Tiểu luận kết thúc học phần môn Văn học viết thiếu nhi L.Tônxtôi và tập truyện “Kiến và chim bồ câu” Giới thiệu Lep Tônxtôi Tập truyện Kiến và chim bồ câu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
- -
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: VĂN HỌC VIẾT THIẾU NHI
Họ và tên: Lê Tường Vy MSSV: 0222440223 Lớp HP: ĐHGDTH22 – L2 – HCM (THSG) Giảng viên: Nguyễn Thị Minh Hiếu
Đồng Tháp, 5/2024
Trang 2NỘI DUNG CHỦ ĐỀ L.Tônxtôi và tập truyện “Kiến và chim bồ câu”
Câu 1 Hãy giới thiệu về tác giả L Tônxtôi, tác phẩm “Kiến và chim bồ câu” Câu 2 Hãy kể lại một truyện trong tập “Kiến và chim bồ câu” của L Tônxtôi Phân tích và rút ra bài học giáo dục của câu chuyện đó
Trang 3I Giới thiệu về tác giả L.Tônxtôi và tác phẩm “Kiến và chim bồ câu”
1 Đôi nét về tác giả L.Tônxtôi
Tác giả Lep Tônxtôi (1828 – 1910), tên đầy đủ là Lev Nikolayevich Tolstoy Ông sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828 trong một gia đình quý tộc tại điền trang Laxnaia Poliana, Nga Ông mồ côi cha mẹ từ rất nhỏ, mẹ ông là nhà văn Maria Vônkônxki (Maria Vonkonxki), bà mất khi ông mới được 23 tháng tuổi Cha của ông là Nicôlai Ilich Tônxtôi (Nikolai Ilyich Tolstoy) cũng mất khi ông lên 9 tuổi thế nên Lep Tônxtôi sống cùng cô họ của mình là Tachiana, người hy sinh cả đời cho gia đình Tônxtôi
Ngay từ khi còn bé, Lep Tônxtôi đã được tiếp cận với rất nhiều sách vở, ông tự học tại nhà với các gia sư đến năm 16 tuổi như nhiều thiếu niên quý tộc khác Năm 16 tuổi, Lep Tônxtôi thi vào khoa Triết của Trường Đại học Tổng hợp Canada nhưng lại bị trượt, không còn cách nào khác ông phải thi chuyển tiếp và được nhận vào ban ngôn ngữ ở phương Đông rồi ông tiếp tục đổi sang ngành Luật Hai năm sau ông bỏ trường Đại học và gia nhập quân Đội Lep Tônxtôi đã cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên quân Anh – Pháp trong chiến tranh Crưm (1853-1856) Từ chính những trải nghiệm của mình, ông đã viết một số truyện ký về Xêvaxtôpôn, ca ngợi những hành động anh dũng của những người lính Nga Sau khi xuất ngũ, Lep Tônxtôi bắt đầu cuộc hành trình du lịch qua nhiều nước châu Âu và giúp đỡ rất nhiều người nông dân nghèo Ông tìm về những vùng đất từng in dấu cuộc chiến đầu bền bỉ
và anh dũng của quân dân Nga chống cuộc xăm lăng Napoleong để tái hiện một cách sinh động cuộc chiến ngoan cường và chiến thắng hiển hách ấy qua bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình
Năm 35 tuổi, Lep Tônxtôi đã lấy Xôphia Anđrâyepana kém ông 17 tuổi làm
vợ Thời gian đầu cả hai đã chung sống rất hạnh phúc, tuy nhiên về sau ông và vợ
có những bất đồng về quan điểm và ông quyết định bỏ nhà ra đi Sau 10 ngày, người ta hay tin ông đã trút hơi thở cuối cùng ở một nhà ga xe lửa vì bệnh phổi
Trang 4Ngày 20 tháng 11 năm 1910, một cuộc đời của nhà văn vĩ đại nước Nga đã khép lại với đầy sự tiếc nuối
1.1 Sự nghiệp sáng tác
- Năm 1852 – 1856, ba cuốn tiểu thuyết tự truyện được xuất bản đầu tiên:
Thời thơ ấu, Thời niên thiếu và Thời tuổi trẻ
- Năm 1854, Những truyện ngắn Sevastopol ra đời
- Năm 1863, truyện Dân Côdắc được đăng báo
- Năm 1864 – 1869, sáng tác bộ tiểu thuyết Chiến tranh và Hoà bình
- Năm 1877, Tônxtôi đưa ra một kiệt tác thứ hai Anna Karenina
- Năm 1884 công bố tác phẩm Sám hối ở Thuỵ Sĩ, năm 1906 ở Nga
- Năm 1899, cuốn tiểu thuyết cuối cùng Phục sinh ra đời
1.2 Một vài tác phẩm tiêu biểu của Lep Tônxtôi
1.2.1 Tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình”
Tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình” được xem là một tác phẩm nổi tiếng nhất của Lep Tônxtôi, tác phẩm được xây dựng dựa trên những cột mốc lịch
sử quan trọng tại Nga vào đầu thế kỉ XIX, đó là cuộc chiến tranh vào năm 1805
và 1812 Tác phẩm được in lần đầu tiên vào năm 1961, kể từ đó cho đến nay cuốn sách được tái bản nhiều lần và nhận được nhiều sự khen ngợi của độc giả
1.2.2 Tác phẩm “Anna Karenina”
Tác phẩm Anna Karenina đã đưa Lep Tônxtôi lên một địa vị mới trên
đàn văn học Nga và thế giới Phác thảo đầu tiên của tác phẩm được viết xong trong vòng 50 ngày vào năm 1873, năm 1877 tác phẩm được ra mắt độc giả Lep
Tonxtoi xác định tư tưởng chủ yếu của Anna Karenina là tư tưởng gia đình và
thông qua đó ông muốn phản ánh bản chất xã hội Tác phẩm ra đời thể hiện những
ý tưởng chủ quan lẫn khách quan của tác giả, một sự đột phá cách tân táo bạo về hình thức tiểu thuyết, đi sâu vào miêu tả tâm lý và kết hợp với triết lý, Một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của Lep Tônxtôi qua tác phẩm này
Trang 51.2.3 Tác phẩm “Phục sinh”
Tác phẩm Phục sinh được ra đời vào năm 1899, phơi bày cái xấu của
nhà thờ Chính thống giáo Nga đã tham gia tước đoạt hạnh phúc của con người, đày đoạ nhân dân trong vòng tăm tối, nghèo khổ và bất hạnh Tác phẩm ra đời đã phá vỡ khuôn khổ tiểu thuyết truyền thống vốn dựa trên tình yêu và những vấn đề
gia đình Phục sinh được xây dựng như một tiểu thuyết xã hội phản ánh những
vấn đề bức thiết của thời đại, nhân loại Nó không chỉ là toiaf án đối với cuộc sống của con người mà còn là toà án đối với cả chế độ hiện hành và đồng thời là bài ca
về sự phục sinh của con người
1.3 Phong cách sáng tác và thành tựu của đại văn hào Lep Tônxtôi 1.3.1 Phong cách sáng tác
Hầu hết các sáng tác của Lep Tônxtôi đều được bắt nguồn từ hiện thực xã hội và con người Nga, cùng với đó là nguồn cảm hứng vô tận thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn cao đẹp, tình yêu nhân dân và niềm tự hào về đất nước Nga trong từng trang văn của đại văn hào Lep Tônxtôi
Lep Tônxtôi là người luôn theo chủ nghĩa duy lý, là phương pháp hay học thuyết mà tiêu chuẩn về chân lý không có tính giác quan mà có tính trí tuệ và suy diễn logic
Tác phẩm của ông thường nêu lên những ước vọng về một thế giới hoà bình, về sự mở rộng, về cuộc sống ý nghĩa
Trong tác phẩm của mình, Lep Tônxtôi thường có cái nhìn sâu sắc về sự thối nát của xã hội thượng lưu, sự thảm khốc, đau khổ của chiến tranh và những xung đột
1.3.2 Thành tựu
Lep Tônxtôi là mẫu mực của nghệ thuật chân chính, là cây đại thụ toả bóng mát cho nhiều thế hệ nhà văn Sáng tác của ông được đánh giá như “một việc hàn lâm cho các nhà văn” bởi những giá trị hiện thực lịch sử và những tìm tòi sáng tạo của một tư duy nghệ thuật đi trước thời gian
Trang 62 Tác phẩm “Kiến và chim bồ câu”
2.1 Nguồn gốc, xuất xứ
Đại văn hào nước Nga Lep Tônxtôi rất yêu mến trẻ em và đã viết nhiều câu chuyện cho con cái nông nô ở điền trang nơi ông sinh ra Vào những năm 1874 –
1875, Lep Tônxtôi đã in những truyện ngắn và truyện đồng thoại của mình dành cho trẻ nhỏ trong những cuốn sách nhan đề Sách học vần và Những cuốn sách Nga để đọc Nhiều truyện trong những cuốn sách này, các em ở Liên Xô đã quen biết, như là “Phi-li-pốc”,“Ba con gấu”, “Con cá mập”, “Người tù Cáp-ca-dơ”, cũng như “Sư tử và con chó con” và những truyện khác Nhiều trẻ em đã học đọc
và viết từ những cuốn sách này
Tônxtôi đã đưa vào những cuốn sách dành cho trẻ nhỏ nhiều câu chuyện và truyền thuyết lấy từ văn học cổ, từ cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới Ông đặc biệt thích thú các truyện ngụ ngôn giản dị và ngắn mà nhà thông thái Cổ Hy Lạp Êdốp đã sáng tác ra Nhưng ít ai biết rằng truyện ngụ ngôn này là
do Êdốp sáng tác, và Lep Tônxtôi đã biên dịch ra tiếng Nga
Nhiều truyện ngụ ngôn cổ mà độc giả Liên – xô được biết qua các bản dịch
của I-van An-đrây-ê-vích Crư-lốp Ví dụ như những truyện ngụ ngôn: Chuồn chuồn và Kiến, Quạ và Cáo, Sói và Sếu,… được dịch thành thơ Còn Lep Tônxtôi
là nhà văn nổi tiếng đã dịch những truyện ngụ ngôn ấy ra văn xuôi Ông chuyển các sự kiện xảy ra trong truyện ngụ ngôn thành chuyện xảy ra trên quê hương ông,
và tại đây chúng chuyển thành truyện ngụ ngôn nước của Nga, thành những sáng tác rất riêng của đại văn hào vĩ đại này
Có đủ loại nhân vật trong cuốn sách này, từ con người, thần thánh cho đến con thú, nhưng bất kể đó là nhân vật gì, đầu tiên và trên hết, nhà văn đang nói chuyện với trẻ em Truyện Kiến và chim bồ câu là những câu chuyện ngụ ngôn được Lep Tônxtôi viết cho đối tượng chính là trẻ nhỏ, với cách kể chuyện hài hước, dí dỏm, truyện mang nội dung giáo dục sâu sắc
Ngày nay, bên cạnh những cuốn sách mỏng đầu tiên đó, trong sách đọc của trẻ em có thêm cả các truyện ngụ ngôn của Lép Tôn-xtôi Những truyện này được
Trang 7xếp theo thứ tự như Tôn-xtôi xếp đặt để đưa in Thoạt đầu là những câu chuyện đơn giản nhất, về sau phức tạp dần Nhưng tất cả những câu chuyện này đều dành cho những người nghe và người đọc bé nhất, những người bắt đầu yêu quý và hiểu biết tiếng nói mẹ đẻ từ vần chữ cái
2.2 Tập truyện “Kiến và chim bồ câu” với học sinh Tiểu học
Những câu chuyện ngụ ngôn trong truyện Kiến và chim bồ câu có hình thức ngắn gọn, nội dung truyện đơn giản, kết cấu mạch lạc rõ ràng Các câu chuyện ít tình tiết, thường chỉ xoay quanh một vài nhân vật Thông thường mỗi câu chuyện trong Kiến và chim bồ câu có từ 2 đến 3 nhân vật Theo số liệu thống kê, trong
103 câu chuyện có: 70 truyện có hai nhân vật, 19 truyện có ba nhân vật, 11 truyện
có một nhân vật và chỉ 3 truyện có bốn nhân vật
Các nhân vật trong truyện Kiến và chim bồ câu là các nhân vật rất gần gũi, quen thuộc với các em đó là con ngựa, con cáo, khỉ, sói, sóc, chuột hay các bác nông dân, những lão nhà giàu keo kiệt Nội dung các câu chuyện trong Kiến và chim bồ câu đề cập đến những vấn đề trong cuộc sống thường ngày mà các em có thể dễ dàng bắt gặp Chính vì vậy, khi đọc các câu chuyện, các em có thể tự rút ra những bài học đạo lý, hiểu được ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm
DANH SÁCH CÁC CÂU CHUYỆN TRONG TẬP TRUYỆN
“KIẾN VÀ CHIM BỒ CÂU”
1 Ngựa đực và
ngựa cái
27 Con quạ và các bình
53 Người đánh
cá và con cá con
79 Gấu và Ong
2 Cáo và Sếu 28 Con chim con 54 Thỏ và Ếch 80 Ong mật và Ong đực
3 Khỉ con 29 Thằng nói dối 55 Người cha và các con trai 81 Công và Sếu
4 Sói và Sóc 30 Kiến và chim bồ câu 56 Con cáo 82 Chim cun cút và người săn
5 Đôi bạn
đường
31 Quạ và đàn bồ câu
57 Muỗi và Sư
tử 83 Chim sẻ
6 Đại bàng,
quạ và người
chăn cừu
32 Rùa và đại bàng 58 Chó nhà và Chó sói 84 Diều hâu và chim bồ câu
Trang 87 Hai chú gà
trống và đại
bàng
33 Lửa và Ngựa 59 Lừa rừng và Lừa nhà 85 Người chủ và bác làm công
8 Chuột, gà
trống và mèo 34 Sư tử và Chuột
60 Ngựa và người chủ
86 Cái bình đất
và cái âu gang
9 Gà rừng và
Cáo
35 Mụ đàn bà và con
gà mái
61 Chó sói và
Dê 87 Con dơi
10 Chó sói và
chó nhà
36 Gà mái và những quả trứng vàng 62 Con hươu 88 Lão keo kiệt
11 Đắm
thuyền
37 Chó, gà trống và Cáo
63 Hươu và ruộng nho
89 Bác mu-gich
và con chó
12 Con chuột
phát phì 38 Chồn hôi
64 Ông già và thần chết
90 Con chó đeo khúc gậy
13 Chuột và
ếch 39 Sư tử, gấu và cáo
65 Sư tử và Cáo
91 Bác chăn cừu
14 Ếch, chuột
và diều hâu
40 Chó sói và bà cụ già
66 Mèo và lũ chuột
92 Chó nằm trên đống cỏ khô
15 Chuột đồng
và chuột nhà
41 Chuồn chuồn và Kiến 67 Quạ và Cáo
93 Sói và khúc xương
16 Biển, sông
và suối 42 Ếch và Sư tử
68 Hai người bạn
94 Con chó và thằng ăn trộm
17 Đại bàng
và Cáo 43 Sói và Sếu
69 Bác mu-gich và Thuỷ thần
95 Sói và Ngựa cái
18 Mèo và
Cáo
44 Những chị làm công và con gà trống
70 Chó sói và chú cừu non 96 Cáo và Sói
19 Khỉ và Cáo 45 Con chó và cái bóng của nó 71 Sư tử, chó sói và cáo 97 Hươu và Ngựa
20 Mèo đeo
nhạc
46 Hươu bố và hươu con
72 Cây sậy và cây ô-liu 98 Hai con ếch
21 Sư tử và
Lửa
47 Con cáo và chùm nho
73 Mèo và Cừu
99 Sói cái và Lợn
22 Chó sói và
Cáo
48 Gà mái và chim
én
74 Sư tử, lừa
và cáo
100 Bò đực và Ếch
23 Cáo và Chó
sói 49 Lừa đội lốt sư tử 75 Con thỏ
101 Họ nhà ếch xin cho chúng một ông vua
24 Bác nông
dân và niềm
hạnh phúc
50 Người làm vườn
và các con trai
76 Cun cút mẹ
và đàn con
102 Người lái buôn và hai tên
ăn cắp
25 Cô bé và
con ve 51 Cáo và Dê 77 Thỏ và rùa
103 Mặt trời và gió
26 Rắn nước
và nhóm 52 Sếu và Cò 78 Con công
Trang 9II Câu chuyện Sư tử và chuột trong tập truyện ngụ ngôn Kiến và chim bồ câu của Lep Tônxtôi và bài học giáo dục học sinh Tiểu học
1 Câu chuyện Sư tử và chuột
Trong một khu rừng nọ, một con sư tử đang nằm ngủ, đầu gục trên đôi chân Một con chuột nhắt đi ngang qua, bất ngờ đụng phải sư tử, quá hốt hoảng con chuột nhắt vội vàng bỏ chạy, lại đạp phải ngay lên mũi sư tử Ngứa mũi tỉnh dậy, sư tử giận dữ giơ chân chộp lấy con chuột nhắn bé nhỏ, nghĩ thầm: “Bữa xế của ta đây rồi!”
- Xin tha cho cháu! – Chuột nhắt van xin khẩn thiết
- Xin ông thả cháu ra, đến một ngày nào đó cháu sẽ đền đáp công ơn cho ông ạ
Sư tử cười khanh khách:
- Ngươi vừa bé tí, lại không có sức khoẻ thì giúp được gì cho ta? Nhưng thôi, lần này ông tha cho ngươi, lần sau đi đứng cho cẩn thận đấy!
Nói rồi sư tử rộng lượng thả con chuột đi Chuột con cảm ơn rối rít và vẫn hứa sẽ đền đáp công ơn vào một ngày nào đó
Ít ngày sau, trong khi mải mê tìm kiếm bữa trưa cho mình, sư tử đã bị dính vào bẫy lưới của một thợ săn Cựa quậy mãi mà không thể thoát ra được, sư
tử rống vang khắp cả khu rừng Chú chuột nhắt nghe thấy tiếng gầm, biết rằng
sư tử đã gặp nạn, liền chạy đến thì thấy sư tử đang bị mắc trong lưới Chú chuột liền chạy đến cắt đứt một sợt dây lưới giải thoát cho sư tử Chuột nhắt liền nói với sư tử:
- Ông còn nhớ cháu không ạ? Ông đã cười khi cháu bảo sẽ đền ơn cho ông Giờ thì ông thấy rồi đấy, bé xíu như cháu nhưng vẫn có thể cứu được cả ông đấy ạ!
2 Phân tích và bài học rút ra từ câu chuyện “Sư tử và chuột”
Trang 102.1 Phân tích câu chuyện “Sư tử và chuột”
Trong vô số các câu chuyện trong tập truyện ngụ ngôn “Kiến và chim bồ câu” của Lep Tônxtôi, tôi rất có ấn tượng với câu chuyện “Sư tử và chuột” Chuyện kể về cuộc gặp mặt bất đắt dĩ của hai loài nhân vật hoàn toàn trái ngược nhau là sư tử - chúa tể rừng xanh và chuột nhắt – con vật bé nhỏ, yếu đuối
Chuột con suýt trở thành bữa ăn cho sư tử vì vô tình va phải ngài May thay, sư
tử nhân hậu đã tha cho chuột con sau lời cầu cứu của nó Con chuột vui mừng và hứa rằng sẽ đền ơn vào một ngày nào đó Sư tử cảm thấy rất buồn cười vì nghĩ rằng con chuột bé xíu thì có thể giúp được gì cho chúa tể rừng xanh như ông Không may, một ngày nọ ông bị mắc phải lưới của thợ săn khi đang đuổi theo con mồi Con chuột đã nghe thấy tiếng gầm rống của ông và chạy đến cứu ông bằng hàm răng sắc nhọn của mình Câu chuyện là bài ca về lòng nhân ái, tốt bụng và lòng biết ơn, biết giúp đỡ người khác Truyện còn ca ngợi đức tính tốt đẹp của chuột, không chỉ biết giúp đỡ sư tử mà còn biết giữ lời hứa “Sư tử và chuột” là câu chuyện ngắn gọn, đơn giản và rất gần gũi với những câu từ dễ đọc,
dễ hiểu, những hình ảnh nhân vật có thật trong đời sống Một câu chuyện đơn giản, ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa trong đó nhiều bài học về cách làm người, các đối xử với mọi người
2.2 Bài học rút ra từ câu chuyện “Sư tử và chuột”
a) Bài học về lòng tốt bụng, nhân ái, biết giúp đỡ người khác: qua
chi tiết Sư tử tha cho chuột nhắt, chuột giúp sư tử thoát khỏi bẫy của thợ săn
b) Biết giữ lời hứa: qua chi tiết khi được sư tử tha mạng, chuột đã hứa sẽ đền ơn và đã thực hiện lời hứa khi sư tử bị mắc bẫy trong rừng
c) Bài học về sự can đảm, quyết tâm và sự thông minh, khéo léo:
mặc dù biết rõ bản chất nhỏ nhắn, yếu ớt của mình nhưng chuột vẫn can đảm và dùng trí thông minh của mình để giải cứu sư tử