Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các cụ cao niên trong làng đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp cận, khảo sát văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG TIÊU HẠ, THÔN TIÊU HẠ, XÃ TIÊU ĐỘNG, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
Khóa luận tốt nghiệp ngành: Văn hóa truyền thông
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Diệu Thúy
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hạnh
Mã số sinh viên: 2005VTTA016
Khóa: 2020 – 2024
Lớp: ĐH VTTA 20A
HÀ NAM – 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” là nghiên
cứu độc lập của tác giả Đây là kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kì một công trình nghiên cứu khác nào Những tài liệu trích dẫn đều đã được ghi rõ nguồn gốc
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường nếu phát hiện ra bất cứ sai phạm hay vấn đề sao chép nào trong đề tài này
Hà Nam, ngày 09 tháng 05 năm 2024
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Bích Hạnh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý xã hội, em đã hoàn thiện bài khóa luận này
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo khoa Quản lý xã hội, các thầy giáo, cô giáo bộ môn đã tận tình giảng dạy, động viên và giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận này
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô Trần Thị Diệu Thúy - Người đã trực tiếp hướng dẫn khóa học, giúp đỡ và chỉ bảo cho em
từ khi xác định đề tài, xây dựng đề cương cho tới khi hoàn thiện bài khóa luận Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn các cụ cao niên trong làng đã cung cấp tư liệu và tạo điều kiện thuận lợi để em tiếp cận, khảo sát văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thiện bài khóa luận này
Là một sinh viên năm thứ tư, chưa có thời gian được tiếp xúc nhiều với thực
tế, kiến thức còn hạn chế, do vậy khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót
Em kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo kiến thức của các thầy cô giáo để khóa luận này được hoàn thiện hơn nữa Một lần nữa em xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Hệ thống trường học các bậc học phổ thông tỉnh Hà Nam Bảng 2.1: Một số mốc tu sửa tại di tích đình làng Tiêu Hạ
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Bình Lục
Biểu đồ 2.1: Người dân đến đình làng Tiêu Hạ với những mục đích cầu khấn khác nhau
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của người tham gia sinh hoạt văn hóa tại đình làng Tiêu
Hạ
Biểu đồ 2.3: Mức độ tham gia sinh hoạt tại đình làng Tiêu hạ của người dân địa phương
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4
3.2 Phạm vi nghiên cứu: 5
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 5
4.1 Mục đích nghiên cứu: 5
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
5 Giả thiết khoa học: 6
6 Phương pháp nghiên cứu: 6
7 Đóng góp của đề tài: 6
8 Bố cục của đề tài: 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG – ĐÌNH LÀNG TIÊU HẠ 8
1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài: 8
Trang 81.1.1 Khái niệm văn hóa, làng và văn hóa làng: 8
1.1.2 Khái niệm đình làng và văn hóa đình làng: 9
1.1.3 Khái niệm giá trị văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa: 10 1.2 Các giá trị cơ bản của văn hóa đình làng: 11
1.2.1 Giá trị văn hóa: 11
1.2.2 Giá trị lịch sử: 12
1.2.3 Giá trị khoa học của đình làng: 13
1.3 Chức năng của đình làng: 13
1.3.1 Chức năng tín ngưỡng: 13
1.3.2 Chức năng hành chính: 15
1.3.3 Chức năng văn hóa: 17
1.4 Khái quát về thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 18
1.4.1 Vị trí địa lý: 18
1.4.2 Những đặc điểm về tự nhiên: 19
1.4.3 Những đặc điểm về điều kiện kinh tế: 20
1.4.4 Những đặc điểm về xã hội: 21
1.4.5 Những đặc điểm về văn hóa – giáo dục: 21
Tiểu kết chương 1 23
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG TIÊU HẠ, THÔN TIÊU HẠ, XÃ TIÊU ĐỘNG, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 24
Trang 92.1 Những giá trị văn hóa của Đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu
Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 24
2.1.1 Giá trị lịch sử của Đình Làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 24
2.1.2 Giá trị nghệ thuật kiến trúc của Đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 28
2.1.3 Giá trị nghệ thuật điêu khắc, trang trí của Đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 31
2.1.4 Giá trị tín ngưỡng, lễ hội tâm linh của đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 38
2.2 Hiện trạng của đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 42
2.2.1 Hiện trạng tổ chức, thực hành văn hóa tại đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 42
2.2.2 Hiện trạng quản lý tại đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 44
2.2.3 Hiện trạng truyền thông cho giá trị văn hóa tại đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 47
2.3 Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Đình Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 49
2.3.1 Những ưu điểm: 49
2.3.2 Những tồn tại: 50
Tiểu kết chương 2 52
Trang 10CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG TIÊU HẠ, XÃ TIÊU ĐỘNG, HUYỆN
BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 53
3.1 Một số kiến nghị: 53
3.1.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Hà Nam: 53
3.1.2 Kiến nghị với UBND huyện Bình Lục: 54
3.1.3 Kiến nghị với UBND xã Tiêu Động: 54
3.1.4 Kiến nghị ban quản lý di tích đình làng Tiêu Hạ: 54
3.2 Một số giải pháp về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 55
3.2.1 Giải pháp về truyền thông của văn hóa đình làng Tiêu Hạ: 55
