báo cáo thực tập kỹ thuật xưởng cơ khí công ty cp công nghiệp dmf vina

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
báo cáo thực tập kỹ thuật xưởng cơ khí công ty cp công nghiệp dmf vina

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC ĐÍCH THỰC TẬP- Bổ sung kiến thức cho sinh viên: thông qua các hoạt động thực tế trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như Thiết kế, Chế tạo, Lắp ráp, Kiểm tra v.v nhằm củng cố thêm các kiến

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘITRƯỜNG CƠ KHÍ

- 

-BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT

XƯỞNG CƠ KHÍ, CÔNG TY CP CÔNG NGHIỆP DMF VINAGiáo viên hướng dẫn:Thầy Bùi Ngọc Tuyên, Thầy Vũ Quý DươngSinh viên thực hiện:

Hà Nội, 9/2022

1

Trang 2

MC LC

PHẦN I: MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 4

1 MỤC ĐÍCH THỰC TẬP 4

2 YÊU CẦU THỰC TẬP 4

PHẦN II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 5

PHẦN III NỘI DUNG THỰC TẬP: TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI MÁY CÓ TRONG XƯỞNG 6

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Với đặc thù là một ngành nghiên cứu, học tập cần nhiều kinh nghiệm thực tếcũng như trong quá trình làm việc, lao động yêu cầu nhiều sự chính xác, thực tập kĩthuật là một môn vô cùng quan trọng đối với ngành chế tạo máy nói riêng và ngành cơkhí nói chung

Em rất cảm ơn bộ môn và Công Ty Cổ phần DMF Vina đã tạo điều kiện cho em

được thực tập tại công ty trong thời gian học kì 20213 Trong đợt thực tập này em đãđược học tập rất nhiều những công việc tại xưởng So với quá trình học tập thì thực tếbên ngoài có khá nhiều điều khác biệt, cần có trải nghiệm, kinh nghiệm thì mới có thểlàm và làm tốt được Trong quá trình thực tập thì cũng có nhiều điều chưa làm tốt, songem cũng đã rất cố gắng và có được nhều kinh nghiệm quý báu về chuyên môn cũng nhưcác kĩ năng khác.

Báo cáo thực tập là kết quả của quá trình thực tập tại nhà máy Qua đây, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn tới thầy Bùi Ngọc Tuyên và ban lãnh đạo công ty đã tạo điều kiện cho em được thực tập bên ngoài để cọ xát từ thực tế

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên em không thể tránh khỏi sai sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để em có thể khắc phục được những nhược điểm và ngày càng hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn!Sinh viên

3

Trang 4

PHẦN I: MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU1 MỤC ĐÍCH THỰC TẬP

- Bổ sung kiến thức cho sinh viên: thông qua các hoạt động thực tế trong lĩnh vực

sản xuất cơ khí như Thiết kế, Chế tạo, Lắp ráp, Kiểm tra v.v nhằm củng cố thêm các kiến thức lý thuyết đã học cho từng chuyên ngành.

- Sinh viên biết cách áp dụng các kiến thức lý thuyết vào trong thực tế sản xuất.- Sinh viên biết các sử dụng các máy móc, thiết bị (máy tiện, máy khoan, đồ gá,

thiết bị đo lường…) trong sản xuất cơ khí.

- Rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cơ bản.

- Bước đầu làm quen với sản xuất thực tế cũng như các vấn đề cần quan tâm trong

- Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn, nội quy tại nơi sinh viên đến thực tập.- Phải bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

Phạm vi thực tập:

Thăm quan kiến tập đồng thời trực tiếp tham gia quá trình chế tạo các sản phẩmdưới sự giám sát và chỉ bảo của đơn vị thực tập, qua đó tìm hiểu:

- Các máy móc của xưởng cơ khí

- Các sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm của xưởng cơ khí

Trang 5

PHẦN II GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

- Tên công ty: Công ty Cổ phần DMF Vina

- Địa chỉ trụ sở: Số nhà 42, đường Lạc Long Quân, Phường Hải Tân, Thành phố Hải Dương, Hải Dương

Địa chỉ xưởng: số 56 ngõ 126, đường Tam Trinh, quận Hoàng Mai, Hà Nội - Các lĩnh vực hoạt động:

+Công ty chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cơ khí.+Gia công các sản phẩm cơ khí theo đơn đặt hàng.

+Quy mô có thể đơn chiếc hoặc hàng loạt.

+Các chi tiết được chế tạo đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng, … từ giảnđến phức tạp.

Hình ảnh địa điểm thực tập

Trang 6

PHẦN III NỘI DUNG THỰC TẬP: TÌM HIỂU MỘT SỐ LOẠI MÁY CÓTRONG XƯỞNG

Thông số máy tiện CNC Makino LX-01+ Hệ điều khiển: Fanuc 18T

+ Tốc độ (vòng/phút): 3000+ Ổ dao: 8

+ Xuất xứ: Nhật Bảnb) Công dụng

Máy tiện CNC Makino LX-01 là giải pháp phổ biến để sản xuất các bộ phận nhỏvới số lượng lớn như gia công mặt trục hoặc côn như trục, vòng chặn, bánh xe, lỗ,

Trang 7

ren…Ngoài ra, máy công cụ cnc này còn được dùng để gia công tạo hình các chi tiếttròn xoay, gia công lỗ, cắt rãnh, cắt ren Trong đó, ứng dụng cắt bỏ vật liệu từ phôitrục, sử dụng dao tiện để cắt mặt ngoài là nguyên công tiện phổ biến nhất.

c) Cấu tạo- Trục chính

Trục chính có tác dụng thực hiện chuyển động quay tròn của phôi, máy tiện CNCMakino LX-01có 2 trục bao gồm:

+ Trục Z: nằm trùng với trục chính, chiều dương hướng ra xa khỏi trục chính+ Trục X: nằm vuông góc với trục Z đây là trục cho chuyển động trượt ngang củabàn.

Ngoài ra còn có trục vitme bi Đây là thiết bị có tác dụng biến chuyển động quaythành chuyển động tịnh tiến một cách chính xác.

- Thân máy

Thân máy có tác dụng làm chân đế cho cơ cấu máy tiện, nơi để gắn các bộ phậnkhác nhau vào Thân máy tiện có độ cứng vững cao, được đúc bằng gang cường lựcchắc chắn.

- Cụm trục gá dao

Là bộ phận để lắp dao tiện, đồng thời thực hiện các chuyển động tịnh tiến củadao theo chiều ngang và dọc.

- Mâm cặp

Trang 8

Sử dụng mâm cặp 3 chấu, được gắn trên trục chính, có chức năng kẹp giữ phôi.- Bảng điều khiển

Đây là bộ phận không thể thiếu trên các máy tiện CNC, có chức năng lưu trữ cácchương trình và hướng dẫn CNC, cho phép xử lý các dữ liệu từ file thiết kế, các thaotác vận hành máy sẽ được thực hiện tại bảng điều khiển CNC này.

- Động cơ truyền động chính

Trang 9

Động cơ của trục chính máy tiện CNC Makino LX-0 có là loại xoay chiều, đốivới động được điều chỉnh tốc độ bằng biến đổi tần số.

+ Chuyển động quay của phôi tạo ra tốc độ cắt.

+ Chuyển động chạy dao xác định bước tiến dao, định hình bề mặt gia công Chuyểnđộng chạy dao bao gồm:

+ Chạy dao dọc: dao cắt chuyển động tịnh tiến có phương song song với đường tâmcủa máy tiện.

+ Chạy dao ngang: dao cắt chuyển động tịnh tiến có phương vuông góc với đườngtâm máy tiện.

+ Chạy dao nghiêng: hướng chuyển động của dao cắt tạo thành góc với đường tâmcủa máy tiện (áp dụng khi gia công mặt côn).

+ Chạy dao theo đường cong: áp dụng khi gia công các bề mặt định hình.

Về cơ bản, chi tiết cần gia công sẽ được lắp trên mâm cặp để có chuyển độngquay tròn, và dao cắt được gá trên ổ dao (hay bàn dao) để thực hiện quá trình giacông tiện tùy theo các thiết lập chế độ cắt từ người vận hành.

e) Trình tự vận hành

Bước 1 Đọc bản vẽ và trang tính chương trình

Bước 2 Chuyển chương trình tương ứng sang máy tiện CNCBước 3 Kiểm các thông số cắt

Trang 10

Bước 4 Xác định kích thước gia công và dung sai của phôi Bước 5 Kẹp chặt phôi và căn chỉnh chính xác phôiBước 6 Thiết lập chính xác tọa độ phôi

Bước 7 Lựa chọn dụng cụ cắt và thông số cắt thích hợpBước 8 Kẹp chặt dụng cụ cắt

Bước 10 Phương pháp cắt thử an toànBước 11 Quan sát quá trình gia côngBước 12 Điều chỉnh các thông số cắt

Bước 13 Kiểm tra chất lượng phôi sau khi gia côngf) Sản phẩm

Sản phẩm trong quá trình thực tập

Trang 11

2 Máy phay CNC

Máy phay CNC Mori Serki

Một số lưỡi dao phay của máy

Trang 12

Bảng điều khiển của máy phaya) Các bước chính vận hành máy CNC

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi gia công bạn phải kiểm tra dầu và chất làm mát có đầy chưa, nếukhông biết cách kiểm tra thì xem trong sách đi kèm máy Kiểm tra vùng làm việcsạch sẽ tránh các dao cụ và thiết bị còn sót lại trên đó Nếu máy CNC của bạn có hệthống khí nén đi kèm thì cũng kiểm tra coi máy đã bật chưa và áp suất ban đầu phảiđạt mức mà máy CNC yêu cầu.

Bước 2: Khởi động/ Bật máy

Khởi động máy và hệ điều khiển Công tắc chính nhằm ở phía sau máy Nútnguồn máy được đặt ở phía góc trên bên trái của bảng điều khiển.

Bước 3: Chọn dụng cụ cắt gọt

Chuẩn bị sẵn các dụng cụ cắt có trong chương trình gia công lên mâm dao đúngvị trí khai báo, không có mâm dao thì gá thủ công sau mỗi lần thay.

Bước 4: Offset chiều dài dao

Tùy từng loại dao được sử dụng, dịch chuyển đầu dao và tìm thông số rồi thiếtlập offset chiều dài dao.

Bước 5: Set phôi

Người thợ vận hành máy có thể sử dụng thiết bị đo kiểm để set phôi hoặc có thểsử dụng trực tiếp dao cắt Tiến hành di chuyển theo trục X sao cho khoảng cách giữachi tiết nằm trên bàn máy và dao cắt gần chạm vào nhau, hãy giảm cấp tốc độ dichuyển xuống 0,01 mm Đặt một mảnh giấy đặt giữa dao cắt và chi tiết gia công.

Trang 13

Tiếp tục di chuyển chậm, tại một thời điểm giấy của bạn sẽ chạm với dao cắt thìkhi đó người thợ phải dừng di chuyển trục X , đây là giá trị vị trí trục được yêu cầucho cài đặt bù.

Nhập giá trị trục X vào bảng Offset trên màn hình điều khiển máy CNC.Tiếp tục, Set phôi theo trục Y, di chuyển trục Z hướng lên trên (+), để khi dichuyển trục Y tránh va chạm với chi tiết Chọn trục Y để di chuyển dao cắt về tọa độgia công (G54).

Di chuyển trục Y sao cho khoảng cách giữa chi tiết nằm trên bàn máy và dao cắtgần chạm vào nhau, hãy giảm cấp tốc độ di chuyển xuống 0,01 mm Đặt một mảnhgiấy giữa dao cắt và chi tiết gia công.

Tiếp tục di chuyển chậm, tại một thời điểm giấy của bạn sẽ chạm với dao cắt thìkhi đó người thợ phải dừng di chuyển trục Y, đây là giá trị vị trí trục được yêu cầucho cài đặt bù.

Nhập giá trị trục Y vào bảng Offset trên màn hình điều khiển máy CNC.Di chuyển thủ công trục Z xuống cho đến khi đầu của công cụ ở gần vị tríZ0 Lấy một mảnh giấy đặt đặt giữa dao cắt và chi tiết gia công và giữ nó Hãy giảmcấp tốc độ di chuyển xuống 0,01 mm cho đến khi mảnh giấy bị kẹt bạn không thểkéo được do dao cắt đã chạm với bề mặt chi tiết gia công Chuyển đến trang bù trừchiều dài dao vào bảng Offset và nhập giá trị Z

Sau khi hoàn thành quy trình trên, khi chương trình của bạn chạy ở Chế độ tựđộng, máy cắt của bạn sẽ bắt đầu (G00 X0 Y0) hoạt động tại điểm hiển thị bên dưới.Bước 6: Tải chương trình CNC

Tải chương trình CNC từ máy tính tới máy CNC dùng giao tiếp RS-232, bộ nhớUSB, hoặc đĩa mềm Chương trình CNC được viết ra từ các phần mềm Cad/Cam Bước 7: Chạy chương trình CNC

Chạy chương trình, sử dụng các phần mềm kiểm tra chương trình để loại bỏ hếtcác lỗi có thể xảy ra trước khi chạy.

Bước 8: Tắt máy

Tháo dao khỏi mâm cặp, dọn sạch vùng làm việc và tắt máy đúng cách Đảm bảovùng làm việc đã sạch và đặt dao ở vị trí ban đầu, vị trí mà bạn có thể dễ dàng tìmthấy nó.

Kết luận

Muốn vận hành máy CNC tốt chúng ta cần hiểu chức năng các bộ phận phầncứng của từng loại máy

Trang 14

3 Máy phay đứng

a) Giới thiệu tổng quan:

Máy phay đứng là một máy gia công công nghiệp phổ biến mà hầu như tất cả cácxưởng gia công cơ khí đều cần đến.Với đặc tính nổi trội là điều khiển đơn giản,truyền momen xoắn lớn.

- Cụm điều khiển ( chế độ thủ công )

- Bảng điều khiển: Gồm các chức năng bật tắt trục chính, phay thuận nghịch.+ Cần 1: Điều khiển chạy bàn máy ngang (x)

+ Cần 2: Điều khiển chạy bàn máy dọc (y)

+ Cần xoay 3: Điều chỉnh lượng tiến phôi theo phương (z) với vạch chia theo(mm), với 1 vòng là 2 mm

- Cụm điểu khiển ( chế độ bán tự động)

+ Cần 4: Điều khiển bàn máy chạy trái phải theo phương (x)+ Cần 5: Điều khiển bàn máy chạy theo phương dọc (y)+ Cần 6: Điều khiển nâng hạ bàn máy (z)

+ Cần 7: Điều khiển chạy bàn nhanh về 0+ Núm xoay 8: Tốc độ quay của trục chính+ Núm xoay 9: Tốc độ bàn chạy máy ngang+ Núm xoay 10: Tốc độ bàn máy dọc

Trang 15

Máy phay đứng trong chu trình nguyên công:

- NC1: Phá thô 1 bề mặt của phôi trên máy phay đứng - NC2: Mài tinh mặt đó trên máy mài

- NC3: Lấy mặt đó làm chuẩn và thực hiện lặp đi lặp lại các nguyên công cho đến khihết các mặt

- NC4: Đưa lên máy phay CNC để gia công sản phẩm

Trang 16

4 Máy mài

a) Giới thiệu tổng quan

Máy mài phẳng hay máy mài mặt phẳng là thiết bị cơ khí chuyên dụng để màinhẵn, làm phẳng bề mặt của vật liệu/chi tiết gia công làm từ các chất liệu sắt, thép,kim loại,… Việc sử dụng máy mài giúp cho bề mặt của sản phẩm/chi tiết sau khi giacông trở nên bóng đẹp, mịn, tính thẩm mỹ tăng lên rất nhiều

Trang 17

Máy mài phẳng CNC thích hợp cho xử lý bề mặt: đánh vảy, đánh gỉ, làm sạchcạnh và góc, bavia của các phôi dập, phôi đúc, … giúp giảm đáng kể sức lao độngvà tiết kiệm chi phí nhân công.

b) Nguyên lý hoạt động

Khi bật máy lên trục của đá mài sẽ quay và chuyển động lên và xuống theophương z được chỉnh bằng tay núm điều chỉnh có độ chia 0,01 mm, mài nhẵn bề mặtcủa chi tiết đang được cố định bằng bàn gá trên bàn làm việc

Bàn làm việc của máy được điều chỉnh bởi động cơ, có thể di chuyển theophương X, Y tự động xoay bằng hệ thống thủy lực, hướng tiến và lùi để điều chỉnhbị trí chi tiết cần được mài phẳng Nhờ đó, việc mài mòn được đảm bảo chính xác, tỉmỉ và mài được tất cả các góc cạnh nhỏ hẹp hay góc khuất, độ chính xác của máymài có thể rơi vào 0.0001 inch

Phôi được gá kẹp trên máy bằng mâm cặp từ tính

c) Cấu tạo của máy

1 Đèn : qua sát rõ hơn khi gia công phôi

2 Đá mài : làm bóng ,làm nhẵn bề mặt sản phẩm bằng chuyển động quay 3 Bàn gá từ : cố định sản phẩm để gia công bằng từ tính

4 Cần điều chỉnh 1 : điều chỉnh bàn máy chạy theo phương ngang (X )5 Cần điều chỉnh 2 :điều chỉnh bàn máy chạy theo phương dọc (Y )6 Thân máy : phần đỡ bàn máy và chứa động cơ

7 Cần điều chỉnh 3 : điều chỉnh chiều sau của đá mài theo phương (Z)8 Vòi phun dầu : phun dầu làm mát cho đá mài và phôi

9 Bàn máy : đỡ sản phẩm và thực hiện chuyện động tịnh tiến theo cả phương x vày để gia công được toàn bộ bề mặt của sản phẩm

10.Bảng điều khiển : khởi động và dừng máyd) Lưu ý khi sử dụng máy:

Trang 18

1 Điều chỉnh độ sâu của đá mài phù hợp < 0,03 mm tránh sốc đá mài và phôi, tăng tuổi thọ của đá mài

2 Chỉ sử dụng máy mài để mài những vật lệu cho phép (sắt , thép ) tuyệt đối không dùng vật liệu dễ bắn lửa như nhôm, magie hoặc dễ gây cháy nổ như gỗ 3 Kiểm tra máy mài phẳng toàn diện trước khi vận hành , đảm bảo đĩa mài và trục

chính quay theo chiều kim đồng hồ 4 Tắt nguồn điện khi không dùng máy

Khi thay phôi mới để gia công cần lau phôi và bàn từ sách sẽ tránh các vụn phoi làm giảm đồ từ tính gây nguy hiểm khi gia công.

5 Những công việc được hướng dẫn và thực hiện tại xưởng

- Được trực tiếp vận hành máy tiện CNC, máy phay đứng và máy mài để gia công cơ các sản phẩm tại xưởng.

- Xử lý, làm nguội sản phẩm của máy tiện CNC.

- Sử dụng xe nâng để vận chuyển, lên xuống và gá những khối phôi lớn (70 - 80kg) cho máy phay đứng và máy mài.

- Điều chỉnh mâm cặp 3 chấu của máy tiện CNC để gá các loại phôi khác nhau.- Tháo dỡ các bộ khuôn đúc kim loại lớn để mang đi thấm nitơ.

LỜI KẾT

Trong 1 tháng thực tập tại Công ty, em đã được tìm hiểu về công việc và hoạt độngcủa công ty Với sự hướng dẫn tận tình của ban lãnh đạo cũng như các anh chị phụtrách, em đã hiểu rõ hơn về các thiết bị, qui trình thiết kế và chế tạo sản phẩm cơ khí,qui trình hoạt động của các máy móc, an toàn lao động và bảo hộ lao động trong sảnxuất Đặc biệt sau khi thực tập tại công ty em có thể:

nhiệm hướng dẫn nơi thực tập sản xuất

Mặc dù thời gian thực tập tại công ty không nhiều nhưng chúng em đã có cơ hội nóichuyện, trao đổi với ban lãnh đạo công ty, các anh chị phụ trách, từ đó đã giúp em tìmra được điểm mạnh, điểm yếu của mình và em cảm thấy mình ngày càng phù hợp vớinghành nghề mình đã chọn.

Trang 19

Ngoài những kết quả đã thu được thì em còn một số hạn chế là chưa áp dụng hếtnhững kiến thức đã học vào công việc thực tế và do thời gian thực tập có hạn nên cũngchưa có những đề xuất mang tính sáng tạo trong công việc

Qua đây em cũng mong Trường Cơ Khí cũng như ban lãnh đạo CÔNG TY CỔPHẦN DMF VINA luôn tạo điều kiện cho sinh viên Cơ Khí nói riêng và các sinh viêntrong Đại Học Bách Khoa Hà Nội nói chung có cơ hội được đi thực tập nhiều hơn vàđược làm quen với công việc thực tế nhiều hơn để khi ra trường chúng em có thể tự tintham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:26