1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Xác định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 38,39 MB

Nội dung

Dé tạo điều kiện cho việc kinhdoanh của mỗi người được tự do thuận lợi, nam nữ trước khi kết hôn có thé thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc trong TKHN, vợ chồng có quyền th

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THUY DƯƠNG

453792

XÁC ĐỊNH TAI SAN CUA VO CHONG THEO

LUAT HON NHAN VA GIA DINH NAM 2014

Chuyên ngành: Luật Hon nhân và gia đình

HÀ NỌI-2024

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN THUY DƯƠNG

453792

XAC DINH TAI SAN CUA VO CHONG THEO

LUAT HON NHAN VA GIA DINH NAM 2014

Chuyên ngành: Luật Hôn nhân và gia dinh

NGƯỜI HUONG DAN:

PGS.TS.NGUYEN THI LAN

HÀ NOI - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực đảm bảo

độ tin cậy./.

Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp

giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

HN&GD Hôn nhân và Gia đình UBND Uỷ ban nhân dânQSDD Quyén sir dung datCĐTS Chế độ tài sản

TAND Tòa án nhân dân BLDS Bộ luật Dân sự

Nghi định Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày

chỉ tiết một số điều và biện pháp thi

hành Luật Hôn nhân và Gia đình

Nghị quyết

35/2000/QH10

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày09/6/2000 của Quốc hội khóa XIII về

việc thi hành Luật Hôn nhân và

Gia đình Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-

TANDTC-VKSNDTC-BTP

Thong tu lién tich TAND TC-VK.SND TC-B TP ngay 03/01/2001 của Tòa án nhân dân tôi

01/2001/TTLT-cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

và Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành

Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày09/6/2000 của Quốc hội về việc thìhành Luật Hồn nhân và Gia đình

Trang 5

MỤC LỤC

CO ee | Lời cam đoan Q0 0202011111 nn ST ri 1

Danh mục từ Viết tắt 5c s21 1 E121 12112111211112112111211112111 11111 e0 ili

trong gia đình và lao động có thu nhập 55 c S122 xvssesrrseses 16

2.1.2 Nguyên tắc có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu

của SIA đình - 1n 1n SH TH TH re 17

2.1.3 Nguyên tắc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài san của vợ chồng mà xâmphạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khácthì phải bồi thường ¿+ 2S SE E21 121121511 21211211111111111212111 111111 xe 192.2 XÁC ĐỊNH TÀI SAN CUA VO CHONG THEO CHE ĐỘ TÀI SAN

THEO THOA THUẬN 2 - 2S SEE*EEEEEEEEEEEE1E1111111111111111 111111 ce 6 212.2.1.Théa thuận xác định từng loại tài sản là tài sản chung của vợ chồng hoặc

là tài sản riêng của một bên vợ CHONG << G55 9S 9 009 989.822

Trang 6

2.2.2 Thỏa thuận tài sản có trước và trong hôn nhân là tài sản chung của vợ

D1 222.2.3 Thỏa thuận tài sản của mỗi bên vợ chồng có trước và trong hôn nhân là

TAT SAN rÏÊNØ co G0 G5 5 9 9 0 0 4 0 00 0000 000004006009 6090096 22

2.3 CHE ĐỘ TAI SAN THEO LUẬT ĐỊNH VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI SANCHUNG, TAI SAN RIÊNG CUA VO CHÒNG (St cv 242.3.1 Căn cứ xác định tai san chung, tai sản riêng của vợ chồng 242.3.2 Xác định tài sản chung của vợ chỗồng - 2 2 2 2+Ee£szEezxzeersereee 252.3.3 Xác định tài sản riêng của vợ chồng -<-5- < se scsscsessesessesesses 33CHƯƠNG 3 THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VE XÁC ĐỊNH TÀI SANCUA VO CHONG VA MOT SO KIÊN NGHHỊ, 2-5 SscScxeEeEerxererxee 403.1 THUC TIEN AP DUNG PHAP LUAT VE XAC DINH TAI SAN CUA VO90:00) Ủ-4š4Ã 403.1.1 Nhận xét về những khó khăn vướng mắc khi xác định tài sản của vợchỒng - -cSc 11121 51112111 51511111 51011101 10111011 111110102 11010111111 ru 403.1.2 Một số vụ việc điển hình esses St 1E E1 1E11211112112111 11111 1 ty 423.2 MỘT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE XÁC ĐỊNH TÀISAN CUA VO CHÒNG - 52 2S 1E 1212112112121171111111111111 1111111 xe 50PHAN KET LUẬN - 2-5 SE x2 1E 1211118112111111111111111111 11111111111 1 e0 54DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Luật HN&GD ban hành ngày 26/06/2014, đây là đạo luật hôn nhân điều chỉnhquan hệ hôn nhân và gia đình trong cơ chế thị trường Thế giới phát triển đồng nghĩavới việc kinh tế - xã hội thế giới nói chung và nước ta nói riêng mở ra thời kì mới, tạođiều kiện cho mọi cá nhân phát triển trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Hiện nay, theoHiến pháp, và pháp luật của nước ta thì công dân có quyền tự do kinh doanh trong cáclĩnh vực mà pháp luật không cắm Trong quan hệ hôn nhân, vợ chồng có quyền tự dokinh doanh, thành lập doanh nghiệp hoặc mỗi người đều có quyền kinh doanh riênghoặc thành lập doanh nghiệp riêng cho riêng mình Dé tạo điều kiện cho việc kinhdoanh của mỗi người được tự do thuận lợi, nam nữ trước khi kết hôn có thé thỏa thuận

về chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc trong TKHN, vợ chồng có quyền thỏa thuận chiatài sản chung dé thực hiện việc kinh doanh của mình Luật HN&GD năm 2014 đã quyđịnh về hai chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản theo thỏa thuận và luật định,

ngoài ra Luật quy định các căn cứ xác lập tài sản theo thỏa thuận chia tài sản chung và

tài sản riêng của vợ chồng và các căn cứ chia tài sản chung Trước khi chia tài sảnchung của vợ chồng hoặc vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ chung hoặc riêng thì cầnphải xác định những tài sản nào là tài sản riêng và tài sản nào thuộc quyền sở hữu

chung của vợ chong Đề thực hiện việc xác định tài sản chung và riêng của vợ chồng

thì cần căn cứ vào thỏa thuận hoặc căn cứ vào các quy định của pháp luật Tuy nhiên,Luật HN&GD mặc dù đã có sự cải tiến và tiến bộ hơn Luật HN&GD năm 2000 nhưngqua nghiên cứu cho thấy còn tồn tại những quy định bap cập, mâu thuẫn hoặc không rõràng dẫn đến việc xác định và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp về tài sản chung

và riêng của vợ chồng không thống nhất khiến cho Tòa án xét xử còn khó khăn Vì thế,tác giả chọn đề tài: “ Xác định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và giađình năm 2014” để nghiên cứu tim ra những bat cập, thiếu vắng của các quy định vàđưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Trang 8

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài

Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học cũng như những bài viết bàn về vẫn đề tàisản của vợ chồng nói chung cũng như việc xác định chia tài sản chung, tài sản riêngluôn thu hút được sự quan tâm của nhiều người Tiêu biểu phải kê đến như:

- Nguyễn Văn Cừ, Luận án tiễn sĩ luật học năm 2005 Chế độ tài sản của vợ chồng theo

Luật HN&GD.

- Nguyễn Ngọc Điện ( 2022), Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình: Quan hệ tài sản

VỢ chồng, thừa kế tập 2, Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh

- PGS TS Nguyễn Thị Lan ( 2024 ), Chế định tài sản của vợ chồng trong xã hội hiện

đại, NXB.Tu pháp.

- ThS Quách Văn Dương ( 2018), Chế độ hôn nhân và Chế độ tài sản của vợ chồng

theo pháp luật hôn nhân va gia đình, NXB.Tu pháp.

- Bình luận khoa học “ Bình luận Luật Hôn nhân và Gia đình (Biên soạn theo các tài

liệu mới nhất)” của Luật sư Nguyễn Thị Chi, Nhà xuất bản Lao động, năm 2018

- Vũ Thị Hiền (2014), Xác định tài sản riêng của vợ chồng”, Luận văn thạc sĩ luật học,

trường Đại học Luật Hà Nội

- Bài viết “Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chong khi ly hôn” của tác giả NguyễnXuân Bình (Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh) và Lê Vân Anh (Trung tâm lý lịch tư phápquốc gia, Bộ Tư pháp), tạp chí Tòa án nhân dân điện tử, đăng ngày 20/09/2019

- Bài viết “Chế định tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và giađình” của tac giả Đoàn Thị Ngọc Hải, tap chí Tòa án nhân dân tối cao điện tử, đăng

ngày 04/8/2018

- Nguyễn Ngọc Điện — Doan Thi Phương Diệp (2024), Sách chuyên khảo: “Pháp luật

về quan hệ tài sản giữa vợ chong”,NXB Dai học quốc gia TP.Hồ Chí Minh

- TS.Nguyễn Văn Cir (2008), Chế độ tài sản của pháp luật Hôn nhân và Gia đình Việt

Nam, NXB.Tu pháp Hà Nội.

Đây là những công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về chế độ tài sảnchung, tài sản riêng Ngoài ra còn các bài viết trên tạp chí luật học và các tạp chí kháccũng nghiên cứu về hai chế độ tài sản của vợ chồng.Những công trình nghiên cứu và

Trang 9

bài viết này cung cấp thông tin và phân tích chỉ tiết về vấn đề xác định tài sản từ cácgóc độ khác nha, bao gồm cả phương pháp pháp lý, kinh tế và xã hội Tóm lại, trongnăm 2024, nghiên cứu về xác định tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GD đã nhậnđược sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng nghiên cứu và chuyên gia pháp luật, với mụcđích năm bat và giải quyết các van đề pháp ly và thực tiễn liên quan đến quản ly tài sản

trong hôn nhân.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quy định của pháp luật về xácđịnh tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trong một số trường hợp do vợ chồng

thỏa thuận chia tài sản hoặc do luật định Ngoài ra luận văn nghiên cứu thực tiễn việc

vận dụng các quy định của pháp luật trong việc thỏa thuận về tài sản chung và riêngcủa vợ chong và thực tiễn của Tòa án trong việc xác định tài san chung và riêng của vochồng trên cơ sở đề chia tài sản của vợ chồng khi có tranh chấp

Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận là những quy định trong Luật HN&GD và

BLDS quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng và các căn cứ xác lập tàisản chung và riêng của vợ chồng Ngoài ra Khóa luận nghiên cứu một số trường hợp cụthé trong thực tiễn về xác định tài sản chung và riêng của vợ chồng theo Luật HN&GD

4.Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Marx-Lenin luận văn sử

dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê để làm rõ nhữngnội dung cơ bản của khóa luận.

5 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật về tài sản chung và tài sảnriêng của vợ chồng, khóa luận bình luận đánh giá tính phù hợp của nội dung các quyđịnh, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật và kiến nghị tăng cường nâng caohiệu quả áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và hiệu quả sửdụng pháp luật các tổ chức dịch vụ công liên quan đến tài sản chung và riêng của vợchồng Khóa luận nghiên cứu về nội dung chủ yếu sau:

Khái quát chung về tài sản, tài sản chung, tai sản riêng, CDTS của vợ chồng,làm rõ khái niệm xác định tài sản của vợ chong, ý nghĩa của việc xác định tài sản của

VỢ chong và sơ lược pháp luật Việt Nam về xác định tài sản của vợ chong.

Trang 10

Xác định hiệu lực pháp lý của việc xác định tài sản của vợ chồng, xác định tài

sản theo thỏa thuận, xác định tài sản theo luật định và hệ quả pháp lý của xác định tài

sản của vợ chồng trong Luật HN&GD năm 2014

Tìm hiểu về thực trạng xác định tai sản của vợ chồng trong thời kỳ hiện nay,những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn áp dụng và tìm ra phương hướng giải quyết,góp phan hoàn thiện trong thời gian tới

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Việc nghiên cứu luận văn đã có những đóng góp như sau:

- Khóa luận nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn việc xác định tài sảnchung, tài sản riêng của vợ chồng theo Luật HN&GD năm 2014

- Khóa luận giúp làm sáng tỏ thêm những khó khăn, vướng mắc thực tiễn

áp dụng pháp luận vào việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng trongTKHN và khi ly hôn, góp phan tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống

pháp luật trong việc xác định xác định tài sản chung, tài sản riêng.

- Kết quả nghiên cứu của Khóa luận góp phan cung cấp cơ sở lý luận va

cơ sở thực tiễn về việc xác định tài sản chung, tai sản riêng theo Luật HN&GD năm

2014.

Luận văn khái quát sơ lược về lịch sử xác định tài sản vợ chồng ở Việt Nam, kếthợp phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định tài sản của vợ chồng, qua đó gópphần đánh giá đúng thực trạng, những khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân khó khănvướng mắc đó Khi nhận định đúng được thực trạng và khó khăn còn tồn tại thì tác giả

có thể đưa ra một số giải pháp phù hợp trong luận văn, góp phần nâng cao hiệu quả áp

dụng pháp luật, từ đó sử dụng pháp luật giải bớt tình trạng khó khăn khi xét xử tranh châp tài sản của vợ chông sau này.

7 BO cục luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, khóa luận gồm 3 chương

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về xác định tài sản của vợ chong.

Chương 2 : Xác định tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam hiện hànhChương 3 : Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định tài sản của vợ chồng và

một sô kiên nghi.

Trang 11

PHẢN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE XÁC ĐỊNH TAI SAN CUA VO CHONG

1.1 KHÁI NIEM VE XÁC ĐỊNH TAI SAN CUA VỢ CHONG

1.1.1 Khái niệm về xác định tài sản, tai sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

e Khái niệm về tài sản

Vợ, chồng trước hết với tư cách là công dân, có quyền chiếm hữu, sử dụng,định đoạt, đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình Tài sản của vợ, chồng thuộcphạm trù tài sản riêng của công dân đã được Hiến pháp năm 2013 (Điều 32) và Bộluật Dân sự năm 2015 ghi nhận Tài sản theo nghĩa từ điển học là : “cửa cải vậtchất dùng dé sản xuất hoặc tiêu đùng ”, còn theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân

sự năm 2015 thì tai sản là: “ /a vá, tiên, giấy tờ có gid và quyên tài sản 2 Tài sảnbao gom bat động sản và động sản Bat động sản và động sản có thể là tài sản hiện

có và tài sản hình thánh trong tương lai.”

Có thé khái quát về tài sản là các lợi ích vật chất đáp ứng các nhu cầu củacon người mà pháp luật cho phép cá nhân, pháp nhân chiếm hữu, sử dụng và địnhđoạt dé phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh của chủ

sở hữu.

Tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng phải được xây dựng và định nghĩadựa trên khái niệm chung về tài sản theo quy định của BLDS năm 2015 Nói cáchkhác, tai sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trước hết phải dam bảo các điềukiện cần dé trở thành tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Chỉ khi đảm baocác yếu tố này thi tài sản của vợ chồng mới được Tòa án xem xét, xác định và giảiquyết ly hôn

e Khái niệm tài sản chung của vợ, chong

Điều 214 BLDS năm 2005 quy định "tai sản thuộc hình thức sở hữu chung

là tài sản chung" Như vậy, tài sản chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữuchung của cả vợ và chồng - vợ, chồng cùng là chủ sở hữu đối với khối tài sản

đó Khối tài sản chung của vợ chồng thường hình thành từ khi hai bên nam nữ bắtđầu bước vào cuộc sống vo chồng thông qua sự kiện kết hôn và sẽ liên tục được bổ

Trang 12

được quy định sẽ phải chia đều giữa họ khi có sự chấm dứt hôn nhân, trừ trườnghợp có thoả thuận khác giữa hai bên Quy định này nhằm đảm bảo tính công bằng

và bảo vệ quyền lợi của cả hai vợ chồng khi ly hôn

e Khái niệm tài sản riêng của vợ, chồng

Điều 205 BLDS năm 2005 quy định:

“Điều 205 Sở hữu riêng và tài sản thuộc sở hữu riêng

1 Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhán hoặc một pháp nhân.

2 Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá

tri”

Nhu vậy, trước khi kết hôn, một cá nhân có tài sản riêng thuộc quyền sở hữuriêng của mình là hiển nhiên, đến khi kết hôn, tức cá nhân đó tham gia vào quan hệhôn nhân và gia đình, thì quyền sở hữu riêng của cá nhân đó vẫn thuộc riêng về cánhân đó, tài sản thuộc quyền sở hữu riêng không bị hạn chế cả về số lượng hay giátrị của tài sản Đồng thời, việc sở hữu riêng đối với tài sản của chủ sở hữu chi phápchủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tai sản nhằm phục vụnhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hay các mục đích khác phục vụ bản thân mà không tráivới quy định của pháp luat' Tổng kết lại, tài sản riêng của vợ chồng là tài sản có théđược hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân, do vợ hoặc chồng tự tạo ra,hoặc thụ hưởng từ các nguồn tài sản khác theo quy định của pháp luật, hoặc thừa kế,

tặng cho riêng, hoặc do các bên thỏa thuận tạo thành Tài sản riêng thuộc sở hữu

riêng của vợ, chồng, người sở hữu có quyền và nghĩa vụ tài sản độc lập

e Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng

Sau khi kết hôn, vợ chồng cùng nhau tạo dựng và phát triển tài sản nhằm xâydựng một gia đình hạnh phúc, tốt đẹp và góp phần vào sự 6n định và phát triển của

xã hội Trong quá trình vợ chồng chung sống, bên cạnh đời sống tình cảm, yêuthương gan bó vợ chồng, dé gia đình tồn tại và phát triển thì can phải có cơ sở kinh

tế - điều kiện vật chất là tài sản để bảo đảm những nhu cầu thiết yếu, đáp ứng nhữngnhu cầu về vật chất và tinh thần của gia đình Vì vậy, “chế độ tài sản của vợ chong”duoc hinh thanh.

' Khoản I Điều 206 năm 2015 quy định: “1 Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

thuộc sở hữu riêng nhăm phục vị nhu câu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuât, kinh doanh và các mục đích khác

Trang 13

Hiện nay, pháp luật nước ta vẫn chưa có một khái niệm về chế độ tài sản của

vợ chồng mà chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật về hôn nhân và giađình nhằm điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, góp phần 6n định các quan hệ

xã hội Nhìn chung, từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân

chủ cộng hòa ra đời, pháp luật về hôn nhân và gia đình nói chung và pháp luật vềchế độ tài sản của vợ chồng nói riêng của từng giai đoạn lịch sử ngày càng hoànthiện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống, phong tục,tập quán, văn hóa của nước ta Chế độ tài sản của vợ chồng ngày càng được quyđịnh cụ thế, tiến bộ hơn, vợ chồng có quyền bình đắng khi thực hiện quyền sở hữu

và định đoạt tài sản.

Như vậy, có thé hiểu, chế độ tai sản của vợ chong là tổng hợp các quy phạmpháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu tài sản của vợ chồng, bao gôm các quy định vềcăn cứ, nguôn gốc xác lập tài sản chung, tài sản riêng của vợ chong; quyên vànghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản đó; các trường hop và nguyên tắc

4 Ls? ? A 2

chia tài san chung cua vợ chong

1.1.2 Khái niệm xác định tài san của vợ chồng

Tài sản của vợ chồng là vật và những lợi ích vật chất khác thuộc quyền SỞhữu của vợ chồng (bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản) và

những tai sản nợ thuộc nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.

Nghiên cứu cách diễn giải của Từ điển Tiếng Việt có thể hiểu: “ xác định”tức là việc đưa ra những nhận định, những phán quyết chính xác về một vấn đề cụthể nào đó Do đó, xác định tài sản của vợ chồng là việc căn cứ vào các quy địnhcủa pháp luật HN&GD dé xác định quyền sở hữu chung, riêng với tài sản hình từtrước, trong quá trình hôn nhân và khi chấm dứt hôn nhân dựa vào chế độ tài sảncủa vợ, chồng để làm căn cứ giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng khi lyhôn Điều này đảm bảo rằng các quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đều được bảo

vệ và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

* Nguyễn Văn Cừ, Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp,

Trang 14

Quá trình xác định tài sản của vợ chồng có thê bao gồm việc phân loại tài sản

là chung, riêng, hoặc tài sản hình thành từ trước hôn nhân Điều này giúp tạo nêncăn cứ pháp lý dé giải quyết tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng khi có sự cham dứt

hôn nhân.

Việc áp dụng chế độ tài sản gia đình và các quy định pháp luật liên quan làcần thiết dé đảm bảo tính công bang và minh bạch trong việc xác định và chia tàisản, đồng thời đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong mối quan hệ hôn

nhân và sau này khi ly hôn.

1.2 Ý NGHĨA CUA VIỆC XÁC ĐỊNH TAI SAN CUA VO CHONG

e Xác định được cụ thé thành phan tài san của vợ chồng

CDTS của vợ chồng được quy định trong Luật HN&GD có ý nghĩa nhằmxác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình Khi hai bên nam

nữ kết hôn với nhau thành vợ chồng, CĐTS của vợ chồng được dự liệu với những

thành phần tài sản của vợ chồng Dù vợ chồng lựa chọn CDTS theo thỏa thuận hay

CĐTS luật định đều được pháp luật quy định rõ

e Xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản

Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vo và chồng của CDTScòn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tàisản của vợ chồng

e Là cơ sở để giải quyết tranh chấp về tài sản

Việc xác định tài sản của vợ chồng mang ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giảiquyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những ngườikhác, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ chồnghoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng

1.3 SƠ LƯỢC PHÁP LUẬT VIET NAM VE XÁC ĐỊNH TÀI SAN CUA VO

CHÒNG

e Xác định tài sản của vợ chồng theo luật cỗ Việt Nam

Lich sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dia hangnghìn năm, pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều tư tưởng triết học, Nho giáo, Phậtgiáo với quan niệm trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức khiến cho người phụ

nữ không được coi trọng trong gia đình, không được quyền quyết định các van đề

liên quan dén tài sản hay con cái Nhiéu nhà nghiên cứu cho răng cô luật Việt Nam

Trang 15

không dự liệu về CDTS của vợ chồng như chưa hề được nhắc tới trong các văn banthời kì này, điển hình như trong Quốc triều hình luật được ban hành dưới triều Lêtrong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và bộ Hoàng Việt luật lệ ban hànhdưới triều Nguyễn (1982) Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, chỉ tồn tại duy nhấtmột chế độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản pháp định, chế động cộng đồng toànsan với quan niệm coi điền sản là chính yếu, tất cả các loại tài sản được đặt dưới sựquan lý của người chồng- chủ gia đình Điều này có nghĩa toàn bộ tài sản vợ chồng

có trước khi kết hôn cũng như những tài sản vợ chồng tạo dựng được trong TKHNđều là tài san chung của vo chồng Tài sản chung chỉ được chia khi một bên người

vợ, chồng chết trước mà không có con trừ trường hợp người vợ gian dâm thì điềnsản phải dé lại cho chồng (Điều 401 Quốc triều Hình luật)

e Xác định tài sản của vợ chồng trong pháp luật thời kỳ Pháp thuộcTrong thời kì Pháp thuộc, nước ta bị chia thành 3 miền, mỗi miền có một bộluật riêng : Dân luật Bắc kỳ (1931), Dân luật Trung kỳ (1936), Dân luật giản yếuNam kỳ (1936) Những quy định về CDTS theo thỏa thuận lần đầu tiên được thừanhận trong pháp luật Việt Nam tại Bắc kỳ và Trung kỳ, có lẽ đây là điểm thể hiệnsắc thái mới của pháp luật nước ta trong thời kỳ Pháp thuộc so với thời kỳ phongkiến Tại Bắc kỳ, các quy định về hôn nhân gia đình trong bộ Dân luật Bắc kỳ năm

1931 áp dụng tại Bac kì đã thừa nhận va dự liệu CDTS theo thỏa thuận Điều 104 Bộdân luật Bắc kỳ và tại Trung kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 được áp dụng tạiTrung kỳ là sự sao chép của bộ Dân luật Bắc kỳ nên cũng thừa nhận và dự liệuCĐTS ước định tại Điều 102 Bộ Luật Trung kỳ

Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận lập hôn khế khi kết lập giá thú, hai

Bộ Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung kỳ đều dự liệu một chế độ tài sản pháp định

dé ap dung cho ho Do la chế độ cộng đồng toàn sản Tua xa xưa, mọi tài sản tronggia đình đều là tài sản chung và đều để dành cho con cháu với tất cả các loại tài sảnbao gồm tài sản trước và sau của vợ chồng, lợi tức của toàn bộ tài sản trong gia

đình, không phân biệt lợi tức đó có thu được từ tài sản riêng hay tài sản chung của

VỢ chồng Như vậy, toàn bộ tài sản mà vợ chồng có được trongTKHN (cả động sản

và bât động sản) đêu là tài sản chung của vợ chông.

Trang 16

Với tài sản trong gia đình thì tập Dân luật giản yếu không nói gì đến CDTScủa vợ chồng, di sản và tự sản Án lệ đã được coi như một giải pháp lấp đi lỗ hôngcủa pháp luật ở Nam kỳ vao thời điểm này.

Về việc chia tài sản chung của vợ chồng, pháp luật thời kỳ Pháp thuộc đã dựliệu một vài trường hợp và nguyên tắc chia Đối với người vợ, chồng chết trước thì

án lệ tại Nam kỳ và hai bộ Dân luật Bắc kỳ và Trung kỳ đã áp dụng thuyết “cộngdong tiếp tục” : néu người chồng chết trước mà người vợ vẫn không tái giá thì tàisản chung vẫn dé nguyên và được người vợ quản lý, nếu người vợ chết trước, thìmột inh người chồng trở thành sở hữu chủ tat cả tài sản chung, ké cả ki phan của

người vợ”

Trong trường hợp vợ, chồng li hôn, theo Dân luật Bắc kỳ và Dân luật Trung

kỳ thì khối cộng đồng tài sản sẽ được chia theo 2 trường hợp mà áp dụng nguyêntắc phân chia khác nhau : vợ chồng ly hôn hoặc không có con chung với nhau

e Xác định tài sản của vợ chồng theo hệ thống pháp luật ở miền Nam

Việt Nam (1954-1975)

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Hiệp định Genève, đất nước ta

bị chia cắt thành 2 miền Nam- Bắc, miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ quá

độ xây dựng chủ nghĩa xã hội Ở Miền Nam dé quốc Mỹ tiến hành cuộc chiến xâmlược kiêu mới, hong chia cắt lâu dài đất nước ta Trong thời gian cầm quyền ở MiềnNam, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thông qua và áp dụng ba văn bản pháp luật :Luật Gia đình 1959, Sắc luật số 15/64, Bộ luật dân sự năm 1972

Cả ba văn bản này đều dự liệu về chế độ tài sản ước định, cho phép vợ chồng

ký với nhau hôn ước để thỏa thuận về van dé tài sản trước khi kết hôn để duy tritrong suốt TKHN miễn là sự thỏa thuận này không trái với trật tự công cộng, thuầnphong mỹ tục và quyên lợi con cái

Cụ thể, Điều 45, Điều 46 Luật Gia đình 1959 quy định: “ Luat lệ chỉ quyđịnh phu phụ tài sản khi nào vợ chong không có lập hôn ước ma tự họ muốn làm rasao cũng được, miễn không trái với phong tôn, trật tự công cộng và quyền lợi củacon”; “ Hôn ước bao giờ cũng phải làm trước khi lập hôn thú, bằng chứng thư,

Trang 17

trước mặt chưởng khé hay một viên chức có thẩm quyên nhận thực Hôn ước khôngthé thay đồi sau khi đã lập hôn thú ”

Điều 50 Sắc Luật số 15/64 ngày 23/7/1964 cũng quy định rõ: “ Hôn ước phảilàm trước mặt chưởng kế trước khi kết hôn Nếu vợ hay chồng còn vị thành niên,muốn lập hôn ước phải có sự hỗ trợ của những người có ưng thuận việc kết hôn ”

“ Hôn ước không thé thay đối, sau khi đã lập hôn thú” (Điều 51)

Tương tự, đến Bộ Dân luật ngày 20/12/1972, hôn ước cũng được quy địnhkhá chỉ tiết và cụ thé từ Điều 144 đến Điều 149 (Quyên 1, Chương vi) : “ Luật phápchỉ quy định phụ phụ tài sản khi vợ chong không lập hôn ước” (Điều 144)

“ Vợ chong có thé tự do lập hôn ước tùy ý muốn, nếu không trải với trật tự côngcộng và thuần phong mỹ tục” (Điều 145)

“ Hôn ước phải làm trước khi kêt hôn, trước một chuong khê Vợ hay chong con vi thành niên muon lập hôn ước phải có sự ho trợ của người có tu cách dé ưng thuận

cho kết hôn ” (Điều 146)

Như vậy, CDTS của vợ chồng theo các văn bản pháp luật ở miền Nam nước

ta trước ngày giải phóng nên tương đối cụ thể Tuy nhiên, cả ba văn bản luật nàyvan bảo vệ quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình; vì vậy, quan hệ bìnhđăng về tài sản giữa vợ và chồng vẫn tồn tại trong pháp luật và thực tế đời sốngtrong xã hội Do đó, cũng giống thời phong kiến mặc dù pháp luật có quy định cho

vợ chồng lập hôn ước nhưng rat ít cặp vợ chồng lập hôn ước trước khi kết hôn

e Xác định tài sản của vợ chồng theo hệ thống pháp luật hôn nhân vagia đình của Nhà nước ta từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến

nay.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước chưa ban hành

văn bản pháp luật mới quy định riêng về hôn nhân và gia đình Sắc lệnh 90-SL ngày

10/10/2945 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cho phép áp dụng

pháp luật cũ một cách chọn lọc miễn sao không tái với lợi ích của chính thé Nha

Nước Việt Nam dan chu cộng hoa va lợi ích của nhân dan lao động.

Trang 18

Ngày 22/05/1950, Sắc lệnh 97/SL được Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hànhnhằm sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật Điều 5 Sắc lệnh 97/SL quy

định : “ chồng và vợ có địa vị bình dang trong gia đình”; và “ người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt bộ” (Điêu 6) Lan dau tiên, quyên gia trưởng của người chông bị xóa bỏ, người vợ được bình đăng với người chong về mọi mặt.

Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/1/1950 của Chủ tịch Việt Nam dân chủ cộng hòa

chưa quy định rõ về việc chia tài sản chung của vợ chông khi ly hôn.

Cả hai Sắc lệnh không đề cập đến việc công nhận hay không công nhận hônước Tuy nhiên, Theo Điều 1 Sắc lệnh và Điều 14 thì nếu hôn ước được lập màkhông trái với quyền lợi của người vợ, người chồng thì được coi là không trái vớiquyên bình đăng của vợ chông và được công nhận là có hiệu lực.

Có thé thay Sắc lệnh 97/SL và Sắc lệnh 159/SL đã làm hạn chế và xóa bỏnhững quy định lạc hậu của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến; đặt

nên tảng xây dựng nên pháp chê mới dân chủ và tiên bộ.

Đến năm 1957, thực tiễn lịch sử đòi hỏi nhà nước cần phải ban hành một đạoluật chính thức về hôn nhân và gia đình Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa 1, Luật

HN&GD năm 1959 được thông qua ngày 29/12/1959 Luật HN&GD năm 1959 chi

quy định một loại chế độ tài sản là chế độ tài sản pháp định Thời kỳ này áp dụngchế độ cộng đồng toàn sản pháp định Điều 15 Luật HN&GD năm 1959 quy định :

“ Vo và chong déu có quyên sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tàisản có trước và sau khi cưới” Thời kỳ này áp dụng chế độ cộng đồng toàn sản, toàn

bộ tài sản vợ, chồng có trước khi kết hôn, có trong TKHN đều là tài sản chung,không phân biệt công sức đóng góp, nguồn gốc tài sản Hoàn toàn không ghi nhận

vợ, chong có tai sản riêng.

Dé bắt kịp sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt nền kinh

tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, dưới sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng Ngày 29/12/1986 Quốc hội khóa

VII tại kỳ hop thứ 12 thông qua Luật HN&GD năm 1986 Luật nay chỉ quy định

chế độ tài sản theo pháp định áp dụng cho các cặp vo chồng tuy nhiên chế độ ôngđồng toàn sản” được thay thế bằng chế độ “cộng đồng tạo sản" (từ Điều 14 đến

Trang 19

Điêu 18); Luật HN & GD năm 1986 còn ghi nhận vợ, chong có quyên có tai sản riêng: "Đổi với tai sản mà vo, chong có trước khi két hôn, tài sản được thừa kê riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyên

nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung cua vợ chồng" (Điều 16)

Theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, trong đó Luật

HN & GD cũng dần được hoàn thiện Luật HN & GD năm 2000 ra đời trên cơ sở kếthừa và phát triển các quy định của Luật HN & GD năm 1986 Luật pháp thời kynày không có quy định cho phép lập hôn ước tuy nhiên cũng không cắm vợ chồngthỏa thuận về tài sản Một số quy định còn thê hiện pháp luật cho phép vợ chồng cóquyên thỏa thuận với nhau về tài sản trong những trường hợp nhất định: "Khi hônnhân tốn tai, trong trường hop vợ chong dau tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa

vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chiatài sản chung, việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, nếu không thỏathuận được thì có quyên yêu câu Tòa án giải quyết" (Khoản 1, Điều 29 Luật HN &

GD năm 2000).

Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2001của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Thunhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp phápkhác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chong, trừ

,

trường hợp vợ, chong có thỏa thuận khác `

Có thé thấy, Luật HN & GD năm 1986 và Luật HN & GD năm 2000 chỉ quyđịnh chế độ tài sản theo pháp định Trong một số trường hợp cụ thé Luật HN & GDnăm 2000 cho phép vợ, chồng có quyên thỏa thuận với nhau về tài sản hay nói cáchkhác là công nhận vợ, chồng có quyền định đoạt tài sản trong những tình huốngnhất định nhưng đây vẫn chỉ là sự thỏa thuận trong giới hạn của chế độ tài sản theo

luật định.

Luật HN&GD năm 2000 tiếp tục kế thừa từ Luật HN&GD năm 1986 khikhông ghi nhận chế độ tài sản thỏa thuận Mặc dù không thừa nhận chế độ tài sảncủa vợ chồng theo thỏa thuận nhưng hai đạo luật trên lại cho phép vợ chồng đượcthỏa thuận chia tài sản chung trong TKHN, khôi phục chế độ tài sản chung, thỏa

Trang 20

hiệp nhập tai sản riêng vào tài sản chung Đặc biệt hơn sau 20 năm thực hiện Luật

HN&GD năm 1986, quan hệ bình đăng vo chồng được bảo đảm, Luật HN&GDnăm 1986 ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng Việc xác định tài sản đượcghi nhận cụ thé, bao gồm tài sản mà mỗi bên mang theo từ trước khi kết hôn, tài sảnđược tặng, cho riêng Về tài sản chung bao gồm các loại tài sản mà cả hai vợ chồng

sở hữu chung hoặc kết quả của hoạt động cộng tác trong TKHN Luật ghi nhận vợchồng có tài sản riêng nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng.Mặc khác, tạo điều kiện cho vợ, chồng được quyền định đoạt tài sản riêng của mình

với tư cách chủ sở hữu, không bị lệ thuộc vào một bên.

Trải qua 15 năm thực hiện, Luật HN&GD năm 2000 đã bộc lộ những hạn

chế, bấp cập, thực tiễn áp dụng xác định tài sản của vợ chồng gặp nhiều khó khăn,vướng mắc, và bấp cập khi pháp luật không quy định linh hoạt về xác định tài sảncủa vợ chồng Pháp luật cần có những thay đôi để kịp thời điều chỉnh những quan

hệ xã hội mới phát sinh Do đó, ngày 19/06/2014, Luật HN&GD năm 2014 đã được

thông qua kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa xiii, có hiệu lực ngày 01/01/2015 Trong đó,lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận đã được ghinhận (Khoản I Điều 28) Vì thế, có hai loại chế độ tài sản của vợ chồng theo LuậtHN&GĐ năm 2014 là chế độ tài sản luật định và chế độ tài sản thỏa thuận Từ hai

loại chê độ tài sản có thê xác định rõ hơn tài sản của vợ chông.

Luật HN&GD năm 2014 đã cung cấp day đủ các quy định chi tiết về việc

xác định và quản lý tài sản của vợ chồng Cu thé, luật này đã mô tả rõ các loai tài

sản và nguyên tắc dé phân loại chúng Tài sản riêng của mỗi bên được xác định rõ lànhững loại tài sản mà mỗi bên mang theo từ trước khi kết hôn hoặc nhận sau khi kếthôn thông qua kế thừa, tặng qua cá nhân Tài sản chung được xác định là công sứclàm ra của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Căn cứ xác định tài sản vợ chồng

dựa trên thời kỳ hôn nhân và nguôn gôc tài sản.

Trang 21

KET LUẬN CHƯƠNG 1Xác định tài sản của vợ chồng như là một yếu tốt quan trọng nhất, nhằm điềuchỉnh quan hệ tài sản vợ chồng với nhau, góp phan làm ôn định các quan hệ xã hội,tạo điều kiện để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản trong suốt quátrình hôn nhân, góp phan điều tiết, ôn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự,kinh tế, thương mại

Phù hợp với sự phát triển về kinh tế- xã hội, theo thời gian, hệ thống phápluật HN&GD của Nhà nước ta từ năm thời cô luật đến nay đã quy định xác định tàisản của vợ chồng với những nội dung khác nhau Tác giả đã chỉ rõ những khái niệm

về tài sản, khái niệm về CĐTS, khái niệm về tài sản chung, tài sản riêng, cũng nhưchỉ rõ ra sự phát triển lịch sử Việt Nam trong việc phân chia tài sản của vợ chồng

Đặc biệt, việc quy định rõ xác định tài sản còn thành công lớn trong việc cải cách

xóa bỏ “trọng nam khinh nữ”, đảm bảo quyền lợi của vợ chồng khi ghi nhận CDTScủa vợ chồng trong Luật HN&GD năm 2014

Trang 22

CHƯƠNG 2

XÁC ĐỊNH TÀI SAN CUA VO CHONG THEO PHÁP LUẬT VIỆT

NAM HIỆN HÀNH

2.1 NGUYÊN TAC CHUNG CUA CHE ĐỘ TÀI SAN

Theo quy định của luật Hôn nhân va gia đình năm 2014, dù vợ chồng chọnchế độ tài sản nào thì vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của chế độ tài sản đó Điều nàyđảm bảo rằng các quy định và nguyên tắc của chế độ tài sản được áp dụng một cáchcông bằng và minh bạch trong việc quản lý và chia sẻ tài sản trong quan hệ hôn

nhân.

Điều 29 Luật HN&GD năm 2014 quy định :

“1 Vợ chong bình dang với nhau về quyên, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phán biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nháp.

2 Vợ, chong có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện dé đáp ứng nhu cau thiết yếu của giađình.

3 Việc thực hiện quyên, nghĩa vụ về tài sản của vợ chông mà xâm phạm đên quyên,

lợi ích hợp pháp của vợ, chông, gia đình và của người khác thì phải bôi thường.”

Do CĐTS có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của cá nhân vợ, chồng cũng nhưcác thành viên trong gia đình và quyên, lợi ích của những người có liên quan cũng

như sự ồn định của các quan hệ tài sản trong các mỗi quan hệ dân sự nói chung, nên

Luật HN&GD năm 2014 đã quy định về các nguyên tắc chung khi áp dụng cácCĐTS của vợ chồng

2.1.1 Nguyên tắc bình dang với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tao

lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa

lao động trong gia đình va lao động có thu nhập.

Trong đời sống chung của vợ chồng, ngoài tình cảm là sự gắn bó của vợ vàchồng thì tài sản là sự duy trì cuộc sống chung của vợ chồng Vợ chồng cùng chungsức, cùng duy trì khôi tài sản chung do đó rât khó đê xác định phân tài sản của vợ

Trang 23

hoặc của chông nên vợ chông có quyên ngang nhau trong việc hưởng thụ, sử dụng

và định đoạt khối tài sản chung

Không chỉ quy định "vợ, chồng bình dang với nhau về quyên, nghĩa vụ trongviệc tao lap, chiếm hữu, sử dung, định đoạt tai sản chung", Khoản 1 Điều 29 Luật

HN & GD năm 2014 còn quy định: "không phân biệt giữa lao động trong gia đình

và lao động có thu nhập" Điều này cho thấy "lao động trong gia đình" (công việcnội trợ, chăm sóc con cái, ) hầu hết đều do người vợ thực hiện đã được pháp luậtghi nhận công bang với lao động tạo ra thu nhập thường do người chồng thực hiện.Quy định có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong trường hợp người vợ, chồng thực hiện chế

độ tài sản riêng thì khi châm dứt chế độ tài sản nguoi vo, chồng làm công việc nộitrợ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán cho mình phần tài sản tương đương vớiphân công sức đóng góp của mình.

Hiện nay không chỉ có người chồng trong gia đình làm kinh tế mà người vợcũng đã bắt đầu làm kinh tế để phát triển gia đình do đó cả vợ và chồng đều có tàisản do mình tạo ra trước khi kết hôn, trong thời kỳ hôn nhân Việc vợ, chồng muốnthỏa thuận tài sản trước khi kết hôn dé phân định rõ tài sản sau khi kết hôn là điều

dễ hiểu bởi mỗi người đều có nhu cầu cá nhân riêng

Nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam vàthế giới trong xu hướng bình đăng giới đang được nâng cao, đặt ra trong mọi lĩnh

vực của đời sông và đặc biệt là đời sông chung của vợ chông.

2.1.2 Nguyên tắc có nghĩa vụ đảm bảo điều kiện để đáp ứng nhu cầu

thiết yếu của gia đình

Hôn nhân là hiện tượng trong xã hội, là sự gan kết của người nam nữ dựatrên những yếu tố tự nhiên Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững là một trongnhững mục đích quan trọng của hôn nhân Gia đình là một tế bào của xã hội, giađình hạnh phúc thì xã hội mới 6n định, văn minh Vì vậy, đám bảo nhu cầu thiết yếucủa gia đình là điều quan trọng, đảm bảo cuộc sống cho các thành viên trong gia

đình là trách nhiệm của vợ chông.

Khoản 2 Điều 29 Luật HN & GD năm 2014 có quy định: “Vo, chồng có

Trang 24

Cu thé hơn, Điều 30 Luật HN & GD năm 2014 quy định về quyền, nghĩa vucủa vợ, chông trong việc đáp ứng nhu câu thiệt yêu của gia đình như sau:

“1 Vợ, chong có quyên, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhucâu thiết yếu của gia đình

2 Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chungkhông đủ dé đáp ứng nhu câu thiết yếu của gia đình thì vợ, chang cónghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên "Theo đó, dù vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản nào, có tài sản hay không cótài sản thì vợ, chồng cũng phải đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình Khoản 20Điều 3 Luật HN & GD năm 2014 quy định: "Nhu cau thiết yếu là nhu câu sinh hoạtthông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cẩu sinh hoạtthông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình

“Tùy theo khả năng kinh tế của mình mà vợ, chồng phải đảm bảo cuộc sông cho giađình, những nhu cầu thiết yếu diễn ra hàng ngày

Đối với gia đình, chỗ ở là việc rất quan trọng và đòi hỏi sự ôn định Điều 31Luật HN & GD năm 2014 quy định: “Viéc xác láp, thực hiện, chẳm dứt các giaodịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chong phải có sự thỏa thuận của vợchong Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chong thì chủ sởhữu có quyên xác lập, thực hiện, cham dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng

phải bao dam ché ở cho vợ chong "

Nhu vậy, đối với tai san là nhà — nơi ở duy nhất của vo chong thì việc địnhđoạt phải có sự đồng ý của vợ chồng Trong trường hợp nhà ở là tài sản riêng của

vợ, chồng thi với chồng có quyền định đoạt đối với tài sản này, tuy nhiên nếu đây làchỗ ở chung của vợ chồng thì việc định đoạt phải được sự đồng y của cả vợ vachồng Hay nói cách khác, nhà ở là tài sản riêng của vợ chồng thì việc định đoạt

van cân có sự thỏa thuận của vợ chong nêu đây là nơi ở chung của vo chong.

Có thé thấy VIỆC VỢ chồng lập văn bản thỏa thuận về tài sản trước khi kếthon, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng dé áp dụng

trong mọi trường hợp và những biện pháp bảo đảm thực hiện sẽ bảo vệ được lợi ích

Trang 25

của gia đình, không phá vỡ tính cộng đông của hôn nhân đông thời cùng cô môi quan hệ gia đình hơn.

2.1.3 Nguyên tắc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài san của vợ chồng mà

xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình vàcủa người khác thì phải bồi thường

Khoản 3 Điều 29 Luật HN & GD năm 2014 quy định: "3 Việc thực hiệnquyên, nghĩa vụ về tài sản của vợ chong mà xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp

của vợ, chong, gia đình và của người khác thì phải boi thường "

Theo đó quyên, lợi ích hợp pháp của vợ chồng, gia đình và người khác khithực hiện giao dịch với vợ, chồng được pháp luật bảo vệ

Để đảm bảo an toàn cho bên thứ ba khi thực hiện giao dịch với vợ chồng,Diéu32 Luật HN & GD năm 2014 quy định như sau:

"1 Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chang là người đứng tên tàikhoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyên xác lập, thực

hiện giao dịch liên quan đên tài san do.

2 Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vo, chong dang chiếm hữu độngsản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyên sử hữu được coi làngười có quyên xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản do trong trườnghợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tinh."

Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, việc lập tài khoản ngân hàng hay tàikhoản chứng khoán cũng hết sức dé dàng, trong ngành tài chính, ngân hàng chỉ yêucầu chủ tài khoản có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản màkhông yêu cầu xác mình tình trạng hôn nhân của người đó Căn cứ vào đó, đối với

tài sản là tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán chỉ đứng tên một người sẽ

thuận tiện hơn cho vợ, chồng khi thực hiện các giao dịch có liên quan Quy định nàykhông chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba mà còn mang lại lợi íchcho vợ, chồng: do người thứ ba không cần tìm hiểu tỉnh trạng hôn nhân cũng nhưchế độ tài sản mà vợ, chồng đang thực hiện với mình; vợ, chồng dễ dàng thực hiệngiao dịch với bên thứ ba mà không cần phải chứng minh về tỉnh trạng của mình

Trang 26

Đối với động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, vợ chồng có thé chủ động thựchiện các giao dịch liên quan mà không cần phải chứng minh về quyền sở hữu hoặc

sự đông ý của vo chong.

Đối với tài sản chung là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu như tàikhoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán thì trong quan hệ giữa vợ và chồng,

người thực hiện giao dịch với tài sản chung này phải chịu trách nhiệm trước vợ,

chồng mình; nếu gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng thì phảibồi thường Đối với trường hợp này, khi một bên vợchồng thực hiện giao dich vớingười thứ ba thì vợ, chồng không phải cung cấp thông tin chính xác về tỉnh trạnghôn nhân hoặc luật không yêu cầu các bên tham gia giao dịch phải tìm hiểu tình

trạng hôn nhân mà gây thiệt hại cho người thứ ba trong quá trình thực hiện giao

dịch thi phải bồi thường Có thê thấycác quy định này không mâu thuẫn đối với tài

sản chung của vợ chông.

Điều § Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn về người thứ ba ngay tình

như sau:

“Điêu 8 Người thứ ba không ngay tình khi xác lập, thực hiện giao dich với vợ,chong liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán, động sản khác

mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyên sở hữu

Người thứ ba xác lập, thực hiện giao dịch với vợ, chông liên quan đến tài khoản

ngán hàng, tài khoản chúng khoản, động sản khác mà theo quy định của pháp luật

không phải đăng kỷ quyên sở hữu thì bị coi là không ngay tinh trong những trường

nhưng vẫn xác lập, thực hiện giao dịch trải với thỏa thuận của vợ chong "

Nhu vay, du vo chéng có lựa chon chế độ tai sản nào thì quyền, lợi ích hợp

pháp của vợ, chồng và bên thứ ba đều được pháp luật bảo vệ Vợ, chồng có quyền

Trang 27

lựa chọn chế độ tài sản, định đoạt tài sản mà không xâm phạm đến quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, tô chức khác Trong trường hợp vợ, chồng thực hiện giaodịch với người thứ ba ngay tỉnh thì người đứng tên chủ tài khoản sẽ có quyền xáclập, thực hiện giao dịch Quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp này

sẽ được bảo vệ băng các quy định của Luật HN & GD năm 2014 và Bộ luật dân sự

2015.

2.2 XÁC ĐỊNH TAI SAN CUA VO CHONG THEO CHE ĐỘ TÀI

SAN THEO THOA THUANĐiều 15 Nghị định số 126/2014ND-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quyđịnh chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (Nghịđịnh 126/2014/NĐ-CP) đã dự liệu trong trường hợp lựa chọn CDTS của vợ chồngtheo thỏa thuận về việc xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:

Diéu 15 Xác định tài sản của vợ chong theo thỏa thuận

1 Truong hợp lựa chọn áp dụng CDTS của vợ chong theo thỏa thuận thì vợchong có thé thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau

của người có được tài sản đó.

D, xác định theo thỏa thuận khác của vợ chong

2 Thỏa thuận về tai sản của vợ chồng phải phù hop với quy định các Diéu29,30,31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình Nếu vi phạm, người cóquyên, lợi ích liên quan có quyên yêu câu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vôhiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình ”

Như vậy có 3 trường hợp đề xác định tài sản chung, tài sản riêng theo thỏa thuận

Trang 28

2.2.1 Thỏa thuận xác định từng loại tài sản là tài sản chung của vợ chồng

hoặc là tài sản riêng của một bên vợ chong

Thỏa thuận tài sản vợ chồng là tài sản chung và tài sản riêng bắt buộc đôi bênphải lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản có công chứng hoặc chứng thực trướcngày kết hôn Đây là phương pháp linh hoạt thường được sử dụng để quản lý tàisản trong mối quan hệ hôn nhân Trường hợp này sẽ khiến cho vợ; chồng phân biệt

rõ ràng những tài sản nào được coi là tài sản chung và tài sản riêng của mỗi người

Điều này giúp tránh những tranh chấp về tài sản trong tương lai Thỏa thuận có thê

quy định cách mà tài sản chung và riêng của mỗi người sẽ được quản lý trong quá

trình hôn nhân, bao gồm việc tăng thêm tài sản chung thông qua việc góp vốn từ tàisản riêng hoặc thu nhập chung Thỏa thuận cũng giúp cho đôi bên rõ ràng về quyền

sở hữu và quyền kiểm soát đối với tài sản bao gồm : quyền quyết định về việc sửdụng, chuyên nhượng, quản lý tài sản

2.2.2 Thỏa thuận tài sản có trước và trong hôn nhân là tài sản chung của

vợ chồng

Trong thỏa thuận này, không có khái niệm về tài sản riêng của vợ chồng Tất cảcác tài sản, bao gồm cả những tài sản mỗi người mang vào hôn nhân và những gìtích lũy trong thời gian hôn nhân, đều được xem là tài sản chung Do tất cả các tài

sản được coi là tài sản chung, việc quản ly và phân chia chúng thường được thực

hiện theo nguyên tắc của tài sản chung Điều này có thể đòi hỏi sự thống nhất vàđồng thuận giữa vợ chồng về cách quản lý và sử dụng tài sản Với tất cả tài sảnđược coi là tài sản chung, cả vợ va chồng đều chia sẻ trách nhiệm tài chính và rủi rotài chính Điều này có thê áp đặt sự chia sẻ trách nhiệm và cam kết tài chính rộng

rãi hơn so với các thỏa thuận khác.

2.2.3 Thỏa thuận tài sản của mỗi bên vợ chồng có trước và trong hôn nhân

Trang 29

Họ có quyền sử dụng, chuyên nhượng, và quản lý các tài sản đó mà không cần sựđồng thuận của đối phương Trong trường hợp ly hôn hoặc khi một trong hai ngườimất mát, mọi tài sản riêng của mỗi người sẽ được giữ lại bởi chính họ Không có sựphân chia tài sản giữa hai bên, trừ khi có thỏa thuận khác Thỏa thuận về tài sảnriêng giúp bảo vệ tài sản cá nhân của mỗi người, đảm bảo rằng họ không phải chia

sẻ tài sản mà họ mang vào hôn nhân hoặc tạo ra trong thời gian hôn nhân trong

trường hợp ly hôn hoặc khi mắt mát

Tuy nhiên cũng có vài hạn chế sau:

e Khả năng thực thi : một trong những nhược điểm của nghị định này cóthé là khả năng thực thi, đặc biệt là khi có tranh chấp về tai sản trong quátrình ly hôn hoặc sau khi một trong hai người chết Có thé cần sự canthiệp của hệ thong pháp luật dé giải quyết nhưng sẽ mat nhiều thời gian

và tiền bạc

e_ Độ phức tạp : Quy định trong nghị định này có thé trở nên phức tap vàkhó hiểu đối với một số người, đặc biệt là những người không am hiểunhiều về chế độ tài sản theo thỏa thuận Điều này có thé tạo ra sự bấtđồng và hiểu lầm về quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến tài sản trong

hôn nhân.

e Tinh cảm vợ chồng : điểm c điều 15 của Nghị định chưa thực sự phù hợpvới truyền thống và thực tiễn của đời sống xã hội trong lĩnh vực hôn nhân

và gia đình Bởi lẽ, nếu chỉ có tài sản riêng mà không có tài sản chung

của vợ chong sẽ mat còn tình cảm, tinh thân, vật chat.

và nguyên tắc, vo chồng được tự do “ thiét kế” CĐTS theo thỏa thuận Tuy nhiên,trong điều kiện mặt băng nhận thức pháp lý của người Việt Nam chưa cao, việc đểcho vợ chồng tự do xây dựng CĐTS theo thỏa thuận còn lúng túng Bởi vậy ngườilàm luật gợi ý một số khuôn mẫu tại Nghị định 15/2014/NP-CP Nhưng cần phảinhắn mạnh rằng, quy định tại Điều 15 chỉ mang tính hướng dẫn, tham khảo Vợchồng có quyền tự do thỏa thuận khác, với điều kiện tôn trọng chế độ cơ bản, miễn

là không vi phạm các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 29,30,31 và 32

Luật HN&GD năm 2014.

Trang 30

2.3 CHE ĐỘ TÀI SAN THEO LUẬT ĐỊNH VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH TÀI

SAN CHUNG, TÀI SAN RIENG CUA VO CHONG

Nha nước va pháp luật luôn luôn khuyến khích và tôn trong sự thỏa thuận củagiữa vợ chồng khi chia tài sản chung Tuy nhiên, không phải lúc nào vợ chồng cũng

có thể thỏa thuận được vấn đề này Nhất là khi cuộc sống hôn nhân tan vỡ, tình yêukhông còn, đôi khi lại ân chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột gay gắt khiến cho hotranh chấp quyết liệt.Khi vợ chồng không chọn CĐTS theo thỏa thuận hoặc thỏathuận nhưng không day đủ rõ rang thi sé lựa chon theo luật định

CĐTS của vợ chồng theo luật định được quy định từ Điều 33 đến Điều 46, từĐiều 59 đến Điều 64 Luật HN&GD năm 2014 Trên cơ sở kế thừa va phát triển cácquy định về CDTS của vợ chồng theo luật định (Luật HN&GD năm 1986 và LuậtHN&GD năm 2000); Luật HN&GD năm 2014 vẫn ghi nhận CĐTS của vợ chồngtheo luật định là chế độ cộng đồng tạo sản, gitra vợ chồng vừa có tài sản chung, vừa

có tài sản riêng.

2.3.1 Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chong.

Chế độ tài sản theo luật định là chế độ cơ bản chiếm đa số bởi tư tưởng khi đãkết hôn với nhau, vợ chồng là một và việc sử dụng tài sản không nhất thiết phải quárạch ròi Và cùng bởi sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống nên đa số người dân

có tư tưởng như trên, theo đó, chế độ tài sản theo luật định chiếm đa số và khi giảiquyết cũng chủ yếu giải quyết tranh chấp tài sản theo chế độ luật định Dựa trên cácphân tích, nhận định về khái niệm tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng, có thểthay, hai căn cứ cơ bản và quan trọng nhất là cơ sở dé xác định chính là thời kỳ hôn

nhân và nguôn gôc hình thành tai san.

Hôn nhân là căn cứ dé xác định tài sản của vợ chồng.Hôn nhân làm phát sinhquan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, đó là tiền đề của quan hệ tài sản của vợ chồng.Khoản 13 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 quy định như sau: “ 7hởi ly hôn nhân làkhoảng thời gian ton tại quan hệ vợ chong, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đếnngày cham dứt hôn nhân” Đây là căn cứ quan trong dé xác định tài sản của vợchồng Như vậy, “TKHN” được tính từ khi hai bên nam, nữ kết hôn, tức thời điểmphát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật — ngày cơ quan đăng ký kết hôn ghi vào

Trang 31

số kết hôn và trao giấy chứng nhận kết hôn thì giữa hai bên mới phát sinh quan hệ

vợ chồng, cho tới ngày chấm dứt hôn nhân Có nhiều sự kiện pháp lý có thê dẫn tớichấm dứt hôn nhân : một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc vợ chồng còn sốngnhưng hôn nhân chấm dứt bằng ly hôn (tính từ thời điểm phán quyết của Tòa án cóhiệu lực pháp luật)”

Như vậy căn cứ dau tiên phải làm rõ dé xác định tài sản khi ly hôn chính làthời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân của vợ chồng Chỉ khi phát sinh quan hệ vợchồng, các quyền và nghĩa vu, trong đó có quyên và nghĩa vụ về tài sản của vợ vàchồng lúc mới phát sinh Lúc này, cả vợ và chồng đều có trách nhiệm tạo dựng tàisản nhằm phục vụ cuộc sông gia đình, đáp ứng nhu cau của bản thân và những

người khác trong gia đình.

Yếu tố thứ hai, cũng là căn cứ thứ hai cần sử dụng để xác định chính xác tàisản của vợ chồng đó là nguồn gốc hình thành tài sản đó, hay nói cách khác làphương thức hình thành của tài sản Nguồn gốc của tài sản có thể là do bản thân vợ,chồng tự mình hoặc cùng nhau tạo dựng nên; hoặc thông qua con đường được tặngcho, thừa kế; hoặc được thụ hưởng từ những tài sản khác; hoặc theo sự thỏa thuậndân sự; hoặc theo luật định Ngoài ra còn có yếu tố về mục đích sử dụng tài sảncũng được dùng làm căn cứ bô trợ dé xác định tài sản chung hoặc riêng của vợchồng Từ nguồn gốc tài sản, do đâu mà có tài sản đó, con đường mà vợ, chồng cóthé có được tài sản đó, kết hợp với yếu tố mục đích sử dụng là những căn cứ quan

trọng trong việc xác định tài sản của vợ chông.

Như vậy, đê xác định chính xác đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chông, khi giải quyêt, các bên đương sự có nghĩa vụ chứng minh nguôn gôc tài sản, Tòa án cân phải tiên hành xem xét, đánh giá nguôn gôc đê có căn cứ xác định theo quy định pháp luật.

2.3.2 Xác định tài sản chung của vợ chồng

Thứ nhất, tài sản chung của vợ chồng tao ra trong thời ky hôn nhân

Trang 32

Theo Khoản 3 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “ Thoi kỳ hôn nhân làkhoảng thời gian ton tại quan hệ vợ chong, được tính từ ngày dang ký kết hôn đếnngày chấm dứt hôn nhân.”

A

Nhu vậy, nhà làm luật đã dựa vào “thoi kì hôn nhân” (TKHN) của vợ chồng déquy định là căn cứ xác lập tai sản chung của vợ chong Sự kiện cham dứt hôn nhân

có thé là do một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc có quyết định của Tòa án

tuyên bố vợ chồng bị chết hoặc vợ chồng còn sống nhưng hôn nhân cham dứt bang

ly hôn (khoản 14 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014) tính từ thời điểm phán quyết củaTòa án có hiệu lực pháp luật Việc xác định thời điểm phát sinh quan hệ hôn nhân,theo nguyên tắc thì phải dựa trên cơ sở pháp lý của Giấy chứng nhận kết hôn Quan

hệ hôn nhân được xác lập trên cơ sở tình cảm, yêu thương gắn bó chung sống vớinhau giữa vợ và chồng TKHN là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng trướcpháp luật Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhậphợp pháp khác của vợ chồng trong TKHN được xác định là tài sản chung của vợchồng Theo khoản 1 Điều 14 Luật HN&GD năm 2014 có quy định trong trườnghợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thìkhông làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vo và chồng Ví dụ: Tiền lương của mỗibên trước khi kết hôn là tài sản riêng, nhưng sau khi kết hôn lại là tài sản chung.Tuy nhiên, trong thực tiễn cho thay van còn tồn tại tình trạng “hôn nhân thực té” và

để giải quyết tình trạng đó thì pháp luật đã dự liệu và Nhà nước đã ban hành một sốvăn bản pháp luật nhằm giải quyết hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế khi giảiquyết các tranh chấp về nhân thân và tài sản giữa 2 bên (ngày Luật HN&GD năm

1986 có hiệu lực thi hành — Xem Thông tư liên tịch số

01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016).

Thu nhập của vợ chồng thuộc khối tài sản chung là những lợi ích vật chất màvợ,chồng có được do tham gia lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh Thôngthường tài sản do vợ, chồng tạo ra trong TKHN đều được xác định là tài sản chungcủa vợ, chồng.Những tài sản đó có thé là do vợ va chồng cùng trực tiếp lao động,hoặc do một trong hai bên trực tiếp lao động dé tạo ra sản phẩm, cũng có thé thôngqua việc thuê, mướn người khác tạo ra sản phẩm, sản pham đó có thé dùng dé phục

vụ gia đình hoặc đem mua bán trao đôi Thông qua sức lao động của vợ, chông

Trang 33

được thể hiện dưới các hình thức khác nhau dé tao ra nguồn thu nhập, tạo tài sản

cho gia đình,dù các tài sản đó được hình thành dưới bất kỳ hình thức nào, nếu đó là

kết quả của lao động hợp pháp, đều được công nhận là tài sản chung của vợ chồng,trừ trường hợp hai bên có những thỏa thuận khác về vấn đề này

Tài sản từ nguồn thu nhập này giữ vai trò chủ yếu trong khối tài sản chung của

vợ chồng Khi xem xét xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn gồm nhữngtài sản gì, Tòa án sẽ tiễn hành đánh giá đầu từ nguồn thu nhập từ hoạt động lao độngcủa vợ,chồng bởi đây là nguồn tài sản dễ xác định, kiểm chứng và chủ yếu nhấttrong cuộc sống gia đình Ngoài ra, đối với loại tài sản thu nhập này, cần xác địnhđây là tài sản chung cơ bản của vợ chồng, phục vụ thiết thực nhất trong cuộc sốnghôn nhân và gia đình, khi xem xét xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôncần lưu ý về van đề công sức của vợ và chồng Theo điểm b khoản 2 Điều 59 LuậtHN&GD năm 2014 quy định: “ Công sức đóng góp của vợ, chong vào việc tạo lập,duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đìnhđược coi như lao động có thu nhập; ” Vì thé trong cuộc sống gia đình vì sức khỏe,

hoặc vì hoàn cảnh và khả năng lao động mà tài sản chỉ do một người tạo ra thì vẫn

coi như vợ, chồng cùng đóng góp công sức vào khối tài sản chung Dù vợ, chồnglàm việc ở những nghành nghề khác nhau với mức thu nhập khác nhau song mọithu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của vợ, chồng đều là tài sảnchung Quy định như vậy là phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và phù hợp vớitruyền thống đạo đức của dân tộc ta

Bên cạnh đó còn có quy định về quyền sở hữu của người lao động đối với thunhập của mình là căn cứ để xác định tài sản là thu nhập của vợ, chồng là tài sảnchung của vợ chồng Theo Điều 222 BLDS năm 2015 thì kết quả lao động, giá trịtài sản có được từ các hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh, sáng tạo” thuộcquyền sở hữu của người thực hiện công việc đó Xét trong quan hệ pháp luật hônnhân và gia đình, tài sản là nguồn thu nhập từ các hoạt động lao động, sản xuất,kinh doanh của vợ hoặc chồng thuộc quyền sở hữu của người tạo ra thu nhập, đồng

* Điều 222 BLDS năm 2015 quy định về việc Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động , hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

” Các hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh, sáng tạo phải đảm bảo tính hợp pháp thì mới có căn cứ dé

Trang 34

thời cũng thuộc quyên sở hữu đối với người còn lại được xác định là tài sản chungcủa vợ chồng.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong TKHNđược xác định là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp được quy định tạiKhoản 1 Điều 40 Luật HN&GD năm 2014 thi hoa lợi, lợi tức đó không được xácđịnh là tài sản chung của vợ chồng, đây là quy định mới và cụ thể của Luật

HN&GD năm 2014.

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tai sản mang lại (Khoản 1 Điều 109 BLDS năm

2015) Vi dụ: trâu, bò đẻ ra nghé con, bê con

Lợi tức là khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (Khoản 2 Điều 109 BLDSnăm 2015) Ví dụ: Lãi suất thu được từ việc gửi tích kiém

Hoa lợi, lợi tức là những tài sản mới phát sinh, thu được từ tài sản khác (gọi là

tài sản gốc) Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản gốc là tài sản chung của vợ chồng

thì được mặc định xác định là tài sản chung của vợ chồng Đối với hoa lợi, lợi tức

phát sinh từ tài sản gốc là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì có thể là tài sản chunghoặc tài sản riêng Tuy nhiên,khi kết hợp căn cứ thứ nhất đã được phân tích ở trên

về việc phạm vi phát sinh tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng trongTKHN Bởi vì, sau khi kết hôn hợp pháp thì giữa vợ va chồng phát sinh quyền vànghĩa vụ với nhau Và dé duy trì, dam bảo cuộc sống chung, họ phải có nghĩa vụđóng góp tài sản của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng Do vậy, dù tài sảngốc là tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng hoa lợi, hoa tức phát sinh từ từ sảnriêng đó trong TKHN thì được coi là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp hai

bên có thỏa thuận khác.

Thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, trừ trường hợp được quy định tại khoản

1 Điều 40 Luật HN&GD năm 2014, là những thu nhập không cố định phát sinhtrong TKHN thì được xác định là tài sản chung của vợ chồng Thu nhập hợp phápkhác là thu nhập bất ngờ, không thường xuyên, khác với thu nhập là tài sản do vợchồng tạo ra và thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh là những thunhập thường xuyên, cô định, ít bién động Ví dụ: tiền thưởng, trúng SỐ SỐ,

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chínhphủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GD : “ Thu nhậphợp pháp khác của vợ, chong trong thời kỳ hôn nhân :

Ngày đăng: 19/06/2024, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w