HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 382 GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ CÓ U TUYẾN ỨC KHÁNG TRỊ

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 382 GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ CÓ U TUYẾN ỨC KHÁNG TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 382 GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ CÓ U TUYẾN ỨC KHÁNG TRỊ Mai Văn Viện1, Lê Hải Sơn1, Nguyễn Thị Minh Phương1, Nguyễn Thị Nga1, Phan Quốc Hoàn1, Lý Tuấn Khải1, Bùi Tiên Sỹ1, Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Thị Duyên2 TÓM TẮT48 Giới thiệu: Một số bệnh nhân nhược cơ nặng có u tuyến ức, mặc dù đã được điều trị bổ sung tích cực theo phác đồ sau phẫu thuật cắt u tuyến ức, nhưng không có đáp ứng với những điều trị thông thường hoặc bệnh cải thiện ít, không ổn định hay tái phát và có xu hướng tiến triển nặng lên đe dọa tính mạng. Các liệu pháp thay thế mới vẫn chưa được chứng minh có hiệu quả nhất quán và lâu dài. Gần đây, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân được thực hiện ở một số trung tâm y tế lớn trên thế giới đã cho thấy có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý thần kinh tự miễn nặng nói chung và bệnh nhân nhược cơ nặng có u tuyến ức kháng trị nói riêng. Mục tiêu: Báo cáo 3 trường hợp nhược nặng đầu tiên của Việt Nam được điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, báo cáo kết quả ca bệnh tại Bệnh việnTrung ương Quân đội 108 từ ngày 16 tháng 3 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022, thời gian theo dõi trung bình 10 tháng (5 - 16 tháng). Cả 3 bệnh nhân nhược cơ được điều trị bằng ghép tế bào 1Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 2Bệnh viện Nhi Trung ương Chịu trách nhiệm chính: Mai Văn Viện Email: vienbachkhoagmail.com Ngày nhận bài: 2592022 Ngày phản biện: 3092022 Ngày chấp nhận đăng: 25102022 gốc tạo máu tự thân tại trung tâm ghép tế bào gốc của bệnh viện. Các bệnh nhân đều có triệu chứng nhược cơ nặng, dai dẳng mặc dù vẫn sử dụng tích cực các liệu pháp ức chế miễn dịch. Tế bào gốc tạo máu tự thân được huy động từ máu ngoại vi với Cyclophosphamide và G-CSF, và được tinh sạch, loại bỏ các tế bào lympho tự miễn bằng phương pháp chọn lọc CD34. Bệnh nhân được điều trị bằng các phác đồ điều kiện hoá để phá hủy hệ thống miễn dịch tự hoạt động, sau đó truyền lại khối tế bào gốc để phục hồi miễn dịch và máu. Kết quả: Ba bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, có tuổi trung bình khi chẩn đoán nhược cơ và ở thời điểm ghép lần lượt là 23,6 và 39,6 tuổi. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng, điện cơ rõ rệt về nhược cơ (phân nhóm nhược cơ lâm sàng: IIb - III) và có kết quả định lượng kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin dương tính. Sau ghép cả 3 bệnh nhân có cải thiện rõ rệt, bệnh thuyên giảm và ổn định, không phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. Cả ba bệnh nhân (100) không có bội nhiễm hay phát triển bệnh tự miễn thứ phát sau ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Kết luận: Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhân nhược cơ nặng kháng trị có hiệu quả rõ rệt bằng cải thiện triệu chứng bệnh mà không cần điều trị thêm ức chế miễn dịch. Việc áp dụng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân thành công cho bệnh nhân nhược cơ nặng có u tuyến ức kháng trị giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 383 mới, niềm tin chữa bệnh, có cơ hội trở lại với cộng đồng. SUMMARY AUTOLOGOUS HEMATOPOIETIC STEM CELL TRANSPLANTATION FOR REFRACTORY MYASTHENIA GRAVIS WITH THYMOMA Introduction: Despite receiving active adjuvant therapy after thymectomy, some patients with severe myasthenia gravis and thymoma did not respond to conventional therapies or had their recurrent disease. There is little improvement, but it is unstable or recurring and has the potential to become life-threatening. New complementary and alternative therapies have yet to be proven to be consistently and long-term effective. Autologous hematopoietic stem cell transplantation has recently been shown to be effective in the treatment of severe autoimmune neuropathies in general, and resistant myasthenia gravis patients in particular, in some major medical centers around the world. Objective: To describe the first three cases of severe myasthenia gravis treated with autologous hematopoietic stem cell transplantation at the 108 Military Central Hospital in Vietnam. Methods: From March 16, 2021 to September 30, 2022, a prospective study of three cases with severe myasthenia gravis was conducted at 108 Military Central Hospital; the average follow-up was 10 months (5 months-16 months). Despite receiving vigorous immunosuppressive medication, all patients had severe, persistent myasthenia gravis. Cyclophosphamide and G-CSF were used to isolate autologous hematopoietic stem cells from peripheral blood, and CD34 selection was used to eliminate out autoimmune lymphocytes. After undergoing conditioning regimens to disable the patient''''s auto-immune system, stem cells were retransfused to help the patient''''s blood and immunity return. Results: The mean age at myasthenia gravis diagnosis and at the time of transplantation was 23.6 years and 39.6 years, respectively. Three patients underwent autologous hematopoietic stem cell transplantation. Clinical symptoms, electromyography showing myasthenia gravis (class IIb - III), and a positive anti-Acetylcholine antibody titer were all present in all individuals. Following the transplant, all three patients showed a significant improvement, the condition was stable and in remission, and they no longer required immunosuppressive medication. None of the three patients (100) who underwent autologous hematopoietic stem cell transplantation experienced superinfection or autoimmune illness as a result. Conclusion: Patients with severe myasthenia gravis can significantly decrease their severity of symptoms without additional immunosuppressive therapy with autologous hematopoietic stem cell transplantation. The successful use of autologous hematopoietic stem cell transplantation for patients with severe myasthenia gravis provides them with new options, faith in treatment, and the ability to return to the community. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại các thụ thể Acetycholin (AchR) ở màng sau synap thần kinh - cơ. Hậu quả là giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh - cơ dẫn đến hiện tượng nhược cơ trên lâm sàng1. Cho tới nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh nhược cơ từ các phương pháp điều trị nội khoa (các thuốc kháng cholinesterase, corticosteroid, các thuốc ức chế miễn dịch mới,...), đến ngoại khoa (phẫu HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 384 thuật cắt bỏ tuyến ức; u tuyến ức) và tách lọc huyết tương. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một tỉ lệ khoảng 10 - 15 bệnh nhân nhược cơ kháng trị (không đáp ứng với các biện pháp điều trị nêu trên), đối mặt với các biến chứng đe doạ tính mạng như suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong2. Do đó việc phát triển các phương pháp điều trị mới kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân là hết sức cần thiết. Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đã được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý huyết học, ung thư, tự miễn đem lại các kết quả tích cực3. Các tế bào T tự hoạt hóa, tế bào B tiết kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin được coi là trung tâm trong cơ chế bệnh sinh của bệnh nhược cơ4. Khối tế bào gốc máu ngoại vi tự thân loại bỏ được các tế bào miễn dịch tự hoạt hoá này có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhược cơ, hạn chế tái phát bệnh. Trên thế giới đã có một số bệnh nhân nhược cơ kháng trị được thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có chọn lọc CD34+ mang lại kết quả tốt. Chúng tôi báo cáo 3 ca bệnh nhược cơ nặng đầu tiên tại Việt Nam được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân để điều trị bệnh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Ba bệnh nhân nữ đã được chẩn đoán bệnh nhược cơ trên 10 năm, đã phẫu thuật cắt u tuyến ức, tuyến ức và áp dụng nhiều biện pháp điều trị như thuốc ức chế miễn dịch, tách lọc huyết tương, nhưng bệnh vẫn tái phát, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cả 3 bệnh nhân được lựa chọn để ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 từ ngày 16 tháng 3 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022. Tế bào gốc tạo máu tự thân được huy động từ máu ngoại vi của bệnh nhân với Cyclophosphamide và G-CSF, sau đó được tinh sạch, loại bỏ các tế bào lympho tự miễn bằng phương pháp chọn lọc CD34 sử dụng hệ thống Clinmacs. Sau đó, bệnh nhân được điều trị diệt tủy bằng phác đồ điều kiện hoá để phá hủy hệ thống miễn dịch tự hoạt động, cuối cùng là truyền lại khối tế bào gốc để phục hồi miễn dịch và tạo máu. Các xét nghiệm điện cơ, kháng thể kháng acetylcholin và các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhân được thực hiện trước khi ghép tế bào gốc, sau ghép 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Kết quả chính được đánh giá là hoạt động của bệnh nhược cơ sau ghép tế bào gốc tự thân được đo bằng (1) Cải thiện triệu chứng lâm sàng và điểm nhược cơ (MGCS) của Hiệp hội nhược cơ Hoa Kỳ, (2) Tình trạng điều trị thuốc ức chế miễn dịch so với trước ghép và (3) Đánh giá tính an toàn của phương pháp điều trị bao gồm xem xét các biến chứng liên quan đến ghép tế bào gốc. Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã xem xét và phê duyệt nghiên cứu này. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 385 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hoạt động của bệnh nhược cơ trước và sau khi ghép tế bào gốc Bảng 1. Hoạt động của bệnh nhược cơ trước và sau ghép tế bào gốc STT Đặc điểm bệnh nhân Hoạt động của bệnh trước ghép Hoạt động của bệnh sau ghép Tuổi, Giới Thời gian mắc bệnh (năm) Điểm nhược cơ Nồng độ kháng thể kháng AchR nmolul Phương pháp điều trị đã sử dụng TG theo dõi (tháng) Điểm nhược cơc Thuốc sử dụng sau ghép TBG 1 41, nữ 15 25 891,08 Thuốc kháng Cholinesterase Corticoid, Cắt u + tuyến ức Tách lọc huyết tương 18 5 Cắt Corticoid, Giảm liều thuốc Kháng Cholinesterase 2 31, nữ 12 23 1926,72 Thuốc kháng Cholinesterase Corticoid, Cắt u+ tuyến ức Tách lọc huyết tương 10 5 Cắt Corticoid, Giảm liều thuốc Kháng Cholinesterase 2 44, nữ 16 27 242,39 Thuốc kháng Cholinesterase Corticoid, Cắt u+ tuyến ức Tách lọc huyết tương Tia xạ vùng ngực 6 5 Cắt Corticoid, Giảm liều thuốc Kháng Cholinesterase Ba bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, có tuổi trung bình khi chẩn đoán nhược cơ và ở thời điểm ghép lần lượt là 23,6 và 39,6 tuổi. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng, điện cơ rõ rệt về nhược cơ (phân nhóm nhược cơ lâm sàng: IIb - III) và có kết quả định lượng kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin dương tính. Điểm nhược cơ trước ghép trung bình là 25 (23, 25, 27 tương ứng với từng bệnh nhân). Các bệnh nhân đã được điều trị bằng tất cả các phương pháp điều trị hiện có như thuốc kháng Cholinesterase, Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, tách lọc huyết tương. Đặc biệt, cả 3 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt u tuyến ức và tuyến ức, bệnh thuyên giảm được thời gian ngắn sau đó tái phát. Sau ghép cả 3 bệnh nhân có cải thiện rõ rệt, bệnh thuyên giảm và ổn định, không phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. 3.2. Phác đồ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và các biến chứng HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 386 Bảng 2. Phác đồ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và biến chứng STT Số ngày thu hoạch TBG Liều CD34 + x 106 (cellskg) Phương pháp ghép tế bào gốc Ngày mọc Bạch Cầu Ngày mọc Tiểu cầu Ngày nằm viện (ngày) Biến chứng trong ghép Biến chứng sau ghép Thời gian theo dõi (tháng) 1 1 7,36 Ghép TBG...

Trang 1

GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHƯỢC CƠ CÓ U TUYẾN ỨC KHÁNG TRỊ

Mai Văn Viện1, Lê Hải Sơn1, Nguyễn Thị Minh Phương1, Nguyễn Thị Nga1, Phan Quốc Hoàn1, Lý Tuấn Khải1, Bùi Tiên Sỹ1, Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Thị Duyên2

TÓM TẮT48

Giới thiệu: Một số bệnh nhân nhược cơ nặng

có u tuyến ức, mặc dù đã được điều trị bổ sung tích cực theo phác đồ sau phẫu thuật cắt u tuyến ức, nhưng không có đáp ứng với những điều trị thông thường hoặc bệnh cải thiện ít, không ổn định hay tái phát và có xu hướng tiến triển nặng lên đe dọa tính mạng Các liệu pháp thay thế mới vẫn chưa được chứng minh có hiệu quả nhất quán và lâu dài Gần đây, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân được thực hiện ở một số trung tâm y tế lớn trên thế giới đã cho thấy có hiệu quả trong điều trị các bệnh lý thần kinh tự miễn nặng nói chung và bệnh nhân nhược cơ nặng có u tuyến ức kháng trị nói riêng

Mục tiêu: Báo cáo 3 trường hợp nhược nặng

đầu tiên của Việt Nam được điều trị bằng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến

cứu, báo cáo kết quả ca bệnh tại Bệnh việnTrung ương Quân đội 108 từ ngày 16 tháng 3 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022, thời gian theo dõi trung bình 10 tháng (5 - 16 tháng) Cả 3 bệnh nhân nhược cơ được điều trị bằng ghép tế bào

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Nhi Trung ương

Chịu trách nhiệm chính: Mai Văn Viện Email: vienbachkhoa@gmail.com Ngày nhận bài: 25/9/2022

Ngày phản biện: 30/9/2022 Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2022

gốc tạo máu tự thân tại trung tâm ghép tế bào gốc của bệnh viện Các bệnh nhân đều có triệu chứng nhược cơ nặng, dai dẳng mặc dù vẫn sử dụng tích cực các liệu pháp ức chế miễn dịch Tế bào gốc tạo máu tự thân được huy động từ máu ngoại vi với Cyclophosphamide và G-CSF, và được tinh sạch, loại bỏ các tế bào lympho tự miễn bằng phương pháp chọn lọc CD34 Bệnh nhân được điều trị bằng các phác đồ điều kiện hoá để phá hủy hệ thống miễn dịch tự hoạt động, sau đó truyền lại khối tế bào gốc để phục hồi miễn dịch và máu

Kết quả: Ba bệnh nhân được ghép tế bào

gốc tạo máu tự thân, có tuổi trung bình khi chẩn đoán nhược cơ và ở thời điểm ghép lần lượt là 23,6 và 39,6 tuổi Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng, điện cơ rõ rệt về nhược cơ (phân nhóm nhược cơ lâm sàng: IIb - III) và có kết quả định lượng kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin dương tính Sau ghép cả 3 bệnh nhân có cải thiện rõ rệt, bệnh thuyên giảm và ổn định, không phải dùng thuốc ức chế miễn dịch Cả ba bệnh nhân (100%) không có bội nhiễm hay phát triển bệnh tự miễn thứ phát sau ghép tế bào gốc tạo máu tự thân

Kết luận: Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân

cho bệnh nhân nhược cơ nặng kháng trị có hiệu quả rõ rệt bằng cải thiện triệu chứng bệnh mà không cần điều trị thêm ức chế miễn dịch Việc áp dụng ghép tế bào gốc tạo máu tự thân thành công cho bệnh nhân nhược cơ nặng có u tuyến ức kháng trị giúp người bệnh có thêm sự lựa chọn

Trang 2

mới, niềm tin chữa bệnh, có cơ hội trở lại với cộng đồng

SUMMARY

AUTOLOGOUS HEMATOPOIETIC STEM CELL TRANSPLANTATION FOR REFRACTORY MYASTHENIA

GRAVIS WITH THYMOMA

Introduction: Despite receiving active

adjuvant therapy after thymectomy, some patients with severe myasthenia gravis and thymoma did not respond to conventional therapies or had their recurrent disease There is little improvement, but it is unstable or recurring and has the potential to become life-threatening New complementary and alternative therapies have yet to be proven to be consistently and long-term effective Autologous hematopoietic stem cell transplantation has recently been shown to be effective in the treatment of severe autoimmune neuropathies in general, and resistant myasthenia gravis patients in particular, in some major medical centers around the world

Objective: To describe the first three cases

of severe myasthenia gravis treated with autologous hematopoietic stem cell transplantation at the 108 Military Central Hospital in Vietnam

Methods: From March 16, 2021 to

September 30, 2022, a prospective study of three cases with severe myasthenia gravis was conducted at 108 Military Central Hospital; the average follow-up was 10 months (5 months-16 months) Despite receiving vigorous immunosuppressive medication, all patients had severe, persistent myasthenia gravis Cyclophosphamide and G-CSF were used to isolate autologous hematopoietic stem cells from peripheral blood, and CD34 selection was used to eliminate out autoimmune lymphocytes After undergoing conditioning regimens to disable the

retransfused to help the patient's blood and immunity return

Results: The mean age at myasthenia gravis

diagnosis and at the time of transplantation was 23.6 years and 39.6 years, respectively Three patients underwent autologous hematopoietic stem cell transplantation Clinical symptoms, electromyography showing myasthenia gravis (class IIb - III), and a positive anti-Acetylcholine antibody titer were all present in all individuals Following the transplant, all three patients showed a significant improvement, the condition was stable and in remission, and they no longer required immunosuppressive medication None of the three patients (100%) who underwent autologous hematopoietic stem cell transplantation experienced superinfection or autoimmune illness as a result

Conclusion: Patients with severe myasthenia

gravis can significantly decrease their severity of symptoms without additional immunosuppressive therapy with autologous hematopoietic stem cell transplantation The successful use of autologous hematopoietic stem cell transplantation for patients with severe myasthenia gravis provides them with new options, faith in treatment, and the ability to return to the community

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh nhược cơ là một bệnh tự miễn dịch, trong đó cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại các thụ thể Acetycholin (AchR) ở màng sau synap thần kinh - cơ Hậu quả là giảm hoặc mất sự dẫn truyền các xung thần kinh - cơ dẫn đến hiện tượng nhược cơ trên lâm sàng1 Cho tới nay, mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh nhược cơ từ các phương pháp điều trị nội khoa (các thuốc kháng cholinesterase, corticosteroid, các thuốc ức

Trang 3

thuật cắt bỏ tuyến ức; u tuyến ức) và tách lọc huyết tương Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một tỉ lệ khoảng 10 - 15% bệnh nhân nhược cơ kháng trị (không đáp ứng với các biện pháp điều trị nêu trên), đối mặt với các biến chứng đe doạ tính mạng như suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong2 Do đó việc phát triển các phương pháp điều trị mới kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân là hết sức cần thiết

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đã được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý huyết học, ung thư, tự miễn đem lại các kết quả tích cực3 Các tế bào T tự hoạt hóa, tế bào B tiết kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin được coi là trung tâm trong cơ chế bệnh sinh của bệnh nhược cơ4 Khối tế bào gốc máu ngoại vi tự thân loại bỏ được các tế bào miễn dịch tự hoạt hoá này có thể mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhược cơ, hạn chế tái phát bệnh Trên thế giới đã có một số bệnh nhân nhược cơ kháng trị được thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có chọn lọc CD34+ mang lại kết quả tốt

Chúng tôi báo cáo 3 ca bệnh nhược cơ nặng đầu tiên tại Việt Nam được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân để điều trị bệnh

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ba bệnh nhân nữ đã được chẩn đoán bệnh nhược cơ trên 10 năm, đã phẫu thuật cắt u tuyến ức, tuyến ức và áp dụng nhiều

biện pháp điều trị như thuốc ức chế miễn dịch, tách lọc huyết tương, nhưng bệnh vẫn tái phát, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống Cả 3 bệnh nhân được lựa chọn để ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 từ ngày 16 tháng 3 năm 2021 đến ngày 30 tháng 9 năm 2022 Tế bào gốc tạo máu tự thân được huy động từ máu ngoại vi của bệnh nhân với Cyclophosphamide và G-CSF, sau đó được tinh sạch, loại bỏ các tế bào lympho tự miễn bằng phương pháp chọn lọc CD34 sử dụng hệ thống Clinmacs Sau đó, bệnh nhân được điều trị diệt tủy bằng phác đồ điều kiện hoá để phá hủy hệ thống miễn dịch tự hoạt động, cuối cùng là truyền lại khối tế bào gốc để phục hồi miễn dịch và tạo máu Các xét nghiệm điện cơ, kháng thể kháng acetylcholin và các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhân được thực hiện trước khi ghép tế bào gốc, sau ghép 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng Kết quả chính được đánh giá là hoạt động của bệnh nhược cơ sau ghép tế bào gốc tự thân được đo bằng (1) Cải thiện triệu chứng lâm sàng và điểm nhược cơ (MGCS) của Hiệp hội nhược cơ Hoa Kỳ, (2) Tình trạng điều trị thuốc ức chế miễn dịch so với trước ghép và (3) Đánh giá tính an toàn của phương pháp điều trị bao gồm xem xét các biến chứng liên quan đến ghép tế bào gốc Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã xem xét và phê duyệt nghiên cứu này

Trang 4

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Hoạt động của bệnh nhược cơ trước và sau khi ghép tế bào gốc

Bảng 1 Hoạt động của bệnh nhược cơ trước và sau ghép tế bào gốc

STT Đặc điểm

bệnh nhân Hoạt động của bệnh trước ghép Hoạt động của bệnh sau ghép

Tuổi, Giới

Thời gian mắc bệnh (năm)

Điểm nhược

Nồng độ kháng thể

kháng AchR nmol/ul

Phương pháp điều trị đã sử

dụng

TG theo dõi (tháng)

Điểm nhược

cơc

Thuốc sử dụng sau ghép TBG

1 41, nữ 15 25 891,08

Thuốc kháng Cholinesterase Corticoid, Cắt u

+ tuyến ức Tách lọc huyết

tương

Cắt Corticoid, Giảm liều thuốc

Kháng Cholinesterase

2 31, nữ 12 23 1926,72

Thuốc kháng Cholinesterase Corticoid, Cắt u+

tuyến ức Tách lọc huyết

tương

Cắt Corticoid, Giảm liều thuốc

Kháng Cholinesterase

2 44, nữ 16 27 242,39

Thuốc kháng Cholinesterase Corticoid, Cắt u+

tuyến ức Tách lọc huyết

tương Tia xạ vùng ngực

Cắt Corticoid, Giảm liều thuốc

Kháng Cholinesterase

Ba bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, có tuổi trung bình khi chẩn đoán nhược cơ và ở thời điểm ghép lần lượt là 23,6 và 39,6 tuổi Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng, điện cơ rõ rệt về nhược cơ (phân nhóm nhược cơ lâm sàng: IIb - III) và có kết quả định lượng kháng thể kháng thụ thể Acetylcholin dương tính Điểm nhược cơ trước ghép trung bình là 25 (23, 25, 27 tương ứng với từng bệnh nhân) Các bệnh nhân đã được điều trị bằng tất cả các phương

pháp điều trị hiện có như thuốc kháng Cholinesterase, Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch, tách lọc huyết tương Đặc biệt, cả 3 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt u tuyến ức và tuyến ức, bệnh thuyên giảm được thời gian ngắn sau đó tái phát Sau ghép cả 3 bệnh nhân có cải thiện rõ rệt, bệnh thuyên giảm và ổn định, không phải dùng thuốc ức chế miễn dịch

3.2 Phác đồ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và các biến chứng

Trang 5

Bảng 2 Phác đồ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và biến chứng

STT Số ngày

thu hoạch

TBG

Liều CD34 +

x 106 (cells/kg)

Phương pháp ghép tế bào gốc

Ngày mọc Bạch

Cầu Ngày

mọc Tiểu cầu

Ngày nằm viện (ngày)

Biến chứng trong ghép

Biến chứng

sau ghép

Thời gian theo dõi (tháng)

Ghép TBG tạo máu tự thân có chọn lọc CD34+

10 17 50

Chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy,

đau bụng nhẹ

Không có 16

Ghép TBG tạo máu tự thân có chọn lọc CD34+

Chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy,

đau bụng nhẹ, sốt do dị ứng tiểu cầu

Không

Ghép TBG tạo máu tự thân không chọn lọc

CD34+

9 15 48 Chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy

Không

Chi tiết về ghép tế bào gốc tự thân được tóm tắt trong Bảng 2 Tất cả các bệnh nhân đều được huy động tế bào gốc với cyclophosphamide và G-CSF Tế bào gốc được thu hoạch bằng phương pháp gạn tách bạch cầu trong máu ngoại vi Khối tế bào gốc của 2 bệnh nhân được tinh sạch bằng cách chọn lọc các tế bào gốc tạo máu bằng cách sử dụng kháng thể đơn dòng miễn dịch kháng CD34 (Hệ thống thuốc thử CliniMACS CD34, Miltenyi Biotec Inc) Một bệnh nhân được ghép cả khối MNC sau khi thu hoạch mà không tiến hành chọn lọc CD34+ Một phác đồ điều kiện hóa đã được sử dụng điều trị cho bệnh nhân để loại bỏ các

tế bào miễn dịch trước khi truyền tế bào gốc bao gồm Cyclophosphamid, ATG và Busufan (Bu-Cy-ATG)

Hầu hết các bệnh nhân đều có một số tác dụng phụ trong ghép ở mức độ nhẹ như chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, đau bụng nhẹ Một bệnh nhân có sốt trong quá trình ghép nhưng không do căn nguyên nhiễm khuẩn mà do dị ứng khối tiểu cầu truyền vào

Thời gian nằm viện kể từ khi nhập viện vào tách tế bào gốc tới khi ra viện sau truyền tế bào gốc là từ 45 đến 50 ngày Với thời gian theo dõi từ 5 - 16 tháng không phát hiện các biến chứng sau ghép

Trang 6

Hình 1A Hình ảnh tế bào CD34+, tế bào T, B, NK trước khi tinh khiết CD34+

Hình 1B Hình ảnh tế bào CD34+, tế bào T, B, NK sau khi được tinh khiết CD34+ Hình 1 Tế bào CD34+, tế bào T, B, NK trước và sau khi được tinh khiết CD34+

Hình ảnh đếm tế bào CD34+ trước và sau khi tiến hành chọn lọc tế bào gốc CD34+ trên hệ thống Clinim (Hình 1) Khối tế bào gốc sau khi lựa chọn tế bào gốc CD34+ đã loại bỏ được hầu hết các tế bào ac lympho B lympho T tự hoạt động

IV BÀN LUẬN

Nhược cơ là một bệnh tự miễn, với phản ứng miễn dịch chống lại màng sau synap của mối nối thần kinh cơ và tỷ lệ mắc mới là 4.1 đến 30 trường hợp trên 1 triệu người mỗi năm và tỉ lệ bệnh lưu hành khoảng 150 đến 200 trường hợp trên 1 triệu người[5] Ngoài điều trị triệu chứng bằng thuốc ức chế men

điều trị thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid, azathiprin; ngoài ra trong các cơn nhược cơ cấp có thể chỉ định globulin miễn dịch (IVIG) và/ hoặc trao đổi huyết tương Các tác nhân ức chế miễn dịch mới như Mycophenolate mofetil, methotrexate, cyclosporin, rituximab có vai trò trong việc kiểm soát tình trạng nhược cơ đáp ứng kém,

Trang 7

không thể chịu được các tác dụng phụ, tuy nhiên các thiết kế nghiên cứu kém và số lượng nhỏ chưa thực sự chứng minh được hiệu quả Phần lớn bệnh nhân đáp ứng với pyridostigmine, prednisolone và azathioprine nếu được sử dụng đúng cách[8] Tuy nhiên còn một bộ phận nhỏ bệnh nhân kháng trị với các phương pháp điều trị trên hoặc thể hiện các tác dụng phụ quá nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Trên thế giới, cho đến hiện tại, ghép tế bào gốc đồng loài đã được báo cáo ở 10 bệnh nhân nhược cơ, trong đó một bệnh nhân được ghép tế bào gốc đồng loài và 9 bệnh nhân khác được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, các báo cáo đều thể hiện kết quả kết quả tích cực, bệnh nhân lui bệnh kéo dài và giảm được liều thuốc ức chế miễn dịch cần sử dụng

Theo kết quả của AdamBryant (2016) có 7 bệnh nhân (số lượng bệnh nhân nhược cơ lớn nhất) được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân trong vòng 14 năm tại Bệnh viện Ottawa của Canada có tuổi trung bình khi mắc nhược cơ và khi được ghép lần lượt là 37 và 4410 Thời gian theo dõi trung bình là 40 tháng (29 - 149 tháng) sau khi ghép tế bào gốc tạo máu tự thân Tại lần theo dõi cuối cùng, tất cả bệnh nhân được xếp loại là thuyên giảm hoàn toàn ổn định theo tiêu chí MGFA, cho thấy không có triệu chứng MG mà không cần điều trị bằng thuốc 8 tháng sau khi ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, tất cả bệnh nhân đã ngừng các liệu pháp ức chế miễn dịch Sáu bệnh nhân (86%) đã ngừng điều trị hoàn toàn, trong khi 1 bệnh nhân tiếp

tục điều trị pyridostigmine liều thấp trong 5 năm Sáu bệnh nhân (86%) không phải nhập viện hoặc đến khoa cấp cứu nữa Một bệnh nhân phải nhập ICU trong 18 tháng đầu sau ghép vì di chứng đường thở do đặt nội khí quản nhiều lần trước đó Bệnh nhân này đã không nhập viện vì bệnh nhược cơ hơn 11 năm[9]

Nghiên cứu của chúng tôi, kết quả bước đầu ở 3 bệnh nhân, có tuổi mắc bệnh cũng như tuổi ở thời điểm ghép lần lượt là 23,6 và 39,6 tuổi nhỏ hơn và có thời gian theo dõi ngắn hơn, thời gian trung bình là 10 tháng (5 - 16 tháng) so với công bố của thế giới

Tuy cả 3 bệnh nhân đều cải thiện triệu chứng nhược cơ rõ rệt sau ghép, điểm nhược cơ giảm từ trung bình 25 điểm xuống 5 điểm, trong khi không còn phải dùng thuốc ức chế miễn dịch nhưng số lượng trong nghiên cứu thực sự còn ít cần có nghiên cứu tiếp theo để có số lượng đủ lớn có ý nghĩa

Chúng tôi đã áp dụng phác đồ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có chọn lọc CD34+ cho 2 bệnh nhân và 1 bệnh nhân được ghép khối tế bào gốc đơn nhân không chọn lọc CD34+, bước đầu theo dõi không thấy sự khác biệt về diễn biến sau ghép giữa 2 phương pháp Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có chọn lọc CD34+ được hy vọng là có thể giúp bệnh nhân đạt lui bệnh kéo dài, hạn chế tái phát do các tế bào tự hoạt động đã được loại bỏ hầu hết sau quy trình tinh khiết Ba báo cáo ca bệnh khác về ghép tế bào gốc tạo máu điều trị bệnh nhược cơ bao gồm 2 trường hợp ghép tế bào gốc tạo máu tự thân và 1 trường hợp ghép tế bào gốc đồng loài

Trang 8

cũng cho kết quả lui bệnh kéo dài cho bệnh nhân

So với các phương pháp điều trị nhược cơ khác, ghép tế bào gốc thì bệnh nhân cần nhập viện Chế độ điều trị và ức chế miễn dịch ngắn nhưng mạnh mẽ có thể dẫn đến các biến chứng ngắn hạn, bao gồm nhiễm trùng cơ hội và hiếm hơn là các tác dụng độc hại đối với tim, thận hoặc các cơ quan khác tuỳ thuộc từng phác đồ điều kiện hóa Các biến chứng muộn có thể liên quan đến rối loạn chức năng nội tiết, bao gồm suy tuyến sinh dục, vô sinh và rối loạn chức năng tuyến giáp Rối loạn điều hòa miễn dịch có thể dẫn đến sự tái hoạt của virus, các khối u ác tính thứ phát và bệnh tự miễn thứ phát Các dữ liệu đăng ký lớn đã báo cáo tỷ lệ tử vong liên quan đến ghép từ 6% đến 8% đối với những người được ghép tế bào gốc tự thân đối với các bệnh tự miễn[10,11] Các nghiên cứu nhỏ hơn báo cáo ước tính tỷ lệ tử vong liên quan đến ghép thấp hơn từ 1% đến 5% do cải thiện trong chăm sóc hỗ trợ, lựa chọn bệnh nhân và bề dày kinh nghiệm của từng trung tâm Trong 3 bệnh nhân của chúng tôi, hiện tại không phát hiện các biến chứng sau ghép với thời gian theo dõi từ 5 - 16 tháng

Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đã được ứng dụng tốt trong điều trị nhiều bệnh ác tính huyết học và các hội chứng suy giảm miễn dịch Nó cũng ngày càng được sử dụng, như một phương sách cuối cùng, để điều trị bệnh tự miễn dịch nặng Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân dẫn đến sự phục hồi của hệ thống miễn dịch và loại bỏ tính tự miễn trong nhược cơ Trong lĩnh vực thần kinh, ghép tế

bào gốc tạo máu tự thân đã được được chứng minh là một phương pháp điều trị rất hiệu quả đối với bệnh đa xơ cứng hoạt động do viêm, dẫn đến thuyên giảm hoàn toàn trong nhiều trường hợp[12] So với ghép tế bào gốc đồng loài, ghép tế bào gốc tự thân không yêu cầu người hiến tặng phù hợp và không dẫn đến bệnh ghép chống chủ Tuy nhiên, bệnh tật và tử vong liên quan đến ghép cũng phải được tính đến khi xem xét điều trị này, cũng như chi phí[13] Tuy nhiên, bệnh nhược cơ nặng kháng trị, với các cơn nhược cơ lặp đi lặp lại cần thông khí hỗ trợ, đe dọa tính mạng và giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng là vấn đề cần phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn điều trị cho bệnh nhân

V KẾT LUẬN

Với kết quả ba bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh nhược cơ thành công có thể rút ra kết luận: Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân là một phương pháp điều trị mới, an toàn, hiệu quả (tình trạng bệnh nhược cơ cải thiện rõ rệt trong khi không dùng thuốc ức chế miễn dịch) cho bệnh nhân nhược cơ nặng kháng trị Kết quả mà nghiên cứu thu được có đóng góp về cơ sở lý luận và thực tiễn cho điều trị bệnh nhược cơ nói chung và nhược cơ năng kháng trị nói riêng giúp cho người bệnh có hy vọng, niềm tin về sự lựa chọn một phương pháp điều trị mới có thể thực hiện tại Việt Nam Giúp cho người bệnh có cơ hội trở lại với cộng đồng

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Kaminski HJ, Kusner LL, eds Myasthenia

Gravis and Related Disorders Springer International Publishing; 2018 doi:10.1007/978-3-319-73585-6

2 Díaz-Manera J, Rojas García R, Illa I

Treatment strategies for myasthenia gravis: an update Expert Opin Pharmacother 2012;13(13):1873-1883

doi:10.1517/14656566.2012.705831

3 Ng S-A, Sullivan KM Application of stem

cell transplantation in autoimmune diseases Curr Opin Hematol 2019;26(6):392-398 doi:10.1097/MOH.531

4 Koneczny I, Herbst R Myasthenia Gravis:

Pathogenic Effects of Autoantibodies on Neuromuscular Architecture Cells 2019;8(7):671 doi:10.3390/cells8070671

5 Dresser L, Wlodarski R, Rezania K, Soliven B Myasthenia Gravis: Epidemiology, Pathophysiology and Clinical Manifestations J Clin Med 2021 May 21;10(11):2235 doi: 10.3390/jcm10112235 PMID: 34064035; PMCID: PMC8196750

6 Sanders DB, Wolfe GI, Benatar M, et al

International consensus guidance for management of myasthenia gravis: Executive summary Neurology2016;87:419-25

7 Gomez AM, Vrolix K, Martinez-Martinez P, et al Proteasome inhibition with

bortezomib depletes plasma cells and autoantibodies in experimental autoimmune myasthenia gravis J Immunol 2011;186:2503-13

8 Sussman J, Farrugia ME, Maddison P, et al Myasthenia gravis: Association of British

Neurologists’ management guidelines Practical Neurology 2015;15:199-206

9 Bryant A, Atkins H, Pringle CE, Allan D, Anstee G, Bence-Bruckler I, Hamelin L, Hodgins M, Hopkins H, Huebsch L, McDiarmid S, Sabloff M, Sheppard D, Tay J, Bredeson C Myasthenia Gravis

Treated With Autologous Hematopoietic Stem Cell Transplantation JAMA Neurol 2016 Jun 1;73(6):652-8 doi: 10.1001/ jamaneurol.2016.0113 PMID: 27043206

10 Farge D, Labopin M, Tyndall A, et al

Autologous hematopoietic stem cell transplantation for autoimmune diseases: an observational study on 12 years’ experience from the European Group for Blood and Marrow Transplantation Working Party on Autoimmune Diseases Haematologica 2010;95 (2):284-292

11 Pasquini MC, Voltarelli J, Atkins HL, et al Transplantation for autoimmune diseases

in North and South America: a report of the Center for International Blood and Marrow Transplant Research Biol Blood Marrow Transplant 2012;18 (10):1471-1478

12 Burman J, Iacobaeus E, Svenningsson A, et al Autologous haematopoietic stem cell

transplantation for aggressive multiple sclerosis: the Swedish experience J Neurol Neurosurg Psychiatry 2014;85:1116-21

13 Rebeiro P, Moore J The role of autologous

haemopoietic stem cell transplantation in the treatment of autoimmune disorders Intern Med J 2016;46:17-28

Ngày đăng: 15/06/2024, 15:42

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan