Lý do chọn đề tài Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta.. Với mong muốn tìm hiểu nghệ thuật truyề
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI
LÀNG ĐỒNG NGƯ, XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH,
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC TẠI
LÀNG ĐỒNG NGƯ, XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH,
TỈNH BẮC NINH
Mã số: ĐTSV.2024.QLXH.13
Thành viên tham gia :
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nội dung nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp của đề tài 5
8 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÚA RỐI NƯỚC VÀ LÀNG ĐỒNG NGƯ, XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 7
1.1 Khái niệm 7
1.1.1 Rối, rối nước 7
1.1.2 Nghệ thuật 8
1.1.3 Nghệ thuật múa rối nước 9
1.1.4 Quảng bá 10
1.2 Khái quát về làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 11
1.2.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý 11
1.2.2 Thành phần dân cư và hoạt động kinh tế xã hội 16
1.2.3 Tiềm năng du lịch 16
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở LÀNG ĐỒNG NGƯ, XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 19
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của múa rối nước ở làng Đồng Ngư 19
2.1.1 Lịch sử hình thành 19
2.1.2 Vài nét về múa rối nước 22
2.1.3 Ông tổ của múa rối nước của các phường rối 31
Trang 42.2 Đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước 35
2.2.1 Con rối 35
2.2.2 Nghệ thuật tạo hình 41
2.2.3 Sân khấu 42
2.2.4 Văn học 46
2.2.5 Nghệ nhân múa rối nước 49
2.2.5.1 Kỹ thuật điều khiển rối 52
2.2.5.2 Kiến thức 53
2.2.6 Cách biểu diễn 54
2.7 Thực trạng quảng bá cho nghệ thuật rối nước ở làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 55
2.8 Đánh giá về thực trạng quảng bá nghệ thuật múa rối nước ở làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh 57
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 60
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở LÀNG ĐỒNG NGƯ, XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, 61 TỈNH BẮC NINH 61
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 76
KẾT LUẬN 77
PHỤ LỤC 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 78
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc trong kho tàng văn hóa truyền thống của người Việt Nam ta Rối nước được nhìn nhận là một sáng tạo cực kỳ độc đáo của văn hóa bản địa, được hình thành, tồn tại và phát triển trong hệ thống sinh thái lúa nước vùng Châu Thổ Bắc Bộ Nét độc đáo của nghệ thuật cũng như nền tảng văn hoá nông nghiệp ẩn đằng sau những trò diễn rối
đã khiến cho nghệ thuật này mang ý nghĩa biểu tượng cho đời sống sinh hoạt nông nghiệp vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam
Loại hình nghệ thuật Múa Rối Nước từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người dân Việt vào những ngày việc đồng áng tạm xong, ngày xuân hay những ngày hội Với những nét đặc sắc từ nội dung của từng trò diễn hay
từ nghệ thuật xử lý con rối trên mặt nước đã phần nào nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách của bao thế hệ người dân vùng Châu Thổ Bắc Bộ nói chung và người dân làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nói riêng Múa rối nước đã được lưu truyền qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và vào năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra chỉ thị thành lập ngành rối Việt Nam với mong muốn của Người: “Cần có đoàn múa rối chuyên nghiệp để các cháu thiếu nhi thêm niềm vui, thêm tiếng cười.” [14] Cho tới nay, có thể thấy rằng vai trò của nghệ thuật múa rối đã có một chặng đường dài song hành cùng lịch sử dân tộc Việt Nam, đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của khán giả
Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập toàn diện, thời đại công nghệ số 4.0, bộ môn nghệ thuật múa rối nước đang ngày trở nên nhạt nhòa với xã hội hiện nay, không chỉ có thể hệ trẻ mà một số lượng người dân thuộc tầng lớp thế hệ trước họ cũng dần thơ ơ, ít quan tâm tới loại hình này Đây cũng là một trong những vấn đề mà được báo chí, dư luận nhắc đến nhiều lần và đó cũng là mối quan tâm của những người có trách nhiệm Những nguyên nhân dù là khách quan hay chủ quan khiến khán giả lạnh nhạt, bàng quang thờ ơ với múa rối nước đã được phân tích thấu đáo, cặn kẽ và những giải pháp có tính tạm thời hay có tính lâu dài cũng đã được đưa ra rất nhiều, song nhìn chung về tình hình này vẫn chưa có
Trang 6phần được cải thiện, số lượng người Việt xem múa rối nước ngày trở nên thưa thớt hơn
Để góp phần gìn giữ loại hình nghệ thuật của dân tộc, trong thời gian trở lại đây phường rối Đồng Ngư đã có sự kết hợp với Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam
để biểu diễn những tích trò đặc trưng của phường Đây cũng là một điều rất đáng mừng đối với phường rối Đồng Ngư, song tại chính địa phương đó, làm thế nào để phát huy nghệ thuật múa rối nước hiện nay vẫn đang là một vấn đề khó khăn
Với mong muốn tìm hiểu nghệ thuật truyền thống của Việt Nam cùng với lòng đam mê tìm hiểu về rối nước, nhóm tác giả đã mạnh dạn đem đến một vài hiểu biết bé nhỏ của mình để góp phần đưa ra những giải pháp về việc quảng bá múa rối nước của làng Đồng Ngư Điều này cũng là một phần nhằm lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống, tình yêu nghệ thuật sân khấu đến với khán giả Việt, đặc
biệt là giới trẻ ngày nay Đó cũng là lý do chúng em chọn đề tài “Quảng bá Nghệ
thuật Múa Rối Nước tại làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Múa rối nước là một đối tượng nghiên cứu được rất nhiều nhà nghiên cứu khoa học quan tâm tới Nhà rối học kiêm Chủ tịch chi hội UNIMA Việt Nam - Nguyễn Huy Hồng đã cho rằng “Rối là một loại hình văn hoá truyền thống, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống tinh thần từ lâu đời của nhân dân Việt Nam Rối đã trở thành quen thuộc trong ngôn ngữ giao tiếp thơ văn” [3.tr7]
Trong bài báo “Đặc sắc nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư” (2020) do Cổng thông tin điện tử Bắc Ninh đăng tải đã giới thiệu về phường rối bao gồm thời gian rối nước xuất hiện tại làng, đôi nét và cách thức hoạt động của những con rối, tục lệ trước khi đi diễn, địa điểm múa rối và sự phát triển của múa rối nước làng Đồng Ngư qua các thời kỳ v… v
Ngoài ra bài báo “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư” (2019) đã phần nào nói lên những khó khăn còn tồn đọng theo năm tháng của phường như khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực, phát triển và lan tỏa nét đẹp múa rối nước của làng đến với mọi người…[21] Tại bài báo
Trang 7“Lối mở cho nghệ thuật múa rối nước làng Đồng Ngư” cũng đã nêu ra những khó khăn hiện tại của làng “Số buổi diễn ít, không gian biểu diễn múa rối bị thu hẹp, kỹ thuật về tạo hình con rối không còn nhiều người có khả năng thực hiện, …”[25] Các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí này đã tiếp cận vấn đề của làng ở nhiều góc độ khác nhau Qua đó đã nhấn mạnh và khẳng định vai trò của múa rối nước trong đời sống sinh hoạt của người dân bản địa
Trên đây chỉ là một vài tư liệu mà nhóm tác giả sưu tập về Múa Rối Nước và tất cả những tư liệu mô tả một cách khái quát về nguồn gốc sự hình thành và phát triển Một số tư liệu đã đề cập đến các phương thức bảo tồn Múa Rối Nước phường Đồng Ngư ở một cấp độ cao, đó là quốc gia Đây sẽ là nguồn tài liệu quý giá cho việc tiếp cận nghiên cứu tại một phạm vi cụ thể đối với sinh viên Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các đề án, tạp chí bàn tới vấn đề này từ nhiều góc
độ, góc nhìn khác nhau Đặc biệt đối với rối nước của làng Đồng Ngư, không có quá nhiều những bài báo, những bài nghiên cứu về sự phát triển loại hình nghệ thuật này của làng
Với bản thân đang là một sinh viên, chúng em mạnh dạn bước đến và làm quen với nghiên cứu khoa học trong phạm vi một địa phương, cụ thể đó là làng rối Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để tìm hiểu cách các cấp chính quyền cũng như địa phương đó quảng bá và phát triển loại hình nghệ thuật Múa Rối Nước như thế nào
3 Mục đích nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo sát loại hình nghệ thuật múa rối nước (qua làng rối nước cổ truyền Đồng Ngư, Thuận Thành) nhằm tìm hiểu cách thức hoạt động, hoạt động quảng bá cũng như bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của loại hình nghệ thuật múa rối nước của phường rối Đồng Ngư, nhìn nhận những thành công, hạn chế của phường và những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc hoạt động quảng bá, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị để xây dựng, phát triển và khuyến khích nhân rộng loại hình nghệ thuật rối nước trong xã hội hiện nay
Trang 84 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động quảng bá nhằm mục đích phát triển nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại làng rối nước cổ truyền Đồng Ngư
do các nghệ nhân thực hiện bao gồm các lĩnh vực và các hình thức, cách thức quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Làng rối nước cổ Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Phạm vi thời gian khảo sát: Từ năm 2023 đến năm 2024, nhóm tác giả đã
tiến hành điền dã, khảo sát trực tiếp mô hình rối nước cổ làng Đồng Ngư do các nghệ nhân xưa thành lập và duy trì để xây dựng, thu thập dữ liệu nhằm phục vụ
cho việc hoàn thành đề tài
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu văn bản viết về hoạt động xã hội hóa quảng bá phát huy
di sản văn hóa, các bài viết về mô hình hoạt động của làng rối nước cổ Đồng Ngư
- Đánh giá thực trạng công tác quảng bá nghệ thuật truyền thống lâu đời, quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa trong khuôn khổ làng rối Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Dựa trên hoạt động của làng rối cổ Đồng Ngư và cách vận hành cũng như duy trì của các nghệ nhân, nghiên cứu này phân tích mô hình quảng bá di sản văn hóa truyền thống, làm sáng tỏ những cơ sở khoa học của mô hình này Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động và khả năng nhân rộng mô hình, góp phần quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã thực địa: Từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 3 năm
2024, nhóm tác giả đã phỏng vấn một số nghệ nhân tại làng rối nước cổ Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh về cách thức làm ra những con rối, những tích trò đặc trưng hay cách thức để điều khiển một con rối Ngoài ra các nghệ nhân trong làng rối cổ truyền cũng chia sẻ về những hoạt động của
Trang 9phường từ khi mới thành lập cho đến hiện nay Các diễn viên, nghệ nhân múa rối làng Đồng Ngư cũng chia sẻ về tần suất diễn, thu nhập hàng tháng hay kinh phí mà phường rối phải chi trong một buổi biểu diễn dao động khoảng bao nhiêu
Nhóm tác giả đã phỏng vấn cán bộ, nhân viên, nghệ nhân và người dân nông thôn của làng rối nước cổ Đồng Ngư (xã Ngũ Thái) để làm rõ các hoạt động quảng
bá văn hóa truyền thống của làng rối cổ - nơi bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc Bên cạnh đó nhóm tác giả cũng đã phỏng vấn người dân nơi đây về tiềm năng du lịch, số lượng du khách đến với làng như thế nào
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm
2023 đến tháng 3 năm 2024, nhóm tác giả đã tiến hành tổng hợp các tài liệu viết về các hoạt động quảng bá văn hóa truyền thống nói chung và quảng bá văn hóa của loại hình nghệ thuật múa rối cổ truyền nói riêng nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu khoa học
- Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích,… để làm rõ thực trạng hoạt
động của làng rối Đồng Ngư cũng như quá trình quảng bá của làng nghề đối với khán giả, từ đó đưa ra các khuyến nghị từ hoạt động quảng bá văn hóa truyền thống
7 Đóng góp của đề tài
- Đóng góp về mặt lý luận: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tập trung
làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của nhà nước về khuyến khích xã hội hóa hoạt động quảng bá và phát huy giá trị di sản văn hóa Đồng thời
đề tài cũng phân tích cơ sở khoa học của xã hội hóa về quảng bá nghệ thuật truyền thống, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình này
- Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu này hướng đến mục tiêu đề xuất
các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động quảng bá của làng rối nước cổ Đồng Ngư
Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển và nhân rộng mô hình xã hội hóa bảo tồn giá trị di sản văn hóa tại các địa phương khác
8 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương:
Trang 10Chương 1 Tổng quan về múa rối nước và làng Đồng Ngư xã Ngũ Thái,
huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh
Chương 2 Thực trạng quảng bá nghệ thuật múa rối nước ở làng Đồng Ngư,
xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh
Chương 3 Một số giải pháp quảng bá nghệ thuật múa rối nước ở làng Đồng
Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÚA RỐI NƯỚC VÀ LÀNG ĐỒNG NGƯ,
XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH
1.1 Khái niệm
1.1.1 Rối, rối nước
Theo bách khoa toàn thư Wikipeida “Rối là một vật thể vô tri vô giác nó được hoạt động bởi người điều khiển rối Con rối được dùng trong nghệ thuật múa, một hình thức sân khấu cổ xưa Có nhiều loại rối khác nhau và được làm từ rất nhiều loại vật liệu tuỳ theo hình dạng và mục đích sử dụng Một số con rối có cấu trúc rất đơn giản hoặc cực kỳ phức tạp Đây là một loại hình nghệ thuật đặc biệt
mang tính dân gian.” [31] Hơn thế nữa, tác giả Hoàng Chương có nhắc tới “Rối
hay chính là con rối là con giống tạo hình có thể là người, là con thú; hoặc vật gì
đó, nhân cách hóa đi, làm bằng gỗ, giấy, vải, do người điều khiển bằng tay hoặc giật dây làm cho hoạt động như thật theo ý nghĩa và tiến trình của trò hay các chuyện” [1.tr11] Nhà rối học kiêm Chủ tịch chi hội UNIMA Việt Nam - Nguyễn Huy Hồng đã cho rằng “Rối là một loại hình văn hoá truyền thống, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống tinh thần từ lâu đời của nhân dân Việt Nam Rối đã trở thành quen thuộc trong ngôn ngữ giao tiếp thơ văn” [3.tr7]
Trong cuốn Nghệ thuật múa rối nước của tác giả Hoàng Chương có đoạn viết: “Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phương tiện chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng loài người, của hiện thực khách quan … Múa rối có rất nhiều loại Nhân vật rối là trung tâm Người diễn viên điều khiển thường được che giấu kín, sân khấu của nó và bản thân của nó cần phù hợp với kích thước và tính chất của cả người và rối Múa rối chủ yếu dùng tài năng của diễn viên để điều khiển con rối, chứ không phải cơ bản do hóa trang người thật hoặc máy móc quyết định.” [1.tr17]
Bên cạnh đó trong cuốn Nghệ thuật múa rối cổ truyền xứ Đoài do tác giả Văn Học làm chủ biên viết rằng: “Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu
Trang 12tổng hợp, kết hợp với văn học (kịch bản), mỹ thuật (tạo hình con rối), âm nhạc (nhạc nền), diễn xuất (nghệ thuật sân khấu) … Nó lấy con rối (vật vô tri vô giác) làm phương tiện công cụ biểu diễn chính Thông qua sự điều khiển khéo léo của người nghệ sĩ (nghệ nhân) làm cho các con rối vô hồn vô cảm kia trở nên sinh
động… đặng nói lên tâm tư tình cảm của con người thời đại.” [6.tr45]
Ngoài ra, thông tin về rối nước còn xuất hiện rất nhiều trên các nền tảng mạng xã hội Một trong những trang thông tin viết về rối nước có thể nhắc tới đầu
tiên ở đây đó chính là nguồn tin từ Wikipeida: “Rối nước là trò diễn rối trên mặt
nước Sân khấu của nó là thủy đình được xây dựng khá công phu ở một khoảnh ao hay hồ rộng khoảng ba, bốn sào, nước sâu chừng một mét Nhà thủy đình được xây sát và quay lưng lại một mặt của bờ ao, còn ba mặt còn lại dành cho khán giả Phía trước nhà có mành che được xem như phông nền của sân khấu rối Các đoàn rối lưu động dựng sân khấu đơn giản hơn, chỉ cần những bè tre hay bè gỗ là có thể biểu diễn Con rối thường làm bằng gỗ, chạm trổ tinh vi, các bộ phận được lắp ghép khéo léo để động tác thật nhuần nhuyễn và linh hoạt Những con rối này được người nghệ nhân múa rối điều khiển bằng sào, bằng dây và những phương tiện
1.1.2 Nghệ thuật
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghệ thuật, một trong những khái niệm
về nghệ thuật được định nghĩa như sau: “Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt
Trang 13động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, tính nhân văn và thẩm mỹ, mang tới giá trị văn
hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khan giả thưởng thức nghệ thuật.” Nghệ
thuật là cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kỹ xảo vượt lên trên mức thông thường Ta có thể hiểu nghệ thuật cũng chính là sự sáng tạo và biểu đạt tinh thần và cảm xúc của con người thông qua nhiều hình thức khác nhau như âm nhạc, hội họa, văn chương, sân khấu, điêu khắc,
và nhiều lĩnh vực khác Không chỉ thế với tác giả Trâm Anh thuộc website TramAnhArt: “Nghệ thuật là một khái niệm phức tạp và khó định nghĩa một cách chính xác Nhưng có một điều chắc chắn, nghệ thuật là thứ gì đó có thể chạm đến trái tim của mọi người Nó có thể khiến mọi người cảm thấy vui, buồn, giận dữ, hay thậm chí là yêu thương Nghệ thuật có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh Nghệ thuật có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ những bức tranh đầy màu sắc đến những bản nhạc du dương, từ những bộ phim ý nghĩa đến những tác phẩm văn học sâu sắc Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều là một câu chuyện riêng, một tiếng nói riêng, mang theo những cảm xúc
và thông điệp riêng” [27] Nghệ thuật là một phần thiết yếu trong cuộc sống con người Nó không chỉ mang đến vẻ đẹp mà còn giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và thế giới xung quanh Nghệ thuật là tiếng nói của tâm hồn, là nơi con người gửi gắm những cảm xúc và thông điệp của mình Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều là một món quà quý giá, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của con người
1.1.3 Nghệ thuật múa rối nước
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia “Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống ra đời từ nền văn minh lúa nước Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền
thống, và là một sáng tạo đặc trưng của người Việt Nam” [32] Trong một công
trình nghiên cứu khác có nhắc đến: "Rối nước là loại hình sân khấu có khả năng truyền cảm 1 cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phương tiện chủ yếu để
Trang 14hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng loài người của hiện thực khách quan Nó cả khả năng tập trung hòa hợp nhiều hình thức nghệ
thuật, không gian và thời gian, kể cả các loại hình sân khấu khác”[3.tr.17]
Một khái niệm khác về nghệ thuật múa rối nước: “Múa rối nước là nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo gắn liền với nền văn minh lúa nước của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, nó chứa đựng và kết tinh cao nhất những giá trị văn hóa
và nghệ thuật của nền văn minh lúa nước.” Theo các nhà nghiên cứu Tô Sanh và Nguyễn Huy Hồng cho rằng: “Múa rối và múa rối nước là một thể loại sân khấu truyền thống làm trò và đóng kịch.” [2]
