1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả Nguyễn Minh Tiến, Phạm Văn Vĩnh, Trần Văn Xuân, Ung Đức Mạnh, Nguyễn Trọng Nghĩa
Người hướng dẫn PGS, TS. Trần Thị Lan Hương
Trường học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mácx-Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 3,3 MB

Nội dung

1.3.Quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền...10 2.Ảnh hưởng của độc quyền đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế...11 2.1.Các tổ chức độc quyền dựng rào cản ngăn chặn doan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

****************

TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

(Mã học phần SSH 1121)

ĐỀ TÀI: Mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Tiến 20203769

Phạm Văn Vĩnh 20203786

Trần Văn Xuân 20203792

Ung Đức Mạnh 20193003

Nguyễn Trọng Nghĩa 20190992

Lớp: 123888

Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Trần Thị Lan Hương

Hà Nội, tháng 05 năm 2021

Trang 2

Phân công nghiệm vụ

- Nguyễn Minh Tiến:

viết tiểu luận

Trang 3

Mục lục

Phần mở đầu 4

Phần nội dung 6

1.Khái quát lý luận về cạnh tranh và độc quyền 6

1.1.Cạnh tranh 6

1.2.Độc quyền 7

1.3.Quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền 10

2.Ảnh hưởng của độc quyền đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 11

2.1.Các tổ chức độc quyền dựng rào cản ngăn chặn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 11

2.2.Tư bản tài chính chi phối thị trường tài chính toàn cầu trong đó có Việt Nam .12 2.3.Các tổ chức độc quyền lớn xuất khẩu tư bản sang Việt Nam chi phối thị trường nội địa 13

2.4.Các nước lớn phân chia ảnh hưởng trên thế giới, chi phối chính sách của các nước khác trong đó có Việt Nam 14

3.Một số khuyến nghị để ứng phó với áp lực của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trên thế giới 16

3.1.Mục tiêu 16

3.2.Một số khuyến nghị 19

Phần kết luận 22

Tài liệu tham khảo 23

Trang 4

Phần mở đầu

1.Sự cần thiết của đề tài

Bước sang thế kỷ XXI hiện đại, nền kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến.Kinh tế tư bản chủ nghĩa, là một bộ phận của nó cũng có nhiều sự phát triển, thíchứng với thời đại Thời đại hiện nay là thời đại của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

và công nghệ thông tin, với xu hướng hội nhập hóa, quốc tế hóa mạnh mẽ mang tínhtoàn cầu Sự vận động của các dòng vốn đầu tư diễn ra với quy mô và chất lượngngày càng lớn và cùng với xu hướng đó sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâusắc Trong tình hình đó, sự cạnh tranh và độc quyền cũng phát triển theo, nhằm phùhợp hơn với nền kinh tế hiện đại và năng động, chuẩn bị bước sang một nền kinh tếhậu công nghiệp hay kinh tế tri thức Mức độ độc quyền của các tổ chức kinh tế ngàycàng được tăng cường, ảnh hưởng sâu rộng đồng thời đến cả kinh tế và chính trị thếgiới Việc nghiên cứu các động của cạnh tranh, độc quyền và quan hệ giữa chúng,cũng như nghiên cứu nền kinh tế toàn cầu hiện nay là nhu cầu tất yếu khách quan đốivới tất cả các nước trong đó có Việt Nam

Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trungsang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Trong những năm qua, ViệtNam đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế Bối cảnh

tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới là cơ hội lớn cho Việt Namphát triển Nghiên cứu về cạnh tranh, độc quyền cũng như quá trình xuất khẩu tư bản,tức dòng vốn của các tổ chức độc quyền quốc tế là điều cần thiết cho chúng ta để cóthể hoạch định, xây dựng chính sách phù hợp nhằm tận dụng được các cơ hội để pháttriển kinh tế bền vững Chúng ta phải chủ động hội nhập, xây dựng chiến lược cơ cấuthích ứng vào nền kinh tế thế giới để nền kinh tế nước ta gắn kết ngày càng mạnhhơn, dần trở thành một thực thể hữu cơ của kinh tế khu vực và kinh tế thế giới.Trên cơ sở phân tích lý luận và thực trạng, nhóm chúng em xin trình bày đề tài:

“Mối quan hệ giữa cạnh tranh với độc quyền và những ảnh hưởng đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”.

2.Đối tượng nghiên cứu

- Cạnh tranh là gì, có những loại cạnh tranh nào và tác dụng của nó

- Độc quyền là gì, các khái niệm liên quan đến độc quyền và tác dụng củanó

- Ảnh hưởng hiện nay của độc quyền tới Việt Nam, trong đó có sự cản trở,chi phối của nó, cũng như cơ hội mà nó mang lại

- Những khuyến nghị có thể đưa ra để tận dụng thời cơ, đồng thời tránhnhững rủi ro với nền kinh tế Việt Nam khi tiếp xúc với Chủ nghĩa tư bản độc quyềntrên thế giới

3.Phạm vi nghiên cứu

Trang 5

Do giới hạn của mục tiêu đề tài tiểu luận, đề tài chỉ nghiên cứu những nội dung

cơ bản nhất của lý luận cạnh tranh, độc quyền mà Chủ nghĩa Mác – Lê nin đưa ra,đồng thời bước đầu vận dụng vào xem xét tác động tới nền kinh tế Việt Nam sau ĐổiMới Qua đó, ta có được cái nhìn khách quan và tổng thể về những vấn đề này

4.Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp luận của Triết học Mác – Lê nin để nghiên cứu đề tài.Ngoài phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng phương pháp cụ thể, phân tích,tổng hợp, tổng kết thực tiễn,

5.Giới thiệu nội dung nghiên cứu

Trong bài tiểu luận, chúng em đã tiến hành nghiên cứu, phân tích về các vấnđề: Khái quát lý luận về cạnh tranh và độc quyền, mối quan hệ giữa chúng; Ảnhhưởng của độc quyền đến Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; Một sốkhuyến nghị để ứng phó với áp lực của Chủ nghĩa tư bản độc quyền trên thế giới.Trên đây là những khái quát cơ bản về bài tiểu luận của nhóm chúng em Dogiới hạn về trình độ ở mức sinh viên không chuyên về kinh tế chính trị, cũng như giớihạn về thời gian, khó khăn về trao đổi thông tin trong thời kỳ dịch bệnh, nên tiểuluận có thể còn một số sai sót Chúng em xin nhận những đánh giá, nhận xét từ cô.Chúng em xin cám ơn!

5

Trang 6

Phần nội dung

1.Khái quát lý luận về cạnh tranh và độc quyền

1.1.Cạnh tranh

* Khái niệm cạnh tranh:

Cạnh tranh là khái niệm rất rộng, xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội, từ cuộc sống sinh hoạt hằng ngày đến các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hoá, thể thao và có khá nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau vềcạnh tranh

Theo cách hiểu phổ thông thể hiện trong Từ điển ngôn ngữ tiếng Anh,

“competition” (cạnh tranh) là “một sự kiện hoặc một cuộc đua, theo đó các đối thủ ganh đua để giành phần hơn hay ưu thế tuyệt đổi về phía mình” Theo Từ điển tiếng

Việt, “cạnh tranh” là “ cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa nhữngngười, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau”

Trong khoa học kinh tế, đến nay các nhà khoa học dường như chưa thoả mãnvới bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh Bởi lẽ, cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉxuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn củaquá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thịtrường Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ýđịnh và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học

Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi chủ thể kinh doanh, cuốn “Các hoạtđộng hạn chế cạnh tranh và hoạt động thương mại không lành mạnh” của Tổ chức

thống nhất, tín thác vì người tiêu dùng (Ấn Độ) đã diễn tả: “Cạnh tranh trên thị trường là quá trình ở đó nhà cung cấp cố gắng ganh đua để giành khách hàng bằng các phương thức, biện pháp khác nhau”.

Theo Từ điển kinh doanh, xuất bản ở Anh năm 1992 thì "cạnh tranh" được

hiểu là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình" Từ điển tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông cũng giải thích cạnh

tranh theo nghĩa kinh tế là: Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá,giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điềukiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất

Mặc dù được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau và có nhiều định nghĩakhác nhau về cạnh tranh song nhìn chung theo các cách giải thích trên, trong khoahọc kinh tế cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thịtrường nhằm mục đích lôi kéo về phía mình ngày càng nhiều khách hàng Cạnh tranh

có thể xuất hiện giữa những người bán hàng và cũng có thể xuất hiện giữa nhữngngười mua hàng nhưng cạnh tranh giữa những người bán hàng là phổ biến

Trang 7

* Căn cứ theo phạm vi nhanh kinh tế:

Người ta chia cạnh tranh thành hai loại:

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùngsản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó Trong cuộc cạnh tranhnày có sự thôn tính lẫn nhau Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vihoạt động của mình trên thị trường Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹpkinh doanh thậm chí phá sản

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệptrong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất Trong quá trìnhcạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợinhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lơị nhuận Sự điềutiết tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hìnhthành nên một sự phân phối hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng

là, các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũngchỉ thu được như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành

* Vai trò, tác dụng của cạnh tranh:

Cạnh tranh có vai trò đặc biệt không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cả ngườitiêu dùng và nền kinh tế

- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗidoanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêuthụ sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa haykhông Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanhnghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh

- Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà ngườitiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng vớichất lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ

- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệpthuộc mọi thành phần kinh tế Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lựclượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật Cạnh tranh là điều kiệngiáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầumới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới Điều này chứng tỏ chấtlượng cuộc sống ngày càng được nâng cao Tuy nhiên cạnh tranh cũng dẫn tới sựphân hoá giàu nghèo có thể dẫn tới xu hướng độc quyền trong kinh doanh

1.2.Độc quyền

* Khái niệm độc quyền

7

Trang 8

Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ códuy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.Trong tiếng Anh monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một)

và polein (nghĩa là bán) Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, làtrường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh Mặc dù trên thực tế hầunhư không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền

và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độcquyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội Độc quyềnđược phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền,cấu trúc của độc quyền Độc quyền là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanhnghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp câu kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việccung cấp sản phẩm nhất định nào đó, cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm

để thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập thịtrường

Độc quyền là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được địnhhướng và điều chỉnh: từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lànhmạnh dẫn tới cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng xuất hiện độc quyền Độcquyền làm tê liệt cạnh tranh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởngtrực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng, tác động xấu đến công bằng xã hội, tạo sức ìđối với chính bản thân các doanh nghiệp độc quyền

Cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền là những khuyết tật của nền kinh

tế thị trường Các nước có nền kinh tế thị trường phát triển sử dụng nhiều biện phápkhác nhau để kiểm soát độc quyền: chính sách thuế, quản lí giá sản phẩm, điều chỉnhđộc quyền, chống các-ten, tơ-rớt

* Các tổ chức độc quyền hình thành do chính sự vận động nội tại của chủnghĩa tư bản sinh ra Độc quyền là biểu hiện mới, mang những quan hệ mới nhưng nókhông vượt ra khỏi các quy luật của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ là sự tiếp tục mở rộng,phát triển những xu thế sâu sắc nhất của chủ nghĩa tư bản và của nền sản xuất hànghóa nói chung làm cho các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng hóa và của chủnghĩa tư bản có những biểu hiện mới

- Do chiếm được vị trí độc quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cảđộc quyền; giá cả độc quyền thấp khi mua, giá cả độc quyền cao khi bán Tuy nhiên,điều đó không có nghĩa là trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trịkhông còn hoạt động, về thực chất, giá cá độc quyền vẫn không thoát ly và khôngphủ định cơ sở của nó là giá trị Các tổ chức độc quyền thi hành chính sách giá cả độcquyền chẳng qua là chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư của những ngườikhác Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tổng số giá cảvẫn bằng tổng số giá trị Như vậy, nếu như trong giai doạn chủ nghĩa tư bản tự docạnh tranh, quy luật giá trị biểu liện thành quy luật giá cả sản xuất, thì trong giai đoạnchủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị biêu hiện thành quy luật giá cả độc quyền

Trang 9

- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, quy luật giá trị thặng dưbiểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân Bước sang giai đoạn chủ nghĩa

tư bản độc quyền, các tổ chức độc quyền thao túng nền kinh tế bằng giá cả độc quyền

và thu được lợi nhuận độc quyền cao Do đó, quy luật lợi nhuận độc quyền cao làhình thức biểu hiện của quy luật giá tri thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độcquyền

Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền cao là lao động không công của công nhân

ở các xí nghiệp độc quyền; một phần lao động không công của nhân công ở các xínghiệp không độc quyền; một phần giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa và nhỏ bịmất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi có một phầnlao động tất yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản

và các nước thuộc địa, phụ thuộc

Như vậy, trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền quy luật giá trị thặng dưbiểu hiện thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao Quy luật này phản ánh quan hệthống trị và bóc lột của tư bản độc quyền trong tất cả các ngành kinh tế của xã hội tưbản và trên toàn thế giới

* Ảnh hưởng của độc quyền

- Tác hại: Độc quyền hạn chế thương mại tự do và ngăn thị trường thiết lậpgiá Điều đó tạo ra bốn tác dụng phụ sau:

Vì độc quyền là nhà cung cấp duy nhất nên họ có thể đặt bất kỳ giá nào họmuốn Đó gọi là ấn định giá Họ có thể làm điều này bất kể nhu cầu người dùng vì họbiết người tiêu dùng không có lựa chọn nào khác Điều này đặc biệt đúng khi nhu cầukhông đổi đối với hàng hóa và dịch vụ Đó là khi mọi người không có nhiều sự lựachọn Xăng là một ví dụ Một số lái xe có thể chuyển sang phương tiện giao thôngđại chúng hoặc xe đạp, nhưng hầu hết không thể

Độc quyền không chỉ vừa có thể tăng giá mà lại vừa có thể cung cấp các sảnphẩm kém hơn Điều đó đã xảy ra ở một số khu vực đô thị, nơi các cửa hàng tạp hóabiết cư dân nghèo có ít lựa chọn thay thế

Độc quyền khiến doanh nghiệp mất mọi động lực để đổi mới hoặc cung cấpcác sản phẩm "mới và cải tiến" Một nghiên cứu năm 2017 của Cục nghiên cứu kinh

tế quốc gia cho thấy các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư ít hơn dự kiến kể từ năm

2000 do sự cạnh tranh giảm sút Điều đó đúng với các công ty cáp cho đến khi cácăng-ten đĩa vệ tinh và dịch vụ phát trực tuyến phá vỡ sự nắm giữ của họ trên thịtrường

Độc quyền tạo ra lạm phát Vì họ có thể đặt bất kỳ giá nào họ muốn, họ sẽtăng chi phí cho người tiêu dùng Nó được gọi là lạm phát do chi phí đẩy Một ví dụđiển hình về cách thức hoạt động của nó là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ 12quốc gia xuất khẩu dầu trong OPEC hiện kiểm soát giá 46% lượng dầu sản xuất trênthế giới

9

Trang 10

- Tác dụng: Đôi khi một sự độc quyền là cần thiết Nó đảm bảo phân phốinhất quán một sản phẩm hoặc dịch vụ có chi phí trả trước rất cao Một ví dụ là cáctiện ích điện và nước Việc xây dựng các nhà máy điện hoặc đập mới rất tốn kém, vìvậy điều hợp lý là cho phép các nhà độc quyền kiểm soát giá để trả cho các chi phínày.

1.3.Quan hệ giữa độc quyền với cạnh tranh

Mối quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh:

- Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự

do Nhưng sự xuất hiện của độc quyền không thủ tiêu được cạnh tranh, trái lại cònlàm cho cạnh tranh trở nên đa dạng, gay gắt và có sức phá hoại to lớn hơn

- Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, không chỉ tồn tại sự cạnhtranh giữa những người sản xuất nhỏ, giữa những nhà tư bản vừa và nhỏ như tronggiai đoạn chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, mà còn có thêm các loại cạnh tranh sau: Một là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với các xí nghiệp ngoài độcquyền Các tổ chức độc quyền tìm mọi cách chèn ép, chi phối thôn tính các xí nghiệpngoài độc quyền bằng nhiều biện pháp như: độc chiếm nguồn nguyên liệu, nguồnnhân công, phương tiện vận tải, tín dụng, hạ giá có hệ thống để đánh bại đốỉ thủ Hai là, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với nhau Loại cạnh tranh này

có nhiều hình thức: cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong một ngành, kết thúcbằng một sự thoả hiệp hoặc bằng sự phá sản của một bên; cạnh tranh giữa các tổ chứcđộc quyềnkhác ngành có liên quan với nhau về nguồn nguyên liệu, kỹ thuật

Ba là, cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền Những nhà tư bảntham gia cácten, xanhđica cạnh tranh với nhau để giành thị trường tiêu thụ có lợihoặc giành tỷ lệ sản xuất cao hơn Các thành viên của tơrớt và côngxoócxiom cạnhtranh với nhau để chiếm cổ phiếu khống chế, từ đó chiếm địa vị lãnh đạo và phânchia lợi nhuận có lợi hơn

Trang 11

2.Ảnh hưởng của độc quyền đến VN trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.Các tổ chức độc quyền dựng rào cản ngăn chặn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu

Trong thương mại quốc tế, rào cản thương mại được chia làm hai loại: rào cảnthuế quan và rào cản phi thuế quan Rào cản phi thuế quan là các rào cản ngoài thuếlàm ảnh hưởng đến lưu chuyển hàng hoá quốc tế, nhằm duy trì và bảo hộ sản xuấtcũng như người tiêu dùng nội địa Các rào cản thương mại ngày nay thực sự là mộtvấn đề toàn cầu Mối quan hệ giữa chính sách của một nước nhập khẩu và quyền lợicủa các nhà sản xuất trong nước có thể chứa đựng những yếu tố phức tạp và mâuthuẫn Các nước phát triển trong đó có Hoa Kỳ thường đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuậttrong thương mại có liên quan tới thực trạng kinh tế – chính trị của họ Nhiều nghiêncứu đã chỉ ra rằng các rào cản thương mại truyền thống trong thương mại quốc tế đã

bị dỡ bỏ bởi các hiệp định thương mại song phương và các thoả ước quốc tế Hoa Kỳhiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh của luồng hàng hoá từ các nước đang pháttriển, trong đó có Việt Nam với giá thấp, lao động rẻ và kỹ thuật trung bình so vớihàng hoá của Hoa Kỳ Kết quả là Hoa Kỳ đã phản ứng lại tình trạng này bằng cáchđặt ra nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ cácnước đang phát triển khi họ muốn xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ Các rào cản kỹthuật trong thương mại được sử dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp, đặc biệt

là đối với các sản phẩm nông nghiệp chế biến Các quy định về môi trường đối vớicác sản phẩm nông nghiệp trở nên phức tạp hơn, mặc dù đã có những sáng kiến đểlàm giảm bớt các quy định khắt khe đang được nhiều nước xem xét Hiện nay một sốlượng đáng kể các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã bị trả lại ngay từ khi đượcnhập tại các cảng của Mỹ bởi vì chúng không phù hợp với các quy định của Mỹ vềyếu tố môi trường, an toàn thực phẩm v.v… đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sảnxuất và xuất khẩu của Việt Nam Lấy vụ tranh chấp về cá catfish giữa Việt Nam và

Mỹ và vụ tranh chấp về cá “sardine” giữa Châu Âu và Pê-ru làm thí dụ cho thấy còn

có một khoảng cách khá xa để Việt Nam được hưởng quy chế thương mại của Mỹmột cách thực sự Các trường hợp trước đó cho thấy Mỹ sử dụng các rào cản kỹ thuậttrong thương mại (TBTs) để làm giảm lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp từViệt Nam Bài viết cũng đề cập về việc Mỹ áp dụng các 2 rào cản kỹ thuật trongthương mại đối với các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam như là một công cụ nhằmhạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này Ngoài ra khi thảo luận về các rào cản

kỹ thuật trong thương mại của Mỹ, bài viết cũng giải thích lý do của việc nghiên cứucác rào cản thương mại trong thị trường nông sản và lý giải vì sao các rào cản kỹthuật lại được tập trung áp dụng ngày càng nhiều Nó cũng góp phần đánh giá các tácđộng của rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với thuỷ sản xuất khẩu của Việt Namvào thị trường Mỹ Giải pháp của vấn đề này sẽ hỗ trợ các cộng đồng các doanhnghiệp Việt Nam trong quá trình mở rộng giao thương với các đối tác Mỹ

11

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w