1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tìm hiểu về văn hóa triều nguyễn

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, khoa học kỹ thuật giai cấp tư sản ở cáccường quốc phương Tây có thể tiến xa hơn trong hành trình tìm kiếm và khám phá ranhững vùng đất xa xôi mà trư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: “TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN”

GIẢNG VIÊN: ThS BÙI THỊ QUỲNH TRANGNHÓM THỰC HIỆN: NHÓM K57F1

LỚP HỌC PHẦN: 2179ENTI0111

HÀ NỘI

THÁNG 11 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945)2

CHƯƠNG III: NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG NỔI BẬT CỦA VĂN HÓA TRIỀU

Trang 3

CHƯƠNG I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1945)1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực

Vào thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã giành thắng lợi và trở thành hệ thống trênphạm vi toàn thế giới Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị – có quyền lực vô hạnvề kinh tế Do những tiến bộ vượt bậc về kinh tế, khoa học kỹ thuật giai cấp tư sản ở cáccường quốc phương Tây có thể tiến xa hơn trong hành trình tìm kiếm và khám phá ranhững vùng đất xa xôi mà trước đây họ không thể đặt chân tới Mặt khác, do sự phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế đòi hỏi thị trường rộng lớn hơn, giai cấp tư sản đã lợi dụng sựphát triển địa lý, những tiến bộ về khoa học – kỹ thuật để chinh phục những vùng đất xaxôi, giàu có nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mình Và việc đẩy mạnh xâm chiếm thuộcđịa, mở rộng thị trường là một điều tất yếu nằm trong sự phát triển mạnh mẽ của chủnghĩa đế quốc.

Trang 4

Một trong những nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm và xâm lượcthuộc địa của chủ nghĩa thực dân là sự tiến bộ của ngành giao thông vận tải Năm 1830trên thế giới có không quá 332km đường sắt nhưng đến năm 1870 đã có trên 200000km.Năm 1807 chiếc tàu thủy đầu tiên trên thế giới xuất hiện Cùng với đó đường hàng khôngcũng có những thành tựu đáng kể Ngành viễn thông phát triển tạo điều kiện thuận lợigiúp tăng cường sự hiểu biết của các nước phương Tây về những vùng đất mới Trên cơsở các điều kiện thuận lợi đó, các nước phương Tây đã đẩy mạnh việc mở rộng thuộc địa,xâm nhập và nô dịch các quốc gia khác để biến các quốc gia đó thành thuộc địa chomình.

Trong trào lưu mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân từ Tây sang Đông, các nước châuÁ lúc này đang chìm trong quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, không muốn mở cửabang giao với phương Tây Tuy nhiên chính sách “bế quan tỏa cảng” từ chối thôngthương và cấm đạo không làm các nước châu Âu từ bỏ tham vọng thâm nhập vào nhữngvùng đất đông dân, giàu có này Trong cuộc chiến này không ít các quốc gia trong khuvực kể cả quốc gia lớn mạnh có nền văn hóa lớn như Ấn Độ, Trung Hoa, đã lần lượtgánh chịu thất bại, trở thành thuộc địa của các nước đế quốc với các chừng mực khácnhau.

Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm,Việt Nam, đều từ chối thông thương với bênngoài Tại Trung Quốc, chính sách này được tăng cường từ giữa đời Thanh Cuối thế kỉXVIII đến đầu thế kỉ XIX nhà Thanh chỉ mở một cửa biển Quảng Châu để thông thươngvới nước ngoài trong khi đó các nước phương Tây mở rộng bành trướng thuộc địa và“chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không thường xuyên mở rộng phạm vi ảnhhưởng của nó, không khai thác những xứ sở mới và không lôi cuốn các xứ sở cũ khôngphải là tư bản chủ nghĩa và cơn lốc kinh tế thế giới.”

Các nước tư bản phương Tây đã đưa ra nhiều lý do để biện minh cho việc đi tìmvà xâm chiếm thuộc địa của mình Chính sách bành trướng thuộc địa là động cơ chung lôi

Trang 5

cuốn các quốc gia phương Tây bất chấp mọi luật lệ, quyền lợi của các dân tộc phươngĐông để xâm nhập vào vùng đất giàu có đó – nơi có ý nghĩa đặc biệt, là nguồn cunglương thực, nguyên liệu, nhiên liệu, nhân công, nơi tiêu thụ hàng hóa của chính quốc vàđem lại nguồn lợi nhuận kếch xù Chính sự giàu có của vùng đất này cùng với nhu cầuthuộc địa gia tăng đã làm các nước phương Tây tìm mọi cách để mở cửa thị trường châuÁ trong khi xã hội châu Á vẫn tiếp tục giấc mộng “bế quan tỏa cảng” cố thủ trong mộtđường lối đối ngoại tự cô lập Và các nước phương Tây đã lợi dụng sự lạc hậu, yếu kémvề kinh tế, chính trị xã hội của các quốc gia này, dùng sức mạnh quân sự buộc các nướcmở cửa, tiến tới xâm lược.

Khu vực Đông Nam Á, một khu vực lịch sử, địa lý quan trọng, từ thế kỉ XVI đếnđầu thế kỉ XIX cũng bắt đầu suy thoái Đối mặt với văn minh phương Tây và nguy cơxâm nhập từ tư bản nước ngoài giai cấp phong kiến cầm quyền ở các quốc gia này tỏ ralúng túng, bế tắc Và trong thế kỉ XIX, Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của của chủnghĩa thực dân phương Tây trừ Thái Lan.

1.2 Bối cảnh trong nước

Trước khi Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, đất nước ta chia thành hai miền Nam- Bắcgọi là Đàng Trong và Đàng Ngoài Ở Đàng Ngoài có vua Lê chúa Trịnh thống lĩnh, ởĐàng Trong có chúa Nguyễn cai trị.

Cuộc đấu tranh bắt đầu khi khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyênnăm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫnchúa Trịnh Cả gia tộc chúa Nguyễn phải bỏ mạng, duy chỉ có một người hậu duệ mới 15tuổi sống sót, chạy ra đảo Thổ Chu năm 1777 Đó chính là Nguyễn Phúc Ánh.

Trang 6

Nguyễn Ánh nhiều lần tập hợp lực lượng quân Tây Sơn nhưng đều thất bại Năm1792, vua Quang Trung đột nhiên băng hà Quang Toản nhỏ dại lên nối ngôi Lợi dụngthời cơ đó, Nguyễn Ánh đã kết hợp với các sĩ phu Bắc Hà, cựu thần nhà Lê là Lê Tôn LêDuy Cận tấn công Tây Sơn lần nữa Tuy lần tấn công này thất bại nhưng cũng làm chonghĩa quân Tây Sơn bị suy yếu, triều chính Tây Sơn bị nhũng loạn bởi bàn tay Thái sưBùi Đắc Tuyên, nội bộ Tây Sơn cũng rơi vào lục đục.

Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần Lợi dụng thờicơ đó, Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn Năm 1802, triều TâySơn bị lật đổ Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở PhúXuân ( Huế) Kể từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua Gia Long,Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.

Đây là một bối cảnh rất đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều những biến cốtrong khoảng thời gian tồn tại Nguyễn Ánh sau khi chạy trốn trong cuộc chiến Trịnh -Nguyễn phân tranh đã nằm gai nếm mật trong vòng 25 năm nuôi chí lớn trả thù quân TâySơn, đánh bại nghĩa quân Tây Sơn.

Ở Việt Nam, nhà nước phong kiến triều Nguyễn đã ra đời Đây chính là vươngtriều cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế của Việt Nam Kết thúc ở đời vua BảoĐại năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám thành công.

Trang 7

Ra đời trong bối cảnh đặc biệt, nhà Nguyễn đã trải qua rất nhiều biến cố trongkhoảng thời gian tồn tại, mang nhiều thị phi như cầu viện ngoại bang, làm mất nước vàotay Pháp quốc và cũng có nhiều công lao trong việc thống nhất đất nước mở mang lãnhthổ, phát triển kinh tế.

13 vị vua triều Nguyễn

- Vua Gia Long (1802 – 1819)- Vua Minh Mạng (1820 – 1840)- Vua Thiệu Trị (1841 – 1847)- Vua Tự Đức (1848 – 1883)- Vua Dục Đức (1883, 3 ngày)- Vua Hiệp Hòa (1883, 4 tháng)- Vua Kiến Phúc (1883 – 1884)- Vua Hàm Nghi (1884 – 1885)- Vua Đồng Khánh (1886 – 1888)- Vua Thành Thái (1889 – 1907)- Vua Duy Tân (1907 – 1916)- Vua Khải Định (1916 – 1925)- Vua Bảo Đại (1926 – 1945)

Trang 8

CHƯƠNG II: VĂN HÓA TRIỀU NGUYỄN2.1 Tổ chức chính trị

2.1.1 Chính quyền Trung ương.

Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê

Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trựcdoanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cảnước, mỗi thành có một tổng trấn trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là Bắc Thành, từBình Thuận trở vào Nam là Gia Định Thành Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếptừ Thanh Hóa đến Bình Thuận Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền Đó là giảipháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.

Năm 1831 – 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cảnước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên Đứng đầu là tổng đốc, tuần phủ hoạt động theosự điều hành của triều đình Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học,phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quảnlý của một tỉnh Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay Vì vậy cải cách của MinhMạng được đánh giá rất cao.

Trang 9

văn, võ Quan lại đứng đầu triều đình thuộc hàm Nhất phẩm, là các Đại học sĩ và Đôthống phủ đô thống Đứng đầu các Bộ (Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình, Công, và Học, sau này)là quan Thượng thư (hàm Nhị phẩm) Đứng đầu các vùng hành chính cũng là một chứcquan hàm nhị phẩm là Tổng đốc (phụ trách hai hay ba tỉnh thành).

Lương bổng của các quan tương đối ít nhưng quan lại được hưởng nhiều quyềnlợi, cha họ được khỏi đi lính, làm sưu và miễn thuế tùy theo quan văn hay võ, hàm caohay thấp Ngoài ra con cái các quan còn được hưởng lệ tập ấm.

Nhìn chung bộ máy quan lại triều Nguyễn không cồng kềnh, nhưng tham nhũngvẫn là một trong những vấn đề lớn trong hàng ngũ quan lại Để hạn chế tệ tham nhũng,nhà Nguyễn đặc biệt quan tâm đến chế độ lương bổng đảm bảo cuộc sống ổn định, khágiả cho đội ngũ quan lại Đồng thời, trong bộ luật triều Nguyễn có những hình phạt rấtnghiêm khắc đối với tội này.

Mặc dù triều Nguyễn đã có nhiều cố gắng rất lớn, tệ tham nhũng là một vấn đề lớncủa triều đại nhà Nguyễn Nhiều bằng chứng vào thời đó cho thấy những sự hà lầm củaquan lại như tiếm nghịch, biển thủ của công và ăn hối lộ không phải là hiếm Nguyênnhân của việc này nằm ở chỗ hệ thống hành chính thiếu sự kiểm tra và điều khiển Quyềnlực tuyệt đối của vị Hoàng đế đặt lên trên các thần dân đã thành nguyên tắc, đưa dânchúng vào khuôn phép, phải tuân lệnh từ bên trên Các quan chức triều đình không aigiám sát các quan ngoài Hoàng đế trong khi vị vua này không thể đủ sức lo xuể tất cảmọi vấn đề Nhà vua là cơ quan chủ động của guồng máy hành chính tập trung nhưng lạikhông đủ khả năng để điều hành toàn bộ guồng máy này.

2.1.3 Quân đội

Nghĩa vụ binh dịch với nhà nước cũng tác động không nhỏ đến đời sống của phầnlớn nông dân Quân đội thời Nguyễn thường xuyên được duy trì với số lượng lớn nhưngtrang bị thô sơ Nhà nước buộc các làng xã phải chia sẻ trách nhiệm trong việc cung ứng

Trang 10

một số trang bị cho quân đội mà gánh nặng cuối cùng lại chính những người nông dânphải chịu.

2.1.4 Luật pháp

Lúc đầu, nhà Nguyễn chưa có một bộ luật rõ ràng, chi tiết Vua Gia Long chỉ mớilệnh cho các quan tham khảo bộ luật Hồng Đức để rồi từ đó tạm đặt ra 15 điều luật quantrọng nhất Năm 1811, theo lệnh của Gia Long, tổng trấn Bắc Thành là Nguyễn VănThành đã chủ trì biên soạn một bộ luật mới và đến năm 1815 thì nó đã được vua GiaLong ban hành với tên Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long Bộ luật Gia Longgồm 398 điều chia làm 7 chương và chép trong một bộ sách gồm 22 cuốn, được in phát rakhắp mọi nơi Theo lời tựa, bộ luật ấy hình thành do tham khảo luật Hồng Đức và luậtnhà Thanh, nhưng kỳ thực là chép lại gần như nguyên vẹn luật của nhà Thanh và chỉ thayđổi ít nhiều Chương "Hình luật" chiếm tỉ lệ lớn, đến 166 điều trong khi những chươngkhác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều còn "Công luật" chỉ có 10 điều Trong bộ luật có mộtsố điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về các tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn,

Trang 11

yêu thư" Tuy nhiên, bộ luật cũng đề cao việc chống tham nhũng và đặt ra nhiều điều luậtnghiêm khắc để trừng trị tham quan Tất nhiên, đến các đời vua sau Gia Long, bộ luật nàycũng được chỉnh sửa và cải tiến nhiều, nhất là dưới thời Minh Mạng.

2.2 Kinh tế

2.2.1 Nông nghiệp

Sau chiến tranh nông nghiệp nước ta bị sa sút nghiêm trọng Các vua Nguyễn rấtchú ý đến việc khai hoang Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền được thành lập ởcác tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Năm 1803, Vua Nguyễn Ánh ra lệnh đo đạc lại ruộng đất lập Địa bạ để giải quyếtnhững khó khăn về tình hình ruộng đất Thế nhưng, hàng loạt nông dân vẫn khôngcó đất để cày cấy.

- Năm 1804, nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất côngít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng khônglớn.

Trang 12

- Năm 1828, Doanh Điền, một hình thức khai hoang mới mà nhà nước và nhân dâncùng kết hợp được ra đời nhờ đó diện tích ruộng đất được tăng đáng kể.

Thủy lợi: Hàng năm các vua Nguyễn đều cấp kinh phí cho việc sửa đắp đê điều,đào kênh Thế nhưng từ 1802-1858 Cả nước phải chịu 38 lần mưa bão, 16 lần đê vỡ, lụtlội vẫn liên tiếp xảy ra Dẫu vậy người dân vẫn tạo ra được những giống lúa mới và cácloại cây lương thực như khoai, ngô, đậu,

Nhà nước đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là nhữngbiện pháp truyền thống không có hiệu quả.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nôngnghiệp thuần phong kiến và lạc hậu.

2.2.2 Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp Nhà nước thời Nguyễn chế tạo tất cả những đồ dùng cho hoànggia, tham gia đóng thuyền cho quân đội, đúc vũ khí, đúc tiền, Chính vì vậy, nhà Nguyễncũng tập trung xây dựng hệ thống các xưởng thủ công Nhà nước, nhất là ở kinh đô và cácvùng phụ cận.

Giai đoạn này, thủ công nghiệp phát triển mạnh và có nhiều thành tựu lớn.Đặc biệtphải kể đến là việc đóng thành công chiếc tàu chạy bằng máy bơm nước theo kiểuphương Tây Ngoài ra họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vàothời đó, ví dụ các máy cưa xẻ gỗ, máy tưới ruộng, và cả máy hơi nước.

Nhà Nguyễn cũng tập trung tham gia quản lý khai mỏ Tuy nhiên, phương thứckhai mỏ thời bấy giờ vẫn còn lạc hậu, kém phát triển so với thế giới Các mỏ hoạt độngthất thường và sa sút dần.

2.2.3 Thương mại- Nội thương:

Đường Thiên Lý nối liền Bắc Nam và các tỉnh được sửa đắp, nhiều kênh sôngđược khai đào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các vùng Buôn

Trang 13

bán trong nước phát triển chậm chạp, mang tính địa phương do chính sách thuế khóaphức tạp Ngoài buôn bán nhỏ ở các chợ, buôn bằng thuyền ngày càng phát triển.

Nhà nước nắm độc quyền buôn bán với các nước Thuyền bè các nước láng giềngchỉ được vào một số cảng ở Gia Định Thuyền buôn các nước Anh, Pháp chỉ được ra vàocảng Đà Nẵng.

Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà tàn lụi dần, Thăng Long còn các phốphường nhưng buôn bán xút kém.

- Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng như

Trung quốc, Xiêm, Mã Lai Dè dặt với phương Tây, các tàu thuyền phương Tây chỉ đượcra vào ở cảng Đà Nẵng.

Trang 14

2.3 Xã hội

2.3.1 Chính sách đối nội- Thuế khóa, lao dịch:

Năm 1803, Gia Long chính thức ban hành biểu thuế ruộng đất công tư trên toànquốc và chia thành bốn khu vực đánh thuế: khu vực I gồm các ngoại trấn Bắc Thành, khuvực II gồm Nghệ An, Thanh Hoá và các nội trấn Bắc Thành; khu vực III từ Quảng Bìnhđến Diên Khánh; khu vực IV từ Bình Thuận vào Nam Lệ thuế này được thi hành cho đếncuối đời Minh Mạng.

Năm 1836, sau khi đo đạc ruộng đất ở Nam Kỳ, tổ thuế ở đây được quy định lại,đồng thời, mức tỏ thuế ruộng đất các tỉnh vùng núi phía Bắc nâng lên ngang bằng với cáctỉnh đồng bằng Biểu thuế thời Minh Mạng vì thế chỉ còn lại ba khu vực: khu vực I gồmcác tỉnh từ Nghệ An ra Bắc; khu vực II gồm các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà vàkhu vực III gồm các tỉnh từ Bình Thuận vào Nam.

Thuế thân trở thành một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bản cùngcủa một bộ phận đông đảo nhân dân, của hiện tượng dân xiêu tần và khởi nghĩa nông dânphát triển rộng khắp ở nửa đầu thế kỷ XIX.

- Chính sách quản lý

Làng xã Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XIX, về mặt thiết chế quản lý, vẫn bao gồmhai bộ phận: bộ phận hành chính nhà nước và bộ phận tự trị làng xã Nhà Nguyễn gia cốbộ máy quản lý hành chính trong các làng xã để tăng cường khả năng kiểm soát của nhànước nhưng gần như đã bị tầng lớp hào cường thông qua thiết chế tự trị vô hiệu hoá Hàocường vừa nắm thiết chế tự trị vừa khống chế bộ máy hành chính để một mặt nhân danhnhà nước bóp nặn nông dân, một mặt nhân danh làng xã hạn chế khả năng kiểm soát củanhà nước Nhà Nguyễn đã không thành công trong quản lý làng xã.

Ngày đăng: 16/06/2024, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN