1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng steam trong trường mầm non nga yên nga sơn

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 86,24 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠNSÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO GÓP PHẦN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM THEO ĐỊ

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN LÀM

ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TỰ TẠO GÓP PHẦN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM THEO ĐỊNH HƯỚNG STEAM TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN, HUYỆN NGA SƠN

Người thực hiện: Mai Thị Hà Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Yên SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2024

Trang 2

STT NỘI DUNG TRANG

3 1.2 Mục đích nghiên cứu 1

4 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

8 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh

9 2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện 610

2.3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự

tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm theo định hướng Steam

6

11 2.3.2 Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn và tựhọc: 712

2.3.3 Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với cha mẹ thu gom

nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

góp phần XDMTGDLTLTT theo định hướng Steam

8

13

2.3.4 Phát động làm ĐDĐC tự tạo góp phần

XDMTGDLTLTT theo định hướng Steam:

2.3.4.1.Phát động giáo viên tự làm, giáo viên và trẻ cùng

làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường

GDLTLTT theo định hướng Steam trong nhóm lớp.

10

14

2.3.4.2 Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp

phần xây dựng môi trường GDLTLTT theo định hướng

Steam ngoài nhóm lớp.

1415

2.3.5 Kiểm tra giáo viên qua hoạt động dự giờ nhằm đánh

giá kết quả tự làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần

XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng Steam

17

16 2.3.6 Tổ chức hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phầnXDMTGDLTLTT theo định hướng Steam 18

17 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19

Trang 3

1.1 Lý do chọn đề tài.

Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kinh tế pháttriển, đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo, phải tự mình vươn lên nắm bắtnhững tri thức khoa học, nhờ đó đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại Trong

số đó có những loại đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạolực, phi giáo dục, độc hại đối với trẻ em Chính vì vậy đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) phảiphù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ nhằm phát triển trí tuệ ở từng độ tuổi, từ đómới có tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ

Hơn nữa, đồ chơi, trò chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sốngcủa trẻ, đặc biệt trong các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non Trẻ có nhu cầu chơivới những ĐDĐC có màu sắc bắt mắt, mới lạ, phong phú và hấp dẫn Để thoả mãnđược điều đó của trẻ, đòi hỏi người giáo viên Mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiềuĐDĐC để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng Steamthật mới lạ, hấp dẫn và phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với nội dung giáo dụctrong các hoạt động và các chủ đề

Ở các cấp học từ tiểu học trở lên phương tiện học là sách giáo khoa, còn đối vớitrẻ mầm non chưa biết đọc, chưa biết viết nên đồ dùng đồ chơi là dụng cụ, là sách giáokhoa của trẻ, nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ Nó còn là phương pháphữu hiệu để truyền thụ kiến thức cho trẻ Vì trẻ lứa tuổi này "Chơi mà học, học bằngchơi" Qua vui chơi giúp trẻ tiếp thu những kiến thức, kỹ năng một cách tích cực[1]

Đồ dùng đồ chơi có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ

Vì vậy, trong giáo dục trẻ mầm non hiện nay đồ dùng đồ chơi hết sức cần thiết vàquan trọng trong khi học cũng như khi chơi đối với trẻ Không những thế còn có ýnghĩa thật to lớn và sâu sắc đối với trẻ, vì bất kỳ một trẻ em nào đều có nhu cầu chơi

và rất yêu quý đồ chơi, trẻ sống và hành động cùng với đồ chơi Đồ chơi giúp trẻ tìmhiểu, khám khá thế giới xung quanh Đồ dùng đồ chơi còn giúp trẻ làm quen vớinhững đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng trong sinhhoạt hàng ngày của trẻ Hoạt động với đồ dùng đồ chơi vừa làm thoả mãn nhu cầu vuichơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, phát triển thể lực, phát triển tư duy, tưởngtượng, sáng tạo của trẻ

Chính vì vậy sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo nhằm xây dựng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng Steam có ý nghĩa và tác dụng rất lớn,góp phần to lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn diện Đồ chơi tự tạo có muôn hình,muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật có sẵn, dễ kiếm, dễ làm và màu sắc sửdụng đơn giản, bắt mắt, tạo sự sang trọng và không nhiều màu Nguồn đồ chơi tựtạo là vô tận, luôn độc đáo, gần gũi hoạt động của trẻ và luôn đổi mới

Từ những lý do trên, tôi đã đưa ra "Một số giải pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ

dùng đồ chơi tự tạo góp phần Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng steam trong trường mầm non Nga Yên, Nga Sơn" làm đề tài

kinh nghiệm và chỉ đạo thực hiện trong năm học: 2023 - 2024

1.2 Mục đích nghiên cứu.

- Nâng cao chất lượng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáodục lấy trẻ làm trung tâm (ĐDĐCTTGPXDMTGDNLTLTT) theo định hướng steam chotrẻ mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ - thể lực

Trang 4

- Thu hút sự quan tâm của các cấp các ngành, các cha mẹ quan tâm đến việc muasắm, làm LĐDĐC cho trẻ tại trường mầm non Từ đó giúp trẻ hứng thú tham gia vàocác hoạt động ngày càng tốt hơn.

- Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh XDMT mang tính “mở”, linh hoạt, sáng tạo,kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham giahiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng

- Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp vớinhu cầu, hứng thú và khả năng bản thân của trẻ

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Đội ngũ giáo viên, học sinh trong trường làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phầnxây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng Steam tại trườngmầm non Nga Yên, Nga Sơn

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong đề tài tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp sau:

- Nghiên cứu tài liệu: Luật giáo dục, Thông tư, chương trình giáo dục mầm non,

tài liệu hướng dẫn, Môdun Bồi dưỡng thường xuyên, sách bồi dưỡng chuyên môn

- Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin để giáo viên nắm bắt một số nộidung liên quan đến việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trườnggiáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Quan sát điều tra, ghi chép: Quan sát quá trình giáo viên và trẻ tham gia làm đồdùng đồ chơi tự tạo và tham gia các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục theođịnh hướng steam và mức độ đạt được theo các tiêu chí đánh giá và sự tham gia, hứngthú của cô và trẻ khi tham gia làm ĐDĐC nhằm điều tra khảo sát khả năng đạt đượccủa giáo viên và trẻ tại trường, lớp Sau khi quan sát thu thập những vấn đề liên quan

và ghi chép lại một cách cụ thể, chính xác với giáo viên và trẻ ở từng nhóm lớp

- Phương pháp thống kê số liệu: Sử dụng phương pháp này để thu thập, xử lý số liệu

