Một trong những vấn đề quản lý thực tế và có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp đó là cách thức ra quyết định về sản lượng và giá cả của công ty trên các thị trường khác
CƠ SỞ LÝ LUẬN
Một số khái niệm cơ bản
Thị trường: Là tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, các nguồn lực được sử dụng cho sản xuất Bên cạnh đó, khái niệm thị trường là một khái niệm khá rộng, đặc biệt là khi những tiến bộ về công nghệ tạo ra những phương pháp mới giúp đưa người bán và người mua đến với nhau Thị trường là sự sắp xếp giúp giảm chi phí cho các giao dịch [3]
Sản lượng: Là mức độ hoàn thành hoặc số lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp trong một khoảng thời gian nhất định Nó là kết quả của quá trình sản xuất hoặc cung cấp và có thể được đo bằng nhiều đơn vị khác nhau tùy thuộc vào ngành công nghiệp và loại sản phẩm [11]
Giá cả: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó Về nghĩa rộng giá cả là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị Giá cả có thể được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm:
• Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao
• Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua ở một mức giá nhất định Nhu cầu của thị trường càng cao thì giá cả càng cao
• Sự cạnh tranh trên thị trường: Sự cạnh tranh trên thị trường sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp phải cạnh tranh về giá cả để thu hút khách hàng [2]
Cách thức ra quyết định về sản lượng là quá trình quyết định về mức độ sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể [6]
Cách thức ra quyết định về giá cả là quá trình quyết định về mức độ giá bán của một sản phẩm hoặc dịch vụ [6].
Đặc điểm của các phương pháp
Trên thực tế, khi phân tích thị trường của một loại hàng hóa, dịch vụ sẽ thấy tồn tại những tập khách hàng khác nhau có những nhu cầu khác nhau và sẵn sàng trả các mức giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm Lợi dụng điểm khác biệt này, các hãng sẽ thực hiện phương pháp phân biệt giá cho các tập khách hàng khác nhau nhằm chiếm đoạt thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng phục vụ mục đích tăng lợi nhuận cho hãng Phân biệt giá có nghĩa là hãng sẽ sử dụng các mức giá khác nhau cho các nhóm người tiêu dùng khác nhau cho cùng một loại sản phẩm Ví dụ, phân biệt giá có thể xảy ra khi
3 một hãng tính giá khác nhau cho thị trường nội địa hoặc nước ngoài, khi một rạp chiếu phim tính giá cho người lớn cao hơn so với tính giá cho trẻ em, các hãng máy bay tính giá khác nhau cho khách hàng hạng thương gia và hạng phổ thông, bán giá iphone của đợt phát hành trước cao hơn so với đợt phát hành sau…
• Điều kiện để hãng phân biệt giá Để hãng có thể phân biệt giá, cần có những điều kiện cụ thể Đầu tiên, hãng thật sự phải có sức mạnh thị trường Điều này có nghĩa, các hãng độc quyền thuần túy, độc quyền nhóm hay cạnh tranh độc quyền đều có khả năng thực hiện chiến lược phân biệt giá Thứ hai, hàm cầu của từng người tiêu dùng hoặc nhóm người tiêu dùng phải có độ co dãn của cầu theo giá khác nhau Thứ ba, các thị trường khác nhau được giả định là riêng rẽ, không liên quan Hãng có khả năng nhận biết các cá nhân hoặc nhóm các người tiêu dùng và có thể chia họ thành các tiểu thị trường một cách hiệu quả Cuối cùng, những người mua được giả định không có khả năng bán lại sản phẩm cho các nhóm khách hàng khác Nếu điều kiện này bị vi phạm thì hãng không thể tách thành các thị trường nhỏ lẻ được
Có 3 hình thức phân biệt giá Tuy nhiên, hình thức phân biệt giá cấp 3 là hình thức phổ biến nhất được các hãng thường xuyên áp dụng trên thực tế nhằm đạt được mục tiêu tối đa hóa doanh thu hoặc tối đa hóa lợi nhuận của hãng khi phân bố doanh số giữa các thị trường khác nhau
Trước hết, cần phân biệt rõ mục đích của phương pháp chia lẻ thị trường cho các tập khách hàng khác nhau nhằm hai mục tiêu rõ rệt, dẫn đến cách thức thực hiện nó cũng rất khác nhau:
(1) Mục tiêu tối đa hóa doanh thu;
(2) Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
• Nguyên tắc tối đa lợi nhuận
Giả sử nhà quản lý phân biệt giả tối đa hoá lợi nhuận tại mức sản lượng mà doanh thu cận biên tại mỗi thị trưởng bằng với chi phí cận biên Mức giá tại mỗi thị trường được xác định bằng hàm cầu của thị trường đó
Giả sử hãng bán sản phẩm tại hai thị trường Hàm cầu trên các thị trường là:
P₁ = f(Q₁) và P₂ = f(Q₂) Chi phí là một hàm của tổng sản lượng:
Hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận: π = P₁(Q₁)Q₁ + P₂(Q₂) Q₂ - C(QT) tương ứng với các mức sản lượng được bán trên 2 thị trường
Xét đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận ở trên để tìm điểm tối đa hóa lợi nhuận ta được:
Như vậy, tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi doanh thu cận biên trong hai thị trường phải bằng chi phí cận biên Giải phương trình ta thu được 𝑄1* và 𝑄2* là mức sản lượng bán trên mỗi thị trường đảm bảo hãng sẽ tối đa hoá lợi nhuận và các mức giá P1* và P2* theo đó cũng được xác định thông qua phương trình đường cầu
Từ việc phân tích tình huống trên, ta tổng quát hoá nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trên hai thị trường như sau: Khi một nhà quản lý muốn tối đa hóa tổng doanh thu từ việc bán một số lượng sản phẩm tại 2 thị trường riêng rẽ thì cần phải phân bố việc bán giữa 2 thị trường sao cho 𝑀𝑅1 = 𝑀𝑅2 và bán được tất cả sản lượng thỏa mãn điều kiện:
Lý do 𝑀𝑅1 = 𝑀𝑅2 là vì: Nếu hãng phân bổ 𝑀𝑅1>𝑀𝑅2 thì cùng sản phẩm đó nếu bán trên thị trường I lại thu được doanh thu lớn hơn so với bán trên thị trường II, từ đó hãng sẽ có xu hướng tăng sản lượng bán trên thị trường I và giảm sản lượng bán trên thị trường II, quá trình đó khiến lợi nhuận của hãng tiếp tục tăng tăng lên và như thế thì lợi nhuận của hãng chưa phải là lớn nhất Ngược lại, nếu hãng phân bổ 𝑀𝑅1 |E2| thì
1.3.2 Tối đa hóa lợi nhuận với phân biệt giá
Nếu thị trường tổng của hãng có thể chia thành các thị trường khác nhau theo các mức co dãn của cầu theo giá khác nhau thì hãng có thể thực hiện phân biệt giá hiệu quả Tổng sản lượng được xác định bằng cách cân bằng giữa chi phí cận biên và tổng doanh thu cận biên Sản lượng được phân bố giữa các thị trường để cân bằng doanh thu cận biên tại mỗi tiểu thị trường để cân bằng doanh thu cận biên tại mỗi tiểu thị trường với tổng doanh thu cận biên tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận Với hai thị trường, nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận cho hãng phân biệt giá là:
Gía tại mỗi tiểu thị trường được xác định từ đường cầu của từng thị trường đó
Trên thực tế có rất nhiều ví dụ về phân biệt giá Phim, xiếc, show âm nhạc và những loại hình giải trí tương tự thường được phân biệt giá theo tuổi hoặc thứ tự của suất chiếu Thông thường, những người trẻ tuổi hoặc người già (người có thu nhập thấp) sẽ phải trả những mức giá thấp hơn Trong trường hợp này những người trẻ tuổi hoặc người già có cầu nhạy cảm hơn đối với vé xem bởi sự sẵn có của những loại hình giải trí thay thế khác và sự sẵn sàng chi trả so với thu nhập của họ Một ví dụ khác là dịch vụ vận chuyển bằng máy bay hay tàu thủy, tàu hỏa, các hãng này thường phân biệt giá giữa khách thương gia và phổ thông Các nhà sản xuất và bán những sản phẩm lâu bền, như ô tô và thiết bị lớn, cũng thường thực hiện phân biệt giá Các loại xe ô tô có các điểm giống nhau như có cùng loại cửa sổ hoặc cùng mức giá (gồm cả chi phí vận
7 chuyển) Nhưng khi phân phối về các đại lý thì các đại lý thường giảm giá cho nhiều mẫu Ngoại trừ các sản phẩm bán rất chạy, người mua hiếm khi trả mức giá được niêm yết Tuy nhiên, mọi người không trả cùng mức giá cho cùng loại ô tô Để thực hiện tối đa hóa lợi nhuận với nhiều thị trường, nhà quản lý phải dự đoán hàm cầu và doanh thu cận biên cho mỗi thị trường Tiếp theo, họ sẽ tính hàm tổng doanh thu cận biên, tổng sản lượng sẽ là mức tại đó tổng doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên Sau đó, sản lượng này sẽ được phân bố cho các thị trường khác nhau để các doanh thu cận biên đều bằng tổng doanh thu cận biên tại sản lượng tối đa hóa lợi nhuận
Tổng quát hóa cho trường hợp bán sản phẩm tại n thị trường riêng biệt, một nhà quản lý muốn bán sản phẩm tại n thị trường riêng biệt sẽ tối đa hóa lợi nhuận nếu hãng sản xuất mức tổng sản lượng và phân bổ chúng giữa n thị trường riêng biệt để:
MRT = MR1 = MR2 = …= MRn = MC
CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Acecook Việt Nam
Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam được thành lập vào ngày 15/12/1993 tại thành phố Hồ Chí Minh và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1995, sau nhiều năm hoạt động, đã không ngừng phát triển lớn mạnh trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị trí vững chắc trên thị trường, chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền có chất lượng và dinh dưỡng cao Với khẩu hiệu “Biểu tượng của chất lượng” là tôn chỉ thực hiện chính sách quản lý nhất quán, triệt để nhằm ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm mà công ty hướng đến, với phương châm “Học hỏi, cải tiến và phát triển liên tục để trở thành thương hiệu hàng đầu Việt Nam và thế giới”
Hiện Acecook Việt Nam sở hữu được 10 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty rất đa dạng chủng loại kinh doanh trong và ngoài nước bao gồm các sản phẩm mì ăn liền, miến ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền… với những thương hiệu quen thuộc như Hảo Hảo, Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương, Siukay, Udon, Bốn Phương… Nhân viên toàn công ty là một đội ngũ trẻ được trang bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn Ngoài ra, hiện nay, công ty có hơn 300 đại lý trên toàn quốc và xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, New Zealand… Acecook Việt Nam cũng luôn sẵn sàng và tự tin phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh như hiện nay
2.1.2 Thực trạng kinh doanh của công ty Acecook Việt Nam giai đoạn 2018-2023
Trong những năm gần đây, Acecook Việt Nam cũng đã mở rộng danh mục sản phẩm của mình ngoài Hảo Hảo, có thể kể đến như mì Lẩu Thái, Đệ Nhất, Số Đỏ, Mikochi hay miến Phú Hương phủ sóng các phân khúc từ mì gói, phở, hủ tiếu, bún tới miến, muối chấm, snack… đang mang về nguồn doanh thu khủng cho Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam Sau gần 30 năm hình thành và phát triển, Acecook đã đưa gói mì Hảo Hảo vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam đến hơn 47 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
Doanh thu của Acecook Việt Nam cũng tăng liên tục theo thời gian Doanh thu thuần của Acecook Việt Nam tăng trưởng liên tục, từ 9.828 tỷ đồng (2018) lên 10.647 tỷ đồng (2019), 11.531 tỉ đồng (2020), 12.200 tỷ đồng (2021) và cán mốc 13.420 tỷ
9 đồng (2022) Với nguồn thu khổng lồ đó, quy mô vốn chủ sở hữu của Acecook “nở” ra vô cùng nhanh chóng khi đạt tới 7.096 tỷ đồng (2019) và không ngạc nhiên khi quy mô tài sản của Acecook được bồi đắp liên tục và phình ra theo thời gian cho tới năm 2019 đã đạt tới 8.402 tỷ đồng, tương đương tăng hơn 47% Doanh thu này đều cao gấp nhiều lần các thương hiệu có danh khác như: Thực phẩm Á Châu (mì Gấu đỏ), Uniben (mì Ba miền), Colusa-Miliket (mì Miliket) hay Vifon (đối tác cũ) …
Bảng 2.1 Doanh thu thuần của Acecook Việt Nam 2018 - 2022 Đơn vị: Tỷ VND
Tốc độ tăng so với năm trước + 10,7 % + 8,33% +8,3% + 5,8% 10%
Hiện có 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam, trong đó bao gồm cả các thương hiệu ngoại, trong đó nhóm 4 doanh nghiệp đứng đầu thị trường có tên Acecook Việt Nam Nhóm "4 ông lớn" này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020
Cũng trong năm 2020, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì gói nhiều thứ ba thế giới, tiêu thụ tổng cộng 7 tỷ gói mì tăng xấp xỉ 30% so với 2019 Trong đó, theo thống kê của Kantar Worldpanel, Hảo Hảo là 1 trong 4 nhãn hiệu mì gói lọt top 10 nhãn hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn nhiều nhất tại nông thôn, và là nhãn hiệu mì gói duy nhất được người tiêu dùng thành thị bình chọn Điều này giúp Acecook dẫn đầu thị phần đạt doanh thu thuần 11.531 tỷ đồng, lợi nhuận ròng lên tới 1.660 tỉ đồng, tỷ suất gần 16%
Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế Giới (WINA), Việt Nam đang đứng thứ 3 với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% Nhờ vào độ nhận diện cao, mì Hảo Hảo đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings) xác lập kỷ lục “Thương hiệu Mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam từ năm 2000”, và còn là “Thương hiệu Mì gói Việt Nam đầu tiên bán ra thị trường 30 tỷ gói” (năm 2000-2021) Với thành tích này, mì Hảo Hảo đã thu hút được số lượng lớn người tiêu dùng và khẳng định vị thế là “Thương hiệu mì gói quốc dân của Việt Nam”
Hình 2.4 - Chứng nhận xác lập kỷ lục
Bên cạnh đó, doanh thu thuần năm 2021 tăng 15% so với năm 2019, đạt hơn 12.200 tỷ đồng Năm 2022, doanh thu của Acecook Việt Nam tăng 10% so với năm
2021, doanh thu thuần đạt khoảng 13.420 tỷ đồng Dù vậy, nếu so sánh tốc độ tăng 20% trong giai đoạn 2017-2019, con số tăng trưởng của Acecook đã có phần thu hẹp Kết quả này đến từ sự bám đuổi của những nhà sản xuất mới và những đối thủ ngay phía sau, như Masan hay nhóm Asia Food
Hình 2.1 - Doanh thu thuần của những nhà sản xuất mỳ gói hàng đầu giai đoạn 2018 - 2021
Theo báo cáo của Euromonitor vào cuối năm 2022, Acecook đang là một trong hai doanh nghiệp dẫn đầu thị trường mì gói Các thương hiệu theo sau gồm có Uniben (mì 3 Miền), Asia Foods (mì Gấu Đỏ), Saigon Vewong (mì A-One), Safoco, Colusa Miliket, Thiên Hương Food, Vifon Các sản phẩm mì ăn liền cũng được phân loại rõ
11 rệt với các phân khúc bình dân có giá dao động khoảng 1.500 - 3.000 đồng/gói; phân khúc trung cấp với giá 3.500 - 5.000 đồng/gói và phân khúc cao cấp với giá từ 7.000 đồng/gói trở lên Tuy vậy, phần lớn thị phần vẫn tập trung ở phân khúc bình dân Với các phân cấp này, không khó hiểu khi Acecook cùng thương hiệu mì Hảo Hảo đang là nhà sản xuất chiếm thị phần lớn nhất
Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 của công ty, đại diện Acecook cho biết kết quả vượt 10% so với kết quả 6 tháng đầu năm 2022, nhưng chưa đạt được kế hoạch đề ra Để đạt được kế hoạch, bên cạnh chương trình "Tiếp sức người tiêu dùng", Acecook triển khai nhiều chương trình khác cùng chiến lược nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm để người tiêu dùng hài lòng
Theo nhận định của đại diện Acecook Việt Nam, năm 2023, sau tác động của đại dịch và những thách thức của nền kinh tế, người tiêu dùng đang phải thích nghi với cuộc sống mới và thay đổi thái độ chi tiêu Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu và thận trọng hơn với các thói quen chi tiêu thường nhật, bao gồm cả các chi tiêu thiết yếu và thực phẩm Theo đó, trong thời gian từ nay đến hết quý III/2023, doanh nghiệp này triển khai giảm giá các sản phẩm mì gói nhãn hiệu Hảo Hảo từ 4.500 đồng/gói xuống còn 4.000 đồng/gói
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty
2.1.3.1 Thu nhập của người tiêu dùng
Thu nhập chính là yếu tố quyết định khả năng mua của người tiêu dùng: khi thu nhập thay đổi thì khả năng mua hàng cũng thay đổi khiến cho cầu về hàng hóa và dịch vụ thay đổi theo
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì cầu của mì Hảo Hảo giảm: Vì đối tượng của mì Hảo Hảo hướng đến là những người có thu nhập trung bình, thấp, hoặc muốn tiết kiệm thời gian cho bữa ăn Như vậy, Mì Hảo Hảo là hàng hóa thứ cấp, nghĩa là hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng.
GIẢI PHÁP
Định hướng phát triển của công ty Acecook
Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu sử dụng thực phẩm ăn liền ngày càng cao Thị trường mì ăn liền luôn được xem là thị trường hấp dẫn với tốc độ phát triển cao Việt Nam được xem như là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất Châu Á Tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường mì ăn liền Việt Nam 15 – 20% Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới Vì vậy, hướng tới doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi
Bên cạnh đó, công ty cần tiếp tục đầu tư mạnh vào công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm tạo ra sự đa dạng các sản phẩm với nhiều hương vị đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời đầu tư các máy móc chế biến, đóng gói các gia vị với công nghệ hiện đại của Nhật Bản như máy đóng gói thịt hầm, máy chiết suất thịt, xương… góp phần tạo ra các sản phẩm chất lượng, dinh dưỡng cao Các sản phẩm mới của Acecook Việt Nam thường được bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng, hương vị mới lạ, hoặc được sản xuất theo các công nghệ tiên tiến Đối với sản phẩm xuất khẩu, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cần được đầu tư để tạo ra sản phẩm có hương vị phù hợp với từng nước, vùng Đồng thời trong thời gian tới công ty cũng nên đa dạng hóa sản phẩm với công nghệ sản xuất bún, miến ăn liền, đây là thị trường tiềm năng mà công ty đang có nhiều lợi thế thuận lợi như: có công nghệ sản xuất mì ăn liền nên khi áp dụng công nghệ sản xuất bún, miến cũng sẽ có nhiều thuận lợi, có đội ngũ kỹ thuật kinh nghiệm, có sẵn kênh phân phối rộng khắp toàn quốc, thương hiệu công ty đã được sự tín nhiệm của đông đảo người tiêu dùng nên có nhiều ưu thế để mạnh dạn đầu tư
Ngoài ra công ty cần thực hiện mục tiêu gia tăng doanh số bán hàng, tăng sản lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa và ngoài nước bằng các hoạt động như: tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, các hoạt động quảng cáo, siêu thị Đặc biệt, Acecook Việt Nam nên đẩy mạnh truyền thông, giáo dục người tiêu dùng về các sản phẩm mì ăn liền qua những hoạt động truyền thông các thông tin chính xác về mì ăn liền, về các sản phẩm của Acecook được sản xuất bằng nguyên liệu an toàn, quy trình hiện đại theo công nghệ Nhật Bản Mặt khác, công ty cũng cần tổ chức các chương trình tham quan nhà máy, các hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho người tiêu dùng
Với tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế 7% /năm, ổn định liên tục thời gian qua, cho thấy nền kinh tế đang phát triển vững chắc, sản lượng doanh số của công
44 ty năm sau cao hơn năm trước trên 40%/năm và dự kiến với tốc độ tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm nói chung và ngành mì ăn liền nói riêng như hiện nay thì tốc độ tăng trưởng của công ty trong thời gian tới còn cao hơn nữa Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi công ty phải có chiến lược đầu tư thêm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất phục vụ cho tốc độ tăng trưởng của công ty trong thời gian tới
Chiến lược này khi thực hiện đòi hỏi có sự phân tích kỹ về nhu cầu hàng hóa của thị trường, nhu cầu hàng hóa của từng phân khúc thị trường để định hướng đầu tư chính xác, ngoài ra phải xác định được vị trí đặt nhà xưởng thiết bị thuận tiện về vận chuyển nhất, đưa hàng hóa nhanh chóng ra thị trường, và luôn cam kết duy trì thực hiện liên tục hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO, IFS, HACCP trên tất cả các nhà máy, chi nhánh
3.2 Khuyến nghị về cách quản lý sản lượng và giá cả trên thị trường của Acecook về thương hiệu mì Hảo Hảo
Mì Hảo Hảo là một trong những thương hiệu mì ăn liền nổi tiếng nhất tại Việt Nam, với thị phần chiếm khoảng 30% Để duy trì vị thế dẫn đầu, Acecook cần quản lý sản lượng và giá cả thương hiệu này một cách hiệu quả
Acecook cần phân tích các dữ liệu thống kê về doanh số bán hàng, lượng tiêu thụ, thói quen mua sắm của người tiêu dùng để dự báo nhu cầu thị trường Các yếu tố khác như thời tiết, các dịp lễ Tết, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn cũng cần được cân nhắc để điều chỉnh sản lượng cho phù hợp
Bên cạnh đó, Acecook cũng cần áp dụng các công nghệ quản lý sản xuất hiện đại để nâng cao hiệu quả hoạt động Các công nghệ này giúp Acecook dự báo nhu cầu thị trường chính xác hơn, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và giảm chi phí
Ngoài ra, Acecook cần xây dựng đội ngũ quản lý sản xuất có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo việc quản lý hiệu quả
Giá cả cần đảm bảo cạnh tranh với các thương hiệu mì ăn liền khác trên thị trường, đồng thời cân nhắc đến chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, và các yếu tố khác để đưa ra mức giá hợp lý
Bên cạnh đó, Acecook có thể sử dụng các mô hình định giá sản phẩm để đưa ra mức giá phù hợp với thị trường
45 Đặc biệt, Acecook cần thường xuyên theo dõi và đánh giá tình hình thị trường để có những điều chỉnh kịp thời cho giá cả
Việc áp dụng các giải pháp này sẽ giúp Acecook quản lý sản lượng và giá cả thương hiệu mì Hảo Hảo hiệu quả hơn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng doanh số bán hàng trên thị trường
3.3 Giải pháp phát triển tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh
Thị trường Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai thị trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50% thị phần mì ăn liền cả nước Để phát triển tiêu thụ sản phẩm trên hai thị trường này, Acecook cần có những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc điểm của thị trường
Acecook là công ty hàng đầu trong ngành hàng mì ăn liền tại Việt Nam Tuy nhiên, thị trường mì ăn liền đang cạnh tranh gay gắt, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn Do đó, Acecook cần phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng phù hợp về độ tuổi, thu nhập, sở thích Ngoài ra, việc đa dạng hóa sản phẩm sẽ giúp Acecook đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Ngoài ra, Acecook có thể phát triển các sản phẩm mì ăn liền dinh dưỡng, mì ăn liền dành cho trẻ em, mì ăn liền dành cho người ăn kiêng Công ty cũng có thể phát triển các sản phẩm mì ăn liền với hương vị độc đáo, lạ miệng, phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Hà Nội và Hồ Chí Minh Ví dụ, Acecook có thể phát triển các sản phẩm mì ăn liền vị phở bò Hà Nội, mì ăn liền vị bánh canh cua Hồ Chí Minh
Acecook cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tiếp thị để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng Công ty có thể sử dụng các kênh truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình và các kênh truyền thông hiện đại như mạng xã hội, influencer marketing