1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25

10 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Chất Lượng Cuộc Sống Của Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn III, IV Theo Bộ Công Cụ EORTC QLQ-C30 Tại Khoa Ung Bướu Bệnh Viện Đà Nẵng
Tác giả Võ Lê Uyên, Trần Thụy Diệu Thùy, Lê Quốc Tuấn
Trường học Bệnh viện Đà Nẵng
Thể loại Tạp chí
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 467,16 KB

Nội dung

Y Tế - Sức Khỏe - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 642 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN III, IV THEO BỘ CÔNG CỤ EORTC QLQ-C30 TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG Võ Lê Uyên1, Trần Thụy Diệu Thùy1, Lê Quốc Tuấn1 TÓM TẮT78 Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV theo bộ công cụ EORTC QLQ-C30 tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng từ 32021 - 62021. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 55,7 ± 11, tỷ lệ namnữ là 5743. Có đến 75 bệnh nhân sức khỏe còn khá tốt (với chỉ số hoạt động Karnofsky 80 - 100). Chiếm phần lớn số bệnh nhân là giai đoạn IV (84). Có 53 bệnh nhân ghi nhận xảy ra tình trạng đau ở các mức độ khác nhau. Điểm chuẩn trung bình chất lượng sống tổng quát là 62,4 ± 20,5. Trong lĩnh vực chức năng, điểm chuẩn trung bình khả năng nhận thức (83,5 ± 16,4), tâm lý (86,2 ± 17), hoạt động thể lực (83,5 ± 16,4) cao hơn vai trò – hòa nhập xã hội (77,8 ± 24,2 – 79 ± 24). Về lĩnh vực triệu chứng, điểm chuẩn trung bình của mệt mỏi (59,1 ± 17,8); cảm giác đau (47,3 ± 28,7); mất ngủ (56 ± 30) là cao nhất. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của điểm chuẩn chất lượng sống tổng quát với tình 1Bệnh viện Đà Nẵng Chịu trách nhiệm chính: Võ Lê Uyên Email: voleuyen17041997gmail.com Ngày nhận bài: 1392022 Ngày phản biện: 3092022 Ngày chấp nhận đăng: 25102022 trạng đau và nhóm chỉ số hoạt động Karnofsky. Có liên quan tuyến tính giữa chỉ số Karnofsky và điểm đau với điểm chuẩn CLS với hệ số r lần lượt là 0,462 và - 0,343 có ý nghĩa. Kết luận: Điểm chuẩn trung bình CLS của bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng là khá tốt với 62,4 ± 20,5. Chỉ số Karnofsky và điểm đau có liên quan tuyến tính đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư lần lượt là thuận và nghịch có ý nghĩa. Đây là các chỉ số lâm sàng quan trọng có thể lượng giá được nên tiến hành đánh giá thường xuyên từ đó có thể can thiệp điều chỉnh theo hướng tích cực sẽ góp phần nâng cao CLS của bệnh nhân. Từ khóa: Chất lượng sống, ung thư, EORTC QLQ-C30. SUMMARY ASSESSMENT OF QUALITY OF LIFE OF STAGED III, IV CANCER PATIENTS BY EORTC QLQ-C30 TOOLS AT ONCOLOGY DEPARTMENT OF DA NANG HOSPITAL Background: Assessment of quality of life of staged III, IV cancer patients by EORTC QLQ-C30 tools at Oncology department of Da Nang Hospital and identifying related factors. Materials and method: The cross-sectional descriptive study of 100 staged III and IV cancer patients being treated at Oncology department of Da Nang Hospital from 32021 to 62021. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 643 Results: The average age is 55.7 ± 11, the ratio of male to female is 5743. Up to 75 of patients are in good status (with Karnofsky index 80 - 100). The majority are fourth stage (84). There are 53 patients who reported pain with various degrees. The average general quality of life score is 62.4 ± 20.5. In functional field, the average score of cognitive (83,5 ± 16,4), psychological (86,2 ± 17), physical activity (83,5 ± 16,4) is higher than the social role - social intergration (77,8 ± 24,2 – 79 ± 24). In symptomatic field, the average score of fatigue (59,1 ± 17,8); feeling pain (47,3 ± 28,7); insomnia (56 ± 30) are top. There are statistically significant differences of the average general quality of life score with pain status and the Karnofsky index group. There is a linear correlation between the Karnofsky index and the pain score with the average general quality of life score with an r coefficient of 0.462 and - 0.343, respectively. Conclusion: The average general quality of life score of staged III and IV cancer patients at Oncology department of Da Nang hospital is quite good with 62,4 ± 20,5. The Karnofsky index and the pain score having the linearly relation to the general quality of life of cancer patients which are in turn favorable and inversely significant. These are important clinical indicators that can be measured and need to regular assessment to intervene positively so that improving the quality of life of the cancer patient. Keywords: Quality of life, cancer, EORTC QLQ-C30. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới và cả Việt Nam. Chất lượng sống (CLS) là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá chung về mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội, bao gồm các lượng giá về mức độ sảng khoái, sự hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Trong đó, sức khỏe là một yếu tố quan trọng. Chính vì sức khỏe là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến CLS nên khi xét riêng trong y học, Tổ chức Y tế Thế giới đề cập đến khái niệm “Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe”. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh về sức khỏe của mỗi cá nhân (thể chất và tâm thần) có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến CLS của cá nhân đó. Do vậy, CLS cũng là một kết quả của quá trình điều trị. Nghiên cứu CLS cung cấp cho đội ngũ y bác sĩ những thông tin đầy đủ và toàn diện hơn về quá trình diễn biến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (BN), từ đó giúp người bệnh và nhóm chăm sóc đưa ra các quyết định điều trị phù hợp để nâng cao CLS của bệnh nhân7. Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư bị giảm đáng kể từ khi bị mắc bệnh6,10,3. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư nhất là giai đoạn muộn được điều trị tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV theo bộ công cụ EORTC QLQ-C30 tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị tại khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đà Nẵng từ 32021 - 62021. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 644 - Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị nội trú bằng hóa chất và hoặc tia xạ tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng; người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu; có đủ khả năng giao tiếp. - Tiêu chuẩn loại trừ: Những BN quá yếu, không đủ khả năng thực hiện bộ câu hỏi phỏng vấn; đang có tình trạng suy giảm ý thức; những người mắc và tiền sử bệnh lý về tâm thần. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang loạt trường hợp. - Chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh và các tiêu chuẩn loại trừ. - Phương pháp tiến hành: Các đối tượng đủ điều kiện nghiên cứu được thực hiện phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi EORTC QLQ-C30 tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng, phần thông tin hành chính thu thập trong hồ sơ bệnh án. Công cụ thu thập: CLS được đo lường theo Bộ câu hỏi CLS của Tổ chức nghiên cứu và điều trị ung thư Châu Âu (EORTC- The European Organization for Research and Treatment of Cancer) (EORTC QLQ-C30) phiên bản 3.0 gồm 30 câu. Bộ câu hỏi đã được chuẩn hóa theo tiếng Việt và được tổ chức điều trị ung thư châu Âu khuyến cáo sử dụng2. Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm các phần: (1) Thông tin chung của người bệnh; (2) CLS, được sử dụng để phỏng vấn người bệnh mới nhập viện theo hình thức phỏng vấn trực tiếp. Cách đánh giá CLS Các câu hỏi được đo lường theo 4 mức độ tăng dần từ 1 (Không có) đến 4 (Rất nhiều). Quy đổi tuyến tính sang thang điểm 100 theo hướng dẫn của nhóm nghiên cứu CLS của EORTC (Groups.eortc.beqol)3,9. Điểm thô (Raw Score) là trung bình điểm các câu hỏi cùng vấn đề. Điểm thô (RS) = (Q1 + Q2 …+ Qn)n. Điểm chuẩn hóa là điểm thô tính trên tỉ lệ 100 (theo công thức):  Điểm lĩnh vực chức năng: Score = (1- (RS-1)3) x 100.  Điểm lĩnh vực triệu chứng: Score = ((RS-1)3) x 100.  Điểm vấn đề tài chính: Score = ((RS- 1)3) x 100.  Điểm CLS tổng quát: Score = ((RS- 1)6) x 100. 2.3. Phân tích và xử lý số liệu Làm sạch số liệu để hạn chế lỗi sau điều tra và nhập số liệu. Xử lý bằng SPSS 20.0. 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu Sự tham gia của tất cả các đối tượng vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện. Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác. Người bệnh được mời tham gia nghiên cứu được giải thích về ý nghĩa của nghiên cứu và có quyền được từ chối tham gia nghiên cứu tại bất cứ thời điểm nào. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 645 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học Đặc điểm Số BN Tỷ lệ () Tuổi X̅ ± SD Nhỏ nhất - Lớn nhất 55,7 ± 11 (24 - 76) Phân nhóm Karnofsky 50 - 70 25 25 80 - 100 75 75 Nhóm bệnh Gan - đường mật 3 3 Phổi 16 16 Vú 9 9 Đại trực tràng 27 27 Dạ dày - thực quản 14 14 Buồng trứng 5 5 Đầu mặt cổ 19 19 Hạch lympho 4 4 Khác 3 3 Giai đoạn III 16 16 IV 84 84 Tình trạng đau Có 53 53 Không 47 47 Nhận xét: Tuổi trung bình của BN trong nhóm nghiên cứu là 55,7 ± 11 (trong đó BN trẻ nhất là 24 tuổi và cao tuổi nhất là 76 tuổi). Phân nhóm Karnofsky từ 80 - 100 chiếm đa số so với 50 - 70 với tỷ lệ lần lượt là 75 và 25. Chiếm phần lớn là giai đoạn IV (84). Có 53 BN ghi nhận xảy ra tình trạng đau ở các mức độ khác nhau. 3.2. Chất lượng sống theo thang đo EORTC QLQ-C30 Bảng 2. Điểm chuẩn trung bình các chức năng theo thang đo QLQ-C30 Chức năng Trung bình Độ lệch chuẩn Hoạt động thể lực 83,5 16,4 Vai trò xã hội 77,8 24,2 Hòa nhập xã hội 79,0 24 Tâm lý – cảm xúc 86,2 17 Khả năng nhận thức 87,0 18 Điểm CLS tổng quát 62,4 20,5 Nhận xét: Theo thang đo QLQ-C30, điểm chuẩn CLS tổng quát trung bình 62,4 ± 20,5. Theo lĩnh vực các chức năng, điểm chuẩn hoạt động thể lực là 83,5 ± 16,4; vai trò xã hội là 77,8 ± 24,2; hòa nhập xã hội là 79 ± 24; tâm lý - cảm xúc là 86,2 ± 17; khả năng nhận thức là 87 ± 18. HỘI THẢO HÀNG NĂM PHÒNG CHỐNG UNG THƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ 25 646 Bảng 3. Điểm chuẩn trung bình các triệu chứng theo QLQ-C30 Triệu chứng Trung bình Độ lệch chuẩn Mệt mỏi 40,9 20,8 Cảm giác đau 23,2 26,9 Mất ngủ 30,3 30 Khó thở 12 20,9 Rối loạn tiêu hóa 17,7 15,2 Khó khăn tài chính 50,3 29,4 Nhận xét: Điểm chuẩn CLS trung bình về khó khăn tài chính là 50,3 ± 29,4. Theo lĩnh vực các triệu chứng, điểm chuẩn trung bình của mệt mỏi là 40,9 ± 20,8; cảm giác đau là 23,2 ± 26,9; mất ngủ là 30,3±30; khó thở là 12 ± 20,9; rối loạn tiêu hóa là 17,7 ± 15,2. 3.3. Một số yếu tố liên quan với chất lượng sống 3.3.1. Chỉ số hoạt động Karnofsky Bảng 4. Khác biệt về điểm chuẩn trung bình CLS và phân nhóm Karnofsky Điểm chuẩn trung bình CLS Phân nhóm Karnofsky p 50 - 70 80 - 100 Hoạt động thể lực 66,4 ± 16,8 89,2 ± 11,6 0,000 Vai trò xã hội 62 ± 29,1 83,1 ± 20,0 0,001 Mệt mỏi 59,1 ± 17,8 34,8 ± 18,1 0,000 Cảm giác đau 47,3 ± 28,7 15,1 ± 20,9 0,000 Mất ngủ 56,0 ± 30,0 21,8 ± 24,8 0,000 Rối loạn tiêu hóa 26,4 ± 15,3 14,8 ± 14,1 0,001 Khó khăn tài chính 62,7 ± 27,8 46,2 ± 28,9 0,012 CLS tổng quát 52,7 ± 21,1 65,7 ± 19,4 0,015 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm chỉ số Karnofsky trong: Hoạt động thể lực, vai trò xã hội, mệt mỏi, cảm giác đau, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, khó khăn tài chính và điểm CLS tổng quát. 3.3.2. Tình trạng đau Bảng 5. Khác biệt về điểm chuẩn trung bình CLS và tình trạng đau Điểm chuẩn trung bình CLS Đau p Không Có Hoạt động thể lực 88,9 ± 12,4 78,7 ± 18,0 0,002 Vai trò xã hội 85,5 ± 20,7 71,1 ± 25,4 0,002 Hòa nhập xã hội 84,0 ± 24,8 74,5 ± 22,8 0,012 Tâm lý cảm xúc 89,7 ± 14,9 83,0 ± 18,2 0,031 Mệt mỏi 30,7 ± 16,6 49,9 ± 20,2 0,000 Cảm giác đau 0,4 ± 2,4 43,4 ± 22,0 0,000 Rối loạn tiêu hóa 14,0 ± 15,6 20,9 ± 14,3 0,006 Khó khăn tài chính 41,1 ± 29,7 58,5 ± 26,9 0,003 CLS tổng quát 69,3 ± 19,0 56,3 ± 20,1 0,001 TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 520 - THÁNG 11 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2022 647 Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm BN đau và không đau trong...

Trang 1

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ

GIAI ĐOẠN III, IV THEO BỘ CÔNG CỤ EORTC QLQ-C30

TẠI KHOA UNG BƯỚU BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG

Võ Lê Uyên 1 , Trần Thụy Diệu Thùy 1 , Lê Quốc Tuấn 1

TÓM TẮT 78

Mục tiêu: Khảo sát chất lượng cuộc sống

của bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV theo bộ

công cụ EORTC QLQ-C30 tại khoa Ung Bướu

Bệnh viện Đà Nẵng và tìm hiểu một số yếu tố

liên quan

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân

ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị tại khoa

Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng từ 3/2021 -

6/2021

Kết quả: Độ tuổi trung bình là 55,7 ± 11, tỷ

lệ nam/nữ là 57/43 Có đến 75% bệnh nhân sức

khỏe còn khá tốt (với chỉ số hoạt động Karnofsky

80 - 100%) Chiếm phần lớn số bệnh nhân là giai

đoạn IV (84%) Có 53 bệnh nhân ghi nhận xảy ra

tình trạng đau ở các mức độ khác nhau Điểm

chuẩn trung bình chất lượng sống tổng quát là

62,4 ± 20,5 Trong lĩnh vực chức năng, điểm

chuẩn trung bình khả năng nhận thức (83,5 ±

16,4), tâm lý (86,2 ± 17), hoạt động thể lực (83,5

± 16,4) cao hơn vai trò – hòa nhập xã hội (77,8 ±

24,2 – 79 ± 24) Về lĩnh vực triệu chứng, điểm

chuẩn trung bình của mệt mỏi (59,1 ± 17,8); cảm

giác đau (47,3 ± 28,7); mất ngủ (56 ± 30) là cao

nhất Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của

điểm chuẩn chất lượng sống tổng quát với tình

1

Bệnh viện Đà Nẵng

Chịu trách nhiệm chính: Võ Lê Uyên

Email: voleuyen17041997@gmail.com

Ngày nhận bài: 13/9/2022

Ngày phản biện: 30/9/2022

Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2022

trạng đau và nhóm chỉ số hoạt động Karnofsky

Có liên quan tuyến tính giữa chỉ số Karnofsky và điểm đau với điểm chuẩn CLS với hệ số r lần lượt là 0,462 và - 0,343 có ý nghĩa

Kết luận: Điểm chuẩn trung bình CLS của

bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng là khá tốt với 62,4 ± 20,5 Chỉ số Karnofsky và điểm đau có liên quan tuyến tính đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư lần lượt là thuận và nghịch có ý nghĩa Đây là các chỉ số lâm sàng quan trọng có thể lượng giá được nên tiến hành đánh giá thường xuyên từ đó có thể can thiệp điều chỉnh theo hướng tích cực sẽ góp phần nâng cao CLS của bệnh nhân

Từ khóa: Chất lượng sống, ung thư, EORTC

QLQ-C30

SUMMARY ASSESSMENT OF QUALITY OF LIFE

OF STAGED III, IV CANCER PATIENTS BY EORTC QLQ-C30 TOOLS AT ONCOLOGY DEPARTMENT OF DA NANG

HOSPITAL Background: Assessment of quality of life

of staged III, IV cancer patients by EORTC QLQ-C30 tools at Oncology department of Da Nang Hospital and identifying related factors

Materials and method: The cross-sectional

descriptive study of 100 staged III and IV cancer patients being treated at Oncology department of

Da Nang Hospital from 3/2021 to 6/2021

Trang 2

Results: The average age is 55.7 ± 11, the

ratio of male to female is 57/43 Up to 75% of

patients are in good status (with Karnofsky index

80 - 100%) The majority are fourth stage (84%)

There are 53 patients who reported pain with

various degrees The average general quality of

life score is 62.4 ± 20.5 In functional field, the

average score of cognitive (83,5 ± 16,4),

psychological (86,2 ± 17), physical activity (83,5

± 16,4) is higher than the social role - social

intergration (77,8 ± 24,2 – 79 ± 24) In

symptomatic field, the average score of fatigue

(59,1 ± 17,8); feeling pain (47,3 ± 28,7);

insomnia (56 ± 30) are top There are statistically

significant differences of the average general

quality of life score with pain status and the

Karnofsky index group There is a linear

correlation between the Karnofsky index and the

pain score with the average general quality of life

score with an r coefficient of 0.462 and - 0.343,

respectively

Conclusion: The average general quality of

life score of staged III and IV cancer patients at

Oncology department of Da Nang hospital is

quite good with 62,4 ± 20,5 The Karnofsky

index and the pain score having the linearly

relation to the general quality of life of cancer

patients which are in turn favorable and inversely

significant These are important clinical

indicators that can be measured and need to

regular assessment to intervene positively so that

improving the quality of life of the cancer

patient

Keywords: Quality of life, cancer, EORTC

QLQ-C30

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư là một trong những nguyên nhân

hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên thế

giới và cả Việt Nam Chất lượng sống (CLS)

là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá

chung về mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội, bao gồm các lượng giá về mức độ sảng khoái, sự hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội Trong đó, sức khỏe là một yếu tố quan trọng Chính vì sức khỏe là một trong các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến CLS nên khi xét riêng trong y học, Tổ chức Y tế Thế giới đề cập đến khái niệm “Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe” Nó bao gồm tất cả các khía cạnh

về sức khỏe của mỗi cá nhân (thể chất và tâm thần) có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến CLS của cá nhân đó Do vậy, CLS cũng là một kết quả của quá trình điều trị Nghiên cứu CLS cung cấp cho đội ngũ y bác sĩ những thông tin đầy đủ và toàn diện hơn về quá trình diễn biến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân (BN), từ đó giúp người bệnh và nhóm chăm sóc đưa ra các quyết định điều trị phù hợp để nâng cao CLS của bệnh nhân[7]

Đã có một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân bị ung thư bị giảm đáng kể từ khi bị mắc bệnh[6],[10],[3] Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư nhất là giai đoạn muộn được điều trị tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn III,

IV theo bộ công cụ EORTC QLQ-C30 tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng”

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh

nhân ung thư giai đoạn III, IV đang điều trị tại khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đà Nẵng từ 3/2021 - 6/2021

Trang 3

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân

được chẩn đoán ung thư giai đoạn III, IV

đang điều trị nội trú bằng hóa chất và hoặc

tia xạ tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà

Nẵng; người bệnh đồng ý tham gia nghiên

cứu; có đủ khả năng giao tiếp

- Tiêu chuẩn loại trừ: Những BN quá

yếu, không đủ khả năng thực hiện bộ câu hỏi

phỏng vấn; đang có tình trạng suy giảm ý

thức; những người mắc và tiền sử bệnh lý về

tâm thần

2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang

loạt trường hợp

- Chọn mẫu: Lấy mẫu thuận tiện thỏa

mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh và các tiêu

chuẩn loại trừ

- Phương pháp tiến hành: Các đối tượng

đủ điều kiện nghiên cứu được thực hiện

phỏng vấn trực tiếp theo bộ câu hỏi EORTC

QLQ-C30 tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà

Nẵng, phần thông tin hành chính thu thập

trong hồ sơ bệnh án

Công cụ thu thập: CLS được đo lường

theo Bộ câu hỏi CLS của Tổ chức nghiên

cứu và điều trị ung thư Châu Âu

(EORTC-The European Organization for Research and

Treatment of Cancer) (EORTC QLQ-C30)

phiên bản 3.0 gồm 30 câu Bộ câu hỏi đã

được chuẩn hóa theo tiếng Việt và được tổ

chức điều trị ung thư châu Âu khuyến cáo sử

dụng[2] Bộ câu hỏi nghiên cứu gồm các

phần: (1) Thông tin chung của người bệnh;

(2) CLS, được sử dụng để phỏng vấn người

bệnh mới nhập viện theo hình thức phỏng vấn trực tiếp

Cách đánh giá CLS

Các câu hỏi được đo lường theo 4 mức

độ tăng dần từ 1 (Không có) đến 4 (Rất nhiều) Quy đổi tuyến tính sang thang điểm

100 theo hướng dẫn của nhóm nghiên cứu

(Groups.eortc.be/qol)[3],[9] Điểm thô (Raw Score) là trung bình điểm các câu hỏi cùng vấn đề Điểm thô (RS) = (Q1 + Q2 …+ Qn)/n

Điểm chuẩn hóa là điểm thô tính trên tỉ lệ

100 (theo công thức):

 Điểm lĩnh vực chức năng: Score = (1-(RS-1)/3) x 100

 Điểm lĩnh vực triệu chứng: Score = ((RS-1)/3) x 100

 Điểm vấn đề tài chính: Score = ((RS-1)/3) x 100

 Điểm CLS tổng quát: Score = ((RS-1)/6) x 100

2.3 Phân tích và xử lý số liệu

Làm sạch số liệu để hạn chế lỗi sau điều tra và nhập số liệu Xử lý bằng SPSS 20.0

2.4 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Sự tham gia của tất cả các đối tượng vào nghiên cứu hoàn toàn mang tính tự nguyện Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác Người bệnh được mời tham gia nghiên cứu được giải thích về ý nghĩa của nghiên cứu và có quyền được từ chối tham gia nghiên cứu tại bất cứ thời điểm nào

Trang 4

III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm nhóm bệnh nhân

Bảng 1 Đặc điểm nhân khẩu học

Nhỏ nhất - Lớn nhất

55,7 ± 11 (24 - 76)

Phân nhóm

Karnofsky

Nhóm bệnh

Nhận xét: Tuổi trung bình của BN trong nhóm nghiên cứu là 55,7 ± 11 (trong đó BN trẻ

nhất là 24 tuổi và cao tuổi nhất là 76 tuổi) Phân nhóm Karnofsky từ 80 - 100% chiếm đa số

so với 50 - 70% với tỷ lệ lần lượt là 75% và 25% Chiếm phần lớn là giai đoạn IV (84%) Có

53 BN ghi nhận xảy ra tình trạng đau ở các mức độ khác nhau

3.2 Chất lượng sống theo thang đo EORTC QLQ-C30

Bảng 2 Điểm chuẩn trung bình các chức năng theo thang đo QLQ-C30

Nhận xét: Theo thang đo QLQ-C30, điểm chuẩn CLS tổng quát trung bình 62,4 ± 20,5

Theo lĩnh vực các chức năng, điểm chuẩn hoạt động thể lực là 83,5 ± 16,4; vai trò xã hội là 77,8 ± 24,2; hòa nhập xã hội là 79 ± 24; tâm lý - cảm xúc là 86,2 ± 17; khả năng nhận thức là

87 ± 18

Trang 5

Bảng 3 Điểm chuẩn trung bình các triệu chứng theo QLQ-C30

Nhận xét: Điểm chuẩn CLS trung bình về khó khăn tài chính là 50,3 ± 29,4 Theo lĩnh

vực các triệu chứng, điểm chuẩn trung bình của mệt mỏi là 40,9 ± 20,8; cảm giác đau là 23,2

± 26,9; mất ngủ là 30,3±30; khó thở là 12 ± 20,9; rối loạn tiêu hóa là 17,7 ± 15,2

3.3 Một số yếu tố liên quan với chất lượng sống

3.3.1 Chỉ số hoạt động Karnofsky

Bảng 4 Khác biệt về điểm chuẩn trung bình CLS và phân nhóm Karnofsky

Hoạt động thể lực 66,4 ± 16,8 89,2 ± 11,6 0,000

Rối loạn tiêu hóa 26,4 ± 15,3 14,8 ± 14,1 0,001 Khó khăn tài chính 62,7 ± 27,8 46,2 ± 28,9 0,012

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm chỉ số Karnofsky trong: Hoạt

động thể lực, vai trò xã hội, mệt mỏi, cảm giác đau, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, khó khăn tài chính và điểm CLS tổng quát

3.3.2 Tình trạng đau

Bảng 5 Khác biệt về điểm chuẩn trung bình CLS và tình trạng đau

Điểm chuẩn

trung bình CLS

Đau

p

Hoạt động thể lực 88,9 ± 12,4 78,7 ± 18,0 0,002

Rối loạn tiêu hóa 14,0 ± 15,6 20,9 ± 14,3 0,006 Khó khăn tài chính 41,1 ± 29,7 58,5 ± 26,9 0,003

Trang 6

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm BN đau và không đau trong

tất cả lĩnh vực chức năng chung và triệu chứng và điểm chuẩn CLS tổng quát với p = 0,001

3.4 Kết quả tìm mối liên quan tuyến tính đến chất lượng sống tổng quát

3.4.1 Chỉ số Karnofsky

a Phân tích tương quan bằng thuật toán Spearman

Bảng 6 Phân tích tương quan giữa chỉ số Karnofsky và CLS tổng quát

Điểm chuẩn CLS tổng quát

Chỉ số Karnofsky

Spearman’s

rho

Điểm chuẩn CLS tổng quát

Hệ số tương quan Giá trị Sig

N

Chỉ số Karnofsky

Hệ số tương quan Giá trị Sig

N

Nhận xét: Chỉ số Karnofsky và điểm chuẩn CLS tổng quát có hệ số tương quan r là 0,462

với p = 0,000 có ý nghĩa thống kê

b Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến

Bảng 7 Phân tích hồi quy giữa Chỉ số Karnofsky và CLS tổng quát (Coefficients)

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn

hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa

0,727

12,713

0,193 4,768

0,848 0,000 Chỉ số Karnofsky

Nhận xét: Ta có phương trình liên quan tuyến tính giữa Chỉ số Karnofsky và điểm chuẩn

CLS tổng quát: Điểm chuẩn CLS tổng quát = 2,448 + 0,727 * Chỉ số Karnofsky

3.4.2 Điểm đau

a Phân tích tương quan bằng thuật toán Spearman

Bảng 8 Phân tích tương quan giữa điểm đau và CLS tổng quát

Điểm chuẩn CLS tổng quát

Điểm đau

Spearman’s

rho

Điểm chuẩn CLS tổng quát

Hệ số tương quan Giá trị Sig

N

Điểm đau

Hệ số tương quan Giá trị Sig

N

Nhận xét: Điểm đau và điểm chuẩn CLS tổng quát có hệ số tương quan r là - 0,343 với p

= 0,000 có ý nghĩa thống kê

b Phân tích hồi quy tuyến tính đơn biến

Trang 7

Bảng 9 Phân tích hồi quy giữa điểm đau và CLS tổng quát (Coefficients)

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa

1 (Hằng số) 68,764

-3,008

2,490

27,620 -3,987

0,000 0,000 Điểm đau

Nhận xét: Ta có phương trình liên quan tuyến tính giữa điểm đau và điểm chuẩn CLS

tổng quát: Điểm chuẩn CLS tổng quát = 68,764 + (-3,008) * Điểm đau

IV BÀN LUẬN

Trong số 100 BN nghiên cứu, độ tuổi

trung bình mắc ung thư là 55,7 ± 11 (BN trẻ

nhất là 24 tuổi và cao tuổi nhất là 76 tuổi)

Độ tuổi trung bình này khá giống với một số

nghiên cứu khác[6],[8] Phân nhóm

Karnofsky từ 80 - 100% chiếm đa số so với

50 - 70% với tỷ lệ lần lượt là 75% và 25%

Qua bảng 1 cho thấy, BN phần lớn là giai

đoạn IV 84% và giai đoạn III là 16% Năm

loại ung thư có tỷ lệ mắc nhiều nhất trong

nghiên cứu của chúng tôi là đại trực tràng

(27%), vùng đầu mặt cổ (19%), phổi (16%),

dạ dày - thực quản (14%), vú (9%), buồng

trứng (5%) Đây cũng là những bệnh ung thư

thuộc nhóm hay gặp trên thế giới cũng như

tại Việt Nam[11] Kết quả này cũng tương tự

các nghiên cứu khác Điều này cũng cho thấy

mẫu nghiên cứu có thể đại diện cho quần thể

BN ung thư vào điều trị tại khoa Ung Bướu

Bệnh viện Đà Nẵng

Điểm chuẩn trung bình CLS các chức

năng là không đều nhau Kết quả này là khá

tốt so với nghiên cứu của Mai Thu Trang

(2019)[4] Chứng tỏ các lĩnh vực chức năng

ở BN trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi

nhìn chung tốt hơn so với nhóm BN trong

nghiên cứu của Mai Thu Trang và cộng sự

Điều này có thể giải thích là do nhóm khảo

sát của chúng tôi có độ tuổi trung bình thấp

hơn, phần lớn sống tại Đà Nẵng Độ tuổi trẻ hơn thường đi kèm thể chất tốt hơn, mức sống khá hơn và đa dạng hơn ở thành thị, có điều kiện thuận lợi tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất - tinh thần và thông tin kiến thức hỗ trợ đa dạng có thể giúp các chỉ

số chất lượng sống về chức năng trong nghiên cứu chúng tôi được cao hơn Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các chỉ số chức năng như hoạt động thể lực, vai trò xã hội và hòa nhập xã hội thấp hơn chỉ số tâm lý cảm xúc và khả năng nhận thức Nhận định này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Vũ Văn Vũ[10]

Kết quả của chúng tôi cho thấy các triệu chứng được đề cập trong bộ câu hỏi hầu hết đều gặp ở các BN nghiên cứu, những triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi, mất ngủ

và đau Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với nghiên cứu nước ngoài của Naga Sunanda[5]

và tác giả Vũ Văn Vũ (2010)[10] Điều này

có thể phản ảnh việc quản lý các triệu chứng

và biến chứng của bệnh đã được quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây và người bệnh trong nghiên cứu cũng vậy Đồng thời, bệnh nhân ung thư ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ về cả vật chất

và tinh thần từ nhiều nguồn lực hơn so với

10 năm trước đây

Trang 8

Bảng 10 So sánh điểm chuẩn trung bình CLS tổng quát

Chúng tôi Phạm Đình Hoàng (2019) Mai Thu Trang (2019)

Điểm chuẩn trung

bình CLS tổng quát 62,4 ± 20,5 66,6 ± 16,2 50,9 ± 19,2

Điểm chuẩn trung bình CLS tổng quát

của BN ung thư tại khoa Ung Bướu Bệnh

viện Đà Nẵng là 62,4 điểm Kết quả này thấp

hơn một nghiên cứu khác của Phạm Đình

Hoàng ghi nhận trên BN ung thư vú đang

điều trị tại Bệnh viện Quận Thủ Đức, điểm

CLS tổng quát là 66,6 điểm[8] Lý do khác

biệt có thể do tác giả Phạm Đình Hoàng chỉ

nghiên cứu trên nhóm BN ung thư vú là

nhóm bệnh có khả năng và hiệu quả điều trị

cao với nhiều biện pháp đa mô thức và tiến

bộ hiện nay giúp nhóm bệnh nhân này có

CLS tốt hơn trong các nhóm bệnh ung thư

khác nhau Các nghiên cứu có kết quả thấp

hơn chúng tôi như tác giả Nguyễn Thu Hà

(2017): 58,6 ± 16,6 điểm[6]; tác giả Vũ Văn

Vũ (2010): 53,7 điểm[10] Thời gian gần

đây, BN ung thư đang được quan tâm và

nhận nhiều sự hỗ trợ chăm sóc thể chất - tinh

thần tích cực đồng thời việc điều trị ung thư

ngày càng có nhiều tiến bộ và phát triển

mạnh cải thiện được nhiều kết quả tích cực

cho người bệnh so với những năm trước đây

Bên cạnh đó, tại khoa Ung Bướu Bệnh viện

Đà Nẵng, tập thể khoa luôn quan tâm đến

CLS người bệnh, tổ chức nhiều chương trình

hoạt động chuyên môn và văn hóa tinh thần

hỗ trợ nhiều mặt cho người bệnh được đa số

bệnh nhân ủng hộ và hưởng ứng song song

với việc không ngừng nâng cao phát triển

hoạt động chuyên môn kỹ thuật chăm sóc

điều trị bệnh hiệu quả tiến bộ, điều này cũng

đã có thể góp phần làm kết quả ghi nhận về CLS tổng quát trong nghiên cứu của chúng tôi là tốt hơn các nghiên cứu trước đây của các đơn vị khác Với các nghiên cứu nước ngoài, kết quả của chúng tôi cũng gần tương

tự như nghiên cứu của Bjordal là 63 ± 23,9 điểm[1]

Với những BN có chỉ số hoạt động Karnofsky từ 80 - 100% thì điểm chuẩn trung bình các lĩnh vực hoạt động thể lực, vai trò xã hội cao hơn hẳn và có điểm chuẩn trung bình triệu chứng mệt mỏi, cảm giác đau, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và khó khăn tài chính thấp hơn so với nhóm BN 50 - 70% Kết quả này cũng dễ hiểu vì ở những bệnh nhân thuộc phân nhóm chỉ số hoạt động Karnofsky từ 80 - 100% là những BN có khả năng hoạt động và làm việc bình thường, thể trạng tốt hơn nên BN có thể theo đuổi các sở thích và các hoạt động giải trí mà họ thích Còn đối với những BN thuộc phân nhóm chỉ

số Karnofsky 50 - 70% họ không có khả năng làm việc, cần hỗ trợ chăm sóc nên các hoạt động xã hội bị hạn chế dẫn đến điểm chuẩn trung bình về chức năng sẽ thấp Bên cạnh đó, nhóm BN này sẽ có nhiều các dấu hiệu và triệu chứng về bệnh hơn nên các điểm chuẩn trung bình về triệu chứng sẽ cao hơn Đặc biệt có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm chuẩn trung bình CLS tổng quát giữa 2 nhóm chỉ số Karnofsky với p = 0,015 Để làm rõ hơn sự tương quan giữa chỉ

Trang 9

số Karnofsky với điểm chuẩn CLS tổng quát,

chúng tôi sử dụng phân tích tương quan cho

thấy hệ số tương quan r là 0,462 có ý nghĩa

thống kê (Bảng 6) Từ đó, chúng tôi đã biểu

diễn được phương trình liên quan tuyến tính

giữa chỉ số Karnofsky và điểm chuẩn CLS

tổng quát là đường thẳng hướng lên trên điều

này có nghĩa, Chỉ số Karnofsky càng tăng thì

điểm CLS tổng quát sẽ càng cao Với hệ số

tương quan r = 0,462 và phương trình liên

quan tuyến tính, nhóm nghiên cứu chúng tôi

có thể khẳng định, chỉ số Karnofsky và điểm

chuẩn CLS tổng quát có sự tương quan thuận

khá chặt chẽ với nhau rất có ý nghĩa thống

kê Từ đó có thể thấy, chất lượng cuộc sống

của người bệnh còn chịu ảnh hưởng bởi chỉ

số hoạt động của người bệnh chứ không chỉ

do tình trạng bệnh và các can thiệp chăm sóc

tăng cường vận động và phục hồi chức năng

hướng đến cải thiện chỉ số hoạt động của

người bệnh sẽ mang lại lợi ích về nhiều mặt

Kết quả chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê giữa 2 nhóm BN đau và

không đau về lĩnh vực chức năng chung,

triệu chứng với p < 0,05 Kết quả này càng rõ

hơn ở những bệnh nhân có tình trạng đau làm

ảnh hưởng đến toàn trạng, tâm lý cảm xúc,

làm giảm đi các hoạt động thể lực đồng thời

các điểm số trung bình các lĩnh vực triệu

chứng như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa cao

hơn Có sự khác biệt về điểm chuẩn trung

bình CLS tổng quát giữa nhóm BN có đau và

ko đau là có ý nghĩa thống kê Từ đây, chúng

tôi tiến hành tính toán hệ số tương quan là

r =- 0,343 và xây dựng được phương trình

liên quan tuyến tính giữa điểm đau và điểm

chuẩn CLS tổng quát (Bảng 8 và 9) Với đồ thị minh họa có đường thẳng tuyến tính hướng đi xuống, chứng tỏ mối tương quan tuyến tính này là tương quan nghịch Kết quả này đặt ra yêu cầu trong thực tiễn lâm sàng cần quan tâm tích cực quản lý đau cho người bệnh góp phần cải thiện CLS của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại khoa

V KẾT LUẬN

Điểm chuẩn trung bình CLS của bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV tại khoa Ung Bướu Bệnh viện Đà Nẵng là khá tốt với 62,4

± 20,5 Kết quả phân tích cho thấy chỉ số Karnofsky và điểm đau có liên quan tuyến tính đến chất lượng sống của bệnh nhân ung thư Đây là các chỉ số lâm sàng quan trọng có thể lượng giá được nên tiến hành đánh giá thường xuyên từ đó có thể can thiệp điều chỉnh theo hướng tích cực sẽ góp phần nâng cao CLS của bệnh nhân cũng như giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực về CLS do bệnh tật liên quan mang lại cho người bệnh ung thư

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bjordal K et al, “A 12 country field study

of the EORTC QLQ-C30 (version 3.0) and the head and neck cancer specific module (EORTC QLQ-H&N35) in head and neck patients” European Journal of Cancer 36 (2000) 1796– 1807

2 Dewolf L., Koller M., Velikova G., et al

(2009), "EORTC Quality of Life Group translation procedure", (3rd ed.) Brussels, Belgium: EORTC Quality of Life Group, pp.32

Trang 10

3 May Leng Tan, Dahliana Binte Idris

(2014), “Validation of EORTC QLQ-C30

and QLQ-BR23 questionnaires in the

measurement of quality of life of breast

cancer patients in Singapore”, Asia Pac J

Oncol Nurs, Apr-Jun; 1(1): 22–32

4 Mai Thu Trang, Lê Minh Hiếu, Lê Xuân

Hưng, Nguyễn Thành Long và cộng sự

(2019), “Đánh giá chất lượng cuộc sống của

bệnh nhân ung thư giai đoạn III, IV theo bộ

công cụ EORTC QLQ-C30 tại bệnh viện Đa

khoa tỉnh Thái Bình”, TNU Journal of

Science and Technology, 225(08): 388 –

394

5 Naga Sunanda, M Priyanka, J Architha,

M Shravan, A Srinivasa Rao, Mohd

Abdul Hadi (2018), “Quality of life

assessment in cancer patients of regional

centre of Hyderabad city”, Journal of

Applied Pharmaceutical Science, 8(1),

pp.165 – 169

6 Nguyễn Thu Hà (2017), "Chất lượng cuộc

sống của người bệnh ung thư vú sử dụng

thang đo QLQ-C30 và một số yếu tố liên

quan tại một số bệnh viện Ung bướu tại Việt Nam", Tạp chí Y học Dự phòng, 27(5): 102

7 Nguyễn Thị Kim Tuyến (2014), “Chất

lượng sống của bệnh nhân ung thư vú từ nghiên cứu đến thực tiễn”, Tạp chí Phụ sản, 12(1), 18-26

8 Phạm Đình Hoàng, Đinh Văn Quỳnh, Võ Văn Thắng (2019), “Đánh giá chất lượng

cuộc sống của bệnh nhân nữ ung thư vú được điều trị tại bệnh viện quận Thủ Đức” Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(5): 141-147

9 Scott N.W., Fayers P., Aaronson N.K., et

al (2008), “EORTC QLQ- C30 Reference

Values Manual”, (2nd ed.) Brussels, Belgium: EORTC Quality of Life Group, pp

427

10 Vũ Văn Vũ (2010), "Khảo sát tình trạng đau

và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại bệnh viện ung bướu TPHCM 7/2009 - 7/2010", Y học Thành phố

Hồ Chí Minh, 14(4): 811-822

11 World Health Organization (2020),

“Cancer Tomorrow”, Global Cancer Observatory

Ngày đăng: 14/03/2024, 13:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN