CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MẠCH VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH:1.1: Giới thiệuMạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở chính là thiết bị cảm biến Photoresistor LDR, sử dụng nguyên lý thay đổi tr
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
-* -BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ BẢN
ĐỀ TÀI: MẠCH CẢM BIẾN ÁNH SÁNG DÙNG
QUANG TRỞ
Giáo viên hướng dẫn: VŨ HỒNG VINH
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THANH MAI
Lớp: Điện tử 02 – K67
MSSV: 20224052
Mã lớp: 735428
HÀ NỘI 2023
Trang 2MỤC LỤC
I: GIỚI THIỆU MẠCH VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH:
1.1: Giới thiệu mạch
1.2: Cấu tạo
1.3: Nguyên lý hoạt động
1.4: Mạch nguyên lý
1.5: Ứng dụng
II: THIẾT KẾ MẠCH NGUYÊN LÝ
2.1 Các thao tác thiết kế mạch nguyên lý
2.2: Hình ảnh minh họa
2.3 Bảng thông tin linh kiện sử dụng trong mạch
III: THIẾT KẾ MẠCH IN
3.1: Các thao tác thiết kế mạch in
3.2: Hình ảnh minh họa
3.3: Bảng thông tin linh kiện
IV: KẾT LUẬN
4.1: Kết luận chung về quá trình thực tập
4.2: Nhận xét về phần mềm Altium:
4.2.1: Nhược điểm
4.2.3: Ưu điểm
4.3: Nhận xét về bản thân
4.3.1: Mặt hạn chế
4.3.2: Mặt tích cực
Trang 3CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MẠCH VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠCH:
1.1: Giới thiệu
Mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở chính là thiết bị cảm biến Photoresistor (LDR), sử dụng nguyên lý thay đổi trở kháng của một thành phần quang trở khi ánh sáng chiếu vào, có cấu tạo gồm quang điện trở (điện trở phụ thuộc ánh sáng) hay còn được gọi là chất cảm quang Chất cảm quang thường làm từ vật liệu bán dẫn có độ nhạy cao với ánh sáng Dòng cảm biến này hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng của môi trường Khi cường độ ánh sáng càng cao sẽ làm giảm điện trở và ngược lại
1.2: Cấu tạo
Mạch cảm biến ánh sáng hoạt động dựa trên các hiệu ứng quang điện trong khối vật chất, mạch chắn chắn có sự góp mặt của quang trở hay còn gọi là điện trở quang với tên tiếng Anh là Light-dependent resistor
QUANG TRỞ (ĐIỆN TRỞ QUANG)
Điện trở quang hay quang trở, photoresistor, photocell, LDR, tên tiếng anh là Light-dependent resistor được biết đến là một trong những linh kiện điện tử chế tạo từ các chất đặc biệt, có điện trở thay đổi theo ánh sáng chiếu vào, hay còn được gọi là điện trở phi tuyến và phi Ohmic Linh kiện này dùng để làm mạch cảm biến nhạy sáng với các mạch dò, phổ biến là mạch đóng ngắt đèn chiếu sáng bằng việc kích hoạt sáng tối
Quang trở được thiết kế với chất bán dẫn có trở kháng cao và không có tiếp giáp nào Trong điều kiện không có ánh sáng điện trở trong quang trở có thể lên đến vài MΩ Khi có ánh sáng, điện trở giảm xuống mức thấp khoảng một vài trăm Ω
Hoạt động của quang trở dựa trên hiệu quang trong điện của khối vật chất, khi mà các photon
có năng lượng đủ lớn đập vào, sẽ đánh bật Electron ra khỏi phân tử để trở thành tự do trong khối vật chất và làm chất bán dẫn thành dẫn điện Mức độ dẫn điện sẽ phụ thuộc và số photon được hấp thụ
Tùy thuộc vào chất bán dẫn mà quang trở phản ứng khác nhau với các bước sóng photon khác nhau Quang trở có thời gian trẻ cao hơn diode phát quang, khoảng 10ms
TRANSISTOR BC547
Transistor BC547 là transistor loại NPN, với sơ đồ chân như hình dưới BC547 ở trạng thái dẫn khi Vbe > 0,7V vì transistor này được cấu tạo từ các chất bán dẫn silic
3
Trang 41.3 Nguyên lý hoạt động :
Mạch cảm biến ánh sáng dung quang trở hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi trở kháng của quang trở dưới tác động của ánh sáng
Trường hợp khi có ánh sáng chiếu vào quang trở: năng lượng của ánh sáng sẽ tạo ra các điện tử tự do trong tinh thể quang trở, làm cho trở kháng của quang trở giảm Điều này dẫn đến sự thay đổi của dòng điện đi qua quang trở và do đó, tín hiệu đầu ra sẽ thay đổi tương ứng
Cụ thể trong hình trong hình ảnh sơ đồ khối và mạch nguyên lý bên dưới: Khi có ánh sáng chiếu vào quang trở, lúc này điện trở của LDR sẽ giảm, dòng IB lớn, VBE của Q1
> 0,7V, Q1 lúc này sẽ dẫn, vì thế điện áp đầu vào sẽ được qua R1 và qua cực CE của Q1, dẫn đến điện áp VBE của Q2 < 0,7V, Q2 không dẫn, đồng thời không có dòng chạy qua LED, LED không sáng Ta có thể thấy, khi có ánh sáng chiếu vào quang trở thì đèn sẽ không sáng
Trong trường hợp quang trở không có ánh sáng chiếu vào (ban đêm), điện trở của quang trở tăng, dòng IB nhỏ, Vbe của transistor Q1 < 0,7 V nên Q1 không dẫn, vì thế điện áp đầu vào không thể đi qua cực CE của Q1 mà qua điện trở R1 vào cực B của transistor Q2 nên Vbe của Q2 > 0,7V, Q2 dẫn, điện áp đầu vào đi qua R2 qua LED là cho LED sáng và chạy vào cực E được nối với mass của Q2 Khi không có ánh sáng chiếu vào điện trở quang thì đèn sẽ sáng
Đèn led trong mạch có tác dụng tăng độ nhạy của mạch thông qua việc chiếu sáng lên các quang trở nhằm giúp tăng lượng ánh sáng chiếu lên đó
1.4 Sơ đồ mạch nguyên lí
Trang 51.5 Ứng dụng
Mạch cảm biến ánh sáng dùng quang trở có nhiều ứng dụng khác nhau:
1 Cảm biến ánh sáng trong máy ảnh: Mạch cảm biến ánh sáng dung quang trở được sử dụng để đo đạc mức độ ánh sáng và điều chỉnh khẩu độ và thời gian chụp ảnh của máy ảnh, giúp cho ảnh chụp ra có chất lượng tốt hơn.
2 Cảm biến ánh sáng trong các thiết bị di động: Mạch cảm biến ánh sáng cũng được sử dụng trong các thiết bị di động để tự động điều chỉnh độ sáng màn hình tùy thuộc vào môi trường xung quanh.
3 Thiết bị chuyển đổi ánh sáng thành âm thanh: Mạch cảm biến ánh sáng cũng được sử dụng để chuyển đổi ánh sáng thành âm thanh, cho phép người khiếm thị có thể nghe được mức độ ánh sáng của môi trường xung quanh.
4 Ứng dụng trong ngành ý tế: mạch cảm biến ánh sáng cũng được dung để đo đạc mức độ ánh sáng trong các thiết bị y tế như các thiệt bị đo mức độ đèn trong phòng mổ hay các thiết bị điều trị bệnh da liễu.
5 Ứng dụng trong công nghiệp: Mạch cảm biến ánh sáng cũng được sử dụng để đo đạc mức độ ánh sáng trong các ứng dụng công nghiệp như quan sát môi trường sản xuất, quan sát hệ thống đèn chiếu sáng công nghiệp, giúp cho việc quản lý và điều khiển sản xuất trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn Ngoài những ứng dụng kể trên, mạch cảm biến ánh sáng còn được sử dụng ở nhiều lĩnh vực và thiết bị khác trong đời sống.
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MẠCH NGUYÊN LÝ
2.1 Các thao tác thiết kế mạch nguyên lý
Bước 1: Tạo Project mới (Hình 2.1, 2.2)
File New Project Đặt tên mạch ở phần Project Name Chọn thư mục lưu mạch ở phần Folder
5
Trang 6Bước 2: Tạo project mạch nguyên lý: (Hình 2.2.1)
Ấn chuột phải vào project vừa tạo Add to new project Schematic
Hình 2
Bước 3: Tạo, hoặc thêm thư viện download từ trên mạng (Hình 2.2.2, 2.2.3)
Chọn mục Components Ba dấu gạch ngang File-based Libraries Preferences Install Chọn thư viện muốn thêm Close
2.2.1 2.2.3
Bước 4: Lấy link kiện vẽ mạch nguyên lý:
Trang 7Components Chọn tên thư viện muốn lấy link kiện Search Gõ tên link kiện Lăn chuột để chọn link kiện phù hợp Ấn đúp chuột trái để đưa link kiện ra mạch nguyên lí esc để kết thúc việc lấy một link kiện
Bước 5: Các thao tác với link kiện
Space Xoay link kiện
Delete Xóa link kiện
Ctrl +C Copy link kiênh
Ctrl+X Cắt linh kiện
Bước 6: Đi dây
Cách 1: Window+ W
Cách 2: Ấn vào biểu tượng hai gợn sóng xanh trên thanh công cụ
Khi đã lấy dây chạm vào các điểm cần nối dây trên link kiện , có thể điều chỉnh vị trí các dây bằng cách nhấn giữ chuột và di chuyển theo ý muốn
Ấn ESC để kết thúc việc đi dây.
Bước 7: Lấy nguồn
Chọn vào biểu tượng cây thông ngược màu đỏ ở chính giữa thanh công cụ và chọn nguồn dương VCC hay nguồn âm GND phù hợp
7
Trang 82.2 Hình ảnh minh họa
Hình 8: Mạch nguyên lí cảm biến ánh sáng dùng quang trở hoàn chỉnh
2.3 Bảng thông tin linh kiện sử dụng trong mạch
STT TÊN LINK KIỆN KÍ HIỆU THƯ VIỆN LINK KIỆN KÍ HIỆU LINK KIỆN
1 Jack cắm cảm biến Syhaunguyen.lntlLib Header 2
2 Transistor Syhaunguyen.lntlLib Q1 BC547
3 Transistor Syhaunguyen.lntlLib Q2 BC547
Trang 94 Quang trở (Điện trở quang) Syhaunguyen.lntlLib LDR
5 Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R4 330R
6 Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R3 1K
7 Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R2 4K7
8 Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R1 330R
9 Đèn led Syhaunguyen.lntlLib LED
III: THIẾT KẾ MẠCH IN
3.1: Các thao tác thiết kế mạch in (Hình 3.1)
Bước 1: Tạo PCB (Hình 3.1)
Ấn chuột phải vào project đã tạo Add New to Project PCB
Hình 3.1
Bước 2: Chuyển mạch nguyên lý sang mạch in
Vào Design Update Schematics in ….PrjPcb Bước 3: Kéo mạch vào giữa khung
Bước 4: Cac thao tác với linh kiện ở phần mạch in
Di chuyển linh kiện Ấn giữ chuột vào linh kiện và di chuyển
9
Trang 10Xoay linh kiện Ấn vào link kiên + nút space để xoay
Bước 5: Đi dây cho link kiện
Cách 1: Đi dây tự động: Route Auto Route All
Cách 2: Đi dây thủ công:
Nhận biết chân nối dây của linh kiện: Ctrl + Click
Đi dây: nhấn phím P+ G
Bước 6: Cắt bo mạch
Tổ hợp phím: D+S+D
3.2: Hình ảnh minh họa
Mạch in hoàn chỉnh
Trang 11Mạch in phủ đồng một lớp
11
Trang 12Mặt trước mạch in 3D
Trang 13Mặt sau mạch in 3D
3.3 Bảng thông tin linh kiện sử dụng trong mạch
STT TÊN LINK KIỆN KÍ HIỆU THƯ VIỆN LINK
KIỆN
KÍ HIỆU LINK KIỆN K Đ 1
Jack cắm cảm biến Syhaunguyen.lntlLib Header 2
2
Transistor Syhaunguyen.lntlLib Q1 BC547
3
Transistor Syhaunguyen.lntlLib Q2 BC547
4
Quang trở (Điện trở quang) Syhaunguyen.lntlLib LDR
5
Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R4 330R
6
Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R3 1K
13
Trang 14Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R2 4K7
8
Điện trở Syhaunguyen.lntlLib R1 330R
9
Đèn led Syhaunguyen.lntlLib LED
IV KẾT LUẬN
4.1
Kết luận chung
Bốn buổi thực tập vẽ mạch Alitum đã rèn luyện cho em nhiều kinh nghiệm và kiến thức như
Em đã biết biết sử dụng phần mềm vẽ mạch điện tử cơ bản, nhờ đó em có thể tự thiết kế được những mạch điện tử đơn giản như mạch ổn áp, rơ le thời gian, mạch khuếch đại âm thanh…
Thực hành vẽ mạch trên Altium cho em hình dung rõ hơn về cách tạo ra những mạch điện
tử cũng như các thiết bị điện tử,
Em được làm quen với cách sử dụng các linh kiện điện tử với hình ảnh 3D sinh động trực quan từ đó giúp em có thêm hiểu biết về các linh kiện điện tử sử dụng trong đời sống 4.2
Nhận xét về phần mềm Altium
4.2.1 Về ưu điểm:
- Phần mềm đa công dụng, nhiều tính năng
- Có thể tự do thêm thư viện và các link kiện điện tử mới
- Vẽ được mạch điện tử phức tạp…
- Nhiều linh kiện có hình ảnh minh họa 2D, 3D footprint sinh động, thực tế
4.2.2 Về nhược điểm:
Trang 15- Có bản quyển
- Bước tìm phiên bản để tải và cách cài đặt phức tạp
- Khó sử dụng cho người mới bắt đầu ví dụ như: các thao tác chuẩn bị để vẽ một mạch hoàn chỉnh nhiều bước và khá phức tạp ` (Tạo project Tạo thư viện vec mạch nguyên lí Tạo lớp mạch in)
4.3 Nhận xét về bản thân
4.3.1 Mặt hạn chế:
- Bước đầu em còn hơi thụ động trong việc làm quen với kiến thức mới
- Phần xếp mạch, đi dây của em chưa được đẹp
- Em chưa biết vẽ mạch chuyên sâu và sử dụng các kỹ năng vẽ mạch chuyên sâu của Altium
4.3.2 Mặt tích cực:
- Có ý thức tìm hiểu là luyện tập làm bài ở nhà
- Em đã vẽ được nhiều mạch nguyên lí đơn giản đã chuyển thành công sang mạch in
- Em đã biết phủ đồng cho mạch in
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Hồng Vinh, em cảm ơn thầy đã đồng hành và hướng dẫn em hoàn thành bài thực tập vẽ mạch điện tử bằng phần mềm Altium ạ
15