Nhiều nước trên thế giới đãvận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thànhtựu to lớn.Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
****************
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC- LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
ĐIỂM NHẬN XÉT VÀ CHỮ KÝ CỦA GIẢNG
VIÊN
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Lan Hương
Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Vinh 20206028 -
Nguyễn Trọng Bảo Anh – 20190670
Nguyễn Mạnh Đức – 20196975
Hà Thị Diệu Linh – 20191363
Lớp: 123821
Hà Nội, tháng 05 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Đối tượng nghiên cứu
3 Phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Giới thiệu nội dung nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về cạnh tranh và độc quyền
1.1 Cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
1.1.2 Phân loại cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành 1.1.3 Tác dụng của cạnh tranh
1.2 Độc quyền
1.2.1 Khái niệm độc quyền
1.2.2 Khái niệm giá cả độc quyền & lợi nhuận độc quyền
1.2.3 Tác dụng của độc quyền
1.3 Quan hệ giữa độc quyền với cạnh tranh
Chương 2: Ảnh hưởng của độc quyền đến VN trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế
Trang 32.1 Các tổ chức độc quyền dựng rào cản ngăn chặn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
2.2 Tư bản tài chính chi phối thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam
2.3 Các tổ chức độc quyền lớn xuất khẩu tư bản sang Việt Nam chi phối thị trường nội địa
2.4 Các nước lớn phân chia ảnh hưởng trên thế giới, chi phối chính sách của các nước khác, trong có Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị để ứng phó với áp lực của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trên thế giới
3.1 Mục tiêu
3.1.1 Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
3.1.2 Nền kinh tế độc lập tự chủ, xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng
3.2 Một số khuyến nghị
3.2.1 Đối với Nhà nước
3.2.2 Đối với doanh nghiệp
3.2.3 Đối với người lao động và người dân
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4Đề tài:
Mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó
có quy luật cạnh tranh Cạnh tranh là một cơ hội vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn
Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định Nguyên nhân dẫn đến độc quyền thường do cạnh tranh không lành mạnh đem lại
Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả là vấn đề quan trọng đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta Chính vì vậy, chúng
em đã chọn đề tài: “ Mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền và những ảnh hưởng của nó đến tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: trong giai đoạn hiện nay
Về mặt không gian: phạm vi trên cả nước
4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 5Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm,phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp lịch sử ,
5 Giới thiệu nội dung nghiên cứu
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát lý luận về cạnh tranh và độc quyền
Phần 2: Ảnh hưởng của độc quyền đến VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Phần 3: Một số khuyến nghị để ứng phó với áp lực của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trên thế giới
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin về cạnh tranh và độc quyền
1.1 Cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học là chỉ quá trình tranh đấu tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện lợi ích kinh
tế và mục tiêu đã định của bản thân Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng là yếu tố thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp
Như vậy, Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi tham gia thị trường
1.1.2 Phân loại cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hoá, dịch vụ Trong đó, các doanh nghiệp yếu
Trang 6kém phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí bị phá sản, các doanh nghiệp mạnh sẽ chiếm ưu thế Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra, tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là lợi nhuận của doanh nghiệp Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận, vị thế và an toàn Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển của vốn đầu tư sang các ngành kinh doanh thu được lợi nhuận cao hơn và tất yếu sẽ dẫn tới sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân
1.1.3 Tác dụng của cạnh tranh
*Tác dụng tích cực
Cạnh tranh có vai trò là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào
sự phát triển kinh tế Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất Tiếp đó, cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu đối với những đồng tiền
mồ hôi công sức của họ
*Tác dụng tiêu cực
Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật Cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái
1.2 Độc quyền
1.2.1 Khái niệm độc quyền
Trang 7Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền…
1.2.2 Khái niệm giá cả độc quyền & lợi nhuận độc quyền
*Giá cả độc quyền
Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóa có sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất:
Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa bán ra
Họ định ra giá cả độc quyền thấp hơn giá cả sản xuất đối với những hàng hóa mua vào, qua đó thu được lợi nhuận độc quyền
Vậy giá cả độc quyền là: Giá cả độc quyền = chi phí sản xuất + P độc quyền
*Lợi nhuận độc quyền
Lợi nhuận độc quyền là lợi nhuận dài hạn trên mức bình thường mà nhà độc quyền thu được Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền và thu lợi nhuận độc quyền cao Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền là lao động không công của công nhân làm thuê Do vậy, quy luật lợi nhuận độc quyền cao là biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị thặng dư
1.2.3 Tác dụng của độc quyền
Độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền Độc quyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ì đối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền.Cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Các nước
có nền kinh tế thị trường phát triển sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát độc quyền: chính sách thuế, quản lí giá sản phẩm, điều chỉnh độc quyền,
Trang 81.3 Quan hệ giữa độc quyền với cạnh tranh
Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnh tranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau: Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độc quyền Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệp ngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồn nhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống để đánh bại đối thủ
Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau Loại cạnh tranh này
có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúc bằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các
tổ chức độc quyền khác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…
Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền Những nhà tư bản tham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợi hoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnh tranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phân chia lợi nhuận có lợi hơn
Chương 2: Ảnh hưởng của độc quyền đến VN trong tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế
2.1 Các tổ chức độc quyền dựng rào cản ngăn chặn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã đặt ra cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó là những thách thức nhất định như sức ép của cạnh tranh với các thị trường trong và ngoài nước Việc ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra cánh cửa cho hàng hoá của Việt Nam như thuỷ sản, dệt may, giày dép, cà phê… thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên, hiện vẫn còn có nhiều rào cản đối với việc tăng cường mở rộng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này Các nước phát triển trong đó có Hoa Kỳ thường đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại có liên quan tới thực trạng kinh tế – chính trị của họ Hoa Kỳ hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh của
Trang 9luồng hàng hóa từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ và kỹ thuật trung bình so với hàng hoá của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cách đặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ Các quy định về môi trường đối với các sản phẩm nông nghiệp trở nên phức tạp hơn, mặc dù đã có những sáng kiến
để làm giảm bớt các quy định khắt khe đang được nhiều nước xem xét Hiện nay một số lượng đáng kể các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã bị trả lại ngay từ khi được nhập tại các cảng của Mỹ bởi vì chúng không phù hợp với các quy định của
Mỹ về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm v.v… đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam
Bởi vậy, thực trạng các tổ chức độc quyền dựng rào cản ngăn chặn Việt Nam xuất khẩu có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, làm thị trường nước ta nhiễu loại, các mặt hàng không thể vươn xa ra ngoài thế giới
2.2 Tư bản tài chính chi phối thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam
Tài chính là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế trong xã hội, là tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính, tiền tệ, không chỉ có nhiệm vụ nuôi dưỡng, phát triển, khai thác các nguồn lực, mà còn có nhiệm vụ tổ chức dòng chảy thông thoáng, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực phục vụ các nhiệm vụ chính trị trong mỗi giai đoạn cách mạng của đất nước Và tài chính tư bản có một sự chi phối vô cùng lớn đến thị trường tài chính toàn cầu cầu, trong đó có Việt Nam
Từ lâu, thị trường tài tài chính toàn cầu đã chịu sự chi phối từ một số tư bản tài chính lớn như Mỹ, Đức, Pháp , Anh, Những tập đoàn tư bản này có những chi phối vô cùng mạnh mẽ về tài chính và ngân hàng Khi các tập đoàn này xảy ra những cuộc khủng hoảng hay những diễn biến nhất định cũng khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo Gần nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xuất phát từ Mỹ, các “đại gia” ngân hàng Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG cùng lâm nạn Bởi vậy có thể nó sự chi phối của các tư bản tài chính là vô cùng lớn , nó kéo theo những ảnh hưởng nhất định với thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng là một trong số đó Ngày này khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Khả năng chi phối tài chính của các nhà tư bản tài chính càng lớn Đặc biệt khi Việt Nam tham gia các tổ chức hay các hiệp định trong khu vực và thế giới
Trang 10Từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, nền kinh tế Việt Nam đã chịu không ít ảnh hưởng Sản xuất bị thu hẹp, số người thất nghiệp sẽ tăng, thu nhập bị giảm sút Và nếu thực sự một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới nữa xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng chủ yếu về 2 mặt: hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn và nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp nước ngoài sẽ bị gián đoạn.Tại Việt Nam, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vì các thị trường lớn, như : Mỹ, EU
là những thị trường truyền thống nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt Nam bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi người dân phải cắt giảm chi tiêu, thắt lưng buộc bụng, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu Vì vậy, Việt Nam là một trong những nước ảnh hưởng nặng trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Khủng hoảng tài chính thế giới có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế toàn cầu
2.3 Các tổ chức độc quyền lớn xuất khẩu tư bản sang Việt Nam chi phối thị trường nội địa
Từ khi nước ta mở cửa hội nhập đã đạt được những thành tựu nhất định trong đó có việc thu hút được vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam từ một quốc gia nghèo (GDP đầu người 1989 là 100 USD) đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình (GDP đầu người năm 2017 là 2.400USD), quốc gia có tốc độ hội nhập
ấn tượng, là đối tác chiến lược của các quốc gia lớn, có tiếng nói quan trọng trong Liên hợp quốc, có vị thế trong khu vực và thế giới
Đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta mở rộng hợp tác với nhiều nước với nhiều khu vực trên thế giới Cho đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 190 nước, trong đó có tất cả các nước lớn, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc
tế như: Liên Hiệp Quốc (1977); ASEAN (1995) Việt Nam còn là đối tác chiến lược của nhiều quốc gia Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các cường quốc khu vực và thế giới Trong số này, mối quan hệ với Trung Quốc (2008), Nga (2012) và Ấn Độ (2016) đã được nâng lên tầm "đối tác chiến lược toàn diện" Ngoài ra, từ năm 2009, Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ "đối tác toàn diện" với Australia và Hoa Kỳ (2013)
Đầu tư nước ngoài đã góp phần quan trọng thúc đẩy và làm cho hội nhập có chiều sâu hơn Hội nhập và đầu tư nước ngoài là hai mặt tương hỗ, kết quả hội