Lời mở đầuVới mỗi một sinh viên Viện Toán Ứng dụng và Tin học nói chung và sinh viên chuyênngành kỹ thuật nói riêng, việc tích lũy kiến thức qua các giáo trình, bài giảng trên lớp làrất
Trang 1VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC
BÁO CÁO
NHẬP MÔN TOÁN - TIN
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2 - Toán Tin 01 - K67Nguyễn Phú Vinh 20227169Nguyễn Xuân Hải Đăng 20227040Nguyễn Tiến Đạt 20227093Nguyễn Minh Đức 20227095
Lê Trung Dũng 20227098
Trang 2Lời mở đầu
Với mỗi một sinh viên Viện Toán Ứng dụng và Tin học nói chung và sinh viên chuyênngành kỹ thuật nói riêng, việc tích lũy kiến thức qua các giáo trình, bài giảng trên lớp làrất cần thiết Tuy nhiên sẽ thật là thiếu sót nếu chúng ta không được thực hành và tìmhiểu về ứng dụng của những kiến thức đó trong đời sống và sản xuất
Là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành toán học và tin học ,chúng em đã tìm hiểu khánhiều kiến thức liên quan tới ngành học Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trởnên phổ biến trong hầu hết mọi cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đặc biệt là việc áp dụngcác giải pháp tin học trong công tác quản lý và để xây dựng những hệ thống phục vụ chocông tác sản xuất, cho đời sống của con người Vì vậy, tầm ảnh hưởng của Toán ứng dụng vàTin học vào đời sống là vô cùng lớn Chúng em hiểu rằng công việc tự học, tự tìm tòi khámphá là rất quan trọng, nhưng chỉ như thế thôi là chưa đủ Việc kết hợp yếu tố tự học thêmvới yếu tố giảng dạy của các thầy cô trên giảng đường sẽ khiến cho tốc độ tiếp thu kiến thứccủa chúng em tăng lên rất nhiều, giúp chúng em tạo ra những tư duy, sáng tạo và phát huynhững ưu điểm của bản thân Chính vì lẽ đó, để bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới,những kiến thức có được trên giảng đường là vô cùng quan trọng đối với sinh viên chúng em.Tuy còn nhiều bỡ ngỡ, nhiều điều mới lạ do chỉ mới bước chân vào môi trường đại học nhưngđược sự dìu dắt, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, chúng em đã tiếp thu được rất nhiều kiếnthức bổ ích để chuẩn bị hành trang cho con đường chúng em đã, đang và sẽ lựa chọn sau này.Bản báo cáo này được chúng em viết để tóm tắt lại những gì đã được học trong họcphần Nhập môn Toán Tin - MI2000 cũng như bàn luận sâu thêm một số chủ đề cóliên quan đến ngành như Toán và Tin học Do đây là lần đầu tiên chúng em thực hiện mộtbài báo cáo nên bài báo cáo của chúng em chắc chắn sẽ có những thiếu sót Chúng em rấtmong nhận được những sự góp ý từ thầy, cô và các bạn để bài báo cáo của nhóm chúng emđược hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Mục lục
1 Giới thiệu về Viện Toán Ứng dụng & Tin học và chuyên ngành Toán
-Tin - Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 1.1 Giới thiệu chung về Viện Toán Ứng dụng & Tin học - Đại học Bách Khoa
Hà Nội
1.2 Giới thiệu về chuyên ngành Toán Tin
1.2.1 Giới thiệu chung
1.2.2 Kiến thức được học
1.2.3 Kỹ năng có thể đạt được sau khi ra trường 4
1.2.4 Cơ hội việc làm
2 Những chia sẻ, bài giảng của một số thầy cô 5 2.1 Học tập ở đại học - Thầy Nguyễn Đình Hân 5
2.1.1 Giáo dục đại học
2.1.2 Động cơ học tập ở đại học
2.1.3 Những phương pháp học tập cơ bản 8
2.2 Làm việc nhóm và xậy dựng làm việc nhóm hiệu quả – Thầy Lê Hải Hà 8
2.2.1 Nhóm làm việc, các lợi ích của làm việc nhóm 8
2.2.2 Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả: 5 yếu tố 9
2.2.3 Kỹ năng làm việc nhóm
2.2.4 Kỹ năng lãnh đạo nhóm
2.2.5 Làm việc nhóm trong phát triển phần mềm 11
2.2.6 EXtreme Programming (XP) 1
3 Những chia sẻ của một số doanh nghiệp 14 3.1 Tâp đoàn FPT
3.1.1 Giới thiệu chung:
3.1.2 FPT Software
3.1.3 Môi truờng làm việc và văn hoá
3.1.4 Cơ hội việc làm không giới hạn tại FPT Software 14
3.1.5 Các hình thức thục tập tại FPT Software 15
3.1.6 Tổng quan về thị trường IT
3.1.7 Các công ty công nghệ tại Việt Nam đang làm gì? 17
3.1.8 Những điều nhà tuyển dụng quan tâm 18
3.1.9 Các nguồn học lập trình
3.1.10 Bí quyết học tốt ở Đại học
3.2 Tập đoàn Viettel
3.2.1 Viettel là gì?
3.2.2 Viettel là công ty tư nhân hay nhà nước? 22
3.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển của VIETTEL 22
3.2.4 Tình hình kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel năm 2020
3.2.5 Giao lưu với tập đoàn Viettel
3.2.6 Học viện Viettel và Viện đã ký thoả thuận hợp tác phát triển 24
2
Trang 41 Giới thiệu về Viện Toán Ứng dụng & Tin học và
chuyên ngành Toán - Tin - Đại học Bách Khoa Hà
- Giảng dạy và nghiên cứu toán học, toán ứng dụng và tin học;
- Tiến hành các hợp tác nghiên cứu và giảng dạy với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước
- Phối hợp với các ngành, các cấp và các doanh nghiệp trong việc đưa ứng dụng toán học,tin học vào các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, xây dựng, kỹ thuật v.v
Tiền thân của Viện Toán ứng dụng và Tin học, Đại học Bách khoa Hà Nội là Tổ Toánđược thành lập năm 1956, có nhiệm vụ giảng dạy Toán cho sinh viên toàn trường, sau làKhoa Toán – Lý (từ năm 1968) và bắt đầu đào tạo chuyên ngành (lúc đó gọi là kỹ sư ToánCông trình) theo đề xuất của Giáo sư Trần Đại Nghĩa và Giáo sư Tạ Quang Bửu
Ngày nay, đội ngũ cán bộ của Viện với hơn 70 cán bộ mà hầu hết được đào tạo Tiến
sỹ ở các nước phát triển, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình công tác Viện có quan
hệ hợp tác với nhiều khoa viện tại các trường đại học uy tín ở trong và ngoài nước Vớimong muốn đào tạo gắn liền với thực tiễn và tạo nhiều cơ hội tiếp cận việc làm cho sinhviên, Viện luôn duy trì và phát huy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các doanh nghiệp, tậpđoàn, viện nghiên cứu như Viettel, CMC, VPBank, Bảo hiểm VietinAviva, Viện Toán học,Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán v.v Nhiều sinh viên có kết quả học tập tốt đã được cácdoanh nghiệp tài trợ hay tuyển chọn ngay trong quá trình học tập
Ngoài giảng dạy toán cho SV toàn trường hàng năm, Viện còn đào tạo cử nhân kĩ thuật,
kỹ sư ngành Toán Tin, Hệ thống thông tin quản lý và kỹ sư tài năng Toán Tin Sau khitốt nghiệp, sinh viên của Viện nhanh chóng tìm được việc làm tại các ngân hàng, trungtâm phân tích tài chính, cơ quan kiểm toán thống kê, các công ty tin học, Tổng cục Thống
kê, Ủy ban kế hoạch Nhà nước, các trường đại học, cơ sở nghiên cứu v.v Theo nhiều nhàtuyển dụng đánh giá, sinh viên của Viện có nhiều ưu thế vì được trang bị nền tảng toánhọc và khoa học tính toán tốt, cùng với khả năng tư duy nhạy bén, khả năng tự học caonên dễ dàng nắm bắt và thích nghi với môi trường làm việc đòi hỏi được cập nhật liên tục
Đa số cựu sinh viên của Viện có thu nhập khá cao và ổn định Nhiều người trong số họ đãtrở thành các thành viên chủ chốt của đơn vị công tác Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp còn
có rất nhiều cơ hội học sau đại học tại nước ngoài
Về đào tạo sau đại học, Viện đào tạo 2 chuyên ngành Thạc sỹ (Toán ứng dụng; Cơ sởToán học cho Tin học) và 5 chuyên ngành Tiến sỹ (Cơ sở Toán học cho Tin học; Giải tích;Phương trình vi phân và tích phân; Lý thuyết xác suất thống kê; Toán ứng dụng)
Trang 51.2 Giới thiệu về chuyên ngành Toán Tin
1.2.1 Giới thiệu chung
Toán học là một phần của văn hóa nhân loại và là nền tảng cho các ngành khoa học tựnhiên và xã hội Bên cạnh đó Tin học là chìa khóa để thành công cho mỗi cá nhân trongthế giới hiện đại Việc áp dụng các phương pháp toán học tăng cường khả năng cho conngười về tư duy logic, phương pháp suy diễn và quy nạp Sử dụng các thành tựu của Tinhọc giúp cho con người có khả năng vượt trội về năng lực tính toán, đặc biệt trong các vấn
đề khoa học công nghệ Việc lựa chọn ngành Toán Tin ứng dụng sẽ giúp cho sinh viên đượctrang bị các kiến thức, kỹ năng và cả phương pháp tư duy chuyên nghiệp
Ngành Toán Tin có tên gọi tiếng Anh là Mathematics – Informatics Đây là ngành họcmang tính ứng dụng cao, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay Ngành ToánTin được cho là một ngành công nghệ số của mọi thời đại, Khi xã hội ngành càng pháttriển thì toán tin cũng trở thành một trong những môn học hàng đầu đối với rất nhiều lĩnhvực hiện nay Khi theo học ngành Toán tin, sinh viên sẽ được đi sâu về kiến thức trong haimảng đó là toán học ứng dụng và tin học
- Kiến thức nền tảng Tin học: Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, phân tích thuật toán, độ phứctạp, ngôn ngữ lập trình, kỹ thuật lập trình, nền tảng bảo mật an toàn và an ninh thông tin,mạng máy tính, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, phân tích và thiết kế hệ thống thôngtin Các kiến thức này là nền tảng để các bạn có thể xây dựng, phát triển, cài đặt, vậnhành, bảo trì các phần mềm, chương trình cũng như hệ thống máy tính
- Công nghệ cập nhật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông: Hệ chuyên gia, quản trị trithức, trí tuệ nhân tạo, máy học, thị giác máy, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, mạng neural họcsâu, tính toán tiến hóa, tính toán hiệu năng cao, điện toán đám mây, xử lý song song, xử lýphân tán, cơ sở dữ liệu suy diễn, kho dữ liệu, hệ hỗ trợ quyết định, block chain, hợp đồngthông minh, tự động hóa văn phòng, lập trình games, lập trình web, lập trình mobile
- Kiến thức về quản trị, kinh tế trên nền tảng công nghệ hiện đại: Thương mại điện tử, tiếpthị điện tử, khai thác dữ liệu mạng xã hội, kinh doanh thông minh, quản trị chuỗi cungứng, quản trị quan hệ khách hàng, lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp, quản trị nguồnnhân lực, quản trị quá trình kinh doanh, quản trị hiệu năng, quản trị dự án
1.2.3 Kỹ năng có thể đạt được sau khi ra trường
- Có khả năng mô tả, tính toán và mô phỏng quản lý các hệ thống, các quá trình côngnghệ, xây dựng các phần mềm ứng dụng;
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích và đưa ra giải pháp cho một số vấn đề trong Kỹ thuật,Công nghiệp, Kinh tế, Tài chính, như bài toán tối ưu, dự báo, phân tích, thống kê, hỗ trợ
ra quyết định,v.v
4
Trang 6- Có khả năng thiết lập cơ sở lý thuyết của vấn đề, mô hình hóa Toán học, và tìm cách giảiquyết vấn đề trong các lĩnh vực đa dạng và luôn biến đổi của thực tế khoa học và đời sốngkinh tế - xã hội.
1.2.4 Cơ hội việc làm
- Chuyên viên nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyên viên phần mềm tại các công tyCNTT, bưu chính, viễn thông, thương mại điện tử, tập đoàn công nghệ, ;
- Chuyên viên tin học tại các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty tài chính, bảo hiểm, ngânhàng, cơ quan hành chính nhà nước, ;
- Giảng viên tin học hoặc toán học tại các trường cao đẳng, đại học;
- Nghiên cứu viên về Toán và Tin;
- Chuyên viên thống kê phân tích, dự báo, quản trị rủi ro, thẩm định đầu tư tại các ngânhàng, công ty tài chính, bảo hiểm, các doanh nghiệp, ;
- Chuyên viên toán ứng dụng trong giao thông, viễn thông, thủy lợi, nông nghiệp, côngnghiệp, y tế,
Thống kê lĩnh vực và nghề làm việc của SAMI
2 Những chia sẻ, bài giảng của một số thầy cô
2.1 Học tập ở đại học - Thầy Nguyễn Đình Hân
Trang 7trong chính môi trường gia đình có thể thấy thông qua cách giáo dục con cái của các bậcphụ huynh về cách đối nhân xử thế, .
Giáo dục sẽ được hình thành và thông qua nhiều giai đoạn khác nhau tuy nhiên đềutuân theo trình tự phù hợp với mức độ tuổi tác: từ giáo dục cấp mầm non, giáo dục tiểuhọc cho tới giáo dục trung học và cấp độ đại học Có thể thấy được phân cấp giáo dục ngoài
ba cấp hệ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông là phổ biến hầu hết đều thamgia thì còn có thể thấy thường xuyên thực hiện và diễn ra ở các trường đại học, trường caođẳng, học viện, và về viện công nghệ Trong đó sẽ còn có bao gồm đến tất cả những hoạtđộng về bậc sau trung học phổ thông như về cao đẳng, đại học, và sau đại học là hệ caohọc, thạc sỹ, tiến sỹ, Giáo dục đại học hiện nay đang được coi là một trong những hìnhthức rất cần thiết và quan trọng bởi lẽ sau quá trình đào tạo thì lớp trẻ sẽ nắm bắt đượcnhiều kỹ năng, kinh nghiệm, tầm kiến thức cao hơn để áp dụng trong phát triển xã hội.Vậy giáo dục đại học là môi tường sư phạm giáo dục ở cấp cao hơn với mức độ kiếthức chuyên sâu theo ngành, nghề mà học sinh lựa chọn chứ không đào tạo một cách rộngtheo nhiều chuyên môn và đào tạo tại bậc đại học chỉ dành cho những người đang có nhữngnhu cầu và có đủ về những khả năng về kiến thức và xã hội tham gia học tập
Mục đích
Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế;Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và cuối cùng giáo dụcđào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người
Giáo dục về hình thức chung đều có vai trò nâng cao kiến thức con người lên một bậccao mới đáp ứng được cả nhu cầu truyền thống và cả môi tường phát triển xã hội nhưhiện nay Trong giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vựctrong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối thiểu cần thiết để phục vụ các côngtác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu các công trình khoa học cầnđến sự sáng tạo, tư duy độc lập, tư duy logic vấn đề trong giao lưu, hợp tác, .Những thay đổi lớn về kết cấu kinh tế, các ngành công nghiệp và thị trường lao độngquốc tế dẫn đến yêu cầu phát triển kiến thức nhanh chóng cũng như sự linh hoạt và
di chuyển nghề nghiệp đối với từng cá nhân Chính vì vậy, đào tạo hệ đại học chính làmột hình thức tích lũy kiến thức và tiến trình phát triển công nghệ làm cho cá nhânngười lao động linh hoạt hơn trong việc thích ứng với nghề nghiệp mới bởi lãnh tụđược cả kỹ năng và năng lực thông qua quá trình giảng dạy
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo bởi lẽ giáo dục manglại kiến thức, quan điểm và kỹ năng giúp nâng cao năng suất lao động khi có cơ hội
họ sẽ tìm được việc làm ở cả khu vực chính thức và không chính thức, thu nhập của
họ sẽ tăng cao hơn và cũng từ đó, tạo điều kiện cho họ than gia vào các quá trình xãhội một cách bình đẳng hơn nhờ nâng cao nguồn lực của người lao động.Điều này cóthể thấy rõ ràng hơn trong cuộc sống hiện nay xuất phát từ môi trường nông thônchính là việc các gia đình cố gắng cho con cái được bước ra môi trường học tập hệ đạhọc để mạnh dạn phát triển bản thân, đi tìm kiếm những cơ hội việc làm mới có thunhập cao hơn ổn định cuộc sống thay vì làm việc ở những vùng quê nghèo khó.Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn.Theo quan điểm này, giáo dục đại học là đầu vào tạo nên sự phát triển và tăng trưởng
6
Trang 8của các ngành trọng tâm phát triển như thương mại, công nghệ, bởi lẽ nhữngngười tham gia đại học đều phải có năng lực kiến thức phù hợp với chuyên ngành, tuynhiên không hẳn những người học đại học tốt nghiệp đều đạt chuẩn nhưng đối vớinhững người cống hiến cả năng lực, ký năng và kiến thức của mình sẽ là nguồn nănglực đạt chuẩn.
Mặt khác, giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu Dưới góc độ củacách nhìn này thì giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học
và nhà nghiên cứu khoa học bởi lẽ môi tường đại học đã được làm quen với việc xaydựng các đề tài, phát triển đề tài nghiên cứu khoa học đó cũng là lí do có thể khẳngđịnh giáo dục đại học đóng vai trò là hệ thống nuôi dưỡng của mọi lĩnh vực trong đờisống
Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thìnhất thiết phải kết hợp hai yếu tố là hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng laođộng Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnhvực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của chúng tachính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học bởi đây là môi trường cho phép conngười phổ cập, tiếp thu toàn bộ kiến thức, kỹ năng học tập, nghiên cứu, khai thácnhững tinh hoa, nghệ thuật cũng như phát triể hệ tư duy một cách mới mẻ hơn.2.1.2 Động cơ học tập ở đại học
Phân loại
Động cơ nhận thức - khoa học: Là đối tượng của hoạt động học tập ở sinh viên Nóbắt nguồn từ nhu cầu học tập, sự tò mò, tính ham hiểu biết và niềm tin của sinh viênvào giá trị to lớn của các tri thức khoa học Động cơ này nảy sinh ngay trong quátrình học tập, liên quan trực tiếp tới nội dung hoạt động học tập và quá trình thựchiện hoạt động này ở sinh viên
Động cơ xã hội: Động cơ này này sinh do tác động của các nhân tố bên ngoài như giađình, bạn bè, giáo viên, môi trường xã hội nhằm có được tấm bằng đại học, tiến bậc,công danh, sự hài lòng từ phía cha mẹ
Động cơ nghề nghiệp: Về bản chất, hoạt động học tập của sinh viên là hướng tới việctrở thành người lao động có trình đó sau khi tốt nghiệp đại học nên tính chất nghềnghiệp được thể hiện rõ nét trong suốt quá trình học tập của sinh viên Vì vậy, việcnắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của nghề, tiếp cận và cấp nhất kiến thức với sựphát triển của ngành nghề có ý nghĩa quan trọng, thúc đẩy sinh viên tích cực, từ giáchọc tập
Động cơ tự khẳng định mình: Sinh viên là lứa tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về trítuệ và hoàn thiện về nhân cách Họ đang trong giai đoạn chuẩn bị để trở thành ngườilao động thực thụ và không còn phụ thuộc vào gia đình Ở lứa tuổi này, họ đã là mộtcông dân thực thụ của đất nước với đẩy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật.Tất cả những điều trên làm cho họ có vai trò, vị trí xã hội rõ rệt Để có được vai trò
và vị trí đó sinh viên phải khẳng định được ban thần, mà trước hết là trong hoạt độnghọc tập - nghề nghiệp
Trang 9Hiệu quả của động cơ học tập
Những đồng cơ mang tính định hướng cụ thể, rõ ràng (động cơ tự khẳng định, động
cơ nghề nghiệp được sinh viên ĐHBKHN đánh giá cao hơn và hướng tới nhiều hơn so vớinhững động cơ mang tính định hướng chung và khái quát (động cơ nhận thức khoa học)
Do động cơ tự khẳng định được sinh viên hướng tới nhiều nhất nên về phía nhà trường nênphối, kết hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhân lực là sinh viên đã tốt nghiệp của trường
để có thể nắm bắt được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, từ đó định hướng nội dungcần đổi mới trong chương trình đào tạo của trường nhằm sát với thực tế đòi hỏi của xã hội,qua đó ta cơ hội nâng cao khả năng tìm việc làm cho sinh viên sắp tốt nghiệp Điều nàygóp phần khẳng định hơn nữa những nỗ lực của sinh viên trong quá trình học đại học
Có sự khác biệt đáng kể trong từng loại động cơ học tập khi xét theo tiêu chí nămhọc Sinh viên năm thứ 1 ý thức rõ hơn về các lực thúc đẩy họ học tập, còn đối với sinviên năm thứ 3, 4 các lực thúc đẩy này có vẻ giảm đi song về thực chất chúng gắn liền vớ
sự phát triển về nhân thức xã hội và kiến thức nghề nghiệp của sinh viên
Các loại động cơ trên đây có mối tương quan chặt chẽ với nhau và chúng như mộtlực định hướng, thúc đẩy sinh viên học tập Mối tương quan giữa các loại động cơ này chothấy, hoạt động học tập của sinh viên ĐHBKHN có tính đã động cơ Vì vậy, trong dạy học
và giáo dục, giảng viên nên thường xuyên đổi mới các phương pháp dạy học, sử dụng cáchình thức tổ chức dạy học tích cực để sinh viên luôn đứng trước những tình huống Điềunày góp phần tạo thêm động lực cho việc học của sinh viên đạt kết quả tốt hơn
2.1.3 Những phương pháp học tập cơ bản
Tìm hiểu về chương trình đào tạo của ngành, khoa của mình
Chăm chỉ đi học và chú ý lắng nghe
Đánh dấu khoanh vùng trọng tâm bài học
Tạo sự hứng khởi thoải mái trong học tập
Làm việc nhóm
E - learning
2.2 Làm việc nhóm và xậy dựng làm việc nhóm hiệu quả – Thầy
Lê Hải Hà
2.2.1 Nhóm làm việc, các lợi ích của làm việc nhóm
Khái niệm nhóm làm việc
Nhóm là một tập hợp những người có vai trò và trách nhiệm rõ ràng, có quy tắc chungchi phối lẫn nhau, thường xuyên tương tác với nhau và cùng nỗ lực để đạt được mục tiêuchung của cả nhóm
Lơi ích của làm việc nhóm
Thỏa mãn nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của mỗi thành viên;
Phát triển sự thân thiện và cởi mở;
8
Trang 10Tạo môi trường hứng khởi và giàu động lực;
Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều cơ hội phát triển;
Hoàn thành công việc tốt hơn, khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hiệu quả;
Có khả năng phản ứng trước những thay đổi và nguy cơ rủi ro;
Các thành viên chia sẻ trách nhiệm công việc và cam kết vì mục tiêu chung của nhóm
2.2.2 Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả: 5 yếu tố
Xác định mục tiêu, phân công nhệm vụ, trách nhệm rõ ràng;
Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả;
Duy trì hoạt động truyền thông/ giao tiếp hiệu quả;
Giải quyết xung đột trong nhóm;
Tăng cường động lực làm việc nhóm
2.2.3 Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là hành vi hoặc quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, cảm xúc giữa conngười với nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định Các kỹ năng giao tiếp gồm:
Có gắng tiến dần tới sự thỏa thuận giữa hai bên
Trang 11Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không?
Họ có nói một cách dễ hiểu không?
Họ có để những người khác nói hay không?
Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không?
Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không?
Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không?
Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không?
2.2.4 Kỹ năng lãnh đạo nhóm
Tố chất của người lãnh đạo
Khát vọng và nghị lực;
Có khả năng gây ảnh hưởng đối với người khác;
Nhạy cảm (nhận biết về bản thân và những gì đang/sẽ diễn ra);
Chính trực;
10
Trang 12Tự tin;
Thông minh ở mức khá;
Hiểu biết rộng về chuyên môn
Vai trò của người lãnh đạo
Là người khởi xướng;
Người làm gương;
Người biết thương thảo;
Người biết lắng nghe;
Giữ vai trò người huấn luyện;
Cá nhân và sự tương tác hơn là quy trình và công cụ;
Phần mềm chay tốt hơn là tài liệu đầy đủ;
Cộng tác với khách hàng hơn là đàm phán hợp đồng;
Phản hồi với các thay đổi hơn là bám sát kế hoạch
Nguyên tắc của Agile
Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng thông qua việc giao hàng sớm và liên tục;Chào đón việc thay đổi yêu cầu, thậm chí là những thay đổi yêu cầu muộn;
Giao phần mềm chạy được cho khách hàng một cách thường xuyên (giao hàng tuầnhơn là hàng tháng);
Nhà kình doanh và nhà phát triển phải làm việc cùng nhau hàng ngày trong suốt dựán;
Xây dựng các dự án xung quanh những cá nhân có động lực Cung cấp cho họ môitrường và sự hỗ trợ cần thiết và tin tưởng để hoàn thành công việc;
Phương pháp hiệu quả nhất để truyền đạt thông tin tới nhóm phát triển và trong nội
bộ nhóm phát triển là hội thoại trực tiếp;
Phần mềm chạy tốt là thước đo chính của tiến độ;
Trang 13Phát triển bền vững và duy trì nhịp độ phát triển liên tục;
Liên tục quan tâm đến kĩ thuật và thiết kế để cải tiến sự linh hoạt;
Sự đơn giản là cần thiết - nghệ thuật tối ưu hóa lượng công việc chưa hoàn thành;Nhóm tự tổ chức;
Đội sản xuất sẽ thường xuyên suy nghĩ về việc làm sao để trở nên hiệu quả hơn, sau
đó họ sẽ điều chỉnh và thay đổi các hành vi của mình cho phù hợp