1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Thương Mại Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Dương
Tác giả Cao Hoài Thương
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tiến
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 5,62 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (0)
    • 1. Lý do thực hiện đề tài (13)
    • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (15)
      • 2.1. Các nghiên cứu ngoài nước (15)
      • 2.2. Các nghiên cứu trong nước (20)
      • 2.3. Kết luận về tổng quan nghiên cứu và xác định khoảng trống nghiên cứu (23)
    • 3. Mục tiêu nghiên cứu (25)
    • 4. Câu hỏi nghiên cứu (25)
    • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (26)
    • 6. Phương pháp nghiên cứu (27)
    • 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn (27)
    • 8. Kết cấu của luận văn (28)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP (0)
    • 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM (29)
      • 2.1.1. Các khái niệm và bản chất của kế toán trách nhiệm (29)
      • 2.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm (32)
      • 2.1.3. Chức năng của kế toán trách nhiệm (33)
    • 2.2. NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM (34)
      • 2.2.1. Phân cấp quản lý (34)
      • 2.2.2. Các yếu tố của kế toán trách nhiệm (37)
        • 2.2.3.1. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí (41)
        • 2.2.3.2. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu (42)
        • 2.2.3.3. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận (43)
        • 2.2.3.4. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư (43)
    • 2.3. KINH NGHIÊM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC (44)
      • 2.3.1. Quản trị theo mục tiêu trong hệ thống kế toán trách nhiệm của tập đoàn Abbott, Hoa kỳ (44)
      • 2.3.2. Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont (46)
      • 2.3.3. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam (47)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (49)
      • 3.1.1. Cách tiếp cận nghiên cứu (49)
      • 3.1.2. Khung nghiên cứu (50)
    • 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (51)
      • 3.2.1. Mô hình nghiên cứu (51)
      • 3.2.2. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (52)
      • 3.2.3. Luận giải nội dung các biến của mô hình nghiên cứu (54)
      • 3.2.4. Thiết kế phiếu khảo sát (58)
      • 3.2.5. Mẫu thực hiện nghiên cứu (59)
    • 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (59)
      • 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu (59)
      • 3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu (60)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (65)
    • 4.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (65)
      • 4.1.1. Tình hình kinh tế thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (65)
      • 4.1.2. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (67)
    • 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (69)
      • 4.2.1. Sơ lược về mẫu trong diện khảo sát (69)
        • 4.2.1.1. Về nhân khẩu học của người trả lời phiếu khảo sát (69)
        • 4.2.1.2. Về các doanh nghiệp khảo sát (72)
      • 4.2.2. Kết quả đánh giá mô hình đo lường (74)
        • 4.2.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo (74)
        • 4.2.2.2. Đánh giá giá trị hội tụ thang đo (75)
        • 4.2.2.3. Đánh giá giá trị phân biệt thang đo (76)
      • 4.2.3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc (78)
        • 4.2.3.1. Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến (78)
        • 4.2.3.2. Đánh giá hệ số xác định điều chỉnh (79)
        • 4.2.3.3. Đánh giá hệ số tác động f 2 (79)
      • 4.2.4. Kết quả kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ trong 2 mô hình (80)
  • CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (83)
    • 5.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ (83)
      • 5.1.1. Từ các kết quả nghiên cứu (83)
    • 5.2. CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (87)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)

Nội dung

Từ các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn hướng đến trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: i Thực trạng công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian qua n

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do thực hiện đề tài

Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhiều thành phần kinh tế với sự hoạt động, mức độ cạnh tranh ngày càng cao hơn, bên cạnh xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa về kinh tế, tính độc lập và tự chủ trong các doanh nghiệp ngày càng cao hơn đã buộc các doanh nghiệp tại Việt Nam phải tự thay đổi để thích nghi với xu thể mới Để đạt được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một tổ chức và phương hướng, phương thức hoạt động linh hoạt, xác định thành quả và trách nhiệm trên từng bộ phận/phòng ban của doanh nghiệp; đồng thời, phải cụ thể hóa trách nhiệm đến từng bộ phận/phòng ban và từng cá nhân trong doanh nghiệp

Tại Việt Nam, Kế toán quản trị (KTQT) đã được áp dụng, phát triển gắn liền với các chính sách, chế độ kế toán áp dụng tại các doanh nghiệp Theo dòng thời gian phát triển, KTQT chỉ mới được đề cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990 và đã phát triển thành yêu cầu cấp bách trong xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000 đến nay khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế Về phương diện luật pháp, thuật ngữ “Kế toán quản trị” chỉ được ghi nhận chính thức trong Luật Kế toán Việt Nam ban hành ngày 17 tháng

05 năm 2003 và được hướng dẫn áp dụng trong các doanh nghiệp tại Thông tư số 53/2006/TT- BTC, ban hành ngày 12 tháng 06 năm 2006 của Bộ Tài chính Kể từ đó cho tới những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp đã chú trọng nhiều hơn đến KTQT để nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường năng lực thích ứng và cạnh tranh trong môi trường kinh doanh nhiều biến động; đồng thời, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn hay cụ thể hơn là ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về mặt chiến lược và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Trong khi đó, Doanh nghiệp thương mại (DNTM) là một loại hình doanh nghiệp được quy định bởi pháp luật, chuyên về cung cấp các loại hình hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm tạo ra lợi nhuận Về bản

2 chất, hoạt động kinh doanh thương mại được chia thành ba loại: dịch vụ thương mại, mua bán hàng hóa và xúc tiến thương mại Có thể nói, DNTM là cầu nói trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất với thị trường tiêu thụ Tuy nhiên, sau đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp nói chung đã hoạt động trở lại ổn định, hoạt động của các DNTM theo đó cũng đang phục hồi và tăng trưởng, nhưng đâu đó vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi đứt gãy chuỗi cung ứng từ cuộc chính Nga – Ucraina, hiện tượng suy thoái toàn cầu nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, …., hoạt động thông quan hàng hóa gặp nhiều khó khan, làm cho các DNTM tại Bình Dương gặp nhiều khó khăn, thách thức

Là một tỉnh có nền công nghiệp phát triển, theo đó cơ cấu thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế tỉnh Bình Dương đang tăng dần đều theo từng năm; trong đó, năm 2022 cơ cấu thương mại – dịch vụ chiếm hơn 22%, đến năm 2023 nâng lên hơn 23,5% Chỉ tính riêng trong 7 tháng của năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh đạt 174.820 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 120.346 tỷ đồng, chiếm 68,8%, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 16.986 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Theo đó, xác định phát triển thương mại đồng bộ, đa dạng, hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, số hóa trong quản lý, khai thác, vận hành; hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân (UBND tỉnh Bình Dương, 2023) Đồng thời, một số DNTM trên địa bàn tỉnh còn phát triển theo hướng tự phát, việc quản lý tài chính còn hạn chế nên làm hạn chế khả năng phát triển của các doanh nghiệp Vì vậy, cần thiết phải có một công cụ kiểm soát quản lý hữu hiệu là KTTN, để qua đó kiểm soát được các thành quả của các bộ phận/trung tâm trách nhiệm như trung tâm tạo doanh thu, trung tâm sử dụng chi phí, trung tâm đầu tư,… Tuy nhiên, qua khảo sát tại các DNTM trên địa bàn tỉnh hiện nay, hệ thống thông tin KTTN của phần lớn các doanh nghiệp chưa thoả mãn được nhu cầu cung

3 cấp thông tin cho nhà quản trị trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ chưa phân định rõ chức năng cho các phòng ban/bộ phận/trung tâm về nhiệm vụ, chức năng, trách nhiệm,…, chưa có các đánh giá trách nhiệm trong quá trình vận hành Qua nhận thức được các điều này, xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề KTTN nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Về cơ bản, qua tổng quan các tài liệu nghiên cứu cho thấy các nhà nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã đề cập đến KTTN theo ba hướng chính, cụ thể: hướng thứ nhất, các công trình tập trung nghiên cứu về các yếu tố của KTTN; hướng thứ hai, các công trình tập trung nghiên cứu về mối quan hệ giữa KTTN với thành quả hoạt động của doanh nghiệp; và hướng thứ ba, các công trình tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN

2.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Hướng nghiên cứu thứ nhất: liên quan đến các yếu tố của KTTN, tiêu biểu như các nghiên cứu sau:

Higgins (1952) đã nghiên cứu KTTN theo hướng mang tính kiểm soát; ông cho rằng hế thống KTTN về bản chất là một hệ thống kiểm soát hoạt động của các trung tâm hoạt động trong một tổ chức và được tất cả các cấp quản lý thiết lập nhằm kiểm soát các hoạt động và chi phí phát sinh Như vậy, theo quan điểm này, KTTN như một công cụ để kiểm soát các hoạt động và chi phí

Vogel (1962) khi đề cập đến việc xây dựng và thiết lập KTTN trong các doanh nghiệp, ông cho rằng tùy thuộc vào quy mô hoạt động của các doanh nghiệp mà KTTN được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý của từng doanh nghiệp Theo đó, KTTN phải được thiết kế và xây dựng trên cơ sở phân cấp quản lý nhằm thu thập thông tin để kiểm soát hoạt động kinh doanh tại các bộ phận, phòng/ban; từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định một cách có hiệu quả

Gordon (1963) nghiên cứu về lý thuyết KTTN, ông nhận định rằng cơ sở của KTTN là lý thuyết kinh tế về tổ chức; bởi vì, theo ông KTTN chỉ phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có sự phân cấp quản lý và hoạt động có tổ chức Từ đó, ông đề xuất mô hình các yếu tố của KTTN gắn với mối quan hệ về mức độ phân quyền cho các bộ phận trong doanh nghiệp

Garrison và Noreen (2008) nghiên cứu về các trung tâm trách nhiệm trong các tổ chức tài chính gồm có: trung tâm đầu tư (Centers of Investment), trung tâm doanh thu (Centers of Revenues), trung tâm chi phí (Centers of Costs) và trung tâm lợi nhuận (Centers of Profits) Trong các trung tâm này, theo ông mặc dù các trung tâm có mối quan hệ biện chứng với nhau nhưng trung tâm đầu tư đóng vai trò nòng cốt vì nếu trung tâm đầu tư hoạt động tốt, các quyết định đầu tư thực hiện đúng đắn sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các trung tâm doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Jooda và cộng sự (2009) đã thực hiện nghiên cứu về mức độ ứng dụng của KTTN tại các khách sạn ở Jordan nhằm đánh giá tầm quan trọng và các mức độ ứng dụng của việc áp dụng KTTN tại các khách sạn ở Jordan Nghiên cứu cho thấy, các khách sạn ở Jordan đã xác định các trung tâm trách nhiệm và thực hiện lập dự toán một cách rõ ràng, có sự ghi nhận và so sánh thành quả đã lập kế hoạch với thực tế để xác định mức độ áp dụng KTTN Từ đó, nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa mức độ áp dụng các trung tâm KTTN với việc khuyến khích các nhân viên làm việc hiệu quả

Mojgan Safa (2012) đã thực hiện nghiên cứu về vai trò của KTTN trong cấu trúc tổ chức, nghiên cứu cho thấy KTTN được thiết kế để báo cáo và tập hợp chi phí, thể hiện cấp độ cá nhân của nhà quản trị Theo nghiên cứu, chi phí tính cho mỗi bộ phận với trách nhiệm và nhiệm vụ kiểm soát tương ứng Nghiên cứu cũng cho rằng KTTN có ba loại trung tâm trách nhiệm cơ bản là: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm đầu tư

Trái ngược với nghiên cứu của Mojgan Safa, nghiên cứu của Horngren (2012) lại cho rằng KTTN bao gồm năm trung tâm trách nhiệm là: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư và trung tâm lợi nhuận gộp Theo đó, trung tâm lợi nhuận gộp là trung tâm trách nhiệm do nhà quản

5 trị chịu trách nhiệm về lợi nhuận gộp của trung tâm đó và lợi nhuận gộp được tính bằng cách lấy doanh thu trừ (-) biến phí

Khajehpour, Saboohi và Tsatsaroni (2017) nghiên cứu về sự cần thiết và ứng dụng một khái niệm mới trong KTTN môi trường Nghiên cứu cho thấy rằng trách nhiệm môi trường bắt nguồn là đại diện cho vai trò của các đơn vị trong tổng lượng phát thải và đóng góp tương ứng vào việc quản lý môi trường So sánh kết quả cho thấy trách nhiệm của các đơn vị sử dụng dịch vụ cao hơn so với các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc kiểm soát phát thải Sự khác biệt giữa trách nhiệm và giấy phép có thể thể hiện chi phí thiệt hại bên ngoài không được tính vào quá trình hoạt động

Lavrova-Manzenko (2023) đã nghiên cứu phân tích toàn diện tất cả các thành phần của hệ thống KTTN, xác định đặc thù của hoạt động kinh doanh có trách nhiệm xã hội trong bối cảnh phát triển bền vững và đưa ra các khuyến nghị nhằm hình thành các thành phần phương pháp luận và tổ chức để trình bày thông tin liên quan trong báo cáo KTTN xã hội của doanh nghiệp Nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống kế toán xã hội hiện đại bộc lộ thực tế các hoạt động kinh tế liên quan đến việc tính toán chi phí xã hội, các biện pháp kinh tế và môi trường để đưa ra quyết định quản lý hiệu quả xét về tác động của hoạt động doanh nghiệp đối với xã hội, phù hợp với yêu cầu của xã hội, môi trường bên ngoài và bên trong Nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng việc tiếp tục triển khai KTTN xã hội và lập báo cáo thường niên dựa trên các yếu tố được đề xuất có thể giúp hình thành trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp mở rộng phạm vi các bên quan tâm như đối tác, khách hàng và nhà đầu tư, tức là thu hút dưới dạng vốn uy tín

Hướng nghiên cứu thứ hai: liên quan đến mối quan hệ giữa KTTN với thành quả hoạt động của doanh nghiệp, tiêu biểu như các nghiên cứu sau:

Jun Lin và Zengbiao Yu (2002) nghiên cứu về hệ thống kiểm soát chi phí trách nhiệm tại Trung Quốc Nghiên cứu cho thấy rằng các công ty hoạt động trong các môi trường kinh tế - xã hội khác nhau sẽ áp dụng các thủ tục khác nhau trong hệ thống kiểm soát chi phí bao gồm cả chi phí mục tiêu, dự toán chi phí tĩnh, dự toán chi phí linh hoạt, chuyển giá nội bộ, đánh giá thành quả và phân tích chênh

6 lệch Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng hệ thống kiểm soát chi phí làm giảm đáng kể chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận; từ đó cho thấy có sự ảnh hưởng của KTTN trong việc cải thiện hệ thống kiểm soát chi phí, giảm chi phí sản xuất, tạo động lực cho người lao động và giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã định

Một nghiên cứu khác của Okoye và cộng sự (2009) về nghiên cứu ứng dụng KTTN để cải thiện thành quả của doanh nghiệp sản xuất đã cho thấy rằng có mối quan hệ giữa KTTN và thành quả đạt được trong các doanh nghiệp sản xuất Từ đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vận dụng KTTN sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí nên sẽ nâng cao lợi nhuận và vai trò của nhà quản lý Vì vậy, KTTN là công cụ quan trọng để đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản lý dựa trên thành quả hoạt động của doanh nghiệp

Andor Pajrok (2014) cho rằng trong ngành dịch vụ, người quản lý cần có thông tin chi phí và hiệu suất phù hợp hơn về các hoạt động, quy trình, sản phẩm/dịch vụ và khách hàng của tổ chức Nhiệm vụ của kế toán quản trị là chuẩn bị thông tin kế toán này, thông tin này có khả năng chỉ ra chi phí, doanh thu và kết quả sẽ như thế nào Kế toán có trách nhiệm là một khái niệm cơ bản của hệ thống đo lường hiệu quả kế toán Ý tưởng cơ bản là các tổ chức đa dạng lớn rất khó quản lý như một phân khúc duy nhất, do đó chúng phải được phân cấp hoặc tách thành các bộ phận có thể quản lý được Các bộ phận hoặc phân khúc này được gọi là trung tâm trách nhiệm bao gồm: trung tâm doanh thu, trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Cách tiếp cận này cho phép giao trách nhiệm cho những người quản lý phân khúc có ảnh hưởng lớn nhất đối với các yếu tố chính cần quản lý Những yếu tố này bao gồm doanh thu của trung tâm doanh thu, chi phí của trung tâm chi phí, thước đo lợi nhuận của trung tâm lợi nhuận và lợi tức đầu tư của trung tâm đầu tư

Shahwan và cộng sự (2023) trong nghiên cứu về xác định tác động áp dụng KTTN xã hội vào hoạt động tài chính và kết quả hoạt động của các công ty cổ phần đại chúng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman (ASE) trong đại dịch COVID-19 Nghiên cứu này thấy rằng có tác động đáng kể của KTTN xã hội đến

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài được xác định là tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về KTTN, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố Tiếp đến, tác giả xem xét có hay không vai trò trung gian của thực hiện trách nhiệm xã hội đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương để từ đó đưa ra các hàm ý quản trị

Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, tìm hiểu và khái quát về các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và thực trạng áp dụng KTTN tại các doanh nghiệp này

Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

Thứ ba, xem xét có hay không vai trò trung gian của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ tư, đề xuất các hàm ý quản trị liên quan đến công tác KTTN từ các nhân tố ảnh hưởng cho các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Câu hỏi nghiên cứu

Từ các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài hướng đến trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, thực trạng công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình

Dương trong thời gian qua như thế nào?

Thứ hai, có những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố?

Thứ ba, có hay không vai trò trung gian của thực hiện trách nhiệm xã hội đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ tư, hàm ý quản trị nào là phù hợp để hoàn thiện công tác KTTN từ các nhân tố ảnh hưởng cho các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn xác định đối tượng và phạm vi như sau:

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương Từ đó, luận văn hướng tới xác định các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN và vai trò trung gian của yếu tố thực hiện trách nhiệm xã hội đến KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, và đề xuất các hàm ý quản trị

Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về KTTN, nghiên cứu công tác tổ chức KTTN của các doanh nghiệp trên thế giới với mục đích rút ra bài học kinh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNTM nói riêng

Thứ hai, đánh giá thực trạng và mức độ vận dụng KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ ba, xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ tư, đánh giá vai trò trung gian của trách nhiệm xã hội đến KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Thứ năm, đề xuất hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả công tác KTTN tại các

DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Về không gian: Luận văn tập trung khảo sát và nghiên cứu điển hình về

KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sát về thực trạng về công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (bao gồm cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng) để thu thập dữ liệu, phân tích, kiểm định, thảo luận và đề xuất các hàm ý quản trị Cụ thể từng phương pháp như sau:

- Phương pháp nghiên cứu định tính, được sử dụng để nghiên cứu lý thuyết, thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu sơ cấp, khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn các DNTM tại Bình Dương

- Phương pháp nghiên cứu định lượng, đề tài sử dụng các công cụ phân tích bao gồm phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại thông qua độ tin cậy tổng hợp (CR) và hệ số Cronbach’s alpha (CA), đánh giá giá trị hội tụ thông qua giá trị phương sai trích bình quân (AVE), đánh giá giá trị phân biệt thông qua Hệ số Fornell-Larcker, hệ số tải chéo và sử dụng mô hình cấu trúc để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thông qua phần mềm PLS-SEM để kiểm định và phân tích các mục tiêu nghiên cứu.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu của luận văn, những dự kiến đóng góp nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn như sau:

- Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cở sở lý luận chung về KTTN và các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN trong các doanh nghiệp

- Về mặt thực tiễn: Qua khảo sát và thu tập dữ liệu và phân tích thực trạng về KTTN tại các DNTM trên địa bản tỉnh Bình Dương Đề tài có các đóng góp về mặt thực tiễn như sau:

+ Đánh giá, nhận xét và chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn đọng ảnh hưởng đến công tác KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương

+ Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN tại các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cũng như vai trò trung gian của thực hiện trách nhiệm xã hội đến công tác KTTN

+ Đề xuất các hàm ý quản trị nâng cao hiệu quả công tác KTTN từ các nhân tố ảnh hưởng tới các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, danh mục các hình, bảng biểu, chữ viết tắt, kết luận và phụ lục Luận văn được kết cấu thành 5 chương với bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Chương 5: Hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

2.1.1 Các khái niệm và bản chất của kế toán trách nhiệm Đề cập đến KTTN, có nhiều quan điểm khác nhau về KTTN; tùy theo mục đích khác nhau, các nhà nghiên cứu hay những nhà quản trị tại các doanh nghiệp có góc nhìn khác nhau về KTTN Do đó, cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm nào thống nhất về KTTN Dưới đây là những quan điểm cơ bản về KTTN của các nhà nghiên cứu khác nhau:

Higgins (1952) là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra khái niệm KTTN, theo ông KTTN là hệ thống kế toán được tổ chức trong doanh nghiệp để tập hợp và báo cáo chi phí tại các cấp trách nhiệm trong doanh nghiệp Mỗi nhà quản trị trong tổ chức phải chịu trách nhiệm kiểm soát về một khoản chi phí được giao trách nhiệm Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là xương sống của KTTN Theo quan điểm này, KTTN có liên hệ gần gũi với kế toán chi phí; vì một trong những mục tiêu chính của KTTN là kiểm soát chi phí tại các cấp giám sát cơ sở Điều này không có nghĩa là tất cả các khoản chi phí được kiểm soát tại cấp quản lý của cấp cơ sở, mà có nghĩa là chi phí được kiểm soát tại bất cứ cấp nào phát sinh chi phí và được chấp nhận Như vậy, KTTN là hệ thống kế toán tập hợp, tổng hợp và báo cáo kế toán theo trách nhiệm cá nhân của các nhà quản lý KTTN là hệ thống phân tán quyền quyết định và phân bổ nguồn lực trong khi đó vẫn duy trì thông tin tập trung và kiểm soát qua việc đánh giá thành quả và trách nhiệm giải trình

Trong khi đó, theo Atkinson và cộng sự (2001), KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng thu nhập, tổng hợp và báo cáo các thông tin kế toán liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức thông qua các báo cáo liên quan đến chi phí, thu nhập và các số liệu hoạt động bởi từng khu vực trách nhiệm hoặc đơn vị trong tổ chức Hệ thống này cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả của mỗi nhà quản lý KTTN tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp

18 quản lý Như vậy, KTTN là phương pháp quản trị nhằm thiết kế kế toán để đạt được hiệu quả kiểm soát thông qua mối quan hệ trực tiếp giữa báo cáo kế toán với người đứng đầu trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ở tất cả các cấp quản lý

Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019), Nguyen Thi Dien và cộng sự (2020) lại cho rằng KTTN là hệ thống kế toán được nhìn nhận qua các trung tâm trách nhiệm khác nhau trong toàn bộ tổ chức và phản ánh các kết quả, hiệu quả hoạt động của mỗi trung tâm này bằng các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí Từ đó cho thấy:

Một là, KTTN liên kết báo cáo thành quả của cá nhân với người đứng đầu ở các cấp quản trị khác nhau để biết được mức độ đạt được mục tiêu của các cấp quản trị, các trung tâm trách nhiệm Những trung tâm trách nhiệm này có các mục tiêu khác nhau và sử dụng các nguồn lực của công ty để đạt được mục tiêu

Hai là, KTTN là một hệ thống kiểm soát của nhà quản lý dựa trên những nguyên tắc ủy quyền và xác định trách nhiệm của các nhà quản trị Đó là hệ thống có các nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh trong các lĩnh vực riêng biệt và phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động trong các trung tâm trách nhiệm KTTN đại diện một phương pháp đo lường, đánh giá thành quả

Ba là, KTTN là một hệ thống kiểm soát quản lý dựa trên nguyên tắc phân quyền và xác định vị trí trách nhiệm Nhà quản trị sẽ được quyền ra quyết định và trách nhiệm cho các hoạt động trong một lĩnh vực riêng và phải chịu trách nhiệm những hoạt động trong trung tâm trách nhiệm do họ quản lý Một nhiệm vụ cơ bản nữa của KTTN là đo lường thành quả của các nhà quản lý Để việc đánh giá có ý nghĩa thì quá trình hoạt động của mỗi nhà quản lý phải được đối chiếu với những tiêu chuẩn nhất định KTTN là một phương pháp kiểm soát chi phí được xác định bởi các nhà quản trị trong doanh nghiệp KTTN cung cấp cho nhà quản trị những thông tin giúp kiểm soát quá trình hoạt động và đánh giá thành quả của nhà quản trị cấp dưới

Bốn là, KTTN là hệ thống kế toán thu nhập và báo cáo về doanh thu và chi phí trong các lĩnh vực trách nhiệm Các nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về hoạt động của riêng mình, những hoạt động của nhà quản trị cấp dưới và bất kỳ hoạt

19 động thực hiện trong trung tâm trách nhiệm do mình phụ trách KTTN được thiết kế để báo cáo và tập hợp chi phí bởi trách nhiệm ở cấp độ cá nhân Các lĩnh vực tương ứng với ba loại trung tâm trách nhiệm cơ bản: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và các trung tâm đầu tư Đồng thời, Viện Kế toán quản trị và chi phí (ICMA) lại xác định KTTN là hệ thống kế toán phân biệt doanh thu và chi phí trong lĩnh vực nhất định để đánh giá thành quả đã đạt được của nhà quản trị với trách nhiệm và quyền lực đã được phân công

Từ đó cho thấy, có nhiều quan điểm khác nhau về KTTN Tuy nhiên, xét về mặt bản chất thì mỗi một quan điểm đó có thể kết hợp với nhau tạo một cái nhìn toàn diện hơn về KTTN Từ những quan điểm trên về KTTN, ta có thể rút ra được một số bản chất chung nhất về KTTN như sau:

Thứ nhất, KTTN là nội dung quan trọng của kế toán quản trị cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan về những hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm kiểm soát các hoạt động và đánh giá thành quả của từng bộ phận, người đứng đầu bộ phận

Thứ hai, KTTN liên quan đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được phân cấp quản lý và phân quyền rõ ràng Các nhà quản trị ở các cấp được phân quyền ra quyết định phù hợp với trách nhiệm quản lý của mình trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

Thứ ba, KTTN có thể căn cứ theo tổ chức và mức độ phân quyền để phân chia thành các trung tâm trách nhiệm hoặc có thể căn cứ vào nội dung của kế toán trách nhiệm để phân chia thành các khía cạnh để tổ chức KTTN trong doanh nghiệp Trong mỗi khía cạnh, KTTN sử dụng hỗn hợp các phương pháp kế toán chi phí và phương pháp đánh giá thành quả, đặc biệt là các phương pháp hiện đại để ghi nhận, đo lường, đánh giá thành quả hoạt động đạt được trong doanh nghiệp

Thứ tư, KTTN thiết lập một hệ thống các báo cáo cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh

NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM

Cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp là các mối quan hệ chính thức hoặc phi chính thức giữa những lao động trong doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, có những nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp bậc có phạm vi nhất định và thực hiện những hoạt động trong doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

23 Để hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đã định của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp cần phải đạt được các yêu cầu cơ bản như: Yêu cầu mục tiêu, yêu cầu về hiệu quả, yêu cầu về độ tin cậy, yêu cầu về độ linh hoạt,… và được tổ chức theo các nguyên tắc của cơ cấu tổ chức như: nguyên tắc xác định theo chức năng, nguyên tắc giao quyền theo kết quả và trách nhiệm, nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm, nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh,… Căn cứ theo mối quan hệ quyền hạn được sử dụng, cơ cấu tổ chức quản lý trong doanh nghiệp có thể gồm các loại như sau:

Thứ nhất, phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến

Mối liên hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp theo loại cơ cấu tổ chức này theo đường thẳng Có nghĩa là, nhà quản trị cấp trên ra quyết định và giám sát trực tiếp về kết quả công việc của những lao động dưới quyền mình

Hình 2.1: Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến

(Nguồn: Ngô Kim Thanh (2012)) Thứ hai, phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức chức năng

Cơ cấu tổ chức này cho phép nhà quản trị của một phòng, bộ phận chức năng có quyền đưa ra các mệnh lệnh, yêu cầu về các vấn đề liên quan tới chuyên môn của nhà quản trị đối với các bộ phận, cá nhân hay dưới quyền Cơ cấu tổ chức này sẽ phát huy được năng lực chuyên môn của từng nhà quản trị nhưng dễ gây nên tình trạng trách nhiệm không rõ ràng tại các cấp quản lý, các nhà quản trị trong doanh nghiệp

Hình 2.2: Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức chức năng

(Nguồn: Ngô Kim Thanh (2012)) Thứ ba, phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng

Kết hợp hai loại cơ cấu tổ chức trực tuyến và chức năng nhằm kết hợp được các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của hai loại cơ cấu tổ chức trên Nhà quản trị tại mỗi cấp quản lý sẽ được tư vấn về chuyên môn bởi các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp khi đưa ra quyết định kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng trong doanh nghiệp

Trưởng phòng quản lý sản xuất

Trưởng phòng quản lý tài chính

Trưởng phòng quản lý bán hàng

Công nhân viên tại của công ty

Hình 2.3: Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng

Theo thời gian, sự phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp cũng như sự phức tạp về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp khi quy mô hoạt động ngày càng tăng, các nhà quản trị cao cấp sẽ gặp khó khăn trong kiểm soát và đánh giá các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điều đó, khiến cho các nhà quản trị cấp cao nhất buộc phải thực hiện phân quyền quản lý hoạt động kinh doanh nhằm quản lý tốt nhất quá trình kinh doanh để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp

2.2.2 Các yếu tố của kế toán trách nhiệm

Thứ nhất, xét theo quan điểm và cách tiếp cận về cơ cấu tổ chức và mức độ phân quyền thì KTTN được phân chia thành các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong tổ chức, nơi mà nhà quản trị bộ phận chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của bộ phận mình Theo đó, căn cứ vào cơ cấu tổ chức và mức độ phân cấp quản lý, doanh nghiệp có hệ thống các trung tâm trách nhiệm tương ứng Các trung tâm trách nhiệm tạo thành một hệ thống thang bậc trách nhiệm từ cấp lãnh đạo cao nhất đến cấp lãnh đạo thấp nhất trong doanh nghiệp Các trung tâm trách nhiệm là điểm cốt lõi của hệ thống KTTN Ở mỗi trung tâm trách nhiệm phải xác định được các nhà quản trị, phải lập dự toán và đưa dự toán vào thực hiện, phải lập báo cáo thành quả để đo lường thành quả Trong những tổ chức phân quyền, KTTN được cấu trúc bởi các trung tâm trách nhiệm Những trung tâm trách nhiệm này có một nhà quản trị đứng đầu và chịu

Phó Tổng giám đôc sản xuất Phó Tổng giám đốc bán hàng

Giám đốc miền Bắc Giám đốc miền Nam

26 trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của trung tâm trách nhiệm đó Hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quang (2006), Phạm Văn Dược (2010), Trần Trung Tuấn (2015), Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019) đều cho rằng có 4 loại trung tâm trách nhiệm đó là trung tâm trách nhiệm chi phí, trung tâm trách nhiệm doanh thu, trung tâm trách nhiệm lợi nhuận và trung tâm trách nhiệm đầu tư

Thứ nhất, về trung tâm chi phí

Trung tâm trách nhiệm chi phí là trung tâm trách nhiệm, trong đó nhà quản trị tại trung tâm có trách nhiệm kiểm soát chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí Tại trung tâm trách nhiệm chi phí, nhà quản trị của trung tâm trách nhiệm chi phí phải xây dựng được kế hoạch chi phí trong ngắn hạn và dài hạn; nắm được số lượng sản phẩm sản xuất, chi phí sản xuất thực tế, mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch, nguyên nhân dẫn đến sai lệch…

Thứ hai, về trung tâm doanh thu

Trung tâm trách nhiệm doanh thu là trung tâm trách nhiệm, trong đó nhà quản trị tại trung tâm chịu trách nhiệm về doanh thu Nhà quản trị chịu trách nhiệm về việc kiểm soát doanh thu, có trách nhiệm đạt được doanh thu mục tiêu và lập báo cáo giải trình về việc chênh lệch giữa doanh thu thực tế với doanh thu dự toán.

Thứ ba, về trung tâm lợi nhuận.

Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm, trong đó nhà quản trị có trách nhiệm kiểm soát chi phí, đạt được doanh thu và lợi nhuận dự toán Mục tiêu của trung tâm lợi nhuận là tối đa hóa lợi nhuận, do vậy trách nhiệm của nhà quản trị tại trung tâm lợi nhuận không chỉ dừng ở doanh thu mà có trách nhiệm về chi phí Nhà quản trị thường được tự do định giá bán, lựa chọn thị trường bán, thiết kế cấu trúc sản phẩm, ra quyết định sản lượng và lựa chọn nhà cung cấp để đạt được mục tiêu đã định.

Thứ tư, về trung tâm đầu tư

Trung tâm trách nhiệm đầu từ là trung tâm trách nhiệm, trong đó nhà quản trị chịu trách nhiệm cả về doanh thu, chi phí và cả việc xác định vốn hoạt động và những quyết định đầu tư vốn Nhà quản trị tại trung tâm đầu tư phải thực hiện hoạch định, kiểm soát về toàn bộ hoạt động của đơn vị, quá trình đầu tư tài sản, là

27 đảm bảo việc đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của đơn vị có hiệu quả

Thứ hai, xét theo quan điểm và cách tiếp cận theo nội dung

Theo Hansen và Mowen (2005), Gharayba và cộng sự (2011), Nguyễn Ngọc Tiến và cộng sự (2019), KTTN bao gồm bốn yếu tố:

Một là, phân công trách nhiệm;

Hai là, xây dựng các tiêu chuẩn và các thước đo thành quả;

Ba là, đánh giá thành quả;

Bốn là, phân phối phần thưởng

Các yếu tố cơ bản này phối hợp với nhau theo trình tự như sau:

Hình 2.4: Các yếu tố cơ bản của yếu tố trách nhiệm

(Nguồn: Hansen và Mowen (2005), Gharayba và cộng sự (2011), Nguyễn Ngọc

Từ bốn yếu tố cơ bản như trên, Gharayba và cộng sự (2011), Hanini (2013) đã phát triển thêm thành bảy yếu tố như sau:

Thứ nhất, KTTN thực hiện phân chia cơ cấu tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau dựa vào những đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp

Thứ hai, KTTN thực hiện phân bổ chi phí và doanh thu tới các trung tâm trách nhiệm theo khả năng và giới hạn quyền lực của trung tâm đó Đồng thời, KTTN xác định trách nhiệm và tính toán chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, doanh thu và giá chuyển nhượng nội bộ giữa các trung tâm trách nhiệm một cách phù hợp, chính xác nhằm xác định trách nhiệm rõ ràng

KINH NGHIÊM THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC

2.3.1 Quản trị theo mục tiêu trong hệ thống kế toán trách nhiệm của tập đoàn Abbott, Hoa kỳ

Tập đoàn Abbott được thành lập vào năm 1888 Sau hơn 120 năm hoạt động, hiện tập đoàn Abbott có giá trị vốn hóa tới 80 tỷ đô la, phục vụ khách hàng trên 130 quốc gia với hơn 68.000 nhân viên Tập đoàn hoạt động ở 5 lĩnh vực chính như: sản phẩm dinh dưỡng, dược phẩm, sản phẩm chuyên dụng trong y tế, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp Qua điều này, đòi hỏi tập Abbott phải sử dụng các mô

33 hình quản lý KTTN sao cho phù hợp và hiệu quả, trong đó phân quyền mạnh mẽ đồng thời tận dụng kỹ thuật chuyển giá cho các giao dịch mua bán nội bộ và quản trị theo mục tiêu của Tập đoàn

Cấu trúc của một tổ chức phát triển khi các mục tiêu, trình độ công nghệ, độ ngủ nhân viên thay đổi và quá trình này thường diễn ra theo hướng từ quản lý tập trung sang quản lý phân quyền Abbott nhập thấy ra nhu cầu của việc phân quyền tầm hoạt động đa quốc gia của họ cho thấy các cấp quản lý ở các khu vực khác nhau trên thế giới có khả năng phát huy tối đa nguồn lực của doanh nghiệp Một hệ thống KTTN được thiết kế tốt phải thiết lập được các trung tâm trách nhiệm trong tổ chức Chính vậy thế, tập đoàn Abbott đã xây dựng mô hình hệ thống KTTN bằng cách thiết lập các trung tâm trách nhiệm và gồm các trung tâm trách nhiệm sau: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư

Việc xây dựng mô hình quản lý KTTN phù hợp với Abbott, một tập đoàn có quy mô lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh và hoạt hộng lâu đời, lãnh đạo cấp cao tin tưởng vào việc phân quyền cho lãnh đạo cấp thấp hơn, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động hiệu quả hơn và đảm bảo toàn bộ bộ máy của tập đoàn vận hành thông suốt

Việc xây dựng và sử dụng mô hình KTTN mang lại cho Tập đoàn Abbott các lợi ích sau:

- Phần quyền quản lý theo nhóm trách nhiệm:

Việc phân chia các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo ý tưởng cho nhà quản trị, lãnh đạo công ty trong việc thiết lập mô hình cơ cấu tổ chức tốt nhất, phân chia trách nhiệm rõ ràng, quản lý lập kế hoạch và ra quyết định, phân tích báo cáo một cách tách bạch theo hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm nhằm phát huy tối đã nguồn lực và hiệu quả trong việc quản lý

- Tận dụng các kỹ thuật về chuyển giá:

Kỹ thuật về chuyển giá là quá trình chuyển giao lợi nhuận trên cơ sở giao dịch hàng hóa hoặc dịch vụ trong nội bộ giữa các trung tâm trách nhiệm của tập đoàn Trong báo cáo tài chính hợp nhất, các khoản giao dịch nội bộ trong tổ chức

34 sẽ được loại trừ kể cả các khoản chi phí, doanh thu và lợi nhuận nội bộ Nhưng căn cứ vào những sự khác biệt trong chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, chi phí hải quan, chi phí xuất nhập khẩu, vận chuyển, bảo hiểm, chính sách kiểm soát tỷ giá hối đoái,… mà các chính sách chuyển giá linh hoạt giữa các trung tâm trách nhiệm sẽ được vận dụng để tối đa hóa lợi nhuận cho tập đoàn

- Tận dụng kỹ thuật quản trị theo mục tiêu:

KTTN sẽ dựa trên quản trị mục tiêu, các kỹ thuật tài chính về lập dự toán ngân sách cần được sử dụng, ngân sách cần được theo dõi và giám sát cẩn thận liên tục giữa thực tế với kế hoạch dự toán Do đó KTTN cũng cần đòi hỏi kỹ thuật phân tích các biến động như chi phí nguyện vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, phân tích biến động doanh thu, chi phí tài chính,…

Qua các nội dụng trên, có thể thấy tất cả các trung tâm trách nhiệm của tập đoàn Abbott cùng nhau lập ra kế hoạch ngân sách, cân đối với kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực Việc lập kế hoạch cũng cần phải được thiết kết một cách chi tiết cho các khoản giao dịch nội bộ để tiến hành loại trừ, thuận lợi trong việc tổng hợp thành một kế hoạch hợp nhất của tập đoàn Abbott

2.3.2 Sáng kiến ROI và vấn đề phân quyền của Tập đoàn Dupont

Tập đoàn Dupont được thành lập vào năm 1903 dưới hình thức là một công ty gia đình Qua thời gian hoạt động, các nhà quản trị của tập đoàn Dupont phải đối mặt với các vấn đề điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng của một công ty sản xuất và thương mại đan xen và vấn đề phải ra quyết định đầu tư hiệu quả trước các phương án kinh doanh khác nhau Từ đòi hỏi khó khăn đó của thực tế, thì các nhà quản trị của tập đoàn Dupont nghĩ ra nhiều phương thức, cách thức khác nhau để điều hành và lập ngân sách cho cách hoạt động kinh doanh Nhưng phát minh quan trọng nhất của họ là sử dụng chỉ tiêu tỷ ROI - (Return On

ROI giúp các nhà quản trị có một công cụ có thể đo lường thành quả, kết quả hoạt động của từng bộ phận, phòng ban và của toàn công ty Donaldson Brown – giám đốc tài chính của Dupont đã chứng minh ROI có thể sử dụng để phân tích

35 một sản phẩm thông qua hai chỉ tiêu là: Vòng quay hàng tồn kho (doanh thu thuần/tài sản tồn kho bình quân) và hiệu suất hoạt động (Lãi ròng/doanh thu thuần) Hai chỉ tiêu này có thể phân tích cả các khoản chi phí, thu nhập, tài sản, nợ vay trong phạm vi trách nhiệm của các nhà quản trị được phân quyền

Việc sử dụng thước đo ROI đã được sử dụng và mở rộng hơn trong những năm 1920 khi tình hình tổ chức kinh doanh đa ngành nghề phát triển mạnh trong lòng Dupont Cùng với sự đa dạng của thị trường, các hệ thống và thước đo mới phải được phát minh ra để thích ứng với các hoạt động phân quyền xuất phát từ các yêu cầu của thực tế Các nhà quản trị còn phải chịu trách nhiệm về khả năng sinh lời và khả năng hoàn vốn đầu tư của bộ phận mình Các bộ phận của công ty như bộ phận kinh doanh, thu mua, phòng tài chính kế toán không thể có đủ tất cả các thông tin để hoạt động hiệu quả Vậy nên, việc phân quyền rất cần thiết và chức năng của các nhà quản trị cấp cao chuyển sang điều hành một thị trường vốn và nhân lực kết hợp với điều phối, đánh giá và thúc đẩy công việc của các nhà quản trị cấp thấp Và lúc này, ROI có vai trò rất quan trọng trong việc giúp thị trường vốn và nhân lực nội bộ hoạt động hiệu quả

Ngày nay, tập đoàn Dupont đang vận hành một hệ thống KTTN hoàn chỉnh như các tập đoàn đa quốc gia khác trên thế giới Nhưng ở đầu thế kỷ 20, việc phân quyền của tập đoàn Dupont là một bước đi rất đột phát trong quản trị doanh nghiệp

Nó giúp cho các cá nhân làm tại tập đoàn Dupont thông suốt mọi công việc, mục tiêu chung và phản hồi thông tin kịp thời và chính xác theo hệ thống tổ chức của công ty

2.3.3 Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1.1 Cách tiếp cận nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu; sau đó sẽ dùng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích, kiểm định, thảo luận và đề xuất các kiến nghị Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, đề tài xác lập quy trình tiếp cận nghiên cứu như sau:

Hình 3.1: Quy trình tiếp cận nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Thành quả của KTTN các DNTM tại Bình Dương Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN các doanh nghiệp thương mại tại Bình Dương

Phân tích vai trò trung gian của thực hiện TNXH đến thành quả KTTN các doanh nghiệp thương mại tại Bình Dương

Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

- Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu

- Phỏng vấn chuyên gia thông qua câu hỏi mở

- Khảo sát các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Phân tích mô hình cấu trúc về các nhân tố ảnh hưởng

- Tổng hợp phỏng vấn chuyên gia

- Kết quả kiểm định và phân tích mô hình cấu trúc các nhân tố ảnh hưởng

- Tổng hợp phỏng vấn chuyên gia

- Kết quả kiểm định và phân tích mô hình cấu trúc có vai trò trung gian Thảo luận các kết quả nghiên cứu từ nghiên cứu định tính và định lượng

Kết luận và đề xuất các giải pháp, kiến nghị

3.1.2 Khung nghiên cứu Đề tài xác định khung phân tích gồm hai thành phần đó là khung phân tích lý thuyết (dựa trên nghiên cứu định tính) và khung phân tích thực tiễn (dựa trên nghiên cứu định lượng) Cụ thể như sau:

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ĐỊNH TÍNH

Tham vấn ý kiến chuyên gia

Thang đo chính thức Điều chỉnh thang đo

Xác định thành quả KTTN và các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN của các DNTM tỉnh Bình Dương ĐỊNH LƯỢNG

Thu thu thập dữ liệu khảo sát (n = 300)

Thống kê mô tả, kiểm định và phân tích mô hình cấu trúc SEM

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đến KTTN của các DNTM tỉnh

Phân tích vai trò trung gian của thực hiện TNXH đến thành quả KTTN các DNTM tại

Kết luận và hàm ý quản trị từ các nhân tố ảnh hưởng của nghiên cứu

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1 Mô hình nghiên cứu Đồng thời, để trả lời cho mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đề tài xác định mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Theo mô hình nghiên cứu này, luận văn trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu đó là:

(1) Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai và mục tiêu nghiên thứ 2 đó là có những nhân tố nào ảnh hưởng đến thành quả của KTTN các DNTM tại Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

(2) Trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ ba và mục tiêu nghiên cứu thứ ba đó là có hay không vai trò trung gian của thực hiện TNXH đến thành quả KTTN các DNTM tại Bình Dương

Quy định về chính sách kế toán (CSKT) Đo lường hiệu quả các trung tâm trách nhiệm (HQTT)

Công tác lập dự toán và phân bổ (DTPB)

Trách nhiệm xã hội của DN (TNXH) Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại (DDKD)

Thành quả của KTTN các DNTM tại Bình Dương (KTTNBD)

Luận giải các ký hiệu của mô hình nghiên cứu:

- Đối với biến phụ thuộc:

KTTNBD: Thành quả của KTTN các DNTM tại Bình Dương

- Đối với các biến độc lập:

+ PQQL: Phân quyền quản lý

+ DTPB: Công tác lập dự toán và phân bổ

+ HQTT: Đo lường hiệu quả các trung tâm trách nhiệm

+ CSKT: Quy định về chính sách kế toán

+ DDKD: Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại

+ TNXH: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

3.2.2 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Phân quyền quản lý (PQQL):

Phân quyền quản lý là việc nhà quản lý cấp cao trao quyền quyết định gắn với trách nhiệm cho các nhà quản lý cấp dưới để qua đó đánh giá hiệu quả điều hành, hiệu quả công việc của các nhà quản lý cấp dưới đối với các trung tâm trách nhiệm được giao nhiệm vụ quản lý Các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2019), Hanini (2013), Gharayba và cộng sự (2011), Joda và cộng sự (2009), Fowzia (2009), Belkaoui (1981), …, đều cho thấy việc phân quyền quản lý có ảnh hưởng đến KTTN của các đơn vị

Giả thuyết H1: Phân quyền quản lý có mối quan hệ thuận chiều với thành quả hoạt động của KTTN của các DNTM tại Bình Dương

Công tác lập dự toán và phân bổ (DTPB)

Lập dự toán là việc nhà quản trị lập ra các dự toán ngân sách hoạt động cho các trung tâm trách nhiệm, dự toán là cơ sở quan trọng để so sánh giữa kết quả thực tế đạt được với dự toán đã định Các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2019), Hanini (2013), Nguyen (2013), Pham (2010), Lin & Yu (2002), , đều cho thấy lập dự toán có ảnh hưởng đến công tác KTTN của các đơn vị Đồng thời, trên cơ sở lập dự toán, kế toán phân bổ chi phí và thu nhập là việc kế toán ghi nhận các khoản thu nhập của các trung tâm trách nhiệm tạo ra và ghi nhận, phân bổ chi phí đã chi ra để vận hành các trung tâm trách nhiệm thông qua các chính sách, các quy

41 định về ngân sách cho các trung tâm trách nhiệm Các nghiên cứu của Nguyen (2014), Hanini (2013), Nguyen (2013), Gharayba và cộng sự (2011), Pham (2010), Lin & Yu (2002), …, đều cho thấy phân bổ chi phí và thu nhập có ảnh hưởng đến công tác KTTN của các đơn vị

Giả thuyết H2: Công tác lập dự toán và phân bổ có mối quan hệ thuận chiều với thành quả hoạt động của KTTN của các DNTM tại Bình Dương Đo lường hiệu quả các trung tâm trách nhiệm (HQTT):

Nhà quản lý tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thành các trung tâm hay còn gọi là các đơn vị, phòng, ban trực thuộc dựa vào đặc điểm hoạt động, phạm vi hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm Do đó, việc đo lường hiệu quả các trung tâm trách nhiệm là đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận để đánh giá thành quả, kiểm soát quá trình hoạt động và chi phí phát sinh của các bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp Các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2019), Hanini (2013), Safa (2012), Gharayba và cộng sự (2011), Tran (2010), Garrison & Noreen (2008), Nguyen (2006), …, đều cho thấy việc việc đo lường hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm có ảnh hưởng đến công tác KTTN của các đơn vị

Giả thuyết H3: Đo lường hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm có mối quan hệ thuận chiều với thành quả hoạt động của KTTN của các DNTM tại Bình Dương

Quy định về chính sách kế toán (CSKT):

Chính sách kế toán là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính Có thể nói, lập báo cáo là việc các nhà quản lý của các trung tâm trách nhiệm tiến hành dựa trên các quy định của kế toán để lập báo cáo nhằm báo cáo các công việc đã thực hiện cũng như thành quả của các trung tâm trách nhiệm cho cấp trên; nội dung báo cáo có thể bao gồm cả khía cạnh tài chính và phi tài chính của các trung tâm trách nhiệm Các nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2019), Tran (2015), Hanini (2013), Hoang (2010), …, đều cho thấy quy định về chính sách kế toán có ảnh hưởng đến công tác KTTN của các đơn vị

Giả thuyết H4: Quy định về chính sách kế toán có mối quan hệ thuận chiều với thành quả hoạt động của KTTN của các DNTM tại Bình Dương Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại (DDKD):

Kinh doanh thương mại bao gồm những đặc điểm cơ bản như có hành vi mua và bán hàng đều cùng chung một chủ thể Người thực hiện kinh doanh thương mại sẽ tiến hành tạo nguồn cho các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ Nguồn hàng có thể sẽ được mua trong nước hoặc nhập khẩu nhằm mục đích mua bán kinh doanh chứ không sử dụng để tiêu dùng hay sản xuất Các nghiên cứu của Lavrova-Manzenko (2023), Nguyen và cộng sự (2019), Horngren (2012), Hoang (2010), …, đều cho thấy đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị có ảnh hưởng đến công tác KTTN của các đơn vị

Giả thuyết H5: Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại có mối quan hệ thuận chiều với thành quả hoạt động của KTTN của các DNTM tại Bình Dương

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH):

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như việc triển khai KTTN xã hội và lập báo cáo thường niên sẽ giúp hình thành trách nhiệm xã hội và doanh nghiệp mở rộng phạm vi các bên quan tâm như đối tác, khách hàng và nhà đầu tư, từ đó tạo dựng vốn uy tín Các nghiên cứu Shahwan và cộng sự (2023), Al-Qudah (2023), Lavrova-Manzenko (2023), …, đều cho thấy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị có ảnh hưởng đến công tác KTTN của các đơn vị

Giả thuyết H6: Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với thành quả hoạt động của KTTN của các DNTM tại Bình Dương

3.2.3 Luận giải nội dung các biến của mô hình nghiên cứu Để phục vụ cho quá trình hỏi và trả lời phiếu khảo sát, tác giả sử dụng thang đo Likert (5 lựa chọn), các mức đánh giá theo thang đo này như sau: 1 = Rất không ảnh hưởng, 2 = Ảnh hưởng không đánh kể, 3 = Ảnh hưởng mức độ vừa phải, 4 43

Có ảnh hưởng nhiều, 5 = Có ảnh hưởng rất nhiều Các biến số và thang đo của mô hình nghiên cứu được xác định như sau:

Bảng 3.1: Các biến số và thang đo được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

TT Yếu tố Biến quan sát Mã hóa Nguồn

Thành quả của KTTN các DNTM tại Bình

Công tác kế toán trách nhiệm rất hiệu quả KTTNBD1 Shahwan và cộng sự (2023), Lavrova- Manzenko (2023), Nguyen và cộng sự (2019), Hanini (2013), Gharayba và cộng sự (2011) và tham vấn ý kiến chuyên gia

Công tác kế toán trách nhiệm phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại

Triển khai công tác kế toán trách nhiệm phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị

Việc phân chia các trung tâm trách nhiệm thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm tại đơn vị khách quan, có hiệu quả

1 Nhân viên quản lý tại trung tâm trách nhiệm (phòng/cửa hàng/chi nhánh,…) được thông báo về nhiệm vụ của mình

Hanini (2013), Gharayba và cộng sự (2011), Joda và cộng sự (2009), Fowzia (2009), Belkaoui (1981) và tham vấn ý kiến chuyên gia

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Việc kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ giúp cho nghiên cứu luận văn có điều kiện so sánh, kết hợp diễn giải kết quả

48 nghiên cứu nhằm hiểu biết đầy đủ hơn, rõ ràng hơn trong vấn đề nghiên cứu của luận văn Cụ thể:

- Đối với phương pháp định tính, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp tình huống nhằm khám phá các nhân tố ảnh hưởng, tìm hiểu sâu hơn về vấn đề cần nghiên cứu và xây dựng nội dung nghiên cứu Về phương pháp phỏng vấn sâu và tình huống, tác giả lựa chọn sử dụng để thu thập dữ liệu là phỏng vấn và quan sát bằng các câu hỏi phi cấu trúc nhằm phỏng vấn sâu vấn đề nghiên cứu với các chuyên gia, các nhà quản lý tại các DNTM trên địa bàn tỉnh như: ban giám đốc, kế toán trưởng, chuyên gia,… Ngoài phương pháp chủ đạo nêu trên, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, phương pháp điều tra,… để nghiên cứu và trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn

- Đối với phương pháp định lượng, tác giả tiến hành một cuộc khảo sát thử nghiệm trước đối với một số chuyên gia, các nhà quản lý làm việc tại các DNTM nhằm hoàn thiện phiếu khảo sát của nghiên cứu theo hướng dễ hiểu cho cả người phỏng vấn và cả người đi phỏng vấn, cũng như giải thích thêm một số nội dung cần trao đổi thêm đối với người được phỏng vấn để hoàn thiện cho phiếu khảo sát chính thức trước khi phát phiếu khảo sát cho các đối tượng được lựa chọn khảo sát

3.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu

Thứ nhất, nghiên cứu định lượng sơ bộ

- Mục tiêu: là để thu thập dữ liệu sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thang đo thông qua kỹ thuật phân tích Cronbach’s alpha và phân tích EFA

- Phương pháp thực hiện: Kết quả thu về sẽ được kiểm tra cẩn thận để lọc bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ và giữ lại những phiếu khảo sát hợp lệ Sau đó, tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha và EFA để kiểm tra độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo thông qua phần mềm SPSS Tiêu chí để đánh giá sơ bộ thang đo được tổng hợp trong Bảng 2.6 Kết thúc bước này, tác giả sẽ có được thang đo có đủ độ tin cậy và giá trị để đo lường của luận văn

Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá sơ bộ thang đo Nội dung đánh giá Kỹ thuật phân tích Tiêu chí đánh giá Độ tin cậy Cronbach’s Alpha 0,6 < Cronbach’s Alpha < 0,95

Hệ số tương quan biến tổng > 0,3

Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

0,5 < KMO < 1 với mức ý nghĩa của kiểm định Ballet < 0,05

Hệ số tải > 0,5 Tổng phương sai trích > 50% Chênh lệch hệ số tải > 0,3 (Nguồn: Nguyễn Đình Thọ, 2013)

Thứ hai, nghiên cứu định lượng chính thức

- Mục tiêu: là thu thập dữ liệu chính thức nhằm:

(1) Đánh giá thang đo để một lần nữa khẳng định các thang đo đủ độ tin cậy và giá trị để phục vụ cho nghiên cứu của luận văn;

(2) Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp trong mô hình nghiên cứu

Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) đòi hỏi cỡ mẫu lớn để đảm bảo ước lượng độ tin cậy cần thiết của mô hình; tuy nhiên, khi áp dụng PSL-SEM thì không nhất thiết đòi hỏi điều này (Hair và cộng sự, 2017) Đồng thời, Hair & cộng sự (2017) cũng cho rằng khi áp dụng PLS-SEM cỡ mẫu được xác định theo quy tắc

10 lần: (i) Mười lần số lớn nhất của các biến quan sát nguyên nhân được sử dụng để đo lường một biến nghiên cứu; hoặc (ii) Mười lần số lớn nhất của đường dẫn cấu trúc hướng vào một biến nội sinh Theo cách (ii), mô hình có tối đa 9 đường dẫn hướng đến biến nội sinh nên sẽ cần tối thiểu 90 quan sát; Và cũng theo Hair và cộng sự (2006) thì đối với phân tích nhân tố khám phá, cỡ mẫu được xác định là gấp 5 hoặc 10 lần số biến quan sát có trong nghiên cứu Do vậy, việc thu hồi được 253 phiếu phiếu hợp lệ như đã trình bày ở trên cho thấy luận văn đã thu thập đủ cỡ mẫu để thực hiện các bước phân tích định lượng của mô hình nghiên cứu

- Đánh giá mô hình đo lường:

Việc đánh giá mô hình đo lường bao gồm đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại, đánh giá giá trị hội tụ và đánh giá giá trị phân biệt (Hair & cộng sự, 2014, 2017) Cụ thể như sau:

Một là, đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại Các nhà nghiên cứu có thể đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại thông qua độ tin cậy tổng hợp (CR) và hệ số Cronbach’s alpha (CA) Theo Chin (1998) cho rằng trong phân tích nhân tố khám phá thì chỉ số CR phải từ 0,6 trở lên Theo Henseler & Sarstedt (2013), chỉ số CR nên đạt ngưỡng từ 0,7 trở lên là mức phù hợp với nghiên cứu khẳng định Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý rằng giá trị độ tin cậy tổng hợp (CR) nên từ 0,7 trở lên là ngưỡng đánh giá phù hợp cho các nghiên cứu (Hair & cộng sự, 2017; Bagozzi & Yi, 1998) Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo Theo Hair & cộng sự (2017) điều kiện để được chấp nhận đối với hệ số Cronbach’s Alpha (CA) cần phải lớn hơn 0,7 Theo Devellis (2012) cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha (CA) cần phải từ 0,7 trở lên là chấp nhận được Do vậy, trong nghiên cứu này nhóm tác giả lựa chọn ngưỡng cho cả hai hệ số là từ 0,7 trở lên là phù hợp

Hai là, đánh giá giá trị hội tụ Để đánh giá giá trị hội tụ của thang đo, nhà nghiên cứu sẽ xem xét hệ số tải của các biến quan sát (outer loading) và giá trị phương sai trích bình quân AVE (Average Variance Extracted) (Hair & cộng sự,

2014, 2017) Trước hết, giá trị hệ số tải của các biến quan sát được yêu cầu lớn hơn ngưỡng 0,7 (Hulland, 1999; Hair & cộng sự, 2014, 2017), tốt nhất là lớn hơn 0,708 (Hair & cộng sự, 2019b) Tiếp đó, giá trị phương sai trích bình quân (AVE) cũng phải đảm bảo lớn hơn 0,5 để đảm bảo yêu cầu (Chin, 2010; Hair & cộng sự,

Ba là, đánh giá giá trị phân biệt Mục đích của bước phân tích này cho thấy tính khác biệt của một cấu trúc so với các cấu trúc khác trong mô hình Theo truyền thống, các nhà nghiên cứu có hai cách để đánh giá giá trị phân biệt đó là thông qua hệ số tải chéo (cross loading) và dựa vào các tiêu chí Fornell-Larcker Đầu tiên, hệ số tải của các biến quan sát trong một biến phải lớn hơn hệ số tải chéo trên tất cả các biến còn lại (Chin, 1998, 2010; Hair & cộng sự, 2014, 2017) Tiếp theo, tiêu

51 chí Fornell-Larcker là cách thứ hai để đánh giá giá trị phân biệt Với cách này, tính phân biệt được đảm bảo khi giá trị căn bậc hai AVE của từng biến phải lớn hơn hệ số tương quan của nó với các biến khác (Fornell & Larcker, 1981) Gần đây, Henseler & cộng sự (2015) đề xuất đánh giá giá trị phân biệt thông qua chỉ số HTMT (Heterotrait-Monotrait ratio) Theo đó, giá trị chỉ số HTMT này phải nhỏ hơn 0,9 để đảm bảo tính phân biệt giữa hai biến nghiên cứu (Hair & cộng sự, 2019b)

- Đánh giá sự phù hợp của mô hình cấu trúc:

Sau khi đã khẳng định mô hình đo lường là đáng tin cậy, bước tiếp theo cần đánh giá sự phù hợp của mô hình để chứng minh rằng mô hình nghiên cứu của luận văn đề xuất là phù hợp với dữ liệu thực nghiệm Các tiêu chí thường được sử dụng như kiểm tra sự tác động của các biến độc lập với biến phụ thuộc, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số xác định điều chỉnh (R 2 điều chỉnh), và hệ số tác động f 2 Cụ thể như sau:

Thứ nhất, các nhà nghiên cứu nên kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số phóng đại phương sai (VIF) cho từng mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình để đảm bảo không có hiện tượng đa cộng tuyến Tương tự như khi kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình đo lường nguyên nhân, giá trị VIF > 5 chứng tỏ có dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến (Hair & cộng sự, 2014, 2017)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

4.1.1 Tình hình kinh tế thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trong những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế thương mại tại Bình Dương có những bước phát triển đáng kể, đưa tỉnh Bình Dương trở thành một điểm giao thương năng động, đáp ứng mọi nhu cầu kinh doanh, sinh hoạt của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển (UBND tỉnh Bình Dương, 2023), cụ thể: Đến tháng 08 năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã có 06 Trung tâm thương mại,

14 Siêu thị, 98 Chợ và 293 Siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, cùng với hàng nghìn cơ sở bán lẻ đang hoạt động để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tỉnh Việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh thông qua thu hút các doanh nghiệp đầu tư đã hình thành hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ như: Bách hóa xanh, Co.op Mart, GS25, Family Mart, WinMart+,… Hầu hết các cửa hàng này được phân bố rải đều khắp cả tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở các trung tâm huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh và nhiều kênh phân phối, bán lẻ văn minh, tích hợp nhiều tiện ích khác, điển hình như một số TTTM, siêu thị còn kết hợp dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, như: GO!, Aeon mall canary, Co.op Mart,… Đến với các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi, khách hàng không chỉ mua sắm mà còn được giải trí, vui chơi, thụ hưởng các chính sách ưu đãi và lựa chọn hàng hóa có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định nghiêm ngặt và theo đó các TTTM, siêu thị thường tạo ra các hình thức mua sắm mới lạ nhằm thu hút, giữ chân khách hàng

Ngoài hệ thống TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hiện nay hệ thống các chợ truyền thống cũng được đầu tư, phát triển theo hướng xã hội hóa, theo đó tỉnh có 76 chợ do doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã đầu tư, quản lý khai thác, sắp xếp tiểu thương vào chợ kinh doanh ổn định, công tác quản lý hoạt động kinh doanh chợ đi vào nề nếp

Với sự phát triển nhanh chóng về số lượng, quy mô hoạt động của các cửa hàng tiện ích, hệ thống cửa hàng tự chọn, siêu thị, TTTM và chợ truyền thống, , đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong và ngoài tỉnh, nâng cao tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ cho địa phương, góp phần phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của người dân

Tuy nhiên, thực tế cho thấy các TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại thành phố, thị xã Việc xã hội hóa, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chợ ở một số địa phương còn gặp nhiều khó khăn, do chợ nông thôn sức mua không cao, nguồn thu từ chợ thấp, chủ yếu phục vụ cho người dân địa phương Hoạt động của các chợ tự phát, mua bán lấn chiếm lòng, lề đường và gần các chợ truyền thống được xây dựng theo quy hoạch vẫn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chợ truyền thống, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự,…

Về giá trị kinh tế thương mại, cơ cấu thương mại - dịch vụ trong nền kinh tế tỉnh Bình Dương đang tăng dần đều theo từng năm; trong đó, năm 2022 cơ cấu chiếm hơn 22%, nhưng trong năm 2023 nâng lên hơn 23,5% Trong khi đó, xu hướng cơ cấu về công nghiệp năm 2022 là hơn 67,6%, thì đến năm 2023 giảm còn hơn 66% Tính riêng trong 7 tháng của năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 174.820 tỷ đồng, tăng 12,4% so với cùng kỳ; trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 120.346 tỷ đồng, chiếm 68,8%, tăng 14,1% so với cùng kỳ; doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 16.986 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ và dự báo nguồn cung hàng hoá tại hệ thống siêu thị và chợ truyền thống dồi dào, đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu mua sắm cho người dân

Cùng với chủ trương chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử của Chính phủ, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã ban hành kế hoạch triển khai chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Theo chủ trương này, tỉnh Bình Dương xác định phát triển thương mại đồng bộ, đa dạng, hạ tầng thương mại được hiện đại hóa, số hóa trong quản lý, khai thác,

55 vận hành; hạ tầng thiết yếu khu vực nông thôn được phát triển đầy đủ, phục vụ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt của người dân

Từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Công Thương tỉnh Bình Dương đã phối hợp với các hệ thống bán lẻ thương mại điện tử tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; triển khai vận hành hiệu quả Sàn Thương mại điện tử Bình Dương Sở vận động, khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia các sàn thương mại điện tử; xây dựng kế hoạch triển khai mô hình và sử dụng các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ,.…

Theo chiến lược phát triển thương mại nội địa tỉnh giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong thời gian tới, ngành công thương sẽ tổ chức các sự kiện thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh và các sự kiện khác liên quan đến thúc đẩy thương mại điện tử; tổ chức các đoàn đi học tập, trau dồi kinh nghiệm về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử; phối hợp kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử theo thẩm quyền, giám sát trực tuyến hoạt động thương mại điện tử

4.1.2 Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Theo quy định của Luật Thương mại (Luật Thương mại, 2005, sửa đổi bổ sung 2019) thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

- Mua bán hàng hoá: là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận

- Cung ứng dịch vụ: là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận

- Xúc tiến thương mại: là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại

- Đầu tư và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

Còn về tổ chức hoạt động kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp nói chung và các DNTM tại tỉnh Bình Dương nói riêng, dựa vào đặt điểm của quá trình lưu chuyển hàng hóa – sản phẩm mà hoạt động thương mại sẽ được biểu hiện qua sơ đồ như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ hoạt động thương mại

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Theo sơ đồ này, căn cứ vào nhu cầu hàng hóa và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, DNTM sẽ tiến hành lập ra phương pháp và tổ chức mua hàng hóa thích hợp để phục vụ nhu cầu của thị trường Các hàng hóa khi mua về có thể bán thẳng hoặc dự trữ hàng hóa để chuẩn bị bán ra thị trường, số hàng chưa bán ra trong kỳ sẽ được đưa vào hàng tồn kho, và hàng tồn kho trong kỳ này sẽ được xem xét và tính toán để đưa ra phương án mua hàng trong kỳ tiếp kinh doanh tiếp theo Các nguồn hàng mua vào có thể từ các nguồn trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước và bán ra ở thị trường trong nước hoặc xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài

Hàng tồn kho Hàng dự trữ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

4.2.1 Sơ lược về mẫu trong diện khảo sát

4.2.1.1 Về nhân khẩu học của người trả lời phiếu khảo sát

Với số phiếu thu về hợp lệ là 253 phiếu, tác giả tiến hành thống kê và giới thiệu chung về đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời khảo sát như sau:

Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ phần trăm (%)

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Thống kê mẫu cho thấy, số người tham gia trả lời là 253 người; trong đó nam giới là 157 người, chiếm tỷ lệ 62,1% và nữ giới là 96 người, chiếm tỷ lệ 37,9% Điều này cho thấy tại các DNTM tỉnh Bình Dương, về đối tượng tham gia quản lý, nam giới chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với nữ giới Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù của các DNTM

- Về vị trí công việc:

Bảng 4.2: Thống kê về vị trí công việc

Vị trí công việc đảm nhiệm

Hội đồng quản trị/Ban Giám đốc 79 31,2 Trưởng (Phó) phòng, bộ phận, cửa hàng 134 53,0

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi tham gia Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc là 79 người, chiếm tỷ lệ 31,2%; số lượng người được hỏi là Trưởng (Phó) phòng, bộ phận, cửa hàng là 134 người, chiếm tỷ lệ cao nhất với 53,0%; còn các đối tượng nhân viên khác là 40 người, chiếm tỷ lệ 15,8%

- Về trình độ chuyên môn:

Bảng 4.3: Thống kê về trình độ chuyên môn

Sau đại học 4 1,6 Đại học 158 62,5

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi chủ yếu có trình độ đại học với số lượng là 158 người, chiếm tỷ lệ lên đến 62,5%; tiếp đến là trình độ cao đẳng với số lượng là 56 người, chiếm tỷ lệ 22,1% và trình độ trung cấp là 35 người, chiếm tỷ lệ 13,8% Điều đặc biệt là trong số người được hỏi có trình độ sau đại học là 4 người, chiếm tỷ lệ 1,6%; qua phỏng vấn sâu cho thấy những người này chủ yếu là thành viên Hội đồng quản trị hoặc thành viên Ban

59 giám đốc hoặc trưởng bộ phận với các chuyên ngành đào tạo chủ yếu là quản trị kinh doanh và kế toán

Bảng 4.4: Thống kê về nhóm tuổi

Nhóm tuổi của người trả lời phiếu

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi có độ tuổi còn khá trẻ, cụ thể: độ tuổi từ 30 đến 39 là 114 người, chiếm tỷ lệ 45,1%; độ tuổi từ 20 đến 29 là 78 người, chiếm tỷ lệ 30,8%; còn độ tuổi từ 40 đến 49 là 46 người, chiếm tỷ lệ 18,2% và độ tuổi từ 50 trở lên là 15 người, chiếm tỷ lệ 5,9% Qua khảo sát và phỏng vấn sâu cho thấy phần lớn những người được hỏi có độ tuổi càng cao thì giữ các chức vụ càng cao và ngược lại

- Về thâm niên công tác:

Bảng 4.5: Thống kê về thâm niên công tác

Từ 5 năm đến dưới 10 năm 123 48,6

Từ 10 năm đến dưới 20 năm 52 20,6

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi có thâm niên công tác phần lớn từ 5 đến 10 năm là 123 người, chiếm tỷ lệ 48,6%; tiếp đến kinh nghiệm từ 10 đến 20 năm là 52 người, chiếm tỷ lệ 20,6% và dưới 5 năm là 46 người, chiếm tỷ lệ 18,2%; riêng số người có thâm niên trên 20 năm chỉ có 32 người, với tỷ lệ là 12,6% Qua khảo sát cho thấy sở dĩ số người được hỏi có thâm niên công tác chủ yếu từ 5 năm đến 20 năm do phụ thuộc vào đặc thù của các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương là có thời gian hoạt động chủ yếu dưới 20 năm

4.2.1.2 Về các doanh nghiệp khảo sát Để đánh giá sơ bộ về doanh nghiệp khảo sát trên các mặt về loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và tổ chức bộ máy kế toán, tác giả tiến hành thống kê mẫu với kết quả như sau:

- Về loại hình doanh nghiệp:

Bảng 4.6: Thống kê về loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi làm việc chủ yếu trong các công ty TNHH với số lượng là 112 phiếu, chiếm tỷ lệ 44,3%; tiếp đến là công ty cổ phần với 98 phiếu, chiếm tỷ lệ 38,7%; doanh nghiệp tư nhân cũng tương đối nhiều với 34 phiếu, chiếm tỷ lệ 13,4% và còn lại là công ty liên doanh với số phiếu là 9, tương ứng với tỷ lệ chỉ 3,6% Như vậy, qua khảo sát cho thấy phần lớn các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoạt động chủ yếu dưới hình thức công ty TNHH và công ty cổ phần

- Về mô hình cơ cấu tổ chức quản lý:

Bảng 4.7: Thống kê về cơ cấu tổ chức quản lý

Hình thức tổ chức quản lý

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi cho biết mô hình tổ chức quản lý của các doanh nghiệp thuộc diện khảo sát chủ yếu tổ chức theo mô hình trực tuyến với số phiếu trả lời là 134 phiếu, chiếm tỷ lệ 53,0%; tiếp đến là mô hình trực tuyến chức năng với số phiếu trả lời là 87 phiếu, chiếm tỷ lệ 34,4%; còn mô hình chức năng có 32 phiếu trả lời Điều này cho thấy phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát có mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến và trực tuyến chức năng Qua khảo sát cho thấy kết quả thống kê trên là hoàn toàn hợp lý vì phần lớn các DNTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương là có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động trên cùng một địa bàn chứ ít có phân bố rộng trong hoạt động về mặt địa lý

- Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị và kế toán tài chính:

Bảng 4.8: Thống kê về tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán

Kết hợp KTQT và kế toán tài chính 154 60,9 Tách biệt KTQT và kế toán tài chính 7 2,8 Hỗn hợp KTQT và kế toán tài chính 92 36,4

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Từ kết quả thống kê mẫu cho thấy: số lượng người được hỏi cho biết mô hình tổ chức bộ máy KTQT và kế toán tài chính của các doanh nghiệp thuộc diện khảo sát chủ yếu tổ chức theo mô hình kết hợp giữa KTQT và kế toán tài chính với

62 số phiếu trả lời là 154 phiếu, chiếm tỷ lệ 60,9%; còn mô hình hỗn hợp giữa KTQT và kế toán tài chính số phiếu trả lời là 92 phiếu, chiếm tỷ lệ 36,4%; việc tách biệt tổ chức theo mô hình KTQT và kế toán tài chính là khá ít với số phiếu trả lời là 07 phiếu, chiếm tỷ lệ 2,8% Điều này hoàn toàn phù hợp vì chỉ với các doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề mới và tổ chức bộ máy quản lý phức tạp mới tiến hành tổ chức bộ máy KTQT và kế toán tài chính tách biệt Lúc đó thông tin KTQT sẽ phục vụ cho quản trị nội bộ, còn thông tin KTTC sẽ phục vụ cho các đối tượng khác có quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp như cổ đông, chủ nợ, khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước,…

4.2.2 Kết quả đánh giá mô hình đo lường

4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo Độ tin cậy của các thang đo cho tất cả các biến nghiên cứu được trình bày trong Bảng 4.9 Kết quả cho thấy độ tin cậy tổng hợp (CR) của các biến nghiên cứu dao động từ 0,879 đến 0,917 và đều cao hơn ngưỡng tối thiểu 0,70 Các hệ số Cronbach’s Alpha (CA) của các biến nghiên cứu cũng đều lớn hơn ngưỡng tối thiểu 0,70 (dao động từ 0,794 đến 0,887), chứng tỏ các thang đo có độ tin cậy cao (Hair & cộng sự, 2017)

Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo

1 Phân quyền quản lý (PQQL) 0,794 0,879

2 Công tác lập dự toán và phân bổ (DTPB) 0,834 0,889

3 Đo lường hiệu quả các trung tâm trách nhiệm (HQTT) 0,850 0,899

4 Quy định về chính sách kế toán (CSKT) 0,887 0,914

5 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại (DDKD) 0,879 0,917

6 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH) 0,811 0,888

KTTN các DNTM tại Bình Dương (KTTNBD) 0,872 0,908

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SmartPLS 3)

4.2.2.2 Đánh giá giá trị hội tụ thang đo

Kết quả đánh giá hội tụ ở Bảng 4.10 cho thấy các hệ số tải đều lớn hơn ngưỡng 0,7 (Hair & cộng sự, 2019b) Bên cạnh đó, giá trị phương sai trích bình quân (AVE) đều từ 0,639 trở lên cao hơn ngưỡng tối thiểu 0,50 (Chin, 2010; Hair

& cộng sự, 2017) Do đó, có thể kết luận rằng thang đo cho các biến nghiên cứu có đầy đủ giá trị hội tụ

Bảng 4.10: Kết quả đánh giá giá trị hội tụ Thang đo Biến quan sát Hệ số tải AVE Biến độc lập

Công tác lập dự toán và phân bổ (DTPB)

DTPB2 0,816 DTPB3 0,826 DTPB4 0,778 Đo lường hiệu quả các trung tâm trách nhiệm

Quy định về chính sách kế toán (CSKT)

CSKT2 0,824 CSKT3 0,788 CSKT4 0,806 CSKT5 0,754 CSKT6 0,774 DDKD1 0,800 0,734

Thang đo Biến quan sát Hệ số tải AVE Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH)

KTTN các DNTM tại Bình

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SmartPLS 3)

4.2.2.3 Đánh giá giá trị phân biệt thang đo

Tác giả đánh giá giá trị phân biệt của các thang đo thông qua các tiêu chí như: hệ số Fornell-Larcker và hệ số tải chéo (cross loading)

Bảng 4.11: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt bằng tiêu chí Fornell-Lacker

CSKT DDKD DTPB HQTT KTTNBD PQQL TNXH CSKT 0,799

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SmartPLS 3)

Từ kết quả của Bảng 4.11 ta thấy giá trị căn bậc hai phương sai trích bình quân ( AVE ) (số nằm trên đường chéo, in đậm) của các biến đều từ 0,799 trở lên và lớn hơn hệ số tương quan của các biến (các số tương ứng không in đậm nằm trên cùng một cột của các biến) Như vậy, các thang đo thỏa mãn các tiêu chí Fornell-Lacker để có được giá trị phân biệt

(ii) Hệ số tải chéo

Bảng 4.12 cho thấy hệ số tải chéo của một biến quan sát luôn lớn hơn tất cả các hệ số tải của nó trên các biến quan sát còn lại (Hair & cộng sự, 2017) Do vậy, mô hình đo lường đạt được giá trị phân biệt

Bảng 4.12: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt thang đo bằng hệ số tải chéo

CSKT DDKD DTPB HQTT KTTNBD PQQL TNXH CSKT1 0,847 0,002 0,131 0,462 0,511 0,230 0,533

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm SmartPLS 3)

HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.1.1 Từ các kết quả nghiên cứu

Từ thực trạng các kết quả nghiên cứu và bàn luận về các kết quả của các mô hình ở trên cho thấy:

Một là, kết quả nghiên cứu thực trạng về tình hình kinh tế thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy sau hơn 20 năm đổi mới, Bình Dương đã có những bước phát triển kinh tế “thần kỳ”, trở thành một trong những địa phương phát triển năng động nhất của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bình Dương đã có hơn 40.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký kinh doanh gần 350.000 tỷ đồng và hơn 3.800 dự án FDI với tổng vốn đăng ký kinh doanh hơn 35 tỷ USD Đồng thời, cùng với công nghiệp, lĩnh vực thương mại - dịch vụ đang của Bình Dương đang có những chuyển biến tích cực, cả trong dịch vụ phục vụ công nghiệp, đô thị, giáo dục - đào tạo Với định hướng phát triển bền vững, Bình Dương không chỉ ưu tiên thu hút công nghệ cao, sản xuất tiên tiến, mà còn tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển thương mại - dịch vụ chất lượng cao Trong đó, ưu tiên các ngành dịch vụ hàm lượng chất xám cao, thương mại điện tử, thúc đẩy đầu tư tài chính, ngân hàng,.…, với kỳ vọng việc tăng cao tỷ trọng ngành dịch vụ sẽ tác động trở lại, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hơn nữa Đáng chú ý, trong những năm gần đây, tổng mức bán lẻ hàng hóa của Bình Dương tăng bình quân gần 16%/năm Thương mại - dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, đã thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế phát triển với nhiều loại hình phân phối như: trung tâm thương mại, siêu thị, thương mại điện tử, hệ thống cửa hàng tiện lợi… Tuy nhiên, việc phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng tiện lợi chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã, khu công nghiệp, nơi có đông dân cư dẫn đến việc quản lý các đơn vị kinh doanh thương mại còn khó khăn, khó kiểm soát việc hiện trách nghiệm xã hội và kế toán trách nhiệm xã hội đối với các đơn vị kinh doanh thương mại

Hai là, kết quả mô hình nghiên cứu thứ nhất cho thấy 06 biến gồm CSKT,

DDKD, DTPB, HQTT, PQQL và TNXH có ảnh hưởng trực tiếp và cùng chiều đến KTTNBD với thứ tự mức độ tác động giảm dần của các biến đến KTTNBD như sau: HQTT (mức 0,334), DDKD (mức 0,259), DTPB và TNXH (đều bằng mức 0,239), CSKT (mức 0,195) và thấp nhất là PQQL (mức 0,169) Kết quả nghiên cứu này cho thấy có một số biến có phần tương đồng với một số kết quả nghiên cứu trước như Shahwan và cộng sự (2023), Lavrova-Manzenko (2023), Nguyen và cộng sự (2019), Hanini (2013), Gharayba và cộng sự (2011),… Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là có sự khác biệt trong bối cảnh của các DNTM tại Bình Dương Đồng thời, kết quả mô hình nghiên cứu thứ hai cũng cho thấy cả

03 biến CSKT, DDKD, HQTT đều có ảnh hưởng tích cực cùng chiều đến biến TNXH, trong đó biến HQTT có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến TNXH (mức 0,567), tiếp đến là biến DDKD (mức 0,321) và cuối cùng là biến CSKT (mức 0,310) Đây là điểm phát hiện mới của nghiên cứu này so với nghiên cứu trước, vì các nghiên cứu của Shahwan và cộng sự (2023), Lavrova-Manzenko (2023) chỉ đề cập đến việc thực hiện kế toán TNXH dưới góc độ CSKT và nhận thức của nhà quản lý chứa chưa đề cập đến HQTT và DDKD của doanh nghiệp

Thứ ba, với mức ý nghĩa 5%, tất cả các biến độc lập CSKT, DDKD, HQTT đều có mối quan hệ gián tiếp với biến KTTNBD thông qua biến TNXH một cách có ý nghĩa thống kê Hay nói cách khác, biến TNXH có đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ này, nghĩa là việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các DNTM tại Bình Dương có đóng vai trò trung gian trong việc ảnh hưởng đến đến thành quả kế toán trách nhiệm của các DNTM tại Bình Dương

5.1.2 Từ chiến lược định hướng phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trên cơ sở Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 Tại quyết định số 4020/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 12 năm 2011, tỉnh Bình Dương đã phê duyệt Quy hoạch

73 phát triển Thương mại tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung cơ bản được tóm tắt như sau (UBND tỉnh, 2011):

Thứ nhất, về quan điểm phát triển:

Một là, phát triển thương mại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ ngang bằng với ngành công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp

Hai là, phát triển thương mại dựa trên mối quan hệ gắn kết giữa phát triển

Công nghiệp - Đô thị - Thương mại và Dịch vụ của tỉnh Phát triển thương mại gắn với chương trình "Phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ” và chương trình " Phát triển dịch vụ chất lượng cao giai đoạn

2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020 ” của tỉnh

Ba là, phát triển thương mại theo hướng khai thác những lợi thế về quy hoạch hệ thống giao thông như Đại lộ Bình Dương nối trục Bắc - Nam, đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường vành đai 3, 4 Đối với những đô thị hiện tại, trong thời gian 10 năm tới sẽ vừa xây dựng mới gắn với cải tạo hình thành những đô thị văn minh; trong đó thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn

Bốn là, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, mở rộng thị trường xuất khẩu Phát triển thương mại nội địa theo hướng hiện đại, văn minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Năm là, phát triển thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời phải gắn với yêu cầu quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, phải chú trọng đến đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành, vừa nâng cao trình độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng năng lực thực hiện các hoạt động thương mại, vừa đảm bảo tính hiệu quả cao của cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư

Thứ hai, về mục tiêu phát triển:

Một là, mục tiêu chung: phát triển thương mại Bình Dương giai đoạn 2011

- 2015 là trở thành trung tâm phát triển thương mại bán lẻ và tăng cường xuất khẩu Giai đoạn 2016 - 2020 phát triển thương mại văn minh, hiện đại phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng Tầm nhìn đến 2030: đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, thương mại nội địa phát triển mạnh, Bình Dương trở thành thành phố công nghiệp gắn liền văn minh đô thị

Hai là, các mục tiêu cụ thể: (i) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ các giai đoạn gồm giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 22%, đến năm 2015 đạt 119.271 tỷ đồng và giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 20,3%, đến năm 2020 đạt 300.512 tỷ đồng; (ii) Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn

2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 22,5%, đến năm 2015 đạt 22.882 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 24%, đến năm 2020 đạt 67.082 triệu USD; (iii) Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2011 - 2015 tăng trưởng bình quân 17%, đến năm 2015 đạt 15.623 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân 15,5%, đến năm 2020 đạt 32.113 triệu USD; (iv) Tầm nhìn đến năm

2030, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2030: tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 18% - 19%, kim ngạch xuất khẩu 20% - 21%, nhập khẩu 14% - 15%

Thứ ba, định hướng phát triển:

Một là, phát triển thương mại với nhiều thành phần kinh tế tham gia Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững Phát triển các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế như gỗ, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ

Hai là, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, trên cơ sở phát triển các phương thức và hình thức kinh doanh đa dạng Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị cần xem xét quy hoạch trên các trục đường giao thông chính, các giao lộ lớn, các bến xe, các ga đường sắt xuyên Á, cảng Đồng thời xem xét phát triển loại hình này tại các khu đô thị, khu dân cư, các khu công nghiệp

Ba là, phát triển các loại hình dịch vụ logistics, cảng cạn (cảng trung chuyển) - ICD, cảng vụ như Thạnh Phước, Thường Tân, An Sơn, An Tây, Bà Lụa

Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh

Thứ tư, về nội dung quy hoạch chiến lược:

CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thứ nhất, về đo lường hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm (HQTT)

Các DNTM tại Bình Dương cần căn cứ vào chiến lược và tầm nhìn, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thực hiện việc phân chia cấu trúc của doanh nghiệp thành các trung tâm trách nhiệm khác nhau dựa trên những đặc điểm từ hoạt động kinh doanh và phong cách của nhà quản trị Các trung tâm trách nhiệm có thể bao gồm trung tâm trách nhiệm doanh thu, trung tâm trách nhiệm chi phí, trung tâm trách nhiệm lợi nhuận và trung tâm trách nhiệm đầu tư Cụ thể: trung tâm trách nhiệm chi phí có thể là bộ phận thu mua của DNTM, trung tâm doanh thu có thể là các chi nhánh tiêu thụ, phòng kinh doanh, các cửa hàng, văn phòng đại diện,… bán các hàng hoá của DNTM, trung tâm lợi nhuận có thể là cấp độ doanh nghiệp hoặc các chi nhánh hoặc các cửa hàng, còn trung tâm đầu tư có thể là hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc ban giám đốc được hội đồng quản trị phân cấp về đầu tư hay các trung tâm đầu tư hình thành từ các cửa hàng, các chi nhánh,… trực thuộc được quản lý kinh doanh trong phạm vi số vốn được phân bổ cho các trung tâm Trên cơ sở phân phân định các trung tâm trách nhiệm, các DNTM tại Bình Dương cần: (i) So sánh thành quả thực tế với kế hoạch đã được lập của các trung tâm trách nhiệm sao cho thuận tiện trong việc liên hệ thông tin giữa các bộ

76 phận; (ii) Việc so sánh giữa thực tế với kế hoạch đã được lập của các trung tâm cung cấp thông tin cần theo các thời điểm phù hợp như cuối tháng, cuối quý và cuối năm để phục vụ cho việc lập báo cáo tháng, báo cáo quý và báo cáo năm; (iii) Ban hành các chính sách kiểm soát, các tiêu chuẩn đánh giá khi so sánh giữa thực tế với kế hoạch và (iv) Cần có các phần thưởng xứng đáng khi các trung tâm trách nhiệm hoàn thành tốt các kế hoạch đặt ra và cũng cần có các chế tài xử lý trách nhiệm khi xác định các trung tâm trách nhiệm không hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch do đơn vị đặt ra

Thứ hai, về đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại (DDKD)

Việc thiết kế một hệ thống KTTN phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu sử dụng thông tin của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán, hình thức pháp lý của doanh nghiệp, sự đa dạng của ngành nghề kinh doanh và sự đa dạng của địa bàn hoạt động,… Do vậy, căn cứ trên các yếu tố thuộc về đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại để thiết kế một hệ thống KTTN sao cho phù hợp và có hiệu quả trong quá trình vận hành nhằm kiểm soát các hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra Trong đó: (i) Chú trọng đến phân định chức năng, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm (phòng/cửa hàng/chi nhánh, …); (ii) Các hình thức tổ chức kinh doanh như bán buôn, bán lẻ hay kinh doanh hỗn hợp; (iii) Đa dạng hoá trong ngành nghề kinh doanh của đơn vị và (iv) Đa dạng về địa bàn hoạt động kinh doanh

Thứ ba, công tác lập dự toán và phân bổ (DTPB)

Căn cứ vào chiến lược, các DNTM tại Bình Dương cần thực hiện liên kết giữa thành quả dự toán với thành quả thực tế của các kỳ trước hoặc tình hình kinh doanh hiện tại nhằm thiết lập dự toán ngân sách cho các hoạt động kinh doanh thương mại của đơn vị Khuyến khích tất cả nhân viên của mỗi trung tâm trách nhiệm đều thực hiện lập dự toán để đảm bảo dự toán khả thi và có thể đạt được Đồng thời, thực hiện việc phân bổ chi phí và doanh thu tới các trung tâm trách nhiệm theo khả năng tiếp nhận của các trung tâm và giới hạn quyền lực của trung tâm đó; từ đó xác định trách nhiệm của mỗi trung tâm với chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, doanh thu và giá chuyển nhượng nội bộ giữa các trung tâm trách nhiệm

77 để hạn chế sự giao thoa trách nhiệm và tính chi phí chính xác hơn, phù hợp hơn Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả thực tế đạt được so với dự toán rất quan trọng, do đó cần đánh giá kết quả đạt được thực tế so với dự toán một cách thường xuyên, liên tục để đáp ứng những thông tin kịp thời cho quản trị, điều hành

Thứ tư, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (TNXH)

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là những nỗ lực và trách nhiệm của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu hoặc tránh các tác động có hại và tối đa hóa tác động tích cực và hữu ích lâu dài đối với xã hội Đồng thời, thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là một công cụ để doanh nghiệp hoàn thành các hoạt động kinh doanh của mình, đóng góp vào giải quyết các vấn đề xã hội và đạt được cam kết đối với xã hội, tạo vốn uy tín cho doanh nghiệp Do đó, các DNTM tại Bình Dương cần xây dựng tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp và luôn tính đến tác động về mặt xã hội, kinh tế và môi trường Trên cơ sở đó, các DNTM tại Bình Dương cũng cần tuân thủ và thực hiện trách nhiệm xã hội, ghi nhận và tính toán đầy đủ chi phí xã hội cho các trung tâm trách nhiệm

Thứ năm, về chính sách kế toán (CSKT)

Khung pháp lý về kế toán tại Việt Nam đang dần hoàn thiện trong những năm gần đây và trong thời gian tới Vì vậy, căn cứ trên những quy định của khung pháp lý về kế toán như Luật Kế toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán và các quy định pháp lý khác có liên quan để ban hành các nội quy và quy chế hoạt động của doanh nghiệp cho phù hợp với đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức và các chính sách của chính quyền địa phương, nơi DNTM đóng trú trụ sở cũng như các chi nhánh, cửa hàng,… Đồng thời, khi thực thi các chính sách kế toán tại đơn vị, các DNTM cần chú ý đến việc áp dụng các chính sách kế toán có ảnh hưởng đến giao và lập dự toán tại các trung tâm trách nhiệm, ghi nhận doanh thu, thu nhập tại các trung tâm trách nhiệm, đến ghi nhận giá vốn, chi phí tại các trung tâm trách nhiệm, lập báo cáo tại các trung tâm trách nhiệm trên cả khía cạnh tài chính và khía cạnh phi tài chính, cũng như lập các báo cáo đo lường thành quả của mỗi trung tâm trách nhiệm một cách riêng biệt

Thứ sáu, về phân quyền quản lý (PQQL)

Trên cơ sở cơ cấu tổ chức, các nhà quản trị cấp cao trong các DNTM tại Bình Dương cần thực hiện ủy quyền cho các nhà quản trị của các trung tâm trách nhiệm với quyền lực rõ ràng để quản lý và nhà quản trị phải chịu trách nhiệm cho kết quả và hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm do mình phụ trách Các nhà quản trị nên được ủy quyền với quyền lực phù hợp với bản chất của các hoạt động tại các trung tâm trách nhiệm và phù hợp với trách nhiệm cần thiết để đưa ra các quyết định liên quan đến trách nhiệm của các trung tâm và trách nhiệm quản trị đối với kết quả và thành quả cuối cùng của trung tâm trách nhiệm do mình quản lý Đồng thời, khi thực hiện phân quyền quản lý cần chú trọng đến việc các nhà quản lý tại các trung tâm trách nhiệm phải có đủ thẩm quyền thích hợp và trình độ chuyên môn để thực hiện công việc của mình, cũng như trong mỗi hoạt động công việc cần xác định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng vì một số điều kiện thực tế không cho phép nên luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định Điển hình như phương pháp nghiên cứu định tính chỉ mới dừng lại ở việc khảo cứu tài liệu, phỏng vấn chuyên gia,…, việc phỏng vấn các DNTM còn ít so với tổng thể mẫu hay do điều kiện về thời gian và kinh phí thực hiện luận văn nên chưa thu thập được số liệu toàn bộ của các DNTM tại Bình Dương,…

Hướng nghiên cứu tiếp theo nên tiến hành đi sâu vào các nội dung của tổ chức công tác KTTN hoặc có thể hướng đến nghiên cứu về sự hài lòng của các nhà quản trị khi áp dụng KTTN hoặc cũng có thể nghiên cứu theo hướng cụ thể nào đó về các yếu tố của KTTN như hệ thống báo cáo, so sánh giữa thực tế với dự toán,…

KTTN là một nội dung quan trọng của KTQT KTTN cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả KTTN của các DNTM tại Bình Dương đã giải quyết được một số nội dung và mục tiêu nghiên cứu căn bản như sau:

- Luận văn đã tổng quan được các nghiên cứu trong và ngoài nước về KTTN;

- Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý thuyết về KTTN cũng như kinh nghiệm về vận dụng KTTN tại các doanh nghiệp trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho các DNTM tại Bình Dương;

- Luận văn đã xây dựng được mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công tác KTTN và thiết kế phương pháp để thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

- Luận văn đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công tác KTTN của các DNTM tại Bình Dương và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố;

- Luận văn đã khẳng định được vai trò trung gian của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đến thành quả của KTTN của các DNTM tại Bình Dương

Từ thực trạng các nhân tố ảnh hưởng, luận văn đã đề xuất các hàm ý quản trị về công tác KTTN đối với các DNTM tại Bình Dương.

Ngày đăng: 15/06/2024, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 2.1 Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến (Trang 35)
Hình 2.2: Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức chức năng - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 2.2 Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức chức năng (Trang 36)
Hình 2.3: Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 2.3 Phân cấp quản lý theo cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng (Trang 37)
Bảng 2.2: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 2.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu (Trang 42)
Bảng 2.1: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 2.1 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí (Trang 42)
Hình 3.1: Quy trình tiếp cận nghiên cứu - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 3.1 Quy trình tiếp cận nghiên cứu (Trang 49)
Hình 3.2: Khung nghiên cứu - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 3.2 Khung nghiên cứu (Trang 50)
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu (Trang 51)
Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá sơ bộ thang đo  Nội dung đánh giá  Kỹ thuật phân tích  Tiêu chí đánh giá - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 3.2 Tiêu chí đánh giá sơ bộ thang đo Nội dung đánh giá Kỹ thuật phân tích Tiêu chí đánh giá (Trang 61)
Sơ đồ như sau: - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Sơ đồ nh ư sau: (Trang 68)
Hình 4.1: Sơ đồ hoạt động thương mại - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình 4.1 Sơ đồ hoạt động thương mại (Trang 68)
Bảng 4.1: Thống kê theo giới tính  Chỉ tiêu  Số người  Tỷ lệ phần trăm (%) - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.1 Thống kê theo giới tính Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ phần trăm (%) (Trang 69)
Bảng 4.2: Thống kê về vị trí công việc - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.2 Thống kê về vị trí công việc (Trang 70)
Bảng 4.3: Thống kê về trình độ chuyên môn - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.3 Thống kê về trình độ chuyên môn (Trang 70)
Bảng 4.4: Thống kê về nhóm tuổi - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.4 Thống kê về nhóm tuổi (Trang 71)
Bảng 4.5: Thống kê về thâm niên công tác - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.5 Thống kê về thâm niên công tác (Trang 71)
Bảng 4.6: Thống kê về loại hình doanh nghiệp - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.6 Thống kê về loại hình doanh nghiệp (Trang 72)
Bảng 4.7: Thống kê về cơ cấu tổ chức quản lý - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.7 Thống kê về cơ cấu tổ chức quản lý (Trang 73)
Hình thức - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Hình th ức (Trang 73)
Bảng 4.9: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.9 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo (Trang 74)
Bảng 4.10: Kết quả đánh giá giá trị hội tụ  Thang đo  Biến quan sát  Hệ số tải  AVE  Biến độc lập - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.10 Kết quả đánh giá giá trị hội tụ Thang đo Biến quan sát Hệ số tải AVE Biến độc lập (Trang 75)
Bảng 4.11: Kết quả đánh giá giá trị phân biệt bằng tiêu chí Fornell-Lacker - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.11 Kết quả đánh giá giá trị phân biệt bằng tiêu chí Fornell-Lacker (Trang 76)
Bảng 4.12 cho thấy hệ số tải chéo của một biến quan sát luôn lớn hơn tất cả  các hệ số tải của nó trên các biến quan sát còn lại (Hair &amp; cộng sự, 2017) - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.12 cho thấy hệ số tải chéo của một biến quan sát luôn lớn hơn tất cả các hệ số tải của nó trên các biến quan sát còn lại (Hair &amp; cộng sự, 2017) (Trang 77)
Bảng 4.13: Hệ số phóng đại phương sai - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.13 Hệ số phóng đại phương sai (Trang 78)
Bảng 4.15: Hệ số tác động f 2 - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.15 Hệ số tác động f 2 (Trang 79)
Bảng 4.14: Hệ số xác định điều chỉnh   Biến phụ thuộc - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.14 Hệ số xác định điều chỉnh Biến phụ thuộc (Trang 79)
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định mô hình 2 - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định mô hình 2 (Trang 81)
2. Hình thức tổ chức  kinh doanh thương mại có  ảnh hưởng đến đánh giá thành quả của các trung  tâm trách nhiệm (phòng/cửa hàng/chi nhánh,…) - nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh bình dương
2. Hình thức tổ chức kinh doanh thương mại có ảnh hưởng đến đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm (phòng/cửa hàng/chi nhánh,…) (Trang 99)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w