Thế nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, con dân cả nước đã nhất tề đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng, và sau 9 năm kháng chiến thì miền Bắc đã h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
cứu nước (1946-1954) Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hà
Nhóm sinh viên thực hiện:
Trang 2Chương 1: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mọi mặt của
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống Pháp và can thiệp Mỹ 5
1 Bối cảnh đất nước trước và trong giai đoạn 1946-1954 5
2 Vai trò của Hồ Chí Minh trên mặt trận quân sự 8 2.1 Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến
3 Vai trò của Hồ Chí Minh trên mặt trận kinh tế 31 3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về kinh tế 31 3.2 Hồ Chí Minh và những chính sách – thành tựu kinh tế giai
4 Vai trò của Hồ Chí Minh trên mặt trận văn hóa 33 4.1 Quan điểm văn hóa của Hồ Chí Minh 33 4.2 Hồ Chí Minh và các chính sách văn hóa của Đảng và Nhà
4.3 Những thành tựu văn hóa thời kỳ 1946-1954 35
5 Vai trò của Hồ Chí Minh trên mặt trận tư tưởng 36
6 Vai trò của Hồ Chí Minh trên mặt trận ngoại giao 39
Chương 2: Kế thừa các thành tựu trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp (1946-1954) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở rộng đề tài, liên hệ thực tiễn và bản thân
44
1 Kế thừa và phát huy các thành tựu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954) của Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay 44
Trang 3sở cho miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cho cả nước, chi viện sức người, sức của cho việc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc sau này.
Tổng kết thực tiễn cách mạng đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc khángchiến chống Pháp và can thiệp Mỹ của dân tộc Người đã cùng với Trung ương Đảng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo quân dân ta thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến chống Pháp, đó là “Kháng chiến, kiến quốc”, “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh” Người đóng vai trò cốt lõi trong việc xây dựng và pháthuy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân; có ảnh hưởng tích cực, sâu sắc trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tư tưởng, ngoại giao… Người là người cầm lái bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, dũng cảm và dày dạn kinh nghiệm đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác ghềnh nguy hiểm; và cho đến bây giờ thì những thành tựu, bài học, giá trị tư tưởng và đạo đức của Người trong giai đoạn đó vẫn còn vô giá trong kho tàng lịch sử của dân tộc ViệtNam, và có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý, xây dựng, phát triển, bảo vệ và hội nhập đất nước ngày nay.Việc nghiên cứu các hoạt động, ảnh hưởng và làm sáng rõ vai trò, cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị lãnh tụ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp do đó không chỉ có ý nghĩa về mặt phương pháp luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc; đặc biệt là đối với tầng lớp trí thức, cần phải hiểu được, tiếpthu và vận dụng những giá trị đạo đức, tinh thần, lịch sử, tư tưởng, cách mạng của Người vào việc xây dựng phát triển Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh về mọi mặt, tiếp tục củng cố vị thế của ta trên trường quốc tế
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài thu hoạch là làm rõ hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), đưa ra góc nhìn về vai trò của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và các liên hệ đến thực tiễn quá trình phát triển đất nước ngày nay
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài thu hoạch chủ yếu là vai trò của Hồ Chí Minh trên nhiều mặt trận khác nhau của cuộc kháng chiến chống Pháp can thiệp Mỹ trong giaiđoạn 1946-1954, và những cống hiến, đóng góp, thành tựu của Người cho thành
Trang 4công của kháng chiến, và ứng dụng của các cống hiến, đóng góp, thành tựu đó trongthực tiễn ngày nay, cùng với đó là liên hệ với trách nhiệm của bản thân Phạm vi nghiên cứu của bài thu hoạch giới hạn trong các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa,
tư tưởng, ngoại giao; các mặt trận khác có được nói đến trong phần mở rộng
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Nhóm sinh viên trước hết phân tích hoàn cảnh đất nước trước và trong giai đoạn 1946-1954 để thấy rõ được những khó khăn, thử thách và tình cảnh hiểm nghèo,
“ngàn cân treo sợi tóc” của toàn dân tộc, sau đó phân tích những ảnh hưởng, vai trò của Người trên năm mặt trận là quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng và ngoại giao thông qua các hàng loạt dẫn chứng cụ thể là hành động của Người, nhiều hình ảnh các hiện vật được lưu giữ ở bảo tàng Hồ Chí Minh và nêu rõ tầm quan trọng của chúng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống Pháp Từ những thành tựu
đó, nhóm đã đưa ra những liên hệ đối với thực tiễn hiện nay, đối với việc giải quyết các vấn đề lớn của đất nước như hội nhập quốc tế, xây dựng mối quan hệ đối ngoại, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân và sức mạnh thời đại, bảo vệ chủ quyền,… Sau đó, các sinh viên của nhóm tự liên hệ với trách nhiệm của bản thân trong việc vận dụng các giá trị đạo đức, lịch sử, tư tưởng, văn hóa,… của Hồ Chí Minh đã nói đến ở trên trong việc cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân có ích cho xã hội, có ích cho cộng đồng, biết tự hào về sự nghiệp cách mạng, nâng cao bảnlĩnh và ý thức chính trị, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh
5 Kết cấu của bài thu hoạch
Bài thu hoạch bao gồm chương Mở đầu, 2 chương Nội dung, phần Kết luận đi kèm với Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục phân công bài thu hoạch
Chương 1: Vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mọi mặt của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống Pháp và can thiệp Mỹ
1 Bối cảnh đất nước trước và trong giai đoạn 1946-1954
Những ngày tưng bừng của Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và lễ độc lập qua đi rất nhanh Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á vừa được thành lập đã phải bước ngay vào cuộc đấu tranh quyết liệt cho sự tồn tại của mình Để kiện toàn
và củng cố lực lượng, chúng ta đã phải đối phó với tình hình cực kỳ phức tạp và vô vàn khó khăn: Nền kinh tế kiệt quệ, nạn đói khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng của hai triệu người vẫn còn đang đe dọa; ngân khố trống rỗng (chỉ còn một triệu đồng bạc rách), trình độ văn hóa rất thấp kém, đa số nhân dân không biết chữ Trong khi
đó, thù trong giặc ngoài: ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng, dưới danh nghĩa Đồng minh vào tước vũ khí quân đội Nhật, thực chất là muốn tiêu diệt Đảng Cộng sản, phá tan Việt Minh , lật đổ chính quyền nhân dân, lập chính phủ phản động làm tay sai cho Mỹ - Tưởng; ở miền Nam, núp sau bóng quân Anh, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm nước ta một lần nữa; bọn phản động tay sai cũng nổi lên khắp nơi, tìm mọi cách cản trở cuộc kiến quốc của nhân dân ta
Trang 5Đứng trước vận mệnh ngàn cân treo sợi tóc nước nhà, chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nhận lấy trách nhiệm nặng nề trước nhân dân : “Phận sự tôi như một người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt khỏi những cơn sónggió, mà an toàn đi đến bờ hạnh phúc của nhân dân”
Người cùng tập thể Trung ương Đảng bình tĩnh, sáng suốt phân tích tình hình, kịp thời đề ra đường lối đúng đắn và những biện pháp hành động khôn khéo
để giải quyết từng bước những khó khăn về đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội và những vấn đề cấp bách khác Sáng ngày 3-9-1945, tại Bắc Bộ phủ, chủ tọa phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu sâu vấn đề cấp bách để cứu nguy dân tộc:
Một là giải quyết nạn đối;
Hai là thanh toán nạn dốt;
Ba là tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử;
Bốn là xóa bỏ hủ tục, xây dựng đời sống văn hóa mới, đạo đức mới, đạo đức cách mạng;
Năm là xóa bỏ ngay những thứ thuế bóc lột vô nhân đạo;
Sáu là thực hiện tín ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết;
Đầu năm 2016, tình hình chính trị, kinh tế nước Pháp biến động không có lợicho cuộc chiến Pháp ở Đông Dương Được sự dàn xếp, thỏa thuận của phe Đế quốc,Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã ký kết với nhau bản hiệp ước
“Trùng Khánh” (còn gọi là Hiệp ước Hoa – Pháp, ngày 28-2-1946), trong đó có nội dung thỏa thuận để Pháp đưa quân đội ra vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thay thế 20 vạn quân Tưởng rút về nước hạn cuối cùng là 31-3-1946 và đổilại Pháp sẽ nhượng cho Tưởng nhiều quyền lợi quan trọng ở Trung Quốc và Việt Nam Đây thực chất là một hiệp ước bán rẻ và chà đạp lên nền độc lập của Việt Nam, hợp pháp hóa hành động xâm lược của thực dân Pháp Bản hiệp ước này cũnggây ra sự mâu thuẫn, xung đột kịch liệt về quyền lợi giữa các tập đoàn lợi ích của quân đội Tưởng ở Việt Nam và quân đội Pháp; đặt cách mạng Việt Nam, Chính phủ
và Nhân dân Việt Nam đứng trước tình thế vô cùng nguy hiểm, phải cùng lúc đối mặt trực tiếp với 2 kẻ thù xâm lược to lớn là Pháp và Tưởng, trong khi thực lực cáchmạng vẫn còn rất non kém
Trước sự thay đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình, Thường vụ Trung ương Đảng, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nhận định, đánh giá đúng âm mưu, ý đồ chính trị của Pháp và Tưởng và ra bản Chỉ thị Tình hình và chủ trương, ngày 3-3-
1946 Chỉ thị phân tích sâu sắc âm mưu, ý đồ của Anh, Mỹ, Tàu và Pháp, dự kiến những tình huống tư tưởng và nêu vấn đề “chúng ta phải quyết đánh hay hòa với Pháp?”, trên cơ sở đó khẳng định: “Vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh Vấn đề là biết mình, biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng” Bản chị thị đã kịp
Trang 6thời đề ra chủ trương mới: tạm thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng với Pháp về lợi ích kinh tế, nhưng Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân tộc ta,
“lợi dụng thời gian hòa hoãn với Pháp để diệt bọn phản động bên trong, tay sai Tàu trắng, trừ những hành động khiêu khích ly gián ta với Pháp”, thúc đẩy nhanh quân Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm Trong chỉ thị cũng phê phán khuynh hướng cực đoan là muốn đánh Pháp đến cùng, là tự cô lập mình, tiêu hao thực lực hoặc hòa hoãn, đàm phán với Pháp lại làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta.Thực hiện chủ trương đó, ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện Chính phủ Cộng hòa Pháp là ông Jean Sainteny (J.Xanhtơny) bản Hiệp định sơ bộ Trong đó nêu rõ: Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, tài chính và quân đội riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp; về phía Việt Nam đồng ý để 15000 quân đội Pháp ra miền Bắcthay thế 20 vạn quân đội Tưởng rút về nước và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm; hai bên sẽ tiếp tục tiến hành đàm phán chính thức để giải quyết mối quan hệ Việt – Pháp
Ngày 20-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam về đến cảng Hải Phòng an toàn trong không khí đón chào nồng nhiệt của nhân dân, của đồng bào, đồng chí Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một văn kiện quan trọng: Công việc khẩn cấp bây giờ, nêu rõ thêm những nhiệm vụ cụ thể và cấp thiết phải làm về mặt quân sự, chính trị và khẳng định vai lãnh đạo của Đảng, của đảng viên cán bộ phải “làm cho dân ta có tín tâm và quyết tâm” đối với công cuộc kháng chiến kiến quốc và tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, điều mà Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu là không thể tránh khỏi
Nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương đưa cả nước từng bước chuyển sang tình trạng chiến tranh và tích cực xây dựng các điều kiện cần thiết Một mặt, Đảng ra sức lãnh đạo cuộc chiến đấu giam chân địch ở Nam Bộ và trong các thành phố, thị xã ở miền Bắc, mặt khác thựchiện cuộc tổng di chuyển các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các ban, bộ, ngành, quân đội, công an và các cơ quan lãnh đạo kháng chiến địa phương ra khỏi thành phố, thị xã; tổ chức củng cố, xây dựng căn cứ địa, các chiến khu, các an toàn khu (ATK) để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinhthần quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, chống giặc ngoài, thù trong những năm đầu chính quyền cách mạng đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trong: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các kẻ thù, của phe đế quốc,
mà trực tiếp là của thực dân Pháp và đội quân Trung Hoa Dân quốc và các thế lực tay sai; củng cố, giữ vững và bảo vệ an toàn hệ thống bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành quả của cuộc cách mạng Tháng
Trang 7Tám; tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn, tranh thủ tích cực chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
2 Vai trò của Hồ Chí Minh trên mặt trận quân sự
2.1 Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
Sau rất nhiều cố gắng để vãn hồi hòa bình, tình hình ngày càng xấu Ngày 18
và 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ tọa Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (mở rộng) tại làng Vạn Phúc, Hà Đông Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình của ta, âm mưu của địch và quyết định: tiến hành cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp trên phạm vi cả nước Hội nghị cũng quyết định đường lối kháng chiến là toàn dân, toàn diện, trường kỳ Hội nghị đã thông qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi thảo
Sáng sớm ngày 19-12-1946 quân Pháp gửi tối hậu thư thứ ba, hạn trong 24 giờ đồng hồ, tự vệ Hà Nội phải hạ vũ khí, đình chỉ ngay những hành động chuẩn bị kháng chiến
20 giờ 3 phút ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ Mở đầu Lời kêu gọi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, nhưng bị phía Pháp khước từ: “Hỡi đồng bào! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới,
vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!” Người khẳng định rõ ý chí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta là: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Khi Tổ quốc lâm nguy, Người kêu gọi các giới đồng bào cả nước bằng vũ khí và mọi loại dụng cụ có thể dùng làm vũ khí, nhất tề đứng lên đánh giặc: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” Với bộ đội và dân quân, Người dành riêng mộtlời kêu gọi: “Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu nước đã đến Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước” Kết thúc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, thể hiện ý chí và quyết tâm sắt đá bảo
vệ nền độc lập, thống nhất quốc gia; là sự tiếp nối một cách logic bản Tuyên ngôn độc lập do chính Người đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”
Trang 8(“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” – Hồ Chí Minh Ảnh: Bảo tàng Hồ
Chí Minh)Đáp Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân, toàn quân ta nhất tề đứng lên kháng chiến với ý chí “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, vì độc lập tự do thiêng liêng của Tổ quốc
Tại Hà Nội, hơn 20h ngày 19-12-1946, sau tín hiệu tắt điện toàn thành phố, cuộc chiến đấu bắt đầu Bộ đội chủ lực và tự vệ thành đồng loạt tiến công các mục tiêu trong trung tâm thành phố; nhân dân đã xếp bàn ghế, sập gụ, hòm xiểng, cánh cửa ra đường phố, hình thành những ụ chướng ngại để cản địch; công nhân hỏa
xa, công nhân xe điện đẩy các toa tàu ra giữa đường phố, tự vệ ngả cây, hạ cột đèn chắn các ngã tư, ngã năm người lao động, trí thức, học sinh, tiểu thương, nhà tư sản, nhà sư vừa phục vụ chiến đấu dưới các hình thức cứu thương, tiếp tế, thông tin liên lạc, vừa động viên bộ đội và tự vệ chiến đấu Nhiều thanh niên nam, nữ tình nguyện nhập ngũ ngay từ những ngày đầu kháng chiến của Thủ đô Nhân dân nội thành tản cư ra các cửa ô đã sốt sắng cùng nhân dân ngoại thành đào hàng chục ki lômét hào giao thông, hàng trăm hố chiến đấu và phòng tránh, phá đường sá, cầu cống, nhà cửa Nhiều địa phương như Thanh Trì, Thanh Oai tổ chức thêm tự vệ, sẵnsàng vào nội thành chiến đấu Nhiều tỉnh như Sơn Tây, Hà Đông, Phúc Yên, Thái Nguyên chủ động đưa lực lượng về tăng viện cho Hà Nội khi chiến sự lan rộng Sau hai tháng chiến đấu trong lòng Thủ đô, được sự chi viện tiếp tế của quân
và dân ngoại thành, lực lượng vũ trang Hà Nội đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu hao và kìm chân quân địch trong thành phố vượt xa thời gian dự kiến của lãnh đạo Thắng lợi của 60 ngày đêm chiến đấu ở Hà Nội không chỉ là thắng lợi của tinh thần quyết chiến, quyết thắng của lực lượng vũ trang Thủ đô, của những người tình nguyện ở
Trang 9lại “sống chết với Thủ đô”, mà còn là thắng lợi của ý chí, trí tuệ người dân Thăng Long, Hà Nội, đại diện cho quyết tâm, trí tuệ của cả dân tộc.
Phối hợp với Thủ đô Hà Nội, quân và dân các đô thị ở Bắc Vĩ tuyến 16 cũng giành được thắng lợi quan trọng Quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh du kích, đánh phá kế hoạch bình định, kiềm chế không cho địch đưa lực lượng chi viện cho Trung Bộ và Bắc Bộ
Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã cho rằng “vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.” Trong bài “Toàn dân kháng chiến” viết ngày 5-11-1946, sau khi phân tích quy mô
và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh, Người cho rằng “muốn kháng chiến lâu dài để đi tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng…” Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngày 19-12-1946, tư tưởng của Người về kháng chiến toàn dân được thể hiện rất rõ ràng: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm, dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”
Căn cứ vào chiến lược kháng chiến toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng
ta đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp xã hội trong Mặt trận dân tộc thống nhất, từng bước xây dựng một lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh, gồm ba thứ quân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Cũng căn cứ vào chiến lược này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định “Mỗi công dân là một chiến sĩ Mỗi làng là một chiến hào”, quyết tâm đánh bại thực dân Pháp xâm lược
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành kháng chiến toàn dân, đồng thời phải thực hiện toàn diện kháng chiến Vì, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một cách toàn diện, chúng ta phải kháng chiến chống lại chúng một cách toàn diện trên các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, ngoại giao Người nói: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được”
Để phát huy sức mạnh toàn dân tộc, thực hiện nhất quán đường lối toàn diệnkháng chiến, Người yêu cầu: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất
kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ đều phải cần trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến” Người cho rằng, “trong kháng chiến, quân sự là việc chủ chốt” Tuy nhiên, chỉ có đánh địch trên chiến trường thôi thì chưa đủ mà còn phải biết kết hợp với các mặt trận đấu tranh khác nữa Ngay khi bước vào kháng chiến toàn quốc, Người kêu gọi vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng hậu phương, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, vừa thực hiện binh vận, vừa xây dựng nền văn hoá, giáo dục kháng chiến, bồi dưỡng nhân dân, vừa động viên, tổ chức nhân dân tham gia các đoàn thể
Trang 10kháng chiến, xây dựng khối đoàn kết toàn dân Để mở rộng khối đoàn kết toàn dân, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập Truyền thống yêu nước của toàn dân tộc đượckhơi lên mạnh mẽ, nhân dân ta tỏ rõ sự đoàn kết, nhất trí chung quanh Chính phủ doChủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Đó là sức mạnh vô địch để chống thù trong, giặc ngoài Ngày 31-5-1946, Người lên đường thăm nước Pháp, với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp Trong thời gian ở Pháp, Người đã tuyên truyền làm sáng tỏ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp, nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế Chính dịp này, một số trí thức, nhà khoa học Việt kiều được Người vận động, thuyết phục và cảm hoá đã tình nguyện theo Bác về nước cống hiến tài năng, trí tuệ cho cách mạng, cho sự nghiệp kháng chiến, như: kỹ sư Phạm Quang
Lễ, Võ Quý Huân; bác sĩ Trần Hữu Tước
Trên cơ sở đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện và tương quan lực lượng địch - ta, đồng thời nắm chắc quy luật chuyển hoá của tương quan đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “kháng chiến trường kỳ” Trong văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” viết ngày 5-11-1946, Người nhấn mạnh: “Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ Dù địch thua đến 99%, nó cũng rán sức cắn lại Vì nó thất bại ở Việt Nam, thì toàn bộ cơ nghiệp đế quốc nó sẽ tan hoang Vì vậy nó sẽ đem rất nhiều viện binh… Nó sẽ tàn phá khủng bố rất dữ dội… Nhưng ta phải hiểu: Lực lượng địch chỉ có từng ấy thôi Ta kiên quyết chống chọi cho qua giai đoạn “chớp nhoáng” đó, thì địch sẽ xẹp, ta sẽ thắng”
Cuộc chiến đấu oanh liệt, sáng tạo của quân, dân Thủ đô Hà Nội và của cả nước trong những ngày đầu Toàn quốc kháng chiến đã giáng một đòn mạnh vào chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” và ý chí xâm lược của kẻ thù, làm tiền đề vững chắc cho những thắng lợi tiếp theo của cuộc kháng chiến
2.2 Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947
2.2.1 Bối cảnh
Vào đầu năm 1947, sau khi giải pháp thành lập một chính phủ bù nhìn tay saigặp nhiều bế tắc, Pháp quyết định thực hiện giải pháp quân sự, cho phép Va-luy (Valluy) mở cuộc tiến công chiến lược lên Việt Bắc vào Thu - Đông năm 1947 Những mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công này như sau:
Truy lùng Việt Minh đến tận sào huyệt để loại trừ bộ đội chủ lực của Việt Minh ra khỏi vòng chiến đấu; phá tan cơ quan đầu não kháng chiến; triệt tiêumọi tiềm lực kháng chiến của Việt Minh
Khóa chặt biên giới Việt - Trung, ngăn chặn mọi mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc
Tạo ra một chiến thắng quân sự quyết định để làm đà cho việc thiết lập một chính phủ bù nhìn tay sai, nằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh và đặt lại ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam
2.2.2 Diễn biến
Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp hùng hổ mở chiến dịch tiến công chiến lược lên vùng chiến khu Việt Bắc với khoảng 12000 binh sĩ Âu - Phi, bao gồm 5 trung
Trang 11đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 40 máy bay, 40 tàu chiến, ca nô, 800 xe cơ giới và phần lớn lực lượng thủy quân, cơ giới phối hợp.
Cuộc tiến công này bao trùm trên một diện rộng 12 tỉnh (7 tỉnh vùng Việt Bắc và 5 tỉnh trung du), chia thành 2 bước: bước thứ nhất mang mật dang Lê-a (Léa) (tên một đèo cao 1362m trên đường số 3 giữa Nguyên Bình và Bắc Kạn) đượctiến hành từ ngày 7/10 đến ngày 19/11; bước thứ hai mang mật danh Xanh-tuy (ceinture: vành đai) được tiến hành từ ngày 20/11 và kết thúc ngày 21/12
Trong bước một, do phía Pháp chủ động, lại dựa vào phương tiện kĩ thuật quân sự hiện đại nên chúng hung hăng bắn phá ác liệt Tuy phe Việt Nam chúng ta
có sự chuẩn bị từ trước nhưng vì thế địch quá mạnh, quá nhanh nên nhiều nhân dân,dân quân du kích và thậm chí là một số đơn vị chủ lực lúng túng, bị động Trích ViệtBắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975), tập 1, trang 102, “nhân dân hốt hoảng, gồng gánh dắt díu, bồng bế đưa nhau chạy vào rừng; một số cơ quan, cán bộ,nhân viên vội vàng sơ tán mỗi người một ngả; du kích, tự vệ lúng túng về tổ chức
và chỉ huy đánh địch, mải lo sơ tán gia đình nên đối phó yếu ớt Có nhân viên Uỷ ban xã tuy địch còn ở xa cũng chạy vào rừng sâu” Điều này nguyên nhân là do trong chúng ta tư tưởng “đại chủ quan, khinh địch”, “đại hậu phương chủ nghĩa” còn tương đối nặng nề, hơn nữa, sự hiệp lực tác chiến giữa các đơn vị chủ lực với dân quân du kích còn chưa chặt chẽ
Kịp thời rút kinh nghiệm, quân dân ta khắc phục lại những thiếu sót, tổ chức lại lực lượng và chuyển sang thế phản công Theo Văn kiện quân sự của Đảng, tập
2, trang 248 - 258, chúng ta thực hiện phương châm “giam chân địch tại mấy căn cứchúng vừa chiếm, bao vây những căn cứ đó, thu nhỏ nó lại như những hòn đảo giữa bể; chặt đứt đường giao thông liên lạc giữa các cứ điểm của địch, không cho chúng tiếp ứng và tiếp tế; giữ gìn chủ lực nhưng cũng phải nhè những chỗ yếu của địch màđánh những trận vang dội, những trận tiêu diệt…” Quân dân ta giành được nhiều thắng lợi; các trận đánh tiêu biểu bao gồm: trận mai phục ở Đoan Hùng (24/10), trậnđánh tại đường số 4 (30/10) Con đường số 4 trở thành “con đường tử thần” của thực dân Pháp
Ngày 20/11, Pháp mở ra đợt tấn công thứ hai Xanh-tuy Chúng càn quét những nơi trú ẩn của chính phủ Việt Minh, bắt giữ hơn 1000 người Việt và giải thoát nhiều con tin người Pháp Có một giai thoại nói rằng: “Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp nấp sau một bụi cây khi quân Pháp đi tới, Giáp tưởng sẽ bị bắt, nhưngrồi quân Pháp đi qua không trông thấy nên hai người thoát được"
Qua cơn bất ngờ, chúng ta tổ chức các ổ phục kích và đánh phản công; nhiềuchiến trường khác cũng phối hợp với chiến trường Việt Bắc Chúng ta giành được rất nhiều chiến thắng vang dội, tiêu biểu là trận đánh tại đèo Giàng (15/12), phá hủy
17 xe, diệt 60 tên (có hai trung úy), thu hai triệu bạc Đông Dương và nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng Quân Pháp bị tấn công ở khắp nơi: trên không, đường thủy, đường bộ; không ở đâu là an toàn đối với chúng Quan năm Các-bôn-ne
(Carbonnet) phải thừa nhận: “Mặc dù nói ra thì ngại ngùng nhưng ta phải thừa nhận rằng: suốt cả tháng 12 địch đã giữ quyền chủ động, họ luôn luôn tấn công ta trên đường giao thông cũng như ở các cứ điểm… Chúng ta bị thua thiệt rất đau đớn…” Viên Đội Bi-cát (Bicard) viết thư về cho gia đình: “Ngày tháng càng kéo dài, bộ đội
ta càng nhiều người chết… Mong rằng giấc mộng kinh tởm này sẽ chấm dứt mau” Còn tiểu đội trưởng Pau-rô (Paurcau) thì viết: “Cuộc chiến tranh phi nghĩa này bao
Trang 12giờ sẽ chấm dứt, để chúng ta được sống một đời hòa bình trong gia đình ấm áp của chúng ta” (theo Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, trang 356-361).
và bộ đội hi sinh; 168 bị thương mất tích, tự phá một khẩu pháo 45 ly, 4 trung liên,
48 súng trường bị hỏng Pháp giết hơn 2500 trâu bò, đốt hơn 3760 nóc nhà Tuy nhiên, quân dân Việt Nam đã thu được của địch 2 khẩu pháo 105 ly, 3 khẩu 75 ly, 16khẩu 20 ly, 42 súng cối, 357 liên thanh các cỡ, 45 badôca, 1160 súng trường và hàngchục tấn đạn dược cùng đồ quân trang, quân dụng (theo Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập
5, trang 357-358 và những sự kiện lịch sử Đảng, tập 2 (1945-1954), trang 138-139).Qua chiến dịch Việt Bắc, các cơ quan đầu não kháng chiến đã dạn dày thêm kinh nghiệm và nhân dân thấy rõ hơn dã tâm xâm lược của Pháp, do đó càng quyết tâm gắn bó với Đảng và Nhà nước, tạo nên khối đại đoàn kết vững chắc, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do
Có thể nói, Pháp đã không đạt được bất kì mục tiêu cơ bản nào trong âm mưu tấn công lên Việt Bắc
Chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947 là chiến thắng lớn đầu tiên của quân dân Việt Nam ta Chiến thắng này đã đập tan chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”
2.3 Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
Đầu năm 1950, tình hình thế giới và trong nước có nhiều chuyển biến có lợi cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam Trung Quốc (18/01/1950), Liên Xô (30/01/1950) và các nước dân chủ Nhân dân công nhận nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa Cục diện trên chiến trường giữa ta và địch chuyển sang thế cầm cự giằng co Đặc biệt sau chuyến công tác bí mật ra nước ngoài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu năm 1950, Liên Xô, Trung Quốc đã thỏa thuận với Chủ tịch Hồ Chí Minh một số giải pháp hỗ trợ cho cuộc kháng chiến của ta Trước những điều kiện thuận lợi và sự hỗ trợ của các nước Dân chủ nhân dân nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở chiến dịch Biên giới lấy tên là chiến dịch Lê Hồng Phong II Chiến dịch được mở ra với mục đích “Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng vùng biên giới phía bắc nước ta, thu hẹp phạm vi chiếm đóng của địch, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tiến tới giành quyền chủ động trên chiến trường chính”
Ngày 12/8/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị cho các cấp Đảng bộ lãnh đạo quân dân địa phương đánh địch mạnh để tiêu hao lực lượng địch, kiềm chế địch, phối hợp với “một chiến dịch lớn” do Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp chỉ đạo; do Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh phát động, đồng thời phát động trong toàn quốc tuần lễ “thi đua giết giặc lập công” Trong bức thư gửi các chiến sĩ ở biên giới Bác đã nhắc nhở "Trong cuộc chiến đấu này ta chỉ được đánh thắng, không cho đánh bại"
Trang 13Đến cuối tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Người kiểm tra kế hoạch tác chiến, xem xét công tác chuẩn bị hậu phương, theo dõi kịp thời diễn biến của chiến dịch, góp những ý kiến chỉ đạo và động viên cán bộ, bộ đội, dân công
Năm 1947, khi ta quyết định mở chiến dịch Việt Bắc trong Thư gửi đồng bào các tỉnh Việt Bắc, Hồ Chí Minh xúc động ghi nhớ tấm lòng, nghĩa cử cao đẹp của đồng bào dân tộc giúp đỡ cán bộ làm cách mạng: “Tôi không bao giờ quên được, trong những ngày gian nan cực khổ đó, đồng bào trong tỉnh ta, các cụ già, các chị
em phụ nữ, anh em nông dân, các em thanh niên, các cháu nhi đồng ai cũng hăng hái giúp đỡ… Đồng bào Thổ, đồng bào Nùng, đồng bào Mán, đồng bào Mèo, cho đến anh em Hoa kiều, người thì giúp chúng tôi ăn, kẻ thì cho chúng tôi áo Có những đồng bào nhịn ăn nhịn mặc, bán trâu bán ruộng để giúp chúng tôi làm cách mệnh” Với tầm nhìn xa trông rộng của mình, Bác đã thấy được trước trong chiến dịch Biên giới này công tác hậu cần phải dựa vào sức dân ba tỉnh Cao Bằng - Bắc Kạn - Lạng Sơn
Do quy mô của Chiến dịch tương đối lớn, có nhiều lực lượng tham gia, trên địa bàn rộng, rừng núi hiểm trở, lại xa căn cứ hậu cần của ta, nên việc chuẩn bị, bảo đảm cho Chiến dịch rất khó khăn Thấy trước được điều đó, trong Hội nghị Quốc phòng (ngày 2/9/1950), Bác Hồ đã đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo tiếp tế cho Chiến dịch Biên giới và chỉ thị cho các lực lượng tham gia Chiến dịch: “Chiến dịch Cao - Bắc - Lạng rất quan trọng Chúng ta quyết đánh thắng trận này” Ngày 9/9/1950, Người ra Lời kêu gọi đồng bào ba tỉnh Cao - Bắc - Lạng:
“ Hỡi đồng bào yêu quý, quân ta đã mở chiến dịch trên mặt trận Cao - Bắc - Lạng chiến dịch này rất quan trọng cho Cao - Bắc - Lạng và cả toàn quốc Đồng bào
ta đã chuẩn bị rất nhiều trong việc chuẩn bị chiến dịch như: Góp quân lương, sửa đường sá, vận tải, chuyên chở giúp đỡ bộ đội Tôi trân trọng thay mặt chính phủ, và quân đội cảm tạ đồng bào Tôi kêu gọi toàn thể đồng bào ba tỉnh, các ủy ban kháng chiến và hành chính, các đoàn thể nhân dân cố gắng thêm nữa, tiếp tục giúp đỡ cho
bộ đội ta trước mặt trận để quân ta giết nhiều địch, đánh thắng to Đồng bào hãy tiếnlên làm gương kiểu mẫu cho nhân dân toàn quốc, giúp cho Chiến dịch được thắng lợi"
Qua những lời kêu gọi, động viên của Người làm cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, đặc biệt là đồng bào Cao - Bắc - Lạng cũng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa
và tầm quan trọng của chiến dịch Biên giới phải giành thắng lợi, sự kiện chủ tịch
Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận là nguồn sức mạnh tinh thần, động viên quân dân
ta quyết tâm thắng lợi trong chiến dịch Quân và dân háo hức, khẩn trương ra mặt trận thi đua giết giặc lập công
Thực hiện Lời kêu gọi của Bác, hàng vạn đồng bào các dân tộc Cao Bằng rời nhà lên đường đi chiến dịch, làm dân công hỏa tuyến bạt núi, mở đường, bắc cầu, vận chuyển lương thực, đạn dược phục vụ chiến dịch Với khẩu hiệu “Tất cả cho chiến dịch được toàn thắng” Đảng bộ đã lãnh đạo huy động hơn 78.000 người trong
đó 2/3 là phụ nữ với 1.340.748 ngày công phục vụ cho chiến dịch Ngoài sức người,Cao Bằng còn huy động 2.346 tấn gạo trên 120 tấn thực phẩm phục vụ chiến dịch
Trang 14Đây là một cuộc động viên lớn nhất cả về sức người và sức của từ khi Quân đội ta bước vào cuộc kháng chiến đến nay.
Ban đầu, ý định tác chiến của Bộ chỉ huy Chiến dịch là đánh Cao Bằng trước, sau đó chuyển xuống đánh Đông Khê, Thất Khê Nhưng sau khi phân tích tình hình,Trung ương Đảng và Bác quyết định đánh Đông Khê để mở màn Chiến dịch Phân tích chủ trương đánh Đông Khê, Người chỉ rõ: "Ta đánh vào Đông Khê là đánh vào nơi quân địch tương đối yếu, nhưng lại là vị trí rất quan trọng của địch trên tuyến Cao Bằng - Lạng Sơn Mất Đông Khê, địch buộc phải cho quân đi ứng cứu, ta có cơhội thuận lợi tiêu diệt chúng trong vận động" Theo kế hoạch tác chiến ban đầu, ta định tập trung lực lượng tiêu diệt địch ở Cao Bằng, đồng thời đánh địch lên ứng cứu, chi viện Nhưng sau đó cân nhắc lại, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương đánh Đông Khê trước, mở màn cho chiến dịch, vừa bảo đảm chắc thắng, vừa tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thuận lợi Chủ trương này được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn Sự thay đổi này đã cho thấy tầm nhìn chiến lược vô cùng tinh tế của Bác và là một yếu tố rất quan trọng làm nên thắng lợi của Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950
Trước ngày lên đường đi chiến dịch Người đã từng căn dặn đoàn công tác đi lên Cao Bằng "Chúng ta sẽ đi một chuyến công tác dài ngày, thời gian không thể định trước nhưng mất chừng 1 tháng, chuyến đi này rất quan trọng Đường đi vất
vả, vì vậy các chú đều phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ của mình, tuyệt đối giữ bí mật, nếu để lộ ra sẽ làm tổn hại đến việc lớn Muốn vậy từ việc chọn đường đi đến nơi ăn chốn ở giao tiếp với nhân dân phải biết cách giữ mình" Lời căn dặn này đã thể hiện được tầm nhìn của Bác về thời gian của chiến dịch lần này, và phải dựa trênđường lối kháng chiến mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn từ ban đầu là “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính” Ngay từ đầu cuộc kháng chiến tư tưởng của Người coi đây là cuộc chiến tranh nhân dân, và phải phát huy tối đa sức mạnh toàn dân tộc, có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh Mặc dù rất coi trọng sự giúp đỡ từ bên ngoài nhưng vận mệnh của dân tộc ta là phải do nhân dân ta quyết định phải dựa vào sức mạnh của ta, sự giúp đỡ của bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng đúng đắn bài học mà chính mình rút ra khi Bản yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam của Bác không được đón nhận vào năm 1919
Cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi Chiến dịch Biên giới, trực tiếp chỉ đạo chiến dịch Trên đường đi, ghé thăm một đơn
vị thanh niên xung phong làm đường phục vụ chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng thanh niên bốn câu thơ:
Trang 15khẳng định chỉ cần có niềm tin vào bản thân và vào đường lối của Đảng, ý chí quyếttâm và lòng kiên trì, ắt dân tộc ta sẽ giành được thắng lợi
Ngày 13/9, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Sở Chỉ huy chiến dịch để đến Mặt trận Đông Khê, trực tiếp theo dõi bộ đội đánh trận mở màn chiến dịch Người chỉ thị cho
bộ đội: "Dù khó khăn đến đâu cũng kiên quyết khắc phục đánh cho kỳ thắng trận đầu"
Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài quan sát chỉ đạo trận đánh cứ điểm Đông Khê ngày
16/9/1950 (Ảnh tư liệu)Đúng 6h sáng ngày 16/9/1950, quân ta bất ngờ nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê Sau 3 ngày chiến đấu ác liệt, quân ta đã tiêu diệt và làm chủ hoàn toàn cụm cứ điểm Đông Khê Sau khi tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới nhận định: Địch có thể tái chiếm Đông Khê đánh lên đón binh đoàn Sác Tông (CharTon) rút từ Cao Bằng Bộ chỉ huy chiếndịch quyết định thực hiện phương án “nhử thú giữ vào tròng để khép vòng lưới thép” Tiếp đó ta cho quân tiêu diệt gọn quân địch rút chạy từ Cao Bằng, thị xã Cao Bằng được giải phóng vào ngày 3/10/1950 Ngày 8/10/1950, quân ta tiếp tục tiêu diệt hai binh đoàn ứng cứu của Pháp Trong những ngày truy kích địch, Bác Hồ trựctiếp theo dõi diễn biến và chỉ đạo trận mở màn Chiến dịch tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê tại đài quan sát Chiến dịch, liên tục gửi nhiều thư, điện động viên bộ đội
Trang 16Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi các chiến sĩ bị thương ở mặt trận Đông
Khê 20/9/1950 (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh)
Như được tiếp thêm sức mạnh, bộ đội ta đồng loạt xông lên tiêu diệt địch Sau
29 ngày chiến đấu liên tục ở vùng biên giới (từ 16/9/1950 - 14/10/1950), ta đã tiêu diệt và bắt sống được 8.296 tên địch, tiêu diệt 10 tiểu đoàn địch, bằng 41% lực lượng cơ động chiến lược Pháp trên toàn cõi Đông Dương, thu trên 3.000 tấn vũ khí
và phương tiện chiến tranh, giải phóng hoàn toàn khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn) Chiến dịch kết thúc với chiến thắng vang dội thuộc về quân ta
Trang 17Sáng sớm 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông (cách Đông Khê 11
km đường chim bay), Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽdiễn biến trận Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới (Ảnh tư liệu)Chiến thắng chiến dịch đã đưa cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới - giai đoạn giành giữ và phát huy quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 là kết tinh của những nỗ lực phi thường của quân
và dân ta như Bác đã từng nói “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", và luôn nhắc nhở trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, tất cảphải dựa vào dân, và coi cuộc chiến tranh là cuộc chiến tranh toàn dân Nhờ có tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén, Đảng ta đã đánh giá đúng thực lực kẻ thù, đề ra chủ trương, phương châm tác chiến chiến lược kịp thời, chính xác, động viên cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tập trung mọi nguồn lực cho tiến công địch trên một hướng xác định, trong thời điểm quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh theo hướng
có lợi cho ta
Thắng lợi của chiến dịch biên giới 1950 chứng minh tính đúng đắn của đường lối chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ dựa vào sức mình là chính mà Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến Bài học về phát huy nội lực trong nhân dân, bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về nghệ thuật chỉ đạo điều hành chiến tranh và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, về huy động tiềm lực và khối đại đoàn kết dân tộc để tạo thành sức mạnh tổng hợp.Trong đó, bài học về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học lớn, sâu sắc nhất, bao trùm và chủ đạo nhất Nhờ có tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén, Đảng ta đã đánh giá đúng thực lực kẻ thù, đề ra chủ trương, phương châm tác chiến chiến lược kịp thời, chính xác, động viên cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; tập trung mọi nguồn lực cho tiến công địch trên một hướng xác định, trong thời điểm quyết định, làm xoay chuyển cục diện
Trang 18chiến tranh theo hướng có lợi cho ta Bài học kinh nghiệm quý báu về phát huy nguồn lực địa phương được rút ra từ chiến dịch 1950 để sau này tiếp tục vận dụng cho chiến dịch Điện Biên Phủ sau này giành thắng lợi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi.
2.4 Chiến dịch Tây Bắc (1952)
Với đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện và lâu dài”, từ năm 1946 đến năm 1952, quân dân ta đã dần giành thế chủ động trên khắp các chiến trường còn quân Pháp bị đẩy vào thế phòng ngự bị động và sa lầy ở Đông Dương Trong khi
đó, tình hình chính trị, xã hội tại nước Pháp ngày càng rối ren, phức tạp
Về phía ta, những ưu thế ngày càng phát huy mạnh mẽ Thắng lợi của Đại hội Đảng lần thứ II, tiếp đến là thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình (từ ngày 10/12/1951 đến 25/2/1952), đã đem lại cho toàn quân, toàn dân ta một niềm cổ vũ mới Trong bối cảnh lịch sử đó, bước vào mùa khô năm 1952, Trung ương Đảng và Chủ tịch HồChí Minh đã quyết định chuyển hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực lên TâyBắc, nhằm thúc đẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển lên một bước mới mang tính quyết định Tây Bắc là địa bàn chiến lược quan trọng của miền Bắc Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung Tiến công làm chủ được Tây Bắc, ta không những bảo vệ vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thànhthế liên hoàn nối liền một dải với hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điềukiện thuận lợi mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào cùng chống kẻ thù chung Tại đây, quân Pháp dàn trải về lực lượng nên không mạnh và bộc lộ nhiều sơ hở
Tháng 4/1952, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Tây Bắc, mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương, trước hết là chuẩn bị đường sá, lực lượng, lương thực, thực phẩm Tháng 6/1952, để chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc, Liên khu ủy Việt Bắc (lúc này Tây Bắc vẫn thuộc Việt Bắc) ra nghị quyết về phát triển du kích chiến tranh tại Tây Bắc Cuối tháng 8, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Đạitướng Võ Nguyên Giáp trình bày kế hoạch tác chiến chiến dịch Tây Bắc Nghe xong phương án tác chiến, Người căn dặn: Đây là lần đầu tiên ta mở chiến dịch lớn, địa hình hiểm trở, cần nắm chắc địa hình và chú trọng thực hiện đúng chính sách dân tộc, giúp đỡ đồng bào dân tộc, bộ đội phải giữ kỷ luật dân vận Lời căn dặn của Bác thể hiện sự tinh tế, nhạy bén đối với bối cảnh cuộc chiến, đồng thời sự quan tâm, tình cảm sâu sắc của Bác đối với đồng bào dân tộc
Do tính chất quan trọng của chiến dịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, động viên quân và dân ta từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch Từ ngày 6/9/1952, Hội nghị cán bộ chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc diễn ra trong thời tiết xấu, mưa kéo dài, tiếng suối chảy, tiếng lá rừng rít từng đợt tạo nên âm thanh dữ dội không khác gì bão Đến ngày mùng 9, cuộc họp sắp kết thúc thì bỗng thấy Bác một tay cầm ô, tay kia chống gậy, hai ống quần xắn cao từ ngoài tươi cười đi vào Tiếng hò reo hân hoan vang dậy vì không ai ngờ Bác đến trong mưa lũ thế này Thấy Bác Hồ tới, các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh vội ra đón Bác kể chuyện: Hôm nay trời mưa to, nước lũ đổ về, khi đi
Trang 19đến một cái suối nước chảy mạnh, thấy bên kia có một nhóm đồng bào đang ngồi đợi nước xuống để sang, Bác nghĩ: nếu không đi ngay, e các chú đợi mất thì giờ Nên Bác cùng mấy chú nữa quyết tâm cởi áo quần ngoài, tay sào, tay gậy, lần sang được Thấy Bác sang được, nhóm đồng bào kia cũng quyết tâm sang Đó là kinh nghiệm cho các chú Bất kỳ việc gì, to hay nhỏ, mình có quyết tâm thì làm được, màcòn lôi cuốn người khác cùng quyết tâm như mình Qua hành động đó, Bác đã trở thành động lực, tấm gương sáng cho những cán bộ không chỉ của thời đại bấy giờ,
mà còn các thế hệ tương lai về đức tính giản dị, khiêm nhường
Nói chuyện với Hội nghị cán bộ chuẩn bị cho Chiến dịch Tây Bắc, Người chỉ
rõ mục đích, ý nghĩa của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch là chính, tranh thủ nhân dân, giải phóng đất đai, trong đó nhiệm vụ chính là tiêu diệt sinh lực Trung ương Đảng và Tổng Quân ủy đã cân nhắc kỹ chỗ dễ và chỗ khó của chiến trường sắp đến, và quyết tâm là chiến dịch này phải đánh cho thắng lợi Bác phân tích một cách sâu sắc rằng: “Quyết tâm của Trung ương chưa đủ, còn phải để cho các chú cân nhắc kỹ thấy rõ cái dễ và cái khó để truyền cái quyết tâm đó cho các chú Trung ương và các chú quyết tâm cũng chưa đủ, mà phải làm cho quyết tâm đó xuống đến mọi người chiến sỹ Quyết tâm đó phải thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.” Phân tích trên đã thể hiện quan điểm lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Cùng ngày 09/9/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố 8 điều mệnh lệnh của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Tây Bắc, trong đó nói rõ: “Thực dân Pháp và vua quan Việt Nam đã áp bức, bóc lột đồng bào miền núi thậm tệ Nay Chính phủ ta phái quân đội đến tiêu diệt giặc Pháp và bè lũ bù nhìn phản quốc để giải phóng đồng bào khỏi ách nô lệ "Căn cứ vào thế và lực giữa địch, ta trên chiến trường, ngày 28/9/1952, BanChấp hành Trung ương ra chỉ thị mở Chiến dịch Tây Bắc: chủ trương của Trungương Đảng là “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của địch mà đánh vàhướng tiến công là Chiến dịch Tây Bắc Mục đích của chiến dịch là: - Tiêu diệt sinhlực địch - Tranh thủ nhân dân - Giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quantrọng về chiến lược Để thực hiện mục đích của chiến dịch, Trung ương quyết địnhtập trung binh lực, tập trung cán bộ và phương tiện, tập trung nhân lực và vật lực,giành cho toàn thắng” Lực lượng của quân đội ta tham gia chiến dịch gồm có: CácĐại đoàn 308, 312, 316, 351 và Trung đoàn 148 Đại đoàn 320 và 304 hoạt động ởvùng sau lưng thuộc Liên khu 3 Bộ Chính trị cử đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Tưlệnh chiến dịch, đồng chí Hoàng Văn Thái là tham mưu trưởng, đồng chí NguyễnChí Thanh làm Chủ nhiệm Chính trị và đồng chí Trần Đăng Ninh làm Chủ nhiệmCung cấp
Chiến dịch Tây Bắc được chuẩn bị chu đáo Các đơn vị sẵn sàng xuất quân vớimột quyết tâm chiến đấu cao Ngày 01/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thưcho cán bộ và chiến sĩ chiến dịch Tây Bắc Với lời lẽ ngắn gọn súc tích, Bác đãđộng viên kịp thời cán bộ, chiến sĩ và dân công tham gia chiến dịch: “Chiến dịchnày là một chiến dịch có vai trò rất quan trọng, các chú phải đánh cho thắng Tất cảcác chú, cán bộ cũng như chiến sĩ đều phải: Quyết tâm chiến đấu, chấp hành triệt đểmệnh lệnh Bền bỉ dẻo dai, vượt qua mọi gian khổ, khắc phục tất cả khó khăn.Thương dân, trọng dân và tốt với dân Tiêu diệt thật nhiều địch, giành cho đượctoàn thắng Bác chờ tin thắng lợi của các chú để khen thưởng các chú” Cùng ngày,Bác gửi thư cho các chiến sỹ dân công ở mặt trận Tây Bắc, nhấn mạnh: “Chiến dịch
Trang 20này rất quan trọng Các cô, các chú cũng là chiến sỹ, cũng có công như các chiến
sỹ, phải cùng anh em bộ đội giành cho được thắng lớn” Lá thư của Bác là sự khích
lệ to lớn nhằm củng cố tinh thần chiến đấu chô lực lượng dân quân của ta, góp phầnkhông nhỏ làm nên thành công của chiến dịch
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn theo sát quân và dân Tây Bắc trongnhững năm tháng kháng chiến gian khổ Người luôn dành tình cảm yêu thương đặcbiệt cho đồng bào chiến sĩ đang sống và chiến đấu ở miền Tây Bắc xa xôi đầy thiếuthốn Sự chỉ đạo sát sao cùng sự quan tâm, động viên, cổ vũ kịp thời của Người lànguồn động lực lớn giúp quân và dân Tây Bắc nỗ lực khắc phục khó khăn, liên tụcgiành những thắng lợi quan trọng Sau gần 2 tháng mở chiến dịch với 3 đợt chiếnđấu quyết liệt (từ ngày 14/10 đến ngày 10/12/1952), quân ta đã tiêu diệt và loại khỏivòng chiến đấu 6.029 tên địch, diệt gọn 4 tiểu đoàn và 28 đại đội, đánh thiệt hạinhiều tiểu đoàn tinh nhuệ, phá hủy và tịch thu toàn bộ vũ khí, đồ dùng quân sự, cáckho lương thực và thực phẩm của địch; giải phóng khoảng 28.500 km2 đất đai ởvùng chiến lược vô cùng quan trọng và 25 vạn đồng bào Tây Bắc khỏi ách áp bứccủa Pháp Chiến thắng Tây Bắc còn làm phá sản âm mưu thâm độc lập “xứ Thái tựtrị” của Pháp hòng chia rẽ người Thái với người Kinh cũng như người Thái vớiđồng bào các dân tộc thiểu số khác để dễ bề cai trị ở khu vực này
Ngày 25/12/1952, Bác gửi thư cho bộ đội, dân công ở mặt trận Tây Bắc, khenngợi bộ đội, dân công đã thắng trận, giải phóng đồng bào và một phần đất đai TâyBắc, rồi Bác dặn dò các cô, các chú dân công “thắng không kiêu, bại không nản”.Chủ trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đưa bộ đội chủlực lên tác chiến ở chiến trường Tây Bắc là hoàn toàn chính xác Có hướng tiếncông chiến lược đúng đắn mới có chiến dịch thắng lợi Ngày 29/01/1953, tại Hộinghị tổng kết Chiến dịch Tây Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ươngĐảng, Chính phủ biểu dương cán bộ, chiến sĩ dân công đã thấm nhuần quyết tâmcủa Trung ương Đảng, ra sức tiêu diệt nhiều sinh lực địch, chịu đựng gian khổ, khắcphục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, làm đúng chính sách của Đảng đối vớiđồng bào thiểu số Người nói: “Trung ương, Chính phủ khen ngợi toàn thể cán bộ,chiến sĩ Trung ương, Chính phủ, Bác bằng lòng các chú, lần này chưa phải hoàntoàn, nhưng hơn mọi lần trước” Bên cạnh đó Người cũng chỉ ra những khuyết điểm
để bộ đội ta khắc phục: cán bộ thương yêu binh sĩ chưa đúng mức; nhiều đơn vị cònthực hiện chưa đúng chính sách chiến lợi phẩm, còn nhiều tính chất quan liêu đạikhái Thực hiện lời đã hứa trong thư, Người trao thưởng cho Đại đoàn 308 là đạiđoàn có nhiều thành tích nhất và tặng cho mỗi trung đoàn 25 huy hiệu về thưởngcho anh em cán bộ, chiến sĩ đã lập công Người căn dặn: phải nhớ cất nhắc các độiviên và cán bộ lâu năm Có chiến sĩ 5, 6 năm không được cất nhắc
Thắng lợi của Chiến dịch Tây Bắc đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân talên một bước tiến mới trên con đường tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ độngchiến lược trên toàn chiến trường Việt Nam Để có được chiến công đó, chính lànhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ ChíMinh Bác không chỉ theo dõi sát sao tình hình ngoài trận địa để đưa ra nhữngphương châm, chiến lược chỉ đạo đúng đắn mà còn quan tâm, săn sóc và cổ vũ,động viên kịp thời các cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đang chiến đấu vì độc lập tự docủa nước nhà Người đã truyền cho các chiến sĩ ta một ý chí quyết chiến quyếtthắng, một nghị lực, một sức mạnh phi thường, một niềm tin sắt đá để quân và dân
ta vượt qua khó khăn hiểm nguy giành thắng lợi hoàn toàn
Trang 212.5 Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
Trong giai đoạn 1946-1954, tình trạng kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương đã đẩy nền kinh tế của nước Pháp lâm vào khủng hoảng trầm trọng, các phong trào đấu tranh đòi chấm dứt chiến tranh Đông Dương của nhân dân Pháp ngày càng lan rộng, mâu thuẫn trong giới cầm quyền Pháp ngày càng gay gắt Chỉ trong vòng 8 năm tiến hành chiến tranh Đông Dương, nội các Chính phủ Pháp đã phải thay đổi tới 18 lần Trước tình hình trên, giới cầm quyền hiếu chiến Pháp chủ trương dựa vào sự viện trợ của Mỹ nhiều hơn để tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, nhằm tìm cho nước Pháp “một lối thoát danh dự” ra khỏi cuộc chiến tại Việt Nam
Với sự hậu thuẫn của Mỹ, tháng 5-1953, Hăngri Nava (Henri Navarre), Tham mưu trưởng lục quân khối NATO, được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương Nava vạch ra một kế hoạch có quy mô rộng lớn, nhằm trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn chủ lực của ta, giành thắng lợi quyết định, làm cơ sở cho một giải pháp chính trị có lợi cho chúng Theo kế hoạch Nava, phần tác chiến gồm hai bước và hoàn thành trong 18 tháng: Bước 1, từ thu - đông 1953 đến xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Nam, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh Bước 2, từ thu - đông 1954, dồn toàn bộ lực lượng ra Bắc, chuyển sang tiến công chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán theo những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh
Trước tình hình trên, tháng 9-1953, tại Tỉn Keo, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị bàn và phê chuẩn phương án tác chiến đông xuân 1953-1954 là hướng Tây Bắc, Tây Nguyên và Trung
- Hạ Lào của Bộ Tổng tham mưu Tổng Quân uỷ quyết tâm chọn phương án trên với chủ trương: chưa nên đánh vào đồng bằng ngay mà phải phá tan âm mưu tập trung binh lực của địch để tạo điều kiện tác chiến tương đối lớn
Sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo, Người nhấn mạnh phương châm: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt” và nhắc: “Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh Không sợ! Ta buộc chúng phải phân tán binh lực thì sức mạnh đó không còn Phương hướng chiến lược không thay đổi Về hướng hoạtđộng, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác phối hợp Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hành động có thể thay đổi Phép dùng binh là thiênbiến vạn hóa” Đây là sự vận dụng nhuần nhuyễn triết lý "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là câu nói nổi tiếng của Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 5 năm 1946 trước khi Người đi sang Pháp để “tìm kiếm một giải pháp hòa bình” để xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ và đưa đất nước vượtqua hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” "Dĩ bất biến" tượng trưng cho sự trường tồn của tư tưởng, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh và là lời nhắc nhở quân dân tatrong công tác chiến đấu luôn phải giữ vững mục đích độc lập dân tộc "Ứng vạn biến" mang ý nghĩa đường lối cách mạng và sách lược cách mạng phải uyển chuyển, linh hoạt để thích ứng kịp thời với sự thay đổi liên tục của bối cảnh cuộc
Trang 22chiến Sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa hai yếu tố trên đã tạo nên nét tinh tế, tính đúng đắn vượt thời đại trong qaun điểm cách mạng của Bác.
Thực hiện cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân, quân và dân ta đã làm đảo lộn kế hoạch chiến tranh của Pháp - Mỹ, làm xoay chuyển cục diện chiến trường có lợi cho ta Trong khi Nava tập trung quân xây dựng lực lượng cơ động chiến lược để
có “quả đấm” mạnh, thì những chiến dịch của quân ta trên các chiến trường, đặc biệt là hướng Lai Châu, Trung Lào, Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên và Thượng Lào làm cho quân địch hết sức bị động, lúng túng, phải căng mỏng lực lượng ra đối phó
2.6 Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
Giữa tháng 11-1953, bộ đội chủ lực của ta tiến lên Tây Bắc, giải phóng Lai Châu; phối hợp với quân đội Pathét Lào tiến công địch ở Trung - Hạ Lào Nava buộc phải cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ và xây dựng thành một tập đoàn
cứ điểm gồm ba phân khu yểm hộ lẫn nhau, có cơ cấu phòng ngự vững chắc, với hơn 16 ngàn quân tinh nhuệ Mục đích của chúng là biến thế trận này thành bàn đạpchiếm lại Tây Bắc, khống chế chiến trường Lào, đồng thời giữ quân chủ lực ta ở Việt Bắc để quân Pháp rảnh tay hoạt động ở đồng bằng Bắc Bộ và đánh chiếm Liên khu 5 Mặc dù có tới 50 vạn quân, bao gồm cả quân ngụy, nhưng Nava không thể đối phó với cuộc tiến công của quân ta trên khắp các chiến trường Hy vọng duy nhất của Nava là ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, một cứ điểm quân sự mà cùng với các Bộ trưởng, tướng lĩnh Pháp và nhiều tướng lĩnh Mỹ đã nhiều lần tới kiểm tra cứ điểm Điện Biên Phủ, kể cả Phó Tổng thống Mỹ Níchxơn, đều hết lời ca ngợi
và tuyên truyền đây là “một cứ điểm đáng sợ”, “một pháo đài bất khả xâm phạm, không thể công phá”
Ngày 6-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ của ta, mở cuộc đại tiến công vào tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của địch ở Điện Biên Phủ, và coi đây là điểm quyết chiến chiến lược Người chỉ thị:
“Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng, không những về quân sự mà
cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế Vì vậy, toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”
Cũng trong cuộc họp quan trọng này, Người cùng Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận
Trang 23Năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết
định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Các chiến trường trong cả nước được lệnh cùng phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, đẩy mạnh tiến công, chiến tranh du kích phát triển, làm phá sản kế hoạch tập trung binh lực của Nava Hậu phương chi viện cao nhất cho chiến dịch lịch sử
Để động viên các đơn vị bộ đội thi đua giết giặc lập công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, và ân cần căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước khi ra mặt trận: Cần nắm chắc Nghị quyết của Trung ương và chủ trương “đánh chắc thắng” của Bộ Chính trị
Trước khi lên đường ra chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tới chào Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã căn dặn: "Tổng tư lệnh ra mặt trận, Tướng quân tại ngoại, Trao cho chú toàn quyền Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau", và người nhắc:
"Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh"[3] Chính nhờ sự tin tưởng cao độ của Người mà Đại tướng đã
có một "quyết định khó khăn nhất" trong cuộc đời cầm quân, đó là quyết định chuyển từ phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" vàthắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã chứng minh tính đúng đắn của quyết định này
Do tính chất tối quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ nên Bác dành nhiều thời gian trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, động viên quân và dân ta từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch Ngay khi các đơn vị ta tiến lên Tây Bắc, Người đã gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ mặt trận Điện Biên Phủ: “Thu – Đông năm nay, các chú lại có nhiệm vụ tiến quân vào Điện Biên Phủ để tiêu diệt thêm sinh lực địch, mở rộng thêm căn cứ kháng chiến, giải phóng thêm đồng bào bị giặc đè nén Năm ngoái, các chú đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều địch, đã thắng lợi to Bác rất vui lòng các chú phải chiến đấu anh dũng hơn, chịu đựng gian khổ hơn, phải giữ vững quyết tâm trong mọi hoàn cảnh Bác và Chính phủ chờ tin thắng lợi để khen thưởng các chú”
Trang 24Ngày 22/2/1954, Tổng Tư lệnh ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, toàn thể các đơn vị, các binh chủng kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch Lời kêu gọi phát ra, bộ đội ta hăng hái khoét núi, đào hầm, kéo pháo vào trận địa, đánh chiếm các cứ điểm Hồng Cúm, sân bay Mường Thanh Giữa lúc đó có thư của Bác Hồ:
“Các chú ra trận, nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng rất vinh quang Các chú vừa được chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự đã thu được nhiều thắng lợi Bác tin chắc rằng, các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt mọi khó khăn, gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất Chúc các chú thắng to - Bác hôn các chú” Lời động viên kịp thời của Người đã biến thành hành động thực tế của cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ
Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến
trường (Ảnh: Tư liệu TTXVN)