Kỹ Thuật - Công Nghệ - Y khoa - Dược - Y dược - Sinh học y häc thùc hμnh (641+642) - sè 12009 3 T×NH TR¹NG SøC KHOÎ Vμ C¸C yÕu tè HμNH VI LI£N QUAN CñA C¤NG NH¢N NHμ M¸Y BIA SμI GßN, N¡M 2008 NGUYỄN DOÃN THÀNH, LÊ HOÀNG NINH, PHÙNG ĐỨC NHẬT, Viện Vệ sinh - Y tế công cộng Tp. HCM DƯƠNG TIỂU PHỤNG, PHAN GIA CƯỜNG Công ty bia Sài Gòn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Xác định tình trạng và các yếu tố hành vi liên quan đến sức khỏe của người lao động đặc biệt là các bệnh không lây nguy hiểm trong ngành sản xuất bia ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các bệnh không lây và tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp tại nhà máy Bia Sài Gòn (BSG) năm 2008 cũng như mối liên quan của những bệnh lý này với thói quen hành vi (TQHV) của người lao động. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Thu thập dữ liệu về môi trường và sức khỏe người lao động tại Nhà máy Bia Sài Gòn trong tháng 52008 qua phiếu phỏng vấn điều tra theo mẫu của Trung tâm Kiểm soát Phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) có cải biên và từ thông tin trong phiếu khám sức khỏe định kỳ của người lao động. Kết quả nghiên cứu:- Tỷ lệ các bệnh không lây: thừa cân 29; béo phì 27; cholesterol máu cao 27; bệnh tăng huyết áp (THA) 16; bệnh rối loạn cơ xương 14 và đái tháo đường (ĐTĐ) 2; Trong đó, rối loạn cơ xương là bệnh có tính chất nghề nghiệp. Bệnh điếc nghề nghiệp có tỷ lệ hiện mắc là 20. - Các TQHV có liên quan với Cholesterol máu cao là uống nước trái cây, ăn rau xanh, uống sữa nguồn gốc động vật, uống sữa nguồn gốc thực vật, ăn thức ăn chế biến từ sữa, thói quen thể dục tập luyện, uống rượu. Các TQHV có liên quan đến bệnh THA là thói quen ăn trái cây, uống sữa nguồn gốc động vật. Nghiên cứu cho thấy phân bố cholesterol máu cao bệnh THA tương tự như một số nghiên cứu trong và ngòai nước. Kết luận: Nhà máy Bia Sài Gòn cần ưu tiên dự phòng một số bệnh: THA, béo phì, cholesterol máu cao, điếc nghề nghiệp thông qua truyền thông giáo dục phòng bệnh và đầu tư trang thiết bị an toàn vệ sinh lao động để phòng chống ồn, chống ô nhiễm nhiệt, ứng dụng công nghệ sạch, ít ô nhiễm hơn. Nên xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển lao động và khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động ngành sản xuất bia Việt Nam, điển hình là người lao động ở nhà máy Bia Sài Gòn. Tõ khãa: YÕu tè hμnh vi, søc kháe, s¶n xuÊt bia. SUMMARY HEALTH SITUATION AND BEHAVIOURAL FACTORS RELATED TO HEALTH OF SAIGON BREWERY WORKERS, IN 2008 Background: At present, there hasn’t had any research on health and behavioural factors related to health of brewery workers in Vietnam yet, especially severe noncommunicable diseases. It is necessary to conduct a study on this issue. Objectives: Determine the proportion of noncommunicable diseases and occupational deafness of SaiGon brewery workers in 2008, and to define some behavioural factors related to these diseases of workers. Method: A cross-sectional study was conducted. Data of environment and health of Sai Gon brewery workers on May 2008 were collected by adapted questionnaire of CDC and informations from periodical medical records of workers. Results: The proportion of overweight was 29, obesity was 27, high blood cholesterol was 27, hypertension was 16, musculoskeletal disorders was 14, and diabetes was 2. Musculoskeleta disorders is occupational disease. The proportion of occupational deafness was 20. Behaviours related to high blood cholesterol were drinking fruit, eating vegetable, drinking animals’ milk and plants’ milk, eating milk-based food, doing exercise and drinking. Behaviours related to hypertension were eating fruit, drinking animals’ milk. Distribution of high blood cholesterol and hypertension was similar to some national and international researches. Conclusion: SaiGon brewery company should give priority in preventing some diseases such as hypertension, high blood cholesterol, occupational deafness by educating how to prevent these diseases and investing safety and hygiene labour equipment in order to prevent noise, heat pollution, apply up-to- date and less pollution technology. Standards for periodical check-up and recruitment check-up for VietNam brewery workers should be carried out, especially SaiGon brewery workers. Keywords: health situation, behavioural factors, brewery workers. ĐẶT VẤN ĐỀ Những gánh nặng bệnh tật mà đặc biệt là những bệnh tật nguy hiểm do lối sống đem lại, đang là một vấn đề lớn cho mọi con người trên toàn Thế giới. Hàng năm, người ta tính rằng, có khỏang 524.000 trường hợp tử vong do 9 bệnh mạn tính, mà các yếu tố nguy cơ như khói thuốc lá, có thể can thiệp được 6. Nghiên cứu về TQHV và bệnh tật người ta thấy có năm yếu tố nguy cơ chủ yếu 7 chiếm 90, được xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm: hút thuốc lá, Béo phì (BP), ít luyện tập thường xuyên, tăng cholesterol y häc thùc hμnh (641+642) - sè 1200991 máu và THA. Sự tăng vọt của đái tháo đường (ĐTĐ) hiện nay được cho là do sự gia tăng của bệnh BP, kết quả của lối sống thụ động, ít vận động và thói quen ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, cuộc sống lành mạnh nhằm loại bỏ 5 yếu tố nguy cơ này sẽ là rất có ý nghĩa trong việc kéo dài tuổi thọ. Bệnh không lây nhiễm và bệnh điếc nghề nghiệp 8 những bệnh cần được quan tâm đặc biệt hiện nay của nhà máy bia Sài Gòn vì sự ổn định sức khỏe nguồn nhân lực cho sản xuất phát triển. Vì vậy, rất cần có những số liệu khoa học chuyên ngành làm cơ sở khoa học để dự phòng những căn bệnh này, đồng thời để xác định tình trạng và các yếu tố hành vi liên quan đến sức khỏe của người lao động (NLĐ). Mặt khác, hiện nay ở Việt nam, chưa có một điều tra nghiên cứu nào trong ngành sản xuất bia được thực hiện về chủ đề này. Mục tiêu nghiên cứu 1. Xác định tỷ lệ một số bệnh không lây cần quan tâm: như Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Cholesterol máu cao, Béo phì và bệnh Rối loạn cơ xương ở người lao động. Xác định tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp. 2. Xác định tỷ lệ TQHV có thể là nguy cơ với một số bệnh thường gặp ở nhà máy. 3. Mô tả tình trạng bệnh tật liên quan với TQHV và phân bố của bệnh theo các đặc điểm dân số, xã hội. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: người lao động hiện làm việc ở BSG từ 12 tháng trở lên Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Về đặc tính mẫu Bảng 1: Một số đặc điểm chính về giới, tuổi học vấn, nghề nghiệp của mẫu khảo sát (N=383) n () 383 (100)Đối tượng Tuổi trung bình Có vợchồng 79 41 9 tuổi Trình độ học vấn Giới tính Học cấp 3 70 Nam Nữ Đại học 12 261 (68) 122 (32) Nghề nghiệp Nghề hóa thực phẩm 29 Nghề cơ khí 26 Kết quả -Tỷ lệ phần trăm bệnh Thừa cân 29; Béo phì là 27; Cholesterol máu cao là 27; bệnh tăng huyết áp là 16; bệnh Rối loạn cơ xương 14 và Đái tháo đường là 2; Trong đó, RLCX là bệnh có tính chất nghề nghiệp. - Bệnh điếc nghề nghiệp có tỷ lệ hiện mắc là 20, là tỷ lệ cao. - Tỷ lệ TQHV có liên quan với Cholesterol máu cao là uống nước trái cây, ăn rau xanh, uống sữa nguồn gốc động vật, uống sữa nguồn gốc thực vật, ăn thức ăn chế biến từ sữa, thói quen thể dục tập luyện, uống rượu (Bảng 2 và Bảng 3). Người không có cholesterol máu cao có thói quen ăn rau, uống sữa có nguồn gốc động vật và thực vật thường xu...
Trang 1T×NH TR¹NG SøC KHOÎ Vµ C¸C yÕu tè HµNH VI LI£N QUAN
CñA C¤NG NH¢N NHµ M¸Y BIA SµI GßN, N¡M 2008
NGUYỄN DOÃN THÀNH, LÊ HOÀNG NINH, PHÙNG ĐỨC NHẬT,
Viện Vệ sinh - Y tế công cộng Tp HCM
DƯƠNG TIỂU PHỤNG, PHAN GIA CƯỜNG
Công ty bia Sài Gòn
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xác định tình trạng và các yếu tố hành
vi liên quan đến sức khỏe của người lao động đặc biệt
là các bệnh không lây nguy hiểm trong ngành sản xuất
bia ở Việt Nam là một nhu cầu bức thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ các bệnh
không lây và tỉ lệ bệnh điếc nghề nghiệp tại nhà máy
Bia Sài Gòn (BSG) năm 2008 cũng như mối liên quan
của những bệnh lý này với thói quen hành vi (TQHV)
của người lao động.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang Thu
thập dữ liệu về môi trường và sức khỏe người lao
động tại Nhà máy Bia Sài Gòn trong tháng 5/2008
qua phiếu phỏng vấn điều tra theo mẫu của Trung
tâm Kiểm soát Phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) có
cải biên và từ thông tin trong phiếu khám sức khỏe
định kỳ của người lao động.
Kết quả nghiên cứu:- Tỷ lệ các bệnh không lây:
thừa cân 29%; béo phì 27%; cholesterol máu cao
27%; bệnh tăng huyết áp (THA) 16%; bệnh rối loạn cơ
xương 14% và đái tháo đường (ĐTĐ) 2%; Trong đó,
rối loạn cơ xương là bệnh có tính chất nghề nghiệp.
Bệnh điếc nghề nghiệp có tỷ lệ hiện mắc là 20%.
- Các TQHV có liên quan với Cholesterol máu cao
là uống nước trái cây, ăn rau xanh, uống sữa nguồn
gốc động vật, uống sữa nguồn gốc thực vật, ăn thức
ăn chế biến từ sữa, thói quen thể dục tập luyện, uống
rượu Các TQHV có liên quan đến bệnh THA là thói
quen ăn trái cây, uống sữa nguồn gốc động vật.
Nghiên cứu cho thấy phân bố cholesterol máu cao &
bệnh THA tương tự như một số nghiên cứu trong và
ngòai nước.
Kết luận: Nhà máy Bia Sài Gòn cần ưu tiên dự
phòng một số bệnh: THA, béo phì, cholesterol máu
cao, điếc nghề nghiệp thông qua truyền thông giáo
dục phòng bệnh và đầu tư trang thiết bị an toàn vệ
sinh lao động để phòng chống ồn, chống ô nhiễm
nhiệt, ứng dụng công nghệ sạch, ít ô nhiễm hơn Nên
xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển lao động và khám
sức khoẻ định kỳ cho người lao động ngành sản xuất
bia Việt Nam, điển hình là người lao động ở nhà máy
Bia Sài Gòn.
Tõ khãa: YÕu tè hµnh vi, søc kháe, s¶n xuÊt bia.
SUMMARY
HEALTH SITUATION AND BEHAVIOURAL FACTORS
RELATED TO HEALTH OF SAIGON BREWERY WORKERS,
IN 2008
Background: At present, there hasn’t had any
research on health and behavioural factors related to
health of brewery workers in Vietnam yet, especially
severe noncommunicable diseases It is necessary to conduct a study on this issue.
Objectives: Determine the proportion of noncommunicable diseases and occupational deafness of SaiGon brewery workers in 2008, and to define some behavioural factors related to these diseases of workers.
Method: A cross-sectional study was conducted Data of environment and health of Sai Gon brewery workers on May 2008 were collected by adapted questionnaire of CDC and informations from periodical medical records of workers.
Results: The proportion of overweight was 29%, obesity was 27%, high blood cholesterol was 27%, hypertension was 16%, musculoskeletal disorders was 14%, and diabetes was 2% Musculoskeleta disorders is occupational disease The proportion of occupational deafness was 20%.
Behaviours related to high blood cholesterol were drinking fruit, eating vegetable, drinking animals’ milk and plants’ milk, eating milk-based food, doing exercise and drinking Behaviours related to hypertension were eating fruit, drinking animals’ milk Distribution of high blood cholesterol and hypertension was similar to some national and international researches.
Conclusion: SaiGon brewery company should give priority in preventing some diseases such as hypertension, high blood cholesterol, occupational deafness by educating how to prevent these diseases and investing safety and hygiene labour equipment in order to prevent noise, heat pollution, apply up-to-date and less pollution technology Standards for periodical check-up and recruitment check-up for VietNam brewery workers should be carried out, especially SaiGon brewery workers.
Keywords: health situation, behavioural factors, brewery workers.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những gánh nặng bệnh tật mà đặc biệt là những bệnh tật nguy hiểm do lối sống đem lại, đang là một vấn đề lớn cho mọi con người trên toàn Thế giới Hàng năm, người ta tính rằng, có khỏang 524.000 trường hợp tử vong do 9 bệnh mạn tính, mà các yếu
tố nguy cơ như khói thuốc lá, có thể can thiệp được [6] Nghiên cứu về TQHV và bệnh tật người ta thấy
có năm yếu tố nguy cơ chủ yếu [7] chiếm 90%, được xếp theo thứ tự giảm dần bao gồm: hút thuốc lá, Béo phì (BP), ít luyện tập thường xuyên, tăng cholesterol
Trang 2máu và THA Sự tăng vọt của đái tháo đường (ĐTĐ)
hiện nay được cho là do sự gia tăng của bệnh BP,
kết quả của lối sống thụ động, ít vận động và thói
quen ăn uống không hợp lý Chính vì vậy, cuộc sống
lành mạnh nhằm loại bỏ 5 yếu tố nguy cơ này sẽ là
rất có ý nghĩa trong việc kéo dài tuổi thọ Bệnh không
lây nhiễm và bệnh điếc nghề nghiệp [8] những bệnh
cần được quan tâm đặc biệt hiện nay của nhà máy
bia Sài Gòn vì sự ổn định sức khỏe nguồn nhân lực
cho sản xuất phát triển Vì vậy, rất cần có những số
liệu khoa học chuyên ngành làm cơ sở khoa học để
dự phòng những căn bệnh này, đồng thời để xác định
tình trạng và các yếu tố hành vi liên quan đến sức
khỏe của người lao động (NLĐ) Mặt khác, hiện nay ở
Việt nam, chưa có một điều tra nghiên cứu nào trong
ngành sản xuất bia được thực hiện về chủ đề này
Mục tiêu nghiên cứu
1 Xác định tỷ lệ một số bệnh không lây cần quan
tâm: như Đái tháo đường, Tăng huyết áp, Cholesterol
máu cao, Béo phì và bệnh Rối loạn cơ xương ở
người lao động Xác định tỷ lệ bệnh điếc nghề
nghiệp
2 Xác định tỷ lệ TQHV có thể là nguy cơ với một
số bệnh thường gặp ở nhà máy
3 Mô tả tình trạng bệnh tật liên quan với TQHV và
phân bố của bệnh theo các đặc điểm dân số, xã hội
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: người lao động hiện làm
việc ở BSG từ 12 tháng trở lên
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Về đặc tính mẫu
Bảng 1: Một số đặc điểm chính về giới, tuổi học
vấn, nghề nghiệp của mẫu khảo sát (N=383)
n (%)
383 (100)
Tuổi trung bình
Có vợ/chồng 79 41 9 tuổi
Trình độ học vấn Giới tính
Đại học 12 261 (68) 122 (32)
Nghề nghiệp
Nghề hóa thực phẩm 29
Nghề cơ khí 26
Kết quả
-Tỷ lệ phần trăm bệnh Thừa cân 29%; Béo phì là
27%; Cholesterol máu cao là 27%; bệnh tăng huyết
áp là 16%; bệnh Rối loạn cơ xương 14% và Đái tháo
đường là 2%; Trong đó, RLCX là bệnh có tính chất
nghề nghiệp
- Bệnh điếc nghề nghiệp có tỷ lệ hiện mắc là 20%,
là tỷ lệ cao
- Tỷ lệ TQHV có liên quan với Cholesterol máu
cao là uống nước trái cây, ăn rau xanh, uống sữa
nguồn gốc động vật, uống sữa nguồn gốc thực vật,
ăn thức ăn chế biến từ sữa, thói quen thể dục tập
luyện, uống rượu (Bảng 2 và Bảng 3) Người không
có cholesterol máu cao có thói quen ăn rau, uống sữa có nguồn gốc động vật và thực vật thường xuyên hơn nhóm có cholesterol máu cao Người không có cholesterol máu cao có thói quen vận động thể lực thuờng xuyên hơn và ít uống rượu bia hơn nhóm có cholesterol máu cao
Bảng 2 Liên quan thói quen hành vi ăn uống với tình trạng cholesterol máu cao
Cholesterol máu cao Đặc tính Bệnh
n (%)
Không bệnh
n (%)
2
Ăn rau xanh Mỗi ngày 84 (30) 193 (70) Mỗi tuần 14 (20) 55 (80) Mỗi tháng 1 (11) 8 (89)
Từ chối trả lời 1 (6) 16 (94)
8,1490 0,042
Uống sữa có nguồn gốc động vật Mỗi ngày 29 (30) 67 (70) Mỗi tuần 34 (25) 103 (75) Mỗi tháng 19 (36) 34 (64) Không bao giờ 16 (30) 37 (70)
Từ chối trả lời 2 (6) 31 (94)
10,5791 0,018
Uống sữa có nguồn gốc thực vật Mỗi ngày 28 (32) 59 (68) Mỗi tuần 55 (31) 120 (69) Mỗi tháng 5 (12) 37 (88) Không bao giờ 6 (18) 28 (82)
Từ chối trả lời 6 (18) 28 (82)
10,8284 0,026
Bảng 3 Liên quan thói quen hành vi tập thể dục, uống rượu bia với tình trạng cholesterol máu cao
Cholesterol máu cao Đặc tính Bệnh
n (%)
Không bệnh
n (%)
2
Tham gia hoạt động thể dục, luyện tập
Có 76 (31) 173 (69) Không 23 (22) 80 (78) Không biết 0 (0) 1 (100)
Từ chối trả lời 1 (5) 18 (95)
7,6499 0,031
Uống rượu 5 suất
Có 24 (45) 29 (55) Không 26 (28) 67 (72) 4,5006 0,034
- Tỷ lệ TQHV có mối liên quan đến bệnh THA là quen ăn trái cây, uống sữa nguồn gốc động vật Bảng 4 Liên quan thói quen ăn uống với tình trạng bệnh THA
THA Đặc tính Bệnh
n (%)
Không bệnh
n (%)
2
Ăn trái cây Mỗi ngày 32 (16) 164 (84) Mỗi tuần 18 (14) 114 (86) Mỗi tháng 8 (30) 19 (70) Không bao giờ 2 (50) 2 (50)
Từ chối trả lời 1 (4) 23 (96)
10,2737 0,037
Uống sữa có nguồn gốc động vật
Trang 3Mỗi ngày 10 (10) 88 (90)
Mỗi tuần 20 (15) 117 (85)
Mỗi tháng 15 (28) 39 (72)
Không bao giờ 14 (23) 47 (77)
Từ chối trả lời 2 (6) 31 (94)
12,8878 0,014
Nghiên cứu cho thấy phân bố bệnh Cholesterol
máu cao thường thấy ở Nam, trên 50 tuổi, có gia
đình, gặp ở người thừa cân, béo phì Bệnh THA hay
gặp ở nam giới, người trên 50 tuổi, có gia đình Bệnh
Điếc nghề nghiệp gặp nhiều ở nam, càng lớn tuổi tỷ
lệ càng cao, gặp nhiều ở người lao động nghề cơ
khí, ở người nhận thức dự phòng chưa đầy đủ, ở
người lao động quan tâm đến nút tai chống ồn và gặp
ở người nhận thấy tồn tại ô nhiễm chưa khắc phục là
yếu tố vật lý, và yếu tố hỗn hợp
BÀN LUẬN
Bệnh không lây nhiễm: Các kết quả nghiên cứu
cho thấy sự phù hợp về mối liên quan và phân bố
của bệnh Cholesterol máu cao và bệnh tăng huyết áp
(THA) với TQHV trong các công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngòai nước Tình trạng
cholesterol máu cao được xác định là 100 người
(27%) Theo Patrick E McBride và Gail Underbakker
[5], rối loạn lipid máu là bệnh lý lâm sàng thường
gặp, với khoảng 25% người Mỹ trưởng thành có
cholesterol cholesterol tổng số (CT)240 mg/dl và
gần 50% có CT >200mg/dl Tỷ lệ hiện mắc của BSG
ở nghiên cứu này là 27% và là cao như trong cộng
đồng ở Hoa Kỳ hiện nay Tỷ lệ bệnh THA là 16% Đối
chiếu với điều tra y tế Quốc gia năm 2001-2002 [2],
THA tại Việt Nam là 15,1%, như vậy, điều tra của
chúng tôi, có tỷ lệ bệnh hơi cao Theo nghiên cứu
của Phạm Hùng Lực [3], tỉ suất mắc THA là 14,9% và
9,8% ở nhóm có nguy cơ cao (HA 130 – 139 mmHg)
ở người 15 –75 tuổi tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Như vậy tỷ lệ mắc THA trong điều tra này của chúng
tôi chỉ hơi cao hơn một chút so với tỷ lệ mắc chung
của Phạm Hùng Lực Về phân bố bệnh THA theo đặc
tính dân số giống như nghiên cứu của Phạm Hùng
Lực: Tuổi càng cao tỷ lệ bệnh càng tăng, tỷ lệ ở nam
cao hơn ở nữ Riêng về tình trạng hôn nhân của
nghiên cứu này của chúng tôi lại có tỷ lệ cao ở người
có gia đình, trong khi nghiên cứu của Phạm Hùng
Lực thì yếu tố khiếm khuyết trong đời sống hôn nhân
có tỷ lệ bệnh THA cao hơn những người đã có gia
đình Về bệnh Điếc nghề nghiệp (ĐNN) có tỷ lệ hiện
mắc cao (20%), có thể do số bệnh mắc mới không
tăng nhưng do giảm biên chế c ủa BSG năm 2007
khiến số người lao động thay đổi và giảm ½ nên dẫn
đến tỷ lệ hiện mắc (mắc tích lũy) cao tương đối so
với trước đây Số liệu hồi cứu cho chúng ta thấy tỷ lệ
mắc ĐNN từ 1993 – 2007 là khoảng 10% trong khi
đó, điều tra khai báo ở NLĐ thời điểm 2008 ta thấy tỷ
lệ hiện mắc ĐNN đã tăng lên rõ rệt 20%, cao gấp đôi
tỷ lệ hiện mắc thấy được năm 2007 và hơn tỷ lệ mắc
chung [1] ở công nhân mà Nguyễn Thị Toán nêu năm
1994 là 11% và cũng hơn tỷ lệ ĐNN mà Lê Trung và
Nguyễn Thị Toán nêu trong công nhân dệt năm 1995
là 12% Tuy nhiên, như đã nêu, đây chỉ là tỷ lệ mắc tích lũy và phân bố của điếc nghề nghiệp theo đặc tính dân số là phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả Trong một khảo sát cắt ngang của Nguyễn Phương Toại [4] tại một xí nghiệp bao bì Tp.Cần Thơ, tác giả cũng nhận thấy rằng giảm thính lực có liên quan đến tuổi đời >30 tuổi (p=0,006), không sử dụng BHLĐ cho tai (p=0,011), giới tính chủ yếu là nam giới (p=0,038) Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng thấy ĐNN có sự có sự phân bố tương
tự với kết quả của Nguyễn Phương Toại
KẾT LUẬN
BSG cần ưu tiên dự phòng bệnh THA, BP, Cholesterol máu cao, ĐNN thông qua truyền thông giáo dục phòng bệnh và đầu tư trang thiết bị ATVSLĐ
để phòng chống ồn, chống ô nhiễm nhiệt, ứng dụng công nghệ sạch, ít ô nhiễm hơn Việc điều chỉnh TQHV của người lao động để phòng ngừa Cholesterol máu cao bằng cách tránh ăn các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao và tránh các TQHV có thể là nguyên nhân gây cholesterol máu cao l à cần thiết Các bệnh ĐTĐ, RLCX tuy chưa thấy liên quan đến TQHV ở người lao động BSG nhưng những bệnh nhân này phải tuân thủ y lệnh điều trị và phòng tai biến Nên xây dựng tiêu chuẩn khám tuyển lao động và khám SKĐK cho người lao động ngành sản xuất bia Việt Nam, điển hình là người lao động ở BSG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đặng Xuân Hùng, (1999) - Khảo sát ĐNN ở công nhân một số nhà máy dệt Tp HCM - đề xuất một số biện pháp: Dụng cụ bảo vệ tai Tỷ lệ bệnh ĐNN (116 117)
-Luận án tiến sĩ y học, TP.HCM
2 Lê Hoàng Ninh – (2008) Tp Hồ Chí Minh, - Các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây (THA, đái tháo đường týp 2) ở người lớn Tp HCM và tỉnh Bình Dương, năm 2006 - Bộ Y tế - Viện vệ sinh Y tế Công cộng Tp
HCM – Đề tài cấp Bộ
3 Phạm Hùng Lực, (2002) Tp Hồ Chí Minh - Bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở tuổi 15 – 75 tại Đồng Bằng Sông Cửu Long - Bộ Y tế - Viện Vệ sinh Y tế
Công cộng - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh – Báo cáo Khoa học
4 Nguyễn Phương Toại – (2001) - Hà Nội - Khảo sát tình trạng suy giảm thính lực trên công nhân xí nghiệp bao bì Cần Thơ (175) Hội nghị khoa học YHLĐ
toàn quốc lần thứ IV – BÁO CÁO TÓM TẮT
5 Robert B,Taylor, (2004) Hà Nội - Rối lọan lipid máu (1708) Bệnh ĐTĐ (1723) - Y học Gia đình – Các
nguyên lý & thực hành - Nhà xuất bản y học
6 Steffen R Hepatitis A and hepatitis B: risks compared with other vaccine preventable diseases and immnization recommendatons Vaccine 1993;11:518
7 Hahn RA, Teutsch SM, Rothenbert RB, Marks JS
Excess deaths from nine chronic diseases in the United States, 1986 JAMA 1990; 264: 2654
8 Tomoda, S – 1993, Occupational Safety and heath
in the food and drink industries – sectoral - No 1988 and
1989