1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

hội đoàn kết sư sãi yêu nước vùng dân tộc khmer tỉnh sóc trăng luận văn thạc sĩ tôn giáo học

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐCGIAHÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠIHỌC KHOAHỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

TRƯƠNG HẠNH NGUYÊN

HỘI ĐOÀN KẾT Sư SÃI YÊUNƯỚC

VÙNG DÂN TôcKHMER TỈNHSÓCTRĂNG

Chuyên ngành: Tôngiáohọc Mã số: 8229009.01

LUẬN• VĂN THẠC sĩ TÔN GIÁO • •HỌC

NGƯỜIHƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS.BÙI THỊ ÁNH VÂN

HàNội - 2024

Trang 2

LỜICAM ĐOAN

Tôi xincamđoan đây là công trình nghiên cún của riêngtôi, các sô liệu, tưliệu được sửdụng đế tríchdẫn trong luận vãn là trungthực,cóxuât xứ và nguôn gôc rõ ràng.

Tác giả

Trương Hạnh Nguyên

Trang 3

LỜI CẢMƠN!

Đe hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến: Ban Giám hiệu nhà trường và Bộ môn Tôn giáo học trường Đại Khoa học xã hộivà Nhân văn - Đại• học• Ọuốc gia Hà Nội• đã tạo • • •điều kiện thuận » lợi cho học •viên trong quá trình tham gia học tập chương trình Thạc sĩ Tôn giáo học.

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô Bộ môn Tôn giáo học đã giảngdạy tận tình, chi tiết để học viên có đủ kiến thức và vận dụng vào đề tài luận văn này.

Xin chân thành căm ơn TS Bùi Thị Ánh Vân Cô là người đã đồng hành và hồ trợ để tôi có thể hoàn thành luận văn.

Trong quá trình học tập chương trình Thạc sĩ Tôn giáo học ở Hà Nội, tôi đã được lãnh đạo cơ quan tạo điều kiện và gia đình luôn động viên, cùngcác bạn học viên chung khoá đã chia sẻ khó khăn, giúp đỡ xuyên suốt trong thời gian học tập.

Xin chân thành gởi lời cảm ơn đến lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ Ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã cung cấp những báo cáo và số liệu để học viện hoàn thành luận văn.

Xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến Hoà thượng Tăng Nô, Hoà ThượngĐào Như, Thượng toạ Lý Minh Đức, Thượng toạ Lý Hùng đã giúp đỡ học viên suốt hoá trình đi thực tế để hoàn thiện luận văn.

Cuối cùng, xin kính chúc các quý vị luôn mạnh khoẻ, an vui và hưởng trọn phúc báo bình an của Đức Phật!

Tác giả luận văn

Trương Hạnh Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1.Tínhcấp thiết củađềtài 5

2.Tìnhhìnhnghiên cứu 6

3.Mục đích và nhiệmvụnghiêncứu 10

4.Phạmvi và đốitượngnghiên cứu 11

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiêncứu 11

6 Ý nghĩa của luận văn 12

7.Kếtcấucủaluậnvăn 13

Chương 1 14

KHÁI QUÁT VÈ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN Tộc KHMER VÀ 14

TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO NAMTÔNG KHMER TẠI SÓCTRÀNG 14

1.1 Đặcđiểmtình hình vùng đồng bào dân tộc Khmer 14

1.1.1 Tình hình kinh tế - xãhội 14

1.1.2 lĩnh hình dântộc, tôn giáo 17

1.2 Khái quátvềtổchứcvàhoạtđộngcủaPhật giáo NamtôngKhmertỉnh SócTrăng 19

1.2.1 Tình hình chư tăngvà cơ sởthờ tự Phật giáo Nam tông Khmer tại SócTrăng 19

1.2.2 Sự hĩnh thành và phát triểnHội Đoàn kếtsư sãi yêu nước tỉnh SócTrăng 23

1.2.3 Vai trò của ChủtịchHội Đoànkết sư sãi yêu nước tỉnhSóc Trăng 30

1.2.3 Mốiquan hệ giữa Phật giáo Nam tông Khmervới Hội Đoàn kếtsưsãi yêu nước 32

Tiểukết chương1 34

Chương 2 36

1

Trang 5

VAI TRÒ CỦA HỘI ĐOÀN KÉTsư SÃI YÊU NƯỚC TỈNHSÓC

TRĂNG ĐÓI VỚI ĐÒNGBÀOKHMER VÀ DÂN Tộc 36

2.1 Khái quát một số hoạt độngcủa Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnhSócTrăng 36

2.2 Vai trò của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nướctrong giới tusĩ 37

2.3 Vai trò của Hội Đoàn kết sư sãiyêu nước đối với cộng đồng dân tộcKhmer 40

Trang 6

3.2.2 Đối với Hội Đoàn kếtsưsãi yêu nước 76

3.3.Khuyếnnghị 78

3.3.1 Khuyến nghị chung 78

3.3.2 Đối với Hội Đoàn kếtsưsãi yêu nước tinhSóc Trăng 78

3.3.3Đối với Tỉnhuỷ tỉnhSóc Trăng 79

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAMKHẢO 86

PHỤLỤC 93

3

Trang 7

DANHMỤC CÁC TỪVIẾT TẮT

GHPGGiáo hội Phậtgiáo

MTDTGPMặttrậnDân tộc giăi phóngMTTQMặt trận Tổ quốc

Chỉ thị 19 Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư

4

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.Tính cấpthiếtcủađềtài

Sau khi tách tỉnh, Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng được tái thành lập đên nay hơn 20 năm, với vai trò là thành viên của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Hội đã làm việc theo phương châm sống “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, tiếp tục phát huy vai trò tập hợp, đoàn kết đồng bào phật tử tích cựctham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động của Mặt trận và

địa phương Hầu hết các vị Thường trực Hội ĐKSSYN đều giữ các vị tríquan trọng trong hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địaphương Do vậy, mối quan hệ phối hợp giữa Ban Trị sự Phật giáo và HộiĐKSSYN ở các địa phương diễn ra khá thuận lợi, đúng theo phương châm vàgiáo lý, giáo luật Điều này, đã góp phần quan trọng trong việc phát huy vai trò của Hội là thành viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam từ khi mới ra đời cho đến nay Tuy nhiên sau hơn 20 năm thành lập vẫn có nhiều vấn đề cần các cấp,các ngành nhìn nhận đúng và đủ để hồ trợ Hội ĐKSSYN tiếp tục phát huy vaitrò nồng cốt trong xây dựng, cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đặc biệt, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư Ban hành Chỉ thị 19-CT/TW,về tăng cường công tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới, đã nêu rõ: “ phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN, Ban quản lý chùa và Người có uy

tín trong vùng đồng bào dân tộc Khmer đối với công tác vận động đồng bào.Hồ trợ xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông ”, đây là sự quan tâm hết sức đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Khmer nói chung vàHội ĐKSSYN nói riêng.

Xuât phát từ vai trò và tâm quan trọng của Hội ĐKSSYN đôi với vùng đồng bào dân tộc Khmer Nên các thế lực thù địch luôn coi đây là mục tiêu đếlợi dụng, tiến hành các hoạt động chống phá Tuy nhiên, với truyền thống

Trang 9

đoàn kêt, yêu nước, hòa hợp dân tộc, các thành viên Hội ĐKSSYN luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoạt động theo đúng giáo lý, giáo luật, nên các đối tượng xấu không thể thực hiện được ý đồ

của mình Từ đó, chúng chuyển sang hướng tìm cách bôi nhọ, hạ uy tín, nhằmchia rẽ mối quan hệ giữa Hội với đồng bào dân tộc Khmer, sâu xa hơn làmuốn chia rẽ, tách Hội ĐKSSYN ra khỏi MTTQ Việt Nam với Đảng và Nhànước ta.