3.3.2 Giải pháp về phát huy chức năng của văn hóa đình làng Tiêu Hạ: 57
3.3.3 Giải pháp về khai thác phát triển du lịch đình làng Tiêu Hạ: 58
3.3.4 Giải pháp về các hoạt động quản lý đình làng Tiêu Hạ: 59
Tiểu kết chương 3 61
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC 67
Phụ lục 1 68
Phụ lục 2 69
Phụ lục 3 72
Trang 11Phụ lục 4 73 Phụ lục 5 81
Trang 12Nói tới văn hoá làng chúng ta không thể không nói tới hình ảnh cây đa - giếng nước - sân đình Đình làng là sản phẩm văn hoá làng, nó đã trở thành biểu tượng vật chất của lối sống cộng đồng, tự trị và dân chủ làng xã Qua đó phản ánh rất đậm nét đời sống tinh thần và vật chất của người nông dân trong quá khứ cũng như trong hiện tại
Trong những ngôi đình còn tồn tại đến nay lưu giữ một hệ thống di sản nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc dân gian vô cùng quý báu Nó là sản phẩm thuần tuý, độc đáo của văn hoá làng, ẩn chứa đậm đà bản sắc dân tộc Việt, đặc biệt văn hóa tại đình làng ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá ngoại lai
Các giá trị văn hoá vốn có của đình làng sẽ trở nên lớn lao nếu ta đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, bóc tách từng lớp văn hoá chứa đựng trong đó để phần nào hiểu rõ hơn về cội nguồn văn hoá dân tộc, đồng thời lựa chọn, bảo tồn và phát huy những tinh hoa truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục lấy đó làm nền tảng xây dựng một nền văn hoá Việt Nam vừa mang dư âm cổ truyền vừa mang màu sắc hiện đại
Thôn Tiêu Hạ là một vùng quê có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử lâu đời Trải qua quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cùng với việc phát triển sản xuất xây dựng làng xóm, các thế hệ người dân Tiêu Hạ đã chú trọng
Trang 132
đến việc xây dựng những công trình tín ngưỡng quy mô, đặc sắc để thờ phụng các nhân vật lịch sử có công dựng làng và giữ nước Di tích đình làng Tiêu Hạ là một trong những ngôi đình cổ tại tỉnh Hà Nam, có giá trị về ý nghĩa lịch sử, văn hóa, cách mạng thẩm mỹ cùng với sự quan tâm của các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương cho đến ngày 12/12/1996, đình làng Tiêu Hạ đã được nhà nước công nhận là di sản văn hóa vật thể cấp tỉnh
Mặc dù đình làng Tiêu Hạ có giá trị văn hoá, nghệ thuật như vậy, cùng với thời gian và khí hậu khắc nghiệt cũng như những ảnh hưởng của thời đại mới, nhận thức còn hạn chế của một bộ phận người dân đã làm di tích bị xuống cấp, đồng thời làm giảm đi giá trị và những ý nghĩa vốn có của nó
Ngày nay, trong sự phát triển mạnh mẽ của đời sống kinh tế, con người ta không vì sự hiện đại của khoa học kỹ thuật, của đời sống mà quên đi tất cả quá khứ Sự tìm hiểu về cội nguồn văn hoá dân tộc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá, là sự khao khát trong mỗi con người Việt Nam nói chung
và nhân dân tỉnh Hà Nam nói riêng Song song với sự phát triển về kinh tế đang diễn ra trên quy mô cả nước là sự phục hưng mạnh mẽ của nền văn hoá dân tộc Các hoạt động văn hoá diễn ra sôi nổi, các di sản văn hoá được quan tâm tu
bổ Kinh tế thị trường đang vận hành, bên cạnh những mặt tích cực lại đang tạo ra những tiêu cực ngược chiều, đặt ra trước chúng ta vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
Trên thực tế việc nghiên cứu tìm hiểu văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu
Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam được thực hiện rời rạc, chưa được hệ thống cụ thể một cách có khoa học Là một sinh viên theo học chuyên ngành văn hóa truyền thông, tác giả đề tài mong muốn thực hiện bài nghiên cứu
Trang 143
này với mục đích tiếp tục nghiên cứu một cách khoa học hơn các giá trị văn hoá được biểu hiện dưới dạng vật chất và tinh thần để từ đó có cơ sở xác định vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hoá lâu đời Xuất phát từ mục tiêu đó được sự đồng
ý của khoa quản lý xã hội Học viện Hành chính Quốc gia và giáo viên hướng dẫn
Cho nên tác giả đã chọn đề tài “Văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” làm khóa luận tốt nghiệp Hy vọng
đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu liên quan đến đình làng, dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu: Cuốn “Đình làng miền Bắc” xuất bản năm 2001 của tác giả Lê Thanh Đức đã khái quát chung về đình làng miền Bắc cũng như những nét nổi bật về kiến trúc, trang trí, chạm khắc gỗ trong văn hóa đình làng Tác phẩm “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu viện Bảo tồn di tích- tập 1” xuất bản năm 2017 của viện bảo tồn di tích nhà xuất bản Văn hóa dân tộc đã đưa ra rất nhiều những tư liệu liên quan đến kiến trúc đình làng qua các thời đại trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam Bài viết “Đình làng – Một thiết chế văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” được đăng trên tạp chí ban tôn giáo chính phủ ngày 20/10/2022, của tác giả Nguyễn Đăng Bản đã đề cập đến vai trò của văn hóa đình làng trong đời sống của cộng đồng
Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về xã Tiêu Hạ, thôn Tiêu Động, Huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam: Tác giả Ngô Vi Liễn đã sáng tác tác phẩm “Địa Dư Huyện Bình Lục” nội dung cuốn sách vô cùng phong phú Có thể coi đây là một bức tranh
toàn cảnh huyện Bình Lục được cô đọng cho đến thời điểm ấy Tác giả đã giới thiệu khái quát và chọn lọc những nét tiêu biểu của huyện Bình Lục theo một trình
Trang 154
tự nội dung được sắp xếp hợp lý, đó là: Danh hiệu, hình thể, chính trị, kinh tế, phong thổ và danh nhân, danh lam thắng cảnh Tác phẩm này cho đến nay vẫn là cuốn sách địa chí duy nhất của tỉnh Hà Nam được xuất bản thành sách Tác phẩm
“Du lịch văn hóa tiêu biểu ở Hà Nam” được đăng trên cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam được đăng vào ngày 4/9/2004, đã nhắc đến nhiều ngôi đình cổ nổi tiếng như đình đá Tiên Phong, đình An Hòa, trong đó nêu 1 số thông tin lịch sử về các ngôi đình trên Bài viết “Văn hiến Hà Nam – đôi nét phác thảo” được đăng trên tạp chí Ban Tôn giáo Chính phủ ngày 5/10/2019 của tác giả Mai Yên đã nêu tổng quát về số lượng các ngôi đình và nhiều các di tích khác
Nghiên cứu liên quan đến đình làng Tiêu Hạ, xã Tiêu Hạ, thôn Tiêu Động, Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam: Trong bài viết “Lễ hội đình Tiêu Hạ” được đăng trên báo Hà Nam huyện Bình Lục, ngày 29/1/2023 của tác giả Giang Văn đã nêu những nội dung khái quát về ngôi Đình cũng như miêu tả hoạt động của ngày hội đầu năm diễn ra tại đình làng
Hiện nay, việc nghiên cứu về văn hóa đình làng Tiêu Hạ chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, có khoa học, những nghiên cứu mới dừng lại ở giới thiệu một vài nét khái quát về đình làng Bởi vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Tác giả vận dụng những kiến thức lý luận cùng với những tài liệu nghiên cứu sẵn có để nghiên cứu sâu hơn về văn hóa, vẻ đẹp của đình làng Tiêu Hạ
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Trang 164 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1 Mục đích nghiên cứu:
Khóa luận tập chung nghiên cứu giá trị và thực trạng của văn hóa đình làng Tiêu Hạ Từ đó, đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa của thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam nói riêng
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận về văn hóa đình làng
- Nhận diện, phân tích, những giá trị và thực trạng văn hóa đình làng Tiêu
Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Đánh giá hiện trạng đình làng Tiêu Hạ Từ đó, đề xuất những kiến nghị và giải bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Trang 176
5 Giả thiết khoa học:
Văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam bao gồm: Lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, lễ hội, phong tục tập quán, văn hóa sinh hoạt, Hiện nay các giá trị văn hóa này đã được chính quyền và cộng đồng thực hiện quản lý, bảo tồn và phát huy bằng nhiều phương cách khác nhau
6 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tác giả đã tiến hành phỏng vấn ban quản
lý di tích, điều tra xã hội học đối với người dân địa phương và khảo sát đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Từ những dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát, sách, báo, hồ sơ khoa học, các phương tiện truyền thông đại chúng tác giả đã phân loại, xử lý, tổng hợp, phân tích và thu thập những thông tin
về giá trị văn hóa đình làng và thực trạng văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu
Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
7 Đóng góp của đề tài:
- Đóng góp về lý luận:
+ Hệ thống lại các cơ sở lý luận về giá trị văn hóa của đình làng
+ Nghiên cứu những giá trị về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, văn hóa tâm linh, văn hóa sinh hoạt của đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Đóng góp về thực tiễn:
Trang 18Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa đình làng
Chương 2: Thực trạng văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Trang 198
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG – ĐÌNH
LÀNG TIÊU HẠ 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài:
1.1.1 Khái niệm văn hóa, làng và văn hóa làng:
Trải qua quá trình nghiên cứu văn hóa lâu dài, hiện nay đã có đến hàng trăm khái niệm khác nhau về văn hóa Trong đó GS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã cho biết: “Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời sống hàng ngày” [10, tr29] Chúng ta có thể hiểu, văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, văn hóa bao gồm hai khía cạnh: khía cạnh tinh thần của
xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần
áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa
Trong cuốn Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, GS Phan Ðại Doãn đã nói
“Làng Việt Nam là cộng đồng đa chức năng, liên kết chặt chẽ, là sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị Làng Việt Nam không chỉ là một khu vực cư trú đơn thuần của gia đình tiểu nông, mà chính bản thân nó còn là một tổ chức sản xuất, quân
sự, xã hội Làng là tích hợp của những thành tố nói trên” [4, tr23] Làng là một biểu tượng tiêu biểu của nền sản xuất nông nghiệp, hình ảnh ngôi làng thường gắn với một cổng làng, lũy tre, đình làng Hiểu nôm na thì làng là nơi sinh ra chúng ra
mà cũng là nơi chúng ta mong muốn trở về
Nơi nào có dấu chân của con người thì nơi đó sẽ tồn tại văn hóa riêng, có làng thì tất yếu sẽ hình thành văn hóa làng Theo bách khoa toàn thư “Văn hóa
Trang 209
làng là tổng hợp các giá trị và nét văn hóa đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam” [21] Văn hóa làng xã phản ánh những yếu tố tiêu biểu cho tính cách con người tại địa phương đó, nó có tác động sâu sắc và toàn diện đến mọi mặt đời sống
xã hội ở quốc gia này cũng như cộng đồng người Việt ở hải ngoại Hay có thể nói, văn hóa làng chính là những cái riêng, những cái độc đáo của từng làng, từng địa phương, là nguồn dinh dưỡng nuôi sống tâm hồn người dân địa phương đó
1.1.2 Khái niệm đình làng và văn hóa đình làng:
Mỗi làng đều có cho mình một thể chế văn hóa riêng và đình chính là nơi thực hiện những thể chế văn hóa đó.Tác giả Lê Thanh Đức đã từng nêu ra trong
cuốn đình làng miền Bắc rằng “Đình làng là một công trình kiến trúc cổ truyền
ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, những người có công với đất nước, các anh hùng dân tộc và cũng là nơi hội họp của người dân trong cộng đồng Đình làng vừa là nơi gửi gắm niềm tin của cộng đồng làng vừa là nơi vui chơi giải trí của cộng đồng đó” [6, tr48] Cho đến ngày nay đình làng vẫn được coi là nơi hội
tụ tinh hoa văn hóa của làng quê Việt Nam, là nơi nuôi dưỡng về mặt tinh thần cho người dân và là một trong những biểu tượng cho văn hóa dân tộc
Muốn tìm hiểu sâu về đình làng thì chúng ta không thể không nhắc đến văn hóa đình làng, có thể hiểu đình là nơi chứng kiến những hoạt động sinh hoạt, những thay đổi dù là nhỏ nhất trong đời sống của làng quê Việt Nam Đình còn là nơi trang trọng, thiêng liêng và hết sức uy nghiêm, là biểu tượng quyền lực của ngôi làng Đình chính là nơi để mọi người tụ họp, hội bàn những công việc lớn nhỏ trong làng Không ai rõ từ bao giờ đình làng đã trở thành một nơi để che chở, là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn của người dân Việt Nam Đình làng được biết đến với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng bắt đầu vào khoảng thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc Đình làng là nơi lưu giữ văn
Trang 211.1.3 Khái niệm giá trị văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
Hiểu một cách đơn giản thì văn hóa chính là những sản phẩm được sinh ra trong quá trình sống và sinh hoạt của loài người Tại đâu có dấu chân của con người thì nơi đó có nền văn hóa
Giá trị văn hóa được tác giả Nguyễn Thị Kim Loan lý giải trong cuốn giáo trình quản lý di sản văn hóa “Giá trị văn hóa là những gì mà qua đó thành viên
của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu…trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa” [9, tr18] Các giá trị văn hóa tùy theo mục đích mà chúng ta có thể chia thành giá trị vật chất với mục đích phục vụ cho nhu cầu vật chất của con người và giá trị tinh thần với mục đích phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người, ngoài ra cũng
có thể chia theo ý nghĩa thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cừu và giá trị nhất thời
Trang 2211
Giá trị văn hóa mang trong mình ý nghĩa to lớn như vậy thì việc bảo tồn và phát huy những giá trị đó là tất yếu Vậy bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là gì? Theo Bách khoa toàn thư “Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để
bị thay đổi, biến hóa hay biến thái Phát huy các giá trị văn hóa là phải biết kế thừa
có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản văn hóa thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội” [25] Trải qua quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa chúng ta sẽ sàng lọc và cô đọng được tinh hoa của văn hóa, tránh tình trạng mai một về văn hóa từ đấy lưu giữ và lưu truyền cho thế hệ sau
1.2 Các giá trị cơ bản của văn hóa đình làng:
1.2.1 Giá trị văn hóa:
Giá trị văn hóa của đình làng với đời sống văn hóa của người dân để thể hiện theo hai dạng là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, cả hai có tính liên kết chặt chẽ với nhau Giá trị văn hóa vật chất là giá trị kiến trúc, giá trị điêu khắc, hay những di vật cổ vật của di tích đây là những giá trị hữu hình còn giá trị văn hóa tinh thần là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác Những câu chuyện về thần tích của làng, hình ảnh của những vị thần, vị thánh hay những bài văn, bài tế, những nghi thức rước kiệu đều được các cụ già làng truyền lại cho đời sau đơn giản thì là truyền miệng còn ngày nay phần lớn là được ghi chép lại để bảo đảm cho quá trình gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể không bị sai lệch
Trang 2312
Đình làng thường được xem là nơi linh thiêng trong lòng cộng đồng, là nơi
mà các hoạt động tôn giáo và tâm linh được diễn ra Giá trị này thể hiện trong việc đình làng là trung tâm của các lễ hội, nghi lễ, và các hoạt động tôn giáo truyền thống Đây cũng là nơi duy trì và bảo tồn các truyền thống văn hóa, thông qua việc
tổ chức các sự kiện truyền thống, giữ gìn di tích, và truyền bá các giá trị văn hóa
từ thế hệ này sang thế hệ khác
Đình làng thường là nơi mà cư dân địa phương gặp gỡ, trao đổi thông tin, và tạo ra mối quan hệ xã hội Đây là không gian quan trọng cho sự giao tiếp và hòa nhập trong cộng đồng
Kiến trúc, điêu khắc của đình làng thường phản ánh nền văn hóa và truyền thống địa phương, làm nổi bật đặc điểm độc đáo của vùng Sự tồn tại của đình làng làm cho cư dân địa phương tự hào về bản sắc văn hóa của họ và cảm nhận giá trị đặc biệt mà nó mang lại cho cộng đồng
1.2.2 Giá trị lịch sử:
Không chỉ là những giá trị văn hóa, đình làng còn chứa đựng những giá trị lịch sử vô giá, gắn liền với tiến trình bảo vệ bờ cõi của dân tộc, của công cuộc đấu tranh giữ nước của người dân Việt Nam Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đình làng vẫn còn đó nguyên vẹn những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội của một vùng đất, cư dân địa phương Mỗi ngôi đình đều chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch
sử rất riêng và quan trọng đó là sự gắn bó với lịch sử hình thành, sinh sống của người dân, của tiến trình bảo vệ, giữ gìn bờ cõi của mảnh đất đó
Qua những tài liệu, cổ vật hay những kiến trúc, điêu khắc còn tồn tại trong đình làng như sắc phong, hương án, bình phong câu đối hay những kiến trúc, điêu khắc còn tồn tại chúng ta có thể xác nhận chúng đến từ những thời đại khác nhau,
Trang 2413
việc bảo tồn những giá trị văn hóa mang tính lịch sử này cũng chính là một cách
để chúng ta bảo vệ và khẳng định lịch sử nước nhà
1.2.3 Giá trị khoa học của đình làng:
Đình làng được xếp loại là di tích có lịch sử có bề dày lâu đời và nhiều ngôi đình đã được công nhận là di tích các cấp vì vậy cũng được coi là nguồn cung cấp những nguồn sử liệu cho các ngành nghiên cứu như ngôn ngữ, nghệ thuật, hội họa, những kiến trúc, những di vật cổ vật còn được cất giữ tại những ngôi đình mang giá trị nghiên cứu cao
Đình làng có giá trị về mặt sử liệu, là những tư liệu để nghiên cứu văn hóa làng cũng như đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng làng xã trong từng thời
kỳ nhất định
Nhìn vào một ngôi đình chúng ta có thể thấy cấu trúc hay các cổ vật trong đó biểu tượng cho những thời đại nào, những nhân vật được thờ tự tại đó có nguồn gốc từ đâu và vì sao lại được thờ tự tại đây, đấy chính là những tư liệu để phục vụ cho nền khoa học nghiên cứu
Những tư liệu được lưu giữ như lý lịch đình, Ngọc phả, cùng hệ thống những
di vật, cổ vật sắc phong, hương ẩn, cuốn thư, hay những kiến trúc, v.v việc khai thác và tìm hiểu từ những hiện vật này sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu trở nên thiết thực và phong phú hơn Chúng đồng thời cũng chính là những bằng chứng trực tiếp cho giả thuyết, lý luận được đưa ra
1.3 Chức năng của đình làng:
1.3.1 Chức năng tín ngưỡng:
Trong các đình làng Việt Nam, vị thần được thờ cúng là Thành Hoàng làng,
vị vua tinh thần, thần hộ mệnh của làng Khi tín ngưỡng Thành Hoàng du nhập
Trang 2514
vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc cũng nảy sinh ra một số Thành Hoàng mà chức năng cũng giống như ở Trung Quốc… Các vua triều Nguyễn còn lập miếu thờ Thành Hoàng làng ở tỉnh và huyện Nhưng khi tín ngưỡng Thành Hoàng về làng,
xã thì nó đã biến đổi khác với tín ngưỡng Thành Hoàng ở Trung Quốc
Nguồn gốc của Thành Hoàng được biết đến đầu tiên là hình ảnh các thần tự nhiên được thờ ở rất nhiều đình làng Các vị thần này đều được khoác áo nhân thần với các tiểu sử thế tục Được thờ chủ yếu là Sơn Tinh (thần núi), Thủy Tinh (thần sông, thần biển), trong đó, Tản Viên Sơn thánh có địa vị cao hơn cả Ngoài
ra, các vị thần núi có tên như Cao Các, Quý Minh được thờ ở nhiều nơi Các thần núi ở địa phương, như: Tam Điệp Sơn, Điệp Sơn cũng được tôn làm Thành Hoàng làng
Thành Hoàng làng thứ hai là các nhân thần, chính là các nhân vật lịch sử, như: Lí Bôn, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Trần Hưng Đạo… Chiếm số đông trong các nhân thần là những người ít nổi tiếng hơn như: Quan lại, nho sĩ và đặc biệt là các tướng của Hai Bà Trưng, nhất là các nữ tướng Những vị thần này thực
ra là các nhân vật truyền thuyết, mang nhiều tính lịch sử
Thành Hoàng làng thứ ba gắn liền với tín ngưỡng bản địa, như tục thờ cây, tục thờ đá thời nguyên thủy…
Ngoài các vị thần, ở đình làng còn thờ những người có công khai phá đất mới, lập làng, như: Hai hoàng tử thời Lý là Đông Chinh Vương và Dực Thánh Vương,… Ở miền Bắc thường gặp ở các vùng ven biển dân làng thờ những người
có công khai hoang lấn biển Những người gọi là “tiên hiền” là những người đến trước, “hậu hiền” là những người đến sau tiếp tục công cuộc “khai canh, khai
Trang 2615
khẩn” Thành Hoàng có thể là người xuất thân hèn kém, có người chết vào giờ thiêng cũng được thờ làm thần
Những người có công đóng góp cho làng sau khi chết được dân làng thờ làm
“hậu thần”, hàng năm cúng giỗ ở đình Có người khi còn sống đóng góp cho làng trên cơ sở có khoán ước với làng, được ghi thành văn bản, đôi khi được khắc vào bia đá Họ được “bầu hậu” khi chết đi được thờ làm “hậu thần” và được làng hương khói hàng năm
Ngoài ra, ở một số làng nghề thủ công người ta còn thờ tổ nghề - cha đẻ của làng nghề đó và được gọi là “tiên sư” Trong miền Nam các “tiên sư” được thờ ở nhà hậu của đình làng, chỉ có một số ít “tiên sư” được thờ ở chánh điện
Tóm lại, các vị thần trong văn hóa làng Việt Nam biểu hiện một hệ thống tín ngưỡng đa nguyên Đó là một hệ thống pha lẫn nhiều yếu tố tín ngưỡng sơ khai của cư dân nông nghiệp cụ thể như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ mẹ, các thần sức mạnh tự nhiên… Cùng với đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người anh hùng và chịu phần ảnh hưởng không nhiều của của đạo Phật và đạo Nho
1.3.2 Chức năng hành chính:
Đình làng là trụ sở hành chính – nơi mọi công việc về hành chính của làng đều được tiến hành ở đó Từ việc xét xử các vụ tranh chấp, phạt vạ, khao vọng, từ thu tô thuế đến việc bắt lính, bỏ các xuất phu đinh Nơi đây còn được coi là biểu
tượng của quyền lực làng xã, có chức năng như một ngôi nhà lớn cộng đồng
Chủ thể tiến hành các hoạt động hành chính ở đình làng là các vị có chức danh Chánh tổng, Lý trưởng, Phó lý, Trưởng tuần và các viên quan của Hội đồng hương kỳ, kỳ mục Cơ sở để giải quyết các công việc của làng được dựa vào lệ
Trang 2716
làng hoặc hương ước Hương ước là một hình thức luật tục Gắn với hoàn cảnh, phong tục, tập quán lâu đời của từng làng mà nhân dân có các bộ luật nhà nước không thể bao quát được
Các làng đều có hương ước riêng với nội dung rất cụ thể khác nhau Tuy nhiên, hương ước làng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
+ Những quy ước về ruộng đất: việc phân cấp công điền, công thổ theo định
kỳ và quy ước về việc đóng góp (tiền và thóc)
+ Quy ước về khuyến nông, bảo vệ sản xuất, duy trì đê đập, cấm lạm sát trâu
bò, cấm bỏ ruộng hoang, chặt cây bừa bãi
+ Những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức dịch trong làng Việc xác định chức dịch trong làng nhằm hạn chế họ lợi dụng quyền hành và thế lực để mưu lợi riêng
