1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên

237 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 237
Dung lượng 5,97 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN ĐẮC DŨNG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH THÁI NGU

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐẮC DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quang Huy

THÁI NGUYÊN - 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐẮC DŨNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 9.31.01.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Quang Huy

THÁI NGUYÊN - 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi Các nội dung nêu trong luận án

là trung thực, các trích dẫn của luận án được chỉ rõ nguồn gốc Những kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên các tạp chí khoa học và không trùng với bất kỳ công trình nào khác

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Đắc Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô Khoa Quản lý - Luật Kinh tế nơi tôi học tập, phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục nơi trực tiếp công tác và Khoa Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Quản trị Kinh doanh nơi tôi tham gia công tác giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn, Trường Đại học Kinh tế & QTKD, Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Quang Huy người hướng

dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng để tôi hoàn thành Luận án này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn và các lãnh đạo quản lý tại một số Sở, Ban ngành của tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và khảo sát số liệu để thực hiện Luận án

Tôi xin cũng chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2024

Tác giả luận án

Nguyễn Đắc Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC BẢNG HÌNH xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ xii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng, phạm vi của luận án 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp mới của luận án 4

5 Kết cấu của luận án 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 5

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng suất lao động 5

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 7

1.3 Một số mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 15

1.4 Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu 18

1.4.1 Đánh giá chung 18

1.4.2 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu 19

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 21

2.1 Cơ sở lý luận về năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 21 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa 21

2.1.2 Năng suất lao động 24

2.1.3 Các lý thuyết nền tảng liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 29

2.1.4 Khung lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động 33

2.1.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 38

Trang 6

2.1.6 Nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh

nghiệp nhỏ và vừa 42

2.2 Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm 48

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên Thế giới 48

2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước 50

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên 52

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 53

3.1 Câu hỏi nghiên cứu 53

3.2 Cách tiếp cận 53

3.3 Phương pháp nghiên cứu 54

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 54

3.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 58

3.4 Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án 63

3.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá 65

3.5.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá tổng quan nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên 65

3.5.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 65

3.5.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động 66

3.5.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đối với năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 69

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN 71

4.1 Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên 71

4.1.1 Vị trí địa lý 71

4.1.2 Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên 71

4.1.3 Dân số và lao động 72

4.1.4 Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 73

4.2 Năng suất lao động của Việt Nam và của tỉnh Thái Nguyên 76

4.2.1 Năng suất lao động của Việt Nam 76

4.2.2 Năng suất lao động của tỉnh Thái Nguyên 78

4.3 Thực trạng năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 85

4.3.1 Khái quát về doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 85

4.3.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 87

4.3.3 Năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và tại tỉnh Thái Nguyên 91

Trang 7

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

tỉnh Thái Nguyên 106

4.4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình 1 106

4.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình 2 116

4.4.3 Mối quan hệ của năng suất lao động và sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên 133

4.5 Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên 134

4.5.1 Những ưu điểm 134

4.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 136

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÁI NGUYÊN 139

5.1 Định hướng, quan điểm phát triển DNNVV trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 139

5.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 139

5.1.2 Định hướng phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 140

5.2 Giải pháp nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 142

5.2.1 Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý 142

5.2.2 Nhóm giải pháp cho các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 151

5.3 Một số kiến nghị 156

5.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước thuộc Bộ và Trung ương 156

5.3.2 Kiến nghị với Chính quyền tỉnh Thái Nguyên 158

KẾT LUẬN 159

TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

PHỤ LỤC 176

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH - HĐH Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá

CNTT - TT Công nghệ thông tin – truyền thông

Trang 9

NC&PT Nghiên cứu và phát triển

TD&MNPB Trung du và Miền núi phía bắc

TM & CN Thương mại và Công nghiệp

TM & DV Thương mại và Dịch vụ

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

TECHCH Techology Change Thay đổi kỹ thuật

DEA Data Envelopment

ASEAN Association of South

East Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

APO Asian Productivity

Organization Tổ chức Năng suất châu Á GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước

ILO International Labour

Organization Tổ chức Lao động Quốc tế IFC International Finance

Corporation Tổ chức Tài chính Quốc tế FDI Foreign Direct Investment Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành

DTI Digital Transformation

EFA Exploratory Factor

CFA Confirmatory Factor

Analysis Phân tích nhân tố khẳng định RBV Resource-based theory Lý thuyết dựa vào nguồn lực

SEM Structural Equation

GRDP Gross Regional Domestic

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

R&D Research and

Development Nghiên cứu và phát triển TFP Total factor Productivity Năng suất các yếu tố tổng hợp

SMEs Small and Medium

TFP Total Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động 17 Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về năng suất lao động 26 Bảng 3.1 Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý 55 Bảng 3.2 Quy mô mẫu khảo sát với đối tượng là doanh nghiệp 56 Bảng 3.3 Quy mô mẫu khảo sát với đối tượng là lãnh đạo quản lý và doanh nghiệp 57 Bảng 4.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 72 Bảng 4.2: Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 theo giá

so sánh năm 2010 74 Bảng 4.3: Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theongành kinh tế giai đoạn 2018-

2022 theo giá hiện hành 78 Bảng 4.4: Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình kinh tế giai đoạn

2018-2022 theo giá hiện hành 80 Bảng 4.5: Tổng hợp năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2018-2022 81 Bảng 4.6: Tỷ trọng đóng góp của vốn, lao động và NSLĐ vào tốc độ tăng trưởng kinh

tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 84 Bảng 4.7: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2017-2022

85 Bảng 4.8: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theo

quy mô giai đoạn 2017-2022 86 Bảng 4.9: Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân

chia theo loại hình doanh nghiệp 88 Bảng 4.10: Số lượng phiếu điều tra của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 91 Bảng 4.11: Thống kê số năm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 93 Bảng 4.12: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 94 Bảng 4.13: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa phân theo loại hình doanh nghiệp 96 Bảng 4.14: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa phân theo loại hình doanh nghiệp cụ thể 97

Trang 12

Bảng 4.15: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa phân theo quy mô 98

Bảng 4.16: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa phân theo lĩnh vực 99

Bảng 4.17: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo loại hình doanh nghiệp 101

Bảng 4.18: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo quy mô doanh nghiệp 103

Bảng 4.19: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo lĩnh vực hoạt động 104

Bảng 4.20: Thống kê mô tả về kết quả khảo sát 106

Bảng 4.21: Tóm tắt kết quả mô hình và ANOVA 106

Bảng 4.22: Hồi quy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến NSLĐ của các DNNVV 106

Bảng 4.23: Kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu 107

Bảng 4.24: Mức độ chi cho nghiên cứu và phát triển của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên 109

Bảng 4.25: Mức độ chuyển đổi số của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên 111

Bảng 4.26: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo loại hình doanh nghiệp 113

Bảng 4.27: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo quy mô doanh nghiệp 114

Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp 115

Bảng 4.29: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha 118

Bảng 4.30: Kết quả kiểm định KMO và Bartiett’ Test 121

Bảng 4.31: Kết quả EFA thang đo các biến nghiên cứu 121

Bảng 4.32: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt 122

Bảng 4.33: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt (hệ số tương quan) 123

Bảng 4.34: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trên địa bàntỉnh Thái Nguyên 124

Trang 13

DANH MỤC BẢNG HÌNH

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của TS Trần Thị Thanh Hương 16

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thuý Hằng (2021) 16

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Cao Hoàng Long (2021) 17

Hình 2.1: Khung lý thuyết của S K Mukherjee and Duleep Singh (1975) 33

Hình 2.2: Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020) 36

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 39

Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất 41

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu và khung phân tích do tác giả thiết kế 64

Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc từ kết quả của mô hình SEM 123

Trang 14

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Số nghiên cứu về năng suất lao động 19 Biểu đồ 4.1: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam 2011-2022

77 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân theoquy mô giai

đoạn 2017-2022 86 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân chia

theo loại hình doanh nghiệp năm 2022 89 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân chia

theo lĩnh vực năm 2022 90 Biểu đồ 4.5: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân chia

theo khu vực địa lý năm 2022 90 Biểu đồ 4.6: Số liệu thống kê về doanh nghiệp được khảo sát 92 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa thống kê theo số năm hoạt động 93 Biểu đồ 4.8: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 94 Biểu đồ 4.9: Số lượng và cơ cấu đối tượng được khảo sát 116 Biểu đồ 4.10: Số lượng và cơ cấu đối tượng được khảo sát theo trình độ học vấn 117 Biểu đồ 4.11: Số lượng và cơ cấu đối tượng được khảo sát theo độ tuổi 117 Biểu đồ 4.12: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của nguồn lao động tại chỗ đối với cải thiện

năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên 126 Biểu đồ 4.13: Kết quả đánh giá ảnh hưởng từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương đối

với cải thiện năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên 127 Biểu đồ 4.14: Tình hình kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 129 Biểu đồ 4.15: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với cải thiện

năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên 130 Biểu đồ 4.16: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của năng lực quản lý đối với cái thiện NSLĐ

của các DNNVV tại Thái Nguyên 131 Biểu đồ 4.17: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của việc tiếp cận nguồn lực tài chínhđối với

cải thiện năng suất lao động của các DNNVV tại Thái Nguyên 132 Biểu đồ 4.18: Kết quả đánh giá ảnh hưởng của năng suất lao động tới sự phát triển của

các DNNVV tại Thái Nguyên 134

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Năng suất lao động là một khía cạnh phản ánh chất lượng nền kinh tế, là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng, đồng thời liên quan mật thiết đến chất lượng sống của người lao động Việc nâng cao năng suất lao động đóng một vai trò quan trọng ở mọi nền kinh tế, trong

đó nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV)

mang tính cấp bách vì thứ nhất “DNNVV là động lực chủ yếu của tăng trưởng, là xương sống của nền kinh tế; thứ hai năng suất lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa bao giờ cũng thấp hơn các doanh nghiệp lớn do đầu tư về vốn của DNNVV cũng hạn hẹp hơn rất nhiều, các DNNVV bao giờ cũng sẽ khó tiếp cận được với các công nghệ hàng đầu,

ít có điều kiện để tham gia vào chuỗi các sản xuất để có năng suất lao động” Nhìn sang

Hàn Quốc, cứ trong 10 người lao động Hàn Quốc thì có tới chín người làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), thế nhưng năng suất của những lao động này không bằng 1/3 so với các doanh nghiệp lớn, điều này buộc Hàn Quốc phải tìm kiếm sự đột phá cho tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, mặc dù trong giai đoạn 2011 - 2020 tốc

độ tăng NSLĐ của Việt Nam cao hơn mức trung bình của ASEAN, nhưng nếu so sánh thì mức tăng này vẫn thấp hơn Trung Quốc là 7% và Ấn Độ là 6% Mức tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam vẫn chưa đủ nhanh để thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác gia Cụ thể, NSLĐ của Việt Nam vẫn thấp hơn 26 lần so với Singapore, 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3 lần so với Thái Lan Tại Việt Nam, tăng NSLĐ đóng góp một phần không nhỏ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua, trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng

5,9%/năm và khẳng định “Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016 - 2020” Ngày

04/2/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 07/CT-TTg về giải pháp thúc đẩy

tăng NSLĐ quốc gia; Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ “Năng suất lao động của Việt Nam

đã có những cải thiện đáng kể tuy nhiên năng suất lao động vẫn chưa tương xứng như

kỳ vọng, mức năng suất lao động theo sức mua tương đương của Việt Nam còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực ASEAN; Chính vì vậy việc nâng cao năng suất lao động là vấn đề đặc biệt quan trọng, cần có nhiều giải pháp mang tính đột phá mang tính cách mạng” Và thực tế, số liệu NSLĐ bình quân năm 2021-2022 chỉ đạt 4,65%

thấp hơn khá xa so với mục tiêu kế hoạch KTXH giai đoạn 2021-2025 và chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2021-2030 đạt ra là 6,5% Điều này đặt ra một thách thức

Trang 16

cho toàn bộ nền kinh tế để tăng NSLĐ, trong đó tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp sẽ phải là động lực chính của tăng năng suất quốc gia

Đối với tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2016-2020 đã chứng kiến sự bứt phá trong đầu tư tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ Với mục tiêu Đại hội Đại biểu lần thứ XX đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du, miền núi phía bắc và vùng Thủ đô Hà Nội, nhưng một số rào cản nêu trên làm cho chất lượng tăng trưởng của tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa tạo đà cho tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, nếu không có những đòn bẩy dựa trên phân tích, đánh giá thực tiễn rất có thể sự tăng năng suất sẽ sớm bị chững lại Do đó, nhằm tạo động lực cho phát triển kinh tế mạnh mẽ định hướng chất lượng, Thái Nguyên cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh NSLĐ cho các DN, đặc biệt là các DNNVV trên địa bàn vì như đã đề cập đây là loại hình DN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của tỉnh

Theo tính toán của Nguyễn Thị Thu Thương (2020) tăng trưởng NSLĐ của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2019 đạt 115,75%, trong đó tăng trưởng NSLĐ lĩnh vực CN-XD

là cao nhất đạt 89,32%, theo sau là lĩnh vực dịch vụ đạt 20,72% và thấp nhất là lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ đạt 5,7% Cũng theo nghiên cứu của tác giả đóng góp lớn vào tăng NSLĐ của tỉnh trong những năm qua là do sự hiện diện của Samsung và các nhà đầu tư FDI khác Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay tốc độ tăng NSLĐ của tỉnh đã giảm mạnh do các dự án của Samsung đã đạt công suất thiết kế Trong khi đó, muốn gia tăng năng suất lao động theo hướng phát triển nội sinh, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh mang tính chủ động, bền vững thì nhất thiết NSLĐ của các DN trong nước mới là nhân tố quyết định, đặc biệt là các DNNVV khi lực lượng doanh nghiệp này chiếm khoảng 97% Tuy nhiên, với đặc điểm của một tỉnh Trung du và Miền núi phía bắc thường có điều kiện tự nhiên khó khăn hơn so với các vùng đồng bằng như giao thông, kết nối giữa các địa phương trong tỉnh, sự không đồng đều về trình độ dân trí, có tỷ lệ cao lực lượng lao động nông thôn có trình độ thấp chưa qua đào tào tạo, việc thu hút đầu tư vào các khu vực vùng núi thường gặp nhiều khó khăn Những điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nói chung và NSLĐ của địa phương nói riêng Do vậy, để trả lời cho câu hỏi thực trạng NSLĐ của các DNNVV tại Thái Nguyên hiện nay như thế nào, những yếu tố nào tác động đến NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên và làm thế nào để nâng cao NSLĐ của các doanh nghiệp này hơn nữa trong thời gian tới Xuất phát từ đó,

tác giả đề xuất đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của

các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên” cho luận án tiến sĩ với hy vọng sẽ góp

phần giải quyết được phần nào những vấn đề đã nêu trên

Trang 17

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn về NSLĐ luận án xây dựng khung lý thuyết

về các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ của các DNNVV

- Đánh giá thực trạng năng suất lao động của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên

- Phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như phát sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái nguyên trong giai đoạn tới

3 Đối tượng, phạm vi của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Nghiên cứu tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, do đó nghiên cứu này không khảo sát số liệu sơ cấp tại các doanh nghiệp này

- Về thời gian: + Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu trong giai đoạn 2018 – 2022

+ Số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2022

+ Giải pháp, kiến nghị của luận án được đề xuất đến năm 2030, tầm nhìn đề năm 2035

- Về nội dung: Nghiên cứu và đánh giá thực trạng NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên theo các tiêu chí phân loại quy mô, loại hình, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Phân tích các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao NSLĐ cho loại hình doanh nghiệp này cho giai đoạn tới Tuy nhiên, trong phần đánh giá thực trạng NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên, việc tiếp cận với các doanh nghiệp FDI gặp nhiều khó khăn và phần lớn loại hình doanh nghiệp này không nằm trong danh mục DNNVV nên tác giả không nghiên cứu nhóm DN này

Trang 18

4 Những đóng góp mới của luận án

Đóng góp về mặt lý luận

- Thứ nhất, luận án đã hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ từ đó đề xuất một

số yếu tố đặc thù với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên

- Thứ hai, trên cơ sở những phân tích, tổng hợp và kế thừa từ các nghiên cứu trước

đây, tác giả cũng đề xuất được 02 mô hình lý thuyết để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ của loại hình doanh nghiệp này

- Thứ ba, luận án góp phần vào việc củng cố khung lý thuyết về quản lý năng suất

lao động cho các DNNVV dựa trên các yếu tố cả vĩ mô và vi mô

Đóng góp về mặt thực tiễn

- Thứ nhất, từ việc khảo sát, thu thập số liệu, nghiên cứu này đã xây dựng được một

cơ sở dữ liệu có giá trị và đáng tin cậy cho việc nghiên cứu và phân tích thông tin liên quan đến nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu

- Thứ hai, luận án cung cấp một bức tranh toàn diện và cụ thể về thực trạng NSLĐ

của các DNNVV, đồng thời cũng so sánh được NSLĐ giữa các loại hình của DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên

- Thứ ba, luận án chỉ rõ được mức độ tác động của các yếu tố bên trong, bên ngoài tới

NSLĐ của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên, góp phần giúp Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp có những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm năng cao NSLĐ cho loại hình doanh nghiệp này

- Thứ tư, bằng việc sử dụng 02 mô hình, kết quả của luận án đánh giá được ảnh

hưởng của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài đến NSLĐ của các DNNVV

5 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên

Chương 5: Giải pháp nâng cao năng suất lao động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến năng suất lao động

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Khi đề cập ở cấp độ doanh nghiệp, NSLĐ là một chỉ số quan trọng để quản trị nguồn nhân lực Văn Tình và Lê Hoa (2003) nhận định mục tiêu của việc tăng năng suất ngày nay là hoàn thiện chất lượng cuộc sống của con người Cải thiện điều kiện lao động và hướng tới một xã hội thịnh vượng hơn là vấn đề cốt lõi của việc tăng trưởng năng suất Đối với nền kinh tế nói chung, năng suất cũng được chứng minh có mối quan hệ mật thiết với việc tăng trưởng việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long (2014) sử dụng cách tiếp cận phân tích bao dữ liệu (DEA), trong nghiên cứu này đề cập đến tăng trưởng năng suất có thể được phân tách thành hai thành phần: thay đổi kỹ thuật (TECHCH) và thay đổi hiệu quả (EFFCH) Để nhận diện thay đổi trong hiệu quả quy mô, thay đổi hiệu quả được phân tách tiếp thành hiệu quả thuần và hiệu quả theo quy mô Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận DEA để giải một loạt các bài toán quy hoạch tuyến tính phi tham số Bên cạnh đó, tác giả đã ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để mô hình hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng với TFP, giải quyết được tính nội sinh của các nhân tố đầu vào và bằng việc sử dụng kỹ thuật bán tham số để ước lượng đóng góp của TFP vào tăng đầu ra Nghiên cứu của Đinh Văn Ân và Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2013), cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2014) đã tiến hành phân tích về năng suất của nền kinh tế Trong các phân tích này, sự chú ý chủ yếu đặt vào hiệu ứng của sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với tăng cường nguồn nhân lực và đóng góp của các ngành công nghiệp vào sự gia tăng năng suất toàn diện của quốc gia Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ nhấn mạnh sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế đối với tăng cường nguồn nhân lực và NSLĐ chỉ ở mức định tính

Đối với các doanh nghiệp, năng suất ngày càng trở thành một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hiện đại (Vũ Hoàng Ngân và Lê Thị Lan Hương, 2016) Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 của Nguyễn Thị Lê Hoa, tác giả đã thực hiện nghiên cứu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đo lường năng suất đã xây dựng cách tiếp cận và xử lý dữ liệu tính toán các chỉ tiêu năng suất ở các cấp độ nền kinh tế, ngành kinh tế và doanh nghiệp, trong đó có đề cập tới các chỉ tiêu NSLĐ, năng suất vốn, TFP của nền kinh tế, của ngành kinh tế và hệ thống chỉ tiêu đo năng suất của doanh nghiệp Kết quả của nghiên cứu chỉ ra NSLĐ của Việt Nam tiếp tục cải thiện nhưng chỉ đạt được tăng trưởng ổn định, chưa tạo được tăng trưởng đột phá nên nhìn chung mức NSLĐ vẫn còn thấp so với các nước Châu Á, vì vậy thúc đẩy nâng cao năng suất vẫn cần

là một mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững trong thập kỷ tiếp theo

Trang 20

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến, 2016 nhằm đánh giá sự khác biệt về NSLĐ giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN trong nước ở các tỉnh Miền Trung đã chỉ

ra rằng mức chênh lệch NSLĐ bình quân giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với các DN trong nước trong giai đoạn 2011 – 2014 là 15.25%, đồng thời nghiên cứu này cũng phản ánh rằng các doanh nghiệp nhà nước có NSLĐ thấp hơn so với các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân Sự khác biệt về NSLĐ được tác giả giải thích

là bị ảnh hưởng bởi khu vực điều tra của DN Tuy bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời gian nhưng chênh lệch mức NSLĐ bình quân giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN nhà nước là không thay đổi Nghiên cứu của Đỗ Hạnh Nguyên (2018) về thực trạng và giải pháp nâng cao NSLĐ tại Việt Nam chỉ ra rằng tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2006-2016 của 20 ngành kinh tế cấp 1 đều có tốc độ tăng trưởng dương, song có tới 11/20 ngành kinh tế đạt được giá trị tăng trưởng dương không phải do đóng góp chủ yếu của NSLĐ Trong đó, có 4/20 ngành suy giảm NSLĐ bình quân trong giai đoạn 2006-2016 và 7/20 ngành kinh tế tăng trưởng giá trị tăng thêm dựa vào tăng trưởng lao động (đóng góp của tăng NSLĐ trong tốc độ tăng trưởng chưa đạt mức lý tưởng 60%) Nghiên cứu khác của Tăng Văn Khiên, được thực hiện vào năm 2018, tập trung vào việc đánh giá cách tăng TFP ảnh hưởng đến sự gia tăng giá trị trong các ngành công nghiệp chủ chốt Nghiên cứu này phân tích mức độ tăng cường NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ

và đóng góp của việc tăng TFP vào sự phát triển của một số ngành công nghiệp như dệt may, da giầy, năng lượng, điện tử - viễn thông - công nghệ thông tin, thép, cơ khí, nhựa, hóa chất, nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao năng suất cho ngành công nghiệp Việt Nam Gần đây có nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hương chỉ ra một trong những nguyên nhân gây cản trở gia tăng NLSĐ trong các DN của Việt Nam là do phần lớn các DN có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về vốn hạn hẹp, khả năng đầu tư công nghệ hạn chế, kinh nghiệm quản lý sản xuất, năng lực cạnh tranh kém, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn rất thấp

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Trong bối cảnh hiện tại, những nghiên cứu có tính chất học thuật liên quan đến năng suất đã khẳng định tầm quan trọng của hạng mục này đối với việc kích thích sự phát triển trong khía cạnh tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, cũng như góp phần thúc đẩy quá trình phát triển của doanh nghiệp, việc làm, giảm giá dịch vụ đối với khách hàng, cải thiện thu nhập cho người lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả cộng đồng xã hội Mặc dù sự thực này, các tổ chức kinh doanh thời nay vẫn thường xuyên thể hiện sự thiếu tập trung đúng mức hoặc thậm chí lơ là đối với những vấn đề liên quan đến khái niệm năng suất trong quá trình sản xuất và kinh doanh (Sink và Tuttle, 1989; Singh, 2000; Broman, 2004; Joppe và Li, 2016) Nguyên do dẫn tới hiện trạng này nằm ở sự thiếu nhất quán trong việc hiểu biết về năng suất Tuy rằng năng suất đã được phát triển qua hàng thập kỷ và có nhiều nghiên cứu tập

Trang 21

trung vào việc ứng dụng rộng rãi của nó, nhưng vẫn còn sự thiếu sót trong việc nhận thức đầy đủ về vấn đề này (Tangen, 2004) Điều này giải thích tại sao tình trạng năng suất thấp đã trở thành một vấn đề mang tính chất vĩ mô đối với các hệ thống kinh tế, người lao động vẫn phải làm việc trong môi trường thiếu bảo đảm, thậm chí không bảo đảm, trong khi không có bù đắp thích hợp cho cuộc sống của họ (ILO, 2011) Tối ưu hóa năng suất cùng với việc bảo đảm sự công bằng trong môi trường lao động, nhằm mục tiêu gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động, trở thành mục tiêu quan trọng cần phải đặt lên hàng đầu Nói cách khác, khía cạnh của năng suất không chỉ giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp, mà còn tạo nên

sự thịnh vượng cho toàn xã hội Tuy nhiên, các tổ chức kinh doanh và thậm chí cả người lao động đều chưa thực sự đánh giá đúng tầm quan trọng của yếu tố này

Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã nhấn mạnh về hai lựa chọn chiến lược nhằm nâng cao NSLĐ trong khu vực ASEAN, trong một khía cạnh học thuật Tùy theo hướng tiếp cận, con đường đầu tiên tập trung vào tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp trọng điểm, thông qua việc áp dụng các cải tiến công nghệ hiện đại, tối ưu hóa hệ thống thiết bị, cùng với việc đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ năng nghề Mặc dù có khả năng tăng cường NSLĐ, song con đường này không thể khai thác toàn bộ tiềm năng Trái lại, NSLĐ có thể tăng đáng

kể nhất thông qua con đường thứ hai - dịch chuyển sự chú trọng sang các lĩnh vực có khả năng gia tăng giá trị đáng kể hơn Vì lý do đó, các quốc gia trong khu vực cần dịch chuyển sự tập trung từ nông nghiệp và các dịch vụ cấp thấp sang các ngành sản xuất và dịch vụ cao cấp hơn, như một hướng đi để tối đa hóa NSLĐ Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ cần đảm bảo cơ sở hạ tầng có chất lượng, hệ thống giáo dục

và đào tạo kỹ năng được phát triển tốt, cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có khả năng đầu tư và khai thác cơ hội mới Thêm vào đó, Cộng đồng Kinh tế ASEAN tạo ra cơ hội lớn để các quốc gia có thể thực hiện việc dịch chuyển

cơ cấu kinh tế từ những ngành có NSLĐ thấp tới những ngành có NSLĐ cao hơn

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

1.1.2.1 Những nghiên cứu trong nước

Đầu tiên phải nhắc tới nghiên cứu của Trần Thị Kim Loan và Bùi Nguyên Hùng (2009) đã đo lường sự ảnh hưởng của các yếu tố quản lý đến năng suất của doanh nghiệp cũng như mối quan hệ giữa chúng Bằng việc áp dụng phương pháp phân tích SEM (Structural Equation Modeling) trên một mẫu khảo sát với 286 doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố quản lý như cam kết về NSLĐ từ phía quản lý, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất, mối quan hệ với khách hàng và bên trong doanh nghiệp đã giải thích được đến 55% sự biến đổi về NSLĐ Điều này thể hiện mức độ ảnh hưởng lớn của các yếu tố quản lý đối với hiệu suất làm việc trong doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là phạm vi mẫu khảo sát

Trang 22

chỉ trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi có điều kiện kinh tế xã hội mang tính đặc thù riêng và sự phát triển có khác biệt lớn so với các địa phương khác, do đó kết quả của nghiên cứu này không thể phản ánh cho các địa phương khác Năm 2017 Nguyễn Văn Đông đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ thông qua mô hình hồi quy Trong đó: Y là biến NSLĐ và các biến X1, X2, X3… Xn là biến các yếu tố ảnh hưởng gồm: Tiền lương, thưởng, đầu tư, trình độ lao động, môi trường, chính sách nhà nước Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ như: Tiền lương/thưởng, nguồn vốn đầu tư; máy móc thiết bị trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ lao động, trình độ quản lý, điều kiện tự nhiên, môi trường, chính sách nhà nước… Tuy nhiên, ba yếu tố được tác giả nhận định có ảnh hưởng lớn nhất đến NSLĐ của nước ta hiện nay là tiền lương, đầu tư và trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật Tương tự, vào năm

2019 Vũ Thị Giang và cộng sự tập trung phân tích vào các yếu tố liên quan đến tiền lương

và chính sách tiền lương Các tác giả cho rằng tăng lương và NSLĐ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tăng NSLĐ là cơ sở để tăng lương và ngược lại tăng tiền lương là một trong những biện pháp khuyến khích con người hăng say làm việc để tăng NSLĐ Tuy nhiên, những nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các yếu tố mang tính vật chất mà bỏ qua các yếu tố tâm lý của người lao động như động lực, sự hài lòng, cam kết của người lao động Nghiên cứu của T Đ Huỳnh (2014) bàn luận về cách tiếp cận tái cấu trúc doanh nghiệp là điều chỉnh, thiết lập lại, xây dựng mới các đặc tính của sản phẩm, khách hàng mục tiêu, công nghệ, phương thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức, nhân lực, quy trình cho phù hợp

để tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức từ môi trường kinh doanh Phạm Đình Cường (2022) đã thực hiện một nghiên cứu để đánh giá ảnh hưởng của tái cấu trúc đến NSLĐ của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM, kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tái cấu trúc có tác động tích cực đến NSLĐ doanh nghiệp, góp phần tạo cơ sở lý luận đề xuất những giải pháp tái cấu trúc tương ứng nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp dệt may Việt Nam Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu của Huỳnh khi thực hiện tại các doanh nghiệp nơi có đặc thù và khác biệt nhiều về tổ chức hoạt động SXKD khi so với các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng Trong khi đó, hạn chế trong nghiên cứu của Cường lợi nhuận trên tổng doanh thu để đo lường cho biến NSLĐ là chưa phù hợp khi thực tế chỉ

số này chỉ có thể đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, bên cạnh sử dụng biến tái cấu trúc trong nghiên cứu của Phạm Đình Cường tác giả cũng đưa thêm các yếu tố tổ chức, số lượng lao động, doanh thu… Tuy nhiên, việc đưa biến doanh thu vào mô hình nghiên cứu trong khi biến phụ thuộc là lợi nhuận trên doanh thu có thể sẽ ảnh hưởng đến mô hình tổng thể cũng như kết quả nghiên cứu

Để giúp các doanh nghiệp tìm kiếm phương thức cải thiện NSLĐ trong tiến trình toàn cầu hoá, Đào Vũ Phương Linh (2020) đã thực hiện luận án NSLĐ trong doanh nghiệp Việt Nam, trong nghiên cứu này tác giả đã tập trung đánh giá NSLĐ của các doanh

Trang 23

DNNVV trong hai ngành là may trang phục và ngành sản xuất từ kim loại chế biến thông qua việc sử dụng hàm Cobb-Dougls mở rộng với các yếu tố FDI, chính sách phúc lợi, quy

mô doanh nghiệp, sự hiện diện của xuất khẩu, chất lượng lao động…., kết quả cho thấy chính sách phúc lợi là những chính sách thực sự có tác động đến NSLĐ của các DNNVV, tuy nhiên mức độ tác động của chính sách còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp Cũng trong nghiên cứu này tác giả còn chỉ ra có sự tác động của FDI và xuất khẩu đến NSLĐ của doanh nghiệp thuộc các ngành có thâm dụng lao động và vốn khác nhau Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng minh rằng công ty trách nhiệm hữu hạn có NSLĐ cao hơn so với công ty cổ phần và các loại hình DN khác Trong khi đó, những doanh nghiệp

ở ngành thâm dụng lao động thì chất lượng đầu vào của lao động (mức chi trả cho người lao động) tăng 1% chất lượng lao động sẽ làm năng suất lao động của các doanh nghiệp tăng lên 0,0068%, những doanh nghiệp ở ngành thâm dụng vốn khi tăng 1% quy mô doanh nghiệp giúp tăng 0,1941% năng suất lao động Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu

là mới chỉ dừng lại đánh giá sự hiện diện của FDI và xuất khẩu chứ chưa đánh giá được mức độ đầu tư hay phần trăm vốn FDI đầu tư vào doanh nghiệp và tỷ trọng xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp đến NSLĐ như thế nào

Vào năm 2021, Trần Thị Thuý Hằng đã giới thiệu một khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ gồm 3 yếu tố chính Trong đó, yếu tố đầu tiên là yếu tố thuộc về

tổ chức gồm môi trường làm việc, tiền lương, cơ cấu tổ chức, văn hoá tổ chức; yếu tố thứ hai là yếu tố con người gồm trình độ của NLĐ, sức khoẻ, độ tuổi và động lực làm việc và yếu tố thứ ba là công nghệ Tuy nhiên, nghiên cứu này tác giả mới chỉ dừng lại

ở việc xây dựng khung phân tích mà chưa đi sâu vào việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này như thế nào đến NSLĐ Năm 2022, trong luận án nghiên cứu của Nguyễn Khánh Huy, tác giả đã giới thiệu mô hình các yếu tố ảnh hướng đến NSLĐ, trong mô hình nghiên cứu này tác giả đã phân thành 2 nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó yếu tố bên ngoài gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, phân bổ nguồn lực, cạnh tranh và vai trò của chính quyền Trong khi đó yếu tố bên trong gồm NLĐ, phong cách lãnh đạo, năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ và sử dụng nguồn vốn Bằng việc phân tích hồi quy bội và phân tích đường dẫn, tác giả đã phân ra thành 2 nhóm mức độ ảnh hưởng tới NSLĐ của doanh nghiệp, trong đó nhóm B là nhóm quan trọng với các yếu tố gồm: điều kiện tự nhiên, phân bổ nguồn lực và nguồn nhân lực của doanh nghiệp, trong khi đó nhóm A là nhóm cần chú

ý với các yếu tố gồm: vai trò của chính quyền, cạnh tranh, ứng dụng công nghệ, sử dụng nguồn vốn và nguồn lao động tại chỗ Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là thực hiện trong giai đoạn đại dịch covid 19 bùng phát nên nhiều doanh nghiệp, khách sạn bị đóng cửa nên cỡ mẫu thu được để thực hiện phân tích sơ cấp chỉ đạt 122 quan sát, do đó

nó có thể gây ra những sai số thậm chí là tạo ra sự sai lệch về kết quả phân tích số liệu

Trang 24

Nguyễn Văn Tân và cộng sự đã sử dụng phương pháp hồi quy thông qua bộ số liệu

từ 270 quan sát để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn Aureole DMS Kết quả nghiên cứu chỉ ra cả 4 nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu đều có ảnh hưởng cùng chiều đến năng suất lao động, đó là (1) Điều kiện làm việc; (2) Đào tạo và phát triển; (3) Quản lý sản xuất; (4) Yếu tố cá nhân, trong đó, nhân tố “Quản lý sản xuất” có mức ảnh hưởng lớn nhất và "điều kiện làm việc" có ảnh hưởng ít nhất đến NSLĐ của doanh nghiệp Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là việc sử dụng biến "yếu tố cá nhân" là một biến độc lập với các thang đo đại diện cho rất nhiều yếu tố bao gồm cả sức khoẻ, ý thức, thu nhập sẽ không phản ánh một cách đầy đủ tác động của từng yếu tố trong biến "yếu tố cá nhân" đến NSLĐ của doanh nghiệp Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thảo Nhi và cs (2022) nhằm đánh giá tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới Cụ thể trong nghiên cứu này tác giả xây dựng mô hình hồi quy hỗn hợp để đánh giá tác động của chuyển đổi số tới doanh thu thuần của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển đổi số có tác động tích cực đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, hiệu quả kinh doanh còn bị ảnh hưởng bởi quy mô tài sản của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định, thứ nhất số lượng quan sát chỉ là 100 trong khi mục tiêu đánh giá cho doanh nghiệp ở Việt Nam trên khắp các lĩnh vực Thứ hai, biến chuyển đổi số ở dạng biến binary có thể sẽ không phản ánh được ảnh hưởng của mức độ CĐS đến NSLĐ của doanh nghiệp khi hiện nay Việt Nam đã có bộ chỉ số với các mức độ CĐS khác nhau

Một nghiên cứu gần đây của Bùi Thị Thu Hà và đồng nghiệp (2023) đã đề xuất một mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố chi phí lao động, chính sách nhân lực của doanh nghiệp, khoa học và công nghệ, thâm niên làm việc và áp lực trong công việc ảnh hưởng tới năng suất lao động tại các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích EFA và phân tích hồi quy trên phần mềm SPSS 26 từ các câu hỏi được xây dựng theo thang đo likert với quy mô 165 mẫu các tác giả đã chi ra rằng

có 4 trên tổng số 5 yếu tố tác động thuận chiều đến NSLĐ và chỉ có 1 yếu tố duy nhất

là áp lực trong công việc tác động ngược chiều đến NSLĐ Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu này là các tác giả mới chỉ dừng lại phân tích được các yếu tố bên trong doanh nghiệp mà chưa đề cập đến các yếu tố bên ngoài, việc chỉ tập trung vào các yếu tố nội

bộ có thể làm mất đi sự toàn diện và đa chiều trong việc hiểu về tác động của môi trường bên ngoài đến NSLĐ của doanh nghiệp

Ngoài ra còn những nghiên cứu đánh giá các yếu tố khác như chi phí cho đào tạo,

số năm hoạt động của doanh nghiệp… ảnh hưởng tới NSLĐ tại Việt Nam cũng được nhiều tác giả để cập, như nghiên cứu của Sauksavanh Vixathep và cộng sự về vốn con người, sự đổi mới và NSLĐ tại các DNNVV bằng cuộc khảo sát 608 doanh nghiệp có

Trang 25

quy mô nhỏ và vừa hoạt động trong 17 lĩnh vực khác nhau trong ngành sản xuất tại Hà Nội Trong nghiên cứu này các tác giả đã nhấn mạnh rằng có một mối quan hệ thuận chiều giữa vốn con người và NSLĐ tại các DNNVV Vốn con người trong nghiên cứu này được đánh giá dựa trên chi phí cho việc đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề, trình

độ chuyên môn Tuy nhiên cũng trong nghiên cứu này, các tác giả chỉ ra không có một tác động đáng kể giữa độ tuổi của doanh nghiệp và NSLĐ, điều này có nghĩa rằng NSLĐ trong các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều năm không có sự khác biệt lớn so với NSLĐ tại các doanh nghiệp hoạt động ít năm Trái ngược với nghiên cứu của Sauksavanh Vixathep và cộng sự, nghiên cứu của Pham Thi Bich Ngoc & Nguyen Huu Van Phuoc tại các DNNVV ở Việt Nam cho thấy số năm hoạt động của doanh nghiệp

có ảnh hưởng tiêu cực đến NSLĐ, hiện tượng này phản ánh xu hướng giảm NSLĐ của các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm Tác giả cho rằng với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, sự bảo thủ trong quản lý điều hành được cho là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến NSLĐ Do đó, các công ty mới với lợi thế về tính linh hoạt có nhiều khả năng điều chỉnh để phù hợp hơn trong thời đại mới

1.1.2.2 Những nghiên cứu trên thế giới

Đầu tiên Bowman & Singh (1993) cho rằng tái cấu trúc danh mục đầu tư, tài chính

và tổ chức sẽ làm thay đổi hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sắp xếp lại các nguồn lực nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc tái cấu trúc doanh nghiệp đến NSLĐ của Matthias Brauer and Tomi Laamanen (2013), trong đó tái cấu trúc được được hiểu với nghĩa rất rộng từ việc thay đổi cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy trình hoạt động đến thay đổi mô hình kinh doanh, chiến lược phát triển Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thu hẹp quy mô từ quy mô lớn xuống quy mô nhỏ ảnh hưởng tích cực tới NSLĐ trong khi đó thu hẹp từ quy mô trung bình xuống quy mô nhỏ không ảnh hưởng tới việc nâng cao NSLĐ Tuy nhiên, nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn được niêm yết ở Châu Âu có sự khác biệt rất lớn, do đó câu hỏi cho các DNNVV cần được khám phá thêm

Monga (2011) tập trung vào việc xây dựng NSLĐ thông qua các phương pháp toàn diện, tập trung vào một số nhóm yếu tố cụ thể như: việc áp dụng công nghệ, quản trị quá trình, văn hóa chăm sóc khách hàng, giảm lãng phí trong kinh doanh, và quản trị nguồn nhân lực để tạo ra sự hài lòng cho nhân viên trước khi tăng cường NSLĐ Christoph Desjardins (2012) đã chỉ ra rằng sự lãnh đạo hiệu quả cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tăng năng suất Một nhà quản lý có kỹ năng quản lý tốt sẽ có tác động tích cực đến việc người lao động của họ dễ đạt được các mục tiêu của cá nhân cũng như của

cả tập thể, kỹ năng quản lý ở đây được thể hiện thông qua việc chỉ đạo, điều phối các công việc cũng như biết cách làm thế nào để khích lệ người lao động trong thực hiện các nhiệm vụ và tạo sự ôn hoà cho tổ chức

Năm 2018 Borkovic và Tabakda đã xây dựng mô hình phát triển bền vững dành cho

Trang 26

NSLĐ ở cấp độ doanh nghiệp qua việc sử dụng 06 yếu tố ảnh hưởng: Vai trò của chính quyền, thị trường cạnh trạnh, kinh tế xanh (bên ngoài doanh nghiệp) và phát triển bền vững, năng lực quản trị, hội nhập doanh nghiệp (bên trong doanh nghiệp) Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò của chính quyền đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều tiết những dòng vốn để giúp các doanh nghiệp tại Croatia có thể tiếp cận Nghiên cứu của Pami Dua Niti Khandelwal Garg (2019) điều tra xu hướng của các nền kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và xét các yếu tố quyết định đến NSLĐ trong giai đoạn 1980 – 2014 Tác giả chỉ ra rằng, trong khi cường độ vốn, vốn nhân lực, công nghệ, chất lượng thể chế và các biến kinh tế vĩ mô (quy mô chính phủ và độ mở) là những yếu tố quyết định đáng kể tới NSLĐ của các nền kinh tế đang phát triển và phát triển Batara Surya và cộng sự (2021) đã sử dụng kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và định tính từ các dữ liệu thu được thông qua quan sát, phỏng vấn sâu, khảo sát Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế đi đôi với đổi mới công nghệ sẽ thúc đẩy năng suất của các doanh nghiệp và nâng cao phúc lợi cho người dân Các chính sách của Chính phủ, hỗ trợ vốn kinh doanh và tăng cường năng lực nguồn nhân lực đồng thời có tác động tích cực đến sự phát triển của DNNVV, với hệ số quyết định là 97,6% Từ kết quả của nghiên cứu này, một chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới công nghệ được đề xuất cho quá trình ra quyết định của chính phủ nhằm nỗ lực tăng năng suất của các doanh nghiệp kinh tế cộng đồng ở Thành phố Makassar, Indonesia

Nghiên cứu của Martina Lawless, Brian O’Connell và Conor O’Toole năm 2015 trên các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã chỉ ra rằng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính việc có nợ cao hơn (tính bằng tỷ lệ nợ trên doanh thu) sẽ có những tác động tiêu cực đáng

kể đến hiệu quả hoạt động của công ty, đặc biệt là đầu tư, việc làm và các chỉ số về kiệt quệ tài chính Tuy nhiên, nghiên cứu của Ryota Nakatani sử dụng dữ liệu của các công ty

Ý trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2015 để tìm hiểu mối quan hệ giữa kỳ hạn nợ, năng suất và đặc điểm của công ty Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng năng suất tăng theo hướng thuận chiều với nợ ngắn hạn nhưng lại giảm theo hướng nghịch chiều với nợ dài hạn Theo Ryota Nakatani, nợ ngắn hạn có thể được xem như một công

cụ để tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các doanh nghiệp đã hoạt động trong một thời gian dài Tóm lại, mặc dù có những tác động tiêu cực của nợ cao, nhưng nghiên cứu này

đã chỉ ra rằng sử dụng nợ ngắn hạn đúng cách có thể giúp các doanh nghiệp tăng cường năng suất và hiệu quả hoạt động của mình Như vậy có thể thấy, nghiên cứu của Martina

và cộng sự được phân tích trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, trong khi đó nghiên cứu của Ryota được thực hiện vào năm 2023 nhưng số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp cho một chu kỳ gần 20 năm, ngoài ra bối cảnh của nước Ý có những đặc tính khác biệt khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ý đã phát triển khá mạnh và có mặt trên phạm vi toàn cầu, điều này khác hoàn toàn bối cảnh của Việt Nam khi hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trang 27

của Việt Nam chủ yếu hoạt động nội địa

Nghiên cứu và phát triển là chìa khóa để nâng cao năng lực đổi mới cũng như năng suất cho các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (Elena Huergo & Lourdes Moreno Martín, 2011) Có nhiều phát hiện khác nhau về tác động của quy mô doanh nghiệp đến các quyết định đổi mới Nhiều bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp lớn hơn chi nhiều hơn cho R&D và do đó có xu hướng có tỷ lệ đổi mới cao hơn (Klaus Friesenbichler and Michael Peneder, 2016; Wadho & Chaudhry, 2018) Tuy nhiên, trước đó nghiên cứu của Nelu Eugen Popescu (2014) tranh luận về việc liệu doanh nghiệp nhỏ hay lớn có lợi hơn cho đổi mới phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể của ngành Các doanh nghiệp lớn có nhiều khả năng đổi mới trong những ngành đòi hỏi đầu tư vốn lớn, trong khi các doanh nghiệp nhỏ

có lợi thế tương đối trong những ngành đòi hỏi lực lượng lao động có tay nghề cao Xinyi Du, Kangqi Jiang (2022) đã sử dụng dữ liệu từ các công ty niêm yết của Trung Quốc bằng các phương pháp thử nghiệm công cụ 2SLS, Heckman, PSM Nghiên cứu đã cho thấy rằng việc cải thiện năng suất của các công ty Trung Quốc có thể được thực hiện bằng cách thúc đẩy đổi mới công nghệ, vốn nhân lực, năng lực vận hành thông qua chuyển đổi số Nghiên cứu cũng gợi ý các nhà quản lý nên tham khảo những phát hiện này để phát triển việc chuyển đổi số của doanh nghiệp để kích thích tăng năng suất cho doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý đến việc phát triển lực lượng lao động số để thích ứng với sự phát triển của kỷ nguyên số Cyrielle Gaglio và cộng sự (2022) đã sử dụng mô hình Crepon-Duguet-Mairesse để phân tích số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát từ 711 doanh nghiệp siêu nhỏ

và nhỏ ở một quốc gia có thu nhập trung bình như Nam Phi để đánh giá ảnh hưởng của công nghệ truyền thông kỹ thuật số và nghiên cứu phát triển tới sự đổi mới và năng suất lao động Kết quả chứng minh rằng công nghệ truyền thông kỹ thuật số được lựa chọn bao gồm việc

sử dụng phương tiện truyền thông xã hội và điện thoại di động của doanh nghiệp để truy cập internet có tác động tích cực đến sự đổi mới và sự đổi mới đó có tác động tích cực đến năng suất lao động tại các doanh nghiệp được khảo sát Tuy nhiên, đối với nghiên cứu của Xinyi Du, Kangqi Jiang thực hiện trên các doanh nghiệp niêm yết của Trung quốc nơi được xem là có sự chuyển đổi số mạnh, trong khi đó nghiên cứu của Cyrielle Gaglio và cộng sự lại thực hiện ở quốc gia có nền kinh tế trung bình như Việt Nam nhưng khoảng cách xa về địa lý sẽ dẫn tới sự khác biệt về công nghệ cũng như chuyển đối số

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác đánh giá trình độ học vấn của người lao động

là yếu tố đóng vai trò quan trọng Theo Ali Shamsi (2017), đối với người lao động trình

độ học vấn thể hiện khả năng nhận thức và văn hoá của người lao động tại các khu vực kinh doanh của doanh nghiệp Với những khu vực có trình độ dân trí cao, người lao động

có khả năng tiếp thu và có thể được đào tạo để thực hiện các công việc với NSLĐ cao hơn.Nhóm tác giả Liu Yunhua, Chew Soon Beng and Li Wenzhi (1998) đã ước tính rằng hàng năm năng suất biên của lao động là 19.282 nhân dân tệ đối với lao động có trình độ đại học và 2.175 nhân dân tệ đối với lao động có trình độ học vấn thấp hơn (mức giá năm

Trang 28

1990) Vedastus L Timothy (2022) dùng một mẫu gồm 309 DNNVV của Tanzania, áp dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần để phân tích tác động của nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt nhân lực giữ vai trò quản lý đối với đổi mới và năng suất của SME Bên cạnh đó, một số học giả khác như (Ollukkaran và Gunaseelan 2012; Abdul Raziq; Raheela Maulabakhsh, 2015) cho rằng môi trường làm việc tốt giúp người lao động cảm thấy thoải mái hơn, ít bị căng thẳng hơn, tập trung hơn

và có động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất Hay như, nghiên cứu của của (Meghan Millea, 2002; Tsai và Yu, 2005; Singh và Hari, 2009; Anand và cộng sự, 2010) chứng minh được rằng những khoản phúc lợi ngoài lương không chỉ đóng góp tích cực vào NSLĐ của người lao động và sức khỏe của người lao động mà còn ảnh hưởng tích cực đến NSLĐ và sức khỏe của nền kinh tế quốc gia

1.2 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ngày càng được các học giả cả trong và ngoài nước quan tâm với các cách tiếp cận cũng như phương pháp phân tích khác nhau Sau khi nghiên cứu về các công trình đã thực hiện liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ nói chung và các DNNVV nói riêng có thể chia các yếu

tố ảnh hưởng thành hai nhóm yếu tố: nhóm thứ nhất là nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như vai trò của chính quyền, thể chế chính trị, nguồn lực lao động, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh doanh, chính sách… nhóm thứ hai là các yếu tố bên trong doanh nghiệp như tiền lương, thưởng; vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển… Nhìn chung để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu các yếu tố trong các mô hình các nghiên cứu đã được đề cập

ở trên được các tác giả linh hoạt đưa vào mô hình nghiên cứu

Xuất phát từ tổng quan các công trình nghiên cứu, việc lựa chọn yếu tố nào để đưa vào mô hình phân tích cũng một phần từ các nghiên cứu đã được thực hiện, một phần xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài Thứ nhất, nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích

cả các yếu tố bên trong và cả yếu tố bên ngoài Trong đó, nhóm yếu tố bên trong như tiền lương của người lao động, nợ của doanh nghiệp, chuyển đổi số… sẽ được phân tích một cách độc lập, trong khi đó một mô hình khác được đề xuất để phân tích cả yếu tố bên ngoài (môi trường kinh doanh, nguồn lực lao động, sự hỗ trợ của chính quyền) và yếu tố bên trong (năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, khả năng tiếp cận tài chính) Đồng thời, với thực trạng hiện nay các DNNVV tại Thái Nguyên có xu hướng tăng qua các năm nhưng chỉ tăng số lượng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, trong khi đó doanh nghiệp nhỏ

và vừa lại có xu hướng giảm vì vậy trong nghiên cứu này tác giả đề xuất yếu tố phát triển doanh nghiệp vào mô hình nghiên cứu và là biến phụ thuộc trong khi đó yếu tố cải thiện năng suất lao động là biến trung gian Điều đó vừa đánh giá được ảnh hưởng của các yếu

tố tới việc cải thiện NSLĐ của các DNNVV vừa đánh giá sự ảnh hưởng của NSLĐ và sự phát triển của doanh nghiệp

Đối với mô hình đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác giả sẽ phân tích các

Trang 29

yếu tố gồm: lương của người lao động; nợ của doanh nghiệp; mức độ nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp; mức độ chuyển đổi số và tái cấu trúc doanh nghiệp Sự khác biệt trong nghiên cứu này là biến chuyển đổi số được đánh giá dựa trên kết quả khảo sát về mức

độ chuyển đổi số của doanh nghiệp hiện nay theo bộ chỉ số chuyển đổi số 6 mức độ đã được ban hành, lý do đưa yếu tố này là hiện nay Thái Nguyên là một điểm sáng và đi đầu về hoạt động chuyển đổi số, theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số năm 2022 do

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số chuyển đổi số (DTI) Chính vì vậy, việc xây dựng mô hình với yếu tố chuyển đổi số

là một biến độc lập trong mô hình nhằm đánh giá đóng góp của CĐS vào NSLĐ của các DNNVV Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên đứng trước những khó khăn rất lớn do sự bùng phát của đại dịch covid 19, điều đó buộc các doanh nghiệp phải tái cấu trúc thông qua các hoạt động như thay đổi phương thức kinh doanh, chuyển đổi mô hình kinh doanh, giảm bớt nhân sự… Chính vì vậy, đề xuất yếu tố tái cấu trúc vào mô hình nhằm đánh giá ảnh hưởng của yếu tố này tới năng suất lao động như thế nào sau khi các doanh nghiệp trải qua những biến động lớn do ảnh hưởng của covid 19, từ đó có những giải pháp góp phần thúc đẩy NSLĐ cho các DNNVV của tỉnh trong thời gian tới

1.3 Một số mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Đầu tiên là mô hình nghiên cứu TS Trần Thị Thanh Hương (2021) (hình 1.1), tác giả đã đưa ra mô hình ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ Trong mô hình này tác giả

đã đề xuất 6 yếu tố tổng quát:

Một là, chất lượng lao động: Chất lượng lao động là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tăng trưởng NSLĐ Khoa học kỹ thuật công nghệ càng phát triển, máy móc thiết bị càng hiện đại thì càng đòi hỏi NLĐ phải có trình độ chuyên môn tương ứng NLĐ có trình độ học vấn cao thì sẽ có khả năng tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất

Hai là, tiền lương: Tiền lương là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao NSLĐ Hay nói cách khác, đối với người lao động, tiền lương là một khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng NSLĐ

Ba là, vốn đầu tư: Muốn nâng cao NSLĐ, bản thân các doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại Quy mô vốn hạn hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu là nhân tố cản trở tăng trưởng NSLĐ Việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cao hay thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ tăng trưởng

cơ sở vật chất của từng ngành và toàn nền kinh tế, qua đó tác động tới tăng trưởng NSLĐ Bốn là, khoa học và công nghệ: Tiến bộ khoa học công nghệ không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển các cơ sở SXKD mà còn là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên, từ đó có thể nâng cao NSLĐ

Năm là, tiếp cận tài chính: Việc tiếp cận tài chính giúp các doanh nghiệp có thêm

Trang 30

vốn giúp cho quá trình hoạt động và sản xuất được diễn ra một cách ổn định Ngước lại việc thiếu khả năng tiếp cận tín dụng và chi phí tài chính cao dẫn đến tác động tiêu cực cho quá trình hoạt động, từ đó tác động tới năng suất của doanh nghiệp

Sáu là, thể chế chính sách: Các chính sách kinh tế của Nhà nước có tác động mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia Sự khuyến khích hay không khuyến khích

sẽ tác động đến sự gia tăng mức tăng trưởng hay kìm hãm sự phát triển của một số ngành kinh tế, qua đó tác động đến tăng trưởng NSLĐ

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của TS Trần Thị Thanh Hương

Thứ hai, năm 2021 Trần Thị Thuý Hằng (hình 1.2) cũng đề xuất một mô hình nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường bên trong doanh nghiệp đến NSLĐ của doanh nghiệp nghiệp Trong mô hình này tác giả phân loại thành 3 nhóm yếu tố: Nhóm thứ nhất là các yếu tố thuộc về tổ chức gồm môi trường làm việc, tiền lương, trao quyền cho người lao động, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và văn hoá tổ chức Nhóm yếu tố thứ hai thuộc về yếu tố con người bao gồm: Trình độ của người lao động, sức khoẻ của người lao động, độ tuổi của người lao động

và động lực làm việc của người lao động và nhóm thứ ba liên quan đến yếu tố công việc Với mô hình nghiên cứu là toàn bộ các yếu tố bên trong doanh nghiệp, việc phân tích

và chỉ ra ảnh hưởng của mỗi yếu tố sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động

Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thuý Hằng (2021)

Một nghiên cứu gần đây khác được thực hiện bởi Cao Hoàng Long (2021) (hình 1.3), trong nghiên cứu này tác giả để xuất mô hình để đánh giá NSLĐ và các yếu tố tác

Tiếp cận tài chính

KH&CN

Năng suất lao động

Trang 31

thừa một số mô hình trước đó, tác giả cũng chia thành 02 nhóm yếu tố gồm nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong Tuy nhiên, các nhóm yếu tố này tác giả không chia thành yếu tố cứng và yếu tố mềm mà cụ thể yếu tố bên ngoài gồm: tỷ lệ tập trung lao động, công khai – minh bạch, trách nhiệm giải trình, thủ tục hành chính, chi phí thời gian, chi phí chính thức, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động Trong khi đó yếu tố bên trong gồm: xuất khẩu, cường độ vốn, TFP, cường độ đầu vào trung gian, giờ công lao động, thu nhập, trình độ lao động, công nghệ và nhập khẩu

Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Cao Hoàng Long (2021)

Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Tác giả Các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ Phương pháp sử

Chất lượng nguyên vật liệu Trình độ kỹ thuật và sự thành thạo của người lao động

Thời gian làm việc Tiền lương

Định hướng khách hàng Quản trị nguồn nhân lực Quản lý sản xuất

Mối quan hệ trong doanh nghiệp

Chi phí doanh nghiệp trên mỗi lao động

Lao động bình quân trong doanh nghiệp

Số năm hoạt động của doanh nghiệp

Trang 32

Vị trí của doanh nghiệp Hình thức sở hữu doanh nghiệp

Hồi quy đa biến Yếu tố con người: Trình độ của người

lao động: sức khoẻ, độ tuổi, động lực làm việc

(SEM) Yếu tố bên trong: Người lao động,

phong cách lãnh đạo, năng lực quản trị, ứng dụng công nghệ và sử dụng nguồn vốn

Danh mục đầu tư Yếu tố tài chính Yếu tố tổ chức Yếu tố tuổi lao động Yếu tố doanh thu N.T.T Nhi và cs

(2022); Xinyi Du,

Kangqi Jianag (2022)

Chuyển đổi số

Hồi quy OLS

Tốc độ tăng trưởng doanh thu Đầu tư tài sản cố định

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp Quy mô tài sản của doanh nghiệp

Nguồn: Tổng hợp từ các công trình nghiên cứu

1.4 Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu

1.4.1 Đánh giá chung

Năng suất lao động cũng được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp dịch vụ nói chung và trong DNNVV nói riêng Đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu cả trong nước và quốc tế nghiên cứu về các chủ đề liên quan đến NSLĐ, và các công trình nghiên cứu này vẫn có

xu hướng tăng lên quan các năm qua Nhiều nghiên cứu về NSLĐ nói chung đã làm rõ được bản chất của NSLĐ, NSLĐ của quốc gia, của ngành, lĩnh vực và của doanh nghiệp Cũng có nhiều nghiên cứu đi sâu vào phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến NSLĐ nói chung và các DNNVV nói riêng

Trang 33

Biểu đồ 1.1: Số nghiên cứu về năng suất lao động

Nguồn: www.dimension.ai, 2022

Tuy rằng năng suất đã được phát triển qua nhiều thập kỷ và có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng rộng rãi của nó, nhưng vẫn còn sự thiếu sót trong việc nhận thức đầy đủ về vấn đề này (Tangen, 2004) Qua phần tổng quan thấy được rằng những nghiên cứu về NSLĐ không chỉ dừng lại ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển mà ở

cả những quốc gia đang phát triển và kém phát triển, ở những quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn thường đi liền với NSLĐ thấp hơn nhưng vẫn chưa thể tìm được bài toán tối ưu để làm thế nào có thể nâng cao năng suất cho họ Chính điều này cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để giúp các quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng có thể giải quyết được bài toán này bởi vì bản chất của việc nghiên cứu về NSLĐ hay các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ của các học giả đều nhằm mục đích làm thế nào để

có thể tăng năng suất cho cá nhân người lao động và năng suất của doanh nghiệp Từ đó góp phần vào việc tăng năng suất xã hội và đem lại sự thịnh vượng cho quốc gia

Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ nói chung và NSLĐ của các DNNVV nói riêng tại Việt Nam và trên thế giới cũng khá đa đạng với các cách tiếp cận khá phong phú sử dụng cả số liệu thứ cấp cả số liệu sơ cấp và các phương pháp nghiên cứu khác nhau như thống kê mô tả dữ liệu, DEA, phân tích nhân tố, hồi quy, SEM… Các nghiên cứu đã chỉ ra được ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ bao gồm cả các yếu tố vĩ mô như chính sách của Nhà nước, tình hình KTXH… và các yếu tố vi mô như chế độ đãi ngộ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển… Từ những kết quả nghiên cứu

đó các tác giả đã có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về NSLĐ cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ để đề xuất các giải pháp và các khuyến nghị nhằm nâng cao NSLĐ

1.4.2 Khoảng trống và định hướng nghiên cứu

- Khoảng trống thứ nhất, các nghiên cứu trước kia chủ yếu tập trung vào đánh giá NSLĐ trên phạm vi của một ngành kinh tế, hoặc có chăng là đánh giá tổng thể cho các doanh nghiệp Trong khi theo tìm hiểu của tác giả chưa có công trình nghiên cứu nào

5784 6364 6258 6631

7767 8306 8654

9344 10135

0 2000

Trang 34

đánh giá sâu về NSLĐ của DNNVV với các khía cạnh khác nhau về loại hình, quy mô, lĩnh vực… tại một địa phương cụ thể ở khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc

- Thứ hai, những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố bên trong như chuyển đổi số và tái cấu trúc doanh nghiệp cũng đã được các học giả như Bowman & Singh; Nguyễn Thị Thảo Nhi, Xinyi Du… đề cập Tuy nhiên, việc xây dựng mô hình với yếu

tố là sự xuất hiện của chuyển đổi số ảnh hưởng đến NSLĐ sẽ không phản ánh hết mức

độ chuyển đổi số hiện nay ảnh hưởng như thế nào cũng sẽ là một câu hỏi cần được giải quyết Ngoài ra, trong bối cảnh các doanh nghiệp nói chung và các DNNVV vừa trải qua những năm bị ảnh hưởng nặng nề của Covid dẫn đến nhiều doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, cấu trúc lại bằng nhiều cách khác nhau

và các DNNVV tại Thái Nguyên cũng không phải ngoại lệ Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra

là khi các doanh nghiệp thực hiện việc tái cấu trúc có làm cho NSLĐ của doanh nghiệp thay đổi ra sao, những khoảng trống như vậy cần tiếp tục nghiên cứu

- Thứ ba, trong các nghiên cứu trước kia chưa có một công trình nghiên cứu nào thực hiện và so sánh ảnh hưởng của các yếu tố đến mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau nói chung cũng như DNNVV nói riêng Chính vì vậy, nghiên cứu này cố gắng khai thác

để làm rõ khoảng trống này, từ đó nhận diện và so sánh sự khác biệt và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến NSLĐ của DNNVV theo từng loại hình, quy mô và lĩnh vực hoạt động

- Thứ tư, một khoảng trống nữa là trong một số mô hình hồi quy hay mô hình cấu trúc (SEM) trước kia được các học giả sử dụng thì yếu tố NSLĐ là biến phụ thuộc Tuy nhiên, những năm vừa qua số lượng doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ tại Thái Nguyên lại

áp đảo so với các doanh nghiệp quy mô lớn hơn và xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng, trong khi đó doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa lại có xu hướng giảm Điều này có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp Chính vì vậy, yếu tố NSLĐ trong mô hình cấu trúc SEM của nghiên cứu này là biến trung gian, trong khi đó yếu tố sự phát triển của doanh nghiệp là biến phụ thuộc Việc kế thừa và phát triển mô hình SEM cho nghiên cứu này không chỉ đơn thuần đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NSLĐ mà còn chứng minh NSLĐ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các DNNVV tại tỉnh Thái Nguyên

- Khoảng trống thứ năm là các thang đo và yếu tố trong mô hình ảnh hưởng của các yếu tố bên trong đến NSLĐ được nhiều tác giả đề xuất, phát triển và điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu cũng như đặc điểm địa lý, nhân khẩu… của mỗi nghiên cứu Vì vậy, với đặc điểm là tỉnh Trung du và Miền núi phía Bắc của Việt Nam, tỉnh Thái Nguyên cũng sẽ

có những sự khác biệt về địa lý, nhân khẩu học… so với các nghiên cứu trước nên các thang đo và yếu tố trong mô hình nghiên cứu này được tác giả kế thừa và điều chỉnh lại trên cơ sở xin ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

Trang 35

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

2.1 Cơ sở lý luận về năng suất lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo định nghĩa của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ có ít hơn

10 nhân viên, doanh nghiệp nhỏ có từ 10 đến ít hơn 200 nhân viên và vốn dưới 20 tỷ, trong khi doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 nhân viên và vốn từ 20 đến 100 tỷ Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 của Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được định nghĩa dựa trên các tiêu chí về quy mô vốn, số lao động và lĩnh vực hoạt động Cụ thể:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ:

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng: Có không quá 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng doanh thu năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Có không quá 10 lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng doanh thu năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng

- Doanh nghiệp vừa:

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng: Có từ 101 đến 200 lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng doanh thu năm từ 50 tỷ đồng đến

200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ: Có từ 51 đến 100 lao động tham gia bảo hiểm xã hội và tổng doanh thu năm từ 100 tỷ đồng đến 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Mặc dù các quốc gia có các quy định khác nhau về DNNVV, nhưng nguyên nhân chính là do tiêu chuẩn phân loại quy mô doanh nghiệp khác nhau Thế nhưng, hai tiêu chuẩn chính thường được sử dụng là vốn và số lượng lao động

Trang 36

2.1.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNNVV thường có quy mô nhỏ với số lượng nhân viên hạn chế, điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng linh hoạt và thích ứng với sự thay đổi của thị trường Tuy nhiên,

nó cũng có thể hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực cần thiết để nâng cao năng suất, như công nghệ hiện đại và đào tạo nhân viên

Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không đủ vốn để đầu tư vào các thiết bị và công nghệ tiên tiến cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển Thiếu thiết bị hiện đại và công nghệ mới làm giảm khả năng cải tiến quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm mới một cách hiệu quả khi so với doanh nghiệp quy mô lớn, điều đó ảnh hưởng tới NSLĐ

DNNVV mà đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ có mức đầu tư cho công nghệ và khoa học ở mức thấp, cho nên chịu áp lực rất lớn từ sự cạnh tranh gắt gao của các công ty tập đoàn lớn cùng ngành nghề, lĩnh vực Do sự đầu tư ở mức thấp nên khả năng đổi mới sản xuất cũng như thay đổi phương thức tiếp cận với thị trường còn rất hạn chế, khó có thể tiết kiệm chi phí khi muốn gia nhập vào các thị trường lớn trong và ngoài nước DNNVV thường có cấu trúc tổ chức gọn nhẹ, điều này giúp giảm bớt các quy trình

và tăng tốc độ ra quyết định Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến việc thiếu các hệ thống quản

lý chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa quy trình làm việc, ảnh hưởng không tốt đến NSLĐ của nhân viên cũng như hiệu quả của tổ doanh nghiệp

DNNVV thường gặp khó khăn trong việc huy động vốn so với các doanh nghiệp lớn Thiếu vốn làm hạn chế khả năng đầu tư vào công nghệ mới, đào tạo và phát triển nhân viên, và các hoạt động nghiên cứu và phát triển, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lao động

2.1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với kinh tế - xã hội

a Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế

Trên thế giới, DNNVV ở các quốc gia đã chứng minh vai trò to lớn trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế và sự phát triển của xã hội Điều này được thể hiện trên những nội dung cụ thể sau:

Một là, góp phần quan trọng tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế

DNNVV tham gia vào nhiều lĩnh vực SXKD, cung cấp đa dạng mặt hàng và sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước Hoạt động SXKD của DNNVV đóng góp lớn vào GDP và tạo ra một lưu thông tiền khổng lồ, nhờ tính linh động và sẵn sàng của chúng Sự tham gia của DNNVV mang lại sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng, làm cho môi trường kinh doanh trở nên phong phú và đa dạng hơn Điều này tạo ra áp lực cạnh tranh đối với tất cả các DN, thúc đẩy cải tiến quy trình sản xuất và phân phối, và tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực để đáp ứng nhu cầu thị trường

Trang 37

Một số đặc điểm thuận lợi của DNNVV đóng góp cho nền kinh tế như:

+ Các DNNVV có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp lớn

+ Các doanh nghiệp mới thành lập có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm

+ Các DNNVV và mới thành lập thậm chí còn có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn trong những ngành sử dụng nhiều công nghệ

+ Các DNNVV có khả năng thất bại và đi đến đóng cửa cao hơn các DN lớn + Các doanh nghiệp mới thành lập khả năng thất bại và đi đến đóng cửa cao hơn các doanh nghiệp đã thành lập lâu năm

+ Các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập thậm chí còn có khả năng thất bại và

đi đến đóng cửa cao hơn ở những ngành sử dụng nhiều công nghệ

Hai là, khuyến khích sáng tạo và nuôi dưỡng tinh thần kinh doanh

Trong khi các doanh nghiệp lớn phải đối mặt với nhiều rào cản và khó khăn trong việc thích ứng với môi trường kinh doanh, thì DNNVV lại có khả năng nhanh chóng thích ứng và linh hoạt hơn Với quy mô nhỏ và vừa, hầu hết các DNNVV có thể nhanh chóng thay đổi để đáp ứng với biến động của thị trường, dám đầu tư vào các lĩnh vực mới và công nghệ mới với mức độ rủi ro cao Quá trình phát triển của DNNVV là quá trình tích tụ vốn, mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm, cũng như nâng cao trình độ quản lý, từ đó dần trở thành DN quy mô lớn

Ba là, góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm

Ngày nay, DNNVV chiếm vị thế quan trọng ở nhiều quốc gia, với lực lượng lao động làm việc cho DNNVV chiếm tỷ lệ lớn DNNVV tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, tạo ra nhu cầu lao động lớn nhất ở mọi quốc gia

Bốn là, góp phần tạo thu nhập cho người lao động

Với sự phát triển kinh tế, DNNVV cung cấp việc làm tốt hơn, chế độ đãi ngộ cao hơn, và điều kiện lao động tốt hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển Trong môi trường cung ứng toàn cầu, việc giảm sự gián đoạn và đứt gãy trong chuỗi giá trị giúp đảm bảo việc làm liên tục và tăng thu nhập cho lao động, đồng thời phản ánh sự tăng trưởng của thương mại điện tử và vận chuyển hàng hóa

b Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với xã hội

Các DNNVV đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia vì những lợi ích kinh tế mà họ mang lại (Radas & Bozic, 2009) Từ góc độ kinh tế vi mô, các DNNVV

có lợi thế là phản ứng ngay lập tức với những thay đổi của môi trường thông qua cơ cấu linh hoạt và đạt được mức năng suất phù hợp (Raymond, 2005) Từ góc độ kinh tế vĩ

mô, các DNNVV đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm và có lợi thế trong việc giảm thiểu sự biến dạng trong phân phối (Ayyagari và cộng sự, 2007) Không chỉ có những

Trang 38

đóng góp quan trọng về khía cạnh kinh tế, DNNVV còn có những đóng góp to lớn khác

về khía cạnh xã hội Điều này được thể hiện thông qua những nội dung sau:

Một là, tạo việc làm và thu nhập cho những người dễ tổn thương trong xã hội

Các DNNVV thường là nơi tuyển dụng quan trọng cho các nhóm nhân công đặc biệt như phụ nữ, người già, người tàn tật, và người nghèo Những người này thường thiếu trình độ học vấn, kỹ năng, và tay nghề, đồng thời đang phải đối mặt với hoàn cảnh gia đình khó khăn Do số lượng đối tượng này chiếm một phần nhỏ trong xã hội, các DNNVV phù hợp với việc tạo việc làm và quản lý nguồn vốn Những đối tượng này thường tìm kiếm việc làm trong môi trường phi chính thức vì họ thích hợp với công việc đơn giản và ít yêu cầu Khi làm việc trong các DNNVV, họ có cơ hội tự tin hơn và thời gian để phát triển kiến thức và kỹ năng làm việc của mình

Hai là, đào tạo nghề cho những nhóm người dễ bị tổn thương

DNNVV không chỉ cung cấp việc làm và thu nhập cho NLĐ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo họ, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương Nhiều người lao động không có cơ hội học tập chính thức và thường tìm đến các DNNVV để học hỏi qua thực tế làm việc Việc này không chỉ giúp họ có việc làm ổn định mà còn xây dựng nền tảng kỹ năng

và kinh nghiệm cho tương lai, thậm chí mở ra cơ hội trở thành chủ DN sau này

Ba là, trở thành động lực tăng trưởng khi nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng

Nền kinh tế thế giới biến động theo chu kỳ lặp lại, với các thời kỳ suy thoái và khủng hoảng không tránh khỏi Trong những giai đoạn này, các doanh nghiệp, không phân biệt kích thước, đều chịu ảnh hưởng và phải điều chỉnh hoạt động Doanh nghiệp không hiệu quả thường bị loại bỏ Trong quá trình tái cơ cấu, tăng mức độ thất nghiệp và gặp phải nhiều vấn đề kinh tế – xã hội Tuy nhiên, DNNVV với khả năng thích ứng nhanh chóng, linh hoạt trong tuyển dụng và cắt giảm nhân công, đóng vai trò quan trọng như là "vùng đệm", giảm thiểu tác động của khủng hoảng và tạo điều kiện cho sự hồi phục kinh tế Trong giai đoạn khủng hoảng, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục nền kinh tế, đóng góp vào quá trình tái thiết nền kinh tế thông qua sự hỗ trợ của chính phủ và sự kết nối chặt chẽ với các lực lượng khác Do đó, vai trò của DNNVV không chỉ là một phần quan trọng của nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của nó

2.1.2 Năng suất lao động

2.1.2.1 Khái niệm năng suất lao động

Năng suất lao động, một thành phần quan trọng của năng suất tổng thể, đã trải qua một quá trình phát triển lịch sử dài Khái niệm về NSLĐ có thể nói đầu tiên được C Mác

đề cập và là người tiên phong cho thuật ngữ này, C Mác đưa ra khái niệm rằng năng suất

lao động là “Sức sản xuất của lao động cụ thể có ích” Nó nói lên kết quả hoạt động sản

xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định Sau này những khái niệm về NSLĐ xuất hiện nhiều hơn Những năm 1930, khi Elton Mayo bắt đầu nhấn

Trang 39

mạnh vai trò của yếu tố "con người" hay "nhân công" trong việc đo lường năng suất (O’Connor, 1999) Trong nghiên cứu của Solow (1957), khái niệm về "nhân công theo giờ" được đề cập và tập trung vào hiệu suất làm việc của người lao động Nhân công được coi là yếu tố chủ chốt trong quá trình sản xuất, và chỉ những người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mới có ảnh hưởng đến năng suất tổng thể của quy trình sản xuất NSLĐ này được đo lường dựa trên sự hiệu quả của nhân công theo thời gian làm việc Alejandro (1965) đã định nghĩa NSLĐ như mức độ hiệu quả của cá nhân lao động, được đo lường thông qua số lượng sản phẩm hoàn thành trên một đơn vị lao động hao phí cho sản xuất Ông cũng nhấn mạnh rằng NSLĐ có thể thay đổi dựa trên khả năng quản lý của các doanh nghiệp, điều này dẫn đến sự khác biệt về NSLĐ giữa các doanh nghiệp lớn, nhỏ, hoặc giữa các ngành công nghiệp Trong giai đoạn sau này, Ingene (1982) đã định nghĩa đơn giản hóa về NSLĐ, coi nó như tỷ số giữa sản lượng đầu ra và đầu vào Trong trường hợp này, đầu vào chủ yếu là số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất NSLĐ có thể được hiểu thông qua hai phương pháp tiếp cận: (1) Tiếp cận định lượng và (2) Tiếp cận theo hướng quản trị (Damanhouri và Rana, 2017) Tiếp cận định lượng đo lường NSLĐ qua tỷ số sản phẩm đầu ra so với lượng lao động hoặc thời gian làm việc Tiếp cận theo hướng quản trị tập trung vào hiệu suất và hiệu quả của lao động, mục tiêu là tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên để chuyển đổi chúng thành sản phẩm đạt yêu cầu của doanh nghiệp với chi phí hợp lý nhất (Al-Hawari và cộng sự, 2010) Nói cách khác, NSLĐ phản ánh khả năng chuyển đổi nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu

ra theo yêu cầu của doanh nghiệp

Theo OECD (2001), NSLĐ được định nghĩa là mối quan hệ giữa tổng sản phẩm đầu ra và lượng lao động đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm đó, có thể áp dụng không chỉ trong ngành sản xuất mà còn trong dịch vụ Ở mức độ quy mô lớn, việc tính toán NSLĐ nhằm xây dựng các chính sách về thị trường lao động Theo Văn Tình và Lê Hoa (2003), mục tiêu hiện nay của việc nâng cao năng suất là cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường điều kiện lao động và hướng tới một xã hội thịnh vượng hơn, là trọng tâm của việc tăng trưởng năng suất Trong ngữ cảnh kinh tế tổng thể, năng suất đã được chứng minh liên quan mật thiết đến việc tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp Sự quan trọng của việc tăng cường năng suất liên quan chặt chẽ đến việc tận dụng hiệu quả các nguồn lực đầu vào (Viện Năng suất Việt Nam, 2019) Đối với doanh nghiệp, năng suất ngày càng trở thành một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh trong môi trường hiện đại (Vũ Hoàng Ngân và Lê Thị Lan Hương, 2016) Theo Freeman (2008), NSLĐ là khả năng của lực lượng lao động sản xuất ra một lượng sản phẩm/dịch vụ nhất định, nhấn mạnh vào vai trò quan trọng của yếu tố con người trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra hiệu quả hoạt động cao và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trang 40

Nói cách khác, NSLĐ đồng nghĩa với việc người lao động tạo ra bao nhiêu sản phẩm trong một đơn vị thời gian (AlHawari và cộng sự, 2010)

Bảng 2.1: Tổng hợp định nghĩa về năng suất lao động

NSLĐ tương đồng với “nhân công theo giờ”

(man-hours), tức là NSLĐ là số sản phẩm người nhân công

sản xuất ra

Solow (1957)

NSLĐ là mức năng suất của cá nhân người lao động,

được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trên

một đơn vị lao động hao phí cho sản xuất sản phẩm đó

Alejandro (1965)

NSLĐ cũng giống như năng suất tổng quát được đại

diện bằng tỷ số giữa các yếu tố đầu ra chia cho các yếu

tố đầu vào

Ingene (1982)

NSLĐ được định nghĩa là mối quan hệ giữa tổng sản

phẩm đầu ra và lượng lao động đầu vào cần thiết để tạo

ra sản phẩm đó

OECD (2001)

NSLĐ là khả năng của lực lượng lao động sản xuất ra

NSLĐ đồng nghĩa với việc người lao động tạo ra bao

nhiêu sản phẩm trong một đơn vị thời gian

AlHawari và cộng sự, (2010)

NSLĐ là hiệu suất của việc sử dụng lao động trong các

Năng suất lao động được tính bằng tỷ lệ giữa sản lượng

sản xuất (hoặc giá trị sản xuất) với số lượng lao động

về sức mạnh thị trường giữa các nhà sản xuất Chad Syverson (2011)

Đầu ra được tính bằng giá trị gia tăng sẽ ít bị ảnh hưởng trong việc tính toán thực nghiệm hơn so với việc sử dụng doanh thu hoặc tổng sản lượng, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp có thuê gia công bên ngoài hoặc xuất khẩu (Tomiura & Eiichi, 2007; Cobbold, 2003; OECD, 2001) Nếu chỉ tiêu NSLĐ phụ thuộc vào tổng doanh số trên mỗi

Ngày đăng: 11/06/2024, 09:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với với SPSS, Nxb Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với với SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2008
19. Huỳnh Ngọc Chương & Lê Nhân Mỹ (2016). Tăng trưởng năng suất lao động tại Việt Nam: Tiếp cận từ phân tích tăng trưởng - chia sẻ. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 19(03), 18-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ
Tác giả: Huỳnh Ngọc Chương & Lê Nhân Mỹ
Năm: 2016
20. Huỳnh, T.Đ. (2014), “Tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội: trường hợp nghiên cứu Tổng công ty 28”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự, Số 165, tr. 11 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tái cơ cấu doanh nghiệp quân đội: trường hợp nghiên cứu Tổng công ty 28”, "Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Hậu cần Quân sự
Tác giả: Huỳnh, T.Đ
Năm: 2014
26. Nguyễn Khánh Huy, “năng suất lao động của doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam - nghiên cứu điển hình trường hợp Thành phố Đà Nẵng”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội, 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: năng suất lao động của doanh nghiệp dịch vụ du lịch tại việt nam - nghiên cứu điển hình trường hợp Thành phố Đà Nẵng
27. Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa (2016), Thực trạng và yếu tố tác động tới năng suất lao động của Việt Nam thông qua khảo sát doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam, số 6A tr.6-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học Công nghệ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Lê Hoa
Năm: 2016
30. Nguyễn Thị Thảo Nhi; Nguyễn Thị Mai Phương; Nguyễn Thị Quỳnh; Trần Thị Thanh; Phan Thế Công (2022). Tác động của chuyển đổi số tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới. Tạp chí nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại, số 82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Công nghiệp và Thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Thảo Nhi; Nguyễn Thị Mai Phương; Nguyễn Thị Quỳnh; Trần Thị Thanh; Phan Thế Công
Năm: 2022
34. Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thành Nam, Lê Tuấn Nghiệm (2023). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: trường hợp công ty TNHH Aureole DMS. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, 15(1):12-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động: trường hợp công ty TNHH Aureole DMS. "Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Tác giả: Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Thành Nam, Lê Tuấn Nghiệm
Năm: 2023
36. Phạm Đình Cường, Phạm Đình Long (2020). Tái cấu trúc và năng suất lao động doanh nghiệp - nghiên cứu ngành dệt may Việt Nam. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, Số 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế
Tác giả: Phạm Đình Cường, Phạm Đình Long
Năm: 2020
37. Phạm Thị Bích Ngọc và Nguyễn Hữu Văn Phước, “Năng suất lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: điều tra cấp độ doanh nghiệp”, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng suất lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: điều tra cấp độ doanh nghiệp
38. Tăng Văn Khiên (2018), Tốc độ tăng Năng suất các nhân tố tổng hợp - Phương pháp tính và ứng dụng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tăng Văn Khiên
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê"
Năm: 2018
39. Tổng Cục Thống Kê “Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2016- 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Động thái và thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2016-2020
41. Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng (2009), “Tác động của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp”, Tạp chí phát triển KH&CN, tập 12, số 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của các yếu tố quản lý đến năng suất doanh nghiệp”, "Tạp chí phát triển KH&CN
Tác giả: Trần Thị Kim Loan, Bùi Nguyên Hùng
Năm: 2009
42. Trần Thị Thanh Hương (2021), Tổng quan các nhân tố tác động đến năng suất lao động của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tạp chí Con số và sự kiện, kỳ 1 tháng 5/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Con số và sự kiện
Tác giả: Trần Thị Thanh Hương
Năm: 2021
44. Trần Thị Thuý Hằng (2021), “xây dựng khung phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 33, trang 69-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xây dựng khung phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong các doanh nghiệp cơ khí tại Việt Nam”. "Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Tác giả: Trần Thị Thuý Hằng
Năm: 2021
48. Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long “Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở TPHCM - số 9 (1), trang 68-80 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam”. "Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở TPHCM
50. Vũ thị Giang & Đỗ Doãn Tú (2019), Tiền lương và vai trò của tiền lương trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Tạp chí Công thương, số 10, trang 144-149.2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công thương
Tác giả: Vũ thị Giang & Đỗ Doãn Tú
Năm: 2019
24. Nhân dân - Giải pháp phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bắc Ninh: https://nhandan.vn/giai-phap-phat-trien-ben-vung-doanh-nghiep-vua-va-nho-o-bac-ninh-post710999.html Link
22. Lê Ngọc Nương. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên Khác
23. Lê Văn Hùng (2016). Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Viện Hàn Lâm – Học viện Khoa học Xã hội Khác
25. Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu của TS. Trần Thị Thanh Hương - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu của TS. Trần Thị Thanh Hương (Trang 30)
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thuý Hằng (2021) - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Thuý Hằng (2021) (Trang 30)
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu của Cao Hoàng Long (2021) - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của Cao Hoàng Long (2021) (Trang 31)
Bảng 1.1: Tổng hợp một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 1.1 Tổng hợp một số nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động (Trang 31)
Bảng 2.2: Tổng hợp một số học thuyết nền tảng liên quan - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 2.2 Tổng hợp một số học thuyết nền tảng liên quan (Trang 45)
Hình 2.1: Khung lý thuyết của S. K. Mukherjee and Duleep Singh (1975) - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 2.1 Khung lý thuyết của S. K. Mukherjee and Duleep Singh (1975) (Trang 47)
Hình 2.2: Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020) - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 2.2 Khung lý thuyết về cải thiện năng suất lao động của ILO (2020) (Trang 50)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả (Trang 53)
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (Trang 55)
Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 3.1. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý (Trang 69)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu và khung phân tích do tác giả thiết kế - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu và khung phân tích do tác giả thiết kế (Trang 78)
Bảng 4.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.1 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 86)
Bảng 4.2: Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 theo giá so sánh năm 2010 - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2017-2022 theo giá so sánh năm 2010 (Trang 88)
Hình 4.1. Tương quan chỉ số PAPI tỉnh Thái Nguyên năm 2023/2022 - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 4.1. Tương quan chỉ số PAPI tỉnh Thái Nguyên năm 2023/2022 (Trang 90)
Bảng 4.3: Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.3 Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo (Trang 92)
Bảng 4.4: Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình kinh tế - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.4 Năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình kinh tế (Trang 94)
Bảng 4.5: Tổng hợp năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.5 Tổng hợp năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2022 (Trang 95)
Bảng 4.8: Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.8 Số lượng và cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phân (Trang 100)
Bảng 4.9: Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.9 Số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 102)
Bảng 4.11: Thống kê số năm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.11 Thống kê số năm hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 107)
Bảng 4.12: Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.12 Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của các doanh (Trang 108)
Bảng 4.17: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo  năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo loại - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.17 Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo loại (Trang 115)
Bảng 4.18: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo  năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo quy - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.18 Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo quy (Trang 117)
Bảng 4.19: Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo  năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo lĩnh - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.19 Phân rã tốc độ tăng NSLĐ của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo năng suất nội ngành và tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo lĩnh (Trang 118)
Bảng 4.22: Hồi quy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.22 Hồi quy tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố (Trang 120)
Bảng 4.23: Kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.23 Kết quả ước lượng trong mô hình nghiên cứu (Trang 121)
Bảng 4.28: Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo lĩnh vực hoạt động - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.28 Ảnh hưởng của các yếu tố tới NSLĐ theo lĩnh vực hoạt động (Trang 129)
Bảng 4.29: Kết quả chạy Cronbach’s Alpha - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.29 Kết quả chạy Cronbach’s Alpha (Trang 132)
Bảng 4.32: Kết quả kiểm định giá trị phân biệt - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Bảng 4.32 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt (Trang 136)
Hình 4.1: Sơ đồ cấu trúc từ kết quả của mô hình SEM - nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh thái nguyên
Hình 4.1 Sơ đồ cấu trúc từ kết quả của mô hình SEM (Trang 137)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w