Nghệ thuật sân khấu là một loại hình nghệ thuật tổng hợp bao gồm hội họa,
âm nhạc, múa, văn học, … Và sau cả một quá trình thu thập và tìm hiểu ta có 1 cái nhìn mới lạ được dựa theo các nguồn tư liệu ở trên đã cho rằng múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu bởi loại hình nghệ thuật này mang tới đầy đủ những yếu tố đa dạng, tiềm năng nhất của nghệ thuật sân khấu
1.1.4 Quảng bá
Hiện tại trên các nền tảng mạng xã hội có vô số những khái niệm về quảng
bá, theo bách khoa toàn thư Wikipedia: “quảng bá là hình thức tuyên truyền được
trả phí hoặc không để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người
mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận
“Quảng bá là quá trình sử dụng các phương tiện truyền thông và hoạt động tiếp thị
Trang 15khác nhau để giao tiếp với mục tiêu khách hàng và tạo ra ý thức về sản phẩm, dịch
vụ hoặc thương hiệu Mục tiêu của quảng bá là tạo ra sự nhận thức, hiểu biết và ý nghĩa về sản phẩm hoặc thương hiệu đó trong tâm trí của người tiêu dùng Quảng
bá không chỉ giới hạn ở việc thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ mà còn bao gồm việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu, tạo ra sự khác biệt so với đối thủ
cạnh tranh, tạo sự tương tác tích cực đối với khách hàng.” [10.tr22] Theo Jefkins,
F và Yadin trong cuốn “Quảng bá: Một phân tích quảng cáo” thì quảng bá được hiểu theo một nghĩa rộng lớn, bao gồm không chỉ quảng cáo mà còn là các hoạt động khác như Quan hệ công chúng (PR), bán hàng cá nhân, quản lsy sự kiện và
các hình thức tiếp thị khác: “Quảng bá là quá trình tạo ra và duy trì một thông điệp
cụ thể với mục tiêu gây ấn tượng tích cực và tạo ra sự nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ trong tâm trí của khách hàng Nó bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thông như quảng cáo truyền thống, bài viết báo chí, sự kiện đặc biệt, hỗ trợ
PR, và một loạt các kênh truyền thông khác để tiếp cận và tương tác với đối tượng mục tiêu.” [9.tr15]
Theo những quan điểm quảng bá của các tác giả trên, đều cho rằng quảng bá
là hình thức giới thiệu hay tuyên truyền một hay nhiều thông tin về một sự vật, hiện tượng nào đó nhằm thu hút sự chú ý của mọi người với nhiều mục đích khác
nhau
1.2 Khái quát về làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
1.2.1 Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ, mảnh đất địa địa linh nhân kiệt nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội Từ bao đời nay, nơi đây vẫn luôn được biết đến là là trung tâm của xứ Kinh Bắc cổ kính, không chỉ nổi tiếng với truyền thống khoa bảng hiếu học, mà còn sở hữu một nền văn hóa lâu đời, rực rỡ sắc màu Tọa lạc bên bờ sông Dâu thơ mộng, kề cận chùa Dâu và thành cổ Luy Lâu, làng Đồng Ngư thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành chính là quê hương của nghệ thuật múa rối nước cổ - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được UNESCO công nhận Lịch sử hình thành làng không được ghi chép chính xác trong bất kỳ tài liệu
Trang 16nào Tuy nhiên, dựa vào lời kể của người dân và những câu chuyện lịch sử được lưu truyền qua nhiều thế hệ, người ta ước tính rằng làng Đồng Ngư được hình thành từ khoảng thế kỷ 10 dưới thời nhà Lý Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Đồng Ngư vẫn giữ nguyên được những nét đẹp mộc mạc, cổ kính của một làng quê truyền thống Bắc Bộ Làng nằm trong 5 thôn nhỏ của xã Ngũ Thái, bao gồm : Đồng Ngư, Liễu Ngạn, Cửu Yên, Tứ Kỳ (làng Cờ) và Bùi Xá (làng Bùi) với tổng diện tích được ước tính khoảng 6,23km2 Nổi tiếng với truyền thống hiếu học, làng Đồng Ngư là quê hương của nhiều danh nhân khoa bảng, trong số đó phải kể đến Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh – người đã từng đỗ trạng nguyên dưới triều vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) Nhà thờ họ của ông được đặt tại chính nơi ông sinh ra,
là nơi thờ cúng và cũng để người dân nơi đây tưởng nhớ, biết ơn công ơn của ông đối với đất nước
Là vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên làng Đồng Ngư mang đầy đủ tính
chất và đặc điểm về môi trường tự nhiên của Việt Nam Địa hình nơi đây tương đối bằng phằng, chủ yếu là đồng bằng và mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa Làng
có độ cao trung bình so với mực nước biển là 3 – 5 mét Đất đai ở đây chủ yếu là đất phù sa nên thuận lợi cho việc trồng trọt và phát triển, canh tác nông nghiệp Đặc biệt, nơi đây được bao bọc bởi dòng sông Dâu – là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cũng là tuyến giao thông thủy quan trọng ở địa phương Ngoài ra, còn có một số con mương nhỏ chảy qua địa bàn làng, điều này
đã góp phần điều hòa nguồn nước và tạo cảnh quan môi trường tại ngôi làng cổ
Điều làm nên thương hiệu của làng Đồng Ngư chính là nghệ thuật múa rối nước, một di sản văn hóa độc đáo của vùng đất này.Nghệ thuật múa rối nước Đồng Ngư có lịch sử lâu đời, với những con rối được làm bằng gỗ và được điều khiển bởi những nghệ nhân tài ba Từ xa xưa, các nghệ nhân tài ba của làng Đồng Ngư
đã tạo ra những con rối nước tinh xảo từ gỗ và điều khiển chúng một cách điêu luyện trên mặt nước Các tiết mục rối nước không đơn thuần chỉ là biểu diễn giải trí mà còn thể hiện sâu sắc về truyền thống dân gian dân tộc
Ngày nay, khi đặt chân đến làng, du khách vẫn sẽ được đắm chìm trong không gian yên bình và cổ kính của những ngôi nhà mái ngói rêu phong, những
Trang 17con đường làng nhỏ uốn lượn và những hàng cây cổ thụ bóng mát Đây là cơ hội
để du khách thập phương trải nghiệm cuốc ống bình dị của người dân quê, thưởng thức những món ăn truyền thống tinh tế và tham gia vào các hoạt động văn hóa đặc sắc của làng
Một trong những biểu tượng góp phần tạo dựng nên nét cổ kính của ngôi làng không thể không nói đến Đình làng Đồng Ngư – Di sản văn hóa và tâm linh của cộng đồng Ngôi đình được xây dựng vào thời Lý, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đình đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần Lần trùng tu lớn nhất là vào năm 1888 dưới thời vua Tự Đức Ngôi đình tọa lạc trên một khu đất rộng rãi, thoáng mát, được bao bọc bởi những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn thời gian với những đường nét chạm khắc tinh tế, hoa văn trang trí cầu kỳ, thể hiện sự tài hoa và tinh xảo của người thợ xưa Bước qua cổng tam quan uy nghi, du khách sẽ choáng ngợp trước vẻ đẹp cổ kính của đại bái, nơi
diễn ra các nghi lễ cúng bái, tế lễ Tiếp đến là hao cung trang nghiêm, nơi đặt ngai
thờ Thành Hoàng làng - vị thần linh được người dân địa phương hết mực tôn kính
Đình làng Đồng Ngư không chỉ là nơi thờ tự các vị Thành Hoàng làng mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa quan trọng của làng Vào những dịp lễ Tết, hội làng, đình làng Đồng Ngư trở nên náo nhiệt với các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ truyền thống, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham gia Qua bao năm, đình làng Đồng Ngư vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh Nơi đây không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân địa phương mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của làng Đồng Ngư Ngôi đình là niềm tự hào của người dân địa phương, là di sản văn hóa cần được bảo tồn và phát huy Mỗi người dân nơi đây đều ý thức được trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ di sản quý giá này, để truyền lại cho thế hệ mai sau
Hay Cầu Bến – biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị của nông thôn Việt Nam tại làng Đồng Ngư Cây cầu này được xây dựng từ thời Pháp thuộc, trải qua bao nhiêu năm nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị độc đáo Cầu được làm bằng gạch nung, hai bên cầu được trang trí bằng những hoạ tiết hoa văn tinh xảo, mang
Trang 18đậm dấu ấn văn hóa của người Việt Khi dạo bước trên cầu, từ vị trí này du khách
có thể nhìn ngắm toàn cảnh làng quê Đồng Ngư với những mái nhà san sát nhau và đồng lúa trải dài tít tắp Cầu Bến không chỉ là một cây cầu đơn thuần, mà còn là nơi lưu giữ những ký ức tuổi thơ của người dân địa phương Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển, cầu Bến vẫn giữ nguyên vẹn giá trị lịch sử và văn hóa của nó Cây cầu là điểm đến yêu thích của du khách mỗi khi đến với làng quê, là nơi để họ tìm về với những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Ao làng, một sản phẩm vừa là sự ứng hóa với điều kiện tự nhiên của người dân vùng Châu thổ, vừa là hệ quả tất yếu của quá trình cư dân chinh phục châu thổ
từ các con đê ngăn nước vào mùa lũ Ao làng gắn liền với nhiều hoạt động sinh sống của người dân và trở thành hình ảnh đặc trưng của làng đó Đây là môi trường sinh sống gần nhất và thường trực của người nông dân, là nguồn nước, nguồn sống của mỗi một cộng đồng nhỏ lẻ vùng châu thổ Nước ở ao làng đa phần là nước mưa, ngày trước nước mưa được dùng nhiều hơn cho sử dụng lao động vật chất, sinh hoạt thường ngày nhiều hơn nước từ những nguồn khác do lượng mưa ở vùng châu thổ tương đối lớn, đủ cung ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân, nhưng mặt khác, trong tâm thức của người dân , nước mưa là thứ “nước của trời làm ra thóc lúa”
Hầu như làng Bắc Bộ nào cũng có ao đình, ao làng và dường ao làng trở thành một tài sản không thể thiếu của cá nhân hay cộng đồng ngôi làng đó Từ đây
sẽ nảy sinh những nét văn hóa ao làng rất đặc trưng mà nghệ thuật rối nước là sự tái hiện chân thực và sống động Không giống với sông suối, sông suối khi chảy còn chảy qua địa phận của những vùng khác còn ao làng mang tính sở hữu riêng của từng làng, là hình ảnh thường trực không thể thiếu trong bức tranh toàn cảnh
về nông thôn Bắc Bộ Việt Nam
Từng có thời gian, đối với người nông dân Bắc Bộ, ao làng cạnh nhà như là biểu tượng cho sự sung túc Với một diện tích không quá lớn, nông sâu vừa phải thì ao làng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu sống của người dân quen sống quần cư trong làng Xung quanh ao làng thường diễn ra các hoạt động sống, hoạt động nông nghiệp, giặt quần áo, vô gạo, nuôi cá, thả bèo, người ta còn vét bùn ao để bón
Trang 19cổ kính và thanh tao
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo của Việt Nam, có nguồn gốc từ hàng nghìn năm trước Loại hình nghệ thuật này sử dụng những con rối được làm từ gỗ, da, vải, điều khiển bằng sào, dây, tạo nên những màn trình diễn sống động, đầy màu sắc Tại ao đình làng Đồng Ngư, múa rối nước được biểu diễn vào các dịp lễ Tết, hội làng, hoặc phục vụ du khách tham quan Các tiết mục múa rối nước thường xoay quanh những chủ đề dân gian quen thuộc như: sự tích
làng nghề, chuyện tình cảm, hay những bài học đạo đức Mỗi tiết mục múa rối
nước là một câu chuyện được kể bằng hình ảnh, âm nhạc và động tác múa rối đầy nghệ thuật Âm nhạc truyền thống sôi động, cùng với những con rối được điều khiển điêu luyện, tạo nên một bầu không khí náo nhiệt, thu hút người xem
Nơi đây không chỉ là nơi diễn ra các buổi biểu diễn múa rối nước mà còn là nơi để du khách tìm hiểu về văn hóa và đời sống của người dân địa phương Du khách có thể tham quan ao đình, tìm hiểu về lịch sử của làng, và thưởng thức những món ăn đặc sản của vùng quê Bắc Bộ Ao đình làng Đồng Ngư là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Nơi đây góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời thu hút du khách đến với làng quê Bắc Ninh Ngoài ra, ao đình làng Đồng Ngư còn là một địa điểm chụp ảnh lý
tưởng Với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, cùng kiến trúc cổ kính của thủy
đình, ao đình làng Đồng Ngư là nơi để du khách lưu lại những khoảnh khắc đẹp và đáng nhớ
Làng Đồng Ngư là một điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa truyền thống của Việt Nam và trải nghiệm cuộc sống bình dị của
Trang 20người dân quê
1.2.2 Thành phần dân cư và hoạt động kinh tế xã hội
Là một ngôi làng nhỏ thuộc xã Ngũ Thái – nơi có dân số 18.683 người (theo
số liệu năm 2020) nên mật độ dân cư tại làng Đồng Ngư hiện nay không được công
bố chính thức Tuy nhiên theo ước tính nơi đây có khoảng 4500 người Người dân nơi đây sống chủ yếu gắn liền với nông nghiệp Họ trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất nông sản như lúa, rau, cây trái để cung cấp cho thị trường địa phương và các vùng lân cận Ngoài ra một số cư dân tham gia vào các hoạt động truyền thống của làng mà tiêu biểu ở đây là biểu diễn múa rối nước Dân làng Đồng Ngư thường tổ chức các buổi biểu diễn múa rối nước để thu hút du khách trong nước cũng như nước ngoài, ngoài để tạo thêm nguồn thu nhập phụ thì múa rối nước luôn là món
ăn tinh thần, là biểu tượng của làng và là máu thịt của người dân vùng đất này Vậy nên người dân làng Đồng Ngư luôn tìm hướng đi và cách thức nhằm quảng bá loại hình nghệ thuật cổ này, mong sao nó không bị mai một theo năm tháng và được các khách du lịch trong và ngoài nước biết đến, đón nhận nhiều hơn
1.2.3 Tiềm năng du lịch
Làng Đồng Ngư là một ngôi làng cổ với khá nhiều kiến trúc truyền thống mang đậm nét Bắc Bộ, đậm dấu ấn thời gian Có lẽ đây cũng là một trong những điểm thu hút du khách yêu thích khám phá văn hoá, lịch sử và kiến trúc Bắc Ninh – một tỉnh thành nổi tiếng với vô vàn lễ hội được tổ chức quanh năm, đặc biệt tại vùng đất Kinh Bắc này, nổi bật nhất phải kể đến chính là chùa Dâu, đây chính là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, là địa điểm tâm linh quan trọng bậc nhất đối với nền Phật giáo nước nhà Là cái nôi của văn hóa dân gian Việt Nam, riêng xã Ngũ Thái
có rất nhiều lễ hội được tổ chức và làng Đồng Ngư cũng không là một ngoại lệ Làng có rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức bắt đầu từ tháng Giêng trở đi, điển hình là ngày hội Đình, hội Đền được tổ chức vào giữa tháng 3 và tháng 4 âm lịch Ngày hội Đình và hội Đền cũng là một trong những ngày lễ hội lớn của làng Đây là ngày hội của nghề múa rối nước Khi nhắc tới huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh người người luôn nghĩ tới chùa Dâu nhưng bên cạnh ấy, khi nhắc tới loại hình nghệ thuật múa rối nước, không thể bỏ qua làng rối nước cổ Đồng Ngư và làng đã được Liên hiệp Rối Nước UNIMA công nhận và kết nạp vào năm 2005 Các tiết mục rối nước của làng thường được thể hiện qua các chủ đề về đời sống
Trang 21sinh hoạt, lao động sản xuất và những câu chuyện dân gian của người Việt Nam Rối nước làng Đồng Ngư là một nghệ thuật truyền thống độc đáo của làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Múa rối nước không chỉ là một hình thức giải trí mà còn là di sản văn hóa được truyền bá qua nhiều thế
hệ Với những kinh nghiệm, kỹ thuật điều khiển con rối và sự diễn xuất của diễn viên, múa rối nước làng Đồng Ngư tạo ra những tác phẩm nghệ thuật sống động và sâu sắc
Ngoài những sản phẩm văn hóa được nêu trên thì làng Đồng Ngư sở hữu khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, được bao bọc bởi dòng sông Dâu, mang đến cho
du khách những trải nghiệm bình yên, thư thái và được hoà mình với thiên nhiên Ngoài ra, làng Đồng Ngư có một hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động thực vật phong phú, tạo điều kiện cho du khách khám phá thiên nhiên nơi này
Làng Đồng Ngư thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là một trong những địa điểm văn hóa nổi tiếng mà khách du lịch, khách tham quan có thể lui tới Làng có những homestay được xây dựng theo phong cách truyền thống, mang đến cho du khách những trải nghiệm lưu trú độc đáo mà chỉ có tại làng Đồng Ngư Tại làng cũng đã có các dịch vụ du lịch như cho thuê xe đạp, chèo thuyền kayak, … giúp khách du lịch có thể dễ dàng khám phá và tìm hiểu làng quê hơn
Với những tiềm năng sẵn có, làng Đồng Ngư có thể phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hoá và du lịch cộng đồng
Nhưng để phát triển du lịch nơi đây, làng Đồng Ngư cần bảo tổn và phát huy triệt để các giá trị văn hoá truyền thống; cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch cũng như văn hoá; cần nâng cao các chất lượng dịch vụ mà hiện làng đang có và
mở rộng, phát triển thêm những dịch vụ khác mà làng có thể làm; đặc biệt để được nhiều người biết đến làng hơn, cần chú trọng về hình ảnh du lịch tại làng, đẩy mạnh những phương thức quảng bá hình ảnh bằng nhiều hình thức
Trang 22TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 này nhóm tác giả đã trình bày một cách chi tiết về múa rối nước, nét văn hóa đặc trưng của làng Đồng Ngư, cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan về vị trí địa lý và cộng đồng dân cư tại địa phương này Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả về nghệ thuật múa rối nước, nhóm tác giả còn phân tích các yếu
tố văn hóa, lịch sử và xã hội tác động đến sự phát triển của loại hình nghệ thuật này Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đề cập đến những điểm mạnh của làng, bao gồm
cả về mặt văn hóa, du lịch lịch sử và cung cấp dịch vụ du lịch đa dạng Điều này bao gồm việc tạo ra các trải nghiệm du lịch phong phú cho du khách, từ việc thăm các di tích lịch sử đến tham gia vào các hoạt động văn hóa và trải nghiệm văn hóa địa phương …
Ở chương 2 nhóm tác giả sẽ tổng quan sâu hơn về múa rối nước làng Đồng Ngư, bằng cách phân tích chi tiết về các yếu tố tạo nên sự độc đáo và phong phú của nghệ thuật này Từ đặc điểm, các kỹ thuật biểu diễn cho đến quy trình sản xuất những con rối độc đáo
Trang 23CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở LÀNG ĐỒNG NGƯ, XÃ NGŨ THÁI, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của múa rối nước ở làng Đồng Ngư
2.1.1 Lịch sử hình thành
Những làng quê cổ Kinh Bắc – Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng về bề dày truyền thống mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật chất và tinh thần được bảo tồn và phát triển theo thời gian Trong đó, có những hoạt động nghệ thuật đặc sắc trở thành di sản quý báu mà con người thời hiện đại hết sức nâng niu, trân trọng Nghệ thuật múa rối nước ở làng Đồng Ngư, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành là một ví dụ Đồng Ngư là một làng Việt cổ, nổi tiếng tại xứ Kinh Bắc với nét văn hoá múa rối nước và bẫy chim chả Đồng Ngư, tên làng không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng “Ngư” là cá, là con cá chép “Đồng Ngư” tức là đất con cá, nằm ở phía Nam dòng sông Đuống, bốn mùa nặng đỏ phù sa Nơi đây từ xưa cho đến nay làm thuần nông lúa nước Bên cạnh các di tích lịch sử như Thành cổ Luy Lâu, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, …s
Có thể nói, vùng đất Kinh Bắc là nơi lý tưởng cho các loài chim trú ngụ, là nơi hội tụ rất nhiều tinh hoa của đất trời Kinh Bắc – vùng đất này từ xa xưa đã nổi tiếng với những lễ hội truyền thông, những làn điệu dân ca quan họ, văn hoá múa
rối nước cổ xưa
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi”
Tháng nông nhàn, hội hè đình đám suốt cả mùa xuân, những phường hát chèo, những đám hát chống quân, hát quan họ có khi hát thâu đêm suốt sang Trong nền văn hóa cổ Kinh Bắc ấy, chung với tiếng hát dân gian, nghề múa rối nước cũng đã hòa chung với tiếng trống hội mùa, cũng không biết rối nước Đồng Ngư xuất hiện từ bao giờ Chỉ biết rằng theo lời kể của các cụ già trong làng và các
cụ trong phường rối nước, vào thời nhà Lý – Trần cách đây hơn 800 năm người dân làng Đồng Ngư đã biết cách sử dụng con rối, biết cách điều khiển chúng để tạo
ra những tích trò đặc sắc
Trang 24Theo ghi chép tại phòng trưng bày của phường rối nước Đồng Ngư, vào thời nhà Lý - Lý Huệ Tông, nhà Lý sung yếu, tôn thấy nhà Lý chẳng giành quyền lực, quân phen binh đao chiến tranh liên miên ) Trần Thủ Độ - Thái Sư thừa cơ đoạt quyền buộc Lý Huệ Tông nhường ngôi cho con gái, là Lý Chiêu Hoàng mới chỉ tám tuổi Trần Thủ Độ dùng mưu kế ép Lý Chiêu Hoàng lấy cháu mình là Trần
Cảnh và đoạt ngôi vua Lý, Trần Cảnh lên ngôi vua
Đức Thánh Đoàn Thượng ( sau là Thành Hoàng làng Đồng Ngư ) Được vua phong Đông Hải Vương (trung thần) khởi binh tại Hồng Châu mong không phục lại nhà Lý, người hùng sứ Nam Kinh Bắc, tới tận Quảng Yên Thế lực rất mạnh Trong quân doanh trại vào những ngày rỗi, thường có những trò chơi cho quân đội xem và làm các tích trò múa rối nước để thư giãn tinh thần, Đồng Ngư thời ấy có viên tông tướng Đức Thánh Đoàn làm chùm rối nước được Đoàn Vương tin dùng Đức Thành Đoàn giương cao ngọn cờ phò Lý, kháng chiến được nhân dân hưởng ứng, nhiều trận đánh đã xảy ra và quân của Đoàn Vương yếu thế Đức Thánh Đoàn
đã tuân tiết để thể hiện lòng trung thành với nhà Lý Trần Lý cô trung, quân đội của ngài tan vỡ, thế nên trò múa rối nước đã theo ông trùm về với Đồng Ngư
Trải qua bao nhiêu thế hệ, vật đổi sao dời, đất nước có lúc thịnh suy, qua bao cơn bình của chiến tranh, tưởng chừng như mai mọt Sau khi hoà bình lập lại, vào năm 1958 Bộ Văn Hoá cho phép phục hồi vốn cũ dân gian, trong đó có múa rối nước Tại làng Đồng Ngư, cụ Nguyễn Đăng Thọ, cụ Đỗ Hữu Đạo, cụ Nguyễn Bá Điện và nhiều cụ khác đã đứng ra thành lập Phường, Phường rối nước Đồng Ngư
đã đi biểu diễn các nơi các tỉnh, gắn bó với người nông dân, đồng bằng Bắc bộ, nhiều hội làng, những con trò sinh động phù hợp với người dân đồng bằng bắc bộ như Rước kiệu, phất cờ, múa tứ linh, trong đó có rồng phu nước, chèo cau một tiết
mục đặc sắc (người gỗ chèo cau, đánh đu, đánh vật)
Đến năm 1967, giặc ngoại xâm đánh phá miền Bắc, phường không hoạt động được nữa và ngừng hẳn Cho đến năm 1975 khi đất nước hoàn toàn giải phóng và hoà bình lập lại, non sông thu về một mối, các cụ bô lão trong phường cũng đã lớn tuổi, cũng rất may mắn các cụ vẫn còn sống Đến năm 1987, các cụ tổ chức buổi họp và thành lập lại phường rối sau bao nhiêu năm ngừng hoạt động
Trang 25Trong đó phải kể đến các cụ: cụ Phong, cụ Đổng, cụ Ồ, cụ Phải, … Các cụ đã đi vận động người dân trong làng, mỗi người một tay một chân giúp đỡ nhau, người thì giúp tiền, người thì góp tre, người thì giúp gỗ để tạo hình những chú rối đầu
tiên sau bao nhiêu năm
Và cho đến tận năm 1990, lần đầu tiên phường chính thức được Sở Văn Hoá tỉnh Hà Bắc mời biểu diễn tại thị xã Bắc Giang nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Vào tháng 04 năm 2001, phường rối nước Đồng Ngư nhận giấy khen của Cục Văn hóa – Thông tin cơ sở tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong liên hoan
“Múa rối truyền thống Việt Nam lần thứ nhất” được tổ chức tại Hà Nội [ảnh 2,
phụ lục 2]
Năm 2004, phường rối nước Đồng Ngư rất vinh dự khi mình được biểu diễn tại Liên hoan Nghệ thuật Rối nước của các phường Rối dân gian tại Festival Huế [ảnh 3, phụ lục 2] và được công chúng dành rất nhiều những lời khen ngợi đến phường Đặc biệt, tại lễ hội đó phường cũng đã đạt giải Nhì trong tất cả các
phường rối cùng tham gia
Sang đến năm 2005, phường được Hiệp hội Múa rối nước Việt Nam (UNIMA) công nhận và kết nạp Ngoài ra phường nhận được sự quan tâm từ Cục Nghệ Thuật, Nhà hát Múa rối Trung Ương cùng các đoàn thể như: Trần Quốc Vượng (nhà sử học), Tổng đạo diễn Phạm Thị Thành, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá Lê Tiến Thọ, Chuyên gia rối nước quỹ Thuỵ Điển ông Nguyễn Hữu Thọ
Vào năm 2006, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Bắc Ninh tặng cho phường rối nước Đồng Ngư giấy khen vì đã có những thành tích xuất sắc trong hoạt động Văn
hóa – Thông tin [ảnh 4, phụ lục 2]
Năm 2011, Liên hoan Múa rối nước lần thứ nhất diễn ra do Cục Nghệ thuật sân khấu điện ảnh tổ chức, trong đó có 14 phường rối thì rất may mắn và vinh dự khi phường Đồng Ngư đứng thứ 2 và được nhận rất nhiều bằng khen cũng như giấy khen cùng nhiều lời khen ngợi đến từ công chúng Cùng năm đó, phường rối nước Đồng Ngư nhận được giấy khen do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Hải Dương tặng vì đã có thành tích tích cực tham gia Liên hoan Múa rối
Trang 26dân gian toàn quốc lần thứ Nhất năm 2011 tại Hải Dương Ngoài ra, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt nam tặng giấy khen cho phường rối nước Đồng Ngư vì đã có đóng góp xuất sắc trong việc giữ gìn, bảo tồn nghệ thuật múa Rối dân gian truyền thống tại Liên hoan văn hóa Múa Rối dân gian toàn quốc lần thứ nhất vào năm 2011
Và hiện nay, hàng năm thì phường tập trung chủ yếu biểu diễn tại Bảo Tàng Dân tộc học Hà Nội sau nhiều lần trao đổi cùng Ban giám đốc Bảo Tàng
2.1.2 Vài nét về múa rối nước
Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật gần như ra đời sớm nhất trong số các nghệ thuật dân gian của dân tộc Dù loại hình nghệ thuật này đã tồn tại trong dân gian từ nhiều thế kỷ, nhưng cho đến trước những năm 70 của thế kỷ XX, chúng ta vẫn không thể tìm thấy những ghi chép nào về lịch sử của rối nước một cách có hệ thống Chỉ biết rằng múa rối nước được cho là xuất phát từ thời nhà Lý, rơi vào khoảng thế kỷ X, XI và nó gắn liền với cuộc sống nông thôn ở đồng bằng vùng châu thổ Bắc Bộ và nền văn minh lúa nước Tại chùa Long Đọi Sơn, xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có một tấm bia khắc dòng chữ: “Múa rối nước được biểu diễn mừng thọ vua năm 1121”
Trong cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền Xứ Đoài” có liệt kê: “hiện nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khoảng trên dưới 40 đơn vị nghệ thuật hành nghề múa rối kể cả chuyên nghiệp (các đơn vị ăn lương nhà nước) và không
chuyên nghiệp (các phường hội dân gian và các đơn vị múa rối tư nhân).” [5.tr.25]
Tuy nhiên để nói về múa rối nước thì hiện nay có khoảng 14 phường rối hiện vẫn đang phục hồi và duy trì hoạt động, đó là các phường:
- Đào Thục (Gia Lâm, Hà Nội)
Làng rối nước Đào Thục cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội Theo trích dẫn tại bài báo “Khám phá làng rối nước Đào Thục – điểm du lịch Hà Nội hấp dẫn 2024” thì đây là một ngôi làng
đã có tuổi đời hơn 300 năm gắn bó với nghề múa rối nước Làng nghề rối nước truyền thống này đã bắt đầu xuất hiện từ thời Hậu Lê Và thời bấy giờ, trong làng
có người tên Nguyễn Đăng Vinh, giữ chức Nội giám dưới thời nhà Lê Trong thời gian làm quan, được tiếp cận với các loại hình múa rối đặc sắc của các phường rối
Trang 27trong cả nước, ông đã chắt lọc nghệ thuật tinh hoa đó và truyền bá rộng rãi đến người dân trong làng Sau khi ông mất, người dân đã phong thần, lập bia để tưởng
nhớ và vinh danh công ơn của vị tổ nghề [29] Làng Đào Thục đa phần đều là
những vở rối truyền thống từ thời sơ khai, bắt nguồn từ những câu chuyện thường nhật của người nông dân như: cấy lúa, chăn trâu, câu cá, … Bên cạnh các tiết mục truyền thống, làng Đào Thục còn có những sang tạo với các vở kịch: Chiến thắng Điện Biên Phủ 12 ngày đêm, Rước ảnh Bác Hồ, …
- Phú Đa (Thạch Thất, Hà Nội)
Làng rối nước Phú Đa, hay còn được biết đến với cái tên gọi khác là Làng
Ra, thuộc xã Bình Phú và là một trong ba làng rối cổ truyền tại huyện Thạch Thất,
Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km Trong bài bào
“Chuyện thăng trầm nghệ thuật rối nước làng Ra” do báo Dân Việt đăng tải, nhóm tác giả được biết rằng: “Căn cứ vào một số hiện vật được lưu trữ ở đình làng Ra, các nhà nghiên cứu khẳng định rối nước làng Ra có từ rất sớm, trước thế kỷ 12.” Theo cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền Xứ Đoài” do tác giả Văn Học làm chủ biên cho biết: “Trong thời gian tu hành giảng đạo tại “Thập lục kỳ sơn” tại chùa Thầy, Thiền sư Từ Đạo Hạnh đã dạy cho dân làng quanh vùng về hát chèo và nghệ thuật múa rối nước Không những thế, người còn chia đất, để lại 3 mẫu ruộng
Đồng Vai làm vốn cho phường rối làng Ra” [5.tr68] Rối nước làng Ra hiện nay
vẫn còn gìn giữ được hầu hết các trò cổ đặc sắc và độc đáo của phường như: Tướng loa, Mời trầu, Xuất quân, Đốt pháo, Bật cờ, Rồng phun nước, Thủy tộc hội
đàm, … Ngoài ra còn có thêm các trò khác như: Đua ngựa 12 con, Bơi thuyền
rồng, Lò rèn nện búa, Tặng hoa khán giả, …
- Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội)
Chàng Sơn xưa kia còn được gọi là Chàng Thôn hay Nủa Chàng, thuộc Tổng Nủa – Phủ Quốc Oai xưa Bên cạnh những nghề phụ như nghề mộc, chạm khắc, tôn tạc tượng thờ thì nơi đây cũng đã được nổi tiếng là một trong những cái nôi của nghệ thuật múa rối nước Xứ Đoài Để nhắc về ông tổ gần nhất của làng rối nước Chàng Sơn quả thực rất khó, trong cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền
Xứ Đoài” viết rằng: “Tuy được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghệ nhân, có
Trang 28truyền thống trên 5 đời cha truyền con nối gắn bó với nghệ thuật múa rối Song để truy tìm cặn kẽ về ông tổ gần nhất (cận tổ) của phường rối Chàng Sơn là ai? Thì cũng khó trả lời chính xác được Mặc dù trong tay ông Nguyễn Văn Dậu trùm phường rối Chàng Sơn vẫn còn giữ được 4 cuốn sách, viết bằng Hán Nôm nói về nghề rối phường Chàng Sơn Mà từ bao đời nay vẫn được ông gìn giữ, trông nom cẩn trọng Không rõ vì nguyên cớ gì mà đến nay ông Dậu vẫn chưa công bố Song
có điều chắc chắn rằng: “Đến thời ông Dậu, nhà tôi đã có 5 đời giật dây rối nước”.” [5.tr77] Để nói về nghệ thuật rối nước của phường Chàng Sơn quả thực là một điều thú vị Có lẽ vì chung một vị tổ nghiệp, hơn nữa hai phường rối làng Ra
và Chàng Sơn cách nhau không quá xa, cùng chung huyện Thạch Thất nên sự ảnh hưởng lẫn nhau trong sự giao lưu văn hóa có lẽ là thường tình Do vậy, những tích trò, chủ đề rối nước cũng không tránh khỏi về sự trùng lặp Cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền Xứ Đoài” nói rằng: “Phải chăng cụ Tân, ông Dậu đều đã từng
là “Anh bộ đội Cụ Hồ” nên trong chương trình rối nước Chàng Sơn đã có thêm những trò rối mang chất lính như “công đồn”, “phá bốt” và có những nhân vật rối nước mới, như Dân công, Du kích, Pháo binh, … Đồng thời một sáng tạo mới được ghi nhận tại phường rối nước Chàng Sơn, là đã xuất hiện một nhân vật MC mới Ra mở đầu chào hỏi và dẫn chuyện lại là một “tiên nữ”, một “cô thôn nữ” thuần chất vùng quê lụa … Vì vậy mà các làn điệu chèo, dân ca các bài thơ hay,… đều được đan xen cùng với âm nhạc nền, làm cho rối nước Chàng Sơn thêm phong
phú và nhuần nhị, đằm thắm hơn.” [5.tr80,81]
- Yên Thôn (Thạch Thất, Hà Nội)
Phường rối nước làng Yên, xưa kia được gọi là phường rối Yên Thôn – thuộc xã Thạch Xã – huyện Thạch Thất – tỉnh Sơn Tây cũ Phường rối nước làng Yên cũng là một trong những làng rối cổ truyền xứ Đoài Cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền Xứ Đoài” viết: “Mặc dù mọi phường rối cổ truyền Xứ Đoài đều cùng chung một tổ nghiệp, đó là Thiền sư Từ Đạo Hạnh Song mỗi phường rối cũng có thờ riêng vị cận tổ của mình Như phường rối Chàng Sơn thờ cụ Nguyễn Văn Tân là người đã truyền dạy nghề rối nước cho một số gia đình trong làng tiwf thế kỷ XVIII Còn phường rối Yên Thôn, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng
Trang 29“nghe đâu được truyền nghề từ thời Tự Đức (1847 – 1883)” [5.tr84,85] Biết rằng
làng Yên Thông cũng nằm khá gần so với làng Chàng Sơn, nên chủ đề của những tích trò truyền thống đa phần sẽ có những nét chung, tiêu biểu cho các phường rối
xứ Đoài Nhưng tất nhiên mỗi làng sẽ có những tích trò độc đáo, trong cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền Xứ Đoài” có liệt kê những tích trò của làng Yên như:
“tứ mã tranh tài” Nếu ở các phường khác khi thực hiện cảnh “chém chuối” thì hầu hết đều dung cách là: cây chuối đã bị chặt đứt rối, sau được lắp ghép lại đến khi con ngựa xông tới và kỵ mã vung dao chặt, tức thì trong buồng trò đã có người giật dây làm cây chuối rời ra và ngã đổ trên mặt nước Song cũng tại trò này, rối nước Yên Thôn lại làm khác hẳn Họ dùng một cây chuối khá to và còn nguyên vẹn (không chặt đứt trước), các kỵ mã cầm những thanh đao bằng sắt thật và được mài sắc hơn Do đó khi phi ngựa vào chém chuối, là chém thật, chém đến khi nào cây
chuối gãy và đổ xuống nước mới thôi …” [5.tr86,87]
- Đồng Ngư (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Làng rối Đồng Ngư được biết đến là một ngôi làng nằm bên cạnh bờ sông Dâu, là một ngôi làng nhỏ thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Một làng rối rất đặc biệt khi đa phần sử dụng những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng của vùng đất Kinh Bắc kết hợp với những tích trò dân gian đã tạo nên một sân khấu đặc sắc Các phường rối khác phần lớn là sử dụng những làn điệu chèo trong biểu diễn, và đối với làng Đồng Ngư thì làn điệu dân ca quan họ cũng là một điểm nhấn lớn của làng Nhắc đến làng rối nước Đồng Ngư, không thể bỏ qua những tích trò đặc trưng của phường như Hái cau mời trầu, Đánh đu và nhào vòng, Cầy bừa cấy lúa, Xay lúa giã gạo, …
- Bồ Dương (Ninh Giang, Hải Dương)
Theo bài bào “Phường múa rối nước Hồng Phong – Nơi những người nông dân cũng là nghệ sỹ”: “Làng Bồ Dương thuộc xã Hồng Phong nằm ở phía Tây Nam huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Theo những người cao tuổi nhất của thôn
Bồ Dương, rối nước đã có ở đây từ rất lâu và khó ước đoán được thời điểm chính xác Tuy nhiên qua niên đại xây dựng đình làng cùng với những hình ảnh chạm khắc tại đình làng Bồ Dương như: chú tễu, múa cô tiên, chú tễu vuốt râu rồng, đô
Trang 30vật, … thì có thể dự đoán múa rối nước ở Bồ Dương ra đời khoảng trước thế kỷ 17.” [30] Tại bài bào này, nhóm tác giả biết được rằng: “Điểm đặc sắc của rối nước Hồng Phong là cách điều khiển con rối Trong khi nhiều phường rối khác điều khiển con rối bằng hệ thống sào hoặc sào kết hợp với dây thì những nghệ nhân ở Hồng Phong điều khiển con rối hoàn toàn bằng hệ thống dây…” [30]
- Thanh Hải (Thanh Hà, Hải Dương)
Làng rối nước Thanh Hải hay còn được gọi là phường rối Thanh Hải nằm ở
xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Địa danh này được coi là nơi khởi nguồn của bộ môn nghệ thuật độc đáo chỉ có tại Việt Nam này Bài báo
“Thăm làng rối nước Thanh Hải – điểm đến truyền thống đặc sắc ở Hải Dương” viết rằng: “Theo các bậc cao niên thì làng rối nước Thanh Hải đã có lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm từ thời nhà Lý Hầu hết các nghệ nhân của làng rối nước đều xuất thân từ nông dân, quanh năm quen với việc đồng áng, chân lấm tay bùn Thế nhưng với tình yêu mãnh liệt với nghệ thuật truyền thống do ông cha
ta để lại, họ vẫn thường xuyên tập luyện và biểu diễn dù vẫn canh cánh nỗi lo cơm
áo hằng ngày…” [19] Chủ để của phường rối Thanh Hải có một điểm khá là đặc biệt, đấy chính là những tích trò biểu diễn đều do các trưởng phường hoặc các phường viên nghĩ và sáng tạo ra, đa số nội dung sẽ thiên hướng về tình yêu quê hương đất nước, những hoạt động đời thường, nét văn hóa, phong tục truyền thống,
…
- Bùi Thượng (Gia Lộc, Hải Dương)
Rối nước ở làng Bùi Thượng, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tương truyền có từ thời Lý (thế kỷ XI – XII) Theo bài báo “Đặc sắc rối nước Bùi Thượng” có nói rằng: “Nghệ nhân Đinh Văn Phai, Trưởng phòng rối nước Bùi Thượng cho biết: “Theo các cụ tôi truyền lại, rối nước Bùi Thượng ra đời từ tín ngưỡng cầu mưa làm mùa của dân làng Ngày trước mỗi khi mong cho mưa thuận gió hòa, các cụ trong thôn lại tổ chức múa rối Từ đó đến nay, biểu diễn rối nước
cầu mưa vẫn được người Bùi Thượng duy trì mỗi kỳ hội làng hằng nằm.” [17] Rối
nước phường Bùi Thượng cũng có những tích trò đặc sắc mà chỉ riêng một mình phường có như Tiên mời trầu, Chuyển lửa đốt đèn nhang, …
Trang 31- Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng)
Làng rối Nhân Mục hay còn được gọi là phường rối Nhân Hòa, thuộc xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Hải Phòng, nổi tiếng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đặc sắc Đặc biệt thành phố “Hoa Phượng Đỏ” rất tự hào khi đã có đóng góp cho
sự nghiệp bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật múa rối nước của Việt Nam, tiêu biểu đấy chính là làng rối nước Nhân Mục Theo nguồn tại liệu từ trang báo của Sở Thông Tin và Truyền Thông Ninh Bình tại bài báo “Múa rối nước Nhân Hòa (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) – Di sản phi vật thể quốc gia” cho rằng: “Theo các tài liệu còn lưu giữ, năm Nhâm Tý 1911, cụ Nguyễn Văn Ngại, người làng Nhân Mục (xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng) là người đầu tiên thực hiện việc biểu diễn múa rối tại đây, sau khi đi xem và học hỏi ở các phường rối khác Thời kỳ đầu, các con rối chủ yếu được làm bằng rơm rạ, giấy bồi và việc biểu diễn được thực hiện trên cạn Về sau cụ Ngại và các thành viên tiếp nối của phường đã tìm ra các vật liệu nổi, tạo hình con giống và tổ chức biểu diễn dưới ao, hồ Múa rối nước Nhân Hòa đã được ra đời từ đó.” [22]
- Nam Chấn (Nam Trực, Nam Định)
Nam Chấn, một cái tên rất nổi trong nghề múa rối nước Phường rối nước làng Rạch hay còn được gọi là phường rối nước Nam Chấn, là một trong những phường rối lâu đời nhất tại miền Bắc Làng Rạch nằm tại xã Hồng Quang, huyện
Nam Trực, tỉnh Nam Định “Đền thờ Thành hoàng làng Rạch, xã Hồng Quang,
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và đây cũng là “ông tổ” của rối nước Nam Chấn
– một trong những phường rối đầu tiên của Việt Nam.” [14] “Phường rối Nam
Chấn hiện có khoảng gần 1000 con trò với hơn 40 tích trò khác nhau…Một số tích trò thường được diễn nhiều ở phường rối như tích Trưng Trắc – Trưng Nhị, tích Trần Hưng Đạo, tích Khởi nghĩa Lam Sơn, tích Đánh đồn bốt (Thời kỳ kháng
chiến chống Pháp), …” [26]
- Nam Giang (Nam Trực, Nam Định)
Phường rối thôn Nhất hay được gọi với tên phường rối Nam Giang, tọa lạc tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Phường cũng là một
Trang 32trong những phường rối cổ truyền bậc nhất tại Nam Định Tại bài báo “Hai “báu vật” của đất nghề Nam Giang” nói rằng: “…nghệ thuật múa rối nước tại thôn Nhất, thị trấn Nam Giang (Nam Trực) có niên đại trên 900 năm, do Thiền sư Từ Đạo
Hạnh về chùa Đại Bi tu hành truyền dạy cho ngiời dân nơi đây…” [15] Các tích
trò tại nơi đây vừa thể hiện sự phong phú, độc đáo của nghệ thuật rối nước, vừa mộc mạc, dân dã, phản ánh chân thực cuộc sống của người nông dân trong lao động sản xuất Một số tích trò điển hình của phường có thể kể đến như Chào mừng chiến thắn Điện Biên Phủ, Dâng ảnh Bác, Đánh cá, Câu ếch, …
- Nghĩa Hưng (Nghĩa Trung, Nam Định)
Phường rối Nghĩa Trung hay được gọi với tên phường rối Nghĩa Hưng, tọa lạc tại xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Nghệ thuật múa rối nước ở xã Nghĩa Trung xuất hiện từ những năm 1950 Sau một thời gian mai một, đến năm 2004, được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND xã, phường rối nước Nghĩa Trung được thành lập với hơn 20 thành viên Hiện nay, phường rối nước Nghĩa Trung có hơn 20 tích trò cổ, tiêu biểu như: “Thạch Sanh chém trăn tinh”, “Câu ếch”, “Chọi trâu”, “Lê Lợi hoàn gươm”, “Múa tứ linh”… Ngoài các tích trò cổ, các nghệ nhân của phường còn sáng tạo các tích trò mới như: “Múa hát văn”, “Hoa bướm”, “Lời ru của mẹ” [13]
- Nguyên Xá (Đông Hưng, Thái Bình)
Phường rối nước Nguyên Xá, còn gọi là làng Nguyễn tại Đông Hưng, Thái Bình được biết đến là một trong những cái nôi của múa rối nước Việt Nam Phường ra đời cách đây khoảng 700 năm Trải qua nhiều thế kỷ, sân khấu rối nước Nguyên Xá chỉ giới hạn trong làng quê của mình với những tích trò phục lễ hội và tín ngưỡng như: Lễ tế trâu của đình Thượng, đình Đoài; lễ cầu mát của chùa Quỳnh, chùa Trại; đôi khi họ phục vụ cả những buổi mừng thọ, đám cưới, khánh thành công trình…[12]
- Đông Các (Đông Hưng, Thái Bình)
Phường rối Đông Các còn được biết tên với tên làng Đống, nơi đây là một trong bảy phường rối cổ truyền của Đông Hưng và hiện nay cũng là một trong hai phường múa rối nước của huyện hoạt động thường xuyên Trong bài báo “Độc đáo
Trang 33múa rối nước làng Đống” viết rằng: “Từ các trò diễn đơn sơ, múa rối nước làng Đống được nâng lên thành nghệ thuật biểu diễn Kết hợp với hát chèo, tiết tấu âm nhạc phù hợp, múa rối nước đã tạo nên sức hấp dẫn đối với người xem Múa rối nước làng Đống dần vượt ra khỏi hội làng, đi diễn ở các nơi, càng đi nhiều các trò diễn càng thêm sáng tạo Để đa dạng về tích trò, các nghệ nhân múa rối nước làng Đống đã sớm vận dụng đưa những tích trò nhỏ của tuồng vào như trích đoạn trao Hoàng tử, chém Tá, trích từ tuồng Sơn hậu, đoạn thất cầm Mạnh Hoạch trích từ
tuồng Tam quốc ” [18]
Đây là những phường rối được hình thành từ rất lâu đời, hầu như không còn
ai nhớ rõ về sự ra đời là từ khi nào Các phường rối hoạt động tự phát bởi những người đam mê, yêu thích loại hình nghệ thuật này và được hoạt động chủ yếu vào những ngày nông nhàn, lúc Xuân về nhằm phục vụ chủ yếu là những người dân lao động cùng các trẻ nhỏ trong làng
Tại thủ đô Hà Nội, hiện có 2 đoàn rối rất nổi tiếng, đó là Nhà Hát Múa Rối Thăng Long và Nhà Hát Múa Rối Việt Nam Vào năm 1969, Đoàn Nghệ Thuật Kim Đồng (hiện nay là Nhà hát Múa Rối Thăng Long) được thành lập Với vị trí được đặt tại giữ lòng thành Hà Nội, một vị trí đắc địa như nằm bên cạnh Hồ Gươm
và khu phố cổ Hà Nội, Nhà hát Múa rối Thăng Long có một sức hút kỳ lạ đối với khách du lịch trong cũng như là ngoài nước Nơi đây đã trở thành một điểm đến văn hóa quen thuộc với khách du lịch và khán giả đam mê múa rối Nhà hát đã trở thành thương hiệu hàng đầu của nghệ thuật múa rối Việt Nam và ngoài ra nhà hát giữ kỷ lục Châu Á với danh hiệu “Nhà hát duy nhất tại Châu Á biểu diễn múa rối nước 365 ngày trong năm” [23] Nhà hát múa rối Thăng Long đã tạo được bước đi cho riêng mình, luôn đặt yếu tố dân tộc, truyền thống lên hàng đầu, chú trọng phát triển theo phương châm kế thừa nhưng không rập khuôn, luôn làm mới các tích trò cổ Nhà hát đã trình diễn nhiều hình thức, thể loại múa rối nước khác nhau Các buổi biểu diễn đa phần liên quan đến quá trình đổi mới và phát triển đất nước, nó đã trở thành tinh hoa của văn hóa Việt Nam Một vài tiết mục tiêu biểu bắt mắt, thu hút khách du lịch nhất của nhà hát múa rối Thăng Long thể kể đến như Vinh Quy Bái Tổ, Tễu Giáo Trò, Múa Tứ Linh, Múa Rồng, Phượng, Nhi Đồnh Hý Thủy, … đều mang trong mình giá trị phong phú nhằm tưởng nhớ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam [23] Còn với Nhà Hát Múa Rối Việt Nam – Trung
Trang 34tâm nghệ thuật múa rối lớn nhất của cả nước với chức năng bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu truyền thống Vào ngày 12/03/1956, theo Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cần có đoàn Múa rối chuyên nghiệp cho các cháu thiếu nhi
có them niềm vui và tiếng cười” [16] Nhà hát Múa rối Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng biểu diễn nghệ thuật múa rối và sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa rối truyền thống Việt Nam Nhà hát đã đạt được nhiều thành tích như huân huy chương độc lập hạng III được Nhà nước trao tặng Với bề dày lịch sử hình thành
và phát triển hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà hát Múa rối Việt Nam luôn đổi mới các chương trình nghệ thuật, thích ứng với nhịp độ phát triển của xã hội Những năm gần đây, Nhà hát cũng đã thử nghiệm thành công một số vở diễn theo hình thức mới kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa rối nước và rối cạn, nhằm làm mới hơn, hấp dẫn hơn múa rối nước truyền thống Nhiều tác phẩm như Hồn quê, Truyện cổ Andecxen, Giấc mơ bí ẩn của Tễu và Kangoroo, Không gian trắng, Chuyện tình Dạ Trạch …đã mang đến một diện mạo mới cho múa rối
nước truyền thống Một điều tự hào, một niềm vinh hạnh của Nhà Hát Múa Rối
Việt Nam đấy chính là trong vòng hơn 60 năm qua, các nghệ sĩ múa rối của Nhà hát đã đưa chú Tễu cùng những nhân vật ngộ nghĩnh đi từ đồng ruộng Việt Nam đến khắp năm châu bốn bể Đôi chân của các nghệ sĩ múa rối Việt Nam đã đặt tới
60 quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Pháp, Italia, Indonesia, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Áo, Thái Lan, … [20]
Tuy rằng múa rối nước đã xuất hiện từ rất lâu đời, nhưng hiện nay, sự quan tâm, sự chú ý của người dân, của khán giả đã không còn dành quá nhiều cho loại hình nghệ thuật này Vào khoảng thời gian kinh tế chưa phát triển, chưa có thời đại công nghệ số phát triển, người dân từ trẻ cho đến già Người lớn luôn xem múa rối nước là một thú vui, một màn trình diễn vui vẻ, sảng khoái sau một ngày làm việc vất vả trên cánh đồng bao la rộng lớn, còn với các bạn nhỏ thì tò mò, thích thú với những chú rối chuyển động uyển chuyển trên mặt nước một cách thật tài tình Sau tấm rèm là những đôi tay thoăn thoắt điều khiển các con rối
cùng những câu nói dân dã, gần gũi, đậm chất nông thôn như “Ơi này bà con ơi, nước đổ ra đồng rồi, ta đi cày đi cấy thôi” (một câu nói điển hình trong tích trò
Cày Bừa Cấy Lúa của phường rối Đồng Ngư, Bắc Ninh) Thời ngày xưa khi cơ
Trang 35sở vật chất chưa đủ đầy, các nghệ nhân sẽ biểu diễn những tích trò gắn liền với đời sống nông nghiệp, bà con cảm thấy thích thú và gần gũi với loại hình nghệ thuật này Vì xuất phát điểm của múa rối nước là nền văn minh lúa nước nên hầu hết các chủ đề của các tích trò đa phần đều gắn liền với nông nghiệp như Đi Cày, Công Việc Nhà Nông, Câu Ếch, Cáo Bắt Vịt, Em Bé Chăn Trâu Thổi Sáo, … Ngoài ra múa rối nước còn có một vài tích trò nổi tiếng liên quan đến tâm linh, lễ hội mà có thể kể đến như Múa Rồng, Múa Sư Tử, Rước Kiệu, Đấu Vật, Vinh Quy Bái Tổ, … Bên cạnh tiếng cười, sự sảng khoái, vui vẻ mà những tích trò múa rối nước mang lại, ẩn sâu bên trong những tích trò ấy lại là những bài học đáng giá, những bài học làm người, những giá trị giáo dục, giá trị nhân văn cao
2.1.3 Ông tổ của múa rối nước của các phường rối
Văn nghệ dân gian là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người nhưng phần lớn nó là loại hình văn hóa phi vật thể, văn chương
truyền miệng của những người nông dân trong “nền văn minh lúa nước”, họ
truyền từ đời này đến đời kia, bổ sung thêm từng chút để hình thành và tồn tại cho đến ngày nay
Cũng chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu ai là tác giả đầu tiên, ai là tác giả đích thực của một tác phẩm phi vật thể hay truyền miệng khuyết danh nào đó quả thực rất khó khăn, nhưng cũng có những truyền thuyết miêu tả về múa rối nước như: Trên bia đá Sùng Thiện Diên linh dựng năm 1121 tại chùa Đọi (Hà Nam) dưới thời vua Lý Nhân Tông, có ghi chép về việc biểu diễn trò rối cho vua xem Trong đó có đoạn viết : “Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn Phơi mai vân để
lộ bốn chân, dưới dòng song lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ cúi xét bầu trời lồng lộng Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang.” Nội dung đoạn văn bia miêu tả cảnh rùa vàng đội ba ngọn núi trên mặt nước dập dờn, phơi mai vân để lộ bốn chân, lờ lững dưới sông, liếc mắt nhìn lên bờ và cúi xuống bầu trời lộng lẫy Hình ảnh này được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng mô tả một màn múa rối nước trong lễ hội đèn Quảng Chiếu diễn ra tại Thăng Long vào thời Lý Tuy nhiên, bia đá Sùng Thiện Diên Linh chỉ
Trang 36miêu tả hình ảnh rùa vàng, mà không cung cấp thông tin chi tiết về các con rối
khác, cách thức điều khiển hay nội dung vở diễn Dù vậy, đây vẫn là dấu mốc quan
trọng cho thấy cho thấy nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đã phát triển và đạt đến
trình độ nghệ thuật đỉnh cao trong giai đoạn này
Đến thời Trần, vào đầu thế kỷ XIII, múa rối nước vẫn tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, không chỉ đối với người dân trong các lễ hội mà còn trở thành hình thức giải trí được vua chúa ưa chuộng Trong cung đình, nghệ thuật múa rối nước còn được sử dụng để tiếp đón sứ giả nước ngoài Sang đến thời Hậu Lê và Tây Sơn, tuy không còn được sử dụng trong cung đình, múa rối nước vẫn khẳng định vai trò và vị thế của mình trong đời sống dân gian, đặc biệt trong các đặc biệt là trong các hội hè đình đám ở nông thôn Nền nghệ thuật này tiếp thu tinh hoa của chèo, tuồng, từ đó phát triển thêm nhiều lời ca, lời thoại, góp phần làm phong phú thêm nội dung và hình thức biểu diễn Ở thời Nguyễn, do Tuồng được phát triển thành nghệ thuật cung đình, múa rối nước tiếp tục chỉ phát triển trong dân gian, tuy nhiên, trật tự tổ chức đã được định hình chắc chắn theo các phường, hội Các phường, hội đẩy mạnh giao lưu, so tài với nhiều kĩ thuật tinh tế và đề cao tính chất
“bí truyền” để giữ ngón nghề Vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thời điểm thực dân Pháp xâm lược, Múa rối nước bị xem thường và coi làm “trò vui, câu khách” Tuy nhiên, Múa rối nước vẫn tồn tại, duy trì trong lòng xã hội Việt Nam, trong tư tưởng của nho sĩ yêu nước đương thời.Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến kháng chiến chống Pháp lần 2 (1954), múa rối nước bị kẻ thù xâm lực tàn phá Các nghệ nhân bị bắt giết, hiện vật bị phá hủy Múa rối nước đứng trước tình trạng có nguy cơ bị mai một [28]
Vào năm 1954 khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng thì nghệ thuật múa rối nước mới dần có những bước tiến mới Theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 1956, Nhà hát Múa rối Việt Nam được thành lập, đây cũng được xem
là sự kiện chính thức đánh dấu sự ra đời của nghệ thuật sân khấu truyền thống chuyên nghiệp Thời kỳ nhân dân ta tập trung chống Mỹ, trong những năm 65 –
75, dù khó khăn nhưng múa rối nước vẫn không ngừng phát triển Năm 1979, tại Liên hoan Múa rối Quốc tế tổ chức tại Ba Lan, múa rối nước Việt Nam đã được
Trang 37giới thiệu với bạn bè quốc tế và nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt Tiếp nối thành công, năm 1984, Nhà hát Múa rối Trung ương đã có đợt lưu diễn thành công tại 3 quốc gia Tây Âu Kể từ đó đến nay, múa rối nước Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ nghệ thuật thế giới Nhờ sự độc đáo, tinh tế và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, múa rối nước đã thu hút đông đảo khán giả trong và ngoài nước, trở thành một di sản văn hóa độc đáo của Việt Nam Múa rối nước liên tục gặt hái thành công tại các liên hoan quốc tế và thường xuyên được lựa chọn là tiết mục biểu diễn chính trong các festival lớn Tiêu biểu, tại Liên hoan Múa rối Quốc
tế lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội vào năm 2010, hai chương trình múa rối của Nhà hát Múa rối Thăng Long và Nhà hát Múa rối Việt Nam đã xuất sắc giành Huy chương Vàng Sự phát triển của múa rối nước Việt Nam là minh chứng cho sức sống mãnh liệt và sức lan tỏa mạnh mẽ của loại hình nghệ thuật truyền thống này Múa rối nước không chỉ là niềm tự hào của người dân Việt Nam mà còn góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế
Nếu không có văn bia ghi chép lại, thì cũng có khá nhiều ý kiến khác nhau được đặt ra Do vậy trong dân gian thường chỉ khoanh vùng giới hạn tổ nghiệp, hoặc cận tổ của một làng nghề hay một phường hội nào đó, mà được văn bia cụ thể nào đó ghi nhận
Đối với phường rối có tiếng như phường rối Đào Thục – Đào Xá, trong cuốn “Nghệ Thuật Múa Rối Cổ Truyền Xứ Đoài” viết về ông tổ nghề rằng: “Như văn bia “Hậu thần bi ký” được khắc vào năm 1735 – 1740 thời vua Lê Ý Tông năm Vĩnh Hựu Nói về công đức của ông Nguyễn Đăng Vịnh người gốc trang Đào Xá – xã Thụy Lôi – Đông Anh – Hà Nội Ông học rộng tài cao đỗ tiến sĩ, được giữ chức quan Thái giám – Đại nguyên soái thống quốc chính thượng thư
Có tên hiệu là Đào Tướng Công và húy là Tự Phúc Khiêm Cuối đời đã cáo ẩn từ quan, cùng vợ là quận công phu nhân Nguyễn Thị Cảnh về quê hương xây dựng lại trang Đào Xá Ông bà đã cúng tiến cho dân làng 4 mẫu ruộng và 500 quan tiền, dể xây dựng đình chùa và quy hoạch lại ngõ xóm … Đặc biệt là đã truyền dạy cho dân làng các nghề thủ công như đóng cối, trồng dâu nuôi tằm, quay xa dệt vải,… Nổi bật là ông đẫ tiếp thu, học được nghệ thuật múa rối nước tại kinh
Trang 38thành Thăng Long, đem về truyền dạy cho dân làng Và xây dựng nên phường rối Đào Thục – Đào Xá tồn tại cho tới ngày nay.” [5.tr.65] Và để tưởng nhớ công đức của ông, dân làng đã tôn vinh ông là nghiệp tổ của phường rối nước Đào Thục Hàng năm cứ đến ngày 12/2 Âm lịch, dân làng lại mở hội giỗ Tổ phường rối Nhân dân khắp nơi quanh vùng lại có dịp nô nức, xúng xính đi trẩy hội và xem những màn biểu diễn rối nước tại đình làng
Phường rối Đồng Ngư, một phường rối mà nhóm tác giả chúng em lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu thì hiện nay, chưa có tài liệu nào ghi rõ thời điểm
ra đời của múa rối nước ở làng Đồng Ngư Trong phòng trưng bày của phường thì còn có tượng gỗ mít, sơn màu nâu và cao 20cm Theo các già làng thì đó là tượng
Tổ trò của làng Ông đóng vai trò quan trọng trong việc dạy và truyền lại nghệ thuật múa rối cho dân làng và được người dân tôn kính như Thánh tổ Ngày mất của ông rơi vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm, ngày này trở thành ngày giỗ Tổ của làng Khi nhắc đến ông tổ của nghệ thuật múa rối nước, ông Nguyễn
Đăng Dung có chia sẻ: “Ngày 20 tháng Giêng, ngày mà ông Tổ qua đời, những
phường rối còn lại không biết về sự việc này, riêng phường tôi biết là bởi có một người dân trong làng vô tình nghe ngóng được thông tin ấy và báo về cho cả làng biết.”1 Vào ngày lễ này, phường rối lại sắm sửa nghi lễ nhang đăng phù tiểu, để cáo yết tổ nghiệp cầu cho phường an khang thái thịnh, may mắn cả năm, mỗi lần
hạ quân đều hương khói đầy đủ với Tổ trò Nghệ nhân Nguyễn Đăng Dung, trưởng phường rối Đồng Ngư cho biết rằng: “Nếu năm đấy chúng tôi khả giả thì làm vài ba mâm, gọi các nghệ nhân đến cùng vui mừng, không khá giả thì làm bánh kẹo thắp hương cũng như ở nhà mình thôi Có cái là mấy năm nay cũng may mắn được Nhà nước với tỉnh hỗ trợ, để có cái khu trưng bày này Khu này chỉ để cho di sản văn hóa rối nước của làng Đồng Ngư ngoài ra thì cũng không có gì ở đây cả Hồi xưa, nếu ông nào lên làm phường trưởng thì ông phải trưng bày, ông phải giữ lấy, phải mang bàn thờ Tổ về nhà lập để thắp hương nhưng từ ngày được
hỗ trợ thì chúng tôi cũng có nơi để thờ cúng.”2
1 Tư liệu điền dã ngày 22 tháng 03 năm 2024
2 Tư liệu điền dã ngày 22 tháng 3 năm 2024
Trang 392.2 Đặc điểm của nghệ thuật múa rối nước
“Con rối là sứ giả của nghệ thuật dân gian”
Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng những đồ vật hàng ngày để tạo ra các con rối, con rối để tạo ra những vở diễn mô phỏng lại câu chuyện cổ tích hoặc cuộc sống của người Việt xưa Theo lời nghệ nhân Nguyễn Thành Lai – trưởng phường rối Luy Lâu, một trong hai phường rối tại xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, là một người con sinh ra và lớn lên tại làng với niềm đam mê cháy bóng với nghệ tạo hình con rối cho biết: “Rối nước là nghệ thuật dân gian được sinh ra bởi bàn tay con người nên sẽ không có gì là hoàn hảo theo khuôn mẫu cả nhưng phải có như vậy thì mới biết quý trọng từng con rối mà mình làm ra Con rối ấy chính là nhân vật được người nghệ sĩ thổi hồn vào đó để biểu diễn, khác với những bức tượng vô tri vô giác khác.”3 Cũng bởi vậy mà từng nhân vật rối, dù ở thời đại nào đi chăng
nữa cũng đều mang đậm hơi thở cuộc sống Việt, văn hóa Việt Những người nghệ nhân say mê sáng tạo đã thổi hồn vào những con rối, để những nhân vật trong vở diễn được hiện lên sống động nhất, chân thật nhất: từ những nhân vật trong cổ tích, những anh hùng dân tộc hay những khuôn mặt đời thường
Con rối là một “người nghệ sĩ đặc biệt”, một phần không thể thiếu của múa rối nước, nó là linh hồn, là một phần vô cùng quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật độc đáo này Các con rối nước được chế tác ít bị gò bó theo một khuôn mẫu nhất định, tất cả đều được các nghệ nhân làm thủ công, mang một chất riêng, gửi gắm hồn cốt riêng Chúng tự nhiên và dân dã, mang tính biểu tượng và ít khi chịu ảnh hưởng bởi truyền thống khác như điêu khắc dân gian hay nghệ thuật điêu khắc cung đình
3 Tư liệu điền dã ngày 22 tháng 3 năm 2024
Trang 40Để tạo ra một con rối sẽ là không khó nếu như dưới đôi tay điêu khắc gia chuyên nghiệp, những để tạo một con rối có thể biểu diễn thì không phải ai cũng
có thể làm được Bản thân các nghệ nhân làm rối cũng rất hiểu điều đó
Bởi phải hoạt động trong một sân khấu đặc biệt “môi trường dưới nước” nên chất liệu để làm ra các con rối nước cũng có đôi phần khác so với các con rối cạn Chất liệu chủ yếu để tạo nên những con rối nước chủ yếu là từ các loại gỗ, ví dụ như gỗ vông, gỗ sung, gỗ dổi những loại gỗ này đều mang những đặc điểm thuận lợi cho môi trường biểu diễn dưới nước như gỗ nhẹ rất dễ để có thể nổi trên mặt nước và đặc biệt là ít chịu nước, ngoài ra còn rất nhiều đặc điểm thuật lợi khác như
dễ đục, dễ đẽo Đa phần gỗ của cây sung được dùng để tạo hình các con rối nước Một phần là vì cây sung thường mọc ở bờ ao, quen với sống chung và gắn bó với môi trường nước nên sức chịu đựng và độ bền của gỗ sung sẽ lớn hơn các loại gỗ khác, song cái chính là gỗ sung lúc còn tươi thì mềm và dễ tạo hình, dễ đẽo gọt hơn, khi thô thì lại rất rắn chắc Đồng thời do gỗ sung có nhiều thớ xoắn, vặn… vì thế khi điêu khắc xong các quân rối nước ít khi bị vỡ, nứt…Có lẽ vì lý do đó mà các nghệ nhân của nhiều phường rối nước luôn dùng gỗ sung để điêu khắc tạo hình các quân rối nước nhiều hơn cả Trong buổi tham quan làng rối cổ Đồng Ngư, nhóm tác giả đã có cơ hội được gặp gỡ nghệ nhân Nguyễn Đăng Dung ở làng rối
cổ Đồng Ngư và ông cho biết: “Đối với ngày xưa, đa số con rối được sử dụng 100% là gỗ sung hoặc là gỗ duối Các cụ ngày xưa quan niệm rằng, gỗ nào nhiều, nổi, thớ mịn, thớ bé thì khi gọt thì sẽ không vỡ, đóng đanh thì không bị nứt …”4
Cấu tạo của một con rối gồm hai phần: phần rối và phần đế Phần thân là phần nổi lên mặt nước, thể hiện nhân vật Phần đế chìm dưới mặt nước, giữ cho con rối nổi và là nơi lắp đặt hệ thống điều khiển
Trước hết là phần rối Phần rối được chia làm ba phần: phần đầu, phần thân
và phân chân Theo lời chia sẻ của nghệ nhân Nguyễn Đăng Dung đối với các con rối của phường: “Đa phần các quân rối sẽ có chiều cao khoảng 65 – 70cm, đường kính thì khoảng từ 10 – 15cm”5. Nhà nghiên cứu, họa sĩ Trần Lâm đã có nhận xét
4 Tư liệu điền dã ngày 31 tháng 01 năm 2024
5 Tư liệu điền dã ngày 31 tháng 01 năm 2024