+ Những quy định về văn hóa tư tưởng, tín ngưỡng Đó là những quy ước nhằm đảm bảo các quan hệ trong làng xóm, dòng họ, gia đình, láng giềng, được duy trì tốt đẹp Quy định về việc sử dụng hoa lợi của ruộng công vào việc sửa chữa, xây dựng đình, chùa, điện, quy định về thể lệ tổ chức lễ hội, khao vọng, lễ
ra làng, lễ nộp cheo…
Ngoài ra hương ước còn có những quy định về hình phạt đối với người vi phạm Vi phạm mức độ nào thì nộp phạt hoặc phải làm cỗ ở đình làng để tạ tội với Thành Hoàng làng, hình phạt cao nhất là bị đuổi ra khỏi làng Có thể nói, hương ước là một bộ luật thu nhỏ của làng xã Về cơ bản, hương ước chứa đựng nhiều
Trang 281.3.3 Chức năng văn hóa:
Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa của cả làng Hình ảnh “Cây đa, bến nước, sân đình” đã đi vào tâm hồn của người dân quê Đỉnh cao của các hoạt động văn hóa ở đình làng là lễ hội Làng vào hội cũng được gọi là vào đám, là hoạt động
có quy mô và gây ấn tượng nhất trong năm đối với dân làng Ở các làng quê Việt Nam còn có hội chùa, hội đền nhưng phần lớn là hội làng được diễn ra ở đình làng gắn với đời sống của dân làng Lễ hội bao gồm hai phần chính là phần lễ và phần hội:
- Lễ: Là các hoạt động có tính nghi lễ liên quan đến tín ngưỡng
- Hội: Là hoạt động mang tính giải trí, gắn liền với thế tục, nghệ thuật, thể dục, thể thao Nhưng trong một số trò chơi hội làng cũng có ý nghĩa tâm linh, gắn với mục đích cầu mưa, cầu mùa Lễ hội ở làng diễn ra “xuân thu, nhị kỳ” vào các dịp nông nhàn Lễ hội phần lớn vào tháng Giêng, có nơi vào thành hai, tháng ba
âm lịch Lễ hội Thu thường vào tháng bảy, tháng tám Đó là hai lễ hội lớn, còn trong năm người ta cúng lễ Thành Hoàng làng
Chức năng văn hóa của đình làng biểu hiện tiêu biểu nhất là ở phần hội đình Hội đình tổ chức để tôn vinh, giao cảm với vị thành hoàng làng nhằm cầu xin mưa
Trang 291.4 Khái quát về thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
1.4.1 Vị trí địa lý:
Xã Tiêu Động, thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Phía Nam giáp với xã
An Lão phía Bắc giáp với xã La Sơn, phía Tây giáp với huyện Thanh Liêm và phía Đông giáp với tỉnh Nam Định Xưa kia nơi đây người dân trồng nhiều chuối Tiêu (là một loại chuối phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ) vì vậy có tên gọi là Tiêu Động
Tiêu Hạ là thôn lớn nhất nằm ở phía đông xã Tiêu Động Trước kia, đây vốn
là mảnh đất hoang vu, sình lầy và nhiều cỏ dại Vào thời điểm con người còn đi tìm đất sống, đã có 6 dòng họ đầu tiên đến với đất này cùng nhau sinh sống và phát triển Cái tên gọi đồng Chuối Hạ ngày trước đã được thay thế bằng cái tên mới, gắn liền với tên xã, tên làng đó là làng Tiêu Hạ
Đình làng ở gần đường, gần sông, gắn liền với chợ rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế Cũng như việc sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng ở địa phương Giao thông: Huyện có mạng lưới giao thông thuận lợi, phía nam có đường quốc lộ 21 nối Phủ Lý và Nam Định, phía Bắc có tỉnh lộ 62, đường ĐT 976, phía Đông có đường 56, đường tỉnh lộ ĐT 974 nối liền phía Bắc, phía Nam huyện và
Trang 301.4.2 Những đặc điểm về tự nhiên:
Đặc điểm địa hình: Nhìn chung địa hình huyện không bằng phẳng, có thể chia thành 3 vùng chính: vùng đất bãi ven sông Châu Giang có cốt đất từ +3m đến +3,2m; vùng đồng lúa có cốt đất từ +1m đến +1,9m; vùng trũng có cốt đất từ +0,7m đến +0,8 m
Khí hậu: Nhiệt đới, gió mùa phân chia thành 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông
Theo thống kê sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hà Nam
ĐẤT Ở ĐẤT CHƯA
SỬA DỤNG
BIỂU ĐỒ 1: DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN
HUYỆN BÌNH LỤC
Trang 3120
Nguồn nước: Đây là vùng nước ngọt, có 2 nguồn nước là nước mặt và nước ngầm phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt
1.4.3 Những đặc điểm về điều kiện kinh tế:
Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có những bước phát triển khá vững chắc Năng suất lúa đạt gần 11 tấn/ha/năm Tiểu thủ công nghiệp làng nghề được duy trì và mở rộng Hiện nay huyện đang phát triển nhiều trang trại sản xuất đa canh và trang trại chăn nuôi, đặc biệt là phát triển các làng chăn nuôi tập trung với quy mô lớn đảm bảo các yếu tố vệ sinh môi trường Đồng thời có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp thức ăn cho các trang trại; tạo ra một vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đông lạnh phát triển…
Tại làng Tiêu Hạ có chợ Dằm nổi tiếng từ thời kỳ phong kiến đến giờ Theo tích xưa, Đức Cao Cái Đại vương đã dẫn quân về đất này tổ chức khao quân Nhận thấy đây là nơi có vị trí cực kỳ thuận lợi, dễ dàng cho việc giao thương, buôn bán, Đức Tam vị đã cho lập chợ với tên gọi đầu tiên là chợ Giàm (sau đổi thành chợ Rằm) Chợ ra đời, đã dần tạo thêm chuỗi các chợ như: Chợ An Lão, chợ Đô Hai
và hình thành nên một "tam giác chợ" nổi tiếng là chợ Dằm, chợ Sông và chợ Chủ, thu hút sự giao thương cho vùng Nam Định và Hà Nam Chợ Dằm một tháng có
12 phiên chính nhưng ngày nào cũng có những phiên xép, tấp nập và nhộn nhịp Tuy là chợ quê nhưng giờ cũng đã có những nét gần giống với chợ phố về mặt quy
mô, song có nét đẹp riêng của nông thôn, cả người bán và người mua ngoài việc giao thương, mua bán còn coi là nơi để giao lưu, gặp gỡ, chuyện trò thân mật Cứ thế, chợ Rằm dù qua nhiều biến đổi của thời gian dường như vẫn giữ nguyên cho mình những nét văn hóa đẹp như thế, để mỗi người dân Tiêu Hạ, ai cũng thấy tự hào…
Trang 3221
1.4.4 Những đặc điểm về xã hội:
Tiêu Hạ là một vùng quê nhỏ đang trên đà hội nhập phát triển bắt đầu có dáng dấp của một khu đô thị thu nhỏ, đã có rất nhiều sự thay đổi về cả con người, tri thức, văn hóa, Theo nhịp sống hiện đại thì Tiêu Hạ đã trở thành một điểm sáng lịch sử trong vùng
Làng Tiêu Hạ là một làng có mật độ dân cư đặc biệt đông đúc Trong một quy mô làng nông thôn mà Tiêu Hạ đã có đến hơn 1.100 hộ dân với khoảng 4.000 nhân khẩu, chiếm trên 50% dân số toàn xã (số liệu được Cục thống kê Hà Nam cung cấp) Trước đây, làng phân chia thành 6 xóm và được gọi bằng tên: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Trung, Trực Những cái tên đã nói lên sự kỳ vọng của ông cha ta đối với mảnh đất này, hãy sống cần - kiệm – liêm – chính – trung - trực Và,
họ đã cố gắng sống như chính những cái tên đầy ý nghĩa đó Đến năm 2018, thực hiện chủ trương sáp nhập thôn xóm, 6 xóm trước đây của Tiêu Hạ được chính quyền ghép thành hai đơn vị mới là Tiêu Hạ Bắc và Tiêu Hạ Nam
Người dân nơi đây có những đặc điểm mang đậm nét nông dân Việt Nam, cần cù, chịu thương, chịu khó, Bởi vậy họ luôn muốn giữ lấy những giá trị lịch
sử của mảnh đất này Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, biết bao thế hệ cha ông Bình Lục đã hi sinh, đổ biết bao mồ hôi xương máu mới có thể ngăn chặn được kẻ thù xâm lược đồng thời chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời gian để lập nên những
kỳ tích trong lao động sản xuất, thi cử khoa bảng, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và trong sinh hoạt cộng đồng, góp phần tạo nên những nét riêng về bản sắc văn hóa của mảnh đất, con người nơi đây
1.4.5 Những đặc điểm về văn hóa – giáo dục:
Tại nơi đây đạo Nho đã phát triển tương đối sớm Những tư tưởng của đạo Nho đã một thời trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nên truyền
Trang 3322
thống hiếu học gắn với nghiệp khoa bảng của nhiều thế hệ người Bình Lục từ xưa
đến nay Thời phong kiến trong số 94 vị đỗ đại khoa của tỉnh Hà Nam thì huyện
Bình Lục có 31 vị - nhiều nhất tỉnh, trong đó mở đầu cho truyền thống cử nghiệp
của Hà Nam là Lý Công Bình người Đồn Xá – Bình Lục, đỗ thái học sinh thời Lý,
được vua ban quốc tính, gả công chúa Ông vừa có tài văn thi, lại có tài võ công
Trong các dòng họ có nhiều người đỗ đại khoa là dòng họ Trần ở Phù Tải – An
Đổ (4 đời có 4 vị đỗ Trạng nguyên, Tiến sĩ, tạo sỹ), dòng họ Nguyễn ở Vị Hạ -
Trung Lương (5 đời với 3 vị đỗ Tiến sỹ, Tam Nguyên, Phó Bảng)
Bảng 1.1: Hệ thống trường học các bậc học phổ thông tỉnh Hà Nam
Trang 3423
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, khóa luận đã trình bày một số khái niệm về làng, văn hóa làng, đình, văn hóa đình, nhấn mạnh vào vai trò và chức năng của đình làng Sự tồn tại của đình chính là sự kết tinh của quá trình phát triển của làng, cũng như mỗi người có một mái nhà thì mỗi làng cũng có một mái đình làm nơi che chở, bảo bọc mọi người Đồng thời cũng giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, điều kiện
tự nhiên, đặc điểm về điều kiện kinh tế và văn hóa – giáo dục tại Tiêu Hạ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam Đây sẽ là cơ sở lý luận để tác giả nhận diện, phân tích các giá trị văn hóa và đánh giá thực trạng văn hóa đình làng Tiêu Hạ ở chương 2
Trang 3524
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG TIÊU HẠ, THÔN TIÊU HẠ, XÃ TIÊU ĐỘNG, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM 2.1 Những giá trị văn hóa của Đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
2.1.1 Giá trị lịch sử của Đình Làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ, xã Tiêu
Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
* Lịch sử hình thành:
Đình làng Tiêu Hạ cũng mang những nét giá trị lịch sử riêng biệt của vùng đất thôn Tiêu Hạ xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, Hà Nam Thuyết xưa tương truyền về vùng đất nơi đây được khai khẩn bởi 6 dòng họ là Nguyễn, Đinh, Vũ,
Đỗ, Đào, Trần Sau đó dựng nên ngôi đền ở nơi đây để thờ phụng các vị thần, các
vị tướng có công công dựng làng Chính niềm tin đó, họ xây dựng mái đình với mong muốn là được sự che chở của, âm phù để người dân nơi đây được sống ấm
no
Đằng sau mái đình là những câu chuyện thần tích, những câu chuyện lịch sử còn được lưu truyền và ghi chép lại trên những di tích hiện còn lưu lại tại ngôi đền
* Thần tích được lưu truyền tại đình:
Thời vua Hùng Duệ Vương ở vùng Cao Bằng có người họ Câu tên Cáo, vợ
là Trương Thị Vy Gia đình ông sống hòa hợp nhân hậu, là hào trưởng một vùng rất được kính nể Có một người con tên là Câu Mương, năm 10 tuổi cha mẹ đều
đã mất vì vậy sau 3 năm để tang ông đã lên đường lo nghiệp lớn Trên đường đi ông đã kết bạn với Tạ Đông và tạ Đạo ở Lương Giang, phú Thiệu Thiên, châu Ái kết thành huynh đệ Có lần 3 ông về Tiêu Trang huyện Bình Lục nay là xã Tiêu
Trang 3625
Động , các ông còn giao du với Tản viên, Cao sơn, Quý Minh và gặp các bậc hào kiệt bốn phương thường lui tới núi Tản để lo bàn việc đại sự mai sau cho đất nước Hồi đó Hùng Duệ Vương có hai người con gái, 1 là Tiên Dung gả cho Chử Đồng Tử, 2 là công chúa Ngọc Hoa gả cho Tản Viên Sơn Thánh Người con rể thứ 2 được Hùng Duệ Vương yêu thích và có ý nhường ngôi nhưng ông lại chối
từ Do có quen biết và cùng chí hướng cũng như nhìn rõ được khả năng của Câu Mang, Tạ Đông, Tạ Đạo nên Tản Viên Sơn Thánh đã tâu vua cho ba ông làm tướng để cùng nhau phò vua giúp nước Sau một thời gian giúp vu lo trị quốc yên dân, ba ông dã lập công lớn nên được triều đình ban thưởng hậu hĩnh
Một thời gian sau Thục chúa biết tin vua Hùng Duệ Vương tuổi thọ đã cao lại không có con trai nối dõi bè đem quân chia làm năm đạo thủy, lục đánh chiếm các châu phía nam nước ta Nhận được tin báo vua giao cho Tản Viên Sơn Thánh dẫn binh đi dẹp loạn và ba người Câu Mương, Tạ Đông, Tạ Đạo chuẩn bị binh mã phố hợp đánh giặc
Trên đường đi đánh dẹp loạn, Câu Mương đã đóng quân tại khu bãi sông Tiêu Trang huyện Bình Lục, đạo Sơn Nam Tại đây quan quân được các bô lão và nhân dân tiếp đón, sáu họ trong làng là Đỗ, Nguyễn, Vũ, Đào, Đinh, Trần đã cử mỗi họ
6 tráng đinh theo Câu Mương, Tạ Đông, Tạ Đạo đi đánh giặc Sau khi chỉnh đốn lực lượng 3 ông đã đem quân đến đất Quỳnh nhai hợp sức với quân Tản Viên Sơn Thánh và đánh tan giặc Thục
Đất nước thái bình, 3 ông về lại Tiêu Trang nơi trước đây đóng quân và nhận được sự đón tiếp của nhân dân, mở tiệc khoản đãi mọi người Lại cho dân tiền bạc
để trợ cấp nghèo đói, cũng như mương đường, bắc cầu , tạo thuận lợi cho việc đi
Trang 37Ngày 15 tháng 7 năm Giáp Thìn (257 TCN) Tạ Đông, Tạ Đạo không bệnh
mà mất nhân dân Tiêu Trang vô cùng thương tiếc, lập đền thờ phụng tưởng nhớ công ơn, ít tháng sau, vào ngày 6 tháng 11 Câu Mang cũng bỗng dưng qua đời, nhân dân địa phương lại lập miếu thờ tự, bốn mùa phụng sự
Xét đến công lao của các ông, triều đình phong tặng Câu Mang là Phổ Tế đại vương, Tạ Đông là Đông Mộc Uy Nghiêm đại vương và Tạ Đạo là Quảng Đạo Dực Tấn đại vương Sau này đình làng đưa về thờ chung ba ông cùng với “Lục tộc” tức sáu họ có công lập làng, xây dựng quê hương
Đình làng Tiêu Hạ hiện nay còn lưu giữ 11 đạo sắc phong (BQL di tích cung cấp):
1: Phong cho Câu Mang trung đẳng thần – Thiệu Trị thứ 6 (1840)
2: Phong cho Câu Mang trung đẳng thần – Tự Đức (1880)
3: Phong cho Câu Mang thượng đẳng thần – Tự Đức (1880)
4: Phong cho Câu Mang trung đẳng thần – Đông Khánh (1887)
5: Phong cho Câu Mang thượng đẳng thần – Thành Thái (1888)
Trang 3827
6: Phong cho Câu Mang thượng đẳng thần – Duy Tân (1909)
7: Phong cho Câu Mang thượng đẳng thần – Khải Định (1924)
8: Phong cho Phổ Hộ Tôn thần – Thành Thái (1889)
9: Phong cho Phổ Hộ Tôn thần – Khải Định (1824)
10: Phong cho Cảm Ứng Tôn thần - Thành Thái (1889)
11: Phong cho Cảm Ứng Tôn thần – Khải Định (1824)
Từ những năm 1936 đồng chí Phạm Sĩ Phú tức Trần Tử Bình là người đã từ vùng quê công giáo toàn tòng là thôn Tiêu Thượng đi làm cách mạng, ông đã lấy ngôi đình Tiêu Hạ làm cơ sở để hội họp của xứ ủy Bắc Kỳ Từ đó Đình Tiêu Hạ
đã xây bể hai đáy ở phía bắc đình làm hầm bí mật cất giấu tài liệu cách mạng Lá
cờ Đảng treo trên cây gạo chợ Dằm ngày 1 tháng 5 năm 1941 cũng là lá cờ cất dấu tại đình Tiêu hạ
Đình làng Tiêu Hạ là nơi trú chân của đồng chí Bình và đồng chí Hưng Đây còn là nơi truyền đạt nhiệm vụ của tổ chức Việt Minh trước năm 1945 Chuẩn bị
Trang 3928
cho sự kiện cướp chính quyền năm 1945, đình Tiêu Hạ là nơi hội họp của lực lượng tuyên truyền vũ trang địa phương, nơi luyện tập quân sự góp phần vào thắng lợi giành chính quyền về tay nhân dân
Ngày tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 nơi đây đã hội tụ đông đảo quần chúng cách mạng với gậy, gộc, giáo mác, cờ đỏ sao vàng để cướp chính quyền ở huyện lỵ Bình Lục và tỉnh Hà Nam Đình Tiêu Hạ cũng là nơi được tổ chức hội làng, dâng hương, diễu hành thị uy để chào mừng chính quyền lâm thời cấp xã ra đời
2.1.2 Giá trị nghệ thuật kiến trúc của Đình làng Tiêu Hạ, thôn Tiêu Hạ,
xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
Đình Tiêu Hạ được xây dựng ở vị trí đầu làng nằm trên khu đất biệt lập, xa làng xóm, có không gian thoáng đãng, tuân theo nguyên tắc địa lý phong thủy, phía trước nhìn ra hồ nước theo nguyên tắc “Tụ thủy”
Bố cục mặt bằng tổng thể [Hình 1, tr72]: Vị trí đình được đặt ở cổng làng là một công trình độc lập là cầu nối giữa ngõ, thôn Đình làng Tiêu Hạ gồm 3 tòa chính, làm theo kiểu tiền chữ nhất (一), hậu chữ đinh (丁) Công trình này được xây dựng lại vào năm Kỷ Mùi thời Nguyễn (1859), ngoài 3 tòa chính ra thì ình còn có nhà đón khách, hệ thống tường hoa, bình phong mặt tiền, sân trước, sân sau, hồ nước Được xây dựng trên một thế đất cao đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi, vút lên là cây đa nghiêng ngả cùng đất trời Các cây cổ được trồng phía sau
và hai bên đình, bao bọc lấy cả kiến trúc ngôi đình tạo nên nền cảnh của cảnh quan đình làng, đồng thời cây cối tạo bóng mát cho sân đình và điều hòa khí hậu Móng đình được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch Cột đình bằng gỗ lim, gỗ quý hiếm ở miền Tây Nam bộ, đường kính 40cm, mái lợp ngói vảy cá
Trang 40Mái của tòa Đại đình lợp ngói ta, chính giữa bờ nóc đắp hình tượng [Hình 2,
tr72]: “lưỡng long chầu nhật” (đôi rồng chầu mặt trời).Nền của tòa Đại đình được lát gạch bát kích thước 30cm x 30cm và được dựng trên nền cao là 50cm so với mặt sân, xung quanh được bó vỉa bằng đá xanh Đại đình gồm 5 gian dài 13,50m, rộng 6,50m thiết kế lối thượng giường hạ mê, theo phong cách cổ truyền dân tộc Công trình này đến năm Ất Sửu (1865) đã được tu sửa và những năm gần đây cũng ban bảo vệ di tích tiếp tục sửa sang để đảm bảo tuổi thọ cho công trình Là nơi hành lễ sinh hoạt công cộng, hành chính nên cần không gian thoáng mát và diện tích lớn, tranh trọng, bề thế Đại đình ban đầu có dạng chữ Nhất, phí sau lui về hậu cung tạo thành hình chữ Đinh Kết cấu các bộ vì nóc tòa Đại đình được dựng trên câu đầu dạng vì kèo cột trụ thang vuông Đây là sản phẩm của lần tu bổ dưới thời Nguyễn Hiện tượng này tạo cho kiến trúc có phần vững chãi hơn, bởi kèo và cột trụ được đóng bén ăn mộng với nhau Phần vì nóc tạo dạng tam giác cân đứng toàn
bộ và tải lực trên một câu đầu lớn Phần trụ giữa đỡ lấy xà nóc thông qua một đấu hình thuyền [Hình 3, tr73]
Hậu cung là nơi thờ Thành Hoàng làng, giữ các vật thiêng, không gian không lớn lắm nhưng kín đáo, trang nghiêm, thường không cho mọi người vào, lùi ra sau đại đình tạo thành chữ đinh Hậu cung gỗ dựng trên sàn cao được lọt trong một Hậu cung bao ngoài liên quan chặt chẽ với tổng thể kiến trúc của tòa Đại đình