1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐỂ “Ý ĐẢNG HỢP LÒNG DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐỂ “Ý ĐẢNG HỢP LÒNG DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 1 LỜI NÓI ĐẦU Nghị quyết của Đảng là sự kết tinh tư duy lý luận, được phát triển từ thực tiễn, là ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Để nghị quyết của Đảng là sự thống nhất “ý Đảng hợp với lòng dân”, từng bước thấm sâu vào cuộc sống, thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện là việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực; là bài học sâu sắc cho các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nghị quyết của Đảng đã đề ra, thiết thực thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KLTW, ngày 1852021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CTTW, ngày 1552016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực hiện Kế hoạch số 33-KHTU, ngày 0992021 của Tỉnh ủy “Về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025” và Kế hoạch số 129-KHTU, ngày 26012024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh năm 2024”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì biên soạn chuyên đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thực hiện nghị quyết để “ý Đảng hợp lòng dân” trên địa bàn tỉnh Bình Dương để các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương; xác định nội dung và tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong xây dựng, thực hiện nghị quyết của chi bộ, đảng bộ để thảo luận, liên hệ thực tiễn và đề ra 2 giải pháp đẩy mạnh việc học tập “làm theo Bác” và phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Nội dung Chuyên đề năm 2024 gồm ba phần: I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về “ý Đảng, lòng dân”. II. Quan điểm của Đảng ta về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và thực hiện nghị quyết để “ý Đảng hợp lòng dân” . III. Tỉnh Bình Dương vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thực hiện nghị quyết để “ý Đảng hợp lòng dân”. Xin trân trọng giới thiệu chuyên đề đến các đồng chí. BAN BIÊN SOẠN 3 I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN” “Ý Đảng, lòng dân” là hai nhân tố có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân Việt Nam. Ý Đảng là chỉ quan điểm, đường lối, chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng. Lòng dân là chỉ tâm tư, ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Khi ý Đảng và lòng dân đồng thuận, hòa quyện với nhau sẽ tạo thành sức mạnh vô địch, giúp cho đất nước ta vượt qua mọi chướng ngại, tiến bước trên con đường phát triển. 1. Mối quan hệ giữa Đảng và dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, của dân tộc và là một trong những điều kiện tiên quyết để Đảng có thể giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. Để nhân dân tin Đảng, hết lòng ủng hộ Đảng, thì mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, quyền lợi của nhân dân lên trên hết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh. Gắn bó “máu thịt” với nhân dân là vấn đề thuộc bản chất cách mạng của Đảng ta vì sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nhân dân cần Đảng dẫn đường, lãnh đạo. - Dân là gốc của nước, của cách mạng Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Nhân dân là người 1 Xem TS. Lê Đình Năm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay”, https:lyluanchinhtrivatruyenthong.vntu-tuong-ho-chi-minh-ve-moi-quan-hegiua-dang-voi-nhan-dan-va- y-nghia-doi-voi-cong-cuoc-xay-dung-chinh-don-dang-hien-nay-p27139.html. 4 sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần, là người làm nên lịch sử, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhân dân là lực lượng cơ bản và là động lực của mọi cuộc cách mạng. Khi bàn về mối quan hệ này, V.I. Lênin tiếp tục khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chính quần chúng nhân dân mới là người sáng tạo nên lịch sử chứ không phải dựa vào một vài cá nhân kiệt xuất. Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là mối quan hệ biện chứng, được hình thành và phát triển gắn với tiến trình cách mạng của dân tộc, trong đó Hồ Chí Minh khẳng định: dân là gốc của nước, của cách mạng. Dân là gốc của nước, của cách mạng vì mọi “lực lượng đều ở nơi dân”1, “lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng”2. Người cũng khẳng định quyền lực lớn nhất thuộc về nhân dân: “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”3. Do đó, cán bộ, đảng viên phải luôn tâm niệm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”4 và “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”5 mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động”6. Do đó, giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có mối quan hệ gắn bó tự nhiên. Đảng phải dựa vào nhân dân để thực hiện vai trò lãnh đạo nhằm mục đích đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, bởi vì: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.232. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.335. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.330. 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.400. 5 liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, mà trước hết là của giai cấp công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh khẳng định “Sự nghiệp cách mạng rộng lớn và khó thực hiện; nó không thể do một người hay một nhà làm mà tốt được”1. Vì vậy, “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được”2. Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người viết: “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”3. Dân không những có lực lượng đông mà còn rất cần cù, thông minh, khéo léo, có nhiều kinh nghiệm quý báu. “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”4. Vai trò to lớn của nhân dân luôn nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và Người không những nhận thức sâu sắc điều này mà còn phát triển những nội dung mới, làm phong phú thêm tư tưởng dân là gốc của nước, của cách mạng. Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong”5, “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được. Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”6. Vì vậy, trong mọi suy nghĩ và hành động của Người đều luôn lấy dân làm gốc: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân.... Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.513. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.299. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.119. 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.297. 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.335. 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.498. 6 ích của nhân dân”. Đây là một tư tưởng tổng quát, có tính triết lý sâu xa, thể hiện một thế giới quan khoa học, một quan niệm nhân sinh đúng đắn đầy ý nghĩa nhân vǎn cao cả. - Dân là chủ, cán bộ là nô bộc của nhân dân Đảng phải dựa vào dân, nhân dân phải luôn tin vào Đảng là nhân tố bảo đảm cho sự đúng đắn của đường lối cách mạng. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta tiến hành xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, vai trò làm chủ của nhân dân đã được thể hiện rõ ngay từ tên gọi của đất nước. Và với vai trò là Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ”1, “chế độ ta là chế độ dân chủ”2. Người cũng đồng thời khẳng định: “Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ... Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”3. Dân là chủ vì dân có quyền hạn, có quyền hành - tức là có khả năng thực tế quyết định, định đoạt, điều hành những tổ chức, những công việc do mình làm chủ, mọi “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Dân đã là chủ thì đương nhiên dân có lợi ích của người làm chủ, nghĩa là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Dân là chủ, có quyền hành, lợi ích thì đương nhiên cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với mọi công việc, từ kháng chiến, kiến quốc đến xây dựng đổi mới đất nước. Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải yêu dân, dựa vào dân, gần dân, lắng nghe, học hỏi, tin dân. Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền đều là đầy tớ của dân, công bộc của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ dân. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.453. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr232. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.382. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.107. 7 Người nói: “…cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân”1. - Dân có lực lượng to lớn, cần phải được giác ngộ, tổ chức, lãnh đạo để tạo ra sức mạnh cho cách mạng Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến thái độ chính trị và hành động cách mạng của các tầng lớp nhân dân. Người đã nhiều lần nói về phẩm chất cao đẹp của nhân dân ta: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, rất cần cù, thông minh và khéo léo, có nhiều kinh nghiệm quý báu.. Tuy nhiên, do dân chúng không thuần nhất mà có nhiều thành phần, nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận, nhiều trình độ, nhiều ý kiến khác nhau, có những nhu cầu và lợi ích riêng khác nhau, lại thường bị giai cấp bóc lột thống trị lừa phỉnh, cưỡng ép, “chia để trị”, cho nên “dân thường chia rẽ phái này bọn kia”. Và nhìn tổng thể, trong dân bao giờ cũng có ba loại người: tiên tiến, trung bình, lạc hậu, mà trong đó loại trung bình, vừa vừa, ở giữa nhiều hơn hết. Chính vì đặc điểm của dân như vậy cho nên Hồ Chí Minh khẳng định rằng cách mạng trước hết phải làm cho dân giác ngộ...; muốn tập trung phải có đảng cách mạng vận động và tổ chức dân chúng. Đó chính là cơ sở sâu xa của sự cần thiết phải có Đảng lãnh đạo, cơ sở sâu xa của tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh và cũng là cơ sở sâu xa của chiến lược đại đoàn kết nổi tiếng của Người: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kếtThành công, thành công, đại thành công”. Tư tưởng về dân của Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó đã trở thành một chiến lược cách mạng của Đảng ta. Tư tưởng về dân, dân chủ của Hồ Chí Minh đã chứa đựng toàn bộ nguyên lý vì dân, do dân, 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.92. 8 của dân mà Đảng ta đã nhận thức rõ và đang lãnh đạo, triển khai trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. - Đảng phải luôn lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, chăm lo mọi mặt cho nhân dân và đưa đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh viết: “Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1. Do đó, Đảng phải thực hiện “cách mạng không ngừng”, tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa nhiệm vụ phá bỏ chế độ cũ và nhiệm vụ xây dựng chế độ mới. So với việc phá bỏ chế độ cũ, thì việc tổ chức xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ rất lâu dài, khó khăn, phức tạp, đặc biệt là trong điều kiện xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta rất thấp, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Chính Hồ Chí Minh đã nhìn thấu suốt và khẳng định: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta. Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm... Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”2. Đó là 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.119. 9 những chỉ dẫn quý báu của Người để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, Đảng đã giành được chính quyền và lãnh đạo chính quyền của dân, do dân, vì dân. Do đó, “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”1. Đảng cầm quyền phải là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh. Đảng dựa vào dân, dân tin Đảng là những nhân tố bảo đảm sự đúng đắn của đường lối lãnh đạo và tạo nên cao trào cách mạng. Trong điều kiện đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên phải thật sự dân chủ với dân, phải kiên quyết cùng nhân dân chống tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác trong bộ máy Đảng và Nhà nước. Cán bộ, đảng viên cũng từ nhân dân mà ra vì vậy phải luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát, phê bình của nhân dân. Nhân dân có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Để dân một lòng tin Đảng và đi theo Đảng, thì Đảng phải có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống cho nhân dân. Để dân đói, dân rét, dân ốm, dân dốt thì Đảng và Chính phủ đều có lỗi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “…chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”. 10 - Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân chứ không phải sự nghiệp của một cá nhân anh hùng nào và cách mạng muốn bảo đảm thắng lợi phải tập hợp nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất. Nhân dân phải được tổ chức, lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn. Chỉ có đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân mới đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng cầm quyền phải liên hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân, và trong mối quan hệ với nhân dân, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Trong hoạt động lãnh đạo, Đảng phải đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn; xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài; phải xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh… Với vai trò là người “đầy tớ của nhân dân”, Đảng phải tận tâm, tân lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước… Đảng phải làm tròn được của 2 vai trò trên thì mới có chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, mới được nhân dân tin yêu, ủng hộ, bảo vệ. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc; Đảng chỉ mưu giải phóng cho dân, nên mọi việc đều vì lợi ích của dân mà làm và chịu trách nhiệm trước dân. Đặc biệt là khi Đảng trở thành đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng phải luôn nhớ rằng mình là đầy tớ của nhân dân chứ không là “quan cách mạng”. Trong bản Di chúc lịch sử của Người, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền… phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của 11 nhân dân”1. Đây là một luận điểm cách mạng, khoa học của Hồ Chí Minh, là một đóng góp quan trọng vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Luận điểm này đã chỉ rõ vấn đề bản chất nhất trong mối quan hệ giữa một đảng cộng sản cầm quyền với quần chúng nhân dân. 2. Ý Đảng - lòng dân trong xây dựng và thực hiện nghị quyết theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1. Ý Đảng - lòng dân trong xây dựng nghị quyết2 Sinh thời, Hồ Chí Minh đã cảnh báo “đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo” là làm việc theo cách quan liêu. Mà theo cách quan liêu, thì dân oán. Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị là thất bại. Vì vậy, muốn ra chỉ thị, nghị quyết thì phải xuất phát từ thực tế, mà thực tế quan trọng nhất là tâm tư, nguyện vọng và đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân. Phải gom góp ý kiến của nhân dân lại để nghiên cứu, sắp đặt thành ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho nhân dân, làm thành ý kiến của nhân dân, làm cho nhân dân thực hành theo ý kiến đó. Trong quá trình đó phải xem xét lại ý kiến đó đúng hay không, phát triển ưu điểm, khắc phục khuyết điểm. Rồi lại tiếp tục đưa vào thực tiễn, tổng kết thành cái mới. Cứ như thế thì nghị quyết sẽ đi vào lòng dân, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Những người lãnh đạo phải tuyệt đối tránh tư tưởng coi thường dân, phải luôn luôn biết học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng, đưa mọi vấn đề ra cho dân chúng thảo luận và cùng tìm cách giải 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.513. 2 PGS.TS. Bùi Đình Phong: “Ý Đảng - lòng dân, lòng dân - ý Đảng”, https:hochiminh.vntin-tucy-dang-longdan-long-dan-y-dang- 6172 12 quyết. Người lãnh đạo nếu có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước dân chúng và hoan nghênh dân chúng phê bình mình. Bác chỉ bảo rằng nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta1. 2.2. Ý Đảng - lòng dân trong tổ chức thực hiện nghị quyết2 Để nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân cần quán triệt, triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình tổ chức thực hiện là một nội dung có ý nghĩa hết sức thiết thực. Hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuỗi liên hoàn, có hệ thống chặt chẽ, thể hiện ý chí và hành động để đạt được mục tiêu của cách mạng. Sau khi Đảng ra nghị quyết lãnh đạo, để biến những nội dung trong nghị quyết trở thành hiện thực, thì phải tổ chức thực hiện nghị quyết. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một quy trình chuẩn với hệ thống chặt chẽ trong quy trình lãnh đạo của Đảng, gồm: (1) Xây dựng kế hoạch hoạt động của Đảng, xuất phát từ cương lĩnh, đường lối chung cả chặng dài, có tính chiến lược đến từng thời kỳ, từng nhiệm kỳ đại hội Đảng. (2) Xác định chủ đề hoặc đề án xây dựng dự thảo nghị quyết. (3) Thảo luận thật sự dân chủ các vấn đề đặt ra và quyết định bằng biểu quyết (thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng). (4) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, gồm các hoạt động: phân công trách nhiệm bộ phận hoặc cá nhân; xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động để đưa nghị quyết vào cuộc sống; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết để đánh giá kết 1 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.337-338. 2 Xem GS, TS. Mạch Quang Thắng - ThS. Lê Văn Cường: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng”, http:m.tapchiqptd.vnvitheo-guong-bacquan-triet-tu-tuong-ho-chi-minhtrong-to-chuc-thuc-hien-nghi-quyet-cua-dang- 16995.html 13 quả thực hiện nghị quyết, rút kinh nghiệm, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, đồng thời phê bình, kỷ luật những tập thể, cá nhân có khuyết điểm, điều chỉnh, bổ sung nội dung không phù hợp hoặc còn thiếu. Trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, Hồ Chí Minh nêu lên những vấn đề cụ thể, như sau: Một là, phải có kế hoạch tỉ mỉ, chắc chắn. Xây dựng kế hoạch thực hiện nghị quyết phải hết sức thiết thực, không được chủ quan, không mắc bệnh xa rời thực tế: “Chỉ mấy cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm là đúng, mình viết là hay. Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ, chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không ích lợi gì cả”1. Hai là, phải nắm chắc nội dung của nghị quyết. Phải thảo luận để quán triệt nghị quyết. Theo Người: cách thảo luận phải thực sự dân chủ, trong lúc thảo luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến. Muốn thế, phải “phái người đến báo cáo, giải thích”2; các cấp và đảng viên phải thảo luận nghị quyết cho rõ ràng, hiểu thấu ý nghĩa của nó và định cách thi hành cho đúng. Bên cạnh việc phải chuẩn bị kỹ càng, người báo cáo nghị quyết (báo cáo viên) phải truyền đạt đúng những nội dung nghị quyết để rồi vận dụng vào thực tế, tránh “nói mênh mông… chỉ một mình “ông” đại biểu, hay “bà” đại biểu nói, nói hàng hai, ba giờ đồng hồ… nói mênh mông trời đất, nói gì cũng có, nhưng chừa một điều là không nói đến những việc thiết thực cho địa phương đó”3, nói không ai hiểu. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.287. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 300. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 343. 14 Ba là, phải triển khai thực hiện nghị quyết một cách tích cực, khẩn trương. Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Khi thi hành, kềnh kềnh càng càng, không hoạt bát nhanh chóng. Hoặc thi hành một cách miễn cưỡng, không sốt sắng, không đến nơi đến chốn. Kết quả nhỏ là: nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần. Kết quả nặng là: phá hoại tổ chức của Đảng, giảm bớt kỷ luật của Đảng, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi”1. Người chỉ rõ: “Đảng cũng như thân thể một con người. Mệnh lệnh và nghị quyết cũng như mạch máu. Mạch máu chạy đều khắp thân thể thì người mạnh khỏe. Mạch máu dừng lại đâu, không chạy thì chỗ đó sẽ tê liệt, sinh bệnh. Mệnh lệnh và nghị quyết đi mau, đi suốt từ trên đến dưới, công tác mau chóng, việc gì cũng xong xuôi. Nó ngừng lại cấp nào, từ cấp đó trở xuống là tê liệt”2. Bốn là, phải phát huy dân chủ và sáng kiến. Người nêu rõ: “dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo”2. Sáng kiến không phải chỉ là những điều to tát, mà có khi từ những việc tưởng rất nhỏ, nhưng rất thiết thực, hiệu quả thúc đẩy phong trào cách mạng rất cao. Năm là, phải kiểm tra quá trình thực hiện nghị quyết. Công tác kiểm soát có vai trò rất quan trọng, Hồ Chí Minh cho rằng: “muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”3. 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr299 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.299. 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 284. 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr. 327. 15 II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐỂ “Ý ĐẢNG HỢP LÒNG DÂN” 1. Quan điểm của Đảng ta về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nghị quyết1 Nghị quyết của Đảng là sự thể hiện quan điểm chính thức của Đảng về nhiệm vụ mà mọi tổ chức, mọi đảng viên đều có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Để ra nghị quyết, Đảng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các mặt: nhận định những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài; có sự nghiên cứu trước, đưa ra những kế hoạch, phương án và tổ chức thảo luận trong nội bộ Đảng thật sự dân chủ, nếu cần thiết thì mở rộng cho nhân dân tham gia ý kiến… Trong năm bài học kinh nghiệm lớn được Đảng ta rút ra tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), thì bài học kinh nghiệm lớn thứ hai đã khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”. Đảng ta là đảng cầm quyền, nên vai trò và năng lực lãnh đạo luôn thể hiện trong cương lĩnh, nghị quyết, biểu thị quan điểm, định hướng chủ trương, 1 Xem Đức Thuận: “Để nghị quyết của Đảng thật sự là “ý Đảng hợp lòng dân””, https:tapchicongsan.org.vnviVNwebguestchinh-tri-xay-dung-dang-201825014de-nghi-quyet-cua-dang-that-sula- E2809Cy-dang-hop-long-danE2809D.aspx 16 đường lối. Như vậy, việc xây dựng, ban hành để nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống là vấn đề quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Nghị quyết của Đảng có vai trò, chức năng lãnh đạo và định hướng cho việc bảo vệ và phát triển đất nước một cách bền vững. Nhưng để nghị quyết của Đảng được hiện thực hóa trong cuộc sống xã hội thì đòi hỏi nghị quyết đó phải đi vào cuộc sống và được cuộc sống phản ánh lại một cách tích cực, hiệu quả. Chính vì lẽ đó, thước đo cho sự thành công của một nghị quyết khi được ban hành luôn phải được căn cứ dựa trên việc trả lời được các câu hỏi: Nghị quyết khi ban hành có tạo được đồng thuận ủng hộ của nhân dân hay không? Có huy động được lực lượng nhân dân tham gia và tạo thành các hành động cách mạng để thi đua thiết thực không? Nghị quyết có đem lại những chuyển biến mới về vật chất, tinh thần cho nhân dân, làm cho đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tháo gỡ được những khó khăn, thách thức, bảo đảm tính ổn định và bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội hay không? Do đó, để nghị quyết của Đảng thực sự là “nghị quyết của lòng dân”, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân…, thì vai trò, trách nhiệm của những người nghiên cứu, xây dựng nghị quyết là rất quan trọng và họ phải thật sự có nhãn quan sắc bén về nhiều lĩnh vực, nhất là chính trị - xã hội; biết lắng nghe, tổng hợp tất cả các ý kiến, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân; nhận diện rõ, đúng các vấn đề xuất phát từ thực tiễn c...

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ NĂM 2024

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆNNGHỊ QUYẾT ĐỂ “Ý ĐẢNG HỢP LÒNG DÂN”

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Nghị quyết của Đảng là sự kết tinh tư duy lý luận, được phát triển từ thực tiễn, là ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Để nghị quyết của Đảng là sự thống nhất “ý Đảng hợp với lòng dân”, từng bước thấm sâu vào cuộc sống, thì việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện là việc làm có ý nghĩa hết sức thiết thực; là bài học sâu sắc cho các cấp ủy, chính quyền và toàn xã hội; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà nghị quyết của Đảng đã đề ra, thiết thực thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Thực hiện Kế hoạch số 33-KH/TU, ngày 09/9/2021 của Tỉnh ủy “Về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025” và Kế hoạch số 129-KH/TU, ngày 26/01/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh năm 2024”, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ trì biên

soạn chuyên đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và

thực hiện nghị quyết để “ý Đảng hợp lòng dân” trên địa bàn tỉnh Bình Dương

để các cấp ủy đảng, cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương; xác định nội dung và tổ chức sinh hoạt chuyên đề trong xây dựng, thực hiện nghị quyết của chi bộ, đảng bộ để thảo luận, liên hệ thực tiễn và đề ra

Trang 4

giải pháp đẩy mạnh việc học tập “làm theo Bác” và phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ.

Nội dung Chuyên đề năm 2024 gồm ba phần:

I Tư tưởng Hồ Chí Minh về “ý Đảng, lòng dân”.

II Quan điểm của Đảng ta về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và thực hiện nghị quyết để “ý Đảng hợp lòng dân”

III Tỉnh Bình Dương vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và thực hiện nghị quyết để “ý Đảng hợp lòng dân”.

Xin trân trọng giới thiệu chuyên đề đến các đồng chí.

BAN BIÊN SOẠN

Trang 5

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN”

“Ý Đảng, lòng dân” là hai nhân tố có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân Việt Nam.

Ý Đảng là chỉ quan điểm, đường lối, chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng Lòng dân là chỉ tâm tư, ý chí, nguyện vọng của nhân dân Khi ý Đảng và lòng dân đồng thuận, hòa quyện với nhau sẽ tạo thành sức mạnh vô địch, giúp cho đất nước ta vượt qua mọi chướng ngại, tiến bước trên con đường phát triển.

1 Mối quan hệ giữa Đảng và dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân chính là cội nguồn tạo nên sức mạnh của Đảng, của dân tộc và là một trong những điều kiện tiên quyết để Đảng có thể giữ vững vai trò lãnh đạo của mình Để nhân dân tin Đảng, hết lòng ủng hộ Đảng, thì mỗi cán bộ, đảng viên phải gắn bó mật thiết với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của Đảng, quyền lợi của nhân dân lên trên hết, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh Gắn bó “máu thịt” với nhân dân là vấn đề thuộc bản chất cách mạng của Đảng ta vì sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và nhân dân cần Đảng dẫn đường, lãnh đạo.

- Dân là gốc của nước, của cách mạng

Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Nhân dân là người

1 Xem TS Lê Đình Năm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay”, https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-moi-quan-hegiua-dang-voi-nhan-dan-va- y-nghia-doi-voi-cong-cuoc-xay-dung-chinh-don-dang-hien-nay-p27139.html

Trang 6

sáng tạo ra mọi của cải vật chất và những giá trị tinh thần, là người làm nên lịch sử, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội Nhân dân là lực lượng cơ bản và là động lực của mọi cuộc cách mạng Khi bàn về mối quan hệ này, V.I Lênin tiếp tục khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, chính quần chúng nhân dân mới là người sáng tạo nên lịch sử chứ không phải dựa vào một vài cá nhân kiệt xuất.

Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân là mối quan hệ biện chứng, được hình thành và phát triển gắn với tiến trình cách mạng của dân tộc, trong đó Hồ Chí Minh khẳng định: dân là gốc của nước, của cách mạng Dân là gốc của nước, của cách mạng vì mọi “lực lượng đều ở nơi dân”1, “lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng”2 Người cũng khẳng định quyền lực lớn nhất thuộc về nhân dân: “Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”3 Do đó, cán bộ, đảng viên phải luôn tâm niệm: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”4

và “Sự lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”5 mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, được quần chúng tin tưởng, ủng hộ, giúp đỡ Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động”6 Do đó, giữa cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân có mối quan hệ gắn bó tự nhiên Đảng phải dựa vào nhân dân để thực hiện vai trò lãnh đạo nhằm mục đích đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, bởi vì: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr.232 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr.232 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.335 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.330 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.400

Trang 7

liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra Vì vậy chúng ta phải đền bù xứng đáng cho nhân dân”.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, mà trước hết là của giai cấp công nhân và nông dân Hồ Chí Minh khẳng định “Sự nghiệp cách mạng rộng lớn và khó thực hiện; nó không thể do một người hay một nhà làm mà tốt được”1 Vì vậy, “Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ 5, 7 người giết 2, 3 anh vua, 9, 10 anh quan mà được”2 Trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Người viết: “Dân khí

mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại”3 Dân không những có lực lượng đông mà còn rất cần cù, thông minh, khéo léo, có nhiều kinh nghiệm quý báu “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”4 Vai trò to lớn của nhân dân luôn nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và Người không những nhận thức sâu sắc điều này mà còn phát triển những nội dung mới, làm phong phú thêm tư tưởng dân là gốc của nước, của cách mạng.

Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong”5, “Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên”6 Vì vậy, trong mọi suy nghĩ và hành động của Người đều luôn lấy dân làm gốc: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân Trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.513 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.299 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.1, tr.119 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.297 5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.335 6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.498

Trang 8

ích của nhân dân” Đây là một tư tưởng tổng quát, có tính triết lý sâu xa, thể hiện một thế giới quan khoa học, một quan niệm nhân sinh đúng đắn đầy ý nghĩa nhân vǎn cao cả.

- Dân là chủ, cán bộ là nô bộc của nhân dân

Đảng phải dựa vào dân, nhân dân phải luôn tin vào Đảng là nhân tố bảo đảm cho sự đúng đắn của đường lối cách mạng Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng ta tiến hành xây dựng nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, vai trò làm chủ của nhân dân đã được thể hiện rõ ngay từ tên gọi của đất nước Và với vai trò là Chủ tịch nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ”1, “chế độ ta là chế độ dân chủ”2.

Người cũng đồng thời khẳng định: “Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”3 Dân là chủ vì dân có quyền hạn, có quyền hành - tức là có khả năng thực tế quyết định, định đoạt, điều hành những tổ chức, những công việc do mình làm chủ, mọi “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” Dân đã là chủ thì đương nhiên dân có lợi ích của người làm chủ, nghĩa là “bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Dân là chủ, có quyền hành, lợi ích thì đương nhiên cũng có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với mọi công việc, từ kháng chiến, kiến quốc đến xây dựng đổi mới đất nước.

Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi phải tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, phải bảo vệ lợi ích của nhân dân, phải yêu dân, dựa vào dân, gần dân, lắng nghe, học hỏi, tin dân Cán bộ Đảng cũng như cán bộ chính quyền đều là đầy tớ của dân, công bộc của nhân dân, phải hết lòng hết sức phục vụ dân.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.453 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.6, tr232 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.382

Trang 9

Tư tưởng về dân của Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất trong các thời kỳ cách mạng Việt Nam Tư tưởng đó đã trở thành một chiến lược cách mạng của Đảng ta Tư tưởng về dân, dân chủ của Hồ Chí Minh đã chứa đựng toàn bộ nguyên lý vì dân, do dân,

Trang 10

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong Thư gửi

Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Hồ Chí Minh viết: “Ngày nay,

chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhưng nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1 Do đó, Đảng phải thực hiện “cách mạng không ngừng”, tiếp tục tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giữa nhiệm vụ phá bỏ chế độ cũ và nhiệm vụ xây dựng chế độ mới So với việc phá bỏ chế độ cũ, thì việc tổ chức xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ rất lâu dài, khó khăn, phức tạp, đặc biệt là trong điều kiện xuất phát điểm đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta rất thấp, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa Chính Hồ Chí Minh đã nhìn thấu suốt và khẳng định: “Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”2 Đó là

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.119

Trang 11

những chỉ dẫn quý báu của Người để Đảng ta xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân, Đảng đã giành được chính quyền và lãnh đạo chính quyền của dân, do dân, vì dân Do đó, “Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật”1 Đảng cầm quyền phải là người tổ chức và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh.

Đảng dựa vào dân, dân tin Đảng là những nhân tố bảo đảm sự đúng đắn của đường lối lãnh đạo và tạo nên cao trào cách mạng Trong điều kiện đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên phải thật sự dân chủ với dân, phải kiên quyết cùng nhân dân chống tệ nạn tham ô, lãng phí, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác trong bộ máy Đảng và Nhà nước Cán bộ, đảng viên cũng từ nhân dân mà ra vì vậy phải luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát, phê bình của nhân dân Nhân dân có nghĩa vụ và trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Ðảng.

Để dân một lòng tin Đảng và đi theo Đảng, thì Đảng phải có trách nhiệm chăm lo mọi mặt đời sống cho nhân dân Để dân đói, dân rét, dân ốm, dân dốt thì Đảng và Chính phủ đều có lỗi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “…chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Trang 12

- Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân chứ không phải sự nghiệp của một cá nhân anh hùng nào và cách mạng muốn bảo đảm thắng lợi phải tập hợp nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất Nhân dân phải được tổ chức, lãnh đạo theo một đường lối đúng đắn Chỉ có đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân mới đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân làm cách mạng.

Đảng cầm quyền phải liên hệ, gắn bó mật thiết với nhân dân, và trong mối quan hệ với nhân dân, Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là “người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” Trong hoạt động lãnh đạo, Đảng phải đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn; xây dựng được đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa có đức, vừa có tài; phải xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh… Với vai trò là người “đầy tớ của nhân dân”, Đảng phải tận tâm, tân lực phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước… Đảng phải làm tròn được của 2 vai trò trên thì mới có chỗ đứng vững chắc trong lòng nhân dân, mới được nhân dân tin yêu, ủng hộ, bảo vệ Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc; Đảng chỉ mưu giải phóng cho dân, nên mọi việc đều vì lợi ích của dân mà làm và chịu trách nhiệm trước dân Đặc biệt là khi Đảng trở thành đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng phải luôn nhớ rằng mình là đầy tớ của nhân dân chứ không là “quan cách mạng” Trong bản Di chúc lịch sử của Người, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền… phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của

Trang 13

nhân dân”1 Đây là một luận điểm cách mạng, khoa học của Hồ Chí Minh, là một đóng góp quan trọng vào lý luận xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Luận điểm này đã chỉ rõ vấn đề bản chất nhất trong mối quan hệ giữa một đảng cộng sản cầm quyền với quần chúng nhân dân.

2 Ý Đảng - lòng dân trong xây dựng và thực hiện nghị quyết theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã cảnh báo “đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng theo” là làm việc theo cách quan liêu Mà theo cách quan liêu, thì dân oán Dân oán, dù tạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị là thất bại Vì vậy, muốn ra chỉ thị, nghị quyết thì phải xuất phát từ thực tế, mà thực tế quan trọng nhất là tâm tư, nguyện vọng và đòi hỏi của các tầng lớp nhân dân Phải gom góp ý kiến của nhân dân lại để nghiên cứu, sắp đặt thành ý kiến có hệ thống Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho nhân dân, làm thành ý kiến của nhân dân, làm cho nhân dân thực hành theo ý kiến đó Trong quá trình đó phải xem xét lại ý kiến đó đúng hay không, phát triển ưu điểm, khắc phục khuyết điểm Rồi lại tiếp tục đưa vào thực tiễn, tổng kết thành cái mới Cứ như thế thì nghị quyết sẽ đi vào lòng dân, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

Những người lãnh đạo phải tuyệt đối tránh tư tưởng coi thường dân, phải luôn luôn biết học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng, đưa mọi vấn đề ra cho dân chúng thảo luận và cùng tìm cách giải

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.513

2 PGS.TS Bùi Đình Phong: “Ý Đảng - lòng dân, lòng dân - ý Đảng”, https://hochiminh.vn/tin-tuc/y-dang-longdan-long-dan-y-dang- 6172

Trang 14

quyết Người lãnh đạo nếu có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước dân chúng và hoan nghênh dân chúng phê bình mình Bác chỉ bảo rằng nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta1.

Để nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân cần quán triệt, triển khai đồng bộ các giải pháp Trong đó, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào quá trình tổ chức thực hiện là một nội dung có ý nghĩa hết sức thiết thực.

Hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một chuỗi liên hoàn, có hệ thống chặt chẽ, thể hiện ý chí và hành động để đạt được mục tiêu của cách mạng Sau khi Đảng ra nghị quyết lãnh đạo, để biến những nội dung trong nghị quyết trở thành hiện thực, thì phải tổ chức thực hiện nghị quyết Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một quy trình chuẩn với hệ thống chặt chẽ trong quy trình lãnh đạo của Đảng, gồm: (1) Xây dựng kế hoạch hoạt động của Đảng, xuất phát từ cương lĩnh, đường lối chung cả chặng dài, có tính chiến lược đến từng thời kỳ, từng nhiệm kỳ đại hội Đảng (2) Xác định chủ đề hoặc đề án xây dựng dự thảo nghị quyết (3) Thảo luận thật sự dân chủ các vấn đề đặt ra và quyết định bằng biểu quyết (thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng) (4) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, gồm các hoạt động: phân công trách nhiệm bộ phận hoặc cá nhân; xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động để đưa nghị quyết vào cuộc sống; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết để đánh giá kết

1 Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.337-338

2 Xem GS, TS Mạch Quang Thắng - ThS Lê Văn Cường: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng”, http://m.tapchiqptd.vn/vi/theo-guong-bac/quan-triet-tu-tuong-ho-chi-minhtrong-to-chuc-thuc-hien-nghi-quyet-cua-dang- 16995.html

Trang 15

quả thực hiện nghị quyết, rút kinh nghiệm, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích, đồng thời phê bình, kỷ luật những tập thể, cá nhân có khuyết điểm, điều chỉnh, bổ sung nội dung không phù hợp hoặc còn thiếu.

Trong tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng, Hồ Chí Minh nêu lên những vấn đề cụ thể, như sau:

Một là, phải có kế hoạch tỉ mỉ, chắc chắn Xây dựng kế hoạch thực hiện

nghị quyết phải hết sức thiết thực, không được chủ quan, không mắc bệnh xa rời thực tế: “Chỉ mấy cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm là đúng, mình viết là hay Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ, chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không ích lợi gì cả”1.

Hai là, phải nắm chắc nội dung của nghị quyết Phải thảo luận để quán triệt

nghị quyết Theo Người: cách thảo luận phải thực sự dân chủ, trong lúc thảo luận, mọi người được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến Muốn thế, phải “phái người đến báo cáo, giải thích”2; các cấp và đảng viên phải thảo luận nghị quyết cho rõ ràng, hiểu thấu ý nghĩa của nó và định cách thi hành cho đúng Bên cạnh việc phải chuẩn bị kỹ càng, người báo cáo nghị quyết (báo cáo viên) phải truyền đạt đúng những nội dung nghị quyết để rồi vận dụng vào thực tế, tránh “nói mênh mông… chỉ một mình “ông” đại biểu, hay “bà” đại biểu nói, nói hàng hai, ba giờ đồng hồ… nói mênh mông trời đất, nói gì cũng có, nhưng chừa một điều là không nói đến những việc thiết thực cho địa phương đó”3, nói không ai hiểu.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.287 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr 300 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr 343

Trang 16

Ba là, phải triển khai thực hiện nghị quyết một cách tích cực, khẩn trương

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở: “Khi thi hành, kềnh kềnh càng càng, không hoạt bát nhanh chóng Hoặc thi hành một cách miễn cưỡng, không sốt sắng, không đến nơi đến chốn Kết quả nhỏ là: nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần Kết quả nặng là: phá hoại tổ chức của Đảng, giảm bớt kỷ luật của Đảng, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi”1 Người chỉ rõ: “Đảng cũng như thân thể một con người Mệnh lệnh và nghị quyết cũng như mạch máu Mạch máu chạy đều khắp thân thể thì người mạnh khỏe Mạch máu dừng lại đâu, không chạy thì chỗ đó sẽ tê liệt, sinh bệnh Mệnh lệnh và nghị quyết đi mau, đi suốt từ trên đến dưới, công tác mau chóng, việc gì cũng xong xuôi Nó ngừng lại cấp nào, từ cấp đó trở xuống là tê liệt”2.

Bốn là, phải phát huy dân chủ và sáng kiến Người nêu rõ: “dân chủ, sáng

kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo”2 Sáng kiến không phải chỉ là những điều to tát, mà có khi từ những việc tưởng rất nhỏ, nhưng rất thiết thực, hiệu quả thúc đẩy phong trào cách mạng rất cao.

Năm là, phải kiểm tra quá trình thực hiện nghị quyết Công tác kiểm soát có

vai trò rất quan trọng, Hồ Chí Minh cho rằng: “muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách, là khéo kiểm soát Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”3.

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr299 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.299 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr 284 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr 327

Trang 17

II QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐỂ “Ý ĐẢNG HỢP LÒNG DÂN”

1 Quan điểm của Đảng ta về vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nghị quyết1

Nghị quyết của Đảng là sự thể hiện quan điểm chính thức của Đảng về nhiệm vụ mà mọi tổ chức, mọi đảng viên đều có trách nhiệm thực hiện một cách nghiêm chỉnh Để ra nghị quyết, Đảng phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các mặt: nhận định những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho Đảng trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài; có sự nghiên cứu trước, đưa ra những kế hoạch, phương án và tổ chức thảo luận trong nội bộ Đảng thật sự dân chủ, nếu cần thiết thì mở rộng cho nhân dân tham gia ý kiến…

Trong năm bài học kinh nghiệm lớn được Đảng ta rút ra tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), thì bài học kinh nghiệm lớn thứ hai đã khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng” Đảng ta là đảng cầm quyền, nên vai trò và năng lực lãnh đạo luôn thể hiện trong cương lĩnh, nghị quyết, biểu thị quan điểm, định hướng chủ trương,

1 Xem Đức Thuận: “Để nghị quyết của Đảng thật sự là “ý Đảng hợp lòng dân””,

https://tapchicongsan.org.vn/vi_VN/web/guest/chinh-tri-xay-dung-dang/-/2018/25014/de-nghi-quyet-cua-dang-that-sula- %E2%80%9Cy-dang-hop-long-dan%E2%80%9D.aspx#

Ngày đăng: 13/06/2024, 17:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w