- Thực hành sư phạm: Tạo môi trường phong phú, đa dạng về đồ dùng đồ chơi

tự tạo giúp trẻ có cơ hội phám phá, thực hành, trải nghiệm, sáng tạo nhiều đồ chơi

- Phương pháp tuyên truyền: Sử dụng phương pháp này nhằm tuyên truyền vớicha mẹ trẻ thu thập nguyên vật liệu và ủng hộ làm đồ dùng đồ chơi tự tạo

2 NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận:

- Chương trình giáo dục mầm non có mục tiêu của giáo dục mầm non là giúptrẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, là cơ sở để hình thành nhữngyếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một; hình thành và phát triển ởtrẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng,những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa nhữngkhả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc họctập suốt đời [2]

- Một trong những mô hình được lan toả khắp thế giới đó chính là giáo dụcSTEAM, steam là một phương pháp giáo dục chủ yếu dựa trên các hoạt động thựchành, trải nghiệm và sáng tạo Steam tập trung vào các yếu tố quan trọng như Khoahọc, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học Cách tiếp cận làm đồ dùng đồ chơi tựtạo và dạy học theo phương pháp Steam chắc chắn không phải là một việc dễ dàng mà

ai cũng có thể hiểu luôn mà làm được ngay nhưng lợi ích mang lại cho trẻ nhỏ và

Trang 5

trường học thì rất lớn Mà lợi ích khi ứng dụng phương pháp Steam và dạy họckhông chỉ mang đến lợi ích về mặt kiến thức, còn giúp học sinh phát triển thêmnhiều kỹ năng mềm cần thiết khác Đây là những kỹ năng quan trọng để học sinhhội nhập trong thời đại mới, tạo bước đệm vững chắc cho hành trình tương lai saunày của các em.[3].

- Như điều 23 Luật Giáo dục năm 2005 yêu cầu về nội dung và phương phápgiáo dục mầm non cũng nhấn mạnh: Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là thôngqua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện Để trẻ chơi tốtthì phải có đồ dùng, đồ chơi đáp ứng cho trẻ; ngoài nguồn đồ chơi do giáo viên cungcấp thì nguồn đồ dùng, đồ chơi do trẻ tạo ra cũng vô cùng đa dạng và phong phú [4]

- Sách "Hướng dẫn tạo hình bằng nguyên vật liệu thiên nhiên" của tác giả PhạmThị Việt Hà (Nhà xuất bản giáo dục) có viết: Con người ngày nay có xu hướng trở vềvới thiên nhiên Một trong điều kỳ diệu thú vị mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta

là hoa, lá, hột hạt, vỏ cây, sỏi đá, mo cau, vỏ trứng, … Với sự khéo léo của đôi bàn tay

và trí tưởng tượng phong phú, chúng ta sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tạo hình hấp dẫn vàthú vị từ những nguyên vật liệu thên nhiên Hãy kiên trì và chịu khó tìm tòi một chút,

sẽ có những sản phẩm, bức tranh sinh động[5]

- Khi làm đồ chơi STEAM cho trẻ mầm non, bạn cần nắm rõ một số nguyêntắc sau:

+ Đồ chơi phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình sử dụng Nếu để trẻ

tự làm đồ chơi, giáo viên hãy hướng dẫn các bước chi tiết, lựa chọn các vật liệu

an toàn và giám sát chặt chẽ

+ Tùy từng độ tuổi của trẻ để cân nhắc lựa chọn đồ chơi STEAM phù hợp.+ Lựa chọn các loại đồ chơi STEAM giúp trẻ tập trung và phát triển tư duy,nhận thức

+ Hướng dẫn trẻ làm các đồ chơi STEAM dưới sự giám sát của cô giáo đểmang lại hiệu quả tối ưu[6]

- Đồ dùng đồ chơi STEAM mầm non rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, hìnhkhối, nguyên liệu tạo thành Đảm bảo những loại đồ dùng mầm non STEAM có thểkết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu quan trọng khi mang phương pháp STEAM đếnvới trẻ Bởi đồ dùng đồ chơi STEAM mầm non ngoài việc giúp cho trẻ có thời gianvui chơi giải trí còn có những nhiệm vụ quan trọng khác Bao gồm: Kích thích trítuệ phát triển; rèn luyện kỹ năng mềm; rèn luyện kỹ năng kiên nhẫn; Phát huy, địnhhình sở trường của trẻ; Giúp trẻ hạn chế thời gian dùng trò chơi điện tử [6]

- Môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ vàảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không Môi trườngbên trong và môi trường bên ngoài lớp học đều rất quan trọng, chúng cung cấp nhiều

cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ.[1]

Từ cơ sở trên, chúng ta phải suy nghĩ, tìm kiếm, thay thế, làm thêm và sáng tạo

đồ dùng đồ chơi nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trongtrường mầm non theo định hướng steam là một trong những nhiệm vụ hết sức quantrọng nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục cũng như chuyên đề trọng tâmtrong năm học 2023- 2024

2.2 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

2.2.1 Thuận lợi:

Trang 6

* Về phía nhà trường

Trường mầm non Nga Yên luôn được sự quan tâm của Đảng uỷ - UBND, cácban ngành đoàn thể quam tâm về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Nhàtrường đã đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 và đạt trường chuẩn Quốc Giamức độ 2 vào tháng 11 năm 2022;

* Về điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhà trường

- Nhà trường có cơ sở vật chất như đầy đủ các phòng học, phòng chức năng, trangthiết bị bảng biểu, bàn ghế, đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học trong nhà trường

- Cảnh quan môi trường trong và ngoài nhóm lớp đều khang trang quy hoạchtương đối hợp lý, đảm bảo môi trường Xanh sạch - an toàn - thân thiện và là ngôitrường hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm

* Đối với Ban giám hiệu

- Ban giám hiệu nhà trường đã chú trọng xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực

hiện chuyên đề “XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm” trong trường mầm non và triểnkhai tới toàn bộ cán bộ, giáo viên trong trường để thực hiện

- Chỉ đạo giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phầnXDMTGDLTLTT và mạnh dạn định hướng cho giáo viên XDMTGD lấy trẻ làmtrung tâm theo hướng Steam để phục vụ dạy và học trong nhà trường

* Điều kiện về giáo viên:

- Đội ngũ giáo viên trong trường có 19 đồng chí, trình độ chuyên môn chuẩn trởlên là 19/19 = 100%

- Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, khéo tay,chịu khó thu thập những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có của địa phương; nắm vữngyêu cầu, kỹ năng, thiết kế và tổ chức về làm ĐDĐC cho trẻ, tạo được môi trường giáodục phù hợp để trẻ hoạt động tích cực

* Điều kiện về cha mẹ học sinh:

- Nhận thức của các bậc cha mẹ trẻ về vai trò ý nghĩa của việc chăm sóc giáo dụctrẻ ngày càng nâng cao Ban chấp hành hội cha mẹ học sinh luôn duy trì hoạt động tíchcực tạo những điều kiện thuận lợi mỗi khi kêu gọi tham gia ủng hộ nhà trường

- Trong các gia đình có tiềm năng về các nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên, phếthải đều sẵn sàng ủng hộ cho giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tậpcho trẻ đa dạng hơn Luôn tạo mối quan hệ thân thiết, ấm cúng

Nhà trường gần trung tâm Thị Trấn nên số trẻ trên địa bàn xã đi học ở nơi khác

là 98 cháu ở các độ tuổi, số trẻ xã khác đến học tại trường là 21 cháu, số trẻ đến ít hơn

so với cháu đi học xã khác là 77 cháu

Trang 7

Là năm đầu tiên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để góp phần XDMTGDLTLTT ápdụng Chương trình ứng dụng STEAM trong thực hiện Chương trình giáo dục mầmnon là một nhiệm vụ không đơn giản…

* Về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi nhà trường.

- ĐDĐC mua sẵn chưa đáp ứng hết nhu cầu hoạt động của trẻ, chưa đảm bảo về

số lượng, chất lượng; đồ chơi tự tạo chưa phong phú, đa dạng về chủng loại, kíchthước chưa đáp ứng nhu cầu, tính tò mò, khám phá, ham hiểu biết, hứng thú của trẻ

- Môi trường trong lớp và ngoài lớp chưa áp dụng ứng dụng Steam, đồ chơi chotrẻ được hoạt động, vui chơi chưa phong phú; việc sưu tầm các nguyên vật liệu từthiên nhiên, phế thải để làm ĐDĐC còn hạn chế, chưa có môi trường giao lưu để trẻtrải nghiệm nhiều; Đồ dùng đồ chơi theo hướng Steam chưa có, đang còn làm đồ dùng

đồ chơi tự tạo theo cách thông thường, còn sử dụng sốp màu và dạ nhiều nên tốn kém

về kinh phí

- Các nhóm lớp trang trí đang còn mang tính hình thức, rườm rà, còn nhiều màusắc làm cho lớp học trở nên rối, chưa tạo được sự trang trọng Hơn nữa môi trườngchữ viết gắn liền với đồ dùng tự tạo còn hạn chế

- Khu phát triển vận động ngoài trời đồ chơi còn thiếu, dụng cụ thể dục còn hạn chế

* Về Ban giám hiệu

Ban giám hiệu đôi khi chưa nghiêm khắc kiểm tra, sát sao việc làm ĐDĐCXDMTGD lấy trẻ làm trung tâm, chưa khơi gợi tiềm năng sẵn có của giáo viên về làm

đồ dùng đồ chơi, cách thiết kế và tổ chức cho trẻ hoạt động giáo dục theo hướngSteam còn mơ hồ, chưa hiểu,…

* Về giáo viên:

- Giáo viên ít có thời gian để nghiên cứu làm thêm những đồ dùng, đồ chơiđúng theo nguyên tắc, tính giáo dục, tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính mỹ thuật, tínhsáng tạo chưa cao

- Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến tự làm ĐDĐCTT để phục vụ công tác tổchức các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ Tiếp cận, làm ĐDĐC tự tạo theo đổi mớiSTEAM còn chưa hiểu, còn lúng túng, chưa biết cách làm và làm những gì… Vì chưanắm vững được nguyên tắc, phương pháp giáo dục steam và thiết kế hoạt động giáodục steam

- Khi XDMTLTLTT giáo viên chưa chú trọng đến việc làm ĐDĐCTT xây dựngmôi trường chữ viết cho trẻ

- Một số giáo viên chưa khéo léo tuyên truyền với cha mẹ trẻ trong công tác làm

đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT theo định hướng steam

* Điều kiện về cha mẹ:

- Đa số cha mẹ sống bằng nghề nông nghiệp, nghề buôn bán và đi công ty nên gặpnhiều khó khăn về kinh tế, chưa quan tâm đến con cái học hành Việc đóng góp, xã hộihóa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…cho trẻ phần nào cũng còn ảnh hưởng

* Về phía trẻ:

- Một số trẻ còn nhút nhát, chưa chủ động tham gia các hoạt động, giao lưu với

cô và các bạn Đặc biệt là chưa tích cực tham gia làm đồ dùng đồ chơi, còn lúng túng,không tự giác, chủ động, ham mê tích cực làm cùng cô và trẻ với trẻ

* Kết quả: Từ những phân tích về thực trạng trên; với mục tiêu chỉ đạo giáo viên

làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGD lấy trẻ làm trung tâm theo định

Trang 8

hướng steam trong năm học Qua một năm học chúng tôi thành lập ban chỉ đạo đểkiểm kê, bàn giao tài sản giữa các nhóm lớp và nhà trường rồi có kế hoạch để làm tờtrình sang Uỷ ban nhân dân xã xem xét và trình Hội đồng nhân dân xã tu sửa, muasắm, bổ sung…về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng cần thiết trong dạy và học củanăm học tiếp theo Chính vì vậy mà tôi đã nắm bắt được nhà trường cũng như cácnhóm lớp có những đồ dùng đồ chơi gì?, có số lượng và chất lượng như thế nào Đặcbiệt là ĐDĐC theo hướng Steam đang còn hạn chế Nên sau khi tiếp thu tập huấn của

Sở Giáo Dục cũng như của Phòng Giáo Dục và Đào Tạo tôi đã khảo sát làmĐDĐCTT của giáo viên, giáo viên và trẻ cùng làm đã được kết quả như sau:

(Bảng khảo sát tháng 10 năm 2023 xem phần phụ lục 1)

Từ những thực tế trên tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào và làm gì khi nhà trườngđang nằm ở gần trung tâm Thị Trấn các trường Tư Thục, các Nhóm Trẻ ngày một thànhlập đông hơn, việc thu hút trẻ đến trường và nâng cao chất lượng giáo dục là một việclàm hết sức cần thiết đối với nhà trường hiện nay Chính vì thế tôi đã mạnh dạn thammưu với Hiệu trưởng nhà trường đưa định hướng giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạotheo hướng Steam khi Hiệu trưởng và bản thân được Phòng GD&ĐT cử đi học lớpchuyên đề do Sở Giáo Dục và Đào Tạo mở lớp Tập huấn về “Chương trình ứng dụngSTEAM trong thực hiện Chương trình giáo dục mầm non” triển khai đến các trườngtrên địa bàn tỉnh vào tháng 10 năm 2023 và Phòng Giáo Dục và Đào tạo Nga Sơn tiếpthu về mở lớp học tập huấn cho các quản lý, giáo viên cốt cán các trường trong huyện

về nội dung tiếp thu trên; Nên được Hiệu trưởng nhà trường nhất trí ngay Biết đượcgiáo dục Steam là một trong những mô hình được lan toả khắp thế giới đang thực hiện

và Việt Nam đang từng bước đưa vào thực hiện trong giáo dục Để đưa việc làmĐDĐCTTGPXDMTGDLTLTT theo định hướng Steam trong nhà trường đạt hiệu quảtốt nhất, nên cần mở lớp chuyên đề tại trường để truyền đạt những gì chúng tôi đã được

đi tập huấn, cho cán bộ giáo viên trong toàn trường hiểu được các kiến thức cơ bản khi tổchức hoạt động giáo dục steam và hướng làm đồ chơi steam… Chỉ đạo giáo viên bằngnhiều hình thức, giúp giáo viên thiết kế, làm ĐDĐC tự tạo theo hướng Steam trong cácchủ đề, các hoạt động phù hợp với từng độ tuổi và ở ngoài nhóm lớp; biết cách sử dụngcác nguyên vật liệu có hiệu quả, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm của cha mẹ

2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện:

Thông qua thực trạng trên tôi đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhất phù hợp vớithực tế của trường, giáo viên, nhóm lớp và của địa phương để tiếp tục giữ vững trườngchuẩn Quốc gia mức độ 2, đưa chất lượng giáo dục nhà trường luôn đứng tốp đầu củaHuyện và thu hút trẻ đến trường ngày một đông hơn

2.3.1 Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng Steam.

Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên trường mầm non Nga Yên địnhhướng chương trình ứng dụng theo phương pháp dạy học Steam trong thực hiệnChương trình giáo dục mầm non, đây là phương pháp trang bị cho trẻ những kiếnthức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật,

mỹ thuật và toán học Những kiến thức và kỹ năng đó phải được tích hợp, lồngghép và bổ trợ cho nhau giúp trẻ không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể ápdụng để thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày Đưa

ra phương pháp hay, ý tưởng hay thì luôn luôn phải có đồ dùng đồ chơi sáng tạo,

Trang 9

hấp dẫn, dễ làm nhưng không quá cầu kỳ, tiết kiệm thời gian và kinh phí cho giáoviên, cha mẹ, nhà trường

Bởi sáng tạo đồ dùng đồ chơi tự tạo có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, đồ chơi tựtạo góp phần to lớn trong giáo dục phát triển trẻ toàn diện về “Đức- trí- thể- mỹ” tạotiền đề vững chắc cho trẻ học tập ở các bậc học tiếp theo Phù hợp với phươngchâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo: "Học bằng chơi, học bằng trảinghiệm" Đồ chơi tự tạo có muôn hình, muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật

có sẵn, dễ kiếm, dễ làm Nguồn đồ chơi tự tạo là vô tận, luôn độc đáo, gần gũi hoạtđộng của trẻ và luôn đổi mới

Chính vì thế tôi mạnh dạn xây dựng kế hoạch phát động giáo viên trong toàn trườnglàm ĐDĐCTTGPXDMTGDLTLTT theo định hướng Steam; các sản phẩm phải phù hợpvới nội dung chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của từng khối lớp học do BộGiáo dục và Đào tạo quy định Từ đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chuyên đề vàtheo các chủ đề ở mỗi độ tuổi rồi đưa ra ban giám hiệu thống nhất, sau đó triển khai đếngiáo viên trong trường Trong kế hoạch tôi đã đưa vào kế hoạch chủ đề: mỗi tháng, mỗituần, mỗi giáo viên tối thiểu phải làm 10 - 20 loại đồ dùng đồ chơi Steam, phù hợp vớichủ đề và hoạt động của trẻ Hơn nữa, tôi đã lựa chọn hai lớp điểm: Nhà trẻ nhóm lớp 25

- 36 tháng tuổi D1; Mẫu giáo lớp 5 - 6 tuổi A2, hai lớp giáo viên là tổ trưởng chuyên môn

có năng lực chuyên môn giỏi, sáng tạo trong mọi hoạt động, nhanh nhẹn, rất khéo tay….nên tôi tin tưởng lựa chọn làm lớp điểm

Việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo định hướng steam sẽ đánh giá vào các tiêuchí thi đua xếp loại hàng tháng Kế hoạch đưa ra hội đồng giáo viên ủng hộ nhiệt tình

và giáo viên hăng hái có trách nhiệm xem lại chương trình học của các chủ đề, cụ thểhơn là các nhánh ở nhóm lớp mình và nâng cao hiệu quả của chuyên đề trọng tâmtrong năm học, để lựa chọn những loại đồ dùng đồ chơi nhằm lấy trẻ làm trung tâmtheo hướng steam cho phù hợp với chủ đề, tính thẩm mỹ cao, gây hứng thú cho trẻ,đem lại kết quả cao cho việc học và dạy

Ví dụ: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp

phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng steamtháng 10/2023

(Kế hoạch chỉ đạo xem phần phụ lục 2)

2.3.2 Tham quan, học tập kinh nghiệm ở trường bạn và tự học:

- Qua nhận biết, phân loại và nguyên tắc làm đồ dùng đồ chơi nhằm xây dựngmôi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng steam bằng nguyên vậtliệu Từ những hiểu biết đó giáo viên cần phải làm gì?, làm như thế nào?, mặc dùqua học chuyên đề ở trường đồng chí Hiệu trưởng đã triển khai và cũng có nhiều ýtưởng rồi nhưng giáo viên vẫn chưa tự tin khi mình làm ra một sản phẩm từ nguyênvật liệu đó một cách sáng tạo Vì vậy tôi đã bàn bạc, thống nhất trong Ban giámhiệu trường tổ chức cho giáo viên đi thăm quan một ngày; nên tôi đã liên hệ với chị

Lê Thị Huệ Phó Phòng Giáo dục Huyện Đông Sơn, chị phụ trách mầm non và làbạn học cùng lớp Đại học với tôi nên được chị đồng ý giới thiệu hai trường chịquản lý trường Mầm non Đông Anh và trường mầm non Đông Hoà, Đông Sơn chotrường đến thăm quan Vì hai trường có khuôn viên đẹp, có nhiều giáo viên khéotay làm đồ dùng đồ chơi tự tạo đẹp, sáng tạo… và chọn làm trường điểm của SởGiáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn về “Chương trình ứng dụng STEAM trong

Trang 10

thực hiện Chương trình giáo dục mầm non”, để cho học viên, giáo viên ở các trườngđến học tập, rút kinh nghiệm.

- Qua buổi dự tổ chức hoạt động giáo dục steam ở hai trường mầm non trên.Được chị Hiệu trưởng trường và tôi quay lại video các tiết thực hành tổ chức hoạtđộng giáo dục Steam … do Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo và đưa về mở chogiáo viên được xem và rút kinh nghiệm Từ được đến thăm quan, học hỏi và xemcác tiết dạy mẫu giáo viên hiểu được hoạt động, phương pháp, hình thức (thiết kế)

và cách làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theohướng Steam cho trẻ Ngoài ra, giáo viên còn học hỏi trường bạn, hay đồng nghiệp

và học hỏi các mẫu mã trên mạng Internet, Tiktok,Youtube…rồi thiết kế, tìm tòicác nguyên vật liệu làm ĐDĐCTT theo hướng steam cho trẻ hoạt động

- Qua đó giáo viên rất phấn chấn với những loại đồ dùng đồ chơi mà mình vừađược khám phá và được biết sử dụng vào các hoạt động cho trẻ Các buổi sinh hoạthàng tháng thường trích ra khoảng 40 - 60 phút để thảo luận: các giáo viên phảinắm bắt được kế hoạch cụ thể hàng tháng/chủ đề, hàng tuần, hàng ngày Cần chútrọng nhất vào kế hoạch tuần và ngày của nhóm lớp mình như lựa chọn tên hoạtđộng, xác định nội dung trọng tâm của các hoạt động sát với thực tiễn đang diễn ratrong lớp mình thực hiện; dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để cóbiện pháp giáo dục hiệu quả; Từ đó giáo viên hiểu biết, đào sâu kiến thức để lựachọn phương pháp, hình thức….sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động.Nếu kế hoạch càng ngắn hạn, càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến trẻ;Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ, nếu xác định rõ ràng, cụ thểhơn sẽ giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc đạt mục tiêu đặt ra Vì vậy các hoạtđộng cần có những đồ dùng đồ chơi gì?, đề tài đó cần làm đồ dùng gì? cách chọnnguyên vật liệu ra sao?, cách làm thế nào?, dùng những nguyên vật liệu gì đểlàm? lại được các giáo viên đưa ra thảo luận sôi nổi Từ đó giáo viên hăng hái làmĐDĐC một cách rõ rệt Không chỉ làm ĐDĐC theo kế hoạch mà giáo viên cònhăng say làm thêm những đồ dùng, đồ chơi cho các hoạt động học và các hoạt độngchơi khác Bằng những hiểu biết tôi gợi ý, trao dồi hết khả năng của mình để giúpgiáo viên làm ĐDĐCTTGPXDMTGDLTLTT theo định hướng steam

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 3)

- Hơn nữa để giúp giáo viên có cơ sở trong cách làm nhiều loại ĐDĐC khácnhau, đa dạng và phong phú Tôi tham khảo, sưu tầm sách, báo, trên mạng Iternetnhững sách có hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi góp phần xây dựng môi trường giáodục lấy trẻ làm trung tâm bằng nguyên vật liệu dành cho trẻ mầm non như tài liệuXây dựng môi trường giáo dục steam, làm đồ dùng đồ chơi và phương pháp giáodục steam, giáo dục steam,… rồi pô tô ra cho giáo viên tham khảo thêm

* Kết quả: 100% giáo viên đã hiểu, tự tin và căn cứ vào kiểm kê cuối năm

học trước mỗi giáo viên đã xây dựng kế hoạch riêng cho mình về làmĐDĐCGPXDMTGDLTLTT theo định hướng steam trong năm học Các kế hoạchcủa giáo viên đều đặt ra các mục tiêu, ý tưởng, sáng tạo, thực tế riêng của lớp mìnhgiúp việc làm ĐDĐC cho trẻ phù hợp với điều kiện của địa phương, trường, nhómlớp, năng lực của từng giáo viên và có tính hiệu quả tốt nhất

Trang 11

2.3.3 Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với cha mẹ thu gom nguyên vật liệu, phế thải để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT theo định hướng steam.

Đồ chơi tự tạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, không tốn kém, thường xuyên đổimới, phong phú và đặc biệt sáng tạo Để giáo viên, cha mẹ và trẻ có khả năng tự tìmkiếm nguyên vật liệu sẵn có, trước hết cần phải định hướng một số nguyên vật liệu cầnthiết sẵn có ở địa phương: Mo cau, bẹ ngô, lõi ngô, lá khô, cọng rơm, hộp giấy, bìa cáttông, giấy bọc hoa, vỏ lá cây, vỏ ốc, vỏ hến, cái mẹt, thúng, vải vụn, mảnh gỗ, lốp xeđạp - xe máy- ô tô hỏng, tre… Tiếp theo phải phối hợp chặt chẽ với cha mẹ để biếtnhững nguyên vật liệu nào mà cha mẹ cùng trẻ có thể sưu tầm được không mất tiềnmua, từ đó cha mẹ hỗ trợ cô giáo làm ĐDĐC góp phần phục vụ XDMTGDLTLTTtheo định hướng steam trong trường mầm non cho trẻ Trên cơ sở đó tôi sẽ giao nhiệm

vụ cho giáo viên thu lượm và giúp giáo viên hướng dẫn cha mẹ và trẻ cách sưu tầm,lựa chọn thu nhặt và bảo quản các nguyên vật liệu Tuỳ vào từng nhiệm vụ và điềukiện cụ thể của giáo viên mà quy định thời gian thực hiện ngắn hay dài Có nhữngnguyên vật liệu giáo viên thu lượm được ngay trong trường: Vỏ hộp sữa, vỏ rau cau,

vỏ cây, lá cây khô…Tôi hướng dẫn giáo viên thu lượm, làm vệ sinh, để ráo, phơi khô

- Để hưởng ứng phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo theo hướngsteam tôi đã lên kế hoạch phát động mỗi giáo viên tìm kiếm hay huy động cha mẹ ủnghộ tìm các nguyên vật liệu cùng cô: Mỗi nhóm lớp 10 cái lốp xe máy hỏng, 5 lốp ô tô

cũ, 4 cây luồng, giây nhợ, sỏi, cát, lọ rửa bát, cói màu các loại, bẹ ngô, bẹ đay, hột hạt,

vỏ hến, sò, ốc, hộp giày, hộp đựng túi, túi giấy, nhất là bìa cát tông… rất nhiều cácnguyên vật liệu mà giáo viên cần để làm đồ dùng đồ chơi

Những nguyên, vật liệu phế thải ấy trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đìnhchúng ta, thường có rất nhiều các loại vỏ hộp bỏ đi sau khi sử dụng mang đến cho côgiáo trong giờ đón và trả trẻ Tất cả những thứ đó là nguồn vật liệu phong phú và đadạng có thể làm ra rất nhiều loại ĐDĐC tự tạo hữu ích

Từ những nguồn phế thải đó chúng ta có thể thu gom lại và có ý tưởng sáng tạolàm đồ dùng đồ chơi thì sẽ biến những nguyên vật liệu đó thành những con vật, đồ vậtrất ngộ nghĩnh, xinh xắn và đáng yêu làm sao.Hay những bức tranh bằng nguyên vậtliệu, lá cây, vỏ cây….đầy cảm xúc, ấn tượng và sáng tạo để giúp trẻ hoà mình vào thếgiới đồ vật nhiều điều huyền bí Hơn nữa đơn giản dễ làm, tạo sự sang trọng, khôngnhiều màu và tiết kiệm được rất nhiều tiền mua sắm vật liệu và đồ chơi cho trẻ; mangtính sáng tạo, phong phú cho nhiều đồ chơi cho trường, cho lớp học Qua đó bồidưỡng các kỹ năng làm ĐDĐC tự tạo cho đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non là rấtthiết thực và có hiệu quả, đặc biệt là ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từgiáo viên, trẻ và cha mẹ học sinh về bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao chấtlượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo định hướng steam.Muốn có nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền, tiết kiệm được kinh phí, đa dạng

và dồi dào để làm đồ dùng đồ chơi thì giáo viên phải làm tăng thêm hiệu quả trongsợi dây liên kết giữa giáo viên và phụ huynh để tích luỹ những đồ phế thải trong môitrường sống thì mới có được Trong năm học có thể chia làm nhiều đợt huy động cha

mẹ, cũng có thể cha mẹ đem vào ngay Qua những buổi họp phụ huynh, hoặc hàngtháng, hàng tuần, hàng ngày giáo viên các nhóm lớp tuyên truyền trao đổi với cha mẹ

kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT theo hướng steam

Trang 12

cho các hoạt động học và hoạt động chơi cho cô và trẻ; Cô cần làm những đồ dùng đồchơi nào?, cho chủ đề gì?, cho hoạt động nào?, cần cha mẹ cung cấp những đồ dùngphế phẩm gì?….ngay khi có kế hoạch của nhà trường triển khai đến từng giáo viêncùng nhau thực hiện, và tiếp theo đến các chủ đề thì huy động thêm Cách làm nàyđược cha mẹ ủng hộ rất tích cực, vì hàng tuần, tháng được nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi,nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề, hoạt động

mà mình đã thiết kế và hứng thú của trẻ Môi trường ngoài nhóm lớp cũng rất nhiều

đồ dùng tự tay cô làm ra thật ngộ nghĩnh và đẹp mắt, phụ huynh không ngừng tấm tắckhen ngợi các cô giáo thật sự khéo tay, sáng tạo cao; Vì thế phụ huynh ủng hộ tích cựchơn, nhất là ủng hộ ngày công lao động, phụ huynh đã đến làm cùng cô giáo những đồdùng cần chặt, cưa, khoan, hay trát, đổ xi măng Hơn nữa phụ huynh làm thợ cònmay những trang phục thật đẹp cho trẻ hoạt động

Còn đối với học sinh việc thu gom nguyên vật liệu: Tôi chỉ đạo giáo viên mỗinhóm lớp có một thùng đựng phế liệu riêng, Hàng ngày nhắc nhở những trẻ có quà vànhững lọ sữa, hộp thạch rau câu, lọ C, lọ váng sữa… sau khi trẻ ăn xong để vào hộpquy định để cô giáo làm đồ dùng đồ chơi

Không những ở trường lớp mà về nhà trẻ có các hộp, lọ cô cần trẻ thu gom lạimang đến lớp cho cô làm đồ dùng đồ chơi Cách huy động này giáo viên đã có rấtnhiều nguyên liệu để làm đồ dùng đồ chơi và đa dạng các đồ dùng khác

Ví dụ: Mo cau, bẹ ngô, cói lõi, hột hạt, miếng gỗ, bìa cát tông trẻ mang đến cho

cô, cô và trẻ làm đồ chơi thông qua các hoạt động học, chơi

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 4)

* Kết quả: - 100% cha mẹ học sinh và trẻ tham gia nhiệt tình thu gom nguyên

vật liệu sẵn có của địa phương, giúp giáo viên có nguồn nguyên liệu phong phú, đadạng về chủng loại, chất liệu…

- Giúp Nhà trường và cha mẹ kiết kiệm được chi phí trong việc mua sắm trangthiết bị, đồ dùng đồ chơi và bảo vệ môi trường

- 100% trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp và biết phân loại rác, bỏrác đúng nơi quy định

- 90% phụ huynh tham gia làm đồ chơi cùng giáo viên khi được giáo viên hướngdẫn Từ đó phụ huynh hiểu và làm đồ chơi để chơi cùng con tại nhà giúp cho mốiquan hệ giữa cha mẹ và trẻ trở nên khăng khít hơn, khi trẻ được chơi đồ chơi cha mẹlàm hay đồ chơi trẻ tự làm giúp trẻ hạn chế thời gian dùng trò chơi điện tử.Cha mẹ rấtphấn khởi khi thấy con em mình ngoan hơn, thích thú khi chơi các đồ chơi trẻ và cha

mẹ tự làm ở nhà hơn rất nhiều…

2.3.4 Phát động làm ĐDĐC tự tạo góp phần XDMTGDLTLTT theo định hướng steam.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục tại lớphọc theo phương pháp giáo dục STEAM kết hợp với phương pháp giáo dục truyềnthống Ngay từ khi tiếp thu chuyên đề năm học 2023-2024 Ban Giám hiệu trường

đã họp và triển khai các nội dung chuyên môn, trong đó có công tác làm đồ dùng

đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theođịnh hướng Steam tạo môi trường trong và ngoài lớp học và là năm đầu tiên nhàtrường mạnh dạn thực hiện với mong muốn năm học mới sẽ thật vui vẻ, bình an,đoàn kết và hạnh phúc đạt được mục tiêu nhà trường đề ra

Trang 13

2.3.4.1 Phát động giáo viên tự làm, giáo viên và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường GDLTLTT theo hướng steam trong nhóm lớp.

* Phát động giáo viên tự làm đồ dùng đồ chơi tự tạo góp phần xây dựng môi trường GDLTLTT theo hướng steam trong nhóm lớp.

Đối với bất kỳ phương pháp giáo dục nào thì môi trường học tập, vui chơiluôn là điều kiện đầu tiên, giữ vai trò quyết định trong việc áp dụng phương pháp

đó có thành công hay không Đặc biệt, với phương pháp giáo dục STEAM, trẻ sẽđược tham gia quá trình học tập hoàn toàn chủ động và sáng tạo Mỗi bài học trongchương trình giáo dục STEAM đều là các tình huống thực tế Trí tò mò của trẻ sẽđược kích thích một cách mạnh mẽ Từ đó, trẻ sẽ được hoàn thiện các kỹ năng cầnthiết, biết cách vận dụng nhiều góc nhìn khác nhau để đánh giá và giải quyết vấn

đề Vì vậy, cung cấp cho trẻ một môi trường vật chất đầy đủ, đa dạng là việc làm

vô cùng quan trọng[3]

Trong việc làm đồ chơi Steam cho trẻ mầm non từ những vật dụng đơngiản, gần gũi đang rất được ưa chuộng hiện nay Vì vậy khi chỉ đạo giáo viên tựlàm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ xây dựng môi trường trong lớp học cần chú ý:Phải chọn đồ chơi, đồ dùng, học liệu an toàn, có kích thước, trọng lượng, chất liệu, kếtcấu phù hợp với thể chất và tâm lý của trẻ

Hơn nữa, các mảng tường trong các nhóm lớp được giáo viên trang trí bằng cáccon ngao, hến và len, vải, vỏ lạc, sỏi, ống luồng, giấy bọc hoa, bìa cát tông, hộp đựngtúi, hộp đựng giày…tạo lên các hình ảnh bức tranh, cây, hoa, con vật, quả, lá, tạo môitrường sinh động, đẹp, bắt mắt, không rườm rà, màu sắc không sặc sỡ quá Có nhiềunhững nguyên vật liệu khác để khuyến khích trẻ trải nghiệm Nên có những đồ dùng

đồ chơi đã hoàn thiện và chưa hoàn thiện để trẻ chơi

* Ví dụ: Đối với nhà trẻ:Làm bằng bìa cát tông: Con Thỏ

- Chuẩn bị: Bìa cát tông, kéo, bút, hạt nhãn, keo

- Tiến hành: Bước 1: Vẽ hình con thỏ vào giấy bìa cát tông, vẽ 4 chân: 2 chântrước và 2 chân sau, vẽ 2 tai Các bộ phận này vẽ trực tiếp lên giấy

Bước 2: Lấy kéo cắt theo các mảng đã vẽ

Bước 3: Dùng bút đánh dấu mắt, tai, điểm chân

Bước 4: Dùng kéo cắt thủng các điểm vừa đánh dấu để ghép các hình vừa cắtđược ghép lại với nhau tạo thành con thỏ sao cho đẹp

Bước 5: Cuối cùng lấy hạt nhã làm mắt hay dùng cắt vòng trong ở phần đầu làmmắt …tạo thành con Thỏ rất là đẹp và nghộ nghĩnh đáng yêu làm sao

Con Thỏ có tác dụng sử dụng vào môn nhận biết tập nói: "Con Thỏ", âm nhạcbài hát: "Chú thỏ con” hay Chuyện ”Thỏ con không vâng lời” hoặc trò chơi trời nắngtrời mưa…trẻ rất hướng thú

Ví dụ: Tương tự như cách làm Con Thỏ bằng bìa cát tông các giáo viên còn tạo

lên Con Cá, Con Ong, Con Thiên Nga, Con Cua, Con Rùa, Con Gà…Hay lấy cói rồidóc, đan tạo thành đôi dép, cái mũ, cái đĩa, ….các sản phẩm này đối với Huyện NgaSơn rất là phong phú, đa dạng đã sử dụng trong các hoạt động của trẻ, giúp trẻ học tậpmột cách gần gũi, thân thiện có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục

*Ví dụ: Đối với Mẫu giáo: Góc âm nhạc: Làm mũ múa: Mũ Con Cáo, Con Thỏ,

Con Gà Trống Như làm mũ múa Con Thỏ:

Trang 14

Chuẩn bị: Quả bóng nhựa to hỏng, giấy xốp bọc hoa hay vải, keo hồ, keo 502,kéo, bút, bìa cát tông, giây giun.

Cách làm: Bước 1: Tận dụng những quả bóng dựa hỏng cắt đôi lấy hai nửadùng làm được hai đầu con vật

Bước 2: Dùng giấy xốp bọc hoa hay vải cắt lượm vừa xung quanh quả bóng

Bước 3: Nhỏ keo 502 dán lại bề ngoài của nửa quả bóng đã cắt

Bước 4: Lấy bút vẽ các chi tiết như tai, mắt, mồm, mũi lên bìa cát tông

Bước 5: Cắt các chi tiết, dùng keo gắn vào nửa quả bóng đã bọc làm đầu con thỏ,sau đó gắn tai, mắt, mũi, mồm và có thể trang trí thêm các chi tiết khác để làm cái mũmúa cho sinh động hơn

Bước 6: Lấy dây giun cắt một đoạn vừa phải với khuôn mặt trẻ để làm quai mũ Bước 7: Dùng đầu kéo hay que sắt nhỏ chọc thủng hai bên mũ rồi xâu dây giun vàbuộc lại làm quai mũ

Tương tự, làm mũ múa các con vật khác cũng như làm mũ múa Con Thỏ, nhưngtạo hình ảnh con vật mình cần làm Từ mũ múa như mũ Con cáo, mũ Con Gà trống,

mũ Con Thỏ sử dụng trong âm nhạc, còn có thể sửa dụng trong Văn học như: Câuchuyện “Cáo, thỏ, gà trống” hay “Thỏ con không vâng lời”…

Hoặc làm đàn bầu bằng gáo dừa, bằng tre hay đàn bằng lọ nước giặt,…

- Với góc khám phá khoa học: Bằng những nguyên vật liệu như từ bìa cát tông

vẽ, cắt tạo thành củ cà rốt và gắn chữ vào sau đó lấy thùng đựng sữa chọc lỗ thủng dài,mỗi lỗ thủng có gắn chữ cái ở bên, khi trẻ chơi tìm chữ cái trên củ cà rốt thì phải tìmđúng chữ cái đẫ gắn trên thùng sữa, yêu cầu trẻ chơi phải chọc đúng lỗ có gắn chữ cáigiống chữ cái trên củ cà rốt đó, hay quả thông tạo thành những con nhím… Từ bìacát tông và các nguyên liệu khác các giáo viên có thể làm ra muôn vài các đồ chơi đểtrẻ hoạt động ở góc khám phá khoa học

- Góc tạo hình: Từ bìa cát tông, hột hạt, viên sỏi lá cây khô, que kem, vỏ ngao,sợi cói đan lại… tạo thành các bức tranh rất là đẹp, sinh động và ngộ nghĩnh…

- Làm quen với văn học, chữ cái Hoặc làm tivi bằng bìa cát tông, trong tivi cógắn các hình ảnh chữ cái, hay câu chuyện để trẻ học và kể các câu chuyện theo tranhtrong đó Mỗi đồ chơi ở các lớp cô đều dán chữ để trẻ học đọc, như từ “Ti vi”, “Concá”, “Tranh các bông hoa”…

- Hay tương tự cách làm ĐDĐC hoạt động các môn học như hộp sữa chua cắttạo thành những bông hoa sen, bìa cát tông mỏng cắt tạo thành lá sen Lấy thépdẻo quấn giấy bọc hoa màu nâu làm cuống lá sen, cuống hoa sen, sản phẩm này

có thể sử dụng trong hoạt động chơi - tập có chủ định ở nhà trẻ như hoạt động thơ:Ếch con làm mô hình con ếch ngồi trên lá sen Hoặc hoa sen được sử dụng tronglớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hoạt động học: Thơ: “Em yêu nhà em” cũng dùng hoasen làm đầm hoa và hoa sen còn sử dụng trong hoạt động Thơ: “Hạt gạo làng ta”của lớp 5-6 tuổi Đặc biệt hơn là những đồ dùng đồ chơi tự tạo này màu sắc rấtđơn dản nhưng trang trọng trẻ rất thích chơi không bị nhàm chán, luôn luôn lôicuốn trẻ tìm tòi, khám phá, thực hành trải nghiệm, sáng tạo…

(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 5a)

Vẫn là những góc chơi, những không gian quen thuộc khi được thay trênmình bộ trang phục mới lại tạo ra hiệu ứng vô cùng thu hút trẻ Thị giác của trẻ trởnên an toàn và có chiều sâu hơn

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w