1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam

164 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT TRÊN NGƯỜI VIỆT NAM
Tác giả Cái Hữu Ngọc Thảo Trang
Người hướng dẫn TS NGUYỄN HOÀNG VŨ, PGS.TS NGUYỄN ANH TUẤN
Trường học ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM
Chuyên ngành Khoa học Y sinh (Giải phẫu người)
Thể loại LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 3,3 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (19)
    • 1.1. GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT (19)
    • 1.2. LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ (33)
    • 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỘNG MẠCH MẶT (44)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (48)
    • 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (48)
    • 2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (48)
    • 2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (48)
    • 2.4. CỠ MẪU CỦA NGHIÊN CỨU (49)
    • 2.5. XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ ĐỘC LẬP VÀ PHỤ THUỘC (50)
    • 2.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG, THU THẬP SỐ LIỆU (59)
    • 2.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (66)
    • 2.8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (67)
    • 2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU (68)
  • Chương 3. KẾT QUẢ (69)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.2. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT (70)
    • 3.3. LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ (92)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (100)
    • 4.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT (0)
    • 4.2. LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ (120)
  • KẾT LUẬN (134)

Nội dung

Nguyên uỷ và phân nhánh động mạch mặt “Nguồn: Sobotta 2028” [37]Các nhánh bên của ĐMM đoạn mặt có đường đi ngoằn ngoèo và biến thiên đa dạng nên được thống nhất bằng định nghĩa trong từ

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Xác ướp formalin người Việt Nam trên 18 tuổi

- Xác ướp người Việt Nam trên 18 tuổi tại Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

- Vùng cổ không gập cứng

- Vùng mặt và vùng cổ còn nguyên vẹn, chưa được phẫu tích

- Không chấn thương, không u, không dị tật gây biến dạng vùng mặt

- Không ghi nhận tiền căn phẫu thuật vùng mặt và vùng cổ thông qua việc ghi nhận sẹo da khi phẫu tích các vùng này

- Ghi nhận u xuất hiện trong quá trình phẫu tích

- Ghi nhận xơ dính trong quá trình phẫu tích nghi ngờ đã từng phẫu thuật vùng mặt cổ

THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2021 đến tháng 10/2022

Nghiên cứu được tiến hành tại Bộ môn Giải Phẫu Học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

CỠ MẪU CỦA NGHIÊN CỨU

Với thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, chúng tôi chọn lấy mẫu thuận tiện, nghĩa là lấy toàn xác ướp formaline người Việt Nam trên 18 tuổi tại Bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thoả điều kiện chọn mẫu Qua khảo sát có tổng 52 xác tương đương102 mẫu thoả điều kiện chọn mẫu

Trong các nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên xác đã công bố và ghi nhận trong tổng quan, nghiên cứu có số mẫu lớn nhất n 4 của tác giả Loukas 42 có tỉ lệ động mạch mặt ghi nhận là p = 0,986

Chúng tôi kiểm tra lại bằng công công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ với dân số hữu hạn 58 theo công thức

Với dân số hữu hạn n = 102

Chọn p = 0,986 là tỉ lệ ước đoán trong nghiên cứu của chúng tôi

Với p > 0,9 thì mức sai số tuyệt đối chấp nhận d = ,-0

Với mức ý nghĩa thống kê 5% ( Sai lầm loại 1 a = 0,05), độ tin cậy 95% thì giá trị phân phối chuẩn 𝑍 ,- a

Khi chúng tôi chọn lấy mẫu thuận tiện thì n = 102 ≥ 94, đáp ứng được công thức tính cỡ mẫu Như vậy, với n = 102, kết quả nghiên cứu sẽ có giá trị phân phối chuẩn 𝒁 𝟏- a

𝟐 = 1,96, ý nghĩa thống kê 5%, độ tin cậy 95% và mức sai số tuyệt đối chấp nhận d = 0,07.

XÁC ĐỊNH CÁC BIẾN SỐ ĐỘC LẬP VÀ PHỤ THUỘC

Đặc điểm chung của mẫu được mô tả bởi các biến trong bảng 2.1:

Bảng 2.1.Biến số mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tên biến Loại Giá trị

Giới Định danh Nam - Nữ

Dân tộc Định danh Kinh - Khác

Tuổi Định lượng không liên tục Số

Vị trí Định danh Trái – Phải Đặc điểm nguyên uỷ, kích thước, đường đi, phân nhánh của động mạch mặt và các nhánh của động mạch mặt được mô tả bởi các biến trong các bảng tư 2.2 đến 2.9 như sau:

Bảng 2.2 Biến số mô tả đặc điểm nguyên uỷ, kích thước của ĐMM

Tên biến Loại Giá trị

Dạng nguyên uỷ ĐMM Định danh 1 Độc lập

3 Thân chung giáp lưỡi mặt

4 Khác Nửa chu vi dẹt của ĐMM tại nguyên uỷ (F0) Định lượng liên tục Milimet - mm

Nửa chu vi dẹt của ĐMM tại bờ dưới thân xương hàm dưới (F1) Định lượng liên tục Milimet - mm

Tên biến Loại Giá trị

Nửa chu vi dẹt của ĐMM trên mặt phẳng ngang đi qua góc miệng (F2) Định lượng liên tục Milimet - mm

Nửa chu vi dẹt của ĐMM trên mặt phẳng ngang đi qua chân cánh mũi (F3) Định lượng liên tục Milimet - mm

Chiều dài thân chung lưỡi mặt Định lượng liên tục Milimet - mm

Bảng 2.3 Biến số mô tả đặc điểm động mạch dưới cằm

Tên biến Loại Giá trị Động mạch dưới cằm Định danh Có/ Không

Nguyên uỷ ĐMDC Định danh 1 Từ ĐMM

2 Khác Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐMDC đến nguyên uỷ ĐMM Định lượng liên tục Milimet – mm

Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐMDC đến bờ dưới xương hàm Định lượng liên tục Milimet – mm

Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐMDC đến góc hàm Định lượng liên tục Milimet – mm

Chiều dài ĐMDC Định lượng liên tục Milimet – mm

Số lượng nhánh xuyên ĐMDC Định lượng không liên tục

Nửa chu vi dẹt của ĐMDC tại nguyên uỷ Định lượng liên tục Milimet – mm

Bảng 2.4 Biến số mô tả đặc điểm phân nhánh động mạch mặt

Tên biến Loại Giá trị

Số lượng nhánh Định lượng không liên tục 1,2,3,4,5…

Dạng tổ hợp phân nhánh của ĐMM Định danh Là tổ hợp tất cả các phân nhánh

Nhánh tận của ĐMM Định danh 1 ĐMMD

Bảng 2.5 Biến số mô tả đặc điểm động mạch môi dưới

Tên biến Loại Giá trị Động mạch môi dưới Định danh Có/ Không

Nguyên uỷ ĐMMD Định danh 1 Từ ĐMM

2 Khác Liên quan ĐMMD với cơ vòng miệng Định danh 1 Nông

2 Sâu Liên quan ĐMMD với góc miệng Định danh 1 Trên

Dạng ĐMMD Định danh 1 Dạng điển hình

Tên biến Loại Giá trị

3 Khác Hình dáng đường đi của ĐMMD Định danh 1 ngoằn ngoèo

2 thẳng Độ sâu của ĐMMD Định danh 1 Dưới niêm

3 Dưới da Nguồn cấp máu môi dưới khi không có ĐMMD Định danh 1 ĐMMD đối bên

2 Khác Dạng đường đi ĐMMD đối bên cấp máu bù trừ Định danh 1 Đi đến tận cùng

2 Đi đến đường giữa rồi phân nhánh ĐM cằm môi ngang Định danh Có/ Không

Nửa chu vi dẹt của ĐMMD tại nguyên uỷ Định lượng liên tục

Bảng 2.6 Biến số mô tả đặc điểm động mạch môi trên

Tên biến Loại Giá trị Động mạch môi trên Định danh Có/ Không

Nguyên uỷ ĐMMT Định danh 1 Từ ĐMM

2 Khác Liên quan ĐMMT với góc miệng Định danh 1 Trên

3 Dưới ĐMMT trên góc miệng Định lượng liên tục Milimet – mm

Tên biến Loại Giá trị

Hình dáng đường đi của ĐMMT Định danh 1 ngoằn ngoèo

2 thẳng Độ sâu của ĐMMT Định danh 1 Dưới niêm

Số lượng nhánh trụ mũi từ ĐMMT Định lượng không liên tục 1,2,3,4,5…

Nửa chu vi dẹt của ĐMMT tại nguyên uỷ Định lượng liên tục Milimet – mm

Bảng 2.7 Biến số mô tả đặc điểm động mạch cánh mũi dưới

Tên biến Loại Giá trị Động mạch cánh mũi dưới Định danh Có/ Không

Nguyên uỷ ĐMCMD Định danh 1 Từ ĐMM

2 Khác Nửa chu vi dẹt của ĐMCMD tại nguyên uỷ Định lượng liên tục Milimet – mm

Bảng 2.8 Biến số mô tả đặc điểm động mạch mũi bên

Tên biến Loại Giá trị Động mạch mũi bên Định danh Có/ Không

Nguyên uỷ ĐMMB Định danh 1 Từ ĐMM

2 Khác ĐMMB độc lập với ĐMMT và ĐMCMD Định danh Có/ Không

Tên biến Loại Giá trị ĐMMB cho ĐMCMD Định danh Có/ Không ĐM sống mũi từ ĐM mắt Định danh Có/ Không

Thông nối với ĐM sống mũi từ ĐM mắt Định danh Có/ Không Thông nối với ĐM góc từ ĐM mắt Định danh Có/ Không Nửa chu vi dẹt của ĐMMB tại nguyên uỷ Định lượng liên tục

Bảng 2.9 Biến số mô tả đặc điểm động mạch góc

Tên biến Loại Giá trị Động mạch góc Định danh Có/ Không

Nguyên uỷ ĐMG Định danh 1 Từ ĐMM

Dạng ĐMG Định danh 1 Dạng điển hình

4 Khác Thông nối ĐMG từ ĐMM và ĐMG từ ĐM mắt Định danh Có/ Không

Nửa chu vi dẹt của ĐMG tại nguyên uỷ Định lượng liên tục

Thân dưới ổ mắt Định danh Có/ Không

Nửa chu vi dẹt của thân dưới ổ mắt tại nguyên uỷ Định lượng liên tục

Liên quan giữa ĐMM và các nhánh của ĐMM với một số mốc giải phẫu vùng mặt, cổ được mô tả bởi các biến trong bảng 2.10:

Bảng 2.10 Biến số mô tả liên quan ĐMM với một số mốc giải phẫu vùng cổ

Tên biến Loại Giá trị

Liên quan nguyên uỷ ĐMM với bụng sau cơ hai thân Định danh 1 Trên

2 Dưới Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐMM đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài Định lượng liên tục Milimet – mm

Liên quan ĐMM với tuyến dưới hàm Định danh 1 Nông

Bảng 2.11 Biến số mô tả liên quan ĐMM với một số mốc giải vùng bờ dưới xương hàm dưới

Tên biến Loại Giá trị

Liên quan ĐMM với TMM tại bờ dưới xương hàm dưới Định danh 1 Trước

Số lượng nhánh thần kinh bờ hàm dưới Định lượng không liên tục

Tên biến Loại Giá trị

Liên quan ĐMM với nhánh kinh bờ hàm dưới của thần kinh mặt Định danh 1 Nông

4 Khác Khoảng cách từ ĐMM đến góc hàm tại bờ dưới xương hàm dưới Định lượng liên tục Milimet – mm

Bảng 2.12 Biến số mô tả liên quan ĐMM với bờ môi dưới

Tên biến Loại Giá trị

Khoảng cách D theo trục dọc đi qua góc miệng Oc (D1) Định lượng liên tục Milimet – mm

Khoảng cách D theo trục dọc đường giữa Om (D2) Định lượng liên tục Milimet – mm

Khoảng cách D theo trục dọc đi qua điểm giữa góc miệng và điểm giữa đường gian môi Oo (D3) Định lượng liên tục Milimet – mm

Với khoảng cách D là khoảng các từ nhánh ĐMM (ĐMMD) đến bờ môi dưới

Bảng 2.13 Biến số mô tả liên quan ĐMM với một số mốc giải phẫu vùng má

Tên biến Loại Giá trị

Khoảng cách từ ĐMM đến góc miệng theo mặt phẳng ngang Định lượng liên tục Milimet – mm

Nguyên uỷ ĐMMT và hình vuông 1,5 cm trên ngoài góc miệng Định danh 1 Trong

Liên quan giữa ĐMM với rãnh mũi môi Định danh 1 Trong

3 Bắt chéo 1 lần (ngoài vào trong)

4 Bắt chéo 1 lần (trong ra ngoài)

5 Khác Khoảng cách từ ĐMM đến chân cánh mũi theo phương ngang Định lượng liên tục Milimet – mm

Bảng 2.14 Biến số mô tả liên quan ĐMM với mốc giải phẫu vùng mắt

Tên biến Loại Giá trị

Khoảng cách từ ĐMM đến điểm giữa bờ mi dưới theo mặt phẳng dọc Định lượng liên tục

Khoảng cách từ ĐMM đến góc trong của mắt theo mặt phẳng dọc Định lượng liên tục

Khoảng cách từ ĐMM đến góc trong của mắt theo mặt phẳng ngang Định lượng liên tục

Khoảng cách từ ĐMM đến đường giữa theo mặt phẳng ngang Định lượng liên tục

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG, THU THẬP SỐ LIỆU

- Dụng cụ phẫu tích: lưỡi dao số 10 và 11, kẹp mang kim, kéo metzenbaum, kẹp có mấu/ không mấu, banh tự động, kính lúp x 2,5

+ Thước Vernier Capiler Digital, hiển thị kết quả đến 0,01mm đã được kiểm định theo Giấy chứng nhận hiệu chuẩn số DHYD2021-01/1 (hình 2.1)

+ Kim đầu tròn cố định

Hình 2.1 Thước Vernier Capiler Digital đã kiểm định

Chứng nhận đạt chuẩn số DHYD2021-01/1

“Nguồn: Dụng cụ nghiên cứu tự trang bị”

- Máy chụp ảnh kỹ thuật số - Macro lens và chân máy ảnh để chụp ảnh các mẫu đã phẫu tích (hình 2.2)

Máy ảnh kỹ thuật số Lens Macro Chân máy ảnh

Hình 2.2 Dụng cụ chụp ảnh

“Nguồn: Dụng cụ nghiên cứu tự trang bị”

- Vùng cổ: Rạch da theo đường giữa bóc tách vào vùng tam giác cảnh bọc lộ động mạch cảnh ngoài

- Vùng mặt: Rạch da theo đường giữa từ đường chân tóc đến gốc mũi rồi rạch tiếp theo rãnh mũi má ở hai bên mũi cho đến nhân trung Rạch đường giữa ở nhân trung, bờ dưới môi dưới đến ụ cằm Rạch da theo đường chân tóc từ giữa trán ra phía sau, kết thúc ở phía trên ống tai ngoài khoảng 5 cm Rạch da từ ụ cằm dọc theo bờ hàm dưới đến góc hàm rồi tiếp tục đường rạch ngay ở phía trước bình tai rồi kết thúc ở bờ trên ống tai ngoài

- Đường rạch khép kín vòng quanh mí mắt tạo thuận lợi để lật cả vạt da về phía sau, bộc lộ toàn bộ vùng mặt

- Tiến hành tách lớp mỡ ở trước bình tai để xác định được bờ trên tuyến mang tai Bọc lộ hoàn toàn phần trước tuyến mang tai để xác định được các nhánh chính của thần kinh mặt, quan trọng hơn hết là nhánh thái dương, nhánh gò má và nhánh má Dọc theo các nhánh chính, phẫu tích cẩn thận dưới sự hỗ trợ của kính lúp để bộc lộ các nhánh động mạch mặt

- Tính từ đường giữa mặt, bóc bỏ lớp mỡ, bóc tách lớp cân cơ nông của mặt để làm rõ các cơ trán, cơ vòng mắt, cơ gò má lớn, cơ gò má bé, cơ nâng môi trên cánh mũi Hai cơ gò má có thể được cắt ngang, lật về hai phía để làm rõ đường đi của các nhánh động mạch mặt

- Phẫu tích theo đường đi của ĐMM

Hình 2.3 Đường rạch da trên xác ướp nhìn chính diện

Hình 2 4 Đường rạch da trên xác ướp nhìn nghiêng

Phương pháp đo đạc Đo đường kính động mạch tại nguyên uỷ

- Tại vị trí gốc phân nhánh động mạch thường phình to hơn và đường kính chưa ổn định nên chúng tôi chọn vị trí được đo thường cách sát gốc điểm phân chia 5mm để đảm bảo độ chính xác của đường kính động mạch

- Kẹp ĐM, đo chiều rộng đoạn đã kẹp chính là nửa chu vi dẹt của ĐM

- Chu vi động mạch là 2C, 2C = pd với p = 3,1416, đường kính mạch máu là d Từ đó, suy ra đường kính mạch máu là theo công thức: d = 2C: p

Hình 2.5 Đo nửa chu vi dẹt của mạch máu

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu” Đo chiều dài động mạch

- Chiều dài của một ĐM được tính từ nguyên uỷ đến điểm tận cùng

- Đối với những ĐM gấp khúc, chúng tôi dùng sợi chỉ nilon đỏ chạy theo chiều dài ĐM, đánh dấu điểm đầu và điểm cuối và dùng thước để đo chiều dài đoạn chỉ

Hình 2.6 Đo chiều dài động mạch

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu” Đo khoảng cách các vị trí phân nhánh:

Tính từ bờ trên của động mạch này đến bờ trên của động mạch tiếp theo Chúng tôi dùng sợi chỉ chạy theo chiều dài ĐM, đánh dấu điểm đầu và điểm cuối và dùng thước để đo chiều dài đoạn chỉ

Hình 2.7 Đo khoảng cách 2 điểm phân nhánh

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu” Đo khoảng cách các điểm:

- Là độ dài đường thẳng nối trực tiếp 2 điểm.Đối với mỗi thông số, chúng tôi thực hiện đo 3 lần và lấy giá trị trung bình cộng làm giá trị đại diện cho thông số đó

- Ghi nhận giá trị đo chính xác đến 0,01mm

Hình 2.8 Đo khoảng cách 2 điểm

Ghi nhận liên quan giữa ĐMM và một số mốc mốc giải phẫu

- Xác định điểm góc hàm hay điểm Gonion, Go: điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm dưới theo Swennen (2006) 89,90

- Xác định điểm góc miệng cheilion, ch: là nơi gặp nhau của môi trên và môi dưới theo Swennen (2006) 89,90

- Xác định điểm góc mắt trong là nơi gặp nhau của mí trên và mí dưới ở góc mắt trong theo Swennen (2006) 89,90

Hình 2.9 Liên quan giữa ĐM môi dưới dang cằm môi ngang với bờ môi dưới và bờ dưới xương hàm dưới

Hình 2.10 Hệ toạ độ góc miệng

Chấm tím: Trục Ox, Oy hệ toạ độ góc miệng Chấm xanh: Vị trí nguyên uỷ ĐM môi dưới và ĐM môi trên

Hình 2.11 Liên quan giữa ĐMM và một số mốc giải phẫu vùng mặt

Tất cả các nội dung nghiên cứu được ghi nhận lại trên bảng thu thập số liệu và được mã hoá nhập vào bảng excel

Các hình ảnh phẫu tích xác được ghi nhận thông tin trên bảng thu thập số liệu, chụp và quay nhiều tư thế và lưu trữ cẩn thận

Các file được đặt tên theo qui tắc như sau để dễ quản lý: Mã hóa từng trường hợp Mã số xác - Họ và tên – Số thứ tự trong mẫu nghiên cứu.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu theo quy trình sau:

Xác ướp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu Động mạch mặt nguyên vẹn

Ghi nhận các đặc điểm giải phẫu Động mạch mặt bị đứt ráchDừng nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

- Dữ liệu nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm thống kê IBM SPSS Statistics (Version 27.0) Các kiểm định đều được thực hiện với độ tin cậy 95% và giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê

+ Các biến số định lượng được mô tả bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu phân phối chuẩn, dưới dạng số trung vị (khoảng phân vị thứ nhất; khoảng phân vị thứ ba) nếu không có phân phối chuẩn

+ Các biến số định danh được mô tả bằng tần số và tỷ số phần trăm n (%)

+ Để so sánh hai nhóm biến số định danh: Kiểm định Chi bình phương (Chi- square test) dùng để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm hoặc kiểm định chính xác Fisher (Fisher’s exact test) trong trường hợp hơn 20% số ô vọng trị nhỏ hơn 5,0

+ Kiểm định t-test được dùng để so sánh sự khác biệt về 2 giá trị trung bình giữa 2 nhóm nếu số liệu tuân theo phân phối chuẩn Kiểm định phi tham số Mann-Whitney U được dùng để so sánh 2 trung vị của 2 nhóm nếu số liệu không tuân theo phân phối chuẩn

+ Kiểm định phương sai một yếu tố ANOVA một chiều được dùng để so sánh sự khác biệt về giá trị trung bình giữa các nhóm (≥ 3 nhóm), nếu số liệu tuân theo phân phối chuẩn hoặc phương sai đồng nhất Kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis được dùng để so sánh trung vị của các nhóm (≥ 3 nhóm) nếu số liệu không tuân theo phân phối chuẩn hoặc phương sai không đồng nhất

Sai số và cách khống chế sai số

- Sai số thực nghiệm: sai số không chắc chắn, sai số ngẫu nhiên khi đo đạc

- Sai số hệ thống: Khi tất cả các giá trị của đối tượng đo đều sai cùng một mức

+ Nghiên cứu viên là người trực tiếp quan sát, đánh giá, đo đạc và ghi nhận các số liệu trong nghiên cứu

+ Độ tin cậy của kết quả nghiên cứu được kiểm định bằng hệ số tương quan Pearson (r) Trong quá trình xác định điểm mốc và đo đạc, lấy ngẫu nhiên 20 mẫu đo các kích thước và sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 27.0 tính hệ số tương quan Pearson Nếu tương quan r ≥ 0,8 thì nhận kết quả các biến số đã đo Nếu tương quan r < 0,8 sẽ tiến hành đo đạc lại các biến số

Sai số trong quá trình thu thập bảng số liệu - cách khắc phục:

+ Nội dung nghiên cứu, luôn bám sát mục tiêu nghiên cứu và bảng thu thập số liệu

+ Trong quá trình ghi nhận các biến định danh luôn đảm bảo có 3 người kinh nghiệm phẫu tích xác vùng đầu mặt cổ.

ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu của chúng tôi đã được Hội đồng Đạo đức trường Đại học Y Dược TP.HCM xét duyệt, thông qua và cho phép thực hiện Mã số: IRB- VN01002/IRB00010293/FWA00023448

Mẫu sử dụng trong nghiên cứu là những người tình nguyện hiến xác cho mục đích học tập và nghiên cứu y khoa, được bảo mật danh tính Số liệu được thu thập, xử lý và phân tích một cách chính xác, tin cậy Số liệu đầu tra chỉ được sử dụng và công tác nghiên cứu, không sử dụng vào các mục đích khác Kết quả nghiên cứu không sử dụng vào mục đích thương mại Các kết quả của nghiên cứu được phản hồi cho cộng đồng và các bên liên quan.

KẾT QUẢ

ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH MẶT

3.2.1 Đặc điểm nguyên uỷ, kích thước động mạch mặt

Có 2 dạng nguyên uỷ ĐMM: 96 trường hợp (94,12% ) xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài, 6 trường hợp (5,88% ) từ thân chung lưỡi mặt 6 thân chung lưỡi mặt gồm 4 xác nam, 3 bên phải và 3 bên trái Không có sự khác nhau giữa hai giới và vị trí trái / phải về dạng nguyên uỷ ĐMM (p > 0,05)

Hình 3.1 ĐMM xuất phát trực tiếp từ động mạch cảnh ngoài

1: ĐM cảnh ngoài - 2: ĐM giáp trên -3: ĐM lưỡi - 4: ĐM mặt

“Nguồn: Mã xố xác: 655 – Trái”

Hình 3.2 ĐMM xuất phát từ thân chung lưỡi mặt

1: ĐM cảnh ngoài - 3: Thân chung lưỡi mặt - 4: ĐM mặt - 5: ĐM lưỡi

“Nguồn: Mã xố xác: 692 - Phải”

Chiều dài trung bình của thân chung lưỡi mặt là 10,75 mm (8,5 - 12,5), nam 11,2 mm và nữ 8,5mm Chiều dài thân chung lưỡi mặt ĐMM không có sự khác biệt giữa hai giới và vị trí trái / phải (p >0,05) Đường kính ngoài của ĐMM tại nguyên uỷ (F0) giao điểm của ĐMM với bờ dưới thân xương hàm dưới (F1), mặt phẳng ngang đi qua góc miệng (F2) và mặt phẳng ngang đi qua chân cánh mũi (F3) được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2 Đường kính ngoài của ĐMM tại một số mặt phẳng vùng mặt Đường kính ngoài của ĐMM

Trung bình Nam Nữ Phải Trái

1,89 ± 0,64 (0,64 - 3,18) 2,01± 0,62 1,64±0,62 1,73±0,65 2,05±0,59 Tại bờ dưới thân xương hàm dưới

Ngang mứ chân cánh mũi F3

3.2.2 Đặc điểm đường đi và phân nhánh động mạch mặt

3.2.2.1 Động mạch dưới cằm Động mạch dưới cằm (ĐMDC) hiện diện ở đủ 102 mẫu (100%) Khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐMDC đếm nguyên uỷ ĐMM 27,5 mm (15,5 - 42,5 mm), đến bờ dưới xương hàm dưới 7,5 mm (3 - 9 mm), đến góc hàm trung 22,6 mm (18,8 - 30,5 mm) Chiều dài trung bình của ĐMDClà 72,5 mm (51,5

- 95 mm), cho từ 2 đến 5 nhánh xuyên Đường kính ngoài của ĐMDC nhỏ nhất là 0,32 mm, lớn nhất là 1,91 mm, trung bình là 1,01 mm

Hình 3.3 Nhánh động mạch dưới cằm của động mạch mặt

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã xố xác: 848 Phải”

3.2.2.2 Đường đi và phân nhánh động mạch mặt đoạn mặt

8 dạng nhánh của ĐMM đoạn mặt được ghi nhận trong nghiên cứu là ĐM môi dưới, ĐM môi trên, ĐM cánh mũi dưới, ĐM mũi bên, ĐM góc điển hình, ĐM góc dạng cơ vòng mắt, ĐM góc nhánh trán và thân dưới ổ mắt Một trường hợp ĐMM qua khỏi bờ hàm dưới thì cho nhánh tận gần bờ hàm dưới khi chưa phân nhánh ĐM môi dưới Dạng phân nhánh và đường đi của phân nhánh ĐMM khác nhau giữa các cá thể khác nhau và khác nhau giữa bên trái và bên phải trên cùng 1 xác

Nhánh ĐM môi trên chiếm tỉ lệ cao nhất là 87,25% Tỉ lệ 8 dạng nhánh của ĐMM trong 102 mẫu được ghi nhận cụ thể trong bảng 3.3

Bảng 3.3 Tỉ lệ các loại nhánh của Động mạch mặt Loại phân nhánh Số lượng (n = 102) % ĐM môi dưới 80 78,43% ĐM môi trên 89 87,25% ĐM cánh mũi dưới 59 57,84% ĐM mũi bên 67 64,71% ĐM góc điển hình 22 21,57% ĐM góc cơ vòng mắt 10 9,80 % ĐM góc có nhánh trán 2 1,96 %

Thân dưới ổ mắt 18 17,65 % ĐMM có thể có từ 1 nhánh - 6 nhánh với tỉ lệ lần lượt là 1 nhánh (7,84%),

2 nhánh (11,76%), 3 nhánh (29,41%), 4 nhánh (31,37%), 5 nhánh (17,65%) và

6 nhánh (0,98%) 8 dạng nhánh ĐMM sắp xếp thành 35 kiểu tổ hợp và 1 trường hợp thiểu sản ghi nhận cụ thể trong phụ lục Kiểu tổ hợp nhiều nhất là ĐM môi dưới - ĐM môi trên - ĐM cánh mũi dưới - ĐM mũi bên chiếm 16,67%

Khi ĐMM dừng lại ở phân nhánh nào thì phân nhánh đó trở thành nhánh tận Số lượng cụ thể trong bảng 3.4 và hình 3.4

Bảng 3.4 Phân loại ĐMM theo nhánh tận Nhánh tận của ĐM mặt Số lượng (n2) Tỉ lệ % ĐM môi dưới 5 4,90 % ĐM môi trên 5 4,90 % ĐM cánh mũi dưới 7 6,86 % ĐM mũi bên 33 32,35 % ĐM Góc điển hình 21 20,59 %

(51,50%) dạng cơ vòng mắt 10 9,80 % nhánh trán 2 1,96 %

Hình 3.4 Các dạng nhánh tận của Động mạch mặt trong nghiên cứu

Hình 3.5 Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch môi dưới

1: Động mạch môi dưới – 2 Động mạch ngang mặt

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 829 Phải”

Hình 3.6.Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch môi trên

1: Động mạch môi dưới – 2 Động mạch môi trên

‘”Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 791 Phải”

Hình 3.7 Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch cánh mũi dưới

1: ĐM môi dưới - 2: ĐM môi trên - 3: ĐM cánh mũi dưới

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 589 Trái”

Hình 3.8 Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch mũi bên

1: ĐM môi dưới - 2: ĐM môi trên - 3: ĐM cánh mũi dưới - 4: ĐM mũi bên

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 586 Phải”

Hình 3.9 Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc điển hình

1: ĐM môi dưới - 2: ĐM môi trên – 3: ĐM mũi bên – 4: ĐM góc dạng điển hình “Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 797 Trái”

Hình 3.10 Động mạch mặt tận cùng bằng ĐM góc dạng cơ vòng mắt

1: ĐM môi dưới - 2: ĐM môi trên – 3: ĐM mũi bên – 4: ĐM góc dạng cơ vòng mắt “Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 655 Trái”

Hình 3.11 Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc nhánh trán

1: ĐM môi dưới - 2: ĐM môi trên - 3: ĐM cánh mũi dưới-

4: ĐM mũi bên - 5: ĐM góc - 6: nhánh trán “Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 655 Phải”

Hình 3.12 Động mạch mặt dạng 2 thân

1:ĐM môi dưới - 2:ĐM môi trên 3:ĐM cánh mũi dưới- 4:ĐM mũi bên - 5: Thân ổ mắt “Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 858 Phải”

Hình 3.13.Động mạch mặt dạng thiểu sản

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 646 Phải”

Trong 5 mẫu ĐM mặt tận cùng ở ĐM môi dưới, vùng môi trên và vùng mũi được cấp máu bởi 2 nguồn cấp máu bù trừ là ĐM ngang mặt: 3 trường hợp và ĐM mặt đối bên: 2 trường hợp

Trong 5 mẫu ĐM mặt tận cùng ở ĐM môi trên, vùng mũi được cấp máu bởi 2 nguồn cấp máu bù trừ là: ĐMM đối bên: 2 trường hợp, ĐM mắt: 2 trường hợp và ĐM dưới ổ mắt: 1 trường hợp Đường kính ngoài tại nguyên uỷ của các nhánh ĐM mặt ghi nhận trong bảng 3.5, ở nam lớn hơn nữ và bên phải lớn hơn bên trái Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ở nhánh ĐM môi dưới và ĐM môi trên (p < 0,05) Đường kính ngoài trung bình của các nhánh ĐM mặt được ghi nhận chi tiết trong bảng 3.5

Bảng 3.5 Đường kính ngoài của các nhánh ĐMM Đường kính ngoài Trung bình

(mm) ĐM môi dưới 1,29 0,64 - 2,55 ĐM môi trên 1,28 0,64 - 2,55 ĐM cánh mũi dưới 0,77 0,32 - 1,91 ĐM mũi bên 1,02 0,32 - 2,23 ĐM Góc 0,50 0,32 - 0,96

3.2.3 Đặc điểm giải phẫu động mạch môi dưới

80 ĐM môi dưới trong nghiên cứu xuất phát từ ĐM mặt, đi sâu dưới cơ vòng miệng Vị trí nguyên uỷ ĐM môi dưới ở dưới mức góc miệng chiếm tỉ lệ cao nhất là 91,25% (bảng 3.6)

Bảng 3.6 Liên quan vị trí nguyên uỷ ĐM môi dưới với góc miệng

Nguyên uỷ ĐM môi dưới với góc miệng

“ Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác 585 phải”

Hình 3.14: Động mạch môi dưới dạng điển hình

Hình 3.15 Động mạch môi dưới dạng cằm môi ngang

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 655 Phải”

Hình 3.16 Nguyên uỷ động mạch môi dưới trên góc miệng

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 584 Phải”

Trong 80 ĐM môi dưới có 71 trường hợp (88,75%) đi dưới góc miệng, chạy ngang song song rãnh cằm rồi mới cho nhánh vào cấp máu vùng môi dưới

(dạng biến thể) và 9 trường hợp (11,25%) đi đến góc miệng và phân nhánh chạy dọc theo bờ viền môi đỏ của môi dưới (dạng điển hình) ĐM môi dưới chạy ngoằn ngoèo, cấp máu cho vùng môi dưới và vùng cằm Độ nông sâu của ĐM môi dưới trong vùng môi đỏ ghi nhận cụ thể trong bảng 3.7

Bảng 3.7 Độ sâu của ĐM môi dưới vùng môi dưới Độ sâu ĐMMD (n) Dưới niêm Trong cơ Dưới da

Trong 22 trường hợp không có ĐM môi dưới, 20 trường hợp cấp máu bởi ĐM môi dưới bên, 1 trường hợp từ ĐM cằm và 1 trường hợp từ ĐM dưới cằm

20 trường hợp cấp máu bởi ĐM môi dưới bên có 2 dạng đường đi như sau:

- Dạng 1 (n): ĐM môi dưới đối bên đi đến tận cùng, cho các nhánh cấp vùng môi bên không có ĐM môi dưới

- Dạng 2 (n=8): ĐM môi dưới đi đến đường giữa vào cơ vòng miệng rồi phân nhánh vuông góc cấp máu 2 vùng môi trái, phải

Hình 3.17 Động mạch môi dưới bên Trái cấp máu cho cả bên Phải

“Nguồn: Mẫu nhiên cứu - Mã số xác: 621 Trái”

Hình 3.18 ĐM môi dưới phân 2 nhánh cấp máu cho 2 bên

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 608 Phải”

Ngoài ra chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp môi dưới được cấp máu từ khi không có ĐM môi dưới

Hình 3.19 ĐM dưới cằm cho nhánh cấp máu môi dưới

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 651 Phải”

Hình 3.20 ĐM cằm cho nhánh cấp máu môi dưới

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 639 Phải”

Hình 3.21 Các nguồn cấp máu của môi dưới

1: Màu đỏ: ĐMM cho nhánh ĐMMD dạng kinh điển và dạng cằm môi ngang

2: Màu vàng: ĐM cằm - 3: Màu tím: ĐM dưới cằm

Chúng tôi cũng ghi nhận 40 trường hợp có nhánh ĐM cằm môi ngang xuất phát từ ĐMM, đi ngang ở vùng cằm môi và không cấp máu cho môi dưới.Trong đó 10 trường hợp không ghi nhận sự hiện diện của động mạch môi dưới Phân bố cụ thể nhánh ĐM cằm môi ngang và ĐM môi dưới được trình bày trong bảng 3.8

Bảng 3.8 Các dạng tổ hợp của ĐM môi dưới và ĐM cằm môi ngang ĐM

Cằm môi ngang ĐM môi dưới dạng điển hình ĐM môi dưới dạng cằm môi ngang

Không có ĐM môi dưới

Hình 3.22 Động mạch cằm môi ngang

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 694 Trái”

3.2.4 Đặc điểm giải phẫu động mạch môi trên

Trong 89 ĐM môi trên, 81 trường hợp nguyên ủy trên góc miệng chiếm tỉ lệ 91,01% (81/ 89), ngang góc miệng: 7 mẫu chiếm 7,87% và dưới góc miệng

1 mẫu chiếm 1,12% 81 trường hợp trên góc miệng cách góc miệng trung bình 8,83 mm ĐM môi trên chạy ngoằn ngoèo, cấp máu cho vùng môi trên, cho ít nhất 1 nhánh trụ mũi như hình 3.23 Độ nông sâu của ĐM môi trên trong vùng môi đỏ được chia làm 3 lớp ghi nhận cụ thể trong bảng 3.9

Bảng 3.9 Độ sâu của ĐM môi trên vùng môi trên Độ sâu ĐMMT (n) Dưới niêm Trong cơ Dưới da

Hình 3.23 ĐM môi trên cho nhánh trụ mũi

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 586”

3.2.5 Đặc điểm giải phẫu động mạch cánh mũi dưới

Trong 72 trường hợp có ĐM cánh mũi dưới thì 59 trường hợp xuất phát trực tiếp từ ĐMM 13 trường hợp ĐM cánh mũi dưới còn lại có 4 nguồn cấp máu ĐM môi trên cùng bên: 6 trường hợp, ĐM môi trên đối bên: 4 trường hợp, ĐM mũi bên: 2 trường hợp và ĐM dưới ổ mắt: 1 trường hợp

Trong số 30 mẫu không có ĐM cánh mũi dưới thì có 19 trường hợp ĐMM vẫn có nhánh ĐM môi trên Liên quan giữa ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới được ghi nhận cụ thể trong bảng 3.10

Bảng 3.10 Liên quan giữa ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới

Dạng n % ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới độc lập từ ĐMM 59 57,84 % ĐM môi trên cho nhánh cánh mũi 6 5,88 % ĐMM tận cùng ở ĐM môi trên 5 4.,90 %

Không có ĐM môi trên 13 12,75 %

LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ

3.3.1 Liên quan nguyên uỷ động mạch mặt với bụng sau cơ hai thân

90 trường hợp (88,24%) nguyên uỷ ĐMM nằm phía dưới bụng sau cơ hai thân nghĩa là trong tam giác cảnh 12 trường hợp (11,76%) nguyên uỷ ĐMM nằm phía trên cơ hai thân nghĩa là trong tam giác dưới hàm

Hình 3.31 Liên quan nguyên uỷ ĐMM với bụng sau cơ hai thân

A: Trước khi cắt cơ hai thân - B: Sau khi cắt cơ hai thân

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã xố xác: 655 - Phải”

3.3.2 Liên quan nguyên uỷ ĐMM với nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài

Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐMM đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài trường hợp ĐMM độc lập xuất phát trực tiếp từ ĐM cảnh ngoài là 17,5 cm (9-52cm) lớn hơn trường hợp ĐMM xuất phát từ thân chung lưỡi mặt là 10,5 cm

Hình 3.32 Nguyên uỷ ĐMM ngay góc hàm

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã xố xác: 577 - Phải”

Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài đến nguyên uỷ ĐMM khác nhau ở 2 nhóm dạng nguyên uỷ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Khoảng cách từ nguyên uỷ ĐMM đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài lớn nhất là 52 mm là trường hợp ĐMM có nguyên uỷ gần điểm góc hàm như hình 3.32

3.3.3 Liên quan giữa động mạch mặt và tuyến dưới hàm ĐMM và tuyến dưới hàm có 3 dạng liên quan như sau: 76 trường hợp ĐMM đi sâu hơn tuyến dưới hàm, 20 trường hợp ĐMM đi xuyên tuyến dưới hàm và 6 trường hợp ĐMM đi nông hơn tuyến dưới hàm như hình 3.34

Hình 3.33 Liên quan giữa ĐMM và tuyến dưới hàm

1 (mũi tên đỏ): ĐMM – 2 (mũi tên vàng): tuyến dưới hàm

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã xố xác: 651 Phải - 655 Phải - 651 Trái”

3.3.4 Liên quan động mạch mặt với tĩnh mạch mặt và nhánh bờ hàm dưới của thần kinh mặt tại bờ dưới xương hàm dưới

Nhánh bờ hàm dưới của thần kinh mặt có từ 1 đến 3 nhánh bao gồm: 1 nhánh (65 trường hợp), 2 nhánh (30 trường hợp) và 3 nhánh (7 trường hợp) Đa số các nhánh nhánh thần kinh bờ hàm dưới đi nông hơn ĐMM, chỉ có 1 trườnh hợp 1 nhánh ôm xung quanh ĐMM như hình 3.34

A: đi xuyên B: đi sâu C: đi nông

Hình 3.34 Nhánh thần kinh bờ hàm dưới ôm xung quanh ĐMM

1: Động mạch mặt - 2: Tĩnh mạch mặt - 3: Thần kinh bờ hàm dưới

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã xố xác: 744 – Trái”

3.3.5 Liên quan động mạch mặt với góc hàm

Khoảng cách từ góc hàm đến giao điểm của ĐMM và bờ dưới xương hàm dưới trung bình 24,23 mm ( 5 - 35 mm) Khoảng cách này ở nam lớn hơn ở nữ (25,17 mm >22,17 mm) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)

Hình 3.35 Liên quan giữa động mạch mặt và góc hàm

3.3.6 Liên quan động mạch mặt với bờ môi dưới

Khoảng cách trung bình từ ĐM môi dưới đến bờ môi dưới được trình bày trong bảng 3.12

Bảng 3.11 Liên quan ĐMM với bờ môi dưới

Khoảng cách (mm) Oc Oo Om ĐMM - Bờ môi dưới 14,5 15 4,5 ĐMM - Bờ dưới xương hàm dưới 22,5 21,5 30,5

Bờ môi dưới - Bờ dưới xương hàm dưới 37 36,5 36

Với: Oc là trục dọc đi qua góc miệng, Om là trục dọc đường giữa, Oo là trục dọc đi qua điểm giữa góc miệng và điểm giữa đường gian môi

3.3.7 Liên quan động mạch mặt với góc miệng

Khoảng cách từ ĐM mặt đến góc miệng theo mặt phẳng ngang có phân phối không chuẩn với giá trị trung bình là 11,2mm (3 - 26mm) ghi nhận trên

Toạ độ nguyên uỷ ĐM môi trên trong hệ thoạ độ Oxy với O là góc miệng ghi nhận cụ thể trong hình 3.36 gồm 19 trường hợp ngoài hình vuông và 70 trường hợp trong hình vuông trên và ngoài góc miệng 1,5 cm

Hình 3.36 Toạ độ nguyên uỷ ĐM môi trên

Hình vuông trên ngoài góc miệng cạnh 1,5 cm

3.3.8 Liên quan động mạch mặt với rãnh mũi môi

Ghi nhận 4 trường hợp liên quan giữa ĐMM và rãnh mũi môi: ĐMM đi trong, đi ngoài, bắt chéo 1 lần ngoài vào trong và bắt chéo nhiều lần (2-3 lần)

Tỉ lệ được ghi nhận cụ thể trong bảng 3.1 và hình 3.37

Bảng 3.1: Liên quan giữa động mạch mặt và rãnh mũi môi

Liên quan ĐMM với rãnh mũi môi n 2 100%

Bắt chéo 1 lần (ngoài vào trong) 15 14,71%

Hình 3.37 Liên quan ĐMM với rãnh mũi môi

Hình 3.38 ĐMM bắt chéo nhiều lần qua rãnh mũi môi

“Nguồn: Mẫu nghiên cứu - Mã số xác: 824 Phải

3.3.9 Liên quan động mạch mặt với một số mốc giải phẫu vùng mũi

Khoảng cách từ ĐMM đến chân cánh mũi theo phương ngang có phân phối không chuẩn với giá trị trung bình là 5,8 mm (4 – 14 mm) ghi nhận trên

84 mẫu ĐM mặt (không tính các trường hợp ĐM mặt thiểu sản hoặc tận cùng ở ĐM môi dưới, ĐM môi trên, ĐM cánh mũi dưới) Khoảng cách từ ĐMM đến chân cánh mũi theo phương ngang ở nam (6,9 mm) lớn hơn ở nữ (5,2 mm)

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05)

3.3.10 Liên quan động mạch mặt với một số mốc giải phẫu vùng mắt

Khoảng cách trung bình từ ĐMM (10 ĐM góc dạng cơ vòng mắt và 18 thân dưới ổ mắt) đến góc mắt trong theo mặt phẳng ngang là 6,12 mm (3 – 8,5mm) ĐMM ở dưới góc mắt trong và điểm giữa bờ mi dưới lần lượt là 10,48 mm (9 – 15,5 mm) và 30,28 mm (22,5 – 38,5 mm) Khoảng cách từ nhánh ĐM góc đến đường giữa trung bình là 10,16 mm (8 – 12,5 mm) Các khoảng cách này được minh hoạ trong hình 3.39

Hình 3.39 Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu vùng mắt a: trục đường giữa - b: trục nối 2 góc mắt trong

BÀN LUẬN

LIÊN QUAN ĐỘNG MẠCH MẶT VỚI MỘT SỐ MỐC GIẢI PHẪU VÙNG MẶT, CỔ

4.2.1 Liên quan nguyên uỷ Động mạch mặt với bụng sau cơ hai thân

Tỉ lệ nguyên uỷ ĐM mặt nằm phía dưới bụng sau cơ hai thân, trong tam giác cảnh chiếm tỉ lệ cao nhất với 90 trường hợp chiếm 88,24% Nguyên uỷ ĐM mặt nằm trên bụng sau cơ hai thân trong tam giác dưới hàm 12 trường hợp chiếm 11,76%

Các nghiên cứu gần đây về ghi nhận nguyên uỷ của ĐMM nằm trong tam giác dưới hàm, nghĩa là trên bụng sau cơ hai thân gồm:

Mohandas Rao và cs (2009) đã ghi nhận một trường hợp hiếm gặp nguyên uỷ ĐMM trong tam giác dưới hàm (tam giác hai thân), trên điểm phân nhánh ĐM cảnh 0,5 cm, trên bụng sau của cơ hai thân 2 cm

Mamatha và cs (2010) cũng tiếp tục ghi nhận nguyên uỷ ĐMM trong tam giác dưới hàm, trên điểm phân nhánh ĐM cảnh 2,9 cm, trên bụng sau của cơ hai thân 1,5 cm

Laxman và cs (2014) cũng tiếp tục ghi nhận nguyên uỷ ĐMM trong tam giác dưới hàm, trên điểm phân nhánh ĐM cảnh 4,2 cm, trên bụng sau của cơ hai thân

Niemann K và cs (2019) phẫu tích 39 mẫu cũng ghi nhận 2,56% ĐMM có nguyên uỷ cao Nguyên uỷ ĐMM còn được ghi nhận nằm trong tuyến mang tai Nayak (2006), Mangalgiri (2015) ĐMM là dạng nguyên uỷ xuất phát cao dễ bị chẩn đoán lầm là bất thường không có ĐMM, có nguy cơ tổn thương cao hơn trong các phẫu thuật can thiệp tuyến dưới hàm, tuyến mang tai, phẫu thuật cắt góc hàm hay xạ trị vùng tam giác dưới hàm

4.2.2 Liên quan nguyên uỷ động mạch mặt với nguyên uỷ động mạch cảnh ngoài

Khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐM mặt đến điểm phân chia Động mạch cảnh trong và cảnh ngoài là 17,56 mm So sánh kết quả này với các nghiên cứu khác trên thế giới được ghi nhận cụ thể trong bảng 4.12

Bảng 4.12 Tổng hợp khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐMM đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài

Khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐM mặt đến điểm phân chia Động mạch cảnh chung (mm)

16,5 -Dạng nguyên uỷ ĐM mặt độc lập: 17,5 -Dạng thân chung lưỡi mặt: 10,5

-Dạng nguyên uỷ ĐM mặt độc lập: 29 -Dạng thân chung lưỡi mặt: 20,8

Như vậy, khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐMM đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài ghi nhận trong các nghiên cứu thay đổi từ 16,68 mm đến 20,8 mm với khoảng dao động 2 mm đến 52 mm

Trong nghiên cứu của chúng tôi, khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ ĐMM điểm đến nguyên uỷ ĐM cảnh ngoài trong nhóm nguyên uỷ ĐM mặt xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài lớn hơn từ thân chung lưỡi mặt Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (T test) Kết quả này tương đồng với công bố của Evans EMN (2020) 34 Tuy nhiên, phương pháp đo của chúng tôi khác với Evans EMN: chúng tôi đo từ bờ trên ĐM cảnh ngoài đến bờ trên ĐMM hoặc thân chung lưỡi mặt Evans EMN đo từ điểm giữa lòng mạch như hình 4.6

Hình 4.6 Phương pháp đo khoảng cách của Evans EMN (2020)

Sự khác biệt này của 2 dạng nguyên uỷ ĐM mặt là ĐM mặt xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài và ĐM xuất phát từ thân chung lưỡi mặt chưa ghi nhận có sự công bố rộng rãi Chúng tôi không ghi nhận tài liệu nào ngoài tác giả Evans EMN 34 Đây là một đặc điểm giải phẫu quan trọng, có ý nghĩa lâm sàng của ĐM mặy đoạn cổ Điều này có thể giải thích như sau: khi ĐM lưỡi và ĐM lưỡi xuất phát độc lập từ ĐM cảnh ngoài, ĐM lưỡi thường xuất phát ở mức thấp hơn ĐM mặt Khi xuất hiện thân chung lưỡi mặt, thân chung thường sẽ có khuynh hướng nằm giữa 2 điểm nguyên uỷ độc lập, nghĩa là thấp hơn nguyên uỷ ĐMM độc lập Khoảng cách từ điểm phân nhánh của ĐM cảnh chung đến nguyên uỷ ĐM là một đặc điểm giải phẫu ứng dụng quan trọng khi lựa chọn thắt ĐMM trong nạo hạch hoàn toàn vùng cổ Mặt khác, đây cũng là đặc điểm giải phẫu lâm sàng quan trọng cần chú ý khi đặt catheter động mạch vùng cổ ĐM mặt là ĐM cấp máu chính cho toàn bộ vùng mặt cần được bảo vệ trong các thủ thuật và phẫu thuật Việc hiểu rõ dạng nguyên uỷ ĐMM có giá trị rất lớn trong việc chẩn đoán, lên kế hoạch phẫu thuật và phòng tránh biến chứng các phẫu thuật, thủ thuật liên quan đến ĐM mặt Kiến thức về đặc điểm nguyên uỷ ĐMM giúp các bác sĩ thủ thuật phẫu thuật Xquang chẩn đoán can thiệp vùng cổ, mở khí quản, phẫu thuật tuyến giáp, hầu, thanh quản, thực quản nên cần có thông tin về đặc điểm nguyên uỷ ĐM mặt nói riêng và ĐM vùng cổ nói chung

4.2.3 Liên quan động mạch mặt với tuyến dưới hàm ĐMM đi sâu hơn tuyến dưới hàm trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỉ lệ cao nhất 74,51% Đây cũng là mô tả đường đi kinh điển trong y văn Kết quả này tương đồng với công bố của Rao V (2014) 66 nhưng lại khác Evans EMN (2020) 34 Kết quả của Rao V (2014) 66 , Eaton KJ (2019) 72 , Evans EMN (2020) 34 nghiên cứu liên quan ĐM mặt và tuyến dưới hàm được tổng hợp cụ thể trong bảng 4.13

Liên quan ĐMM với tuyến dưới hàm khác nhau qua các nghiên cứu ĐMM đi xuyên qua tuyến dưới hàm trong nghiên cứu của Evans EMN (2020) là 78% (39/50) cao hơn những nghiên cứu khác trước đó được giải thích do sự khác nhau về định nghĩa

Bảng 4.13 Tổng hợp liên quan giữa ĐM mặt và tuyến dưới hàm

Tác giả n Liên quan giữa ĐM mặt và tuyến dưới hàm Đi nông Đi sâu Xuyên qua

Evans EMN (2020) định nghĩa ĐMM đi giữa 2 thuỳ của tuyến dưới hàm cũng được gọi là đi xuyên qua tuyến dưới hàm Các nghiên cứu khác định nghĩa ĐMM đi xuyên qua tuyến dưới hàm chỉ khi ĐMM đi xuyên trực tiếp qua mô tuyến Trong nghiên cứu của chúng tôi, ĐMM xuyên qua tuyến dưới hàm, giống định nghĩa của Evans EMN (2020), có 20 trường hợp chiếm tỉ lệ 19,61% Tóm lại, ĐMM không chỉ có thể đi sâu hơn tuyến dưới hàm (sát xương), đi giữa 2 thuỳ của tuyến dưới hàm hoặc đi xuyên qua mô tuyến Đặc điểm này cần lưu ý trong các phẫu thuật, thủ thuật liên quan đến tuyến dưới hàm để tránh làm tổ thương tuyến,

4.2.4 Liên quan giữa động mạch mặt với tĩnh mạch mặt và nhánh thần kinh bờ hàm dưới của thần kinh mặt tại bờ dưới xương hàm dưới

Về liên quan giữa ĐMM và TMM, 100% trường hợp ĐMM đi ở trước TMM tại bờ dưới xương hàm dưới Kết quả này tương tự các mô tả trong các sách giải phẫu kinh điển Chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào như mô tả của tác giả Wang và cs (2022): TM không đi qua bờ dưới xương hàm dưới, đi nông trên cơ cắn và ống tuyến mang tai Tuy nhiên đây cũng là một biến thể giải phẫu cần thận trọng khi thực hiện nối vi phẫu các vạt da vào ĐMM Các tĩnh mạch của cuốn mạch của vạt da phải nối vào các tĩnh mạch gần ĐMM để hồi lưu tĩnh mạch cho vạt da Ngoài ra, các can thiệp vùng cơ cắn và vùng tuyến mang tai có nguy cơ tổn thương tĩnh mạch mặt

Về liên quan ĐMM với nhánh bờ hàm dưới của thần kinh mặt, nghiên cứu ghi nhận TK mặt cho từ 1 đến 3 nhánh Loại TK mặt cho 1 nhánh thần kinh bờ hàm dưới và đi nông ĐMM chiếm tỉ lệ cao nhất như trình bày trong bảng 4.14

Bảng 4.14.Tổng hợp liên quan giữa ĐMM và nhánh của thần kinh bờ hàm dưới

Nghiên cứu Liên quan thần kinh bờ hàm dưới và ĐM mặt Đi nông Đi sâu Ôm quanh Tổng

Kết quả này tương đồng với Evans EMN (2020) 34 và khác kết quả của Touré (2019) 74 và Yang HM (2016) 53 là loại 2 nhánh chiếm tỉ lệ cao nhất Nhánh bờ hàm dưới TK mặt thường đi nông hơn ĐMM nên khi phẫu tích bọc lộ ĐMM để khâu nối vi phẫu cần chú ý đặc điểm giải phẫu này nên bóc tách cẩn thận từng lớp theo cấu trúc giải phẫu Các tổn thương thần kinh bờ hàm dưới của thần kinh mặt trong trường hợp chỉ có 1 nhánh có thể gây ra liệt mặt khu trú Đồng thời cũng thận trọng mặt dưới ĐMM khi phẫu tích vì vẫn có trường hợp nhánh bờ hàm dưới TK mặt đi sâu hơn ĐMM và thậm chí là ôm xung quanh ĐMM

4.2.5 Liên quan động mạch mặt với góc hàm

Ngày đăng: 12/06/2024, 07:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2. Nguyên uỷ và phân nhánh động mạch mặt - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.2. Nguyên uỷ và phân nhánh động mạch mặt (Trang 21)
Hình 1.3. Đám rối mạch máu vùng đầu mũi - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.3. Đám rối mạch máu vùng đầu mũi (Trang 23)
Hình 1.4. Các dạng động mạch góc theo Kim YS - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.4. Các dạng động mạch góc theo Kim YS (Trang 24)
Hình 1.11. Phân loại và đường đi ĐMM theo Lee JG - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.11. Phân loại và đường đi ĐMM theo Lee JG (Trang 30)
Hình 1.12. Đường đi của các động mạch vùng mặt theo Van-Loghem - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.12. Đường đi của các động mạch vùng mặt theo Van-Loghem (Trang 32)
Hình 1.16. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu theo Lee HJ - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.16. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu theo Lee HJ (Trang 37)
Hình 1.18. Đường đi ĐMM tầng giữa mặt theo Kim HJ - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.18. Đường đi ĐMM tầng giữa mặt theo Kim HJ (Trang 39)
Hình 1.22. Liên quan ĐMM với các mốc giải phẫu vùng mắt theo Lee HJ - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.22. Liên quan ĐMM với các mốc giải phẫu vùng mắt theo Lee HJ (Trang 43)
Hình 1.23. Liên quan ĐMM với các mốc giải phẫu vùng mắt theo Kim - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 1.23. Liên quan ĐMM với các mốc giải phẫu vùng mắt theo Kim (Trang 44)
Hình 2.9. Liên quan giữa ĐM môi dưới dang cằm môi ngang với bờ môi - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 2.9. Liên quan giữa ĐM môi dưới dang cằm môi ngang với bờ môi (Trang 65)
Hình 3.5. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch môi dưới - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.5. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch môi dưới (Trang 75)
Hình 3.7. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch cánh mũi dưới - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.7. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch cánh mũi dưới (Trang 76)
Hình 3.9. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc điển hình - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.9. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc điển hình (Trang 77)
Hình 3.11. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc nhánh trán - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.11. Động mạch mặt tận cùng bằng động mạch góc nhánh trán (Trang 78)
Hình 3.13.Động mạch mặt dạng thiểu sản - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.13. Động mạch mặt dạng thiểu sản (Trang 79)
Hình 3.15. Động mạch môi dưới dạng cằm môi ngang - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.15. Động mạch môi dưới dạng cằm môi ngang (Trang 81)
Hình 3.18. ĐM môi dưới phân 2 nhánh cấp máu cho 2 bên - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.18. ĐM môi dưới phân 2 nhánh cấp máu cho 2 bên (Trang 83)
Hình 3.19. ĐM dưới cằm cho nhánh cấp máu môi dưới - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.19. ĐM dưới cằm cho nhánh cấp máu môi dưới (Trang 83)
Hình 3.20. ĐM cằm cho nhánh cấp máu môi dưới - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.20. ĐM cằm cho nhánh cấp máu môi dưới (Trang 84)
Hình 3.25. ĐM dưới ổ mắt cho nhánh ĐM cánh mũi dưới - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.25. ĐM dưới ổ mắt cho nhánh ĐM cánh mũi dưới (Trang 88)
Hình 3.28. Động mạch sống mũi hay Động mạch lưng mũi - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.28. Động mạch sống mũi hay Động mạch lưng mũi (Trang 90)
Hình 3.29. Các dạng đường đi của ĐMGóc - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.29. Các dạng đường đi của ĐMGóc (Trang 91)
Hình 3.30. Thông nối giữa các nhánh ĐM mặt và ĐM mắt - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.30. Thông nối giữa các nhánh ĐM mặt và ĐM mắt (Trang 92)
Hình 3.32. Nguyên uỷ ĐMM ngay góc hàm - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.32. Nguyên uỷ ĐMM ngay góc hàm (Trang 93)
Hình 3.34. Nhánh thần kinh bờ hàm dưới ôm xung quanh ĐMM - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.34. Nhánh thần kinh bờ hàm dưới ôm xung quanh ĐMM (Trang 95)
Hình 3.39. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu vùng mắt - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 3.39. Liên quan giữa ĐMM và các mốc giải phẫu vùng mắt (Trang 99)
Hình 4.2. Phân loại ĐM môi dưới và ĐM cằm môi ngang theo Lee SH - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 4.2. Phân loại ĐM môi dưới và ĐM cằm môi ngang theo Lee SH (Trang 109)
Hình 4.3. Phân loại ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới theo Lee SH - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 4.3. Phân loại ĐM môi trên và ĐM cánh mũi dưới theo Lee SH (Trang 114)
Hình 4.4. Phân loại cấp máu vùng mũi theo Pilsl - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 4.4. Phân loại cấp máu vùng mũi theo Pilsl (Trang 117)
Hình 4.5.Cơ chế tắc mạch khi tiêm chất làm đầy vùng mũi - nghiên cứu đặc điểm giải phẫu động mạch mặt trên người việt nam
Hình 4.5. Cơ chế tắc mạch khi tiêm chất làm đầy vùng mũi (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w