skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng cntt trong thiết kế bài giảng cho giáo viên tại trường mầm non cổ lũng huyện bá thước

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng cntt trong thiết kế bài giảng cho giáo viên tại trường mầm non cổ lũng huyện bá thước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHUẤT LƯỢNG ỨNG DỤNGCÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG CHOGIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG MẦM NON CỔ LŨNG, HUYỆN BÁ THƯỚC

Người thực hiện: Nguyễn Thị Phượng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng

Đơn vị công tác: Trường mầm non Cổ Lũng SKKN thuộc lĩnh vực: Quản Lí

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STTNội dungTrang

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 32.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN 42.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 62.3.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về ứng

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng

2.3.3 Giải pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, Công nghệ thông tin (CNTT) đang giữ vai trò quantrọng và được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục Việcứng dụng CNTT được xác định là một trong 9 nhiệm vụ giáo dục trong giaiđoạn tới Theo báo cáo giáo dục, trong những năm qua, toàn ngành giáo dục vàđào tạo đã tích cực triển khai, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, điều hànhtrong hoạt động giáo dục, bước đầu đã xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành vềGD-ĐT phục vụ thông tin quản lý giáo dục Nói về tầm quan trọng của CNTTtrong đổi mới giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tạiHội thảo “Chính phủ điện tử ngành giáo dục và đào tạo, Công nghệ thiết kế bàigiảng E-learning” đã nhấn mạnh sự phát triển của CNTT, cũng như của cáchmạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục đã và đang tới rất nhanh, yêu cầu và đòihỏi phải phát triển để có thể theo kịp.[1]

CNTT thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người tiếp cận thông tinđa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thờigian Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy.Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, người dạykết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào Tàinguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiệnđại.

Năm học 2008 – 2009 được xem là dấu mốc đặc biệt, đánh dấu tầm quantrọng của CNTT trong nền giáo dục nước nhà Vào năm học này, Bộ Giáo Dục& Đào Tạo đã phát động phong trào “Năm ứng dụng CNTT” cho tất cả các cấpbậc, trong đó có cả mầm non.

Hiện nay với sự phát triển và bùng nổ của CNTT đã mở ra những hướngđi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạyhọc Việc ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nóiriêng là yêu cầu cần thiết Đây cũng là định hướng giáo dục trong thời kỳ côngnghệ 4.0

Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyêngiáo dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,…Đây là nguồn tài nguyênvô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiêntác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởngđến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ Trước đây, những giáo viênmầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồdùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với các ứng dụng CNTT giáo viên có thể sửdụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ độngquay phim, chụp ảnh Chỉ với một số thao tác thì giáo viên đã có thể tìm kiếmđược hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữbiết đi và con số biết nhảy theo nhạc …với hiệu ứng âm thanh sống động Điềunày hỗ trợ đắc lực trong quá trình giảng dạy, giúp thu hút được sự chú ý và kíchthích hứng thú của học sinh Có thể thấy đây là phương pháp ưu việt trong rấtnhiều phương pháp áp dụng trước đó để trẻ có thể phát triển tư duy, sáng tạotiềm năng của mình.

Trang 4

Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy vàhọc có sự tương tác cao, sống động, tạo sự hứng thú và hiệu quả cao của quátrình dạy học đa giác quan cho trẻ Những nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệucho trẻ mang tính chân thực, phong phú, góp phần nâng cao hiệu quả họctập của học sinh Với bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượngtự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế Ví dụ như để nhìnthấy cảnh biển, sóng biển đối với những trẻ miền núi chúng tôi (Trường Mầmnon Cổ Lũng) là một điều khá xa xỉ nhưng nhờ có CNTT thì điều này lại trở nênđơn giản hơn rất nhiều Tuy nhên để làm được điều này, đòi hỏi mỗi giáo viênphải có kiến thức về CNTT Mà đối với giáo viên trường Mầm non Cổ Lũnghiện nay kiến thức về CNTT đa số mới chỉ dừng lại ở mức độ biết soạn thảo vănbản và cập nhật một số thông tin trên vnedu, chưa biết khai thác các nguồn tàinguyên trên mạng, sử dụng các phần mềm thiết kế bài giảng, thiết kế trèo chơinhư ô số bí mật, vòng quay kỳ diệu Vì vậy chất lượng các hoạt động cũng hạnchế

Nhận định rõ tầm quan trọng của CNTT đối với sự phát triển giáo dụcMầm non nói chung, công tác giảng dạy của giáo viên trường Mầm non CổLũng nói riêng và để thực hiện tốt kế hoạch “số 53/KH-UBND, ngày10 tháng 3năm 2023 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong Giáo dục năm 2023 và các

năm tiếp theo, trên địa bàn huyện Bá Thước” tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Mộtsố giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảngcho giáo viên tại trường Mầm non Cổ Lũng, huyện Bá Thước”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTTtrong thiết kế bài giảng cho giáo viên tại trường Mầm non Cổ Lũng, huyện BáThước” nhằm:

Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng giúp giáo viêncó thêm kiến thức, nguồn tư liệu và linh hoạt sáng tạo để tổ chức có hiệu quả cáchoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường

Mở ra những hướng đi mới cho giáo viên trong việc đổi mới phương phápvà hình thức dạy học; Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để tìmkiếm những hình ảnh, biểu tượng, các đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện naykhi ứng dụng CNTT vào giáo viên có thể dễ dàng để xây dựng bài giảng bằnghình ảnh, video, âm nhạc, đoạn hội thoại, để giúp giờ học thêm trực quan sinhđộng Những bài học hấp dẫn với hình ảnh sắc nét, màu sắc sống động, âmthanh vui nhộn giúp trẻ phát triển toàn diện về các giác quan, tăng trí tưởngtượng và sáng tạo, tư duy của trẻ Ví dụ: Xây dựng bài học quan sát các loàiđộng vật sống trong lòng đại dương Cô giáo liệt kê đồng thời chiếu hìnhảnh/video thực tế của các loài cá, tôm, cua, và phân tích chi tiết các đặc điểmchắc chắn sẽ làm các bé vui thích.

Nâng cao nhận thức của giáo viên về ứng dụng CNTT trong thiết kế bàigiảng; Dần dần đẩy lùi tư tưởng ngại sử dụng bài giảng có ứng dụng CNTTtrong tất cả các hoạt động hàng ngày vì nghĩ rằng bản thân không đủ khả năng

Trang 5

thiết kế và tốn thời gian chuẩn bị Thay vào đó là việc xác định được động cơ,mục đích, lợi ích của việc ứng dụng CNTT, để chủ động trao đổi, học tập kinhnghiệm nhằm nâng cao kiến thức về tin học để có thể phát triển các ý tưởng, cónhiều sáng tạo trong thiết kế bài giảng điện tử, góp phần xây dựng môi trườnggiáo dục thân

thiện, hiện đại và phát triển.

Tạo ra hiệu ứng xã hội tốt, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ và huy độngtoàn xã hội chung tay tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm nontừ đó nhận được nhiều hơn sự thấu hiểu, sẻ chia, quan tâm, giúp đỡ ngành giáodục, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của ngành giáo dục mầm non trong cộngđồng và xã hội.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

“Một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong thiết kế bài

giảng cho giáo viên tại trường Mầm non Cổ Lũng, huyện Bá Thước”

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết:

Nghiên cứu, tham khảo các văn bản chỉ đạo từ Trung Ương đến địa phương vàtài liệu, sách báo liên quan đến đề tài, lựa chọn những khái niệm tư tưởng cơ bảnlàm cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:

Tiến hành điều tra khảo sát trên đội ngũ cán bộ giáo viên về việc ứng dụngCNTT vào công tác nuôi dững, chăn sóc, giáo dục trẻ tại đơn vị.

- Phương pháp thống kê xử lý số liệu.

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lý luận

CNTT hay còn gọi là Information Technology là một thuật ngữ bao gồmphần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối vàxử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.Một cách dễ hiểu hơn, CNTT là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra,xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.[2]

Với nhiều người, khi nhắc đến CNTT, họ sẽ nghĩ ngay tới những ngườihỗ trợ các vấn đề về kỹ thuật hay máy tính Cách hiểu này không sai, nhưngkhông được toàn diện và thường đánh giá thấp phạm vi hoạt động của lĩnh vựcnày Trên thực tế, cũng như các ngành học khác, CNTT cực kỳ rộng lớn và baogồm nhiều khía cạnh Trong đó bao gồm 3 trụ cột chính như sau:

Quản trị CNTT: Điều này đề cập đến sự kết hợp của các chính sách vàquy trình đảm bảo hệ thống CNTT được vận hành hiệu quả và phù hợp với nhucầu của tổ chức.

Hoạt động CNTT: Đây là danh mục lưu trữ cho công việc hàng ngày củamột bộ phận CNTT Điều này bao gồm việc cung cấp các nhiệm vụ hỗ trợ kỹthuật, bảo trì mạng, kiểm tra bảo mật và quản lý thiết bị.

Phần cứng và cơ sở hạ tầng: Lĩnh vực này đề cập đến tất cả các thànhphần vật lý của cơ sở hạ tầng CNTT Trụ cột của CNTT này bao gồm việc thiết

Trang 6

lập và bảo trì các thiết bị như bộ định tuyến, máy chủ, hệ thống điện thoại và cácthiết bị riêng lẻ như máy tính xách tay.[3]

Mặt khác CNTT còn là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và côngnghệ liên quan đến thông tin và quá trình xử lý thông tin Như vậy, CNTT làmột hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, baogồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệunhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các thôngtin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa,… của con người”.

Ứng dụng CNTT trong dạy học là quá trình đầu tư trang thiết bị, cơ sở vậtchất công nghệ để đáp ứng nhu cầu làm việc, học tập của các bộ, giáo viên vàhọc sinh Trong môi trường giáo dục, những thiết bị, công nghệ hiện đại đóngvai trò là công cụ hỗ trợ cho việc dạy và học các môn trong nhà trường Bêncạnh đó, ứng dụng CNTT còn là việc người dùng khai thác tốt các phần mềmthiết kế bài giảng như: powerpoint, word, excel,… Học sinh, sinh viên và cán bộgiáo viên sẽ tăng cường sử dụng Internet để nghiên cứu, tham khảo thông tin,xây dựng các giáo án điện tử chất lượng.

Ứng dụng CNTT trong giáo dục là một yêu cầu đặt ra trong những chủtrương chung của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cảcác lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội Ứng dụng CNTT trong giáo dục cònlà một điều tất yếu của thời đại Thực tế này yêu cầu các nhà trường phải đưacác kỹ năng công nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình Một trườnghọc mà không có CNTT là một nhà trường không quan tâm gì tới các sự kiệnđang xảy ra trong xã hội.

Ngày 31/8/2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra công văn số CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vàthống kê giáo dục năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo; Công văn số2807/SGDĐT-VP ngày 07/10/2022 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học2022 - 2023; Công văn số 3882/SGDĐT – CNTT ngày 28/12/2022 của Sở Giáodục và Đào tạo về triển khai sổ sách, hồ sơ điện tử nghành giáo dục và đào tạoThanh Hóa; Kế hoạch số 53/KH-UBND, ngày 10 tháng 3 năm 2023 về việc đẩymạnh ứng dụng CNTT trong Giáo dục năm 2023 và các năm tiếp theo, trên địabàn huyện Bá Thước [4] Đây là một trong những cơ sở pháp lý đảm bảo choCNTT phát triển mạnh trẽ trên mọi lĩnh vực trong đó có lĩnh vực giáo dục.

4267/BGDĐT-2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Thực trạng tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường - Tổng số 20 giáoviên và 3 cán bộ quản lý, 01 nhân viên, trong đó 100% có chứng chỉ tin họcxong việc sử dụng và ứng dụng CNTT chưa thật hiệu quả, về cơ bản hằng nămvẫn phải bồi dưỡng thêm cho đội ngũ giáo viên và tiếp tục có kế hoạch bồidưỡng về CNTT trong những năm tiếp theo Chỉ có thể đẩy mạnh và nâng caochất lượng ứng dụng CNTT vào dạy học nếu như đội ngũ giáo viên có trình độvững vàng về CNTT

Trang 7

Thực trạng cơ sở vật chất cho ứng dụng CNTT Trường Mầm non CổLũng là một trong những trường mầm non đạt chuẩn mức độ một 100% cán bộgiáo viên có máy tính sách tay Hằng năm, hệ thống ti vi được nâng cấp, bảodưỡng nên chất lượng tương đối đảm bảo Ngay từ đầu năm học 2023-2024, vớisự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tham mưu của cán bộ quản lý, nhà trường đãđược các đoàn thuyện nguyện tặng 2 ti vi ; một ti vi 55 in cho lớp Eo Điếu vàmột ti vi 65 in cho văn phòng Như vậy về cơ bản đến thời điểm hiện tại tất cảcác phòng, nhóm lớp trong nhà trường đã có ti vi Nhà trường đã kết nối Mạnginternet có phát wifi phủ sóng toàn trường Qua bảng thống kê cơ sở vật chất vàkiểm tra thực tế của trường Mầm non Cổ Lũng có thể nhận định một cách kháiquát như sau: Hiện nay trường đã có cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụngCNTT vào dạy

học Tuy nhiên số lượng và chất lượng các trang thiết bị còn chưa đồng đều Thực trạng ứng dụng CNTT của giáo viên trường Mầm non Cổ Lũng Quanhững năm học trước cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biếncủa ứng dụng CNTT vào dạy học bao gồm: - Dạy học bằng giáo án điện tử haybài giảng điện tử - Khai thác thông tin qua mạng internet phục vụ dạy học - Tổchức học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng interner - Xây dựng kế hoạch tuần,tháng qua mạng internet - Trao đổi thông tin, liên lạc bằng hệ thống thư điện tửSinh hoạt chuyên môn trên trang trường học kết nối Qua khảo sát và trao đổivới đội ngũ giáo viên trong nhà trường tôi thấy rằng việc sử dụng CNTT trongdạy học hầu như mới chỉ được thực hiện ở các giờ dạy chuyên đề, giờ thi giáoviên giỏi và trong một số giờ dạy được dự giờ có thông báo trước, Tỉ lệ số giờdạy có ứng dụng CNTT ở mức rất thấp, không được khai thác hàng ngà (chủ yếulà không sử dụng) và nếu sử dụng thì chất lượng cũng chưa cao Tôi đã thống kêcụ thể như sau:

* Bảng thống kê mức độ sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt độnggiáo dục của giáo viên lầm 1 ngày 15/10/2023 như sau:

viên khảo sátSố lượngTỉ lệ

Giáo viên sử dụng CNTT thành

Giáo viên biết sử dụng CNTT

Giáo viên chưa biết ứng dụngCNTT trong các giờ dạy hàngngày

Như vậy từ bảng khảo sát trên chúng ta thấy số lượng giáo viên sử dụngcông nghệ thông tin thành thạo trong các giờ dạy còn rất thấp và đa số là giáo

Trang 8

viên chưa biết sử dụng công nghệ thông tin trong các giờ dạy Nguyên nhân củatồn tại hạn chế là

Thứ nhất: Một số giáo viên chưa thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tínhtất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy,còn xen việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giảng dạy làmột việc làm rất khó, rất xa xỉ và xa vời với họ Vì suy nghĩ đó cho nên bản thânmỗi giáo viên không tự tìm tòi học hỏi để nâng cao kiến thức và kĩ năng ứngdụng công nghệ thông tin cho bản thân.

Thứ hai: Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường chưa thật sự hiệu quả.

Thứ ba: Kiến thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin của đa sốgiáo viên còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo

Đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tồn tại hạn chế trongviệc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng của giáo viên tạitrường mà tôi luôn chăn trở tìm giải pháp để giải quyết.

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên về ứng dụngCNTT trong thiết kế bài giảng

Nhận thức là yếu tố vô cùng quan trọng giúp cá nhân có được thái độ vàhành động tích cực, đúng đắn với việc thực hiện nhiệm vụ Do vậy khi chúng tacó nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về một vấn đề nào đó thì chúng ta sẽ cóthái độ tự giác, tích cực và nỗ lực hết sức để thực hiện nhiệm vụ đó Vì vậy việcđầu tiên tôi quan tâm tới đó là nâng cao nhận thức cho giáo viên về ứng dụngứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng, cụ thể như sau.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêucầu

mang tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương phápgiảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứngdụng công nghệ thông tin trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyênmôn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triểnkhai các cuộc thi kỹ năng sử dụng vi tính các tiết dạy có ứng dụng công nghệthông tin do trường tổ chức Phát động sâu rộng phong trào sử dụng công nghệthông tin trong dạy học và đề ra chỉ tiêu cụ thể về số tiết dạy học có ứng dụngcông nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên để chính họ có kế hoạch bồi dưỡng,tự bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin tronggiảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiệnnay.

Phát động sâu rộng phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụngcông nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên để chính họ thấy được hiệu quả và sựcần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, đặcbiệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.

Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức tự học, tự nghiên cứu, sưu tầmtài liệu hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả, bộ phậnchuyên môn của nhà trường nghiên cứu chọn lọc định hướng xây dựng kho dữ

Trang 9

liệu điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc học tập và ứngdụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách hiệu quả nhất.

Tạo các sân chơi có ứng dụng công nghệ thông tin để giáo viên có nơi vuichơi, học tập, giải trí và rút kinh nghiệm như các cuộc thi tạo các bài giảng điệntử đa phương tiện, tích hợp nhiều phần mềm giữa các tổ nhóm, thiết kế đồ dùngdạy học có úng dụng công nghệ thông tin ( tạo an bum ảnh, tạo vòng quay kỳdiệu ) từ đó họ sẽ đầu tư hơn về kiến thức tin học cho bản thân.

2.3.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT

Xây dựng kế hoạch là khâu rất quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụngCNTT, nó xác định rõ mục tiêu và xác định rõ bước đi để đạt được mục tiêu đó.Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch và quy chế hoạt độngtrang thông tin điện tử của trường ( có kế hoạch và quy chế cụ thể, trong phạmvi sáng kiến này bản thân tôi chỉ trao đổi một số nội dung cần thiết như sau:)

Mục tiêu tổng quát của kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong nămhọc

2023 -2024 là, Tiếp tục đẩy mạnh CNTT trong trường và phục vụ công tác dạyhọc đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục đào tạo Mục tiêu đến cuối năm học2023-2024, CNTT của nhà trường phải được phát triển cả về số lượng và chấtlượng, phát triển mạnh các ứng dụng nhằm đưa CNTT thực sự là công cụ chủyếu giúp nhà trường cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;hiện đại hóa các khâu, các công việc quản lý và dạy học; góp phần đưa nhàtrường hội nhập sâu rộng và vận dụng được mọi tiến bộ của nền giáo dục hiệnđại vào sự nghiệp của Ngành nói chung, nhà trường nói riêng, giúp toàn ngànhvượt lên, tiếp cận, đuổi kịp chất lượng của nền giáo dục và đạo tạo các đơn vịtrong tỉnh có nền giáo dục phát triển.

+ Về bồi dưõng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ giáo viênđáp

ứng yêu cầu chuẩn của giáo dục mầm non hiện nay Trong kế hoạch đã đưa rachỉ tiêu cụ thể như sau:

- 85% cán bộ, giáo viên biết sử dụng trang Website của trường.

- 100% cán bộ giáo viên biết sử dụng vi tính thành thạo, biết khai thác vàsử dụng tốt nguồn tài nguyên trên mạng Internet

- 100% giáo viên biết ứng dụng công nghê thông tin vào soạn giảng.

+ Chỉ tiêu về công tác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổimới phương pháp dạy học, soạn giáo án thiết kế bài giảng làm đồ dùng dạy họcđáp ứng yêu cầu hội nhập như sau:

- Phấn đấu 85% giáo viên biết tự thiết kế giáo án điện tử biết khai thác sửdụng mạng tốt.

- 100 % giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ dạy.- 100% các lớp soạn bài trên máy vi tính.

Trang 10

- Thành lập ban chỉ đạo CNTT, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từngthành viên trong ban chỉ đạo, xây dụng tiêu chí đánh giá việc ứng dụng CNTT,đưa tiêu chí vào đánh giá thi đau vào hàng tháng,

- Giao chỉ tiêu cho tổ, để giáo viên phấn đấu ứng dụng CNTT vào bàigiảng.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch cụ thể tôi cũng đổi mới cách đánh giágiờ dạy có ứng dụng CNTT, vấn đề không phải trong giờ dạy đó giáo viên có sửdụng CNTT hay không mà giáo viên sử dụng CNTT có đạt được mục tiêu bàihọc không, có tạo ra được môi trường học tập tương tác tích cực hay không vàhiệu quả giờ dạy cuối cùng là gì hay chỉ là phương tiện giúp giáo viên giảm sứclao động thôi? Ngược lại nếu trong giờ dạy đó nếu có sự hỗ trợ của CNTT màgiáo viên không sử dụng do “tính ì” khai thác không hết hoặc ngại chuẩn bị thìcách đánh giá cũng khác Cuối mỗi đợt đánh giá nhà trường luôn có cơ chế khenthưởng hoặc nghi nhận khen thưởng phù hợp nhằm động viên khích lệ giáo viên.Mặt khác cần đảm bảo tính công khai, công bằng trong việc đánh giá giáo viênứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng.

Để có thể đánh giá được giờ dạy có ứng dụng CNTT, bản thân tôi phải biết, thông thạo CNTT và không còn cách nào khác đó là tôi phải tích cực họctập nâng cao kiến thức về tin học để có hành trang cơ bản về tin học.

2.3.3 Giải pháp 3: Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kếbài giảng cho đội ngũ giáo viên

* Giúp giáo viên nắm rõ các nguyên tắc thiết kế Slide trongPowerPoiint

Mỗi chúng ta ai cũng có thể tạo ra các slide trong PowerPoint, nhưng nếuchúng ta áp dụng các nguyên tắc thiết kế thì bài trình chiếu sẽ chuyên nghiệp vàchỉnh chu hơn rất nhiều, chính vì vậy bước đầu tiên về việc nâng cao ứng dụngCNTT trong thiết kế bài giảng cho giáo viên tai trường là tôi tập huấn để giáoviên nắm rõ một số nguyên tắc thiết kế slide trong PowerPoint như sau:

Nguyên tắc 1: Giới thiệu cách chọn slide

Quá nhiều chi tiết trên cùng một slide sẽ khiến nội dung trên slide bị rối,làm phân tán sự chú ý của người theo dõi bởi không biết đâu mới là nội dungchính tác giả muốn truyền tải Lược bỏ các yếu tố không thật sự cần thiết trênslide, giữ lại những điều cốt lõi trong bài trình chiếu là cách giúp bạn tạonên điểm nhấn cho một bài trình chiếu Chẳng hạn một slide đơn giản chỉ nênchứa từ 3 - 5 ý chính (không chứa nội dung dài lan man, phần nội dung chúng tahãy chuẩn bị trong tư duy để thuyết trình suôn sẻ hơn nhé) Tương tự hình ảnhchèn vào cũng không nên nhiều quá, vì quá nhiều hình cũng sẽ làm phân tán nộidung không biết thông điệp cần truyền tải là gì.

Nguyên tắc 2: Chọn fot chữ

Chọn font chữ , hình ảnh và màu sắc phù hợp Font chữ, hình ảnh và màusắc là 2 yếu tố quyết định rất nhiều đến hình thức và thẩm mỹ của một bài trìnhchiếu Nhiều người thiết kế slide thường nghĩ font chữ đơn giản sẽ khiến slidetrở nên đơn điệu, font chữ cầu kỳ sẽ làm slide bị rối, nhưng đối với giáo dục

Trang 11

mầm non nên chọn font chữ AnAvant phù hợp với trẻ mầm non sẽ mang về hiệuquả Màu sắc là điểm nhấn cho slide và cũng tác động khá lớn đến nhậnthức của người theo dõi đặc biệt là trẻ mầm non Màu sắc không phù hợp sẽ làmột điểm trừ trong thiết kế slide PowerPoint vì sẽ làm trẻ phân tâm hoặc khóquan sát nội dung truyền tải

Hơn nữa bài trình chiếu thường sẽ được phát ở màn hình rộng để mọingười

cùng theo dõi Dù chúng ta đã thiết kế đẹp đến đâu nhưng người xem không thể

đọc được chữ vì kích thước chữ quá bé sẽ là một điều rất tệ Do đó chúng ta nênđể cỡ chữ nhỏ nhất cho bài trình chiếu của mình là 28px.

Nguyên tắc 3 ; Chọn hình ảnh minh họa

Bài trình chiếu sẽ thu hút được trẻ nhiều hơn khi được thể hiện một cáchtrực quan, sinh động Nên chọn những hình ảnh minh họa liên quan đến nộidung muốn truyền tải, phù hợp với chủ đề và sắp xếp bố cục cho chúng mộtcách hợp lý, không quá lạm dụng Đồng thời chú ý đến kích cỡ ảnh, khôngphóng quá to đến độ ảnh mờ, vỡ nét và không thu nhỏ đến mức lẫn lộn chi tiết.Chất lượng ảnh tốt

sẽ thể hiện được sự chỉnh chu cho bài trình chiếu.

Nguyên tắc 4 ; Chạy các hiệu ứng

Các hiệu ứng được áp dụng vào bài trình chiếu một cách hợp lý và không quá lạm dụng sẽ giúp slide uyển chuyển, bớt nhàm chán hơn Chẳng hạn trongslide trình bày nội dung của một câu hỏi trắc nghiệm, ta nên áp dụng khoanhtròn, hoặc đổi màu cho phần đáp án Hoặc trong slide trình bày hình ảnh con vật,đồ vật cho trẻ đếm thì ta nên áp dụng hiệu ứng Spin, đây là hiệu ứng xoay hìnhảnh con vật, đồ vật khi trẻ đếm.

Nguyên tắc 5 ; Căn chỉnh bố cục các đối tượng

Các đối tượng trong thiết kế không được căn chỉnh hợp lý dễ tạo ra sự khóchịu cho người xem Do đó chúng ta cần sắp xếp, căn chỉnh bố cục và mọi chitiết trên slide để phần thiết kế được khoa học và hài hòa hơn VD:

Hình ảnh đã được căn chỉnh Hình ảnh chưa được căn chỉnh

Nguyên tắc 6 ; Lựa chọn mầu sắc

Màu sắc là một yếu tố quyết định rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ và phongcách của một bài trình chiếu Bạn nên chọn màu theo nguyên tắc bánh xemàu mà các nhà thiết kế thường sử dụng

Trang 12

Hình ảnh màu đối xứng

Ở nguyên tắc này chúng ta cần đặc biệt lưu ý đến màu sắc hình nền vớimàu của chữ hoặc hình ảnh trình chiếu nên đối xứng nhau để làm nổi bật chữhoặc hình ảnh cần trình chiếu.

VD về việc thiết kế slide áp dụng màu đối xúng và không đối xứng

Hình ảnh áp dụng màu đối xứng Hình ảnh không áp dụng màu đối xứng

Như vậy, khi bắt đầu thiết kế một slide trình chiếu chúng ta cần lưu ýđến Tính đơn giản - Tính cân bằng - Nhấn mạnh - Tính nhất quán cho các đốitượng, hình ảnh và nội dung xuất hiện trên slide Các bài trình chiếu được chútrọng các yếu tố đó sẽ có được một bố cục đẹp mắt, màu sắc ấn tượng, thuhút, nội dung hợp lý Slide tạo ra sẽ chuyên nghiệp, chỉnh chu và thẩm mỹ hơnrất nhiều.

* Giúp giáo viên nắm rõ các bước xây dựng bài trình chiếu bằng phầnmềm PowerPoiint

Ngoài việc giúp giáo viên nắm rõ các nguyên tắc thiết kế Slide trongPowerPoiint thì trong các buổi tập huấn, sinh hoạt chuyên môn, hoặc thông quanhón zalo tôi luôn chia sẻ để giáo viên nắm trắc các bước xây dựng bài trìnhchiếu bằng phần mềm PowerPoiint

Bước 1: Chọn chủ đề ( hình nền cho slide )

Sử dụng các hình nền mặc định của Microsoft PowerPoint cung cấp sẵn.Khi mở PowerPoint, ta sẽ thấy nhiều chủ đề và mẫu được tạo sẵn Chủ đề là các

thiết kế trình chiếu bao gồm màu sắc phù hợp, phông chữ và các hiệu ứng đặcbiệt như đổ bóng, phản chiếu, v.v Trên tab “Tệp” của thanh công cụ, chọn“Mới”, sau đó chúng ta chọn một chủ đề phù hợp vói nhu cầu sử dụng.

PowerPoint sẽ hiển thị cho ta bản xem trước của chủ đề đó, với bốn màu sắc

khác nhau để ta lựa chọn Chúng ta sẽ chọn một trong bốn màu sắc được gợi ý,sau đó nhấp vào “Tạo”.

Trang 13

Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng hình ảnh được lưu trên thiết bị để làm

hình nền cho trang slide bằng cách vào tab Design và chọn mục FormatBackground (Cách thực hiện dưới ảnh).

Tiếp đến, tick vào ô Picture or texture fill, đồng thời tại phần Insert

picture from chọn mục File (Cách thực hiện dưới ảnh).

Đi đến nơi lưu trữ hình muốn chèn làm hình nền cho slide để chọn ảnh và

nhấn Open để tải ảnh lên (Cách thực hiện dưới ảnh) Như vậy chúng ta đã lựa

chọn được hình nền theo như cầu sử dụng.

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan