Tồng) của các dân tộc Tày, Nùng, Việt Bắc, tổ chức từ ngày 06/01 âm lịch, lẽ hội thường kéo dài 5 - 7 ngày rằm) ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, nới có người Khmer sinh sống, tổ chức vào ngày 15/12 theo phật lịch (tương đương tháng 10 âm lịch)

- Lễ hội đâm trâu ở các tỉnh Tây Nguyên, tổ chức vào mùa lễ hội tháng 3; - Lễ hội Núi bà – Tây Ninh, tổ chức vào 29/12 âm lịch;

- Lễ hội Vía bà chúa Xứ Núi Sam – An Giang, tổ chức từ ngày 23 – 27 âm lịch; - Lễ hội Nghinh Ông (các tỉnh ven biển từ Quảng Bình tới Kiên Giang, mỗi địa phương lễ hội diễn ra vào một thời kỳ khác nhau)

- Lễ hội điện Hòn Chén – Thừa Thiên – Huế, tổ chức vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch - Lễ hội Oóc Om bóc (lễ cúng trăng)

* Lễ hội lịch sử cách mạng

Trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Việt Nam đã phải trải qua qua mấy chục năm với biết bao mồ hôi và xương máu, cuối cùng đã giành được độc lập và thống nhất đất nước như ngày hôm nay Những chiến công lẫy lừng từ chiến dịch Biên giới đến núi rừng Điện Biên Phủ, là vùng cao nguyên lộng gió hay đại ngàn Trường Sơn đến các trận đánh giữa thành phố Sài Gòn đã hòa lên bài ca hùng tráng tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng trước thế giới năm châu Với niềm tự hào dân tộc, các lễ hội lịch sử, cách mạng đã được tổ chức vào dịp kỷ niệm các ngày lễ hội của dân tộc với ý nghĩa giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng

Một số lễ hội lịch sử, cách mạng tiêu biểu ở Việt Nam bao gồm: - Lễ hội Đồng Lộc – Hà Tĩnh (24/7 Dương lịch)

- Lễ kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (75 Dương lịch) - Lễ hội làng Sen – Nghệ An (19/5 Dương lịch)

- Lễ hội Uống nước nhớ nguồn (27/7 Dương Lịch) - Lễ hội Tân Trào – Tuyên Quang (16/8 Dương lịch) - Lễ hội Thống nhất non sông (30/4 Dương lịch)

- Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9 Dương lịch)

*Lễ hội đương đại

Các lễ hội đương đại hầu như chỉ mới được tổ chức ở nước ta kể từ sau ngày đất nước thống nhất (đặc biệt là từ khi bước vào công cuộc Đổi mới) nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống và các di tích danh thắng của dân tộc, đồng thời quảng bá để

Trang 34

thúc đẩy hoạt động du lịch trên địa bàn cả nước Các lễ hội đương đại số với lễ hội truyền thống thường thiên về phần hội hơn phần nghi lễ

Tần suất của loại hình lễ hội này diễn ra quanh năm, ở khắp các vùng miền của Tổ quốc; phong phú, đa dạng cả về tên gọi, số lượng, quy mô, tầm vóc, phạm vi, nội dung và hình thức thể hiện, ngay một lúc khó có thể thống kê đầy đủ và đánh giá một cách thực sự toàn diện, chính xác tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội của lễ hội đương đại nói chung và của từng lễ hội cụ thể nói riêng Sự ra đời của lễ hội đương đại là nhu cầu tất yếu khách quan, là sự cần thiết của một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, là sự sáng tạo nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương và đất nước với bạn bè quốc tế Lễ hội đương đại cũng góp phần làm giàu thêm kho tàng đồ sộ hơn 8.000 lễ hội các loại hàng năm của cả nước Một số lễ hội đương đại đã từng bước tạo dựng được thương hiệu, mang bản sắc riêng của mình và có khả năng phát triển bền vững như Lễ hội làng Sen, Festival Huế, Festival Pháo hoa Đà

Nẵng

c Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học

Việt Nam là một quốc gia nhiều dân tộc 54 dân tộc anh em sinh sống trên dải đất hình chữ S cùng là con Rồng cháu Lạc, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông)

Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá cùng các luồng di cư của tộc người trong khu vực Ở đây có đủ 5 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam - (ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Mông – Dao, ngữ hệ Thái - Karại, ngữ hệ Nam Đảo ngữ hệ Hán – Tạng) với 8 nhóm ngôn ngữ chính:

- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: Việt (Kinh), Mường, Thổ, Chứt

- Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer: Ba-na Brâu Bru - Vân Kiều, Chơ-ro, Co,

Cơ-ho, Cơ-tu, Gie-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, Mnông Ở đu, măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng

Rơ Nhóm ngôn ngữ H'mông Rơ Dao: Dao, H'mông, Pà Thẻn

- Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Giáy, Lào, Lự, Bố Y - Nhóm ngôn ngữ Kađai: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo

- Nhóm ngôn ngữ Nam Đảo: Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai - Nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng: Hoa, Ngái, Sán Dìu

- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La

Trang 35

Mỗi tộc người dù có số dân ít hay nhiều, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hay thấp đều có nền văn hóa riêng với những nét độc đáo, hợp thành nên văn hóa Việt Nam đa dạng bản sắc Mỗi nền văn hóa đó thể hiện ở các yếu tố vật thể (kết cấu làng bản, nhà cửa, trang phục, ẩm thực, các công trình kiến trúc – tín ngưỡng) và các yếu tố phi vật thể, gồm nền văn học dân gian (ca dao, hò, vè, các thể loại truyện kể, các sử thi ), nền âm nhạc dân gian (các loại hình dân ca, nhạc cổ gắn với các loại nhạc cụ dân tộc và các hình thức diễn xướng); nền mĩ thuật dân gian, các phong tục tập quán, luật tục, lễ hội, các hình thái tín ngưỡng và tôn giáo

Các tộc người dù có thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, song đều có truyền thống đoàn kết gắn bó để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc trên lãnh thổ nước ta là một tài sản quý giá Năm mươi tư dân tộc là những bản sắc văn hóa độc đáo, hội tụ nhiều yếu tố bản địa và khu vực Văn hóa người Thái có có vẻ đẹp tinh tế mang tính hòa hợp với thiên nhiên,

văn hóa người Khmer Nam Bộ hài hòa và bí ẩn trong lớp vỏ Phật giáo, văn hóa người

Việt (Kinh) ở đồng bằng và trung du có sự đa dạng nhờ vào đặc tính linh động và tiếp thu cái mới” Chính sự đa dạng này đã tạo nên bức thảm muôn màu văn hóa dân tộc Việt Nam, tạo thành sản phẩm du lịch có giá trị và hấp dẫn với nhiều du khách

Tên gọi và sự phân bố các tộc người ở Việt Nam

2 Tày Ngạn, Phán, Thu Lao, Pa Di

Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lâm Đồng, Lạng Sơn,

3 Thái

Tày Khao (Thái Trắng), Tày Đăm (Thái Đen), Tày Chiềng hay Tày Mường (Hàng Tổng), Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mường, Pu Thay, Thổ Đà Bắc, Tày Mộc Châu (Tày Đeng)

Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hoà Bình, Lâm Đồng,

4 Mường Mol, Mọi Bi, Ao Tá (Âu Tá), Mual

Hoà Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Hà Nội

5 Hoa (Hán)

Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Xạ Phang, Thoòng Nhằn, Hẹ

Kiên Giang, Hải Phòng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Quảng Ninh, Sóc Trăng, Đồng Nai, Cần Thơ, HCM, Hà Nội

Trang 36

6 Khmer (Khơ me)

Miên, Cur, Cul, Thổ, Việt gốc Khmer, Khmer, Krom

Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang, Tây Ninh, HCM, Sóc Trăng, Bình Phước, An Giang

7 Nùng

Xuồng, Giang, Nùng An, Phàn Sình, Nùng Lòi, Nùng Tùng, Slin, Nùng Cháo, Nùng Quý Rỵn, Nùng Khèn Lài, Nùng Dín, Nùng Inh…

Các tỉnh Đông Bấc, Bắc Giang,

Quảng Ninh, Lâm Đồng, Lào Cai, Yên Bái

8 Mông (H’mong)

Mèo, Mèo Hoa, Mèo Xanh, Mèo Đỏ, Mèo Đen, Nà Miền, Mèo Trắng

Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình

9 Dao

Mán, Động, Trại, Xá, Dao, Đại Bản, Dao Đỏ, Dao Cóc Ngáng, Dao Mùn, , Lo Gang, Quần Choẹt, Dao Tiểu bản,…

Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hòa Bình, Nghệ An

10 Gia-rai Giơ Rai, Chơ Rai, Tơ Bươn, Hơ

Bau, Cho, Hđrung Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk 11 Ê-đê Ra đê, Ede-Ega, Anak Ede, Kpa,

Adam, Krung, Ktul, Hning,… Đắk Lắk, Phú Yên, Khánh Hòa 12 Ba-na Tơ-ô, Gơ-lar, Rơ-ngao, Krem,

Cao Lan, Mán Cao Lan, Sán Chỉ

Bắc Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng

14 Chăm (Chàm)

Chăm Hroi, Chàm Châu Đốc, Chà và Ku, Chăm Poong

Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Khánh Hòa 15 Xơ-đăng Xơ-teng, Châu, Con lan, Mơ-

Trang 37

17 Hre Chăm rê, Chom, Kre, Luỹ Quảng Ngãi, Bình Định 18 Cơ-ho Xre, Nốp, Cơ-don, Chil, Lát,

Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước

21 Thổ

Kẹo, Mọn Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Poong, Con Kha, Xá Lá Vàng

Nghệ An, Thanh Hóa

23 Khơ mú Xá Cẩu, Mứn xen, Pu Thênh, Tệnh, Tày Hạy

Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Nghệ An, Yên Bái

24 Bru-Vân Kiều

Văn Kiều, Măng Coong Tri, Khùa, Bru

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

-25 Giáy Nhắng, Pu nà, Cửi Chu, Dằng, Pầu Thìn

Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái

26 Cơ-tu Phương, Kan-tua, Ca, hạ, Catu, Catang

Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế

27 Gié-triêng Gié, Triêng, Veh, Pa-noong,

Giang Rẫy, Pin Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai

-Huế 29 Mạ Châu Mạ, Mạ Ngăn, Mạ Xốp,

Mạ Tô, MaKrung Lâm Đồng, Đồng Nai

30 Co Cor, Col, Cùa, Trầu Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định

32 Hà Nhì U Ni, Xá U Ni Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên 33 Xinh-mun Puộc, phục Sơn La, Lai Châu, Điện Biên

Trang 38

34 Chu-ru Chơ ru, Chu Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận 35 Lào Lào Bốc, Lào Noi Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Sơn

La, Yên Bái, Lào Cai 36 La Chí Cù Tê, La Quả Hà Giang, Tuyên Quang 37 Phù Lá Bồ Khô Pạ, Mun Dì Pạ, Phog,

Va Dơ Lao, Pu Dang Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang 38 La Hủ Khù Sung, Khạ Quy, Xá Toong

Lương, Xá Pượi Lai Châu, Điện Biên

39 Kháng

Xá khao, Xá Sủa, Xá Dỏn, Xá Dâng, Xá Hốc, Xá Bung, Quảng Lâm, Xá Ái

Lai Châu, Sơn La, Điện Biên

41 Pà Thẻn Tống, Pù hủng Hà Giang, Tuyên Quang

Sơn, Tuyên quang

43 Chứt

Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo, Xá Lá Vàng

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

-44 Mảng Mảng Ư, Xá Lá Vàng Lai Châu, Điện Biên

46 Bố Y Chủng Chá, Tu Dí, Trọng Gia, Tu Dịn

Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên quang

47 La Ha Khlá, Phlao, Xá Khao Yên Bái, Sơn La, Điện Biên 48 Cống Xăm Không, Xá Xeng, Mông

49 Ngái Xín, Lê, Đản, Khánh Gia Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn 50 Sì La Cù Dề Cừ, Khá Pé Lai Châu, Điện Biên

51 Pu Péo Ka Bèo, Pen Ti Lô Lô Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên

Trang 39

52 Brau Brao Kon Tum, Gia Lai

Cộng đồng các tộc người nói chung hay văn hoá tộc người nói riêng có sự thống nhất trong đa dạng, tạo nên nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam Khai thác những nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống các dân tộc là một tiêm năng to lớn cho sự phát triển của du lịch

d) Làng nghề thủ công truyền thống

Đối với người dân Việt Nam, ngoài nông nghiệp là ngành sản xuất chính thì thủ công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trong đời sống và văn hóa Không chỉ xưa kia mà ngay cả hiện tại, các ngành nghề thủ công truyền thông vẫn đã và đang có ý nghĩa to lớn trong hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân, cũng như hoạt động du lịch của nước ta

Các nghề và làng nghề thủ công cổ truyền ở nước ta rất phong phú và đa dạng Dù ít hay nhiều, dân tộc nào cũng có nghề thủ công với trình độ và quy mô khác nhau Trong chừng mực nào đó, các nghề này phản ánh một số đặc điểm về tự nhiên, xã hội, kể cả tư duy thẩm mỹ, tính sáng tạo của họ trong quá trình thích ứng với môi trường

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay cả nước có 2.038

làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng là hơn 880 làng nghề Sản phẩm và phương thức sản xuất của các làng nghề khá phong phú với hàng trăm loại ngành nghề khác nhau

Nghề thủ công với những sản phẩm của nó đã thực sự góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Các nghệ nhân và thợ thủ công tài hoa với đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng thông minh, óc sáng tạo tinh tế đã làm ra nhiều sản phẩm có giá trị nghệ thuật Trong số đó, không ít các sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế (tranh Đông Hồ, lụa Vạn Phúc, làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng cây cảnh

Cái Mơn, làng gốm sứ Biên Hòa, làng gốm Bàu Trúc ) Nhóm làng nghề đúc đồng

Đúc đồng là nghề hình thành sớm ở nước ta Theo nhiều tài liệu, người Việt đã biết đúc các công cụ lao động, vũ khí và đồ trang sức bằng đồng thu công việc này mở đầu cho thời đại kim khí ở nước ta

Những sản phẩm bằng đồng còn lưu giữ đến ngày nay là những chứng tích của nghề đúc đồng trong những thời kì phát triển huy hoàng của đất nước chúng tiếp tục được kế thừa và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác Từ những nhu cầu ban đầu là chế tác công cụ lao động cho sản xuất và binh khí để bảo vệ không gian sinh tồn, đội ngũ thợ thủ công đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm tinh xảo hơn phục vụ cho các nhu cầu

Trang 40

về kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo và đời sống Điển hình trong số các tác phẩm được người đời sau nhắc đến là An Nam tứ đại khí (4 vật khi được làm bằng đồng) là: (1) Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh), tương truyền do nhà sư Minh Không đời Lý đúc; (2) Tháp Báo Thiên dựng năm 1057 ở Thăng Long (Hà Nội), chỏm tháp bằng đồng; (3) Chuông Quy Điền (chuông ruộng rùa) đúc năm 1101 ở chùa Diên Hựu (chùa Một Cột), Thăng Long (Hà Nội); (4) Vạc Phổ Minh, ở chùa Phổ Minh, Thiên Trường (Nam Định), đúc vào thời Trần Nhân Tông (1279 – 1393) Năm 1426, quân nhà Minh phá huỷ chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh lấy đồng đúc súng Hai tác phẩm còn lại cũng không còn theo dấu bụi thời gian

Xưa kia, ở miền Bắc nhiều địa phương nổi tiếng với nghề đúc đồng như Cầu Nôm (Hưng Yên), Ngũ Xã (Hà Nội), Đại Bái (Bắc Ninh); ở miền Trung là phường Đúc ở thành phố Huế, Phước Kiều (Quảng Nam) Tại Nam Bộ cũng có một số trung tâm chuyên nghề đúc đồng như ở Tân Hòa Đông, Hòa Hưng (thành phố Hồ Chí Minh) Ngày nay nghề đúc đồng vẫn tiếp tục phát triển ở một số địa phương như Nam Định, Thanh Hóa và bước đầu đã phục vụ hoạt động du lịch Một số làng nghề tiêu biểu như:

- Làng đúc đồng Ngũ Xá, bên hồ Trúc Bạch, phía Tây Hà Nội mà ông tổ Không Lộ Thiền Sư

- Làng đúc đồng Đại Bái, Bắc Ninh, có nguồn gốc từ Đông Sơn vào kế 3.000 năm

trước Tổ nghề là Phạm Quốc Tài

- Làng đúc đồng Phước Kiều (Phúc Kiều), Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam, vào thế kỉ XVI

- Làng đúc đồng Dương Xuân (Phường Đúc), thành phố Thừa Thiên - Huế vào thời Nguyễn Hoàng, tổ nghề Nguyễn Văn Đào

Nhóm làng nghề kim hoàng

Nghề kim hoàn (nghề chạm vàng, bạc) ở nước ta xuất hiện từ rất sớm nhưng phải đến thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn mới thực sự phát triển mạnh và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với các sản phẩm được ưa chuộng không chỉ ở trong nước, mà còn trên thị trường quốc tế

Hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều làng giữ được nghề kim hoàn truyền thông đạt trình độ tinh xảo, hấp dẫn khách du lịch Một số làng nghề điển hình là:

- Làng nghề vàng bạc Châu Khê, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương, có từ thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) Ông tổ nghề là Lưu Xuân Tín

- Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình, có từ cách đây 600 năm Tổ nghề là Nguyễn Kim Lâu

- Làng dát vàng quỳ Kiêu Kị, xã Kiêu Kị, Gia Lâm, Hà Nội, có từ năm 1751, tổ

Ngày đăng: 04/06/2024, 09:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan