Mục đích nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu các hình thức ĐHNN cho học sinh THPT thông qua hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương cụ thể: - Nghiên cứu giúp các
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDTX – KTTH THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÌM HIỂU NGHỀ ĐỊA PHƯƠNG NHẰM ĐA DẠNG HÌNH THỨC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GDTX – KTTH THANH HÓA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hương Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Giáo dục hướng nghiệp
THANH HÓA NĂM 2024
Trang 21 MỞ ĐẦU 2
1.1 Lí do chọn đề tài 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
2 NỘI DUNG 4
2.1 Cơ sở lí luận 4
2.1.1 Khái niệm về hướng nghiệp 4
2.1.2 Nhiệm vụ của Định hướng nghề nghiệp ở trường THPT 5
2.2 Thực trạng việc định hướng nghề nghiệp qua tìm hiểu nghề tại địa phương cho HS THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa 6
2.2.1 Thuận lợi 6
2.2.2 Khó khăn 7
2.3 Một số giải pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông qua hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương 9
2.3.1 Tổ chức khám phá, nghiên cứu về sự phát triển nghề nghiệp tại địa phương 9 2.3.2 Tổ chức diễn đàn tìm hiểu nghề địa phương 10
2.3.3 Tổ chức giao lưu với các doanh nghiệp tại địa phương 10
2.3.4 Tổ chức trải nghiệm hướng nghiệp tại một cơ sở cụ thể 11
2.3.5 Tổ chức trò chơi với các chủ đề gắn với nghề tại địa phương 12
2.3.6 Hướng dẫn tìm hiểu thông tin nghề nghiệp tại địa phương bằng hình thức trực tuyến 12
2.4 Hiệu quả cuả sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục 13
3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
3.1 Kết luận 15
3.2 Kiến nghị 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 31 MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) là quá trình xác định mục tiêu và lựa chọn con đường nghề nghiệp mà mỗi người muốn theo đuổi trong tương lai Việc định hướng nghề nghiệp bao gồm việc đánh giá và phân tích sở thích, khả năng, tính cách, giá trị nghề nghiệp, điều kiện gia đình,… và các yếu tố khác liên quan đến từng nghề nghiệp cụ thể như cơ hội việc làm, mức thu nhập để quyết định hướng đi trong sự nghiệp của bản thân
Việc hướng nghiệp cho học sinhmột cách chính xác ngay từ đầu sẽ giúp các em có cơ hội được làm công việc phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân, từ đó sẽ đảm bảo chất lượng cuộc sống về khía cạnh vật chất và cả tinh thần chạm đến thành công nhanh hơn ĐHNN đúng giảm thiểu nguy cơ bỏ nghề, làm trái nghề hay thất nghiệp. Có định hướng nghề nghiệp cho bản thân đúng đắn, các
em sẽ có thể lên kế hoạch học tập hiệu quả hơn, biết rõ mình cần phát triển những gì, từ đó tiết kiệm được thời gian cũng như tiền bạc đầu tư vào việc học các khóa học hay những ngành nghề không phù hợp
Thế giới nghề nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã tác động nhiều đến thị trường lao động, nhiều ngành nghề mới, nhiều lĩnh vực mới xuất hiện Học sinh THPT đang đứng trước quãng thời gian quan trọng để định hình tương lai nghề nghiệp của mình, được tìm hiểu và trải nghiệm đa dạng các hình thức ĐHNN, được cung cấp thông tin
và hỗ trợ trong việc lựa chọn nghề nghiệp không chỉ giúp học sinh tự nhận thức được sở thích, khả năng mà còn giúp các em có cái nhìn tổng quan hơn và có thể chọn lựa nghề phù hợp, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động tìm hiểu nghề địa phương nhằm đa dạng hình thức định hướng nghề nghiệp cho học sinh
tại trung tâm GDTX-KTTH Thanh Hóa” để nghiên cứu Đề tài này có thể
giúp cung cấp thông tin về các phương pháp định hướng nghề nghiệp đa dạng, từ
đó đưa ra các giải pháp và đề xuất cụ thể nhằm giúp việc định hướng nghề nghiệpcho học sinh THPT trở nên hiệu quả hơn
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu đề tài này là để tìm hiểu các hình thức ĐHNN cho học sinh THPT thông qua hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương cụ thể:
- Nghiên cứu giúp các học sinh THPT có thể có cái nhìn rõ ràng về các nghề nghiệp hiện có trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và từ đó hiểu được vị trí, vai trò của nghề nghiệp đối với sự phát triển của địa phương và mở rộng nhận thức về đặc điểm nghề, các yêu cầu về phẩm chất năng lực nghề nghiệp, thẩm thấu được các giá trị nghề nghiệp tự đánh giá được sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và điều kiện gia đình trong việc định hướng
Trang 4nghề nghiệp; tìm kiếm được thông tin nghề, thông tin thị trường tuyển dụng lao động và các cơ sở đào tạo cần thiết; lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân
- Nghiên cứu cũng mong muốn đề xuất các hình thức hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp phù hợp để giúp học sinh THPT có thể tiếp cận với các nghề nghiệp
và thực tế làm việc một cách hiệu quả nhất Từ đó, giúp giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, tăng cường sự đồng hành trong việc phát triển nguồn nhân lực cho địa phương
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh các trường THPT Hàm Rồng; Đào Duy Từ; Nguyễn Trãi; Tô Hiến Thành trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
- Các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại địa phương; đa dạng hóa các hình thức định hướng nghề nghiệp để giúp học sinh có được kiến thức, kinh nghiệm và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của mình;
có hiểu biết về thị trường lao động tại địa phương
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cho đề tài được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra: Điều tra tìm hiểu về tình hình định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn được tiến hành với một số học sinh, giáo viên, phụ huynh và các nhà tuyển dụng tại địa phương để tìm hiểu thêm về các hình thức định hướng nghề nghiệp và hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương
- Phương pháp quan sát: Quan sát được tiến hành trong các hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương, nhằm tìm hiểu các hoạt động được tổ chức và phản ảnh mức độ hiệu quả của các hoạt động này đối với học sinh THPT
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm được tiến hành với các học sinh THPT, giáo viên, phụ huynh và các nhà tuyển dụng để tìm hiểu về những khó khăn và thách thức trong quá trình định hướng nghề nghiệp và đề xuất các giải pháp để cải thiện tình hình định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
Trang 52 NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Khái niệm về hướng nghiệp
Thuật ngữ hướng nghiệp xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm nhưng cho đến nay vẫn còn rất nhiều người hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ Có người nghĩ đơn giản hướng nghiệp là hướng dẫn, quyết định việc chọn ngành, nghề cho HS chuẩn bị tốt nghiệp phổ thông; có người cho rằng đây
là quá trình định hướng cho các em lựa chọn những ngành, nghề có giá trị trong
xã hội Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cách tiếp cận, các tiêu chí mà có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hướng nghiệp Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, y học giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề
có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân Các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên trong xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động
cụ thể phù hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội Có thể đề cập đến những khái niệm tiêu biểu về hướng nghiệp như:
Nhà tâm lý học K.K Platônnôp cho rằng: “Hướng nghiệp, đó là hệ thống các biện pháp tâm lý – giáo dục, y học nhằm giúp cho con người đi vào cuộc sống thông qua việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu xuất hiện, vừa phù hợp với hứng thú, năng lực của bản thân Những biện pháp này sẽ tạo nên sự thống nhất giữa quyền lợi của XH với quyền lợi của cá nhân” Còn viện sĩ X.la.Batusep xác định: “Hướng nghiệp là một hoạt động hợp
lý gắn với sự hình thành ở thế hệ trẻ hứng thú và sở thích nghề nghiệp vừa phù hợp với những năng lực cá nhân, vừa đáp ứng đòi hỏi của xã hội đối với nghề này hay nghề khác”.
Theo GS.TS Phạm Tất Dong, khái niệm hướng nghiệp được hiểu trên hai bình diện:
Trên bình diện xã hội: Hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của
xã hội về giáo dục, y học, xã hội học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân
Trên bình diện trường phổ thông: Hướng nghiệp được coi là công
việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội
Nghị định 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ cho rằng,
“hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong
Trang 6và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của
cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội” Khái niệm này cho
thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp
HS có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng, tác động tới bản thân trong việc chọn nghề
để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội; Hướng nghiệp là giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có chủ đích nhằm đảm bảo cho các em hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp, lao động đạt hiệu suất cao và cống hiến được nhiều nhất cho xã hội; Hướng nghiệp không chỉ được thực hiện trong nhà trường bởi các thầy, cô giáo
mà còn được tiến hành tại gia đình và cộng đồng với sự tác động, hỗ trợ của các
cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, đặc biệt là cha mẹ HS
Qua những quan điểm về khái niệm hướng nghiệp nêu trên, có thể hiểu một cách ngắn gọn, dưới góc độ giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm (nhà trường) vào thế hệ trẻ, giúp các em làm quen và hiểu biết về một số ngành nghề phổ biến trong xã hội để khi tốt nghiệp ra trường, các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai
2.1.2 Nhiệm vụ của Định hướng nghề nghiệp ở trường THPT
Nhiệm vụ cơ bản của ĐHNN là tìm một nghề phù hợp nhất với những khả năng của cá nhân và thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ĐHNN cho HS phổ thông là bước khởi đầu quan trọng của quá trình phát triển nguồn nhân lực Do đó, nhiệm vụ của ĐHNN gồm:
- Giúp HS được làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội:
Những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phương Nhiệm vụ này được thể hiện trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp HS có điều kiện tìm hiểu nghề trong xã hội (đặc biệt là nghề của địa phương) Từ sự làm quen ban đầu này, sẽ giúp cho HS trả lời câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất, thái độ với nghề như thế nào là đúng Đồng thời HS còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào học nghề Nhiệm vụ này có mục đích hình thành ở HS những biểu tượng đúng đắn về những nghề cần phát triển
- Hướng dẫn, phát triển hứng thú nghề nghiệp ở HS:
Trong quá trình tìm hiểu nghề nghiệp, ở HS sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp GV làm công tác ĐHNN sẽ hướng dẫn sự phát triển hứng thú của HS trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện và hoàn cảnh riêng của từng HS Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con người gắn bó với nghề nghiệp Vì vậy, hứng thú được coi là một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề nghiệp của con người Trong đó việc
Trang 7giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị có ý nghĩa đối với sự hình thành và phát triển hứng thú Trong xã hội, không ít nghề ở ngoài sự định hướng của HS Nhưng khi thấy được hết tầm quan trọng của một nghề, có những HS đã dứt khoát chọn nghề ấy và cảm thấy thoải mái hoặc hài lòng với sự lựa chọn cho mình, từ đó nảy nở hứng thú với nghề
- Giúp HS hình thành năng lực nghề nghiệp tương ứng:
Người ta chỉ có thể yên tâm sống lâu dài với nghề nếu họ có năng lực chuyên môn thực sự, đóng góp được sức lực, trí tuệ một cách hữu hiệu với nghề của mình Xét đến cùng, ai cũng muốn có năng suất lao động cao, có uy tín trong lao động nghề nghiệp Mặt khác, nghề nghiệp cũng không chấp nhận những người thiếu năng lực Vì vậy, trong quá trình hướng nghiệp, phải tạo điều kiện sao cho HS hình thành năng lực tương ứng với hứng thú nghề nghiệp đã
có Đối với HS phổ thông, con đường hình thành năng lực nghề nghiệp là tổ chức lao động sản xuất kết hợp với dạy nghề, HS sẽ được thử sức trong các hình thức hoạt động nói trên, từ đó năng lực nghề nghiệp sẽ nảy nở và phát triển
- Giáo dục cho HS thái độ lao động, ý thức tôn trọng người lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công:
Đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu được ở người lao động trong xã hội của chúng ta Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho những phẩm chất nhân cách của người lao động được hài hòa và cân đối
Tóm lại, hướng nghiệp có mục đích là hướng dẫn và chuẩn bị cho thế
hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nước hay ở từng địa phương đang cần Quá trình giáo dục hướng nghiệp phải làm cho HS có những hiểu biết cần thiết về thị trường lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, được làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề
và điều quan trọng là học sinh có được tình cảm, thói quen lao động để tiến tới
có thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phương Ngay từ khi học phổ thông, HS đã được chuẩn bị tâm thế và kỹ năng sẵn sàng đi vào cuộc sống, tự tạo việc làm ở gia đình và có thể tham gia lao động ở các thành phần kinh tế khác Đó là thiết thực góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương giàu mạnh, có cuộc sống lành mạnh
để tiếp tục vừa làm vừa học lên
2.2 Thực trạng việc định hướng nghề nghiệp qua tìm hiểu nghề tại địa phương cho HS THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa
2.2.1 Thuận lợi
Tổ chức hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại địa phương cho học sinh có một số thuận lợi như sau:
- Việc tổ chức đơn giản đỡ tốn kém, gần gũi và dễ dàng tiếp cận với thực tế
Trang 8- Đối tượng khách mời cùng tham gia trong các hoạt động tìm hiểu nghề rất đa dạng phong phú nhưng gần gũi với học sinh nên dễ đạt hiệu quả cao
- Nội dung tìm hiểu nghề tại địa phương không chỉ có ý nghĩa về định hướng nghề nghiệp đối với học sinh mà còn thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực cho địa phương nên chắc chắn nhận được sự đồng thuận cao của các đơn vị doanh nghiệp
2.2.2 Khó khăn
Thực tế hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp qua tìm hiểu nghề tại địa phương của học sinh vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đó là:
- Sự thiếu hụt thông tin về các nghề nghiệp tại địa phương: Hầu hết các học sinh không biết đến các nghề nghiệp phổ biến tại địa phương của mình và các yêu cầu, kỹ năng cần thiết cho từng nghề
- Sự thiếu đa dạng về hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp: Các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại địa phương vẫn còn giới hạn và thiếu đa dạng, do đó, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của học sinh
- Sự thiếu kết nối giữa trường học và doanh nghiệp: Trường học và doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ trong việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh, dẫn đến việc học sinh không được tìm hiểu các nghề nghiệp mới nhất và yêu cầu của thị trường lao động hiện tại
- Thiếu sự quan tâm của học sinh: Một số học sinh không có quan tâm hoặc không biết cách tìm hiểu các nghề nghiệp tại địa phương của mình
Trên thực tế công tác ĐHNN cho HS THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được tổ chức phối hợp giữa nhà trường và Trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp Hướng nghiệp (nay là Trung Tâm GDTX-KTTH Thanh Hóa) Những năm học trước, mỗi năm Trung Tâm được giao dạy nghề - hướng nghiệp cho khoảng trên 3.000 học sinh THPT Năm học này (2023-2024) Trung Tâm phối hợp với
5 trường THPT trong tỉnh thực hiện phần Hoạt động Hướng nghiệp cho khoảng 4.590HS trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Ngay từ buổi đầu học sinh sang học, chúng tôi đã làm một số các khảo sát về xu hướng chọn nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của các em
Đầu năm học 2022-2023, qua thăm dò khảo sát trên 1.500 học sinh khối
10 thuộc các trường THPT Hàm Rồng, Đào Duy Từ, Nguyễn Trãi và Tô Hiến Thành về nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp để định hướng chọn hướng học, chọn nghề của bản thân
Từ khảo sát cho thấy học sinh đa phần có nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp để định hướng chọn hướng học và chọn nghề, nhưng hầu như chưa được tham gia nhiều các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp và chưa được tư vấn, hướng dẫn để tìm hiểu sở thích, khả năng nghề nghiệp của bản thân để từ đó đối chiếu với các yêu cầu nghề nghiệp tìm ra những nghề phù hợp với mình…
Trang 9Bảng khảo sát về nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp để định hướng
chọn hướng học, chọn nghề của học sinh
Nhu cầu cần tìm hiểu nghề nghiệp của học sinh Tỷ lệ %
Bạn đã có ý định tìm hiểu về các nghề nghiệp sau khi tốt
Bạn có muốn tìm hiểu về các nghề nghiệp mà bạn quan
Bạn đã được hướng dẫn về các nghề nghiệp phù hợp với
khả năng và sở thích của mình chưa? 20,05% 79,95% Bạn đã tham gia các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại
Bên cạnh đó, chúng tôi còn đặt ra một số câu hỏi với một số nhóm học sinh bất
kỳ như:
- Bạn có nhận thấy khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân không? Hầu như các em đều trả lời rất khó khăn;
- Bạn đã tham gia các hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp tại trường hoặc địa phương chưa? Nếu có, bạn có cảm thấy hữu ích không? Với câu hỏi này các em
trả lời có nhìn thấy các hoạt động nghề nghiệp tại địa phương nhưng hầu như chưa được tìm hiểu kỹ hay làm thử một công đoạn nào
- Bạn muốn có thêm thông tin về các nghề nghiệp mà bạn quan tâm ở đâu? (VD: tham quan các doanh nghiệp, tìm hiểu qua mạng, tham gia các hội thảo ) Các em đều trả lời chung chung chưa biết hoạt động nào là cần thiết cho
việc tìm hiểu nghề…
Tóm lại, việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn khá hạn chế và chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu các thông tin cần tìm hiểu của học sinh Các phương pháp truyền thống như tư vấn trực tiếp, giới thiệu về ngành nghề qua sách và báo chí, thông tin từ các cuộc hội thảo, triển lãm tuyển sinh đều chưa thực sự hiệu quả trong việc giúp học sinh có được sự lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp Vì vậy, việc tìm hiểu
và đánh giá các hình thức định hướng nghề nghiệp mới, đa dạng, hiệu quả để giúp học sinh có thể tìm hiểu và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với bản thân là cần thiết
Trang 102.3 Một số giải pháp định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông qua hoạt động tìm hiểu nghề tại địa phương
Trong những năm qua, phòng Quản lý DN-HN (trước đây là Trung tâm KTTH-HN Thanh Hóa) đã tổ chức đa dang các nội dung và hình thức định hướng nghề nghiệp qua hoạt động trải nghiệm tìm hiểu nghề tại địa phương
để tạo điều kiện cho các em học sinh THPT trên địa bàn thành phố Thanh Hóa được trực tiếp tham gia và được “đắm mình” trong môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi, được tư vấn, định hướng cho các em chọn ngành, chọn nghề gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động Giúp các em hiểu và đánh giá toàn diện bản thân và hiểu về ngành, nghề, trường để có sự lựa chọn xu hướng nghề nghiệp phù hợp với sở thích, sở trường, năng lực của bản thân bằng nhiều hình thức như:
2.3.1 Tổ chức khám phá, nghiên cứu về sự phát triển nghề nghiệp tại địa
phương
Đây là hình thức đòi hỏi người học phải dựa trên một vấn đề cụ thể, sử dụng các công cụ thu thập thông tin, phân tích hay xử lý thông tin theo những tiêu chí nhất định từ đó rút ra những đánh giá, những mô tả, lý giải…, thể hiện quan điểm của mình về vấn đề đó
Với hình thức này, chúng tôi thực hiện theo nhóm, giáo viên tổ chức học sinh thành các nhóm dựa trên sở thích, khả năng của các em đồng thời hỗ trợ các
em về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu khi các em cần Hình thức này cũng đòi hỏi thời gian thực hiện lâu dài Vì vậy, nhiệm vụ của giáo viên là phải động viên các em và duy trì nhu cầu khám phá, tìm hiểu các nội dung: Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp ở địa phương; tìm hiểu về một nghề cụ thể hay một nghề truyền thống Các thông tin học sinh cần hiểu về nghề đó là: đối tượng lao động, mục đích nội dung lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động, nhu cầu lao động, triển vọng của nghề trong tương lai… Những kết quả này có thể giúp cho bản thân học sinh thực hiện được kỹ năng mô tả nghề một cách thành thạo đồng thời
có được một cái nhìn bao quát về một nghề cụ thể Đây là những hiểu biết quan trọng làm cơ sở để học sinh đánh giá, lựa chọn và xây dựng kế hoạch nghề nghiêp Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tài nguyên chung cho những học sinh muốn tìm hiểu về nghề nghiệp của địa phương
2.3.2 Tổ chức diễn đàn tìm hiểu nghề địa phương
Diễn đàn là không gian mà ở đó một cá nhân có thể nêu ra các quan điểm, các ý kiến của mình và được người nghe lắng nghe, thảo luận Tổ chức diễn đàn
để học sinh tìm hiểu nghề địa phương là một hình thức rất tốt để giúp các em hiểu rõ hơn về các nghề truyền thống và hiện đại trong địa phương của mình, từ
9