1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế xã hội và ý nghĩa của vấn đề này với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam word

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong con đườngphát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Các Mác chỉ ralịch sử loài người tất yếu trải qua các hình thái kinh tế xã hội sau: cộng sảnnguyễn thủy, chiếm hữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KINH TẾ - LUẬT

BÀI THẢO LUẬNTriết học Mác-Lênin

Trang 2

34 Trần Văn Giang Làm powerpoint A36 Lê Thị Thu Hà Tóm tắt bản word B+37 Nguyễn Thu Hà Thuyết trình

Trang 3

1.1 Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội··· 7

1.1.1 Khái niệm sản xuất, sản xuất vật chất, sản xuất xã hội··· 7

1.1.2 Vai trò của sản xuất vật chất··· 8

1.2 Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất··· 8

1.2.1 Phương thức sản xuất··· 9

1.2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất···10

1.3 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội··· 12

1.3.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội···12

1.3.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiếntrúc thượng tầng của xã hội···13

1.4 Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tựnhiên···15

1.4.1 Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội··· 15

1.4.2 Tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài người···15

1.4.3 Giá trị khoa học bền vững và ý nghĩa cách mạng···16

II Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CON ĐƯỜNG ĐI LÊN XHCN Ở VIỆT NAM··· 16

2.1 Sự vận dụng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Đảng ta vàosự nghiệp xây dựng CNXH··· 16

Trang 4

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT

XHCN: Xã hội chủ nghĩaCNXH: Chủ nghĩa xã hộiHTKT: Hình thái kinh tế

HTKT-XH: Hình thái kinh tế - xã hội

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xãhội của triết học Mác-Lênin, là một trong ba bộ phận hợp thành triết học Mác.Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự pháttriển của trình độ sản xuất Cụ thể thì trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệsản xuất thay đổi, sự thay đổi quan hệ sản xuất lại dẫn đến những mối quan hệxã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó thay đổi Ngoài ra, những tưtưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổihệ thống pháp lý và chính trị Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác trở thànhphương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xãhội học,…

Học thuyết HTKT-XH là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịchsử, vạch ra những quy luật cơ bản của sự vận động phát triển xã hội, là phươngpháp luận khoa học để nhận thức, cải tạo xã hội Ngày nay, thế giới đang cónhững biến đổi to lớn, sâu sắc nhưng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vẫn giữnguyên giá trị khoa học và thời đại.

Ngày nay Nhà nước vẫn dùng học thuyết HTKT-XH trong xác địnhcương lĩnh của mình trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam Trong con đườngphát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (Các Mác chỉ ralịch sử loài người tất yếu trải qua các hình thái kinh tế xã hội sau: cộng sảnnguyễn thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.Nhưng nước ta đã bỏ qua HTKT tư bản chủ nghĩa mà đi thẳng lên chủ nghĩa xãhội) của Việt Nam hiện nay, học thuyết HTKT-XH là cơ sở khoa học của việcxác định con đường phát triển.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) của Đảng ta đã khẳngđịnh: “Xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuậthiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chấtvà trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,

Trang 6

văn minh” Mục tiêu đó chính là sự cụ thể hóa học thuyết Mác – Lênin vềHTKT-XH.

Đề tài “Nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và ýnghĩa của vẫn đề này với con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” khá là phức tạpvà rộng lớn tuy nhiên nó nêu lên được cách Đảng và Nhà nước ta áp dụng họcthuyết Mác – Lênin trong đường lối phát triển.

Trang 7

I.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINHTẾ - XÃ HỘI

1.1 Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội

Trên ý nghĩa bao quát nhất, khái niệm xã hội dùng để chỉ những cộng đồngngười trong lịch sử; đó là những cộng đồng người có tổ chức nhằm thực hiệncác mối quan hệ giữa con người với con người trên tất cả các mặt: kinh tế, chínhtrị, văn hoá, đạo đức, tôn giáo

Hình thức cộng đồng xã hội đầu tiên của nhân loại là cộng đồng thị tộc, bộ lạcvới hình thức tổ chức cơ cấu xã hội giản dị nhất Sự tiến hoá hơn nữa của lịch sửđã dẫn tới sự hình thành cơ cấu của cộng đồng bộ tộc và tiến dần lên hình thứcxã hội có cơ cấu tổ chức cao hơn là hình thức tổ chức quốc gia - dân tộc Ngàynay, do nhu cầu mới của lịch sử trong thời đại mới đã bắt đầu xuất hiện nhữnghình thức tổ chức liên minh rộng lớn giữa các quốc gia - dân tộc thành các hìnhthức xã hội ở phạm vi khu vực và quốc tế.

Trong bất cứ hình thức tổ chức của cộng đồng xã hội nào, dù đơn giản nhất cũngcó sự thống nhất của ba quá trình sản xuất: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần,sản xuất và tái sản xuất ra con người cùng những quan hệ xã hội của nó.

1.1.1 Khái niệm sản xuất, sản xuất vật chất, sản xuất xã hội

- Khái niệm sản xuất:

Để tồn tại và phát triển, con người cần phải tiến hành sản xuất Đó là hoạt độngđặc trưng riêng của con người và xã hội loài người.

Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thầnnhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.

- Khái niệm sản xuất xã hội:

Sản xuất xã hội là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực, bao gồm baphương diện không tách rời nhau là sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sảnxuất ra bản thân con người.

Trang 8

Sản xuất xã hội gồm sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần, sản xuất con người.Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động trựctiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên đểtạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.Sản xuất tinh thần là hoạt động sáng tạo ra các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãnnhu cầu tồn tại và phát triển của con người và xã hội.

Sản xuất con người: ở phạm vi cá nhân gia đình là việc sinh đẻ và nuôi dạy concái để duy trì nòi giống; ở phạm vi xã hội là sự tăng trưởng dân số phát triển conngười với tính cách là thực thể sinh học - xã hội.

1.1.2 Vai trò của sản xuất vật chất

- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người.- Sản xuất vật chất là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người.- Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người.

- Sản xuất vật chất là nền tảng và cơ sở cuối cùng để giải thích mọi sự vận độngvà biến đổi của lịch sử - sự thay thế các phương thức sản xuất từ thấp đến cao.

1.2 Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Bất cứ một quá trình sản xuất, vật chất nào cũng diễn ra với sự tồn tại “songtrùng” của hai mối quan hệ cơ bản, đó là: mối quan hệ giữa con người với giớitự nhiên và mối quan hệ giữa con người với nhau Khái niệm lực lượng sản xuấtvà khái niệm quan hệ sản xuất phản ánh hai mối quan hệ song trùng ấy, trong đókhái niệm lực lượng sản xuất phản ánh trình độ con người chinh phục giới tựnhiên trong quá trình sản xuất, còn khái niệm quan hệ sản xuất phản ánh sự liênkết giữa những con người theo yêu cầu khách quan của sự chinh phục giới tựnhiên ở một trình độ phát triển nhất định.

Trang 9

1.2.1 Phương thức sản xuất

a) Phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vậtchất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người Phương thức sảnxuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với một trình độ nhất định và quanhệ sản xuất tương ứng.

Mỗi phương thức sản xuất đều có hai phương diện đó là kinh tế - kỹ thuật vàkinh tế - xã hội.

Kinh tế - kỹ thuật chỉ ra quá trình sản xuất được tiến hành bằng kỹ thuật nào.Kinh tế xã hội chỉ ra quá trình sản xuất được thực hiện bằng cách thức tổ chứckinh tế nào.

Trình độ kỹ thuật nào thì các cách thức tổ chức kinh tế tương ứng.

b) Lực lượng sản xuất

Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất tạo rasức sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giớitự nhiên theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.

Cấu trúc của lực lượng sản xuất: Con người:

- Kỹ năng, trình độ- Chuyên môn  Tư liệu sản xuất:

- Tư liệu lao động

Công cụ lao động: cuốc, xẻng, máy móc Phương tiện lao động: xe chở

- Đối tượng lao động

Có sẵn trong tự nhiên: cát, đá, đất, tre, gỗ

Trang 10

Nhân tạo: xi măng, sắt, vải

Đặc trưng của lực lướng sản xuất : Đặc trưng chủ yếu của lực lượng sản xuất làmối quan hệ giữa người lao động và công cụ lao động.

Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất:

 Tính nhất cá nhân và tính chất xã hội hóa trong việc sử dụng tư liệu sản xuất. Trình độ:

- Người lao động- Công cụ lao động

- Tổ chức lao động xã hội- Phân công lao động

c) Quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người vớingười trong quá trình sản xuất vật chất, là sự thống nhất của ba quan hệ về sởhữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, quan hệ về phân phối sảnphẩm lao động.

Cấu trúc của quan hệ sản xuất:

- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất- Quan hệ trong tổ chức quản lí sản xuất- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động

1.2.2 Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất

a) Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất

Sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất bắt đầu từ sự biến đổi củalực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quátrình sản xuất, lực lượng sản xuất nào thì quan hệ sản xuất đấy.

Trang 11

Khi lực lượng sản xuất có sự thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng phải thay đổitheo.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuấtlà đòi hỏi khách quan của nền sản xuất.

Lực lượng sản xuất quyết định sự ra đời của một kiểu quan hệ sản xuất mớitrong lịch sử, quyết định đến nội dung và tính chất của quan hệ sản xuất.

b) Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thực hiện thôngqua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lựclượng sản xuất Đây là yêu cầu khách quan.

Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục đích, xuhướng phát triển của nền sản xuất xã hội; hình thành hệ thống động lực thúc đẩysản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.Tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra theo hai chiềuhướng, tích cực hoặc tiêu cực.

Sự tác động biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất làm cholịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất từthấp đến cao.

b) Đặc điểm của quy luật này trong xã hội chủ nghĩa

Tất yếu thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.

Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa dần dần loại trừ đối kháng xã hội.

Sự phù hợp không diễn ra “tự động” đòi hỏi trình độ tự giác cao trong nhận thứcvà vận dụng quy luật.

Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hộichủ nghĩa có thể bị “biến dạng” trong nhận thức và vận dụng không đúng quyluật.

Trang 12

Đây là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử của nhân loạilà quy luật cơ bản nhất của xã hội.

d) Ý nghĩa của quy luật này đối với đời sống xã hội

Thứ nhất, muốn phát triển kinh tế phải bắt đầu phát triển từ lực lượng sản xuất,trước hết là người lao động và công cụ lao động.

Thứ hai, muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ xây dựng quan hệ sản xuất mới phảicăn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, từ yêu cầu khách quan củaquy luật kinh tế, tránh chủ quan tùy tiện, mệnh lệnh.

Thứ ba, đây là cơ sở khoa học để nhận thức sâu sắc sự đổi mới tư duy của Đảngta.

1.3 Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

Xét về tổng thể, đời sống xã hội là một hệ thống cơ cấu tổ chức hết sức phức tạpbao gồm trong đó những mối quan hệ chi phối lẫn nhau, từ lĩnh vực của nhữngquan hệ kinh tế đến lĩnh vực của những quan hệ chính trị, pháp luật, đạo đức,tôn giáo Vậy, giữa chúng có mối quan hệ thế nào và sự biến đổi, phát triển củacơ cấu tổng thể ấy tuân theo quy luật cơ bản nào?

Với phương pháp tiếp cận duy vật trong nghiên cứu về xã hội, Mác đã chỉ ramối quan hệ quyết định của lĩnh vực kinh tế đối với các lĩnh vực khác thuộcthượng tầng kiến trúc chính trị, pháp luật của xã hội; cũng tức là nói quy luậtvề sự phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào tính chất và trình độ phát triểncủa cơ sở hạ tầng của xã hội Mác khẳng định: “Toàn bộ những quan hệ sản xuấtấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựnglên một kiến trúc thượng tầng pháp lí, chính trị và những hình thái ý thức xã hộinhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”

1.3.1 Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội

a) Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sân vận

Trang 13

Cấu trúc của cơ sở hạ tầng:- Quan hệ sản xuất thống trị- Quan hệ sản xuất tàn dư- Quan hệ sản xuất mầm mống

b) Kiến trúc thượng tầng

Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội đối vớinhững thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầnghình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng: bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởngvề chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, cùng nhữngthiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể và tổchức xã hội khác.

Trong xã hội có giai cấp thì Nhà nước là bộ phận của kiến trúc thượng tầng cóquyền lực mạnh mẽ nhất.

1.3.2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng của xã hội

a) Vai trò của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng Bởi vì quan hệ vật chất quyếtđịnh quan hệ tinh thần; tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếuchính trị - xã hội.

Cơ sở hạ tầng là nguồn gốc hình thành của kiến trúc thượng tầng.

Cơ sở hạ tầng quyết định đến cơ cấu, tính chất và sự vận động phát triển củakiến trúc thượng tầng.

Khi cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn kiến trúc thượng tầng cũng thayđổi theo.

Trang 14

b) Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Vai trò của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng chính là vai trò tích cực,tự giác của ý thức, tư tưởng.

Để bảo vệ, duy trì, củng cố lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị xã hội; đảm bảosự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế.Tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiềuhướng tích cực và tiêu cực.

c) Đặc điểm của quy luật này dưới chủ nghĩa xã hội

Việc thiết lập kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa là tiền đề hình thành cơ sởhạ tầng xã hội chủ nghĩa.

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa có mầm mống nảy sinh từ cuộc đấutranh giai cấp của giai cấp vô sản và quần chúng lao động Song, nó chỉ nảy sinhvà phát triển một cách đầy đủ từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền.Kiến trúc thượng tầng xã hội chỉ phát triển, hoàn thiện và phát huy vai trò của nókhi cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không ngừng được củng cố và phát triểnvững chắc.

Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa là ưu việt, tốt đẹp nhấttrong lịch sử; không có mâu thuẫn đối kháng

d) Ý nghĩa trong đời sống xã hội

Là cơ sở khoa học để nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế vàchính trị.

Trong nhận thức và thực tiễn, nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố nàogiữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm.

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trịtrong đó đổi mới kinh tế là trung tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

Ngày đăng: 18/06/2024, 21:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w