Chính vì những lý do nêu trên lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng cần có giải phápnâng cao chất lượng hoạt động của Hội ĐKSSYN ở PGNT Khmer trong thờigian tới, giúp Hội tiếp tục duy trì nhưng nhất thiết phải có quan điểm thốngnhất về vai trò, vị trí, chức năng của Hội phù hợp trong tình hình, giai đoạn lịch sử mới.

2 Tình hình nghiêncứu

Sóc Trăng là tỉnh có số người dân tộc Khmer đông nhất nước, đồng bào dân tộc Khmer hầu hết theo PGNT Khmer (trên 95%), với đồng bào Khmer Nơi đây, cũng là địa phương có Hội ĐKSSYN hình thành rất sớm và ngày càng đông số lượng hội viên Đến nay, đà có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này, trong đó có các công trình như sau:

2.7. Công trìnhnghiêncứu về cộng đồng người Khmer

Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về cộng đồng Khmer và Hội ĐKSSYN ở Nam Bộ Đầu tiên có thể kể đến tác giả Lê Hương với cuốn sách Người

Việt gổc Miên (1969, Nxb Sài Gòn) Tác giả đã nêu về lịch sử người Khmer từ thời kỳ Phù Nam, Chân Lạp cho đến khi Nam Bộ thuộc chủ quyền cùa Việt Nam Trong đó nêu cả tộc người, dân số, mốỉ quan hệ xã hội trong người Khmer, phong tục tập quán, tín ngường, ảnh hưởng cùa tôn giáo Bà la môn đối với người Khmer Nam bộ,

6

Trang 10

những tục lệ thờ cúng, tục lệ sinh hoạt, tục cưới hỏi và những tục lệ hành đạo của người Khmer.

Tiếp đó, năm 1991, Mạc Đường đã cho ra đời cuốn sách vấn đề dân tộc ở đồng bằngsôngCửuLong (1991, Nxb Khoa học xã hội) Trong tác phấm, học giả

đã trình bày bức tranh tổng thể những nét cơ bản về các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long; về vai trò của từng dân tộc, khái quát quá trình hình thành các dân tộc, đặc điếm lao động và cư trú của các dân tộc Trường Lưu với tác phấm Vãnhóa người Khmer ở đồng bằngsông Cửu Long (1993, Nxb Văn hóa dân tộc) Công

trình này là tổng hợp các bài viết có tính chất tham luận về văn hóa của người Khmer Công trình này góp phần bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc Khmer Nam Bộ, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Việc nghiên cứu phum sóc của người Khmer đồng bằng sông Cửu Long cho thấy rõ hơn những đặc điểm xã hội truyền thống của người Khmer chịu ảnh hưởng của PGNT, ngôi chùa và Sư sài Khmer có một vai trò trong đời sống phum sóc Điều này được tác giả Nguyễn Khắc Cảnh trình bày rõ nét trong tác phẩm

Phum sóc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long (1998, Nxb Giáo dục) Tác giả Sơn Phước Hoan với có tác phẩm Vai trò của chùa đốỉ với đời Sống văn hoá của đồng bào KhmerNamBộ Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của cơ quan Đặc trách Dân

tộc ở Nam BỘ(1999-2000) Tác giải đã nghiên cứu tổng quát về người Khmer và PGNT Khmer trong quá trình lịch sử và phát triển của cộng đồng người Khmer Nam Bộ cùng với tôn giáo mà họ đang tin theo Trong đề tài có nêu lên định hướng và đề xuất giải pháp cụ thể đối với đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung, đối với Hội ĐKSSYN nói riêng.

Trần Văn Bổn (2002), Phong tục vànghi lễ vòng đời người KhmerNam Bộ,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội) Tác giả tập trung đi sâu vào tìm hiếu và giới thiệu một mảng đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Nam Bộ, đó là các nghi lễ vòng đời và một số lễ tục dân gian phổ biến của người Khmer Trong công trình

7

Trang 11

này, tác giả đà miêu tả khá chi tiết các nghi lễ, phong tục của người Khmer cần có sự bảo tồn và phát huy.

Huỳnh Thanh Quang với cuốn sách Giá trị vãn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long (2011, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật), Hà Nội Tác giả trình bày

khá đặc sắc về những giá trị văn hóa, thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm phát huy giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay.

2.2 Các công trình nghiên cứuvề Hội Đoàn kết Sưsãi yêu nước

Ban Dân vận Trung ương (2014), Tổ chức và hoạt động của Hội ĐKSSYN trong PGNT Khmer - Thực trạng và giải pháp: Đây là Kỷ yếu tập họp nhiều bài tham luận của các địa phương vùng Tây Nam bộ; phản ánh khá rõ vai trò của Hội ĐKSSYN từ khi thành lập đến nay trong đó thể hiện rõ vai trò lịch sử của Hội và quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thạch Thanh Tùng (2014), Hội ĐKSSYN trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành Văn hóa học,Đại học Trà Vinh Tác giả phân tích làm rõ vai trò của Hội ĐKSSYN trongđời sống văn hóa của cộng đồng người Khmer ở Sóc Trăng thông qua kết quả hoạt động; đồng thời cũng nêu ra những vấn đề bất cập và đề ra một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy vai trò của Hội trong điều kiện hiện nay.

Lê Quốc Lý (2017), Chính sách đối với PGNT Khmer và đồng bào Khmer vùng Tây Nam bộ, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật: Nội dung sách

8

Trang 12

được chia thành hai phần: Phần I- Tống thể về chính sách đổi với PGNTK vùng Tây Nam bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Phần II- Thực trạng thi hành chính sách, đánh giá các chính sách và giải pháp hoàn thiện cácchính sách phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào Khmer vùng Tây Nambộ Sách phẩm chủ yếu nói về chính sách đối với PGNT và người Khmervùng Tây Nam bộ.

Bạch Thanh Sang (2018), Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam bộ với cáchoạt động hướng đến đời sống xã hội và vấn đề đặt ra, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12 (180), tr 54-68: Bài viết phân tích và đánh giá kết quả hoạt động của Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam bộ; thông qua các hoạt động trên các phương diện cúa đời sống xã hội cho thấy Hội ĐKSSYN đã góp phần khôngnhỏ vào việc phát triển tổ chức, phát triến con người mới một cách toàn diện trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Bạch Thanh Sang (2019), Tìm hiểu đặc điểm và tính chất hoạt độngcủa Hội ĐKSSYN.

Trên báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài Hội ĐKSSYN - Nơi gửi gắm niềm tin của đồng bào, phật tử, báo xuất bản với 3 bài từ ngày 21/09, 01/10 và 09/10/2022 Loạt bài báo đã cho đọc giả thấy được Hội ĐKSSYN đóng mộtvai trò quan trọng trong các lĩnh vực đời sống, xã hội của người Khmer vàPGNT Ở đó, những vị chức chức sắc, sư sãi một lòng thực hiện phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, luôn phát huy truyền thốngđoàn kết, yêu nước, hoà hợp dân tộc tiếp tục xây dựng khối đại đoàn kết.

Những công trình nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu khá sâu về cộngđồng người Khmer Nam Bộ Và vai trò của Hội ĐKSSYN Tuy nhiên, nghiên cứu một cách đầy đủ về Hội ĐKSSYN tại tỉnh Sóc Trăng với vai trò trong vùng đồng bào dân tộc Khmer, thì đến nay vẫn chưa có công trình nào đề cập

9

Trang 13

đên Do đó học viên chọn đê tài: “Hội đoàn kêt sư sãi yêu nước vùng dân tộc Khmer tình Sóc Trăng” là không trùng lặp với các công trinh đã được công bố Những thành quả của các công trình được liệt kê phía trên là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng và quý giá về nội dung khoa học, đồng thời sẽ là lượng thông tin gợi ra hướng tiếp cận mới giúp cho tác giả luận văn đạt được mục tiêu nghiên cứu.

3.Mục đích và nhiệm • • •vụnghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn chỉ ra những vấn đề cơ bản về quá trình hình thành và phát triền, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ củaHội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng Từ đó, chỉ ra những hoạt động cơ bản của HộiĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng qua các thời kỳ Luận văn chỉ ra những yếu tố tác động từ những vấn đề đặt ra từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Hội ĐKSSYN tinh Sóc Trăng.

Làm rõ chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức của Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Hệ thống hoá hoạt động của Hội ĐKSSYN hiện nay, trong công tác vận động đồng bào Khmer, ra khuyến nghị nâng cao vai trò của Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng trong tình hình mới.

Đánh giá thực trạng, làm rõ ưu điềm và hạn chế , học viên sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng ở vùng đồng bào Khmer phù hợp trong tình hình hiện nay.

3.2 Nhiệm vụnghiêncứu

10

Trang 14

Học viên xác định, cơ sở đê tài đó là vai trò của Hội ĐKSSYN trongvùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, đế làm rõ các nội dung, học viên vận dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng Tôn giáo học.

Từ những văn bản, tài liệu, cụ thể như Chỉ thị 19 CT/TW của Ban Bí thư- về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới làm cơ sở để khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta nhằmphát triến toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer Trong đó, đặc biệt quan tâm đến Hội ĐKSSYN, sư sãi và chức sắc tôn giáo là dân tộc Khmer Qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của Hội ĐKSSYN trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, trước những xúi giục của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

4.Phạmvi và đối tượngnghiêncún

4.1 Phạmvi nghiên cứu:

Nâng cao vai trò, trách nhiệm Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội cùa Tu sĩ PGNT Khmer và vùng đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay.

4.2.Đoitượng nghiêncứu

Tu sĩ PGNT Khmer, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng, HộiĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng.

Thời gian nghiên cứu từ ngày 10/1/2018 khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 19-CT/TW về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmertrong tình hình mới đến năm 2023.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Đe hoàn thành luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

11

Trang 15

Phương pháp thông kê nhăm khái quát tình hình Tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Phương pháp thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích tài liệu từ gốc cũng như nguồn tư liệu.

Phương pháp quan sát, tham dự, mô tả, so sánh và phỏng vấn, điền dã Cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và liên ngành được sữ dụng khi xem xét các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận văn.

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn hệ thống hoá hoạt động cúa Hội ĐKSSYN trong đời sống xã hội của tu sĩ, đồng bào Khmer trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Sóc rp

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học, giáng dạy và học tập chuyên ngành tôngiáo học và các lĩnh vực khác có liên quan Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của Hội ĐKSSYN từ khi được thành lập từ thời chiếntranh đến quá trình xây dựng đất nước Song song đó sẽ đóng góp cho các nhà hoạch định chính sách, quản lý về tôn giáo và dân tộc, bấm sát với tình hình thực tế, để có những chủ trương về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộcngày càng vững mạnh trên mọi lĩnh vực như, kinh tế văn hóa, chính trị, đảm bảo

an ninh trật tự ở vùng đông đồng bào dân tộc Khmer.

12

Trang 16

7.Kêt câu củaluận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liêutham khảo Phụ lục, đề tàiđược kết cấu thành 3 chuơng:

Chương 1: Kháiquátđặc điêm, tình hình vùng đồng bào dântộc

Khmer,Phậtgiáo Nam tông Khmer, trên địa bàn tỉnhSóc Trăng

Chương 2: Vai trò của Hội Đoànkết sư sãi yêu nước tỉnh SócTrăngđối vớiđồng bàoKhmervà dân tộc

Chương3: Những vẩn đề đặt ra vàmộtsố giảipháp nâng cao vaitrò của Hội Đoànkết sư sãiyêu nướctrong vùngđồngbào dân tộcKhmer tại tỉnh SócTrăng hiện nay.

13

Trang 17

KHAI QUAT VE VUNG ĐONG BAO DAN TỌC KHMER VA

TÔNG QUAN VÈPHẬTGIÁONAM TÔNG KHMER TẠI SÓC TRĂNG

1.1 Đặcđiêmtìnhhìnhvùng đông bào dân tộc Khmer

1.1.1 Tìnhhình kinh tê-xã hội

Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh có đông đồng bào DTTS, được tái lập tỉnh vào năm 1992, toàn tỉnh có 08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố, với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp Dân số là 1.197.823 người; trong đó, đồng bào DTTS chiếm 35,44% dân số (gồm dân tộc Khmer là 30,19%; dân tộc Hoa là 5,22%; còn lại 25 dân tộc khác là 0,037%) Đồng bảo dân tộc Khmer sống đan xen với dân tộc Kinh,Hoa và phân bố đều khắp trên địa bàn trong tỉnh [01; Tr 01] Hầu hết đồngbào Khmer theo đạo Phật (Phật giáo Nam tông Khmer) Thời gian qua, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể luôn xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS là nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo và hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS.

Thời gian qua được sự quan tâm của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ,sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nồ lực cùa các cấp, các ngành, cácđịa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, tình

hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệthống chính trị cùa tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên cáclĩnh vực.

Đồng thời, Tĩnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBN tỉnh đã kịp thời lãnh đạo,chi đạo các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể phối họp triển khai đồng bộ, quyết liệt các chủ trương, chinh sách của Đảng, Nhà nước về công

14

Trang 18

tác dân tộc; lồng ghép việc thực hiện các chính sách dân tộc với các Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vừng; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, chính sách đối với đồngbào DTTS như: Tập trung triển khai các dự án dạy nghề, giải quyết việc làm; dự án tín dụng ưu đãi hộ nghèo; dự án cung cấp điện, điện hoá cho đồng bào DTTS; chính sách trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu sổ; tăng cườngđầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng có đông đồng bào DTTS, đáp ứng ngày

càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Qua đó, tình hình kinh tê - xã hội vùng đông bào DTTS tiêp tục cóchuyển biến tích cực; diện mạo vùng nông thôn có đông đồng bào DTTS ngàycàng được cải thiện; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư; giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát huy, gắn vớiphát triển du lịch văn hoá, lễ hội cùa tỉnh Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng lên; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS tiếp tục được giữ vừng, ổn định; khoảng cách về mức sống của DTTS so với vùng phát triển trong tỉnh được thu hẹp, góp phần

15

Trang 19

Đặc biệt, trong năm công tác giảm nghèo ở vùng đông bào DTTS có sựchuyển biến tích cực.

Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn, thường xuyên tổ chức đánh giá công tác quán triệt, tố chức, triển khai thực hiện các chủ trưcmg, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, và Nhà nước về công tác dân tộc; việc ban hành các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc đều bảo đảm tính hợp pháp, phù hợp tình hình thực tế và theo sự hướng dẫn của Trung ương.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quá thực hiện các chương trình, dự án, chính sách do ngành, đơn vị mìnhquản lý; chủ động tham mưu, đề xuất các chủ trương, biện pháp để giải quyếtcác vấn đề có liên quan đến công tác dân tộc thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.

Riêng năm 2023 công tác dân tộc trong vùng đồng bào Khmer đãchuyển biến tích cực Tổng sản phẩm trên địa bàn tình (GRDP) ước năm 2023 là 72.093 tỷ đồng; trong đó, khu vực I chiếm 41,57%, khu vực II chiếm

15,45%; khu vực III chiếm 39,82% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩmchiếm 3,15% GRDP bình quân đầu người năm 2023 ước đạt 60,10 triệuđồng/người Toàn tỉnh có 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường

ô tô đến trung tâm được cứng hóa, khoảng 80% ấp, khóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 80/80 xã và 775/775khóm, ấp có lưới điện quốc gia đến trung tâm; 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng phát thanh - truyền hình, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt

tinh thần của người dân [03; Tr.03].

Năm 2023, toàn tỉnh có 8.521 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,54% Trong đó, hộ nghèo DTTS là 4.253 hộ, chiếm tỷ lệ 3,58%, gồm: Hộ nghèo dân tộc

16

Trang 20

Khmer là 4.073 hộ, chiêm tỷ lệ 4%; hộ nghèo dân tộc Hoa là 178 hộ, chiêm tỷlệ 1,05%; hộ nghèo dân tộc khác là 02 hộ, chiếm tỷ lệ 4,55%) Tổng số hộ cậnnghèo là 21.515 hộ, chiếm tỷ lệ 6,42%, trong đó, hộ cận nghèo DTTS là 8.832hộ, chiếm tỷ lệ 7,44%, gồm: hộ cận nghèo dân tộc Khmer là 8.230 hộ, chiếmtỷ lệ 8,09%; hộ cận nghèo dân tộc Hoa là 601 hộ, chiếm tỷ lệ 3,55%; hộ cậnnghèo dân tộc khác là 1 hộ, chiếm tỷ lệ 2,27%), Báo cáo công tác dân tộc củaUBND tỉnh Sóc Trăng năm 2023 [04; Tr.03].

UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai đầy đủ, kịpthời các chính sách dân tộc, tập trung thực hiện quyết liệt các chương trình,dự án thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiều số, nhất là đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025 Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội vùngđồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục có bước phát triển; đời sống vật chất, tinhthần của đồng bào được quan tâm chăm lo; các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng dân tộc tiểu số tiếp tục được giữ vững, ổn định.

1.1.2 Tìnhhìnhdân tộc, tôn giáo

Sóc Trăng, là tỉnh đa dân tộc và đa tôn giáo, đồng bào dân tộc Khmerchiếm 30,19% so với dân số chung trong toàn tỉnh, hầu hết đồng bào Khmertheo đạo Phật (Phật giáo Nam tông Khmer).

Đối với đồng bào Khmer, từ khi mới được sinh ra đã được xem là một Phật tử theo đạo truyền thống, xem triết lý Phật giáo là chân lý, đức Phật làniềm tin, ngôi chùa là niềm tự hào, sư sãi là tấm gương đạo đức Ngoài ýnghĩa xuất gia để báo hiếu, tôi luyện đạo đức các vị sư còn được trau dồi kiến thức để phụng sự đạo pháp và dân tộc Từ đó, ngôi chùa Khmer thêm chức

17

Trang 21

năng là trường học Nơi đây còn là ngôi nhà chung ngoài việc thực hành giáo lý, còn giảng dạy tiếng Khmer đế giữ gìn và phát huy tiếng nói, chữ viết cùa dân tộc, liên tục giảng dạy kiến thức Phật học, lẫn những văn bản pháp luậtcủa Nhà nước để phật tử đồng bào Khmer tiếp cận những thông tin mới áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.

Tỉnh Sóc Trăng hiện nay có 9 tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, các hệ phái Cao Đài (Tây Ninh, Tiên Thiên, Minh Chơn Đạo, Ban Chỉnh Đạo,Thượng Đế), Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Tứ ÂnHiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Ba Ha’i Tín đồ các tôn giáo chiếm khoảng

1/2 dân số tỉnh, cùng với một đội ngũ đông đảo các chức sắc, nhà tu hành, chức việc Trong hai Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tín đồ, chức sắc các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộcbảo vệ và xây dựng Tô quốc, là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đồng bào theo tôn giáo ờ tình Sóc Trăng hiện nay nhận thức rõ lợi íchcủa quốc gia, dân tộc và lợi ích của công cuộc đổi mới gắn bó mật thiết vớilợi ích của bản thân và lợi ích của tôn giáo mình tin theo Ý thức dân tộc vàtrách nhiệm xã hội của quần chúng tín đồ tôn giáo được nâng lên; đồng thời, ýthức và tình cảm tôn giáo trong số đông ngày càng phát triển Nhìn chung, đồng bào theo các tôn giáo khác nhau và đồng bào không theo tôn giáo cùng

nhau đoàn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng mở rộng và có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng giàu đẹp.

Trong những năm qua, các thế lực thù địch đặc biệt coi trọng lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền để thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa

18

Trang 22

bình” chông phá Việt Nam Vì vậy công tác tôn giáo của hệ thông chính trịđang là một bộ phận rất quan trọng của công tác dân vận trong thời kỳ mới.

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhận thức, quan điểm và chủ trương, chính sách công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước có sự đổi mới sâu

sắc Đảng ta khắng định: tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật; đồng thời đấu tranh ngăn chặn mọi hoạt động lợi dụng tôn giáo làm phương hại tới lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyềntự do tôn giáo của công dân Đảng ta đã đặt công tác tôn giáo là công tác quầnchúng, công tác dân vận: coi “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng” Đồng bào tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc,có nhiều công lao đóng góp cho quê hương, đất nước thông qua các phongtrào: “phụng đạo, yêu nước”, “kính Chúa, yêu Nước”, “tốt đời, đẹp đạo” đã trở thành những truyền thống quý báu Công tác vận động quàn chúng tôn giáo bằng nhiều hình thức, phương pháp khơi dậy và phát huy những truyềnthống quý báu đó; phát huy những nhân tố tích cực trong đồng bào theo đạo,phát động phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng tôn giáo nhận thức rõ công cuộc xây dựng xã hội mới do Đãng ta lãnh đạo vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, mục tiêu ấy phù hợp với đạo lý của tôn giáo.

1.2 Kháiquát về tổ chức và hoạt động của Phật giáo Nam tông KhmertỉnhSócTrăng

1.2.1.Tình hình chư tăngvà cơ sở thờ tự Phật giáoNam tông Khmer tại Sóc

19

Trang 23

Những năm qua, nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước, cáctỉnh, thành phố trên địa bàn Tây Nam bộ đã quán triệt, triển khai, tố chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị

về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW cùa Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; đặc biệt là Chỉ thị sô 19 - CT/TW ngày 10-01-2018 của Ban Bí thư vê tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; những chủ trương, chính sách đặc thù về công tác dân tộc, tôn giáo ở vùng đồng bào DTTS Với tinh thần yêu nước, đồng bào Khmer đã vượt qua khó khăn, chung sức đồng lòng với Đảng, Nhà nước, góp phần xây dựng vùng đồng bào Khmer ngày càngphát triển.

Bản săc văn hóa của đông bào Khmer luôn được bảo tôn và phát huytrong mọi hoạt động sinh hoạt gia đình, cộng đồng phum sóc, gắn với tín ngưỡng tôn giáo dân tộc Những lúc vui, buồn, gia đình đều mời các vị sư đến nhà làm lễ, đọc Kinh Các vị sư trước hết là tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer, luôn đặc điểm chung là có đức tin, tự nguyện tuân thủ những quyđịnh của tổ chức Giáo hội Cuộc đời và quá trình tu hành được gắn liền với

ngôi chùa, chuyên tâm tu luyện thân tâm, hướng dần tín đồ hành lễ và học hành nâng cao trình độ Tuy nhiên, phần lớn sư sãi, chức sac PGNT Khmer

xuất thân từ nông dân lao động, điều kiện học tập còn khó khăn, một số vị khi xuất tu mới tiếp tục học đế nâng cao trình độ văn hoá, trình độ Phật học Tuy vậy, các vị đều có đạo hạnh tốt, tin vào Phật pháp, có ý thức chấp hành cácchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Sư sãi PGNT Khmer cỏ tinh thân yêu nước, đông hành cùng dân tộc,đồng thuận với chính quyền, giản dị, khiêm tốn, gần gũi trong cuộc sống đời

20

Trang 24

thường Trong hoạt động tôn giáo các vị luôn nhiệt tình và có trách nhiệmcao Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng đất nước, nhiều sư sãi một lòng đi theo Cách mạng Ngày nay, các sư sãi luôn gương mẫu trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện Họ là những tấm gương "tốt đời, đẹp đạo", là điểm sáng

tại các điểm chùa Khmer.

Với tinh thần sống “Tốt đời, đẹp đạo” và kiên định phương châm “Đạopháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, trong những năm qua, hoạt động phật sựcủa Ban Trị sự đã từng bước kết hợp hài hòa, chặt chẽ với các hoạt động xãhội, đưa giá trị trong sáng của giáo lý Đức Phật vào trong đời sống, phát huygiá trị đạo đức và văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Chùa có vị trí quan trọng đặc biệt đối với đồng bào Khmer Chùa làtrung tâm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo; có thể coi là “từ đường” không phải của một dòng họ mà là của cả phum sóc, là biểu tượng vừa thiêng liêng vừa gần gũi đối với đồng bào.

Chùa là trường học, nơi đào tạo nghề và rèn luyện kỹ năng lao động, làcơ sở kinh tế, cơ sở từ thiện, xã hội giúp đỡ những người không nơi nương tựa, trẻ mồ côi, nơi dạy chữ cho trẻ em từ lúc 6 - 7 tuổi trở lên Trẻ em vào chùa để học chữ, học làm người, để đến tuổi trưởng thành trờ về lập gia đình và tham gia hoạt động xã hội Chùa là nơi giáo dục rèn luyện về đạo đức, nhân cách làm người.

Chùa là trung tâm văn hoá của phum sóc, của đồng bào Khmer Mọi lễhội Phật giáo, lễ hội dân tộc đều diễn ra ở chùa, do nhà sư chú trì hướng dẫn.Hàng năm, vào các ngày lễ hội, người dân trong phum sóc tập trung về chùa làm lễ Chùa còn là báo tàng văn hoá, nghệ thuật, nơi lưu giữ các hiện vật, từ đồ thờ tế tự, hiện vật điêu khắc, trạm trổ, kiến trúc

21

Trang 25

Vê sinh hoạt trong Phật giáo Nam tông, đông bào Khmer Nam Bộ nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng đa số theo Phật giáo Nam tông Khmer và đã trở thành một phong tục truyền thống của đồng bào Từ khi mới sinh ra đãđược xem là một tín đồ Phật tử Từ đó, tín đồ Phật giáo Nam tông Khmerchiếm gần như toàn bộ dân số dân tộc Khmer Song Phật giáo Nam tông Khmer có sự khác biệt với PGNT của người Kinh Đó là người nam giớitrong một cuộc đời vừa đóng vai trò là sư, vừa đóng vai trò là tín đồ nhiều lần Lúc nhỏ là tín đồ, lớn lên vào chùa đi tu thời gian ít là một tháng, thời gian nhiều tuỳ ý, sau đó xuất sư về nhà lấy vợ, làm ăn, tham gia việc xã hội Khiđủ duyên lại có thể xin vào chùa đi tu một thời gian rồi sau đó lại trở về gia đình Điều này có ý nghĩa rất lớn trong đời sống xã hội của đồng bào Khmer,bởi nam giới qua tu hành ở chùa là đã qua học tập rèn luyện, có đạo hạnh, có hiểu biết nhất định Mặc dù ngoài đời không phải giữ giới luật như trongchùa, nhưng đã qua chùa tu hành từ lúc còn nhỏ nên nhiều nét trang nghiêm,thanh tịnh của giới luật còn đọng lại và được thể hiện trong đạo đức, lối sốngcủa cộng đồng, vì thế phum sóc của người Khmer thường yên bình, ít tệ nạn xã hội.

Trong giai đoạn 2017 - 2022, Thường trực Hội đã cho phép 08 chùa tổ chức lễ Kiết giới (Sây Ma) gồm: Chùa Đôi Trụ, phường I, chùa Đuy Tà Pai, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu; chùa Đơm Pô, xã Đại Ân II, huyện Tràn Đề, chùa Pô Thị Satharam phường 7, thành phố Sóc Trăng, chùa Duy Om Pu, xãThạnh Quới, huyện Mỳ Xuyên, chùa Bull Mum, huyện Thạnh Trị: chùa PringPrum, xã Trịnh Phú, huyện Kế Sách và chùa Tả Quát Thmây, xã Hồ ĐắcKiện, huyện Châu Thành Ngoài ra, cho phép tổ chức khánh thành một số ngôi Sala (phước xá) tại các chùa trên địa bàn tình Đồng thời, Thường trựcHội cũng đã chỉ đạo các chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa tỉnh tố chứclễ Ve Sak, lễ nhập hạ, lễ xuất hạ, lễ Sene Đôlta, lễ Dâng y Kathina, lễ hội Cóc

22

Trang 26

Om Bóc - Đua ghe Ngo, tết Chôl Chnăm Thmây đúng theo lễ nghỉ tôn giáo, dân Hướng dần, chỉ đạo Chi hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thành công Đại hội 9/9 Chi hội và đã suy cử 120 vị vào thành viên Ban Chấp hành Chi hội (trong đó có 09 vị là Chỉ hội trưởng; 15 vịChi hội phó) và bầu chọn 276 vị dự Đại hội Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nướctinh [05; Tr 03] Riêng thị xã Ngã Năm và huyện Cù Lao Dung không tổ chức Đại hội (do mỗi huyện chỉ có 01 chùa, nên hai địa phương này đã suy cửtham gia vào thành viên của Ban Chấp hành Chi hội huyện Thạnh Trị và

huyện Long Phú).

Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 130 cơ sở thờ tự; trong đó có 93 chùa và 37 Salaten, với tổng số Sư sãi hiện có 1.929 vị đang tu học và trên 1.326 thành viên Ban Quản trị Giai đoạn 2018 - 2023, các vị sư trong Phật giáo Nam tông Khmer được tấn phong 08 vị (trong đó có 03 vị Hoà thượng và 05

vị Thượng toạ) Hội ĐKSSYN cũng đã giới thiệu 04 vị tham gia vào Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và 45 vị tham gia Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh [06; Tr 03] Thường trực Hội cũng đã phân công các vị trong Ban Thường trực tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II tại Thủ đô Hà Nội; dự Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ VIII, IX tại tỉnh Cà Mau và tỉnh Vĩnh Long.

Công tác bô nhiệm chức danh Trụ trì các chùa PGNT Khmer luôn đượcquan tâm, hiện nay có 83 chùa được bố nhiệm chức danh Trụ trì, còn 09 chùa chưa được bổ nhiệm lại (do Trụ trì được bổ nhiệm đã hoàn tục và viên tịch).

1.2.2 Sự hình thành vàphát triển Hội Đoàn kết sư sãiyêu nước tính Sóc Trăng

23

Trang 27

Trong những năm kháng chiên chông Mỹ cứu nước, với sự lãnh đạo của Đảng nhằm tuyên truyền, vận động, tập họp sư sãi, các vị chư tăng vàđồng bào Khmer tham gia vào sự nghiệp cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc Ngày 20/03/1963, Khu ủy khu Tây Nam bộ chủ trương thành lập HộiĐKSSYN Tây Nam bộ trên cơ sở kế thừa tổ chức Ban Sãi vận, Ban Khmervận , từ đó Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước ra đời và là tổ chức thành viên trực thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam; quá trình hoạt động củaHội ngoài công tác hoạt động Phật sự và thế sự gắn với tham gia đấu tranhcách mạng luôn được sự hưởng dẫn trực tiếp của Mặt trận và Ban Khmer vận khu Tây Nam bộ [phụ lục 1] Đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975), chuyển sang giai đoạn xây dựng và bảo vệtổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tháng 10 năm 1975 Hội ĐKSSYN tỉnhHậu Giang được tiếp tục duy trì tổ chức này, với tên gọi là “Hội ĐKSSYN” luôn gắn liền với hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer.

Sóc Trăng là vùng đất có lịch sử - văn hóa lâu đời và là vùng đa dân tộc, đa tôn giáo với những đặc điếm riêng về tộc người cũng như văn hóa và tôn giáo, qua nhiều thế kỷ cùng sinh sống, các dân tộc đã giao lưu, hoà nhậpvề văn hóa, vay mượn và sử dụng lẫn nhau về ngôn ngừ giữa các dân tộc trong vùng, hình thành một diện mạo văn hóa riêng của tỉnh Sóc Trăng vừa đa dạng, vừa phong phú.

Người Khmer Nam Bộ nói chung, người Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng chủ yếu theo Phật giáo Nam tông Khmer mà cơ quan đại diện là HộiĐKSSYN Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng được hình thành khá sớm(20/3/1963) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lúc đó là thành viên của ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khu Tây Nam Bộ, dướisự lãnh đạo của Khu ùy và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Khmer vận khuTây Nam Bộ Hội là tổ chức quần chúng tự nguyện của giới Sư sãi, gắn bó

24

Trang 28

mật thiết với Sư sãi và đồng bào Khmer, là thành viên của úy ban Mặt trận Tố quốc Việt Nam tại địa phương Ngoài ra, còn hoạt động theo Điều lệ cùa Hội nhằm tập hợp, đoàn kết Sư sãi đề chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên là Sư sãi và Phật tử, đồng thời vận động đồng bào Khmer trên địa

bàn hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần tích cực vào công cuộc đổimới của đất nước.

Sau ngày giải phóng đến nay, được sự quan tâm tạo điều kiện của cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các Đoàn thể, Hội ĐKSSYN vẫn duy trìhoạt động Tính đến nay đã trải qua 09 kỳ Đại hội, kỳ Đại hội lần thứ I, II và III với tên gọi: Đại hội Đại biểu Sư sãi - Achar tỉnh Hậu Giang; tại kỳ Đại hội

lần thứ IV (1996 - 2000) với tên gọi: Đại hội đại biểu Sư sãi - Achar tỉnh Sóc Trăng; từ kỳ Đại hội lần thứ V đến nay với tên gọi: Đại hội đại biểu Hội ĐKSSYN tình Sóc Trăng.

Nhiệm kỳ 9 (2022 - 2027), Đại hội suy cử thành viên Ban Chấp hành Hội ĐKSYN tỉnh gồm 59 vị; trong đó, Ban cố vấn 04 vị, Ban thường trực 15 vị, ủy viên Ban chấp hành 40vỊ [ phụ lục 2] Hiên tại còn 58, do Hoà thượngDương Nhơn viên tịch vào ngày 3/10/2023 Như vậy Ban cố vấn còn lại 03 vị Đối với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có 09/11 đơn vị thành lập Chi hội Đoàn kết Sư sãi Yêu nước ( Thị xã Ngã Năm và huyện Cù Lao Dung không thành lập), do mồi huyện chỉ có 01 ngôi chùa, nên 02 địa phương này

chỉ suy cử đại biểu dự đại hội cấp trên 107; Tr 35 - 37].

Danh sách Ban Thường trực Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2022-2027 gồm 15 vị ( Hội trưởng và 10 phó hội trưởng; 4 Uỷ viên Thường trực Đồng thời suy chỉ 3 vị Hoà thượng làm cố vấn.

25

Trang 29

Giáo phẩm

Chức vụ tôn giáo hiện nay

Chức vụ xã hội hiện nay

Trình độVH/PH

Hồng KimPhuông

Mu Ni Srăs keo

Cố vấn HộiĐKSSYN tỉnh

9/12 sơ cấp Phật học

9/12 sơ cấp Phật học •

9/12 sơ cấp Phật học

Danh

Thường trực

15 vị ( 10 phó Hội trưởng và 4 uỷ viên

9/12 TCPhật học

12/12TC Pali

9/12 TCPali

Trần KiếnQuốc

Hội Phó HộiĐKSSYN tỉnh

12/12,

Sơ cấpPali

6/12 Pali Roong

26

Trang 30

Lâm Strong Year ĐKSSYN tỉnhCấp Pali

9/12 TCPha li

Lý MinhĐức

Som Rong

Hội Phó HộiĐKSSYN tỉnh

12/12TC Pali

Đại biểu Quốchội

Trần VănTha

Rây Ta Mơn

Hội Phó HộiĐKSSYN tỉnh

12/12Thạc sĩ

5/10 Sơ cấp Pali

Tăng HoànhNa

Nguồn: Vãn kiện Đại hội đại biểu Hội ĐKSSYNtỉnh Sóc Trăngnhiệm kỳ 2022 -2027

Thực hiện phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam “Đạo pháp- Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát

huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, hòa họp dân tộc Ban Chấp hành Hội cónhiều vị có uy tín và đức hạnh được bầu vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trung ương và địa phương Trong đó, Hòa thượng Tăng Nô - ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Hội trường Hội ĐKSSYN tỉnh

27

Trang 31

Sóc Trăng ; Thượng tọa Lý Đức - Đại biểu Quốc hội tỉnh, Phó Trưởng BanTrị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó Hội trưởng Hội ĐKSSYN tĩnh Đây là các vị người đứng đầu trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam

tỉnh đồng thời là thành viên trong Ban chấp hành Hội ĐKSSYN Trong nhiệmkỳ 2017 -2022, Hội ĐKSSYN các cấp giới thiệu chức sắc tham gia đại biểu dân cử, các cơ quan, đơn vị Trung ương và tỉnh gồm: Đại biểu Quốc hội; Uỷban MTTQ Việt Nam các cấp 73 vị (trong đó, Trung ương 01 và cấp tỉnh 02 và cấp huyện 21 và cấp xã 49 vị), Hội Chữ thập đỏ tỉnh 01 vị ; đại biểu HĐND các cấp 36 vị (trong đó, cấp tỉnh 01 và cấp huyện 09 và cấp xã 26 vị)

[08;Tr 33], Ngoài ra Ban chấp hành Hội và Chi hội các huyện, thị xã, thànhphố trong tỉnh đều tham gia Hội Khuyến học các cấp

Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng được cơ cấu, tổ chức thực hiện gồm cấp tỉnh và huyện, cấp tỉnh có Ban chấp hành Hội do Đại hội đại biểu bầu và suy cử Hội trưởng, các Hội phó, các Uỷ viên Thường trực, và các ủy viên Ban Chấp hành Hội thành lập các tiểu ban gồm: Tăng sự, Hoằng pháp, Văn hóa- Nghi lễ, Giáo dục, Từ thiện xã hội, Tài chính, Kiểm soát và Văn phòng Hội.

Cấp huyện có Chi hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước các huyện, thị xã,thành phố số lượng Uỷ viên Ban chấp hành Chi hội tuỳ theo từng nơi qui định (ít nhất 05 thành viên) Như tại huyện Trần đề, Có tỷ lệ đồng bào Khmer

chiếm gần 50% dân số huyện, trên địa bàn huyện có 14 chùa và 24 Salatel vớitổng số sư sãi là 359 vị (Hòa thượng 01 vị, Thượng tọa 03 vị, Đại đức 10 vị, Phó trụ trì 14 vị, Achar 42 vị, tỳ khưu 84 vị, Sadi 275 vị) Ban quàn trị 14chùa có 602 vị, 24 trưởng Salatel và Phật tử có khoảng 12.500 hộ [9; Tr.21].Theo thống nhất điều lệ của Hội ĐKSSYN tỉnh từ Sadi trở lên là hội viên, qua đó cho thấy sự có mặt cùa các thành viên khá đông trong vùng đồng bào

28

Trang 32

Nhiệm kỳ của Ban chấp hành Hội và Chi hội là 5 năm tổ chức Đại hội một lần Ban chấp hành Hội được quyền triệu tập Đại hội đại biếu bất thườngkhi được sự đồng ý của trên 50% thành viên Ban chấp hành Ban Thường trựchọp định kỳ một quý 1 lần, Ban chấp hành Hội họp định kỳ 6 tháng 01 lần.

Nguồn tài chính cùa Hội do các chùa đóng góp; các tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp của Hội Một Phần ngân sách do Nhà nước hỗ trợ.

Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng hoạt động theo Điều lệ của Hội gồm 8chương, 15 điều, được Đại hội đại biểu Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng, nhiệmkỳ 2022-2027 thông qua.

Hội ĐKSSYN luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhànước Ban Chấp hành Hội vinh dự được đón lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đến thăm và tặng quà nhân dịp lễ, tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer như: ông Nguyền Xuân Phúc, Nguyên Thủ tướng Chính phủ,nguyên Chù tịch nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam; bà Nguyễn Thị

Kim Ngân, nguyên Chủ tịch Quốc hội; ông Trần Thanh Mần, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; ông Phạm Bình Minh, nguyênPhó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Đồ Văn Chiến, Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tố quốc Việt Nam; bà Trương Thị Mai, Thường Ban bí thư, Trưởng Ban Tố chức Trung ương; bà Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng BanDân vận Trung ương; ông Hau A Lenh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy Ban Dântộc; Thiếu tướng Lê Tân Tới, Chủ nhiệm ủy ban Quốc phòng - An ninh củaQuốc hội; ông Lê Sơn Hải, nguyên Thứ trưởng, Phó Chù nhiệm ủy Ban Dântộc cùng các quí vị lãnh đạo của Bộ, ngành Trung ương và địa phương Đặcbiệt, ngày 9/10/2023, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác Quốc hội đã đến thăm, chúc mừng Lễ Sen Doha năm 2023 tại Hội ĐSSYN tỉnh Sóc Trăng [phụ lục 3],

29

Trang 33

Được sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng, sựhướng dẫn của Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng sự hồ trợ của Ban Dân tộc,Ban Tôn giáo tỉnh, Hội ĐKSSYN đã tập hợp các vị hòa thượng, thượng tọa, Đại đức, Ban quản trị và các vị Achar tiêu biểu tham gia xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển và ổn định.

1.2.3 Vai trò của ChủtịchHộiĐoàn kếtsưsãi yêunướctỉnh SócTrăng

Hội trưởng Hội ĐKSSYN đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng là Hoà thượngDương Nhơn Ngày Sinh năm 1930 đã viên mãn ngày 3-10-2023, trụ thế: 93năm, 73 hạ lạp Là vị tu sĩ sở hữu kiến thức sâu rộng về Phật học, giáo lý và

thế học, ngài được sự kính trọng từ chư Tăng và đồng bào Phật tử Do đó, Hoàthượng đã được thỉnh đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Phật giáo Namtông Khmer (hệ phái Mahanikai) và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong ba nhiệmkỳ II, III, IV (từ 1987 - 2002), được suy cử Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự(nhiệm kỳ V 2002 - 2007); Nhiệm kỳ VI (2007-2012) được suy tôn thànhviên Hội đồng Chứng minh, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, tiếp tục được suy cử Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự - phụ trách Phật giáo Nam tông; Nhiệm kỳ VII (2012-2017), Hoà thượng tiếp tục được suy tôn Phó Pháp chủHội đồng Chứng minh, suy cử Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự và nhiệm kỳ VIII (2017-2022), tiếp tục được suy cử ngôi vị Phó Pháp chủ, nhiệm kỳ IX(2022-2027), Hoà thượng được suy tôn ngôi vị Phó Pháp chủ kiêm Giám luậtHội đồng Chứng minh.

Với vị trí và uy tín của mình, Hòa thượng Dương Nhơn đã được Trung ương Giáo hội Phật giáo thỉnh tham gia Chủ tọa đoàn với cương vị PhóChủ tịch và đoàn Chứng minh các kỳ Đại hội Đại biếu Phật giáo toàn quốc lần thứ V, VI, VII, VIII, cùng với dự lễ Vesak Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam.

30

Trang 34

Ngài tham gia Đoàn câp cao Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự Hội nghị Phật giáo châu Á vì hòa bình (ABCP) tại Mông cổ, lễ Vesak Liên Hiệp Quốc tạiThái Lan, và làm trưởng đoàn Đại biểu Phật giáo Việt Nam trong các chuyếnthăm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Ân Độ,

Tham gia cơ quan dân cử, MTTQ Việt Nam là đại biểu HĐND tình Hậu Giang nhiệm kỳ (1981-1986); đại biểu Quốc hội khoá IX (1992-1997);ủy viên Thường trực UBMTTQVN tỉnh Hậu Giang, ủy viên UBMTTQ ViệtNam tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ IV, V, VI, VII và là Phó Chủ tịch khôngchuyên trách Uỷ ban MTTQ Việt Nam của tình Sóc Trăng hai nhiệm kỳ VI,VII; ủy viên ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ III,IV, V và ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ VI ,VII.

về hoạt động gắn liền với Hội ĐKSSYN, sau ngày 30-4-1975, nhờvào uy tín của mình và mối quan hệ với các vị tiền bối, lão thành cách mạngnhư cụ Trịnh Thới Cang và cụ Maha Huỳnh Cương từ những năm kháng

chiến, ngài đã tham gia Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang ngay từ đầu Đến năm 1976, Hoà thượng được suy cử làm phó Hội trưởng tỉnh Hậu

Giang và tham gia làm thành viên của ủy ban MTTQViệt Nam tỉnh HậuGiang.

Năm 1980, Hoà thượng đã ủng hộ chủ trương chung của Đảng và Nhànước, đồng thời đại diện cho Hội ĐKSSYN khu vực Tây Nam bộ, tham giacùng các vị trong Ban Vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Tháng 11-1981, thay mặt cho Hội ĐKSSYN khu vực Tây Nam bộ, ngài đã được cử làm một trong các đại diện của 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo,thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tại Đại hội Đại biểu Phật

31

Trang 35

giáo Việt Nam lần thứ nhất ngày 7-11-1981 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội, Hoàthượng đã được phân công đọc tham luận.

Năm 1982, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang được thành lập, và Hoà thượng đã được suy cử làm ủy viên Ban Thường trực

và Phó Trường ban Trị sự GHPGVN tình Hậu Giang từ năm 1982 đến 1992 Sau đó, sau khi tác tỉnh Hoà thượng tiếp tục đảm nhận vai trò quan trọng nhưTrưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng từ 1993-2017.

Năm 2002, Hòa thượng Dương Nhơn đã được bầu làm Hội trưởng HộiĐoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đến năm 2022 Như vậy Hoà thượng

Dương Nhơn là Hội trưởng đầu tiên và kéo dài 20 năm, Ngài đã viên tịch.

1.2.3Mối quanhệgiữa Phật giáo Namtông Khmer với Hội Đoàn kếtsưsãi yêu nước

Năm 1981 của Ban Châp hành Trung ương Đảng có Thông tri vê chủ trương thống nhất các tổ chức Phật giáo Lúc đó, cố Hòa thượng Dương Nhơn

là một trong nhựng vị có uy tín trong Phật giáo Nam tông Khmer đã đại diện cho các tồ chức Hội ĐKSSYN vùng Tây Nam bộ, ngày đã làm trưởng đoàncùng với 08 tổ chức, hệ phái Phật giáo đã thống nhất thành lập một tổ chứcchung đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Việt Nam ở trong và ngoài nước, lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Từ đó, trong ngôi nhà chungcủa Giáo Hội Phật giáo Việt Nam, hơn 40 năm qua, Phật giáo Nam tông Khmer tiếp tục có những đóng góp công sức xây dựng Giáo hội vững mạnhvà trường tồn, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Khmer, làmphong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, xứng đáng vớitruyền thống của Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo gắn bó, đồng hành cùngdân tộc.

32

Trang 36

Cùng chung một hệ thông giáo lý, giáo luật Hội ĐKSSYN tỉnh SócTrăng sinh hoạt trong ngôi nhà chung của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, là tổ chức xã hội của giới sư sãi PGNT Khmer, Hội đã thể hiện tinh thần đoàn kết thống nhất hành động yêu nước Hội ra sức động viên sư sãi, đồng bào phật tử chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, giữ gìn bản sắcvăn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần vật chất của sư sãi và đồng bào

phật tử Khmer, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chù, công bằng, văn minh” Hội hoạt động theo phương châm: Tự nguyện - Đoàn kết - Phát triến.

Mối quan hệ phối họp giữa Ban Trị sự Phật giáo và Hội ĐKSSYN cáccấp ờ từng địa phương nhìn chung khá tốt và thuận lợi Hầu hết các vị lãnh đạo Hội ĐKSSYN các cấp, đều giữ các vị trí lãnh đạo quan trọng trong BanTrị sự Giao hội Phật giáo Việt Nam cấp tinh và cấp huyện, thành phố Do đó, giữa lãnh đạo của hai tổ chức này ở đa số các địa phương có mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ, hồ trợ lẫn nhau trong hoạt động; các phàn việc liên quan vai trò,trách nhiệm của từng tổ chức cơ bản đều được bàn bạc dân chủ, thống nhất trên tinh thần đoàn kết Tuy nhiên, trong sinh hoạt Phật sự - xã hội giữa hai hệphái PGNT Khmer và Phật giáo Bắc tông của người Việt trong thời gian quabộc lộ nhiều vấn đề bất cập có sự khác nhau.

Do hệ phái PGNT Khmer mang tính biệt truyền và đặc thù riêng phần lớn sinh hoạt thường gắn bó với Hội ĐKSSYN nhiều hơn là Ban Trị sự tỉnh,thành hội Phật giáo Sư sãi Nam tông Khmer xem tổ chức của Hội, gần như làmột tổ chức đặc thù của hệ phái, nên mọi hoạt động như thuyên chuyển, bổ nhiệm Trụ trì, tổ chức thọ giới, tấn phong giáo phẩm, kỷ luật, bồi dưỡng và đào tạo sư sãi đều do Hội ĐKSSYN xem xét quyết định Việc tham gia hội họp của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp tĩnh, thành hội, chủ yếu giải quyết

33

Trang 37

việc chung của Giáo hội, do việc nghiên cứu vê phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của mỗi hệ phái chưa sâu, nên tình hình chung củaGiáo hội và hoạt động của hệ phái Nam tông đôi lúc cũng gặp khó khăn trong công tác Phật sự - xã hội.

Tổ chức Hội ĐKSSYN là nơi quy tụ các vị sư sãi yêu nước và bảo vệ phong tục tập quán tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của đồng bào KhmerNam Bộ Trong những năm qua, các cấp Hội ĐKSSYN trên địa bàn đã phối hợp với chính quyền, đoàn thể làm tốt và có hiệu quă công tác tuyên truyền, vận động trong đội ngũ sư sãi, Ban Quản trị chùa, đồng bào Phật tử chấp hànhchủ trương, chính sách của Đàng, Nhà nước, nhất là các chủ trương, chínhsách có liên quan đến dân tộc, tôn giáo.

Phối hợp giải quyết có lý, có tình, hợp đạo - đời khi có các vụ việc phức tạp liên quan tới sư sãi và tín đồ PGNT Khmer nảy sinh Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với các ngành chức năng giải quyết có hiệu quả

vụ việc phức tạp xảy ra tại Trường trung cap Pali và tại các chùa Prey Chóp, chùa Tà sết Bên cạnh đó, Hội ĐĐKSSYN tại các địa phương còn có nhiều hoạt động tích cực, đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã

hội, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

Tiểukếtchương 1

Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng là tô chức thành viên của Uy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và theo Hiến Chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hội có nhiệm vụ tập hợpdân tộc, tôn giáo, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh nhà Ngoài ra còn tham gia bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc và tiếng nói, chữ viết, các lễhội, phong tục, tập quán với vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Khmer, Ban Chấp hành Hội luôn thực hiện tốt

34

Trang 38

việc học tập các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật cùa Nhà nước và tăng cường sự phối hợp với các ngành chức năng tố chức tuyên truyền thìbiến pháp luật cho giới sư sãi, Achar, Ban quản trị chùa và đồng bào phật tử Khmer am hiểu, thực hiện đúng theo quy định Trong các dịp lễ, tết của dân tộc, tôn giáo, Hội đã tổ chức lồng ghép tuyên truyền phổ biến Luật Môitrường Luật đất đai, Luật An toàn giao thông, Luật Khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn các chùa tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội văn hóa truyền thống đúng theo phong tục tập quán, góp phần nâng cao ý thức giữ gìn

bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy lùi mê tín dị đoan, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.

Sư sãi PGNT, là những người có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọngtrong đời sống của đồng bào Khmer, được Nhân dân sùng kính, tiếng nói và các ý kiến của các vị có ý nghĩa tầm quan trọng đối với sinh hoạt của đồng bào Phật tử.

35

Trang 39

Thực hiện việc phối hợp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào dân tộc Khmer phát triển kinh tế, xóa đỏi giảm nghèo, nâng cao đời sổng, giữgìn truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng phum sóc ngày càng khởi

Công tác vận động tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn việc tu tập, thực hiện phật sự cho chức sắc, sư sãi PGNT Khmer là một trong những nhiệm vụ trọngtâm đã và được đưa vào điều lệ của Hội NĐKSSYN.

Công tác phối hợp vận động chức sắc, sư sãi, Ban Quản trị các chùa vàtín đồ PGNT Khmer tham gia hưởng ứng rộng rãi cuộc vận động Học tập vàlàm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được tuyên truyền

36

Trang 40

bằng tiến Khmer (dịch từ tại liệu từ tiến Việt sang tiếng Khmer), tham giaphong trào thi đua yêu nước trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Bên cạnh

công tác Phật sự, Hội ĐKSSYN và các chùa PGNT Khmer tham gia tích cựccác hoạt động an sinh xã hội do Mặt trận và chính quyền các cấp phát động.

Phối hợp tham gia vận động, giải quyết những mâu thuẫn, bất đồngtrong nội bộ Phật giáo Nam tông Khmer tại địa phương Với trò là tổ chức thành viên của ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Hội ĐKSSYN là cầunối quan trọng giữa sư sãi, bà con phật tử PGNT Khmer với cấp ùy đảng, chính quyền các cấp; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp tuyên truyềnchủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước.

Hội thường xuyên tuyên truyền, vận động đồng bào nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cũng như hiểu sâu hon nữa về hiểm họa nghiêm trọng củaô nhiễm môi trường và biến đối khí hậu đối với đời sống con người Đề nghị các cơ quan chức năng có liên quan, phát huy tính cộng đồng để nhân lênphong trào thắp sáng đường quê, giữ gìn đường làng, ngõ xóm cảnh quangxanh, sạch, đẹp; xóa bở những thói quen gây ô nhiễm, làm suy thoái môi trường trong sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tể, văn hóa,xã hội, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực, cách làm hay, sáng tạotrong tham gia bào vệ môi trường, ứng phó với biến đối khí hậu, góp phầnthực hiện "tốt đời, đẹp đạo" và tăng cường sự gắn bó, đồng hành cùng chungtay bảo vệ môi trường; đồng thời duy trì, nhân rộng các mô hình điểm đã được xây dựng trước đó, bảo đảm các mô hình hoạt động hiệu quả, thu hútđông đảo bà con phật tử tự nguyện tham gia.

2.2 Vai trò của Hội Đoànkết sư sãi yêu nướctronggiói tu sĩ

Hội ĐKSSYN tỉnh Sóc Trăng mang tính chất đặc thù, do đó tất cả sưsãi Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh từ Sadi trở lên đều là Hội viên chính

37

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w